Loại phân sử dụng bón thúc

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây hoa lily (Trang 47)

- Kỹ thuật tưới phun mưa và điều kiện áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa Không nên tưới trực tiếp lên lá khi cây ở giai đoạn nụ.

3.1.Loại phân sử dụng bón thúc

3. Bón phân thúc

3.1.Loại phân sử dụng bón thúc

3.1.1 Phân đạm

Đạm là thành phần dinh dưỡng quan trọng bởi N trong đạm tham gia vào thành phần của protein, acid amin, diệp lục, enzim…

Đây là những chất quan trọng bậc nhất trong việc kiến tạo vật chất và điều tiết mọi hoạt động sống của cây trồng. Bởi vậy khi đủ đạm cây sinh trưởng tốt tạo ra năng suất chất xanh và năng suất cao.

Đạm cần cho cây suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, rất cần cho các cây ăn lá.

Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích thước to, xanh, quang hợp mạnh, tăng năng suất cây trồng.

Tuy nhiên bón dư đạm làm cho cây phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm, không hiệu quả kinh tế.

Khi thiếu đạm cây sinh trưởng kém, vàng lá, còi cọc, năng suất chất xanh thấp, năng suất giảm.

Hình 3.3.5. Cây hoa Lily thiếu đạm

Sau khi cây mọc đều thì bón một lượng đạm u-rê nhỏ (1/1000), có thể sử dụng NH4NO3 để điều chỉnh độ chua.

Mỗi ha bón 37kg đạm u-rê hoặc 74kg đạm sunfat amon.

Hoặc pha trộn phân đạm với nước để tưới, sau 20 ngày bón phân một lần nữa giống như trên.

Cứ 7 ngày phun 1 lần cho đến khi cây ra hoa.

Nếu hòa với nước thì nồng độ phân là 0,3%, nếu phun lên lá thì nồng độ là 0,2%.

Khi sử dụng phân đạm bón cho cây hoa Lily cần chú ý:

Khi bón đạm cần căn cứ vào khả năng giữ đạm và cung cấp đạm của đất, những chỉ tiêu giúp ta phán đoán được khả năng đó là dựa vào một số chỉ tiêu phân tích và kinh nghiệm của địa phương.

Ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến tính chất của đất.

Nếu đất có thành phần cơ giới nặng như: đất thịt nặng, đất có tỷ lệ sét cao... khả năng trao đổi ion kém nên có thể chọn dạng phân amon.

Với đất thoáng khí như: đất cát, thịt nhẹ...nếu bón phân amon thì dạng đạm này dễ chuyển thành đạm nitrat, đây là dạng đạm có khả năng hấp thụ nhỏ, dễ bị rửa trôi vì vậy không nên bón tập trung mà phải chia ra làm nhiều lần bón.

Khi sử dụng đạm cần quan tâm tới các loại ion đi kèm trong thành phần của phân đạm để đảm bảo cung cấp thêm được các yếu tố phân vi lượng cho cây.

Hiện nay phân đạm phần lớn là ure. Khi bón phân ure cần chú ý: nếu độ ẩm đất cao cần lấp đất để giữ phân, nếu đất khô sau khi bón phải tưới nước để đất giữ phân và cây dễ hấp thụ, tốt hơn nâng cao hiệu quả của phân bón.

Nhiều trường hợp bón ure làm cây trồng đồng hóa canxi và magie tốt hơn. Do vậy ure là loại phân thích hợp cho tất cả các loại đất kể cả đất chua, đất bạc mầu rửa trôi mạnh canxi và magie.

Ure có thể phun lên lá tốt hơn các loại phân đạm khác, khi cây còn nhỏ thì dụng nồng độ thấp, khi cây trưởng thành thì dùng nồng độ cao hơn.

Khi sử dụng phân ure cần chú ý đến hàm lượng biure vì biure là chất độc cho cây trồng, nó ức chế quá trình hô hấp và quang hợp của cây.

Phân đạm ure có hiệu lực chậm hơn các loại đạm khác vì vậy cần tính toán thời gian bón cho cây cho hợp lý.

Đạm bón làm nhiều đợt, tuy nhiên phải bón lượng nhiều hơn vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất.

Tránh bón đạm lúc trời nắng to, hoặc lúc mưa đầy nước sẽ làm mất đạm. Bón đạm kết hợp làm cỏ, vùi sâu kết hợp tưới nước. Lượng phân đạm 1 sào bắc bộ 4 -5 kg ure trong suất quá trình sinh trưởng của cây.

3.1.2. Phân kali

Kali đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa của cây.

Kali làm tăng khả năng đề kháng của cây trồng, giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, tăng khả năng chịu rét, chịu úng và chịu hạn cho cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kali cần thiết với sự hoạt động của keo nguyên sinh chất kìm hãm sự thoát hơi nước, giảm thiệt hại do sương giá và nhiệt độ thấp, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh, xúc tiến quá trình quang hợp, vận chuyển các sản phẩm quang hợp, thúc đẩy việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác như N, P…thúc đẩy quá trình sống của cây.

Để tăng hiệu quả bón phân kali cho cây hoa Lily cần chú ý đến một số đặc điểm sau:

Tất cả các loại phân kali đều tan trong nước, khi bón vào trong đất kali và các ion có mặt khác ở trong phân sẽ một phần được hấp thụ vào keo đất, một phần sẽ đẩy các cation ra ngoài dung dịch đất làm cho đất dễ bị chua. Do vậy khi bón kali liên tục, thì cần phải bón thêm vôi.

Nhất là trên những chân đất chua, kali có thể đẩy các ion Al3+, H+ ra ngoài dung dịch đất làm cho pH đất giảm đột ngột.

Do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây. Cho nên kali chỉ nên sử dụng bón thúc cho cây hoa Lily, ít sử dụng bón lót, nếu bón lót kali cho cây hoa Lily trên đất chua cần bón vôi trước khi trồng.

Bón phân kali cần bón phối hợp cân đối và đầy đủ các loại phân khác thì hiệu lực của phân kali trong đất mới cao.

Bón lót một ít để cân đối với đạm, lân, giúp cây sinh trưởng phát triển trong giai đoạn đầu.

Tập trung bón thúc vào giai đoạn cây sắp trổ, sắp ra hoa để tăng năng suất phẩm chất hoa.

Lượng phân Kali bón/ 1 sào bắc bộ cho cây hoa Lily là 5 – 7 kg chia các thời kỳ sinh trưởng.

Khi cây có nụ thì phun dung dịch sun phat kali và axit boric với lượng 25kg - 30kg cho mỗi ha.

Hình 3.3.7. Phân Kali

3.1.3. Phân lân

Lân cần cho việc tạo ra bộ phận mới của cây, vì lân có trong thành phần Protit.

Kích thích phát triển rễ, làm rễ ăn sâu và rộng giúp cây hút được nhiều chất dinh dưỡng và chống chịu tốt với điều kiện khí hậu bất thường

Giúp cây đẻ nhiều chồi nhánh, ra hoa nhiều và sớm. Tăng năng suất và phẩm chất hoa.

Trong phân lân có P là thành phần tham gia vào cấu trúc của các hợp chất nucleotit, ADR, ARN, các hợp chất cao năng ATP, ADP… là những hợp chất quan trọng trong quá trình phân chia tế bào tạo mới các bộ phận của cơ thể.

Khi thiếu lân quá trình phân hóa hoa của cây hoa Lily bị ảnh hưởng xấu làm cho hoa bé, ít hoa.

Ngoài ra còn làm cho bộ rễ kém phát triển, 2 mép lá hình thành 2 dải tím đỏ, cây non chuyển sang mầu huyết dụ khá rõ.

Lân giúp cây tăng sức chống chịu với ngoại cảnh bất thuận nhất là hạn và nhiệt độ thấp.

Lân chủ yếu dùng bón lót và bón thúc sớm giúp bộ rễ phát triển mạnh, làm tiền đề cho năng suất về sau.

Bón theo hàng, theo hốc để tăng tiếp xúc giữa rễ và phân. Bởi vì trong dung dịch đất phân lân khuếch tán chậm.

Lượng phân lân bón cho cây hoa Lily trong quá trình sinh trưởng của cây / sào bắc bộ là 7 – 10 kg Supe lân.

Khi cây chuẩn bị có nụ, mỗi ha bón 75kg diamon phốtphát (DAP) + 22,5 kg monokaly phốt phát (KH2PO4) để cho hoa lớn nhanh.

Hình 3.3.8. Phân Lân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây hoa lily (Trang 47)