- Hệ thống chiếu sáng nhằm mục đích bổ sung ánh sáng cho cây hoa Lily, Loa kèn trong điều kiện không đủ ánh sáng để cây sinh trưởng phát triển. Nếu nhiệt độ thấp cây phát triển chậm có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng đó làm tăng
nhiệt độ trong nhà che để điều khiển hoa nở theo ý muốn. Thông thường sử dụng các loại bóng đèn 75W cứ 6m2 tiến hành lắp một bóng đèn, độ cao của bóng đèn so với cây hoa khoảng 50-60m là đạt yêu cầu.
Hình sô 2.4.9. Hệ thống chiếu sáng trong vườn trồng hoa Lily
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu
sau:
Câu 1: Hệ thống tưới nhỏ giọt có ưu điểm là
a. Tiết kiệm nước tưới và phân bón b. Tiết kiệm chi phí nhân công lao động
c. Hạn chế phát sinh dịch hại và tăng năng suất cây trồng. d. Bảo vệ đất trồng
e. Tất cả các ý trên
Câu 2: Hệ thống chiều sáng trong nhà che làm tăng chất lượng cây hoa và có thể điều khiển hoa nở theo ý muốn.
b. Sai
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 2.4.7: Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước trong vườn hoa
- Mục tiêu
+ Nhắc lại được kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước trong vườn hoa + Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật về lắp đặt hệ thống tưới tiêu nước + Tiết kiệm vật tư
- Nguồn lực
Trang thiết bị Số lượng
- Kìm 07 cái
- Ống tưới nhỏ giọt 200m - Téc nước 250l 01 cái - Van khóa 15 cái - Ống nhựa Ø27 10 cây - Cút nối 20 cái - Keo dính 07 typ - Cưa nhỏ 07 cái - Bóng điện 10 cái - Đui điện 10 cái
- Dây điện 50m
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm:
+ Lựa chọn dụng cụ thiêt bị để làm hệ thống tưới tiêu + Tính toán kích thước, số lượng vật liệu cho hệ thống + Thao tác lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt
+ Kiểm tra vận hành thử hệ thống + Hoàn thiện hệ thống
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ
- Sản phẩm ứng dụng: 01 hệ thống tưới tiêu nước nhỏ giọt, tưới phun tự động đạt
tiêu chuẩn cho vườn trồng hoa Lily theo qui mô hộ gia đình.
C. Ghi nhớ
- Phải đặt chế độ tưới tự động của hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa cho hợp lý không để đất quá ẩm và quá khô.
Bài 5. Chuẩn bị chậu và giá thể trồng Mã bài: MĐ 02-05
Mục tiêu:
- Nêu được tác dụng và một số loại giá thểsử dụng trồng hoa Lily; - Lựa chọn được chậu và giá thể thích hợp để trồng hoa;
- Thực hiện được các bước làm giá thể đúng quy trình kỹ thuật.
- Tích cực học tập, yêu nghề, tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường sinh thái.
A. Nội dung của bài 1. Chuẩn bị chậu trồng
- Chất liệu chậu: Có thể sử dụng các loại chậu gốm sứ hoặc chậu nhựa. Nên sử dụng chậu nhựa để thuận tiện cho trồng và vận chuyển khi tiêu thụ.
Hình sô 2.5.1. Chậu nhựa trồng hoa
+ Trồng 3 củ chọn chậu có Ø 20cm + Trồng 5 củ chọn chậu có Ø 30cm + Trồng 7 củ chọn chậu có Ø 40cm
+ Chậu có chiều cao thích hợp để trồng hoa
Hình sô 2.5.2. Chậu gốm sứ trồng hoa
2. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm giá thể
- Giá thể là gì?
Giá thể là môi trường cho cây sinh trưởng phát triển, có vai trò cố định vị trí cây trong không gian và cung cấp ô xi, nước và chất dinh dưỡng cho cây.
- Yêu cầu chung của giá thể là phải: + Tơi xốp
+ Giữ nước và thoát nước tốt
+ Có đầy đủ thành phần dinh dưỡng + Không chứa tồn dư sâu, bệnh hại + Không bị nhiễm mặn
2.1. Chuẩn bị đất
- Đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ, đập nhỏ và loại bỏ tạp chất, cỏ dại.
