Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài Hệ thống nguồn luật của pháp và đức dưới góc độ luật so sánh Hệ thống nguồn luật của pháp và đức dưới góc độ luật so sánh So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật của các nước này
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
=====000=====
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNH
HỆ THỐNG NGUỒN LUẬT CỦA PHÁP VÀ ĐỨC
DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 8
Đỗ Phùng Thùy Vân : 1616610114
Giảng viên hướng dẫn : ThS Đặng Thị Minh Ngọc
Hà Nội, tháng 10/2017
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Trang 2I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
II SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP VÀ ĐỨC 6
III SỰ KHÁC BIỆT TRONG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP VÀ ĐỨC 9
IV LÝ GIẢI VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA PHÁP VÀ ĐỨC 12
V VẬN DỤNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LUẬT THÀNH VĂN TẠI VIỆT NAM 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
2
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việc xác định được “nguồn của luật” chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu sâu về hầu hết các hệ thống pháp lý nào trên thế giới Nghiên cứu một cách chuyên sâu về nguồn gốc của pháp luật góp phần không nhỏ cho việc ứng dụng thực tiễn, bởi lẽ biết cách xác định đầy
đủ, chính xác và sử dụng đúng đắn các loại nguồn của pháp luật sẽ giúp cho hệ thống pháp luật trở nên hoàn chỉnh hơn cũng như nâng cao tính hiệu quả nó Trên thế giới hiện nay, tầm ảnh hưởng của dòng họ pháp luật Civil Law đối với các hệ thống pháp luật của các quốc gia là không thể phủ nhận Dòng họ pháp luật lớn này được xây dựng trên nền tảng của luật La Mã và cho đến nay đã được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia lục địa Châu Âu như: Pháp, Đức, Italia, Brazin, Nhật Bản, Quebec (Canada)… Trong đó không thể không kể đến hệ thống pháp luật của Pháp và Đức – hai đại diện điển hình cho dòng họ pháp luật Civil Law Tuy vậy, trong hệ thống nguồn luật của chúng cũng có những nét rất riêng biệt và độc đáo
Bài tiểu luận với đề tài Hệ thống nguồn luật của Pháp và Đức dưới góc
độ so sánh có mục tiêu chính là xác định được sự tương đồng và khác biệt giữa
2 hệ thống nguồn luật Pháp và Đức Dựa trên cơ sở đó, đưa ra lý giải và quan điểm của nhóm về việc vận dụng đề tài này trong hoàn thiện hệ thống nguồn luật của Việt Nam, đặc biệt là trong xu hướng hệ thống luật nước nhà đang xem xét nâng cao vị trí và vai trò của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống Để viết
đề tài này, chúng em đã vận dụng tối đa những kiến thức đã học được trong môn Luật so sánh và áp dụng phương pháp so sánh luật học Dòng họ pháp luật Civil Law có hệ thống nguồn luật rất phong phú, bao gồm: pháp luật thành văn, tập quán pháp luật, án lệ, học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật Trong đó, với trình độ pháp điển hoá và hệ thống hoá cao, pháp luật thành văn được coi trọng nhất trong hệ thống nguồn luật trên Do độ dài bài tiểu luận có giới hạn, chúng em xin phép được tập trung vào nghiên cứu pháp luật thành văn
Trang 5I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Giới thiệu chung về dòng họ Civil Law
1.1 Khái niệm
Civil Law là tên gọi của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu (còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã - Đức), là dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới, tồn tại
ở các nước lục địa châu Âu như: Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức,
Áo, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Thụy Sĩ, Scotland, phần lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước châu Mỹ Latinh, các nước phương Đông kể cả Nhật Bản 1.2 Đặc điểm
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã
- Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law được phân chia thành công pháp và tư pháp
- Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law coi trọng lí luận pháp luật
- Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao
- Dòng họ Civil Law không coi tiền lệ pháp luật là hình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn
2 Nguồn luật
Theo Từ điển Black Law Dictionary thì: “Nguồn của pháp luật Cái mà (như là hiến pháp, điều ước, đạo luật, hoặc tập quán) quy định quyền lực của luật và của các quyết định của toà án; điểm khởi nguồn của pháp luật hoặc sự phân tích pháp lí…” Nói cách khác, nguồn luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế
Nguồn luật của dòng họ pháp luật Civil Law:
- Pháp luật thành văn: là hệ thống các quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật đồng thời là nguồn chính của Civil Law, được coi trọng
và có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao
Trang 6- Tập quán pháp luật: là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quen
và mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật
- Án lệ: là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự Án lệ ngày càng trở nên phổ biến hơn do tính mềm dẻo và thực tiễn của nó
- Học thuyết: là toàn bộ công trình nghiên cứu, các ý kiến, các bài viết liên quan đến luật của các học giả - nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu
- Các nguyên tắc chung của pháp luật: là các nguyên tắc pháp lý (có thể thành văn hoặc không thành văn) được chấp nhận trong luật quốc gia của hầu hết các nước
6
Trang 7II SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP VÀ ĐỨC
1 Lịch sử hình thành
Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa được xem là hệ thống pháp luật có truyền thống lịch sử lâu đời nhất trong các hệ thống pháp luật chính trên thế giới hiện nay Hệ thống pháp luật này có gốc rễ hình thành và phát triển trên nền tảng luật La Mã ở lục địa châu Âu và nó được du nhập đi khắp nơi trên thế giới trong công cuộc mở rộng và cai trị thuộc địa và cả sự tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện Cho đến nay lục địa châu Âu vẫn được xem như trung tâm chính của hệ thống pháp luật này
Bởi cùng thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, lịch sự hình thành và nguồn luật của hai hệ thống pháp luật Pháp và Đức có nhiều nét tương đồng
2 Một số đặc điểm cơ bản
Một trong những đặc trưng cơ bản của hệ thống luật châu Âu lục địa là tính pháp điển hóa cao Vào thời kỳ ảnh hưởng của tư tưởng khai sáng (enlightment movement), sự pháp điển hóa Bộ luật Dân sự của Pháp và sau đó là Bộ luật Dân
sự của Đức đã đánh dấu một bước phát triển lớn của luật châu Âu lục địa Hai
bộ luật này được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc dân luật La Mã và kết hợp các giá trị dân chủ tư sản đã được nhiều nước châu Âu học tập Ngoài các
bộ luật thông thường như bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật dân sự,
bộ luật tố tụng dân sự, … các quốc gia lục địa châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác hỗ trợ cho việc quản lý xã hội Nhờ xây dựng được nhiều bộ luật, việc nghiên cứu, thực hiện và áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn Các quy phạm pháp luật trong các bộ luật thường rất cụ thể với các chế tài rõ ràng, vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thi hành Việc pháp điển hóa đã làm cho pháp luật được áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi điều chỉnh của từng bộ luật ở mỗi quốc gia
Trang 8Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa nói chung và hệ thống pháp luật hai nước Pháp và Đức nói riêng có sự phân chia pháp luật thành luật công (public law) và luật tư (private law) Công pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tư nhân, ví dụ như hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự, luật ngân hàng, luật tài chính công (bao gồm các nhánh như luật thuế, luật kiểm toán công, luật ngân sách) Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân, như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại, luật lao động Cơ sở để phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội) Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là phương pháp tự do thỏa thuận ý chí và bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật, còn phương pháp điều chỉnh của công pháp chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh Cho đến nay, quan điểm về sự phân chia luật công và luật tư trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật của các nước thuộc hệ thống này
Pháp luật thành văn được coi trọng nhất trong hệ thống các nguồn pháp luật
ở dòng họ Civil law vì có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao Pháp luật thành văn của hệ thống pháp luật Pháp và hệ thống pháp luật Đức có những điểm tương đồng chủ yếu ở Hiến pháp và Bộ luật
Hiến pháp:
Giống như tất cả các quốc gia khác thuộc hệ thống luật châu Âu, Pháp và Đức cũng có hiến pháp thành văn Dù hệ thống pháp luật của Pháp hay hệ thống pháp luật Đức thì Hiến pháp thành văn và các quy phạm của Hiến pháp đều được coi là có giá trị pháp lý cao nhất Giá trị đó được thể hiện ở việc cả Pháp
và Đức đều quy định sự giám sát của Tòa án đối với tính hợp hiến của các đạo luật thông thường Ở Đức và Pháp, Hiến pháp phân định thẩm quyền lập pháp của các cơ quan nhà nước và tương ứng với các thẩm quyền đó thực hiện phân hóa các nguồn khác nhau của pháp luật
8
Trang 9Bộ luật:
Ở cả Pháp và Đức, cơ sở của pháp luật hiện hành là các Bộ luật Các Bộ luật ở Pháp và Đức đều được ban hành từ lâu và được thay đổi nhiều lần Ví dụ,
Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804 của Pháp trong quá trình hơn 200 năm tồn tại đã được không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Hay đối với Bộ luật dân
sự Đức 1896, bộ luật thường xuyên được cải thiện, là kết quả kiên trì của các nhà pháp điển hiện đại ở Đức mong muốn làm cho pháp luật có hệ thống và cấu trúc chặt chẽ hơn
Trang 10III SỰ KHÁC BIỆT TRONG NGUỒN LUẬT THÀNH VĂN CỦA HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP VÀ ĐỨC
Là hai đất nước thuộc dòng họ pháp luật Civil law, nguồn luật của Pháp và Đức tất yếu sở hữu những điểm tương đồng cơ bản của hệ thống pháp luật này Tuy nhiên, điều đó không phủ nhận những đặc trưng tạo ra sự khác biệt về nguồn luật của hai quốc gia, đặc biệt là nguồn luật thành văn
1 Sự khác biệt cơ bản về bộ luật
Là đất nước sớm nhất nâng kỹ thuật lập pháp lên trình độ pháp điển hoá (sau Cách mạng Pháp năm 1789), Pháp đã trở thành mẫu mực về trình độ pháp điển hoá trong toàn bộ hệ thống pháp luật Civil law Từ thế kỉ XX đến nay, khối lượng văn bản quy phạm pháp luật đồ sộ đã đặt ra yêu cầu tập hợp hoá các văn bản trên theo hướng soạn thảo các Bộ luật Đó là những tuyển tập ngành bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể
Ở Đức, tiến trình pháp điển hoá diễn ra chậm hơn, sau khi giành được sự thống nhất về chính trị cuối thế kỉ XIX (năm 1870) Khác với việc xây dựng những tuyển tập ngành ở Pháp, công cụ để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống
xã hội ở Đức là tập hợp các đạo luật chuyên ngành được hệ thống hoá ở trình độ cao
Việc sử dụng ngôn ngữ trong soạn thảo các văn bản luật cũng là một đặc trưng nổi bật thể hiện phong cách lập pháp của hai quốc gia này Người Pháp đặc biệt chú trọng đến sự tinh tế về ngôn từ, diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu nhất, nôm na nhất Điều này được biểu hiện rõ nét trong Bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804 Trong khi đó, với đặc điểm là cấu trúc hợp lý và rõ ràng, văn bản luật ở Đức lại mất đi sự tinh tế về ngôn ngữ và không dễ hiểu đối với người không là luật sư Các nhà làm luật ở Đức thường sử dụng từ ngữ chuyên ngành một cách chính xác nhất, vô hình chung khiến luật pháp trở thành một môn khoa học trừu tượng và khó tiếp cận
10
Trang 112 Sự khác biệt về Bộ luật Dân sự
- Về cấu trúc:
Hai bộ luật này có sự khác nhau khá rõ nét về cấu trúc Ra đời sau gần 100 năm, Bộ luật Dân sự Đức có cấu trúc hiện đại, chặt chẽ và logic hơn Bộ luật Dân
sự Pháp Một điểm mới nếu so sánh với Bộ luật Dân sự Pháp đó là Bộ luật Dân
sự Đức được chia ra làm các phần chung và phần riêng Phần chung của Bộ luật Dân sự được chia riêng một quyển thứ nhất nhằm điều chỉnh những vấn đề chung trong các phần còn lại như năng lực pháp luật, hành vi pháp luật, cách tính thời gian, thời hiệu… kết quả của kỹ thuật lập pháp mới này (gọi là kĩ thuật pandectan) làm luật pháp trở nên có hệ thống hơn nhưng trừu tượng hơn (khó hiểu hơn)
- Về nội dung:
So với Bộ luật Napoleon, Bộ luật Dân sự Đức có nhiều nội dung mới đầy
đủ hơn, quy định một cách rõ ràng, được tách riêng thành nhiều phần nhỏ thuộc các lĩnh vực khác nhau như luật nghhĩa vụ, luật sở hữu tài sản, luật gia đình, luật thừa kế
Khác với Bộ luật Dân sự Napoleon, Bộ luật Dân sự Đức không có tham vọng là điều chỉnh toàn diện, đầy đủ mọi vấn đề, những trường hợp mà luật không điều chỉnh thì lúc đó các nhà Thẩm phán tại Đức sẽ có vai trò như một nhà làm luật và họ tạo ra quy định
Luật sở hữu
Bộ luật Dân sự Đức 1896 quy định chế độ đồng sở hữu tại Điều 1008 và các điều tiếp theo Vấn đề này chưa được Bộ luật dân sự Pháp 1804 đề cập
Bộ luật Dân sự Đức liệt kê rất nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và một trong những biện pháp đặc thù nhất và sử dụng nhiều là biện pháp bảo lưu quyền
sở hữu cho người bán tài sản là động sản được quy định tại Điều 455 Trong trường hợp hợp đồng mua bán động sản có điều khoản trên thì việc chuyển giao
Trang 12tài sản cho người mua không kéo theo việc chuyển giao quyền sở hữu cho người
đó vì điều kiện thỏa thuận chưa được thỏa mãn do nghĩa vụ của người mua chưa thực hiện xong Đây là quan niệm đặc thù nhưng cũng rất tinh tế trong Pháp luật Đức về quyền sở hữu tài sản
Luật gia đình
Bộ luật Dân sự Pháp cho phép li hôn trong đó có thuận tình li hôn Bộ Luật dân sự Đức chỉ cho phép li hôn khi có lỗi hoặc tình trạng mất trí
Bộ luật Dân sự Pháp thiết lập nguyên tắc bình đẳng con trong giá thú và ngoài giá thú Bộ luật Dân sự Đức thì con ngoài giá thú không có địa vị pháp lí bình đẳng với con trong giá thú
Về mặt luật học nói chung người ta cho rằng Bộ luật Dân sự Napoleon có một số điểm nhất định chịu sự ảnh hưởng của của một số yếu tố ngẫu nhiên như mong muốn cá nhân của Napoleon về các vấn đề đơn giản như thủ tục ly hôn hoặc nhận nuôi Người ta cho rằng Bộ luật này chưa đựng những quy định mang tính thành kiến phong kiến giới tính, chẳng hạn vị trí phụ thuộc của người vợ
12
Trang 13IV LÝ GIẢI VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NGUỒN
LUẬT THÀNH VĂN CỦA PHÁP VÀ ĐỨC
1 Lý giải sự tương đồng
Gốc rễ của những điểm tương đồng là bởi Pháp và Đức cùng thuộc nhóm pháp luật Civil Law và hệ thống pháp luật của cả hai nước cùng bị ảnh hưởng, chi phối bởi các yếu tố mang đặc điểm của dòng họ pháp luật Civil Law như:
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã:
Các bộ luật lớn của Đức và Pháp đều được hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và luật La Mã Có thể kể đến bộ luật dân sự Napoleon của Pháp năm 1804 và bộ luật dân sự Đức năm 1896 Ngoài ra, luật La Mã được nghiên cứu tại các trường đại học của Đức, Pháp và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu luật pháp thành văn và tập quán pháp luật của
cả hai nước chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật
- Coi trọng lí luận pháp luật:
Đây là lí do tại sao trong hệ thống pháp luật của cả Pháp và Đức các học thuyết pháp luật và các nguyên tắc pháp luật được coi là nguồn luật quan trọng
- Hệ thống pháp luật có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao:
Luật thành văn được coi là nguồn luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Pháp cũng như hệ thống pháp luật Đức bởi nó có khả năng được hệ thống hóa và pháp điển hóa cao
2 Lý giải sự khác biệt
- Tiến trình phát triển lịch sử và xã hội là yếu tố mang tầm ảnh hưởng sâu
rộng đến nội dung và hình thức nguồn luật thành văn ở hai nước:
Sự thành công của cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đánh dấu thời kì phát triển vượt bậc về trình độ pháp điển hoá của Pháp, mà tiêu biểu là Bộ luật Dân sự Napoleon - một trong những đóng góp quan trọng của Pháp cho nền văn minh của nhân loại Trong khi đó, tại thời điểm này, nước Đức còn chưa là một