Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức chương Điện học của học sinh lớp 9 THCS

134 1.1K 1
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức chương  Điện học của học sinh lớp 9 THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN TRỌNG THỦY XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẮM VỮNG KIẾN THỨC CHƯƠNG "ĐIỆNHỌC" CỦA HỌC SINH LỚP 9 THCS LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2009 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy; tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Khôi đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Lục Ngạn, Ban giám hiệu, tập thể giáo viên vật lí ở các trường THCS Trần Hưng Đạo, THCS Tân Mộc, THCS Kiên Thành tỉnh Bắc Giang đã giúp tôi trong đợt thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người đã động viên, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức, song bản luận văn này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Tháng 8 năm 2009 Tác giả NGUYỄN TRỌNG THUỶ 3 LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác. Tác giả NGUYỄN TRỌNG THUỶ 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Dĩ, Nguyễn Văn Đồng (1979), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ thông, tập 1, NXBGD, Hà Nội. [2] Nguyễn Thanh Hải (2005), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hoà, Vũ Quang, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức Thâm (2005), Bài tập Vật lí 9, NXBGD, Hà Nội. [4] Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Xuân Thành (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Khoa Vật lý trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. [5] Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hòa, Vũ Quang, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức Thâm (2005), Vật lí 9, NXBGD, Hà Nội. [6] Nguyễn Thế Khôi (1995): Một phương án xây dựng hệ thống bài tập phần động lực học lớp 10 PTTH nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực tư duy, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý . [7] Ngô Diệu Nga (2006), Bài giảng chuyên đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học vật lí. Khoa Vật lí trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. [8] Trần Ngọc (2006), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc ngiệm vật lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [9] Vũ Quang, Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Văn Hoà, Ngô Mai Thanh, Nguyễn Đức Thâm (2005), Sách giáo viên Vật lí 9. NXBGD, Hà Nội. [10] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Trọng Thuỷ (2008), Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Vật lí lớp 9, NXBGD, Hà Nội. [11] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2006), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. [12] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [13] Lê Văn Thông (2005), Để học tốt vật lí 9, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. [14] Nguyễn Thị Thuỷ (2006), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương "Tính chất sóng ánh sáng" của học sinh lớp 12 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. [15] Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lí ở trường Trung học. NXBGD, Hà Nội. 5 [16] Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXBĐHSP, Hà Nội. [17] Phạm Hữu Tòng (2005), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, NXBĐHSP, Hà Nội. [18] Dương Thiệu Tống. Ed.D (1997), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. NXBGD, Hà Nội. [19] Trần Văn Trung (2008), Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm đánh giá chất lượng kiến thức chương Các định luật bảo toàn" vật lí lớp 10, THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. [20] Kiểm tra đánh giá trong giảng dạy đại học (3.1996), Trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục, ĐHSPHN, Hà Nội. [21] (1996), Văn kiện Đại hội 8 Đảng Cộng Sản Việt Nam. NXB Chính trị QGHCM, Hà Nội. [22] (2002), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9. NXB Chính trị QGHCM, Hà Nội. [23] E.E.Evenzik, X.Ia.Shamash, V.A.Orilov (2005), Phương pháp giảng dạy Vật lí trong trường trung học phổ thông. Dịch và biên tập: PGS.TS Tạ Tri Phương. Khoa Vật lí trường ĐHSP Hà Nội 6 MỤC LỤC Mở đầu………………………………………………… … … 1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………… … 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài……………….….……… 4 3. Giả thuyết khoa học của đề tài……………………… … 4 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài………………… … 4 7. Phương pháp nghiên cứu…………………………… 5 8. Đóng góp của đề tài…………………………………… …… 5 9. Bố cục luận văn………………………………… … …… 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 7 1.1. Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học… 7 1.2. Mục tiêu dạy học…………………………………….… …… 18 1.3. Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 20 1.4. Cách trình bày và chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn………………………………………………………. 