Hình sô 2.5.3. Đất phù sa làm giá thể
2.2. Chuẩn bị phân chuồng
- Phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ngâm ủ hoai mục ít nhất 1 năm.
2.3. Chuẩn bị chất phụ gia
2.3.1. Chuẩn bị xơ dừa
- Mùn xơ dừa, nhất là loại mùn xơ dừa tươi có chứa hàm lượng lignin cao. Nếu sử dụng trực tiếp có thể gây ngộ độc cho cây trồng.
- Để trồng được trên mùn dừa tươi thì phải tiến hành loại bỏ lignin. Quá trình này nếu xảy ra trong tự nhiên thì thời gian rất lâu (khoảng 12- 24 tháng).
- Xử lý loại bỏ lignin bằng nước vôi
+ Dùng vôi bột ( vôi dùng bón cho cây trồng ) pha với tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch, pha trong bể chứa.
+ Cho vụn xơ dừa vào bể chứa có dung dịch vôi pha sẵn với tỷ lệ như trên, + Ngâm liên tục vụn xơ dừa trong nước vôi từ 5-7 ngày.
+ Loại bỏ nước chát màu đen ra khỏi bể chứa
+ Đưa nước sạch vào xử lý từ 2 -3 lần. Khi đó có thể đem ra sử dụng. Xơ dừa đã được loại bỏ lignin.
- Xử lý khử trùng và ủ giá thể: Sau khi giá thể đem ra khỏi bể xử lý có thể đem ủ với chế phẩm sinh học BIMA ( có chứa nấm đối kháng Trichoderma) để thúc đẩy quá trình tiêu diệt các nấm gây hại cho cây trồng vừa thúc đẩy quá trình ủ hoai của giá thể vụn xơ dừa.
- Quá trình xử lý, khử trùng giá thể thực hiện như sau:
+ Trộn một tấn xơ dừa sau xử lý trộn với 3 – 4kg BIMA, lưu ý phải giữ cho độ ẩm của đống ủ từ 50 – 60%.
+ Bổ sung thêm từ 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn xơ dừa.
+ Tạo độ ẩm đống ủ: Pha 1 kg ure với 100 lít nước và tưới đều vào đống ủ cho đạt đến độ ẩm 50 – 60%. Có thể kiểm tra độ ẩm đống ủ bằng cách lấy tay nắm chặt hỗn hợp đã phối trộn, thấy rỉ nước ra ở tay là được.
+ Đảo trộn và đậy bạt: Sau 4–5 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 60oC. Sau 7 ngày ta tiến hành đảo trộn.
+ Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm, sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–55%.
+ Sau thời gian từ 40 – 60 ngày có thể đem ra sử dụng.
- Giá thể sau khi xử lý có thể trộn thêm với các loại phân hữu cơ, phân NPK, urê, super lân, kali.
2.3.2. Chuẩn bị trấu
- Trong vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemicellulose (90%), ngoài ra có thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin chiếm khoảng 25-30% và cellulose chiếm khoảng 35-40%.
Hình số 2.5.6. Vỏ trấu - Một số ứng dụng của vỏ trấu + Làm giá thể + Làm chất độn chuồng + Làm chất đốt + Làm vật liệu xây dựng + Làm thiết bị lọc nước
+ Sử dụng tro trấu sản xuất ôxyt silic
3. Làm giá thể trồng hoa
Giá thể thích hợp cho cây hoa Lily phát trển và thường dùng gồm các thành phần:
+ Đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ đập nhỏ. + Phân chuồng hoai mục.
+ Mùn xơ dừa đã được loại bỏ ta nanh.
=> Trộn đều 1 phần đất phù sa + 1 phần phân chuồng đã được ủ hoai mục và 2 phần xơ dừa đã được xử lý loại bỏ ta nanh trước khi vào chậu.
