1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh

21 295 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 50,79 KB

Nội dung

Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh Tiểu luận môn luật so sánh trường Đại học Ngoại thương tòa phúc thẩm: thủ tục theo pháp luật Anh và Mỹ, so sánh để thấy sự khác biệt trong hệ thống pháp luật hai nước

Trang 1

Mục lục

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới ngày càng hội nhập, các quốc gia cũng ngày càng mở cửa với bênngoài là một xu thế tất yếu toàn cầu Không có quốc gia nào thực hiện chính sáchđóng cửa có thể phát triển tốt được, ngoài việc hình thành các quan hệ đối ngoại đểtạo điều kiện xúc tiến thương mại quốc tế, giao lưu văn hóa chính trị thì việc nhìnvào các quốc gia phát triển để vận dụng sáng tạo áp dụng cho xây dựng quốc giamình cũng là một điều vô cùng quan trọng Do đó trước xu thế hiện đại toàn cầunày, con người trong thời đại mới yêu cầu không thể không có hiểu biết sâu rộng vềcác quốc gia khác trên thế giới Và vấn đề cốt yếu và cần thiết nhất trong hội nhậpquốc tế chính là hệ thống pháp luật của các quốc gia Mỗi quốc gia là một cá thểvừa độc lập vừa có mối quan hệ gần gũi với các quốc gia còn lại nên hệ thống phápluật giữa các quốc gia luôn có những điểm giống và khác nhau Việc so sánh hệthống pháp luật giữa 2 quốc gia không chỉ là để tìm ra điểm khác biệt giữa hệ thốngpháp luật mà còn giúp đánh giá được ưu nhược điểm của từng bên, giải thích nguồngốc sự khác nhau đó, đánh giá sự phù hợp

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu so sánh hệ thống pháp luậtgiữa các quốc gia vì những mục đích trên Common law là một dòng họ lớn và cơbản trên thế giới điển hình là hai quốc gia Anh và Mỹ Do đó những công trìnhnghiên cứu so sánh luật liên quan đến dòng họ pháp luật Common law là rất nhiều

và đa dạng, bao gồm cả so sánh hệ thống pháp luật giữa các quốc gia trong cùngdòng họ Common law và với các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật khác Với mụcđích phục vụ mục đích nâng cao hiểu biết và kiến thức về môn học luật so sánh,

nhóm 10 chúng em xin được làm nghiên cứu về đề tài “Hệ thống tòa án Anh –

Mỹ dưới góc độ so sánh” xong do thời gian và điều kiện về hiểu biết không cho

phép nghiên cứu toàn diện, nhóm em xin phân tích sâu hơn về tòa phúc thẩm

Trang 3

trong hệ thống tòa án Anh – Mỹ dưới góc độ so sánh Do kinh nghiệm và kiến thứcchuyên môn còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em vẫn còn nhiều thiếu sót,nhóm em mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoànchỉnh, chính xác hơn và cũng là để chúng em rút kinh nghiệm cho những bài tiểuluận sau.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu trên internet cùng những kiến thức được đượcgiảng viên cung cấp nắm được những điểm giống và khác nhau của hệ thống tòa ánhai nước Anh – Mỹ, tìm hiểu chuyên sâu về tòa phúc thẩm, nghiên cứu được nguồngốc của sự khác nhau đó, đánh giá và rút ra được bài học kinh nghiệm cho ViệtNam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống tòa án Anh – Mỹ, phân tích sâu tòa phúcthẩm

- Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật Anh – Mĩ và tồn tại thực tế

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp mô tả khách quan

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

5. Giả thuyết nghiên cứu:

Liệu cách thức tổ chức và hoạt động của Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ có phùhợp để tiến hành xây dựng và thực thi ở Việt Nam không?

Trang 4

về hệ thống tòa án Anh sẽ tập trung nói về hệ thống tòa án tại England và xứ Wales.

