1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và phối hợp hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của học sinh về đề tài Cảm ứng điện từ trong SGK vật lí 11 (nâng cao)

54 1,1K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 6,52 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ON

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Vật lí —- trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; các thầy, cô giáo

trong khoa đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Tạ

Tri Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

Em xin chan thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên

Trang 2

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

LGI CAM DOAN

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.PGS.TS: Phó giáo sư Tiến sĩ

2 GS.TS: Giáo sư Tiến sĩ

3.TNKQNLC: trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

4.THPT: trung học phổ thông

5 SGK: sách giáo khoa

Trang 4

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép MUC LUC MO DAU 1 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích của đề tài

3 Giả thuyết khoa học 4 Đối tượng nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Bố cục của khoá luận

CHUONG 1 CO SO Li LUAN VE CONG TAC KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HQC TAP CUA HOC SINH O TRUONG PHO THONG 1.1 Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong day hoc 1.2 Mục tiêu dạy học 1.3 Phương pháp và kỹ thuật soạn thảo câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQNLC

1.4 Phân tích câu hỏi

1.5 Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 SOẠN THẢO VÀ PHÓI HỢP HỆ THÓNG CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ CÂU HỎI TNKQNLC ĐÈ TÀI “CÁM ỨNG ĐIỆN TỪ” (NÂNG CAO)

2.1 Đặc điểm cấu trúc nội dụng đề tài “Cảm ứng điện từ” ở lớp 11 THPT

Trang 5

2.3 Soạn thảo hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQNLC đề tai “

Cảm ứng điện từ” Vật lí II THPT (nâng cao)

2.4 Đề xuất các phương án phối hợp các câu hỏi tự luận và câu hỏi

TNKQNLC trong quá trình dạy học đề tài “Cảm ứng điện từ” trong SGK Vat li 11 THPT (nang cao)

KET LUAN CHUONG 2 KET LUAN CHUNG

TAI LIEU THAM KHAO

44

Trang 6

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Thực tiễn cho thấy ngành giáo dục nước ta đã bị lạc hậu so với mặt bằng giáo dục nhiều nước trên thế giới, các công trình nghiên cứu giáo đục gần đây đã chỉ ra rằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học còn dập

khuôn, máy móc, nặng về hình thức Năng lực học tập của học sinh nói

chung, mức độ kiến thức Vật lí nói riêng bị giảm sút nghiêm trọng Chính vì

thế việc cải tiến và đổi mới đồng bộ cả về mục đích, nội dung, phương pháp

và đặc biệt là cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đang

và luôn là vấn đề cấp thiết

Có thể nói kiểm tra, đánh giá là một khâu có vị trí hết sức quan trọng

trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giả tốt sẽ phản ánh đầy đủ việc dạy của người thầy và việc học của trò, đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản lý và điều hành

Trên thế giới hiện nay người ta sử dụng khá đa dạng các hình thức

kiểm tra đánh giá kết qua hoc tập của học sinh Mỗi hình thức có những ưu,

nhược điểm nhất định, nhưng tất nhiên, không có phương pháp nào là hoàn mĩ cho mọi mục tiêu giáo dục Trong những nam gần đây, loại trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu thế phù hợp với ngành giáo dục nước ta như: có thê

dùng khảo sát kiến thức trên điện rộng một cách nhanh chóng, khách quan, nó

cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể

cả lớp học hoặc một trường học nên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính

thức sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh ở

trường phô thông

Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ ở trên, qua thực tiễn giảng dạy bộ

môn Vật lí ở trường THPT chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng và phối hợp

hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQNLC nhằm kiểm tra, đánh giá khả

Trang 7

năng nắm vững kiến thức của học sinh về đề tài “Cảm ứng điện từ” trong

SGK Vật lí 11 THPT(nâng cao)” đề nghiên cứu

2 Mục đích của đề tài

Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm

khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC) của chương “ Cảm ứng điện từ” ở lớp 11 THPT góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến

thức của học sinh

3 Giá thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi TNKQNLC trên cơ sở các mục tiêu đạy học và có các phương án phối hợp các câu hỏi này một cách phù hợp trong quá trình dạy học đề tài “Cảm ứng điện từ” trong

SGK Vật lí 11 THPT thì có thể đánh giá chính xác, khách quan mức độ nắm

vững kiến thức của học sinh 4 Đối tượng nghiên cứu

Kiểm tra, đánh giá kết quá học tập chương “ Cảm ứng điện tử” của học sinh lop 11 THPT (nang cao)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá

- Nghiên cứu lí luận và kĩ thuật xây dựng câu hỏi tự luận và

TNKQNLC

- Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lí II THPT nói chung va

chương “Cảm ứng điện từ” nói riêng; trên cơ sở đó xác định được mức độ của

mục tiêu nhận thức ứng với từng đơn vị kiến thức mà học sinh cần đạt được

- Vận dụng cơ sở lí luận xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận và trắc nghiệm

Trang 8

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu chương trình, SGK và các tài liệu khác liên quan - Các phương pháp hỗ trợ điều tra thăm dò

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo khóa

luận tốt nghiệp gồm 2 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá kết quá học tập của học sinh ở trường phổ thông

Chương 2 Soạn thảo và phối hợp hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi

TNLQNLC nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh

về đề tài “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT(nâng cao)

Trang 9

CHUONG 1 CO SO Li LUAN VE CONG TAC KIEM TRA, ĐÁNH GIÁ KÉT QUÁ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở

TRƯỜNG PHỎ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học

1.1.1 Khái niệm về kiểm tra, đánh giá

Có nhiều định nghĩa về công tác kiểm tra, đánh giá chúng ta đặc biệt chú ý tới một số định nghĩa sau đây:

- Định nghĩa của Jean Marie De Ketele

+ Thu thập thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy

+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập thông tin này với một tập hợp các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu, hay đã điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin

+ Nhằm ra một quyết định

- Định nghĩa của James H va Mc Millan

Đánh giá là việc thu thập, giải thích và sử dụng thông tin giúp giáo viên ra những quyết định tốt hơn

