- Kỹ thuật tưới phun mưa và điều kiện áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa Không nên tưới trực tiếp lên lá khi cây ở giai đoạn nụ.
A. Nội dung bài 1 Vun xới, làm cỏ
1. Vun xới, làm cỏ
1.1. Tác hại của cỏ dại
+ Tranh chấp ánh sáng, nước, dinh dưỡng với hoa Lily
+ Cỏ dại là nơi tồn tại và lây lan của nhiều loại sâu bệnh hại cho cây hoa Lily, do đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hoa.
Hình 3.3.1. Ruộng hoa Lily nhiều cỏ dại
1.2. Đặc điểm của cỏ dại
+ Khả năng sinh sản nhanh và nhiều.
+ Tồn tại ở nhiều hình thức: bằng đốt thân, củ và hạt tuỳ từng loại cỏ.
+ Sức chống chịu và khả năng tồn tại cao: cỏ vùi sâu 3-5 năm, đưa nên mặt vẫn sống được, nhiệt độ thấp cỏ vẫn sống, nhưng cây có thể bị chết.
+ Thời gian ngủ nghỉ của hạt cỏ khác nhau tuỳ từng loại cỏ.
+ Trên khu vực trồng khác nhau có thành phần cỏ dại không giống nhau
1.3. Kỹ thuật vun xới, làm cỏ
Thường tiến hành kết hợp làm cỏ với các lần vun xới, để tạo cho lớp đất mặt tơi xốp thoáng khí hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại.
Làm cỏ tỉa xới: Trong quá trình trồng cần tỉa xới nhẹ, xới nông để tránh tổn thương rễ.
Hình 3.3.2. Vun xới
Dùng cuốc xới nhẹ mặt luống Độ sâu xới đất từ 2 -3 cm, Cách gốc từ 4 -5 cm.
Chú ý: Tránh làm đứt rễ hoặc gây tổn thương cho thân và bộ rễ vì đây là con đường chính để loại nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cây.
Hình 3.3.3. Vun đất lên luống
Trồng Lily trong nhà che đơn giản do mưa hoặc tưới nước, đất dễ bị kết váng tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, ngoài việc tranh chấp nước, phân bón, ánh sáng, còn là nơi trú ngụ của sâu bệnh.
Cần thường xuyên xới xáo làm cỏ cho đất tơi thoáng. Xới xáo nên thực hiện trước khi tưới nước. Thời kỳ cây còn nhỏ cần xới nhẹ tránh đứt rễ, khi cây cao trên 60cm thì ngừng xới xáo.
Diệt cỏ phải làm sớm, khi cỏ còn mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp dùng thuốc trừ cỏ phun rãnh luống.