− Tòa án địa hạt: Cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự, chỉ có thẩmquyền trong lĩnh vực dân sự, mỗi tòa có thẩm quyền xét xử trên một khu vựchành chính nhất định

− Tòa pháp quan: Cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự, thẩm quyền cònvượt ra khỏi lĩnh vực hình sự và bao quát cả những vụ dân sự nhỏ có liênquan tới nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

− Tòa án cấp cao: Hoạt động với tư cách là tòa án dân sự sơ thẩm và tòa hình

sự phúc thẩm đối với các vụ việc đã giải quyết bởi tòa cấp dưới có khángcáo, kháng nghị Gồm ba tòa chuyên trách là Tòa Nữ hoàng, Tòa Đại pháp vàTòa gia đình

− Tòa án hình sự trung ương: Là tòa cấp trên của tòa pháp quan, thẩm quyềnxét xử gồm các vụ việc hình sự nghiêm trọng, một vài vụ việc dân sự, xét xửphúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bởi tòa pháp quan khi có khángcáo, kháng nghị

− Tòa phúc thẩm: Gồm hai tòa chuyên trách Tòa dân sự và Tòa hình sự

− Tòa án tối cao: Cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng độc lập với Thượng nghịviện

( Sơ đồ Hệ thống tòa án Anh kèm theo tại phụ lục 1)

2. Hệ thống tòa án ở Mỹ

Khác với Anh, hệ thống tòa án ở Mỹ đã được xác định những đặc điểm cơbản nhất tại Điều 3 của bản Hiến pháp nước này

Trang 5

❖ Hệ thống tòa án Liên bang:

− Tòa án quận của Liên bang: Có thẩm quyền chung trong hệ thống tòa án Liênbang Mỗi bang có ít nhất một tòa án quận Liên bang nhưng bang lớn có thể

có nhiều hơn một tòa Xét xử các vụ việc liên quan tới luật Liên bang (đa số

❖ Hệ thống tòa án bang: Mỗi bang ở Mỹ đều có hệ thống tòa án riêng với cơcấu tổ chức có thể không giống nhau Thông thường, các bang tổ chức hệthống tòa án tương tự mô hình của hệ thống tòa án Liên bang gồm ba cấp(cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và cấp tối cao)

(Sơ đồ Hệ thống tòa án Mỹ kèm theo tại phụ lục 2)

II. Tổng quan về Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ

Trang 6

● Bộ phận Tòa hình sự: chỉ xét xử các bản án của Tòa hình sự trung ương khi

có đơn yêu cầu Đứng đầu tòa hình sự chuyên trách là người đúng đầu Phântòa Nữ hoàng của Tòa tối cao

❖ Thẩm quyền xét xử: Tòa xét xử phúc thẩm trực tiếp các bản án của các Tòadân sự sơ thẩm – Tòa cấp cao và Tòa hình sự sơ thẩm – Tòa hình sự trungương Mà trong đó:

● Bộ phận dân sự nhận kháng cáo từ:

− Ba phân tòa của Tòa án tối cao

− Tòa án Quận trên khắp nước Anh và xứ Wales

− Từ tóa án nhất định, chẳng hạn như Tòa Kháng Cáo, Tòa Di Trú, Tòa án đấtđai và các vấn đề an sinh xã hội

● Bộ phận hình sự nhận kháng cáo từ Tòa Hoàng gia hoặc Tòa hình sự trungương

❖ Thẩm phán

Các thẩm phán của tòa cấp phúc thẩm được coi là đại diện tư pháp của khángcáo Vì số lượng kháng cáo, kháng nghị được giải quyết tại tòa này lớn hơn bất kỳmột tòa án nào khác kẻ cả Thượng nghị viện nên người ta cho rẳng Chán án tòaphúc thẩm trên thực tế là thẩm phán có thể lực nhất ở Anh