- Định nghĩa của Rall Tyler

Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các

mục tiêu trong chương trình giáo dục

- Định nghĩa của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình

độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của người học, về tác động và

Trang 10

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

1.1.2 Một số khái niệm liên quan

Liên quan đến khái niệm đánh giá phải kế đến một số thuật ngữ thường

gặp sau:

- Kiểm tra: là phương tiện, hình thức và công cụ để đánh giá Trong kiểm tra người ta xác định trước các tiêu chí và không thay đôi chúng trong quá trình kiểm tra

Tóm lại, kiểm tra là quá trình hẹp hơn đánh giá, là một khâu của quá trình đánh giá (là công cụ đề đánh giá)

- Thi: cũng là kiểm tra nhưng có tầm quan trọng đặc biệt mà được dùng

khi kết thúc một giai đoạn đào tạo, một quá trình đào tạo

Trong thi, tinh chat “tong kết” nổi trội hơn so với kiểm tra

Trong kiểm tra thì tính chất “định hình” nỗi trội hơn

- Do: trong khoa học tự nhiên “đo” là so sánh một đối tượng với một

đối tượng khác được chọn là chuẩn làm đơn vị

Trong giáo dục, “đo” được hiểu là so sánh hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ của một cá nhân hoặc một tập thể dạy học đã đạt được với một hệ

thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ được dùng làm chuân 1.1.3 Các thành tố đánh giá

Từ các định nghĩa trên, đặc biệt định nghĩa 2, ta có thể khẳng định các thành tố tạo nên khái niệm “đánh giá” bao gồm: Mục đích — xác định — giải thích (xử lý) — sử dụng Mục đích Xác định Giải thích Sử dụng

Tại sao ta thực Ta cần những Ta sẽ giải Ta sẽ sử đụng

hiện đánh giá thủ thuật gì dé thích những những kết quả

này? thu thập thông kết quả thu đánh giá như

Trang 11

* Muc dich

- Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học giáo viên cần liên tục đánh giá học sinh so với mục tiêu học tập và điều chỉnh giảng dạy của mình dựa trên co sở

các thông tin thu được

- Không những cho học sinh biết họ đã nắm được, làm được những gì

mà còn tác động thúc đầy học tập (động viên, khích lệ học sinh) - Cung cấp thông tin phản hồi dé str dung cho học sinh - Theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập

- Truyền đến cho học sinh những kỳ vọng, mong muốn của giáo viên về điều gì là quan trọng nhất

* Xác định thông tin

Xác định là quy trình giúp phân biệt những phẩm chất, đặc tính hoặc

hành vi

- Có thể sử dụng nhiều thủ thuật để xác định một đặc tính đã phân định hoặc một mục đích học tập: bài kiểm tra, xếp loại, quan sát, phỏng vấn (tim

hiéu)

- Có nhiều loại bài kiểm tra khác nhau: khác nhau về hình thức (trắc nghiệm khách quan, tự luận); khác nhau về người ra bài kiểm tra ( giáo viên,

một cơ quan trong trường, một cơ quan ở ngoài trường ra bài, nhà xuất bản

nào đó ra đề ); khác nhau về cách thức làm bài ( viết, nói, làm thí nghiệm )

- Việc lựa chọn phương pháp xác định thông tin tuỳ thuộc vào mục

đích và mục tiêu học tập

* Giải thích

- Đánh giá chất lượng: mức độ tốt, xấu của hành vi hoặc việc làm

Trang 12

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

- Yếu tố quyết định đề đánh giá một hành động chính là bản chất những tiêu chuẩn hành động mà ta sử dụng Tiêu chuân hành động được áp dụng để xác định một hành động là “tốt” hay ““xấu”

- Tiêu chí đóng vai trò quan trọng trong quy trình đánh giá Tiêu chí là

những hành động hoặc khía cạnh cụ thể được minh chứng sẽ đạt tới chuẩn mực Đó là các tiêu chí chấm điểm, hướng dẫn chấm, giải thích, chỉ dẫn rất

chặt chẽ

* Sử dụng

- Kết quả kiểm tra và những thông tin khác gắn chặt với những quyết định của giáo viên về điều chỉnh giảng dạy, quyết định về đánh giá , đáp ứng

nhu cầu của học sinh và phụ huynh họ

Ví dụ về tiêu chuẩn: học sinh phải biết tất cả các thủ phủ của các tỉnh

trong cả nước

Ví dụ về tiêu chí: tiêu chí là những gì giáo viên sử dụng đề có thể kết

luận học sinh thực sự biết các thủ phủ đó

Một giáo viên yêu cầu học sinh trả lời đúng khoảng

20 câu lựa chọn

Hiện nay, giáo viên thường sử dụng tiêu chí để chấm các bài kiểm tra và các bài thi mà không theo một tiêu chuẩn nào nữa

Cả tiêu chí và tiêu chuẩn để truyền đạt những kỳ vọng, mong muốn của

giáo viên đến với học sinh (độ khó của bài tập, tính khat khe, chặt chẽ của tiêu

chí đều thông báo cho học sinh biết họ có khá năng đạt được những gì 1.1.4 Mục đích của kiểm tra, đánh giá

Việc kiểm tra, đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ từng trường hợp

Trang 13

1.1.4.1 Đối với học sinh

- Chuẩn đoán năng lực, trình độ của người học dé phan loai, tuyén chon va hướng học cho họ

- Thúc đây, động viên người học để họ khắc phục thiếu sót, phát huy năng lực của mình đề kết quả học tập cao hơn

- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của người học theo mục tiêu giáo dục (đánh giá đầu ra)

1.1.4.2 Đối với người dạy

- Cung cấp thông tin về các đặc điểm tâm sinh lí của người học và trình

độ học tập của họ

- Cung cấp thông tin cụ thé về tình hình học tập của học sinh làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả day hoc (rất quan trọng)

1.1.4.3 Đối với cơ quan quản lí và nghiên cứu giáo dục

- Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến mọi hoạt động của giáo

dục (phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa, đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, quản lí các Sở, các trường )

- Cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá các cơ sở giáo dục 1.1.4.4 Mục đích đánh giá trong đề tài này

- Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra

- Xác định xem khi kết thúc một học phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt được đến mức độ nào sơ với mục tiêu mong muốn

- Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học sinh giúp

giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí 1.1.5 Chức năng của đánh giá

Trang 14

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

1.1.5.1 Chức năng kiểm tra

Đây là chức năng cơ bản nhất thể hiện ở chỗ phát hiện được thực trạng về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh đề từ đó xác định được mức độ

đạt được và khả năng tiếp tục học tập của họ Đây cũng là phương tiện hữu hiệu đề kiểm tra hiệu quá hoạt động của giáo viên, của nhà trường, mọi cơ sở tham gia vào công tác giáo dục

1.1.5.2 Chức năng dạy học

Giúp học sinh thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mình trong học tập dé có hướng vươn lên Cũng giúp giáo viên thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mình trong giảng dạy Nó cũng góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp (lòng hăng say học tap, tính trung thực, lòng tự trọng, ý thức vươn lên, sự khiêm tốn )

1.1.5.3 Chức năng điều khiển

Nó là cơ sở điều khiển hữu hiệu trong giáo dục

Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu đánh giá còn nêu ra các chức năng khác nhau:

- GS Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học:

chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học

- Theo GS TS Pham Hitu Tong, trong thực tiễn đạy học ở phổ thông thì chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành ba chức

năng: chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác định thành tích học tập, hiệu quả dạy học

1.1.6 Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Vấn đề kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo có tác dụng khi

thực hiện các yêu câu sau:

Trang 15

1.1.6.1 Dam bao tinh khach quan trong qua trinh danh gia

- La su phan anh trung thuc két quả lĩnh hội nội dung tài liệu học tập

của học sinh so với yêu cầu chương trình quy định

- Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình quy định

- Tổ chức thi phải nghiêm minh

Đề đám bảo tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá, từ khâu ra đề, tổ chức thi cho tới khâu cho điểm, xu hướng chung là tuỳ theo đặc trưng môn học mà lựa chọn hình thức thi thích hợp

1.1.6.2 Đảm bảo tính toàn diện

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải

chú ý đánh giá cả số lượng và chất lượng, cả nội dung và hình thức

1.1.6.3 Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống

- Cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi tiết học, sau mỗi phần kiến thức - Các câu hỏi kiểm tra cần có tính hệ thống 1.1.6.4.Đảm bảo tính phát triển - Hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó - Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh

1.1.7 Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra, đánh giá - Xác định rõ mục đích kiểm tra, đánh gia

- Xác định rõ nội dung cụ thể của các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra,

đánh giá, các tiêu chí cụ thé với từng mục tiêu dạy học với từng kiến thức, kĩ

năng đó đề làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu

- Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợp với đặc điểm nội dung kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục

Trang 16

0w, Dat hoe Supham Ha VO 2 Khoa luén tot nghiép

- Xây dựng các câu hỏi đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phép thu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định

- Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin (chấm), xem xét kết quả và kết luận đánh giá 1.1.8 Các hình thức kiểm tra cơ bản CÁC PHƯƠNG PHAP TRAC NGHIEM x

(THI VA KIEM TRA)

Quan sat Van dap Viết

Trả lời dài Trả lời ngắn (Trắc nghiệm khách

quan)

| |

Tiêu Đúng/ Điện Ghép Đa

Trang 17

Ở đây ta chỉ di sâu vào nghiên cứu hình thức trắc nghiệm viết và được

chia thành hai loại:

Luan dé và trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm (test) Theo nghĩa Hán “trắc” có nghĩa là đo lường, “nghiệm” là suy xét, chứng thực Danh từ “luận đề” ở đây không chỉ giới hạn trong các bài “khoá luận” mà nó bao gồm các hình thức khác thông thường trong lối thi cử Chăng hạn như những câu hỏi lí thuyết những bài toán Các chuyên gia đo lường gọi chung các hình thức này là “trắc

nghiệm luận đề” (essay — Type test) cho thuận tiện để phân biệt với loại trắc

nghiệm gọi là “trắc nghiệm khách quan” (Objective test) Thực ra việc đùng danh từ “khách quan” dé phân biệt hai loại kiểm tra nói trên cũg không đúng hẳn, vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm chủ quan và trắc nghiệm khách quan khơng hồn tồn là khách quan

Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương

đồng, song, quan trọng là cả hai đều là những phương pháp quan sát thành quả học tập hữu hiệu và điều cần thiết miễn là ta nắm vững phương pháp soạn thảo và công dụng của mỗi loại

Với hình thức luận đề thường bộc lộ nhiều nhược điểm là khơng phản

ánh được tồn bộ nội dung chương trình, gây tâm lí học tủ và khi chấm bài

giáo viên còn nặng tính chủ quan Vì thế, để nâng cao tính khách quan trong kiểm tra, đánh giá nhiều tác giá cho rằng nên sử dụng trắc nghiệm khách quan thì góp phần vào khắc phục những hạn chế của hình thức kiểm tra, thi tự luận 1.2 Mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học: là tuyên bố những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm

vững, phải làm đươc sau bài học Mục tiêu dạy học cần được biết dưới góc độ

Trang 18

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

- Mục tiêu thường được thể hiện bằng các động từ: phát biểu được, trình bày được, nói lại được

- Mục tiêu được trình bày theo năm tiêu chuẩn:

+ Cụ thê (chỉ rõ cái gì cần đạt được, tránh chung chung, mơ hồ) + Có thê đo được (lượng hóa được)

+ Phù hợp

+ Thực tế (khả thi, có khả năng thực hiện được)

+ Có thời hạn : thực hiện hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định - Mục tiêu dạy học là hệ thống các mục tiêu được sắp xếp thành ba lĩnh Vực: + Kiến thức + Kĩ năng + Thái độ Tuy theo bai hoc muc tiêu dạy học được cụ thể hoá thành các mức độ từ thấp đến cao

1.2.1 Tam quan trọng của các mục tiêu dạy học

Việc xác định các mục tiêu dạy học có tầm đặc biệt quan trọng, nhằm: - Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học

- Có được lí tưởng rõ ràng về cái cần được kiểm tra, đánh giá khi kết thúc mỗi môn học, học phần hay trong quá trình giảng dạy từng kiến thức cụ

thể

- Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học là gì? Điều này giúp họ tự tổ chức công việc học của mình

- Có được ý tưởng rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có của giáo viên

Trang 19

1.2.2 Cần phát biểu mục tiêu như thế nào? Các câu phát biểu mục tiêu cần:

- Phải rõ ràng, cụ thể

- Phải đạt tới được trong quá trình học hay đơn vị học tập

- Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học

- Phải quy định rõ kết quả của việc học tập, nghĩa là các khả năng mà

người học sẽ có được khi họ đạt đến mục tiêu

- Phải đo lường được

- Phải chỉ rõ những gì người học có thê làm được vào cuối giai đoạn

học tập

1.2.3 Phân biệt các mục tiêu nhận thức

B.S Bloom đã xây dựng các cấp độ mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các

mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất với sáu mức độ: Nhận biết

(knowledge); Théng hiéu (Comprehension); Ung dung(Application); Phan tich (Analysis); Tong hop ( Synthesis); Danh gia (Evaluation)

Với các bài học trong SGK chuẩn, mức độ nắm vững kiến thức chỉ giới

hạn ở ba cấp độ đầu tiên

1.2.3.1 Nhận biết (kuowledge)

Khả năng ghi nhớ, nhận ra khái niệm, định nghĩa, phát biểu định lí, hệ quả, hiện tượng, sự vật dưới hình thức mà học sinh đã được học

Thường sử dụng các động từ như: gọi tên; liệt kê; phát biểu; kể lại;

trình bày; chọn lựa

1.2.3.2 Thông hiểu (Comprehension)

Khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu như chuyên dịch kiến thức từ

mức độ trừu tượng này sang mức độ trừu tượng khác, từ hình thức ngôn ngữ

Trang 20

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

thức ), kha nang giải thích tài liệu (nêu ý nghĩa, tư tưởng, các mối quan hệ )

Thường sử dụng các động từ như: giải thích, chuyên đổi, biến đổi, diễn

giải, đoán trước, ước tính, sắp xếp, tóm lược

1.2.3.3 Ung dung(Application)

Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào tình huống nào đó, áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, định luật, công thức để giải

quyết một vấn đề trong học tập, trong thực tiễn

Thường sử dụng các động từ như: thay đối, trình diễn, bố sung, điều

chỉnh, áp dụng, giải quyết, dàn dựng, sử dụng, chỉ ra, vạch ra

Mức độ ứng dụng đôi khi cần phân biệt:

- Mức độ ứng dụng I: Giải được bài tập chỉ dựa vào một định luật, một nguyên lí, một công thức

- Mức độ ứng dụng 2: Giải được bài tập chỉ dựa vào hai định luật, hai

nguyên lí, hai công thức

1.3 Phương pháp và kỹ thuật soạn thảo các câu hỏi tự luận và

TNKQNLC

1.3.1 Kiém tra viết (tự luận, luận đề)

1.3.1.1 Khái niệm

Kiểm tra viết (tự luận) thường được sử dụng sau khi người học học xong một đơn vị kiến thức (một bài, một chương, một cuốn SGK, giáo trình

hoặc cả chương trình) Thời gian hay sử dụng nhất trên thế giới là 15 phút, 45

phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút, 180 phút Các ưu điểm của kiểm tra viết:

- Cho phép kiểm tra nhiều học viên một lần

- Các câu trả lời của học viên được lưu lại trên giấy để chấm

- Cho phép học viên cân nhắc nhiều hơn với các câu trả lời của mình

Trang 21

- Người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra

- Cho biết sự thé hiện kiến thức bền vững về các khái niệm cơ bản, các

định luật, hiện tượng

- Nó có thê mô tả, giải thích các quá trình, cơ cấu kỹ thuật, giải các bài

toán, thậm chí giải quyết các vấn đề lớn hơn

- Thể hiện được sự thông minh, sự độc đáo, độ nhanh nhay (thé hién

ra các kĩ năng và phâm chất của người học) Các nhược điểm của kiểm tra viết:

- Do số vấn đề trong bài trắc nghiệm không nhiều, do đó khó đánh giá

kết quả học tập trong toàn bộ chương trình - Người học dễ học thuộc, dễ quay cóp

- Việc chấm phụ thuộc vào người đặt ra tiêu chí (thang điểm) và chủ

quan của người chấm

1.3.1.2 Lựa chọn nội dung cho bài tự luận 1.3.1.2.1 Dựa vào mục tiêu học tập

1.3.1.2.2 Quan tâm đến những kiến thức quan trọng nhất (cơ bản nhá)

Để tìm kiến thức cơ bản nhất ta phải làm theo các bước sau:

- Bước 1: Chia nội dung giảng dạy (phần dự định đánh giá) thành các suất nhỏ nhất (menu) — gọi là các nguyên tố kiến thức

- Bước 2: Phân tích toàn bộ phần định kiểm tra, phân tích cả chương chứa bài đó, thậm chí phân tích toàn bộ SGK (toàn giáo trình) và nhiều khi phải phân tích toàn bộ chương trình đẻ thấy “tần suất” sử dụng nguyên tố đó

- Bước 3: Tập trung chú ý vào các nguyên tố quan trọng nhất Tầm quan trọng của một nguyên tố được xác định bằng các yếu tố sau:

+ “Tần suất” xuất hiện của nó trong phần dự định đánh giá + “ Tần suất” lặp lại của nó trong phần dự định kiểm tra

Trang 22

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

+ Tầm quan trọng của đối tượng chứa nguyên tố đó

1.3.1.2.3 Một bài kiểm tra tự luận phải chứa đựng các tính chất sau:

- Tính thực chất (liên quan đến khái niệm giá trị)

- Độ tin cậy

- Tính thông minh

- Có khả năng dự đoán (dự báo, chân đoán )

- Khả năng phân biệt hóa (phân biệt được học sinh giỏi, khá, trung

bình, yếu), có các câu chứa đựng các năng lực khác nhau

1.3.1.3 Chấm

- Phải cho trọng số trong từng điểm trình bày (trọng số - hệ số) VD:

bài 15 phút là hệ số 1; 1 tiết hệ số 2

- Tránh thiên lệch cá nhân khi chấm điểm

- Phải tránh “hiệu ứng hào quang”

