1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống tòa án anh và mỹ dưới góc độ luật so sánh

21 3,3K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 52,56 KB

Nội dung

Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài Hệ thống tòa án anh và mỹ dưới góc độ luật so sánh Hệ thống tòa án anh và mỹ dưới góc độ luật so sánh So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật của các nước này

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA LUẬT

❧❧

TIỂU LUẬN MÔN

LUẬT SO SÁNH

Hệ thống Tòa án Anh và Mỹ dưới góc độ

Luật So Sánh

Nhóm thực hiện: Nhóm 3Lớp tín chỉ: PLU202.1Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Minh Ngọc

Trang 2

Hà Nội, 2017

Danh sách thành viên trong nhóm

1 Nguyễn Ngọc Huyền 1616610058

3 Hoàng Bích Thảo 1616610096

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

VỀ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC

Họ tên MSV Phân công công việc Hiệu quả làm việc

Nguyễn Ngọc Huyền

(Trưởng nhóm)

1616610058 Lời mở đầu

Phần III, mục 2Phần V

Hoàn thành tốt

Trang 4

MỤC LỤC

I Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu 3

II Sự tương đồng cơ bản giữa hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Mỹ 4III Sự khác biệt giữa hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Mỹ 5

IV Lý giải sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống tòa án của Anh và Mỹ 12

V Một số nhận xét, đánh giá về hệ thống tòa án Anh và Mỹ 14

VI Vận dụng đề tài nghiên cứu trong việc hoàn thiện hệ thống tòa án tại Việt

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật là vị quan tòa không biết nói, và quan tòa là pháp luật biết nói.Luật pháp và tòa án có một mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau Tòa án làcông cụ đắc lực để pháp luật có thể được thực thi Chính vì vậy, khi nghiên cứu vềpháp luật của bất cứ quốc gia nào, thì hệ thống tòa án luôn là một chủ đề quantrọng và không thể thiếu Việc nghiên cứu hệ thống tòa án có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn to lớn bởi nếu có thể hiểu được bản chất, xác định chính xác và sử dụngđúng đắn các kết quả nghiên cứu ấy sẽ góp phần tích cực vào công cuộc hoànthiện hệ thống tòa án và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của nó

Vì những lý do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Hệthống tòa án Anh và Mỹ dưới góc độ Luật so sánh” Cùng thuộc dòng họ CommonLaw, Anh, Mỹ đều mang những nét đặc trưng của dòng họ pháp luật này, songkhông thể phủ nhận những nét riêng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia,đặc biệt là trong hệ thống tòa án Với mục đích nghiên cứu nhằm tìm ra nhữngđiểm tương đồng và khác biệt trong hai hệ thống tòa án của hai quốc gia đứngđầu trên thế giới, nhóm chúng em mong muốn có thể có một cái nhìn cụ thể, chitiết hơn về hệ thống tòa án của dòng họ Common law nói chung cũng như hệthống tòa án Anh – Mỹ nói riêng từ đó lý giải và đưa ra quan điểm của nhóm vềviệc vận dụng đề tài này trong hoàn thiện hệ thống tòa án ở Việt Nam Tuy nhiên

do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như để đảm bảo hoàn thiện bài tiểu luận,trong nghiên cứu ngày, chúng em xin tập trung so sánh về cấp xét xử cao nhấttrong hệ thống tòa án – Tòa án tối cao

Do thời gian làm gấp rút, nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sótnhất định trong bài tiểu luận, chúng em hi vọng nhận được sự góp ý, lời nhận xét

để bài tiểu luận của chúng em trở nên hoàn thiện hơn Chúng em xin trân trọngcảm ơn Ths Đặng Thị Minh Ngọc đã hướng dẫn để chúng em có thể thực hiện bài

Trang 6

tiểu luận một cách tốt nhất.

PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu

1 Khái quát về dòng họ Common Law

Common Law là dòng họ pháp luật lớn và cơ bản trên thế giới, nó bao gồmcác hệ thống pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật của Anhnhư Mỹ, Úc, Canada, Có nguồn gốc từ luật Anh cổ Các đặc điểm của dòng họCommon law:

Thứ nhất, Common Law là dòng họ pháp luật trong đó các hệ thống pháp luật trực

thuộc ít, nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệnhư nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp

Thứ hai, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ này đòng vai trò

quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật

Thứ ba, nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc Common Law không có sự phân

biệt giữa luật công và luật tư như Civil Law, trừ hệ thống pháp luật Anh

Thứ tư, chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống pháp luật trong Common

Law chế định ủy thác

2 Hệ thống tòa án – Cơ quan tư pháp

Theo nghĩa truyền thống được sử dụng trong khoa học pháp lý, thuật ngữ

“quyền tư pháp” thường được giải thích một cách đơn giản là quyền xét xử Nóimột cách cụ thể hơn, đó là quyền của Tòa án xét xử một vụ việc thực tế nào đótrên cơ sở xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc, áp dụng pháp luật để xác địnhhậu quả pháp lý và ra phán quyết Theo nghĩa đó, hệ thống cơ quan thực hiệnquyền tư pháp là hệ thống cơ quan thực hiện quyền xét xử, tức là hệ thống tòa án.Khái niệm này được chính thức đề cập trong tác phẩm nổi tiếng nhất của thuyếttam quyền phân lập, cuốn “Tinh thần pháp luật” của Môngtécxkiơ Khái niệm tòa

Trang 7

án - cơ quan tư pháp sau đó được phản ánh đậm nét trong Bài luận liên bang số

78 của Alếchxanđơ Hamintơn (Alexander Hamilton) - một trong bốn nhà sáng lậpnên Hiến pháp Hoa Kỳ

II Sự tương đồng cơ bản giữa hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Mỹ

1 Thừa nhận tiền lệ pháp như một nguồn luật

Do cùng thuộc dòng họ pháp luật Common Law nên cả Anh và Mỹ đều thừanhận tiền lệ pháp như một nguồn luật

Ở Mỹ, khi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các tranh chấp nảy sinh,các tòa án cần phải diễn giải luật bằng các bản án trước đó của Tòa án cùng cấphoặc Tòa án cấp cao hơn Đây được gọi là nguyên tắc theo quyết định trước hayđơn giản gọi là án lệ, tiền lệ pháp Nếu phải đối mặt với các án lệ bất lợi, bị đơn sẽtìm cách phân biệt sự khác nhau giữa vụ việc của mình với những vụ việc trước đó.Sau đó Tòa án cấp cao hơn sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn này để bổ sung cho án

lệ ngày một hoàn chỉnh hơn

Ở Anh Quốc, vai trò sáng tạo của án lệ rất quan trọng, được thể hiện theoquy tắc của tiền lệ pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XIX được hiểu như một quitắc đã được lập ra trong một phán quyết ban hành trước đó chỉ có hiệu lực ràngbuộc đối với các thẩm phán khi xét xử các vụ kiện tương tự Việc xây dựng án lệtheo quan điểm xét xử của các tòa án có thẩm quyền xem xét bản án của tòa áncấp dưới đã góp phần bổ sung tốt sự thiếu sót của các qui định luật pháp trongthực tiễn, nên việc vận dụng án lệ kể cả tục lệ pháp được thực hiện khá phổ biến.1

2 Hệ thống tòa án đều phân cấp xét xử.

Hệ thống tòa án Anh và Mỹ đều phân cấp xét xử.Hệ thống tòa án liên bangtại Mỹ gồm có 3 cấp độ: tòa án địa phương (tòa sơ thẩm), tòa án khu vực là cấpphúc thẩm đầu tiên, và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ - cấp phúc thẩm cao nhất trong hệthống liên bang Có tất cả 94 tòa án địa phương, 13 tòa án khu vực, và 1 tòa án Tối

1 Xem Th.S Lê Văn Sua, Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, đăng trên Cổng thông tin điện

tử Bộ tư pháp: http://moj.gov.vn ngày 03/11/2015

Trang 8

cao trên cả nước Còn trong hệ thống tòa án Vương quốc Anh, cấp cơ sở bao gồmtòa địa hạt, tòa pháp quan; tòa án cấp cao bao hồm tòa Nữ hoàng, tòa gia đình, tòađại pháp, tòa phúc thẩm, tòa án hình sự trung ương và cấp xét xử cao nhất là Tòa ántối cao Vương quốc Anh.