16 thẩm phán có chức danh là thẩm phán của Tòa phúc thẩm Khi xét xử theoquy định, Tòa phúc thẩm sẽ có 3 thẩm phán tham dự trong đó, đứng đầu là:

− Tòa dân sự: là một trưởng ban

− Tòa hình sự: huân tước Chánh án, người đồng thời cũng đứng đầu Tòa NữHoàng

2. Tòa phúc thẩm ở Mỹ

Tại Mỹ, hệ thống tòa án không chia thành 2 nhánh dân sự và hình sự Với tòaphúc thẩm trong hệ thống tòa án liên bang thì có tên là tòa kinh lý phúc thẩm, còntrong hệ thống tòa án bang thì tòa phúc thẩm cấp trung và tòa án tối cao của bang

❖ Tòa kinh lý phúc thẩm:

− Thẩm quyền xét xử phúc thẩm với các bản án bất lợi cho mình do tòa án cấpdưới phán quyết

Trang 7

− Mục đích: giảm bớt gánh nặng cho Tòa án tối cao Liên bang trong lĩnh vựcxét xử phúc thẩm.

− Gồm 11 tòa đặt cố định ở 11 khu vực được xác định về mặt địa lý, chạy từĐông sang Tây, mỗi khu vực gồm một vài bang

− Tổng số thẩm phán trên toàn bộ khu vực là 180 người, mỗi khu vực có từ 6đến 20 thẩm phán, mỗi phiên tòa thường có 3 thẩm phán tham dự

❖ Tòa phúc thẩm cấp trung và tòa án tối cao của bang:

− Thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các đơn kháng nghị từ tòa sơ thẩm(tòa phúc thẩm cấp trung) và xét xử các vụ việc đã được phúc thẩm bởi tòaphúc thẩm của bang (tòa án tối cao của bang)

− Số lượng tòa phúc thẩm cấp trung trong 1 bang phụ thuộc vào số lượng dân

cư của bang

− Phán quyết của tòa là cuối cùng, tòa án tối cao của Liên bang không cóquyền bãi bỏ trừ trường hợp xác định vi hiến

III. Sự giống nhau và khác biệt giữa Tòa phúc thẩm ở Anh và Mỹ

1. Giống nhau

● Tòa phúc thẩm được phân cấp trong quá trình xét xử

− Ở Anh, sự phân chia quyền hạn xét xử các vụ việc

− Ở Mỹ, sự phân chia dựa trên phạm vi địa lý giữa hệ thống tòa án Liên bang

Trang 8

❖ Cơ cấu tổ chức

− Ở Anh, trong nhóm tòa Tối cao, Tòa phúc thẩm đứng trên hai tòa còn lại làTòa cấp cao và Tòa Hoàng gia theo cấp xét xử vì hầu hết các phán quyết củahai tòa này lại sẽ được phúc thẩm tại Tòa phúc thẩm (trừ các phán quyết vềhình sự của Tòa cấp cao)

Để thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm của mình, Tòa phúc thẩm bao gồm

2 bộ phận:

● Bộ phận Tòa dân sự: xét xử những vụ việc đã được giải quyết bởi Tòa cấpcao, Tòa địa hạt và một số cơ quan tài phán khác (cơ quan tài phán lao động,đất đai, tị nạn và nhập cư) Đứng đầu tòa dân sự là một trưởng ban

● Bộ phận Tòa hình sự: chỉ xét xử các bản án của Tòa hình sự trung ương khi

có đơn yêu cầu Đứng đầu tòa hình sự chuyên trách là người đúng đầu Phântòa Nữ hoàng của Tòa tối cao

− Khác với ở Anh, Mỹ là một quốc gia tồn tại song song hai hệ thống pháp luật

là hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật bang Và hệ thống tòaphúc thẩm cũng vậy Nếu như ở Anh chỉ bao gồm 1 hệ thống Tòa phúc thẩmduy nhất với 2 bộ phận chuyên trách là Tòa hình sự và Tòa dân sự thì ở Mỹ,Toà phúc thẩm tồn tại ở cả hệ thống tư pháp liên bang (Tòa kinh lí phúcthẩm) và hệ thống tư pháp bang (Tòa phúc thẩm cấp trung)

● Ở hệ thống tư pháp liên bang, Toà phúc thẩm có chức năng xem xét lại các

vụ việc, thường là bắt đầu từ các Toà án Hạt; bên cạnh đó các toà cũng cóquyền xem xét lại quyết định của một số cơ quan hành chính Việc xem xétlại vụ án nhằm giám sát tính hợp pháp trong hoạt động xét xử của toà án cấpdưới; tìm ra những lỗi vi phạm trong quá trình tố tụng; đồng thời thực hiệnmục đích phân loại các vụ việc cần có sự can thiệp của Toà án tối cao

● Ở hệ thống tư pháp bang, Toà án Phúc thẩm cấp trung Xem xét phúc thẩm,đơn kháng nghị từ tòa sơ thẩm, giảm bớt khối lượng công việc của Toàchung thẩm của bang Toà án Phúc thẩm bang chịu trách nhiệm trên phạm vitoàn bang

❖ Việc xét xử phúc thẩm của Tòa

Trang 9

✓ Về người có quyền kháng cáo

− Ở Anh, Bộ phận dân sự có chức năng chủ yếu là tiếp nhận kháng cáo từ tòa

án tối cao của tòa án quốc gia

Bộ phận hình sự là tiếp nhận kháng cáo của người bị kết án hoặc để xem xét luậthình sự đối chiếu theo luật tha bổng của Tòa án trung thẩm

− Còn ở Mỹ, người có quyền kháng cáo là người bị kết án, công tố viên, trongtrường hợp bị cáo được tuyên vô tội Người kháng cáo phải đệ trình văn bảnnêu rõ căn cứ pháp luật áp dụng đối với các tình tiết thực tế của vụ án và lý

do, lập luận cho yêu cầu kháng cáo.

✓ Về kháng cáo tại Tòa phúc thẩm

− Ở Anh, các kháng cáo thường được thực hiện bằng cách xử lại Theo phươngpháp này tòa án thường không khắc đến các nhân chứng hoặc bằng chứngnhưng xem xét các trường hợp từ các hồ sơ được thực hiện tại phiên tòa và

từ các ghi chú của thẩm phán Đạo Luật phúc thẩm Hình sự năm 1995, khiếunại chỉ được thực hiện khi mà quyết định của thẩm phán là “không an toàn”

− Trong khi đó, ở Mỹ, kháng cáo chỉ có thể được tiến hành khi có sai sót về tốtụng và áp dụng pháp luật của phiên tòa sơ thẩm (chứng cứ đã được chấpthuận không có căn cứ; hướng dẫn của thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thấmđối với bồi thấm đoàn có sai sót dẫn đến việc bồi thẩm đoàn sai lầm khi raphán quyết; thỏa thuận nhận tội đạt được không phải do tự nguyện v.v ).Yêu cầu phúc thẩm có thể không được chấp nhận để khắc phục những sai sót

về bằng chứng, trừ phi có sai sót rõ ràng về luật pháp Đối với vấn đề hìnhphạt, kháng cáo chỉ có thể được chấp nhận nếu pháp luật quy định loại tội đóđược phép kháng cáo

✓ Về phạm vi xét xử

− Ở Anh, Tòa án cấp phúc thẩm thường không nhận được bằng chứng mới,nhưng có quyền điều tra lại và quyết định làm như vậy nếu cần thiết hoặcthích hợp với lợi ích của công lý

Trang 10

− Khác với Anh, Hội đồng xét xử phúc thẩm ở Mỹ chỉ xem xét các vấn đề về

áp dụng pháp luật, không xem xét mở rộng đối với các tình tiết thực tế đãđược xem xét ở Tòa sơ thẩm

