Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng trong nhà che

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây hoa lily (Trang 71)

- Tính toán lượng phân cần bón cho mỗi diện tích trồng cụ thể.

4. Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng trong nhà che

4.1. Điều chỉnh nhiệt độ

Sau khi trồng 3-4 tuần Lily sống nhờ vào sự hút dinh dưỡng và nước từ rễ củ. Vì vậy, việc tăng cường nhiệt độ kích thích cho rễ sinh trưởng phát triển khỏe rất quan trọng.

Sự sinh trưởng của rễ liên quan đến nhiệt độ đất.

Khi bắt đầu ra rễ đất phải ở khoảng 12- 130C. Vượt quá 150C ra rễ kém, vì vậy sau khi trồng phải che nắng, thông gió.

Nếu trồng vào vụ hè thu phải tưới nước lạnh hoặc dùng rơm rạ phủ mặt luống để giảm thấp nhiệt độ đất.

Sau khi ra rễ nhiệt độ đất có thể cao. Các giống lai Á châu nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 20 – 250C, ban đêm là 10- 150C.

Các giống lai phương Đông nhiệt độ ban ngày là 20 – 250C, ban đêm 15 -180C, nếu thấp hơn 150C thì nụ sẽ rụng và lá sẽ vàng.

Các giống Lily thơm nhiệt độ ban ngày 25 – 280c, ban đêm không được quá 180C.

Việc khống chế nhiệt độ vào 3 mùa Xuân, mùa Thu và mùa Đông tương đối dễ, nhưng vào vụ Hè thu thì rất khó khăn (đặc biệt với những vùng nhiệt độ mùa hè trên 300C).

Nhiệt độ cao làm cây lùn đi và số nụ giảm. Vì vậy, nếu trồng Lily vào vụ hè thu cần chọn giống chịu nóng, phải có biện pháp hạ nhiệt và tăng cường các biện pháp che nắng, phun nước, quạt gió…

Khi trời nóng, nhiệt độ bên ngoài trên 200C cần chuyển chậu vào trong nhà lưới và hạ thấp nhiệt độ trong nhà, cách làm là:

- Che nắng

- Quạt gió và hơi lạnh vào nhà

- Phun hơi nước hạ nhiệt (cứ cách 30 phút đến 60 phút phun 5 – 10 lần).

Hình 3.4.9. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa

4.2. Điều chỉnh ánh sáng trong nhà che

Hoa Lily là cây ôn đới, thích nghi với điều kiện chiếu sáng tán xạ, cường độ chiếu sáng thấp.

Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam cần có lưới che chắn nắng thường xuyên, nên trồng cây trong nhà kính hoặc che phủ nilon.

Đảm bảo cường độ chiếu sáng từ 50-60% ánh sáng trực xạ.

Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và ra hoa của Lily. Thiếu ánh sáng thì cây sinh trưởng chậm, thân mầm yếu, lá vàng và hoa không bền.

Khi mầm hoa của Lily phát dục vào mùa Đông cần có đủ ánh sáng, nếu ánh sáng không đủ vào giai đoạn mầm hoa nhú ra đến khi cắt hoa, hoa sẽ trắng và rụng.

Vào vụ hè cần che bớt ánh sáng. Các giống lai Á châu và Lily thơm cần che bớt 50%, các giống phương Đông che bớt 70%.

Vào thu Đông hoặc Đông Xuân khi Lily ra rễ cũng cần che bớt ánh sáng để giảm nhiệt độ đất.

Sản xuất hoa cắt vào vụ Đông phải đảm bảo cho nhà lưới có đủ ánh sáng. Xung quanh nhà lưới không nên có vật che chắn, đồng thời phải chọn giống ít mẫm cảm với ánh sáng để trồng.

Hình 3.4.10. Điều chỉnh ánh sáng trong nhà che bằng lưới che râm

- Căn cứ vào đặc tính sinh trưởng của Lily, nếu trồng những giống yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày dài.

Khi củ nảy mầm được 50cm cần duy trì thời gian chiếu sáng 16 giờ trong ngày bằng cách thắp điện bổ sung ban đêm, mỗi đêm 4 giờ liên tục cho đến khi xuất hiện nụ.

Thời gian chiếu sáng tự nhiên vào vụ Đông ở miền Bắc nước ta không thể đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng phát dục của cây.

Cách làm là treo đèn 100W, 5m2/1 đèn, chiều cao cách cây 1m, lắp điện thêm chụp thiếc để tăng độ phản xạ.

Mỗi ngày chiếu sáng bổ sung từ 17 giờ khi trời bắt đầu tối đến 21 giờ đêm.

4.3. Khắc phục rụng nụ và khô mầm hoa

Lily trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ sinh ra hiện tượng rụng nụ và khô hoa.

Khí Ethylen cũng thường dẫn đến nụ bị bại dục (nụ không phát triển thành hoa mà bị teo đi) lúc nụ dài 2 -3 cm, là thời điểm nụ sinh ra Ethylen nhiều nhất, mà nụ hoa Lily lại rất mẫm cảm với khí Ethylen nên dễ làm rụng nụ.

Ion bạc (Ag+) có thể ngăn chặn được tác hại của bóng tối, thiếu ánh sáng làm nụ bại dục nên người ta dùng chế phẩm STS có chứa bạc để giảm rụng nụ.

Phun vào lúc nụ dài 3cm với nồng độ 0,1mmol/l. Phun kép 1 – 2 lần / tuần, hoàn toàn có thể khắc phục được hiện tượng rụng nụ, khô mầm hoa.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây hoa lily (Trang 71)