26 1.5. Phân tích câu hỏi…………………………….… … …… 30 1.6. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chỉ số thống kê. 33 Kết luận chương 1……………………………… … …… 35 Chương 2. SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG "ĐIỆN HỌC" Ở LỚP 9 THCS. 37 2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương "Điện học" lớp 9 THCS 37 2.2. Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học 40 2.3. Các khó khăn chủ yếu và những sai lầm phổ biến của học sinh trong học tập chương "Điện học" 41 2.4. Soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Điện học" ở lớp 9 THCS 43 7 Kết luận chương 2…………………… 70 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71 3.1. Mục đích ………………………… …… ……… 71 3.2. Đối tượng ……………… ……………… … … … 71 3.3. Phương pháp …………… ……………………… ….… 71 3.4. Các bước tiến hành ….………… …… 73 3.5. Kết quả ……………… …… 74 3.6. Phân tích, đánh giá 78 Kết luận chương 3…… …………………………. 120 Kết luận……………… ……… ……………. 122 Tài liệu tham khảo 125 Phụ lục BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN THCS Trung học cơ sở TNSP Thực nghiệm sư phạm TNKQNLC Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 8 NXBGD Nhà xuất bản giáo dục SGK Sách giáo khoa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi động trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo cho người học". Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập gắn liền với việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. 9 Trong việc đổi mới một cách đồng bộ như đã nói ở trên, việc cải tiến và đổi mới hệ thống hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã, đang và luôn là vấn đề mang tính cấp thiết. Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Nó là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng thời giúp cho các nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản lý và điều hành. Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết trò của mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp dạy học của mình. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động lực thúc đẩy họ chăm lo học tập. Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có cái nhìn khách quan hơn để từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình cũng như về cách thức tổ chức đào tạo. Nhưng làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và có thể nói rằng đây là một vấn đề mang tính thời sự. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi hình thức kiểm tra đánh giá có những ưu và nhược điểm nhất định, không có một hình thức nào là hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục. Thực tiễn dạy học cho thấy: Dạy học không nên chỉ áp dụng một hình thức thi, kiểm tra cho một môn học; Không phải kết quả của bất kỳ bài thi, kiểm tra nào hay một hình thức thi, kiểm tra nào cũng phản ánh được thực chất kết quả học tập của học sinh mà cần thiết phải tiến hành kết hợp các hình thức thi, kiểm tra một cách tối ưu mới có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học. Các bài thi, kiểm tra viết được chia làm hai loại: Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. 10 Trắc nghiệm tự luận là hình thức được sử dụng một cách phổ biến trong một thời gian dài từ trước tới nay. Ưu điểm của nó là cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của mình, có thể dùng để kiểm tra trình độ tư duy ở trình độ cao. Song loại này cũng thường mắc phải những hạn chế là chỉ cho phép khảo sát một số ít kiến thức trong thời gian nhất định. Hơn nữa, việc chấm điểm loại này đòi hỏi mất nhiều thời gian, không cho ngay kết quả, thiếu khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và do đó trong một số trường hợp không xác định được thực chất trình độ của học sinh. Trắc nghiệm khách quan là hình thức có thể dùng kiểm tra đánh giá kiến thức trên một vùng rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính xác; nó cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học; giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh hoàn thiện phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học. Nhưng việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một bộ môn là một công việc không đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm và mất nhiều thời gian. Trắc nghiệm khách quan được chia thành nhiều loại, trong đó trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có ưu điểm hơn các loại trắc nghiệm khác vì có độ tin cậy cao hơn, học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi, tính chất giá trị tốt hơn, có thể phân tích được tính chất "mồi" câu hỏi, đảm bảo tính khách quan khi chấm. Trong thời gian qua, có nhiều tác giả là các học viên cao học chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lí nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm khách quan như: Nguyễn Thị Thu Hường (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Động học chất điểm” lớp 10), Đàm Thị Tố [...]