- Không nhìn tên người học trong khi chấm

- Chấm điểm cùng 1 câu cho tất cả các bài, vì cho phép so sánh từng

câu trả lời với nhau, tránh được sự thay đổi mang tính hệ thống mà ta khó

nhận thấy khi chấm bài đầu tiên và bài cuối Nhờ đó, làm tăng độ tin cậy khi

chấm

- Sự cần thiết của việc phân loại điểm số một cách khách quan: chấm bài tự luận chứa đựng rất nhiều độ thiếu tin cậy: các giáo viên khác nhau chấm cùng một bài sẽ cho điểm khác nhau; cùng một giáo viên có thể chấm

một bài tại các thời điểm khác nhau sẽ cham điểm khác nhau

Do đó: nên cho điểm tổng quát hơn, rộng hơn, trong đó không có sự cô gắng phân biệt tỉ mỉ các câu

VD: hàng ngày cho điểm tốt - khá — đạt - kém hoặc A - B ~ C— D 1.3.1.4 Phân tích các yếu tố kiến thức của một bài tự luận

Trang 23

- Giúp giáo viên và học sinh thu hồi được thông tin để điều chỉnh giáng

dạy và học tập

- Khi phân tích các yếu tô kiến thức thường dựa vào bảng phân loại

mục tiêu (bảng Bloom)

Ngoài ra, còn dựa vào bảng mục tiêu của Conklin - Stiggrins: - Nhận biết và hiểu đơn giản

- Hiểu sâu và lập luận - Các kĩ năng - Sản phâm - Tác động 1.3.2.Trắc nghiệm khách quan 1.3.2.1 Định nghĩa

Bài trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách

quan, chứ không chủ quan như bài tự luận (nội dung của bài trắc nghiệm khách quan cũng có phần chủ quan, theo nghĩa là nó đại diện cho sự phán xét

của một người nào đó về bài trắc nghiệm khách quan)

Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan:

- Được gọi là khách quan vì việc chấm không phụ thuộc vào người cham

- Kết quả phản ánh kiến thức về toàn bộ chương trình

- Người học phải hiểu và nhớ kiến thức cơ bản, quan trọng, nhanh chóng tìm được câu trả lời đúng

- Người học phải có năng lực thực hành cao, phải linh hoạt, quyết đoán

- Có thê ra nhiều đề tương đương khác nhau (tránh quay cóp) - Đỡ mất thời gian, công sức chấm (rất kinh tế)

Trang 24

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

1.3.2.2.1 Câu hói nhiều lựa chọn (MCQ)_ Là loại thông dụng nhất Câu trả

lời đúng cho từng câu hỏi của bài trắc nghiệm được chọn thành nhiều phương án lựa chọn (thông thường là 4 hoặc 5)

Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm hai phần: Phần "gốc" và phần "lựa

chọn"

Để soạn thảo loại câu hỏi này chúng ta cần dựa vào các nguyên tắc sau: - Câu tiền đề có rõ ràng, trực tiếp và đơn giản không?

- Câu tiền đề này có phản ánh đầy đủ các vấn đề không? - Câu tiền đề có đúng thực không?

- Chỉ có một câu trả lời đúng đuy nhất không?

- Các câu lựa chọn có tương đương về cấu trúc ngữ pháp, độ dài và độ khó không?

- Có tránh được dấu hiệu trả lời không?

- Các câu lựa chọn có đặt đúng trật tự logic không?

- Các trả lời đúng có được đải đều trong tất cả các câu lựa chọn không? - Ưu điểm:

+ Độ tin cậy cao hơn

+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi + Tính chất giá trị tốt hơn

+ Có thé phân tích tính chất "mỗi" câu hỏi

+ Tính khách quan khi chấm

- Khuyết điểm: + Khó soạn câu hỏi

+ Thí sinh nào óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay phương án đã cho học sinh có thể sẽ không thoả mãn

Trang 25

+ Các câu TNKQNLC có thể không đo được khả năng phán đoán tính vi và khả năng giải quyết vẫn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ

+ Tốn nhiều giấy đề in loại câu hỏi này hơn loại câu hỏi khác

Khi soạn thảo loại câu hỏi này, chúng ta phải chú ý đến một vài điểm sau:

- Thường hiện nay ta dùng 4 hoặc 5 lựa chọn, trong đó một lựa chọn là

đúng hoặc phù hợp nhất

+ Nên sử dụng câu đúng vì: là câu hỏi trực tiếp nên dễ viết hơn, vấn đề

được nêu hoàn chỉnh, rõ ràng hơn, quen thuộc với học sinh, tránh phải thay

đối về mặt ngữ pháp của mỗi câu lựa chọn cho phù hợp với câu hỏi đầu tiên

(Rất phù hợp cho học sinh lớp 7, lớp 8 và đầu cấp 3)

+ Sử dụng câu phù hợp nhất: Cho phép phân biệt rõ hơn và đánh giá rất

hiệu quả khả năng hiểu bài của học sinh Đối với loại câu này, các câu lựa

chọn đều đúng về mặt nguyên tắc nhưng bao giờ cũng có một câu trả lời phù hợp hơn cả

VD: Nhiệt chỉ truyền từ vật I sang vật 2 khi: A Nhiệt độ của vật l cao hơn vật 2

B Động năng của vật l cao hơn vật 2 C Nội nang cua vat | cao hon vat 2

Đáp án C là tông quát, phù hợp nhất

- Viết câu tiền đề là một câu hỏi hoặc một yêu cầu phải rất rõ ràng: Câu tiền đề phải có nghĩa, ngắn gọn, rõ ràng, nếu chỉ có nghĩa khi đặt các câu lựa chọn thì không đạt yêu cầu, do đó càng nhiều thông tin càng tốt ở câu này, nhưng tránh dài dòng

VD: Câu kém: “Giá trị đề cập tới:

