1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Án lệ trong pháp luật Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh

22 845 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 35,92 KB

Nội dung

Tiểu luận môn luật so sánh. Đề tài: Án lệ trong pháp luật Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh. so sánh hệ thống pháp luật anh và mỹ. án lệ trong hệ thống pháp luật common law. án lệ trong hệ thống pháp luật common law

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu 2

I Các điểm tương đồng 5

1 Khái niệm án lệ 5

2 Nguyên tắc Stare decisis 5

II Các điểm khác biệt 6

1 Lịch sử hình thành án lệ 6

a Lịch sử hình thành án lệ ở Anh 6

b Lịch sử hình thành án lệ ở Mỹ 8

2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của án lệ 9

a Ý nghĩa, tầm quan trọng của án lệ ở Anh 9

b Ý nghĩa, tầm quan trọng của án lệ ở Mỹ 10

3 Nguyên tắc áp dụng 11

a Nguyên tắc áp dụng án lệ ở Anh: Rules of Stare decisis11 b Nguyên tắc áp dụng án lệ ở Mỹ: Rules of precedent 13

Kết luận 14

Phụ lục 17

Trang 2

Là một trong bốn dòng họ pháp luật - Common law đã thực sựthể hiện được vị trí của mình khi có đến một phần ba các nướctrên thể giới chịu ảnh hưởng của nó, mà điển hình là hai cườngquốc Anh và Mỹ Anh và Mỹ là hai quốc gia thuộc dòng họCommon law nên hệ thống pháp luật của hai nước có những néttương đồng nhất định Tuy nhiên không phải vì thế mà chúngkhông có điểm khác biệt, điều này được thể hiện rõ qua cấutrúc nguồn luật của hai hệ thống pháp luật Khi tiến hànhnghiên cứu và so sánh nguồn luật của hai quốc gia này, chúng

em tập trung làm rõ và phân tích về án lệ bởi vì án lệ đóng mộtvai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật Commonlaw, cũng như trong hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ

Nhìn chung, trong cấu trúc nguồn luật của hai quốc giađều gồm án lệ, các văn bản pháp luật và các tác phẩm của cáchọc gia pháp lý có uy tín Án lệ là nguồn luật được sử dụng phổ

biến nhất Án lệ của Anh và Mĩ đều có chung nguyên tắc Stare decisis, đều được ghi chép, xuất bản để sử dụng Cả Anh và Mỹ

đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lígiống như là một nguồn luật Các tác phẩm này thường đượctrích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá trình hành

Trang 3

nghề luật Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệthống nguồn luật của hai quốc gia.

Sự cần thiết của việc nghiên cứu vấn đề này:

Khi tiến hành nghiên cứu hê thống nguồn luật tập trung vềphần án lệ của Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh, nhómchúng em đã nhận thấy được sự cần thiết và ứng dụng thực tiễncủa việc nghiên cứu này Đầu tiên, việc nghiên cứu và so sánhnày có thể cho người đọc những thông tin khái quát nhất về cácnguồn luật trong hệ thông pháp luật Common law, mà cụ thể là

ở Anh và Mỹ Nhận biết được tầm quan trọng của án lệ đối vớikhông chỉ hệ thống pháp luật common law, cụ thể ở Anh và Mỹ,

mà án lệ gần như có sự ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống phápluật trên toàn thế giới

Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ

thể còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự saunày, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giốngnhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiếtkiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơquan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội Án lệ

là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì đượcđúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp Khi ấy thẩmphán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗingười nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu Từ đó tránh đượcchuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là khôngbình đẳng Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khiđàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự,thương mại biết phòng tránh rủi ro

Trang 4

Từ đó khi tiến hành so sánh về nguồn án lệ của Anh

và Mỹ, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được ưu, nhược điểm của từng cách áp dụng án lệ tại các quốc gia này,

từ đó áp dụng vào thực tiễn pháp luật tại Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong bài tiểu luận của nhóm chúng

em là nguồn luật của Anh và Mỹ, trọng tâm là án lệ

Phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp phân tích và tổng hơp lí thuyết: Phân tích lànghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tíchchúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng.Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đượcphân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc

về đối tượng

2 Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằngcách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đốitượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng

3 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết: Phân loại

là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị,từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng pháttriển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên

cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy

đủ hơn

Trang 5

I Các điểm tương đồng

Án lệ có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hệ thống phápluật Anh, Mỹ và là một nguồn không thể thiếu trong hệ thốngpháp luật Anh, Mỹ Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật củaAnh và Mỹ có thể thấy nguyên tắc áp dụng cơ bản và giải thích

