1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Án lệ trong pháp luật đức và pháp dưới góc độ luật so sánh

19 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 247,67 KB

Nội dung

Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài Án lệ trong pháp luật đức và pháp dưới góc độ luật so sánh Án lệ trong pháp luật của Đức và Pháp So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật của các nước này

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

- -TIỂU LUẬN LUẬT HỌC SO SÁNH

Án lệ trong pháp luật Đức và Pháp dưới góc độ

Luật học so sánh

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS Đặng Thị Minh Ngọc

NHÓM THỰC HIỆN : Nhóm 5

1 Nông Thị Hương STT: 31 MSV: 1619610054

2 Vũ Thảo Ly STT: 48 MSV: 1517740048

3 Phạm Thị Trang STT: 70 MSV: 1616610108

4 Nguyễn Hoàng Vân STT: 76 MSV: 1517740094

LỚP TÍN CHỈ : PLU202.1

Trang 2

Danh sách sinh viên thực hiện

31 Nông Thị Hương 1619610054 Án lệ trong pháp luật Đức

Mở đầu + kết luận; nguồn luật (phần I); tổng hợp, chỉnh sửa

70 Phạm Thị Trang 1616610108 Án lệ (phần I); Liên hệ với

án lệ trong pháp luật Việt Nam

76 Nguyễn Hoàng Vân 1517740094 Án lệ trong pháp luật Pháp

Trang 3

Bảng đánh giá thành viên trong nhóm

1 Người đánh giá: Nông Thị Hương

Vũ Thảo Ly Phân chia công việc rõ ràng, tích cực đóng góp ý kiến Phạm Thị Trang Làm việc nhanh chóng, tích cực trong thảo luận

Nguyễn Hoàng Vân Làm việc hiệu quả, có nhiều góp ý cho bài của các thành

viên khác

2 Người đánh giá: Vũ Thảo Ly

Nông Thị Hương Làm việc cẩn thận, tích cực đóng góp ý kiến Nộp bài

đúng thời hạn

Phạm Thị Trang Tích cực đóng góp ý kiến, tiếp thu ý kiến của các thành

viên Nộp bài sớm nhất nhóm

Nguyễn Hoàng Vân Bài nộp rõ ràng, dễ hiểu Đúng thời hạn

3 Người đánh giá: Phạm Thị Trang

Nông Thị Hương Tích cực đóng góp ý kiến, ghi chi tiết những điều giảng

viên dặn và phổ biến lại cho các thành viên trong nhóm

Trang 4

Nguyễn Hoàng Vân Làm việc nghiêm túc, bài làm dễ hiểu.

4 Người đánh giá: Nguyễn Hoàng Vân

Nông Thị Hương Làm việc cẩn thận, nộp bài đúng thời hạn

Phạm Thị Trang Làm bài cẩn thận, nhanh

Vũ Thảo Ly Đốc thúc các thành viên trong nhóm làm bài đúng thời

hạn, hỗ trợ các bạn tìm tài liệu tham khảo

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong luật pháp, nguồn luật nói chung và án lệ nói riêng có một vị trí rất quan trọng Với những nước trong hệ thống Common Law, việc sử dụng án lệ là cực kì phổ biến và thậm chí có quy tắc phải tuân theo những phán quyết đã có (nguyên tắc

"Stare decisis")

Khác với hệ thống Common Law, lịch sử áp dụng án lệ ở các hệ thống luật thành văn Civil law ở Châu Âu đã trải qua các thời kỳ: từ thừa nhận án lệ đến thời

kỳ vai trò của án lệ bị từ bỏ trong xu hướng pháp điển hoá vào thế kỷ XIX Nhưng trong suốt thế kỷ XX và đến nay, vai trò của án lệ ngày càng được đề cao trong các

hệ thống pháp luật dân sự thành văn ở châu Âu

Xuất phát từ thực tế thú vị trên, nhóm 5 quyết định chọn đề tài nghiên cứu so sánh về án lệ tại hai nước tiêu biểu thuộc hệ thống Civil law - Đức và Pháp Bài

tiểu luận của nhóm có tên gọi “Án lệ trong pháp luật Đức và Pháp dưới góc độ

Luật học so sánh” , phần nội dung gồm 9 trang, chia làm 3 phần

I. Các vấn đề cơ bản về nguồn luật và án lệ

II. Án lệ trong pháp luật Đức và Pháp - đặt trong đối sánh

III. Liên hệ với việc áp dụng án lệ trong pháp luật Việt Nam

Bài tiểu luận sẽ cung cấp cái nhìn khái quát nhất về nguồn pháp luật, án lệ cũng như cụ thể về án lệ trong pháp luật Đức và Pháp, từ đó có những liên hệ với nước ta hiện nay khi mà án lệ vừa được đưa vào sử dụng không lâu và vẫn còn khá mới mẻ

Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về kiến thức, nguồn tài liệu cũng như thời gian, bài tiểu luận của nhóm sẽ có những thiếu sót nhất định Chính vì vậy, nhóm 5 mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô giáo và các bạn

Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

6

Trang 7

NỘI DUNG

I. Các vấn đề cơ bản

1. Nguồn của pháp luật

a. Khái niệm

Nguồn của pháp luật (hay nguồn luật) là một trong những khái niệm cơ bản của lý luận nhà nước và pháp luật, cũng như nó là yếu tố quan trọng của pháp luật mỗi nước

Có nhiều quan niệm về nguồn luật, tuy nhiên trong bài tiểu luận này chỉ

xin đưa ra một cách Nói một cách dễ hiểu, "Nguồn của pháp luật là tất cả các

căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế"

b. Các loại nguồn của pháp luật

- Tập quán pháp là tập quán của cộng đồng, được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật

- Tiền lệ pháp (hay án lệ) là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vấn đề cụ thể, được nhà nươc thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vấn đề khác tương tự

- Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh thành các mối quan hệ xã hội

- Một số loại nguồn khác

+ Các quan điểm, học thuyết của các nhà khoa học pháp lý là cơ sở xây dựng, hoàn thiện các quy phạm pháp luật, nhất là các bộ luật

+ Điều ước quốc tế (như hiến chương, công ước, hiệp định…) là những văn bản chứa các nguyên tắc, quy tắc xử sự do các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia cùng nhau thỏa thuận ban hành

+ Các chuẩn mực, quan niệm đạo đức xã hội

+ Đường lối, chính sach của lực lượng cầm quyền

Trang 8

+ Tín điều tôn giáo ở một số quốc gia còn đứng trên cả pháp luật.

2. Án lệ (phán quyết của tòa án)

a. Khái niệm án lệ:

Án lệ (hay tiền lệ pháp, phán quyết của tòa án…) xuất hiện khá sớm trong lịch

sử, vào khoảng thế kỉ thứ III trước Công nguyên và tồn tại dưới hình thức các phán quyết, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phù hợp với sự phát triển của xã hội La

Mã thời cổ đại Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, án lệ được duy trì và phát triển trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới một cách chính thức hoặc không chính thức tồn tại đan xen trong các hệ thống pháp luật

Theo từ điển Black Law thì án lệ được hiểu như sau:

- Án lệ là việc làm luật của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử;

- Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp

có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này

b. Đặc điểm của án lệ

Đặc điểm của án lệ được xác định bởi các phương pháp được sử dụng để tạo

ra án lệ và văn hoá pháp lí đặc biệt với những đòi hỏi, nguyên tắc áp dụng án lệ Cụ thể:

- Án lệ do thẩm phán tạo ra và để giải quyết các vụ việc cụ thể Tuy nhiên không phải bản án của bất cứ cấp toà án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự, thủ tục nhất định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia

- Án lệ có tính khuôn mẫu, điều này thể hiện ở việc khi bản án được công nhận là án

lệ thì nó sẽ được lấy làm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ được sử dụng nhiều lần

8

Trang 9

- Án lệ có tính bắt buộc, có nghĩa là nếu bản án được đem ra sử dụng cho vụ việc có tính chất tương tự nhưng chỉ để tham khảo thì không được coi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các thẩm phán phải áp dụng đối với các vụ án tương tự sau này

Trong tiếng Latinh, án lệ là “Jurisprudence”, thuật ngữ này phát sinh từ hệ

thống Common law, với hệ thống quan điểm lý luận pháp lý khác biệt hẳn hệ thống pháp luật khác Nếu dịch là “án lệ” thì sẽ không hoàn toàn chính xác về mặt nghĩa ở hệ thống Pháp luật Civil Law (Pháp, Đức) hay các hệ thống khác, chính vì

vậy chúng ta có thể sử dụng cụm từ “phán quyết của Tòa án”.

II. Án lệ trong pháp luật Đức và Pháp - đặt trong đối sánh

1. Án lệ không có giá trị bắt buộc – không phải nguồn luật chính thức

a. Trong pháp luật Pháp

Thế kỉ XVIIII, hình thức pháp luật chung ở châu Âu ra đời (jus commune) và

án lệ vẫn được áp dụng phổ biến ở hệ thống pháp luật các nước châu Âu sử dụng luật La Mã Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng án lệ đã từng bị đánh giá thấp khi xu hướng pháp điển hóa luật diễn ra mạnh mẽ ở Châu Âu đầu thế kỉ XIX

Tại Pháp, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự (BLDS) 1804, được xem là một sản phẩm lập pháp nổi tiếng của tiến trình điển hóa pháp luật của Pháp Sự đề cao pháp điển hóa quá mức đã dẫn tới việc án lệ bị xem nhẹ trong quá trình xét xử, cụ thể tại Điều 5 của BLDS 1804 có ghi “Cấm các thẩm phán đặt ra những quy định chung có tính chất quy chế để tuyên án đối với những vụ kiện được giao xét xử” Điều này cũng có nghĩa là những phán quyết của tòa án Pháp phải mang tính cụ thể, áp dụng cho chính vụ án đó và không có ý nghĩa dẫn chiếu cho các vụ án khác Tuy nhiên, các học giả Pháp chỉ ra rằng, bên cạnh những tính ưu việt mà pháp điển đem lại, nó còn có nhiều mặt hạn chế Từ khi BLDS 1804 Pháp ra đời, việc so sánh và thừa nhận bản chất cũng như lợi ích của án lệ được đưa ra nghiên cứu rất

Trang 10

nhiều Vị luật gia từng tham gia xây dựng BLDS 1804 nói “cần phải có án lệ vì luật không thể giải quyết hết mọi vấn đề của BLDS”

b. Trong pháp luật Đức

Hệ thống pháp luật ở Đức chủ yếu dựa vào các quy phạm pháp luật thành văn

Về mặt lí thuyết, các quyết định của tòa án chỉ ràng buộc các bên tại phiên tòa và không được coi là một tiền lệ như luật ở các nước theo hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law Án lệ chỉ được áp dụng khi mà thẩm phán thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử Trong pháp luật của nước Đức, không có một sự thừa nhận chính thức vị trí và vai trò của án lệ với tư cách là nguồn luật

Tuy nhiên, trên thực tế nước Đức tiếp xúc với luật La Mã sâu rộng hơn rất nhiều so với Pháp và lớn hơn rất nhiều nữa so với nước Anh Người Đức đã tiếp nhận không những các chế định pháp luật, quan điểm pháp luật La Mã mà còn tiếp nhận cả hệ thống khoa học tư duy pháp luật La Mã

Trong khoảng hơn một thế kỷ qua, vai trò của án lệ ngày càng được đề cao Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, từ những năm giữa thế kỷ XIX, Toà án tối cao của Đức đã công bố các bản án

2. Những tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ

a. Trong pháp luật Pháp

Hệ thống tòa án Pháp được chia thành hai ngạch là Tòa án Tư pháp và Tòa án Hành chính, trong đó chỉ có những tòa án cấp cao nhất của hai hệ thống tòa án này mới có thẩm quyền tạo ra án lệ Tòa phá án là tòa án cấp cao nhất của ngạch Tòa án

Tư pháp, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra án lệ thông qua chức năng giám đốc thẩm (chức năng phá án) của nó Những án lệ của Tòa Phá án tạo ra có giá trị rất quan trọng trong việc bổ sung những khoảng trống, giải thích những điểm chưa thực sự rõ ràng của các vấn đề dân sự, thương mại trong pháp luật của nước Pháp Tòa Hành chính tối cao của Pháp còn được gọi là Hội đồng nhà nước

10

Trang 11

Những án lệ của tòa án này là thực sự đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong

sự phát triển luật hành chính ở Pháp Về nguyên tắc, không có quy định bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của Hội đồng nhà nước nhưng sự tôn trọng và

đề cao vai trò của các án lệ của Hội đồng nhà nước đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa pháp lý ở Pháp

b. Trong pháp luật Đức

Tại Đức, không phải mọi tòa án đều có thẩm quyền tạo ra án lệ Thẩm quyền tạo ra án lệ chỉ thuộc về những tòa án cấp cao nhất trong hệ thống tòa án liên bang Đối với hệ thống tòa án nước Đức, Tòa án Hiến pháp CHLB Đức có thẩm quyền cao nhất và nó được coi là tòa án duy nhất ở Đức có thẩm quyền tạo ra các án lệ mang tính bắt buộc được đảm bảo bằng những quy định của Hiến pháp CHLB Đức

và Luật Tòa án Hiến pháp CHLB Đức Điều 132 Khoản 4 Luật về Tòa án (GVG) quy định Tòa án tối cao liên bang có thể xây dựng án lệ thông qua tổng kết các vụ án để hướng dẫn công tác xét xử đối với Tòa cấp dưới Các thẩm phán khi tuyên án chịu sự ràng buộc bởi các phán quyết của Tòa án hiến pháp liên bang (Điều 31 Luật TAHPLB), các nghị quyết hướng dẫn công tác xét xử (Verweisungsbeschlüsse) theo Điều 17a Khoản 2 Câu 3 Luật về Tòa án (GVG) BLDS Đức đã dự liệu ở Điều 242, cho phép thẩm phán có thể căn cứ vào nguyên tắc ngay tình (Treu und Glauben) để “sáng tạo pháp luật” Ngoài ra, Tòa án được phép áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng tương tự quy phạm pháp luật (gesetzesvertretendes Richterrecht) với điều kiện không trái với các nguyên tắc chung, không trái với giá trị đạo đức tốt đẹp (Điều 138, 242 BLDS Đức) Việc xác định loại quy phạm nào được coi là quy phạm tương tự, phạm vi, cách thức áp dụng đến đâu vẫn là những vấn đề đang gây rất nhiều tranh cãi và chưa đi đến thống nhất hiện nay ở Đức

3. Việc hình thành án lệ của Tòa án tối cao

a. Trong pháp luật Pháp

Trang 12

Việc hình thành án lệ đòi hỏi phải có điều kiện, và không phải mọi bản án, quyết định của thẩm phán đều trở thành án lệ Án lệ hình thành bắt buộc phải dựa trên những điều kiện sau:

- Phải có vấn đề pháp lý: Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra án lệ là quyết định của thẩm phán trong vụ án cụ thể liên quan đến các vấn đề pháp luật (a point

of Law) mới nảy sinh hoặc một nghi vấn pháp luật (question of Law) Đó là các vấn đề nảy sinh trong các vụ án có liên quan đến câu hỏi luật cần áp dụng đối với

sự kiện thực tế (question of fact) nảy sinh trong vụ án là gì và nó được áp dụng vào các sự kiện thực tế trong vụ án như thế nào? Thực chất vấn đề pháp luật ở đâu chưa được giải quyết, chưa hề có lời giải đáp trong thực tiễn

Do đó khi xét xử thẩm phán đã tìm ra lời giải đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án Và như vậy thẩm phán đã sáng tạo ra pháp luật Điều này cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án

lệ (một tiền lệ pháp) cho các vụ việc trong tương lai

- Phải có quan điểm: Trong bản án phải thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc của các thẩm phán trong hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt ra Nếu không có quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì không thể trở thành

án lệ (vì án lệ có thể hiểu ở góc độ là một đường lối xét xử) Quan điểm và thái độ của thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận khi thẩm phán có những lập luận đưa ra trong một án lệ phải hợp lý và có lô-gic pháp luật

- Phải xuất phát từ tranh chấp: Điều này có nghĩa là án lệ được tạo ra trong bối cảnh

phải có một tranh chấp xác định Thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết trong tranh chấp giữa các bên, bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể

12

Trang 13

- Phải có thẩm quyền: Án lệ được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền Án lệ được thiết

lập ngay tại Tòa án, tuy nhiên không phải tòa án nào cũng tạo ra án lệ mà những bản án, quyết định thuộc các Tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện để trở thành án lệ

b. Trong pháp luật Đức:

Kinh nghiệm hình thành án lệ của Tòa án Tư pháp tối cao CHLB Đức

Tòa án tối cao CHLB Đức đóng vai trò tích cực trong việc giải thích các quy định của Bộ luật Dân sự Đức 1990 Bằng cách này, tòa án đã tạo ra những án lệ có ảnh hưởng đối với việc nhận thức và giải thích pháp luật của các tòa án cấp dưới ở Đức Bộ luật Dân sự Đức mặc dù đã được xây dựng rất công phu Tuy nhiên, nó đã

lộ ra nhiều bất cập và có những khoảng trống cần được bổ sung khi áp dụng nó đối với các vụ việc cụ thể Một vụ án khá nổi tiếng minh chứng cho điều này là vụ án liên quan đến thuốc chứa hàm lượng độc tố gây chết gia cầm – Hühnerpestfall (BGHZ 51, 91 ff = BGH NJW 1969, 269) Nội dung như sau: Một người nông dân kiện một công ty sản xuất xin với cáo buộc rằng công ty này đã sản xuất vác-xin với liều lượng độc tố cao khiến sau khi sử dụng, gia cầm của người nông dân này đã bị chết hàng loạt Đúng ra thì người khởi kiện phải chứng minh lỗi thuộc về công ty, thế nhưng điều này là rất khó, thậm chí không thể thực hiện được với trình

độ, điều kiện của người nông dân Thẩm phán xét xử cho rằng do Bộ luật dân sự đã không qui định cụ thể về vấn đề này, nên dựa trên nguyên tắc ngay tình, đã yêu cầu công ty sản xuất vác-xin phải chứng minh rằng công ty của mình KHÔNG có lỗi Các lĩnh vực pháp luật khác cũng có những trường hợp tương tự, thẩm phán

đã sáng tạo pháp luật, ví dụ như việc hợp pháp hóa các biện pháp đấu tranh đình công của người lao động (BVerfGE 50, 290 [353]), các biện pháp tổ chức biểu tình (BVerfG 104, 92 [104f.]) …Các biện pháp này trên thực tế luật không hề qui định, nhưng qua các phán quyết, thẩm phán đã làm sáng tỏ tính pháp lý, tính có căn cứ của những hình thức này

Ngày đăng: 27/10/2018, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Linh Giang (2005), “Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước trên thế giới”, Nhà nước và Pháp luật, số 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Án lệ trong hệ thống pháp luật một số nước trên thếgiới”, "Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Nguyễn Linh Giang
Năm: 2005
2. Triệu Quang Khánh (2006), “Việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, số 7/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự”",Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Triệu Quang Khánh
Năm: 2006
3. Dương Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thúy (2009), “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Luật học, số 5/2009, tr. 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề áp dụng án lệ ở ViệtNam”, "Luật học
Tác giả: Dương Bích Ngọc và Nguyễn Thị Thúy
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Hồi (2008), “Về khái niệm nguồn của pháp luật”, Luật học, số 8/2008, tr. 29 - 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm nguồn của pháp luật”, "Luật học
Tác giả: Nguyễn Thị Hồi
Năm: 2008
5. Tòa án Nhân dân Tối cao (2015), Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao về quy trình lựachọn, công bố và áp dụng án lệ
Tác giả: Tòa án Nhân dân Tối cao
Năm: 2015
6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình Luật So sánh”, Nxb. Công an Nhân Dân, Hà Nội, tr. 133-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Luật So sánh”
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công anNhân Dân
Năm: 2017
7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Nxb. Công an Nhân Dân, Hà Nội, tr. 284 - 291 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Lý luận chung về nhà nước vàpháp luật”
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an Nhân Dân
Năm: 2017
9. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Các con đường hình thành án lệ ở Đức, &lt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w