Hình sô 2.5.7. Trộn giá thể
4. Xử lý giá thể
Đã được xử lý nấm bệnh bằng thuốc nấm Viben C pha 25g thuốc với 8 lít nước sạch, xử lý cho 70-80 chậu giá thể, trước khi trồng 7-10 ngày.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Giá thể trồng hoa Lily cần đảm bảo yêu cầu gì? a. Tơi xốp
b. Có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. c Có dinh dưỡng.
d. Được xử lý nấm bệnh e. Tất cả những ý trên
Câu 2: Nếu sử dụng trực tiếp mùn dừa chưa qua xử lý cây trồng sẽ bị ngộ độc do có chứa hàm lượng lignin cao?
a. Đúng b. Sai
Câu 3: Trộn giá thể trồng hoa Lily với tỷ lệ nào thích hợp nhất.
a. 1 phần đất phù sa + 1 phần phân chuồng đã được ủ hoai mục + 2 phần xơ dừa. b. 1 phần đất phù sa + 3 phần phân chuồng đã được ủ hoai mục + 2 phần xơ dừa c. 3 phần đất phù sa + 1 phần phân chuồng đã được ủ hoai mục và + 1 phần xơ dừa
2. Các bài thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.5.8: Làm giá thể trồng hoa
- Mục tiêu
+ Nhắc lại được kiến thức làm giá thể trồng hoa Lily + Thực hiện được các bước làm giá thể đúng kỹ thuật + Tiết kiệm vật tư
Trang thiết bị Số lượng
- Cuốc, xẻng 14 cái
- Đất 0,5 khối
- Trấu hun 1 bao - Mùn xơ dừa 2 bao - Phân chuồng 100 kg - Gang tay cao su 14 đôi
- Phân NPK 20kg
- Cào 15 cái
- Chậu nhựa 42 cái - Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm:
+ Chuẩn bị đất
+ Chuẩn bị phân chuồng + Chuẩn bị chất phụ gia + Trộn giá thể
+ Xử lý giá thể
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành
Nội dung TH Thời gian Yêu cầu sản phẩm
1. Chuẩn bị đất 1 giờ 0,5 khối
2. Chuẩn bị phân chuồng 1 giờ 1 tạ phân chuồng hoai mục 3. Chọn chất phụ gia 1 giờ 2 bao mùn xơ dừa đã xử lý 4. Trộn giá thể 1 giờ Đủ cho 42 chậu hoa trồng 3-5
cây/chậu
5. Xử lý giá thể 2 giờ Đúng quy trình kỹ thuật
C. Ghi nhớ
- Giá thể phải tơi xốp, không bị nhiễm mặn, không có tồn dư sâu, bệnh - Xử lý giá thể theo đúng quy trình
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:
- Vị trí: Mô đun Chuẩn bị vườn trồng được giảng dạy thứ hai, làm cơ sở để giảng dạy các mô đun khác trong chương trình.
- Tính chất: Đây là mô đun cung cấp kiến thức và kỹ năng nên bố trí giảng dạy ngoài thực địa.