án lệ ở Anh và Mỹ có những điểm tương đồng

1 Khái niệm án lệ

Án lệ là “vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc xét xửcác vụ án sau này mà có những sự kiện hoặc vấn đề pháp lýtương tự” Trong đó, án lệ cũng được áp dụng đối với việc giảithích luật thành văn, có nghĩa là tòa cấp dưới phải tuân theocách giải thích luật của tòa cấp trên Cần lưu ý rằng, về mặt kỹthuật, nói một cách chặt chẽ, khi xét xử, các thẩm phán khôngphải tuân theo quyết định (decision) được đưa ra trong vụ ántrước, mà chỉ phải tuân theo quy tắc pháp lý trong phần luận cứchính (ratio decidendi) được đưa ra trong bản án trước

Án lệ về hình thức là những bản án đã trở thành luật, tạothành một thứ luật có tên gọi là luật án lệ (case law) hay luật dothẩm phán làm ra (judge-made law), bên cạnh luật do nghị việnban hành (legislation hay statutory law) Tuy nhiên, nhưBlackstone lưu ý, luật và ý kiến của thẩm phán thể hiện trong

án lệ không phải lúc nào cũng là một, vì có lúc thẩm phán cũngnhầm lẫn về luật Do đó, án lệ không phải là tuyệt đối tuân theođối với tòa án và thẩm phán trong các vụ án tương tự sau này,khi họ cho rằng, án lệ đã không còn phù hợp với bối cảnh mớihoặc không bảo vệ được công lý

Về bản chất, án lệ là một nguyên tắc tố tụng, theo đó:những bản án sắp sửa được tuyên không được trái với những

Trang 6

bản án mà tòa cùng cấp hay tòa cấp trên đã tuyên và có hiệulực trước đó nếu như tình tiết của các vụ án giống hoặc tương tựnhau.

2 Nguyên tắc Stare decisis

Nguyên tắc quan trọng nhất là nguyên tắc Stare decisis.Nguyên tắc Stare decisis có thể được tóm tắt một cách đơn giảnnhư sau: Hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự như nhau sẽđược xét xử như nhau Ban đầu nguyên tắc này không chínhthức bắt buộc nhưng dần dần vào khoảng giữa thế kỷ 17 đếnthế kỷ 19 nguyên tắc này chính thức bắt buộc áp dụng Sở dĩnguyên tắc này được sử dụng và được coi trọng bởi vì khi cácquy định pháp luật thành văn không tồn tại, nguyên tắc này làđiều kiện tiên quyết đối với bất cứ hệ thống pháp luật nào muốnduy trì tính có thể dự báo trước ở một mức độ nhất định và sựtôn trọng các quy định của pháp luật

Nguyên tắc Stare decisis ngày nay vẫn là nguyên tắcxương sống của pháp luật Anh, Mỹ được xây dựng dựa trên hoạtđộng của các toà án và toà án có thể quyết định sửa đổi nguyêntắc này

Điều quan trọng trong nguyên tắc này là việc xác định thế

nào là “tình tiết chính tương tự nhau” Điều này phụ thuộc khá

nhiều vào việc giải thích án lệ của các thẩm phán Ví dụ nhưtrong vụ Donoghue kiện Stevenson, phán quyết của thẩm phánLord Atkin đã tạo ra một án lệ, giả sử như sau đó có một ngườikhác cũng uống một chai bia gừng nhưng trong chai bia đó lại

có một cái đinh thay vì con ốc sên thì liệu có được áp dụng phánquyết của vụ Donoghue kiện Stevenson hay không Luật sư củanhà sản xuất chắc chắn sẽ cố gắng thuyết phục thẩm phán

Trang 7

rằng con ốc sên hoàn toàn khác với cái đinh Trong tình huống

đó sự giải thích của thẩm phán đóng một vai trò rất quan trọng

để giải quyết vụ việc

Tuy nhiên, pháp luật Anh và Mỹ tồn tại một cách độc lập,mỗi nước đều có chủ quyền riêng và hoàn cảnh kinh tế xã hộikhác nhau làm cho việc áp dụng án lệ giữa hai nước Anh và Mỹcũng mang những điểm khác biệt

1 Lịch sử hình thành án lệ

a Lịch sử hình thành án lệ ở Anh

Đối với Anh là một đất nước theo hệ thống Common Lawthì án lệ là một nguồn luật yếu và vô cùng quan trọng, được dẫnchiếu khi xét xử Án lệ Anh được sử dụng trong hoạt động xét xửnhư nguồn luật chủ yếu vì nó gắn liền với sự hình thành và pháttriển của pháp luật và hệ thống tòa án của nước này

Có thể nói án lệ có nguồn gốc từ nước Anh, án lệ xuất hiện

từ thế kỷ XI (1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của ngườiNorman và là hệ quả của quá trình xây dựng chế độ phong kiếntập trung của Hoàng gia Anh

Vào thế kỷ XII nước Anh thành lập hệ thống Tòa án Hoànggia, dần dần thay thế các toà truyền thống và nhanh chóngđược các bên ưa chuộng Thẩm phán Hoàng gia Anh trở thànhthẩm phán “lưu động” đi xét xử khắp đất nước và họ làm quenvới các tập quán khác nhau Hàng năm các thẩm phán này tậptrung về London để trao đổi kinh nghiệm xét xử thảo luận vớinhau, so sánh điểm mạnh yếu của chúng, từ đó thống nhấtnguyên tắc xét xử Kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày

Trang 8

càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giốngnhau trên khắp đất nước từ đó mà án lệ ra đời.

Trong một thời gian dài Common Law đã giữ vị trí độc tôntrong hệ thống pháp luật Anh Tới thế kỷ XVI sự ra đời của LuậtCông Bình (Equity Law) đã dẫn đến Common Law và Luật CôngBình tồn tại song song với nhau Cả Common Law và Luật CôngBình đều tạo ra án lệ

Vào thế kỷ XVII, trào lưu luật La Mã xâm nhập vào Châu Âu

và dần khẳng định được vị trí của mình thì lúc đó Commom Lawgặp khó khăn Cuộc đấu tranh giữa hai xu thế đưa đến kết quảCommon Law đã thắng, án lệ tiếp tục được sử dụng trong hoạtđộng xét xử

Năm 1789 cách mạng tư sản Pháp thành công xác lập sựtối cao của luật thành văn, có ảnh hưởng lớn, được lan rộng ởcác nước châu Âu Tuy nhiên vào thời điểm đó Anh vẫn là một

đế chế hùng mạnh với hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới,cùng với sự chặt chẽ, bảo thủ của thẩm phán, Common Law vẫntồn tại ở Anh hơn thế nữa nó còn được lan rộng sang các nướckhác, đặc biệt các thuộc địa của Anh như Ấn Độ, Hồng Kông,Singapore…

Hiện nay ở Anh, án lệ vẫn là nguồn luật chủ yếu tồn tạibên cạnh luật thành văn và các nguồn luật khác, mặc dù khi có

sự mâu thuẫn giữa án lệ và luật thành văn thì về nguyên tắcluật thành văn luôn được ưu tiên áp dụng nhưng các thẩm phánAnh luôn tìm cách hạn chế áp dụng luật thành văn để áp dụng

án lệ vào xét xử

Sở dĩ án lệ dược sử dụng lâu dài như vậy trong pháp luậtAnh vì ngay từ khi hình thành đất nước hoàng đế William đã

Trang 9

muốn xây dựng Anh Quốc thành một nhà nước phong kiến tậpquyền, tất cả quyền lực tập trung vào tay nhà vua, hơn nữa khixâm chiếm vừng đất của người Ănglo – Sacxon nhà vua đã ápdụng ngay tập quán của họ để dễ bề cai quản đất nước Sau khi

đã ổn định về chính trị, xã hội và củng cố được đế chế của mìnhAnh vẫn là nước không có hiến pháp thành văn, và việc sử dụng

án lệ trong hoạt động xét xử đã góp phần giải quyết vụ việc mộtcách nhanh chóng Anh là một nước có truyền thống “bảo thủ”,

và văn hóa pháp lý của Anh nhìn nhận ở một khía cạnh nào đócũng không phải là ngoại lệ Ngày nay ở Anh về nguyên tắc luậtthành văn luôn được ưu tiên áp dụng nhưng có thể thấy rằngcác thẩm phán Anh vẫn luôn tìm cách để áp dụng án lệ

b Lịch sử hình thành án lệ ở Mỹ

Trước đây trong một thời gian dài, Mỹ là một trong nhữngthuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ Người Anh khi tiến hành mở rộngthuộc địa đã dùng pháp luật của mình để gây ảnh hưởng tới cáchoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp ở các nước thuộc địanên trong thời gian là thuộc địa của Anh, pháp luật Mỹ chịu ảnhhưởng của pháp luật Anh một cách phù hợp với hoàn cảnh củanuớc Mỹ thời bấy giờ

Pháp luật Anh (cả Common Law và Equity Law) được một

số tòa án Mỹ dẫn chiếu để xét xử trong suốt một thời gian dài,thậm chí một số toà án của Mỹ vẫn viện dẫn án lệ trong phápluật Anh có từ thời tiền cách mạng tư sản Mỹ (1776) đế xét xử

và một trong số đó được xem là án lệ bắt buộc

Mọi việc bắt đầu có sự thay đổi từ cuộc cách mạng tư sản

Mỹ (1776) lật đổ sự thống trị của thực dân Anh giành lại độc lậpdẫn tới sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Nước Mỹ tách ra