✓ Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử

− Ở Anh, Tòa án có thể duy trì hoặc đảo ngược quyết định của toàn án cấpdưới, nhưng nó có thể không cấp một bản án nặng hơn so với ban đầu được

áp dụng, trừ trường hợp đặc biệt được tham khảo bởi các luật sư mà trong đócác thẩm phán được quyền xét xử với sự khoan hồng

Đặc biệt, trong quá trình xét xử, khả năng tạo ra án lệ từ các bản án của Tòalên tới 25% Án lệ này có giá trị bắt buộc đối với Tòa án cấp dưới và với ngay cảTòa phúc thẩm Ngày nay, Tòa phúc thẩm là tòa án duy nhất chịu sự rang buộc từ

án lệ của chính mình Các Tòa phúc thẩm sẽ không đi lệch với quyết định trước đócủa mình nếu các bản án đó không bị “bác bỏ” bởi Thượng nghị viện hoặc bởi đạoluật Ngoài ra, Tòa phúc thẩm còn chịu sự ràng buộc bởi quyết định của Tòa án tốicao và quyết định của Tòa án tư pháp châu Âu

− Còn với Mỹ, Hội đồng xét xử có thẩm quyền độc lập hơn, chịu ít sự ràngbuộc hơn so với Tòa phúc thẩm ở Anh Tòa phúc phẩm ở Mỹ có thể khôngchấp nhận kháng cáo hoặc chấp nhận kháng cáo, hủy bản án sơ thẩm để đưa

vụ án ra xét xử lại với bồi thẩm đoàn mới; đối với kháng cáo về việc tănghoặc giảm hình phạt, nếu được chấp thuận, Tòa án phúc thẩm có thể quyếtđịnh ngay mà không phải hủy bản án sơ thẩm

✓ Về vị trí thẩm phán trong Tòa phúc thẩm

− Thẩm phán làm việc tại Tòa phúc thẩm ở Anh được lựa chọn từ một tổ chứcgồm các luật sư thực hành Những luật sư thực hành được phân cấp và thẩmphán chỉ được lựa chọn từ những luật sư thực hành cấp cao hơn, giỏi và giàukinh nghiệm (thường là có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên) Tòa phúc thẩmgồm 16 thẩm phán có chức danh là thẩm phán của Tòa phúc thẩm Khi xét

xử theo quy định, Tòa phúc thẩm có 3 thẩm phán tham dự

Trang 11

− Đối với Mỹ, các thẩm phán tòa phúc thẩm khu vực do Tổng thống Hoa Kỳ

bổ nhiệm sau khi được thông qua bởi đa số phiếu ở Thượng viện Hoa Kỳ.Các Tổng thống thường đề cử các thành viên cùng chính đảng của mình để

bổ nhiệm làm thẩm phán Nguồn bổ nhiệm thẩm phán liên bang là các luật

sư, giáo sư luật có uy tín, hoặc các thẩm phán tòa liên bang cấp dưới hoặcthẩm phán tiểu bang Một thẩm phán liên bang chỉ có thể bị bãi nhiệm thôngqua một quy trình xem xét vi phạm đạo đức, trong đó Hạ viện Liên bang làbên đưa ra các cáo buộc và việc xét xử sơ thẩm được thực hiện bởi Thượngviện Liên bang

Hiện tại, Mỹ có 12 tòa phúc thẩm vùng, với 179 thẩm phán tòa phúc thẩm cóthẩm quyền Có thể thấy, số thẩm phán của Tòa phúc thẩm ở Mỹ nhiều hơn hẳn sovới Anh, tuy nhiên các vụ việc được giải quyết triệt để thường chỉ được xem xétbởi một cơ quan xét xử gồm ba thẩm phán, chứ không phải toàn bộ thẩm phán phúcthẩm trong vùng Tức là nhiều vụ việc có thể được xét xử đồng thời bởi các nhóm