... Giang (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Từ trường” lớp 11), Nguyễn Thị Thuỷ (Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương "Tính chất sóng ánh sáng" của học sinh lớp 12 THPT), Trần Văn Trung (Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. .. khoa học Trên cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và cơ sở thực tiễn dạy học chương Điện học đã soạn thảo một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng để kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chương Điện học của học sinh lớp 9 THCS 8.2 Về mặt thực tiễn - Góp phần khẳng định tính ưu việt của hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong kiểm. .. "Điện học" của học sinh lớp 9 THCS" với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí ở trường phổ thông 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương Điện học ở lớp 9 THCS nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh 3 Giả thuyết khoa học Nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều. .. tra đánh giá kết quả học tập chương "Điện học" của học sinh lớp 9 THCS 5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chương "Điện học" của học sinh lớp 9 THCS và thực nghiệm trên lớp 9 ở một số trường THCS của tỉnh Bắc Giang 6 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6.1 Nghiên... luận xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn về chương "Điện học" lớp 9 THCS 6.4 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống câu hỏi đã soạn trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương "Điện học" của học sinh lớp 9 THCS 7 Phương pháp nghiên cứu của đề tài + Nghiên cứu lý thuyết + Điều tra 13 + Thực nghiệm sư phạm + Thống kê toán 8 Đóng góp của. .. tài gồm 03 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học ở nhà trường phổ thông Chương 2 Soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Điện học ở lớp 9 THCS Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Kiểm tra đánh giá trong... luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông, cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 6.2 Nghiên cứu nội dung chương "Điện học" lớp 9 THCS và điều tra thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương này Trên cơ sở đó xác định trình độ của mục tiêu nhận thức chung ứng với từng kiến thức mà học sinh cần... thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần nghiên cứu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học bộ môn vật lí ở trường phổ thông Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc "Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chương "Điện. .. nhiều lựa chọn được soạn thảo một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu, thực tiễn dạy học 12 và nội dung kiến thức phần "Điện học" lớp 9 THCS thì có thể đánh giá chính xác, khách quan mức độ nắm vững kiến thức của học sinh ở chương này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí 4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá kết... trình độ giáo viên và học sinh, về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của địa phương, của trường, của lớp 1.1.4.6 Đảm bảo tính phát triển - Hệ thống câu hỏi kiểm tra phải từ dễ đến khó - Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh 1.1.5 Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá Để đảm bảo tính khoa học của việc kiểm tra đánh giá kiến thức, . cứu của đề tài Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương Điện học ở lớp 9 THCS nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. . phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để soạn thảo hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chương " ;Điện học& quot; của học sinh lớp 9 THCS và thực nghiệm. cứu của đề tài Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập chương " ;Điện học& quot; của học sinh lớp 9 THCS. 5. Phạm vi nghiên cứu của

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1. Mục đích

  • 3.3. Phương pháp

  • Để thực hiện được hai mục đích ở trên, các câu trắc nghiệm đã được tiến hành TNSP nhiều lần trên học sinh ở các trường THCS khác nhau trong 2 năm học, trong đó có hai đợt thực nghiệm chính:

  • 3.4. Các bước tiến hành

  • 3.4.3. Tổ chức kiểm tra

  • 3.5. Kết quả

  • Chúng tôi thực nghiệm với 128 học sinh. Điểm bài làm của họ được tổng hợp theo điểm thô, điểm 11 bậc và phân bố như bảng 3.1 và 3.2:

  • Bảng 3.2. Tần số, tần suất điểm chuẩn bài làm của học sinh

  • Bảng 3.3. Phân bố các loại điểm

  • 3.6.2. Đánh giá câu trắc nghiệm qua chỉ số độ khó và độ phân biệt

  • 3.6.3. Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm theo chỉ số thống kê

  • 3.6.3.1. Phân tích câu hỏi thuộc trình độ nhận biết

  • Câu số 1:

  • Câu số 2:

  • Câu số 3:

  • Câu số 4:

  • Câu số 5:

  • Câu số 6:

  • Câu số 25:

  • Câu số 26:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan