Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu nước trong nhà che

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị vườn trồng hoa ly hoa loa kèn (Trang 53 - 59)

- Với quy mô trồng nhỏ thì có thể tưới bằng tay (kéo ống dây với máy bơm). Nếu trồng với diện tích lớn và trong nhà kính thì cần lắp đặt hệ thống tưới tự động. Trong thực tế đã có nhiều cơ sở sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn áp dụng

hệ thống tưới tự động để giảm công chăm sóc, bảo vệ đất trồng và tiết kiệm nước tưới.

2.1. Hệ thống tưới phun mưa

- Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị hổ trợ và đầu phun.

- Tưới phun mưa giúp tiết kiệm một lượng nước khổng lồ; tiết kiệm hơn 80% lương nước cần tưới, năng suất lao động tăng cao nhờ tiết kiệm công tưới.

- Tưới phun mưa đáp ứng tốt yêu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây hoạt động, và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá nên cây trồng sinh trưởng tốt.

- Đối với người nông dân việc đầu tư hệ thống tưới này còn là một bài toán khó. Nhưng hệ thống nay đâng được ứng dụng rộng rãi trong các mô hình trồng rau hoa công nghệ cao.

2.1.1. Cấu tạo của hệ thống tưới phun mưa - Bơm nước

- Tủ điện điều khiển bơm - Bộ điều khiển trung tâm - Ống dẫn nước chính - Van điện từ điều khiển

- Thiết bị phun nước và các vòi phun. 2.1.2. Chế độ hoạt động

- Tưới theo ngày chẵn, ngày lẻ hoặc suốt tuần.

- Mỗi ngày tưới tối đa là 6 lần, thời gian tưới tùy yêu cầu sử dụng.

- Kết nối được với hệ thống chiếu sáng sân vườn tắt - mở theo yêu cầu sử dụng.

- Hệ thống ống dẫn nước và các loại đầu phun đều nằm chìm dưới đất ở độ sâu 20 cm. Khi tưới, các đầu phun tự đẩy lên khỏi mặt đất khoảng 10 cm do áp lực nước. Các đầu phun điều chỉnh được góc quay từ 0 đến 360°.

2.1.3. Những điểm cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống phun mưa:

Độ đồng đều khi tưới:

Độ đồng đều của hệ thống phun mưa phụ thuộc vào dạng đầu phun, bán kính đầu phun, thiết kế đường ống, áp lực nước, vị trí đặt đầu phun, hướng gió….

Khi thiết kế, các đầu phun phải được bố trí bán kính phun phủ giao vào nhau để đảm bảo độ phủ kính khi phun.

Bố trí đầu phun & Chọn bơm:

Các đầu phun mưa có thể điều chỉnh góc quay từ 0 - 3600 tùy thuộc vào nhu cầu tưới.

Thông thường các đầu phun cho hình phun hình tròn, cũng có những đầu phun cho hình tam giác, hình chữ nhật... Vị trí các đầu phun được bố trí sao cho hệ thống đi đường ống hợp lý, tạo mỹ quan, không ảnh hưởng đến việc thay thế trồng cây hay bảo dưỡng khu vườn…

Người làm công tác thiết kế cần có kiến thức nhất định về hệ thống điện – nước, tính toán được áp lực nước, chọn loại bơm phù hợp yêu cầu áp lực cần tưới. Tủ điều kiển biến tần dùng cho hệ thống tưới đáp ứng yêu cầu thay đổi áp lực nước dùng cho nhiều khu vực tưới khác nhau.

Hình sô 2.4.4. Hệ thống tưới phun tự động

2.2. Hệ thống tưới nhỏ giọt

Trong tình hình hiện nay, một số vùng trồng hoa thường gặp khó khăn về chi phí nhân công cũng như thiếu hụt nước tưới trong mùa khô. Phải sử dụng

lượng lớn nước ngầm tưới cho cây trồng, nước tưới trở thành ngồn muối chính dẫ tới mặn hóa đất nông nghiệp. Giải pháp chính để hạn chế tới mức thấp nhất lượng nước tưới cho cây trồng thì cần áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào trong trồng trọt mang lại nhiều hiệu quả:

- Tiết kiệm công lao động, - Tiết kiệm nước tưới

- Hạn chế suy thoái đất (mặn hóa đất)

Hình sô 2.4.5. Hệ thống tưới nhỏ giọt

2.2.1. Ưu điểm

- Tiết kiệm lượng nước tưới và phân bón - Tiết kiệm chi phí nhân công lao động

- Dễ dàng điều tiết chế độ dinh dưỡng và nước tưới phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây.

- Hạn chế phát sinh dịch hại và tăng năng suất cây trồng. - Hạn chế bệnh thối củ, thối thân cho cây hoa Lily, Loa kèn - Bảo vệ đất trồng

2.2.2. Các thiết bị cần thiết của hệ thống tưới nhỏ giọt

Hình sô 2.4.6. Sơ đồ hệ thống tưới nhỏ giọt

* Thiết bị đầu nguồn tưới

- Thiết bị này có chức năng vận chuyển nước đến vòi tưới nhỏ giọt theo lưu lượng, áp suất, độ tinh khiết và nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Tại đầu nguồn tưới có thể đưa ra những lựa chọn khác nhau về hệ

thống bơm nước, hệ thống lọc, cũng như hệ thống cấp phân bón.

* Lựa chọn hệ thống bơm với áp suất tự nhiên

- Máy bơm nước chạy dầu diesel hay xăng

- Máy bơm nước chạy điện – bơm ngang, bơm dọc hay bơm chìm trong nước.

* Hệ thống lọc

- Hệ thống này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tưới của cả hệ thống.

- Lọc hướng tâm - Lọc cát

- Lọc tự làm sạch

* Thiết bị cung cấp phân bón

- Bơm phân bón

- Hoặc máy rải phân bón truyền thống

* Hệ thống ống chính, ống cấp hai và (nếu cần thiết) ống cấp ba

- Có chức năng dẫn nước cùng phân bón.

- Việc dùng ống chính hay ống cấp hai, hay cả hai loại thì tùy thuộc vào địa thế đất, việc có phải chôn ống hay không, loại nền đất, v.v… Chất liệu ống thường dùng là PVC hay PE.

Hình số 2.4.7. Hệ thống ống chính và ống cấp 2

* Các nhánh tưới

Là các đường ống được gắn đầu tưới nhỏ giọt thích hợp với các đầu bơm phân bón tương ứng để tưới theo một lưu lượng được ấn định.

Hình sô 2.4.8. Hệ thống ống nhánh cấp 3

* Các đầu tưới nhỏ giọt

Có 2 loại đầu tưới nhỏ giọt.

- Loại đầu tưới nhỏ giọt được gắn liền với ống tưới ngay trong quá trình sản xuất.

+ Đầu nhỏ giọt không tự bù áp. + Đầu nhỏ giọt tự bù áp

- Loại đầu tưới nằm bên ngoài ông dẫn

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị vườn trồng hoa ly hoa loa kèn (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w