II. Mục tiêu:
- Tính toán được điều kiện cần thiết để tiến hành trồng hoa;
- Chuẩn bị được dụng cụ, vật tư và các nguồn lực cần thiết để trồng hoa; - Thực hiện được các công việc theo đúng quy trình kỹ thuật;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn lao động và môi trường sinh thái.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài Loại bài
dạy Địa điểm
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ02-01 Dự tính chi phí sản xuất Tích hợp Lớp học/hiện trường 8 4 3 1
MĐ02-02 Chuẩn bị nhà che Tích hợp trườngHiện 24 4 18 2 MĐ02-03 Chuẩn bị đất trồng Tích hợp trườngHiện 24 4 19 1 MĐ02-04 Kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước. Tích hợp trườngHiện 12 2 9 1 MĐ02-05 Chuẩn bị chậu và giá thể Tích hợp trườngHiện 12 2 9 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 84 16 58 10
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
4.1. Đánh giá bài thực hành số 2.1.1: Tính chi phí sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
+ Dự kiến được các hạng mục để đầu tư sản xuất hoa Lily, Loa kèn
Quan sát, kiểm tra lại các hạng mục
+ Lập được bảng tính chi phí cho sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn
Kiểm tra lại các hạng mục và tính hợp lý của các hạng mục
+ Tính toán số liệu cụ thể, đảm bảo chính xác
Kiểm tra lại kết quả tính toán
4.2. Bài thực hành số 2.2.2: Quan sát mẫu nhà kính, nhà che
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Vẽ phác họa được toàn bộ kết cầu của nhà che Quan sát, kiểm tra bản vẽ của học viên
2. Vẽ được sơ đồ hệ thống tưới tiêu trong nhà che Quan sát, kiểm tra bản vẽ của học viên
3. Quan sát, vẽ được hệ thống cung cấp dinh dưỡng trong nhà che
Quan sát, kiểm tra bản vẽ , hình chụp của học viên 4. Vẽ được hệ thống chiếu sáng trong nhà che Quan sát, kiểm tra bản vẽ ,
hình chụp của học viên
4.3. Bài thực hành số 2.2.3: Dựng khung nhà che đơn giản
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Xác định vị trí cột nhà phù hợp với quy mô, diện tích làm nhà che
Quan sát, kiểm tra tính hợp lý theo thiết kế
Đào hố đúng kích thước 30x30x40-60cm Quan sát, kiểm tra bắng cách đo lại
Đo, cắt cột đúng theo bản vẽ: Cột chống nóc cao 4m; Cột hồi cao 2,5 -3m; Cột phụ cao 2m
Quan sát, kiểm tra bắng cách đo lại
Cột được đặt đúng vị trí Quan sát, kiểm tra Trộn bê tông đúng tỷ lệ Theo dõi ,kiểm tra lại Chèn chân cột chắc chắn Theo dõi ,kiểm tra lại
Khung nhà che được làm chắc chắn Quan sát, Theo dõi ,kiểm tra lại
4.4. Bài thực hành số 2.2.4: Làm mái nhà che đơn giản
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nilon được lợp căng, không bị rách. Quan sát, kiểm tra - Đảm bảo khoảng cách 50-70cm /cây
- Buộc theo đúng bản vẽ.
Quan sát, đo lại, kiểm tra lại các nút buộc
Quanh nhà che được buộc dây chắc chắn Quan sát, kiểm tra các nút buộc và khoảng cách các dây buộc - Lưới chắn côn trùng được quây đúng theo
bản thiết kế rộng 1-2,5m - Đảm bảo kín chân
Quan sát, kiểm tra lưới đã căng đúng chưa, đã kín chân chưa. - Khoảng cách căng dây 1m/dây
- Độ tàn che 50% -70% đảm bảo giảm cường độ ánh sáng cho ruộng hoa
- Dễ kéo ra thu vào
Kiểm tra lại dây thép đã buộc chắc và căng chưa, điều chỉnh có dễ không.
4.5. Bài thực hành số 2.3.5: Xử lý đất trồng hoa Lily, Loa kèn
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Dụng cụ vật tư được chuẩn bị đầy đủ
- Kiểm tra 2. Đất được ngâm đủ nước,
đảm bảo thời gian để tiêu diệt tàn dư sâu bệnh hại
- Quan sát, kiểm tra cách thức thực hiện và thái độ của học viên
3. Đất được xử lý theo đúng quy trình
Đảm bảo an toàn cho người và môi trười sinh thái
- Quan sát, kiểm tra cách thức thực hiện và thái độ của học viên
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Đất được cày sâu 25-30cm - Độ ẩm đất khi cày đạt 60- 70%
Quan sát, kiểm tra cách thức thực hiện và thái độ của học viên
- Đất được làm nhỏ
- Mặt ruộng được san phẳng
Quan sát, kiểm tra cách thức thực hiện và thái độ của học viên
Cỏ được thu gom và tiêu hủy đúng quy trình.
Quan sát, kiểm tra cách thức thực hiện và thái độ của học viên - Luống được làm thẳng, phẳng và nhỏ. - Kích thước: rộng 0,9-1,0m, cao 20-25cm, rãnh rộng 35-