3 Chế độ thẩm phán: thẩm phán ở Anh và thẩm phán ở tòa án Liên bang Mỹ

đều có nhiệm kì suốt đời

III Sự khác biệt giữa hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Mỹ

1 Những điểm khác biệt cơ bản trong hệ thống tòa án

1.1 Sự phân cấp của hệ thống tòa án

Hệ thống tòa án Anh bao gồm các tòa án cấp cơ sở và tòa án cấp cao Ở tòa

án cấp cơ sở thì bao gồm Tòa án Địa hạt (County Courts) và Tòa án Pháp quan(Magistrates’ Courts) Tòa án Địa hạt là cấp xét xử thấp nhất trong cấp tòa án dân

sự và chỉ được xét xử trong lĩnh vực dân sự Gần tương tự, tòa án Pháp quan(Magistrates court) là tòa án cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án xét xử nhưng xét

xử ở lĩnh vực hình sự Tòa án này được thiết lập ở Anh với mục đích xử lí nhữngtội nhẹ Tất cả các vụ án phạm đều bắt đầu được giải quyết ở đây và hơn 95%những vụ án này cũng được giải quyết luôn ở tòa, những vụ việc nghiêm trọng hơn

sẽ được gửi lên Tòa án Trung ương Một số vụ việc hình sự giải quyết ở đây lànhững vụ phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng nhất Chúng bao gồm những tộinhư lái xe ẩu, phá hoại, gây tổn thất ở phạm vi nhỏ, hành vi bạo lực ở mức độ thấp,

… Đôi khi tòa án Pháp quan còn có thẩm quyền xử lí một số vụ việc dân sự liênquan đến nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và những vụ về quan hệ gia đình

Cao hơn tòa án ở cấp cơ sở là tòa án cấp trên (Senior Court) Đây là tòa ánquan trọng nhất ở Anh, gồm có Tòa phúc thẩm (Court of Appeal), Tòa cấp cao(High Court) và Tòa trung ương (Crown Court) Trong từng Tòa lại chia ra làmnhiều tòa nhỏ hơn nữa, cụ thể là Tòa cấp cao có Tòa Nữ hoàng chuyên trách, TòaĐại pháp chuyên trách, Tòa Gia đình chuyên trách Tòa Nữ hoàng có hai vai trò

Trang 9

chính là tòa xét xử phạm vi rộng lớn các vụ việc về luật hợp đồng, về bồi thườngthương tật cá nhân nhưng Tòa cũng có trách nhiệm đặc biệt như một tòa giám sát.Tòa thay mặt Nữ hoàng giám sát tất cả các tòa án cấp dưới và các cơ quan củaChính phủ Tòa Đại pháp thì giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến kinh doanh,tài sản đất đai; tranh chấp thương mại; quyền sở hữu trí tuệ và hiệu lực của di trúc.Tòa Gia đình chuyên giải quyết những vụ việc li dị, nuôi con, tài sản, điều trị bệnh.Một thành phần nữa của tòa án cấp trên là Tòa án trung ương Tòa Trung ươngchính là nơi có thẩm quyền xét xử những vụ việc hình sự nghiêm trọng va một vài

vụ việc dân sự, không những vậy Tòa này còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩmnhững vụ việc bởi tòa pháp quan khi có kháng cáo Bộ phận cuối cùng của tòa áncấp trên là Tòa phúc thẩm Chức năng chính của Tòa là xét xử những vụ việc dân

sự và hình sự đã được xét xử bởi Tòa cấp cao và Tòa địa hạt

Khác với hệ thống tòa án của Anh, hệ thống tòa án ở Mỹ lại là hệ thống tòa

án kép là hệ thống tòa an Bang và hệ thống tòa án Liên bang Hệ thống tòa án Liênbang từ cao xuống dưới thấp có: tòa án tối cao, 13 tòa án lưu động phúc thẩm và 94tòa án quận Tòa án quận có thẩm quyền xét xử hầu hết các vụ tranh tụng bản án,hoặc quyết định của tòa án quận có thể bị đương sự đề nghị xem lại ở tòa án phúcthẩm Tòa án phúc thẩm thì được tổ chức theo vùng, mỗi vùng gồm ba Bang hoặcnhiều hơn Mỹ hiện nay có 11 tòa án phúc thẩm liên bang Trong tòa án Bang lạichia ra làm hai cấp tòa án nhỏ là tòa án sơ thẩm cấp quận và tòa án cấp phúc thẩm.Tòa án sơ thẩm cấp quận xét xử chủ yếu những vụ việc hình sự cũng như dân sự.Phán quyết của tòa án sơ thẩm lại tiếp tục có thể kháng cáo lên lên Tòa tối cao củabang hoặc Tòa phúc thẩm cuối cùng của bang Tòa án tối cao Liên bang chủ yếu xửphúc thẩm những vụ việc đã được giải quyết bởi tòa phúc thẩm của bang và cóquyền quyết định lựa chọn những vụ việc để xử phúc thẩm Phán quyết của tòa ánnày là quyết định cuối cùng