Trang 26

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

B Kết luận có được trên cơ sở các điểm kiểm tra

C Lỗi chấm điểm được xác định do sai lệch tiêu chuẩn

D Sự ồn định của các kết quả kiểm tra

Sửa lại: Kết luận dựa trên cơ sở các kết quả kiểm tra đề cập tới: A Độ tin cậy B Sự ồn định C Giá trị D Lỗi chấm điểm Đáp án là C

- Tránh sử dụng các từ phủ định trong câu tiền đề (không, ngoại trừ ) Các từ “không, ngoại trừ ” thường làm cho học sinh bối rối và thời gian làm

bài cần tốn hơn, trừ trường hợp ngoại lệ: trường hợp không làm gì đó là quan

trọng như biết luật lệ giao thông khi lái xe, các nguyên tắc sử dụng trang thiết

bị cháy, nổ, điện

- Viết câu trả lời đúng phải không có đầu mối Nếu có sự khác biệt giữa

câu đúng và câu nhiễu thì học sinh dựa vào một 36 yéu tố để phát hiện ra mà

không cần sử dụng kiến thức Các lỗi thường thấy là: câu trả lời đúng thường

dài hơn, phức tạp hơn, chỉ tiết hơn, chặt chẽ hơn, chung chung hơn Sử dụng các thuật ngữ: “ Thường một số ”

- Viết câu đánh lạc hướng có vẻ hợp lý nhưng rõ ràng là sai Mục đích

của câu hỏi chọn câu trả lời đúng là bắt buộc học sinh phân biệt giữa các câu

trả lời có thể đúng

+ Các lựa chọn này nên có độ đúng nhất định để đánh giá những học

sinh không chuân bị kĩ bài

+ Tránh các từ hạn định: luôn luôn, không bao giờ, có ý ngược lại

Trang 27

+ Tốt nhất là xác định những hiểu lầm hay những lỗi chung học sinh hay mắc phái, sau đó viết các câu lựa chọn có vẻ lôi cuốn những học sinh lầm tưởng

- Tránh sử dụng các câu như: tất cả những từ ở trên, tất cả những câu ở trên, không có từ nào ở trên, không có câu nào ở trên, A và C nhưng không có B

Lí do:

+ “Tất cả”: là câu trả lời đúng chỉ khi hai lựa chọn là đúng, một số học

sinh có thể lựa chọn câu đầu tiên là đúng mà không cần đọc các câu khác + Chỉ khi học sinh cần biết những gì là không đúng thì các từ “không từ nào”; “ không câu nào” mới phù hợp

- Sử dụng chữ cái của của câu trả lời đúng có cùng số lần: Nếu có bốn

lựa chọn thì khoảng 25% các câu hỏi nên có chữ cái của câu trả lời đúng

giống nhau ( 5 lựa chọn thì 20%) Tránh một mẫu thức giúp học sinh đoán mò

- Loại MCQ sử dụng rất tốt với các mục đích xác đích: đánh giá khả

năng nhớ, khả năng hiểu và khả năng áp dụng Trong đó khả năng áp dụng là

khó khăn nhất

Gợi ý: đưa vào các tình huống trước đây học sinh chưa gặp phải Đưa ra một vấn đề hư cấu có thể giúp giải quyết được bằng cách áp dụng kiến thức, quy trình phù hợp

1.3.2.2.2 Trắc nghiệm đúng — sai

Là loại hình đặc biệt của loại câu MCQ nhưng chỉ có hai lựa chọn, loại này được trình bày dưới đạng một phát biều và học sinh phải trả lời bằng cách chon dung (DB) hoặc sai (S)

- Ưu điểm: Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm về những

Trang 28

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

thời gian ngắn Có ích trong việc phát hiện ra các quan niệm sai thông thường

văn có trong một lĩnh vực khoa học nào đó

- Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đoán mò, khó dùng để thẩm

định học sinh yếu, có độ tin cậy thấp

1.3.2.2.3 Câu hỏi ghép đôi ( cặp đôi, xứng hợp)

Là loại hình đặc biệt của loại câu MCQ, trong đó có một dãy các

phương án lựa chọn được ding dé trả lời (hoặc để gắn kết) với một dãy câu

hỏi khác Học sinh sẽ ghép một câu trả lời của dãy này với một câu hỏi của dãy kia Số phần tử trong hai dãy có thể bằng nhau hay khác nhau Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng một lần hoặc nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi

- Ưu điểm: Các câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, ít tốn giấy hơn khi

1n

- Nhược điểm: Muốn soạn câu hỏi đo các kiến thức cao đòi hỏi nhiều

công phu

1.3.2.2.4 Trắc nghiệm điền khuyết

Là loại câ hỏi đòi hỏi phải điền hay liệt kê ra một hoặc hai từ được gọi

là điền khuyết và thường được xếp vào loại trắc nghiệm khách quan, mặc dù

khi chấm điểm không phải bao giờ cũng khách quan Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay cũng có thê gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn

- Ưu điểm: thí sinh có cơ hội trình bày những câu hỏi khác thường phát huy óc sáng kiến, luyện trí nhớ

- Nhược điểm: Cách chấm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm Đặc biệt nó chỉ kiểm tra khả năng nhớ, không có khả năng kiểm

tra phát hiện sai lầm của học sinh

Trang 29

1.3.2.3.1 Tiến trình soạn thảo một bài TNKQNLC

Để soạn thảo một bài TNKQNLC đảm bảo chất lượng cần qua 4 giai

đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Mục đích của bài trắc nghiệm

Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, nhưng bài trắc

nghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ

cho một mục đích chuyên biệt nào đó

+ Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì nhằm xếp hạng cho học

sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới

phát hiện được học sinh giỏi và học sinh kém

+ Nếu bài trắc nghiệm là bài kiểm tra nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu

về một phần nảo đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh

đều đạt điểm tối đa

+ Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ

mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp học

phù hợp, thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu chưa học kĩ

+ Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục đích tập luyện giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với lối thi trắc nghiệm

Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc nghiệm phải hiểu rõ mục đích của mình thì mới soạn được bài trắc nghiệm giá

trị, vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghiệm

- Giai đoạn 2: Phân tích nội dung môn học

Trang 30

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

+ Phân loại 2 dạng thông tin này được trình bày trong môn học (hay chương):