Trang 10

khỏi sự ràng buộc khống chế của Anh về tất cả mọi mặt Phápluật Mỹ vẫn tiếp thu truyền thống pháp luật của Anh một cách

có chọn lọc nhưng có thể thấy một cách rõ ràng pháp luật của

Mỹ đã có những cải cách lớn trong công tác lập pháp, hànhpháp, và tư pháp Năm 1787 quốc hội Mỹ đã phê chuẩn vàthông qua bản Hiến pháp Mỹ đây là một bản hiến pháp thànhvăn có giá trị lớn trong lịch sử Mỹ mà trong suốt hơn 200 nămqua vẫn còn nguyên giá trị Án lệ trong pháp luật Mỹ mặc dùcòn mang đậm dấu ấn của pháp luật Anh nhưng rõ dàng đã vàđang được áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt trong hoạtđộng xét xử chứ không cứng nhắc như pháp luật Anh

2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của án lệ

a Ý nghĩa, tầm quan trọng của án lệ ở Anh

Ở Anh người ta coi trọng án lệ, vì cho rằng đây là phươngthức đạt được công lý[1]

Pháp luật được đặt ra và áp dụng một cách công bằng,nhất quán và xác đáng hay thỏa đáng Khi một nền pháp luậttạo ra và bảo đảm được ba giá trị đó thì xã hội sẽ có công lý Khi

xã hội có công lý thì người dân sẽ được an toàn bởi các quan hệ

xã hội sẽ trở nên “có thể tiên liệu” và ổn định Theo các nhànghiên cứu, một vấn đề trung tâm của án lệ là nó tạo ra sự nhấtquán trong khi giải thích luật đối với các vụ án, kèm theo đó là

sự ổn định, tiên liệu của hệ thống pháp luật trải qua thờigian[2] Nhờ có tính ổn định, tiên liệu được, các bên trong giaodịch pháp lý sẽ lên kế hoạch hành động được tốt hơn

Từ nhận thức ấy, có một nguyên tắc mà đến nay đã trởthành tiêu chí ở Anh quốc: trong cùng một quốc gia, không thể

xử những vụ án giống nhau bằng những bản án khác nhau

Trang 11

Nguyên tắc này là nền tảng cho “sự thống trị của luật” (rule oflaw), là bức tường thành chống đỡ sự xét xử tùy tiện hoặc độcđoán của cá nhân, chống lại “sự thống trị của cá nhân”[3].

Án lệ tạo nên hiệu suất trong hoạt động của tòa án khitránh cho tòa không phải mất công sức quá nhiều vào việcnghiên cứu, xem xét lại những vấn đề cũ, cũng như tiết kiệmcông sức cho các bên có tranh chấp trên phương diện này

Cần lưu ý rằng giá trị của án lệ nằm ở phần tinh túy nhấtcủa nó: Phần luận cứ Giá trị của một án lệ chính là trí tuệ, kinhnghiệm, tâm huyết của các thẩm phán trong việc vận dụngpháp luật, đúc kết lên thành những luận cứ có sức thuyết phụccao, làm nền tảng cho phán quyết của mình

Ở Anh quốc, án lệ được phổ biến công khai, ai cũng có thểđọc và tìm hiểu vì sao các thẩm phán lại phán quyết như vậy.Tại Anh các án lệ bắt buộc thường được ghi chép trong LawReports, All England Law Reports, Weekly Law Reports Các sinhviên luật khi học là học những tinh hoa được chưng cất từ thựctiễn ấy chứ không chỉ học lý thuyết suông Một bản án được xét

xử nghiêm túc, đúng đắn chứa đựng tinh hoa của trí tuệ vàlương tâm của thẩm phán Những giá trị ấy phải được kế thừa

và lan truyền, được tôn trọng, bổ sung và hoàn thiện

Tầm quan trọng của án lệ là khi áp dụng án lệ, thực tiễntoà án ở Anh còn tạo ra quy phạm pháp luật[4] Những quy tắctrong các quyết định toà án cần được áp dụng trong tương lai,nếu khác đi sự ổn định của thông luật sẽ bị phá vỡ và sự tồn tạicủa nó sẽ bị đe doạ Các luật gia Anh xem xét luật pháp nướcmình chủ yếu như luật pháp của toà án

b Ý nghĩa, tầm quan trọng của án lệ ở Mỹ

Ngày đăng: 27/10/2018, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008 Khác
2. Michael Bogdan, Luật so sánh (bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer, Norsredts Juridik, Tano, 2002 Khác
3. Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Rene David, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Khác
4. Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Michel Fromont, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006 Khác
6. vnclp.gov.vn/ct/cms/Lists/ThongTinThamKhao/ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w