Phân vi lượng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây hoa lily (Trang 52)

- Kỹ thuật tưới phun mưa và điều kiện áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa Không nên tưới trực tiếp lên lá khi cây ở giai đoạn nụ.

3. Bón phân thúc

3.1.4. Phân vi lượng

Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố mà cây hoa Lily cần với một số lượng rất nhỏ, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động trao đổi chất bởi nó tham gia vào thành phần của các men, vitamin.

Nếu thiếu các yếu tố vi lượng hoạt động trao đổi chất của cây bị rối loạn. Các yếu tố vi lượng còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng sức chống chịu cho cây như: chống rét, chống sâu bệnh…Khi thiếu vi lượng cây hoa Lily có những biểu hiện như sau:

Thiếu kẽm: kẽm không linh động trong cây nên triệu chứng thiếu kẽm thường xuất hiện ở các lá non và đỉnh sinh trưởng. Cây hoa Lily thiếu kẽm lá non vàng.

Đồng (Cu)

Đồng là thành phần cấu tạo của các men thúc đẩy chức năng hô hấp của cây, xúc tiến quá trình hình thành hình thành Vitamin A trong cây. Đồng làm tăng hiệu lực của Kẽm, Mangan, Bo.

Thiếu đồng: triệu chứng thiếu đồng cũng thường xuất hiện ở ngọn cây, các lá mới vàng đi sau đó ngọn và mép lá bị hoại tử giống như triệu chứng thiếu kali.

Sắt (Fe)

Sắt có vai trò trong quang hợp, thiếu sắt cây không tổng hợp được diệp lục, lá bị hủy hoại, giảm năng suất.

Sắt cũng là nguyên tố linh động trong cây nên khi thiếu sắt triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện ở các lá non. Do 90% sắt nằm trong lục lạp (chrotoplast) và microchondia nên khi thiếu sắt thì lá mất mầu xanh.

Cây hoa Lily thiếu sắt lá có mầu xanh nhạt, phần thịt lá nằm giữa các gân vàng đi (nên dễ nhầm với triệu chứng thiếu magie). Nếu thiếu nghiêm trọng thì toàn bộ lá non chuyển sang mầu trắng.

Dùng Sulphate sắt II pha với tỷ lệ 1 – 2% trong nước để phun. Nếu bón vào đất trong môi trường kiềm sắt bị kết tủa cây không sử dụng được.

Mangan (Mn)

Làm cho cây ra mầm sớm, rể to khỏe, ra hoa tốt, bông đều. Mangan làm tăng hiệu lực của phân lân.

Mangan cũng là nguyên tố linh động trong cây nên khi thiếu mangan triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện ở các lá non trước. ở gốc các lá non xuất hiện các vùng xám sau đó chuyển dần từ vàng nhạt đến vàng da cam.

Molipden (Mo)

Tăng cường khả năng quang hợp, giúp cây hấp thu nhiều Nitơ và cố định đạm.

Cần cho các vi sinh vật đạm khí trời. Tăng hiệu quả của lân. Cần cho tồng hợp vitamin C.

Mo phát huy hiệu quả trong đất có môi trường từ trung tính đến kiềm dùng Molipdat amôn nồng độ 0.1% xịt lên lá.

Thiếu Mo: khi thiếu Mo ảnh hưởng đến việc chuyển hóa N trong cây, nên triệu chứng thiếu Mo cũng biểu hiện giống như triệu chứng thiếu N, lá vàng ra. Điểm úa vàng xuất hiện giữa các gân lá của những lá phía dưới, tiếp đó là bị hoại tử.

Bo (B)

Bảo đảm sự hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn. Thiếu Bo dễ bị thối nõn.

Tăng tỷ lệ ra hoa, dùng khi cây sắp ra hoa. Dùng H3BO3 xịt lá với nồng độ 0.03 – 0.05%.

Bo là một nguyên tố vi lượng kém linh động nhất trong cây, không dễ dàng được vận chuyển từ các bộ phận già đến các bộ phận non.

Triệu chứng thiếu Bo cũng bắt đầu xuất hiện từ đỉnh sinh trưởng và mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, đỉnh lá, chồi hoa.

Các loại phân bón vi lượng ít được sử dụng để bón vào đất cung cấp cho cây trồng. Người ta thường sử dụng phun lá bởi vi lượng chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ trong khi bón vào đất thì rất dễ bị hạn chế sử dụng do phản ứng dung dịch đất.

Các loại phân bón vi lượng bón cho cây trồng hiệu suất sử dụng phụ thuộc rất lớn nồng độ pH dung dịch đất.

Hình 3.3.9. Phân vi lương

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây hoa lily (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w