Một là những thông tin nhằm giải nghĩa hay minh họa

Hai là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì học

sinh cần nhớ

+ Lựa chọn một số thông tin ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết đề giải quyết van dé trong tình huống mới

- Giai đoạn 3: Thiết lập dàn bài trắc nghiệm

Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích được nội dung môn học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm

Lập một bảng ma trận hai chiều, một chiều biểu thị nội dung và chiều

kia biểu thị các quá trình tư duy (mục tiêu) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát Số câu hỏi cần được đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma

trận này phải được chuẩn bị xong trước khi các câu hỏi trắc nghiệm được viết ra Một mẫu dàn bài: Nhận biết | Hiểu Vận dụng ; uc tiéu , , Tông cộng (Số câu) (Số câu) (Sô câu) Nội dung Khái niệm từ 3 3 2 8 trường Véctơ cảm ứng từ 3 5 7 15 Lực từ 5 5 7 17 Tong cong 11 13 16 40

- Giai doan 4: S6 cau hoi trong bai

+ Phải tiêu biểu cho toàn bộ kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có

Trang 31

+ Phu thudc vao thoi gian danh cho bai trac nghiém, nhiéu bai trac

nghiệm được giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn Ta có thể giả định rằng ngay cả những học sinh làm chậm cũng có thê trả lời

được một câu trắc nghiệm nhiễu lựa chọn trong I phút

1.3.2.3.2 Một số nguyên tắc soạn thảo những câu TNKQNLC

Câu hỏi thuộc đạng này gồm hai phần: Phần gốc và phần lựa chọn

Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng Phần lựa chọn gồm một số

(thường là 4 hoặc 5) câu tra lời hay câu bổ sung dé lựa chọn

Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và học

sinh kém

- Đối với phần gốc: du là một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một số vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được đễ dàng

+ Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải

in đậm hoặc gạch dưới những chữ diễn tả để học sinh khỏi nhằm

+ Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa trọn vẹn, tuy nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho:

Phần lựa chọn được ngắn gọn

Người đọc thấy nội dung cần kiểm tra

- Đối với phần lựa chọn:

+ Trong 4 hoặc 5 phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng

+ Nên tránh hai lần phủ định liên tiếp

+ Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô

1.3.2.3.3 Cách trình bày và chấm điểm một bài TNKQNLC * Cách trình bày

Trang 32

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

- Cách 1: dùng máy chiếu, ta có thê viết bài trắc nghiệm trên phim ánh rồi chiếu lên màn hình từng phần hay từng câu Mỗi câu mỗi phần ấy được

chiếu lên màn hình trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình

thường có thê trả lời được Cách này có ưu điểm: + Kiểm soát được thời gian

+ Tránh được sự thất thoát đề thi

+ Tránh được phần nào gian lận

- Cách 2: thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng

với số người dự thi Trong phương pháp này có 2 cách trả lời khác nhau: + Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thắng ở phía bên phải hoặc ở phía bên trái

+ Bài học sinh phải trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu: Cau | A B C D E Bỏ trông Câu 2 A B C D

- Lưu ý khi in bài trắc nghiệm:

+ Tránh in sai, in rõ ràng, không thiếu sót

+ Cần được trình bày rõ ràng, đễ doc

+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn, cần sắp xếp các câu theo

hàng hay theo cột cho dễ đọc

+ Để tránh sự gian lận của học sinh ta có thé in thành những bộ bài trắc

nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự câu hỏi bị đảo lộn

* Chuẩn bị học sinh

Trang 33

- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, cách thức, nội dung thi Huấn

luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm, nhất là trong trường hợp họ dự thi

lần đầu

- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài:

+ Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm

+ Học sinh phải biết được về cách tính điểm

+ Học sinh phải được nhắc nhở rõ ràng họ phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách rõ ràng, sạch sẽ Nếu có tây xóa thì cũng phải tây xóa thật sạch + Học sinh cần được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi, dù khơng hồn toàn chắc chắn + Học sinh cần bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm, không nên lo ngại quá

* Công việc của giám thị

- Dam bao nghiêm túc thời gian làm bài

- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn quay cóp

- Phát đề thi xen kẽ hợp lý

- Cấm học sinh đem tài liệu vào phòng thi

* Cham bai

Trang 34

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

Có 02 loại điểm:

- Điểm thô: tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm Trong bài trắc

nghiệm mỗi câu đúng được tính một điểm và câu sai là 0 điểm Như vậy,

điểm thô là tổng điểm của tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm

- Điểm chuẩn: nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh

trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn học khác nhau

X-X

Công thức tính điểm chuẩn: Z= 5

Trong đó: x: điểm thô

x: điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm

s: độ lệch chuẩn của nhóm Ấy

Bắt lợi khi dùng điểm chuẩn Z là:

+ Có nhiều trị số Z âm, gây ra nhiều phiền hà khi tính toán

+ Tất cả các điểm Z đều là số lẻ

Đề tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuân biến đổi T:

+ T = 10.Z + 50 ( Trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10) hoặc

V =4.Z + 10 (Trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4)

+ Điểm I1 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, đó là cách biến đổi điểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là

2 nên V=2.Z + 5

Trang 35

T = 10.Z + 50 = 10.2,027 + 50 = 70,027 + Diém V (theo thang diém 11 bac):

V=2.Z+5=2.2,027+ 5 =9,054

- Cách tính trung bình thực tế và trung bình lý thuyết:

+ Trung bình(thực tế): tổng số điểm thơ tồn bài trắc nghiệm của tất cá mọi người làm trong nhóm chia cho tổng số người Điểm này phụ thuộc vào bài làm của từng nhóm v 2+ i N x=

+ Trung bình lý thuyết: là điểm trung bình cộng của điểm tối đa có thể

có với điểm may rủi có thể làm đúng (số câu chia số lựa chọn) Điểm này không thay đối đối với một bài trắc nghiệm cé định

Ví dụ: Một bài trắc nghiệm có 50 câu hỏi, mỗi câu 4 lựa chọn, ta có:

50

Điểm may rủi: TT 13,75

Trung bình lý thuyết: — = 34,375 1.4 Phan tich cau hoi

* Mục đích của phân tích câu hỏi

- Kết quả thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy và hoc tap dé thay đổi phương pháp, lề lối làm việc

- Mục đích thứ hai là để xem học sinh trả lời mỗi câu như thế nào, từ đó

sửa lại câu hỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả, khả năng học

tập một cách hữu hiệu hơn

* Phương pháp phân tích câu hỏi

Trang 36

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

với điểm số chung toàn bài Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi Nếu kết quả không như vậy, có thể câu hỏi viết chưa chuẩn hay vấn đề chưa được dạy đúng mức

Để xét mối tương quan giữa cách trả lời mỗi câu hỏi với điểm tông quát, chúng ta có thể lấy 20 — 30% học sinh có nhóm điểm cao nhất và 20 —

30% học sinh có nhóm điểm thấp nhất

Chúng ta đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc nghiệm Ở

mỗi câu hỏi cần biết bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu học sinh chọn mỗi câu sai, bao nhiêu học sinh không trả lời Khi đếm sự phân bố các câu trả

lời nhu thế ở các nhóm điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình sẽ suy ra: - Mức độ khó của câu hỏi

- Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi - Mức độ lôi cuốn của các câu hỏi

Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thực hiện các giai đoạn sau:

- Sắp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp

- Chia tập bài ra 03 chồng:

+ Chồng 01: 25% hoặc 27% những bài điểm cao

+ Chồng 02: 50% hoặc 46% bài trung bình

+ Chồng 03: 25% hoặc 27% bài điểm thấp

Trang 37

- Lập bảng có dạng như sau: Câu | Câu trả lời | Sô người Tông sô |SỐ giỏi trừ hỏi số | để chọn Nhóm [Nhóm |Nhóm | người chọn | số kém giỏi TB kém GAO ữư > Bồ trống Tổng cộng + Ghi các số đã thống kê được trên bài chấm vào bảng với từng nhóm và từng câu + Hoàn thiện bảng đã lập + Cột số giỏi trừ số kém có thé có giá trị âm, tổng đại số ở cột này bằng 0 * Giải thích kết quả

- Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi Phân tích xem “câu mồi” có hiệu nghiệm không Nếu cột cuối cùng có

giá trị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì “mỗi” càng hay Nếu cột cuối cùng

bằng 0, cần xem xét câu mỗi đó vì nó không phân biệt được nhóm giỏi và

nhóm kém Câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao

Khi phân tích ta cần hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏi hoặc trong phương pháp giảng dạy không

- Độ khó của một câu hỏi: Nếu các điều kiện như nhau thì điểm có xu

Trang 38

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

sẽ nằm ở khoảng giữa của điểm mà bằng cách đoán mò ngẫu nhiên có thể dat

với điểm số cao nhất có thể có được

VD: Một bài trắc nghiệm loại MCQ với 5 lựa chọn thì có 1/5 (20%) số lần đoán mò được đúng Điểm số tuyệt đối sẽ là 100% câu đúng Trong trường hợp này mức độ khó trung bình nằm giữa 20% và 100% Do đó, mỗi

bài trắc nghiệm có 5 phương án lựa chọn, đề làm cho điểm trải ra rộng rãi thì điều mong muốn là nhiều câu hỏi sẽ được 60% học sinh trả lời đúng

p= Soghou sinh tra lz+zwung (0<P<) Tokg soghou sinh tham dl u

Nếu P =0 thì câu hỏi quá khó

Nếu P = 1 thi câu hỏi quá dễ

Độ khó vừa phải của một câu hỏi là trung bình cộng của 100% và tỉ lệ may rủi kỳ vọng:

_ 100+(100\sogl a chon)

yp TC” 2

P nằm trong khoảng từ 0,25- 0,75 là chấp nhận được

Một bài có giá trị và đáng tin cậy thường là bài gồm những câu có độ

khó xấp xi độ khó vừa phải

- Độ phân biệt của mỗi câu hỏi: Một câu hỏi được xem là có độ phân

biệt hoàn hảo nếu nói chung mọi người học khá đều trả lời được và mọi người

Trang 39

Trong đó: H: sé hoc sinh tra lời đúng của nhóm giỏi L: số học sinh trả lời đúng của nhóm kém n: số lượng người trong mỗi nhóm

đúng của nhóm giỏi + đúng của nhóm kém 54% Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới Khi đó: P= đây: Chỉ số D Đánh giá câu

Từ 0,4 trở lên Câu có độ phân biệt rât tôt

Từ 0,3 — 0,39 Câu có độ phân biệt khá tôt

Từ 0,2 - 0,29 Câu có độ phân biệt tạm được và cân

hoàn chỉnh

Dưới 0,19 Câu có độ phân biệt rất kém

- Độ khó của cả bài:

Wojkho cua bat= = 100% Trong đó: X: điểm trung bình thực tế

C: điểm tối đa, bằng số câu

Trang 40

Sruibug Pat hoe Su pham 2v (22/2 Khoa luén tot nghiép

5°: D6 léch chuan binh phuong cua mdi câu trắc nghiém i ở”: Biến lượng điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn thể bài trắc nghiệm

Hoặc, có thể dùng công thức khác của Kude Richardson cũng suy ra từ

công thức căn bản trên, với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc nghiệm khác nhau: k-1 ở K r=—— h - > | Trong đó: K: số câu

p: tỉ lệ trả lời sai một câu hỏi

q: tỉ lệ trả lời đúng một câu hỏi ở: biến lượng của bài

Độ tin cậy r Đánh giá bài

0—0,6 Bài có độ tin cậy kém (thâp)

0,6 -0,9 Bài có độ tin cậy trung bình

0,9-1 Bài có độ tin cậy tôt

- Sai số tiêu chuẩn đo lường: là một phong cách biểu thị độ tin cậy

của bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương

đối như hệ số tin cậy đã nêu

Công thức: SE, =S,J1-r,,

Trong đó: SE„: Sai số tiêu chuẩn đo lường

S„: Độ lệch tiêu chuẩn của bài

r,„: hệ sô tin cậy của bài

Ngày đăng: 24/09/2014, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w