ba thẩm phán khác nhau, thường ngồi tại các thành phố khác nhau trong vùng

IV. Giải thích nguồn gốc của sự giống nhau và khác nhau giữa Tòa phúc thẩm ởAnh và Mỹ

1. Giải thích cho sự giống nhau

Sự mở rộng của hệ thống pháp luật Common Law thông qua công cuộc mởrộng thuộc địa của Đế quốc Anh, trong đó có khu vực Bắc Mỹ tác động tới hệthống pháp luật của Mỹ sau này, làm cho nó có những nét tương đồng đặc biệttrong hệ thống cơ quan xét xử Vì vậy, hệ thống pháp luật Mỹ, tính đến thời điểmnày vẫn còn những nét rất gần gũi với hệ thống pháp luật Anh Đây là nguyên nhânchủ yếu làm nên những nét tương đồng trong hệ thống pháp luật của Anh, Mỹ nóichung và hệ thống tòa án nói riêng

2. Giải thích cho sự khác nhau

Nước Mỹ ra đời là sự liên hợp của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ và chính

Trang 12

nguồn gốc từ pháp luật Anh, nhưng từ năm 1776 khi nước Mỹ giành được độc lậpthì hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ trở thành hai hệ thống pháp luật độc lập và

có hướng phát triển khác nhau dẫn đến những khác biệt nhất định trong hệ thốngpháp luật của hai quốc gia này Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này chính

là Anh là một nước có dân cư gần như thuần nhất Trong khi đó, Mỹ lại là quốc gia

đa sắc tộc, đa tôn giáo với nền văn hóa đa dạng từ những người nhập cư hợp pháp

và bất hợp pháp từ khắp nơi trên thế giới, từ đó dẫn đến sự khác biệt trong cách suynghĩ cũng như tư duy pháp lí Vì vậy, hệ thống pháp luật của Mỹ phức tạp hơnnhiều so với hệ thống pháp luật của Anh Bên cạnh đó, Nhà nước Mỹ được tổ chứcdưới dạng Nhà nước cộng hòa liên bang và mỗi bang giữ lại chủ quyền độc lập củariêng mình Trên thực tế, sự độc lập này đã mất dần theo thời gian nhưng với tưcách là thực thể pháp lí, các bang ngày nay vẫn tồn tại riêng rẽ với hệ thống chínhphủ hoàn chỉnh của mình Thực tế cho thấy trên nhiều lĩnh vực và đối với nhiềungười, pháp luật của bang quan trọng hơn pháp luật của liên bang Mặt khác, Anh

là một quốc đảo với nền quân chủ nghị viện, là quốc gia đơn nhất theo chế độ tậpquyền quản lý Ngược lại, Mỹ là một quốc gia liên bang với nền cộng hòa tổngthống và có sự dung hòa về lợi ích giữa các bang Người Anh luôn tự hào về bề dàytruyền thống của mình trong khi người Mỹ lại tự hào vì đã chống lại ách thuộc địa

và quay lưng lại với những truyền thống cũ kỹ

V. Đề xuất bài học cho Việt Nam

1. Một số vấn đề vướng mắc ở hệ thống phúc thẩm của Việt Nam

− Những quy định pháp luật về thủ tục phúc thẩm chưa thật sự rõ ràng, việcgiải thích và hướng dẫn thực hiện cũng không đáp ứng kịp thời

− Chất lượng xét xử phúc thẩm chưa cao Một số bản án phúc thẩm bị Tòa áncấp giám đốc thẩm hủy để điều tra lại và xét xử lại Và cũng chính vì vậy mà

số lượng vụ án tồn đọng của cấp phúc thẩm khá nhiều Ngoài ra, tổ chức củacác Tòa Phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao hiện đang có nhiều vấn đềbất hợp lý cần được nghiên cứu đổi mới Hiện nay ở cả ba miền Bắc, Trung,

Ngày đăng: 27/10/2018, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w