1.2 Thuật ngữ pháp lí

Trang 10

Thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở hai quốc gia nay cũng khác nhau: Ví dụ

“High court” ở Mĩ được hiểu là tòa án tối cao, trong khi đo ở Anh “high court” laịđược hiểu là tòa án sơ thẩm và có thẩm quyền xét sử những vụ việc dân sự có giátrị tranh chấp lớn và xét sử phúc thẩm với một số vụ việc hình sự từ tòa án hình sựcấp cơ sở

1.3 Chức năng của các tòa án

Ngoài chức năng xét xử mà bất kì các tòa án trên thế giới nào cũng có, Tòa

án Anh và Mỹ còn có những chức năng riêng biệt khác Như chúng ta đã biết, hệthống pháp luật anh là hệ thống pháp luật common law, vì vậy nên nguồn luậtchính của mà các tòa án Anh hay dùng chính là án lệ Các án lệ ấy được tạo ratrong quá trình xét xử bởi các thẩm phán tiền bối trong cá bản tuyên án trong quákhứ Và chúng ta có thể hiểu rằng, Tòa án ở Anh còn có cả chức năng tạo ra luật

Và thẩm phán trong hệ thống tòa án Anh đóng vai trò quan trọng trong việc sángtạo và phát triển các quy phạm pháp luật Hơn nữa, nếu ở Anh, Hiến pháp khôngđược coi trọng, thậm chí là Anh còn không có hiến pháp thành văn thì ở Mỹ, cáctòa án lại rất coi trọng hiến pháp và mỗi khi ban hành một luật mới, hoặc xét xửmột vụ việc, Tòa án Mỹ đều phải xét đến tính hợp hiến

1.4 Phương thức hoạt động của tòa án

Ở Anh mỗi tòa án buộc phải tuân thủ theo các quyết định của tòa án cấp caohơn trong cùng một hệ thống Phán quyết của những tòa án ngang cấp với nhau chỉ

có giá trị tham khảo Còn ở Mỹ, hệ thống tư pháp được tòa án tiến hành thông quatranh tụng và phán quyết của các tòa án tối cao cấp liên bang không chịu sự ràngbuộc của chính mình; tòa án bang không bị bắt buộc tuân thủ án lệ của các bangkhác

1.5 Chế độ bổ nhiệm thẩm phán

Ở Anh, thẩm phán tại Anh được Ủy ban tư pháp lựa chọn và bổ nhiệm Ủyban này hoạt động một cách độc lập không chịu sự ảnh hưởng của bất kì một tổchức nào Để làm được thẩm phán, các ứng viên phải có bằng cấp luật tương ứng

Trang 11

và kinh nghiệm phục vụ ít nhất năm năm trong ngành Ở Mĩ áp dụng mô hình tuyểnchọn thẩm phán theo dạng tranh cử, vận động ủng hộ Mô hình này thường được sửdụng dựa trên chuyên môn kinh nghiệm và năng lực vận động thuyết phục của ứngviên Theo đó ứng cử viên phải đảm bảo những phẩm chất vượt trội của một thẩmphán tiềm năng Cụ thể về năng lực chuyên môn, thẩm phán thường là những luật

sư giỏi có năng lực vượt trội về chuyên môn điều này được thể hiện qua uy tín vàdanh tiếng trong sự nghiệp của họ Bên cạnh đó thẩm phán phải có thành tích tronglĩnh vực chính trị Thẩm phán liên bang do tổng thống bổ nhiệm và được thượngviện bỏ phiếu phê chuẩn Để làm được làm thẩm phán thì phải trải qua công tác luật

sư trong vòng 6 năm

1.6 Tính độc lập của tòa án

Ở Anh, nghị viện là cơ quan lập pháp đồng thời cũng là cơ quan cao nhấttrong hệ thống tòa án Anh Nghị viện cũng trở thành cấp xét xử cuối cùng với đốivới tất cả các vụ án hình sự và dân sự ở Anh.Tiếp theo đó là thượng nghị viện thựchiện chức năng xét xử thông qua Ủy ban phúc thẩm của thượng nghị viện Còn ở

Mỹ, do áp dụng mô hình tam quyền phân lập nên tòa án là cơ quan độc lập vớihành pháp và lập pháp, là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án Tòa án tốicao là cấp xét xử cuối cùng, những phán quyết của tòa án tối cao chỉ có thể sửa đổibằng thủ tục sửa đổi Hiến pháp

1.7 Cách áp dụng các đạo luật của tòa án

Ở Anh, luật bất thành văn được áp dụng cho tòa án áp dụng thông luật, luậtthành văn áp dụng cho các tòa án Công bình Nhưng ở Mỹ, luật thành văn lại được

áp dụng trong các đạo luật để xét xử Khi không có sự khống chế của các quy địnhhiến pháp và đạo luật, tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật.Tầm quan trọng của án lệ của từng hệ thống tòa án cũng là rất khác Án lệ được coi

là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở nước Anh Ở Anh người ta coi trọng án lệ,

vì cho rằng đây là phương thức đạt được công lý Đó là khi các bên đương sự trongcác vụ án tương tự phải nhận được những phán quyết tương tự, nếu không pháp

Trang 12

luật trở nên bất công và tùy tiện; pháp luật được đặt ra và áp dụng một cách côngbằng, nhất quán và xác đáng hay thỏa đáng Khi một nền pháp luật tạo ra và bảođảm được ba giá trị đó thì xã hội sẽ có công lý Nhưng đối với tòa án Mỹ, án lệ ítquan trọng hơn và chúng chỉ được áp dụng cho các tòa án cấp trên.

2 Những điểm khác việt về cấp xét sử cao nhất

2.1 Tòa án tối cao Vương quốc Anh (Supreme Court of the United Kingdom)

Trong nhiều thế kỉ tới gần cuối năm 2009, Vương quốc Anh khác với Mỹ ởchỗ không có tòa án phúc thẩm cao nhất và duy nhất Thẩm quyền xét xử phúcthẩm cuối cùng của Vương quốc Anh đồng thời thuộc về Ủy ban phúc thẩm củaThượng nghị viện và Ủy ban tư pháp của Hội đồng cơ mật Do nhu cầu về một tòa

án tối cao xét xử phúc thẩm cuối cùng độc lập với Thượng nghị viện ngày càng trởnên bức thiết ở Vương quốc Anh, năm 2005, Nghị viện Anh đã thông qua Luật sửađổi Hiến pháp, theo đó Tòa án tối cao Vương quốc Anh được thành lập và chínhthức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2009 với tư cách là cấp xét xử phúc thẩmcuối cùng ở Vương quốc Anh

Tòa án tối cao Vương quốc Anh bao gồm 12 thẩm phán, trong đó có mộtchánh án và một phó chánh án, đều do Nữ hoàng bổ nhiệm 10 trong số 12 thẩmphán là các thượng nghị sĩ phúc thẩm hưởng lương (Lords of Appeal inOrdinary)vốn thực hiện công tác xét xử cho Thượng nghị viện và Hội đồng cơmật.2

Khi Tòa án tối cao chính thức đi vào hoạt động, Tòa lấy lại thẩm quyền xét

xử phúc thẩm từ Thượng nghị viện và quyền giải quyết các vụ việc về phân địnhthẩm quyền giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương từ Hội đồng

cơ mật Tòa án tối cao chỉ xét xử phúc thẩm với những vụ việc có liên quan rộng

2 Dịch từ https://en.wikipedia.org/wiki/Supreme_Court_of_the_United_Kingdom

Ngày đăng: 27/10/2018, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Th.S Lê Văn Sua, Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án, đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp: http://moj.gov.vn ngày 03/11/2015 Link
5. Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, Thông tin cơ bản về hệ thống tư pháp Hoa Kỳ, đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp: http://moj.gov.vn ngày 07/09/2015 Link
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, NXB Công an nhân dân, 2015 Khác
2. Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002 Khác
4. Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in VietNam, TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011 Khác
6. Xem Trương Hòa Bình (Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC), Chế định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao một số nước trên thế giới, đăng trên Báo Công lý: http://congly.vn, ngày 02/10/2014 Khác
7. Phương thức hoạt động của tòa án Hoa Kỳ, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tập 4, số 2, tháng 9/1999 do Phòng Thông tin – Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ dịch Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w