9. Bố cục luận văn
1.6. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chỉ số thống kê
1.6.1. Độ khó của bài trắc nghiệm
+ Độ khó (p): p = .100% c
x
x: Điểm trung bình thực tế c: Điểm tối đa (số câu của bài) 0 Độ khó 1
+ Độ khó vừa phải của bài trắc nghiệm là: .100% C
M)/2 (C
với M là
điểm may rủi.
1.6.2. Độ lệch tiêu chuẩn
Một trong các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn, là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân bố. Trong phần nghiên cứu, chỉ cần tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn phân bố đơn và đẳng loại. Độ lệch chuẩn tính trên mỗi nhóm học sinh làm thực tế nên có thể thay đổi. Để tính nó ta có thể sử dụng công thức: 2 1 1 n d S n
Trong đó: n là số người làm bài; d = x - xi (với xi: điểm thô của mẫu thứ i, x: điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu.
Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người làm
được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho điểm trung bình ta có từng độ lệch d, bình phương từng độ lệch ta có d2.
Hoặc:
2 2
n x - ( x) S =
n.(n -1)
Trong đó x: điểm số của từng học sinh; n: số
người làm.
1.6.3. Hệ số tin cậy
Công thức căn bản để phỏng định hệ số tin cậy:
2 2 1 1 i K K r K: số câu.
i2: độ lệch chuẩn bình phương của mỗi câu trắc nghiệm i.
: biến lượng điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn bài trắc nghiệm.
Hoặc có thể dùng công thức khác của Kuder Richardson cũng suy ra từ công thức căn bản trên, với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc
nghiệm khác nhau: r = K 1- p.q2 K -1 δ
.
K: số câu, p: tỉ lệ số học sinh trả lời đúng cho một câu hỏi, q: tỉ lệ số học sinh trả lời sai cho một câu hỏi, 2: biến lượng của bài.
Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được là 0,60 r 1,0.
1.6.4. Sai số tiêu chuẩn đo lường
Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như hệ số tin cậy đã nêu.
Công thức: SEm Sx 1rtc
Trong đó: SEm: sai số tiêu chuẩn đo lường.
Sx: độ lệch tiêu chuẩn của bài.
rtc: hệ số tin cậy của bài.
1.6.5. Đánh giá một bài trắc nghiệm
Đánh giá một bài trắc nghiệm là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó. Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải. Khi đánh giá giá trị, sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê. Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số chuẩn của phép đo. Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài phải phù hợp với mục tiêu dạy học.
Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề:
- Mục đích, chức năng của việc kiểm tra đánh giá. Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm.
- Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học.Vì để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và viết các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này.
- Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh giá, chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra đánh giá, trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức chương "Điện học" của học sinh lớp 9 THCS mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau.
Chương 2. SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “ĐIỆN HỌC” Ở LỚP 9 THCS
2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Điện học” lớp 9 THCS
2.1.1. Đặc điểm nội dung của chương “Điện học”
Chương trình bộ môn Vật lí lớp 9 thuộc giai đoạn II của chương trình bộ môn Vật lí THCS, có vị trí đặc biệt quan trọng vì lớp 9 là lớp kết thúc cấp học này, do đó nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình bộ môn Vật lí cấp THCS.
Trên cơ sở các kiến thức, ý thức và thái độ học tập mà học sinh đã đạt được qua các lớp 6, lớp 7, lớp 8; chương trình Vật lí 9 tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh lên một mức cao hơn và đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với họ. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được; khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lý thông tin để hình thành các khái niệm, rút ra các quy tắc, quy luật và định luật của vật lí, khả năng suy luận quy nạp và diễn dịch để đề xuất các giả thuyết, rút ra các kết quả có thể kiểm tra, xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Những yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng vật lí trong một định luật vật lí.
Trong chương trình Vật lí 9 THCS, Điện học là chương đầu tiên của môn học. Kiến thức trong chương tuy là mới đối với học sinh, nhưng có những khái niệm, định luật, những ứng dụng vật lí rất gần gũi với đời sống hàng ngày của các em như:
- Các đại lượng đặc trưng cho dòng điện: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế.
- Các khái niệm: Điện trở, công suất điện, điện năng, công của dòng điện.
- Các định luật: Định luật Ôm, định luật Jun – Len xơ. - Các ứng dụng: Biến trở.
Trong bài 20: Tổng kết chương I. Điện học (Sách giáo khoa Vật lí 9), hệ thống 20 câu hỏi và bài tập nhằm giúp học sinh hệ thống, ôn tập lại các kiến thức cơ bản sau khi học xong chương này là:
+ Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó?
+ Điện trở là gì? Điện trở phụ thuộc như thế nào vào chiều dài và tiết diện của dây dẫn? Căn cứ vào đâu để biết chính xác chất này dẫn điện tốt hơn chất kia?
+ Công suất điện của một dụng cụ điện hoặc của một mạch điện được tính bằng công thức nào?
+ Điện năng tiêu thụ của một thiết bị điện phụ thuộc vào yếu tố nào? + Có những biện pháp nào để sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng? Căn cứ vào nội dung kiến thức cơ bản của chương "Điện học" - Vật lí lớp 9, chúng tôi chia nội dung của chương thành hai nhóm kiến thức: Điện trở. Định luật Ôm; Công và công suất của dòng điện.
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương "Điện học"
Trong chương trình Vật lí lớp 9 THCS, chương "Điện học" xuất phát từ các khái niệm hiệu điện thế, cường độ dòng điện mà học sinh đã được học ở lớp 7. Trên cơ sở đó nghiên cứu mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
Xây dựng khái niệm điện trở, định luật Ôm đối với đoạn mạch, định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp và song song, khảo sát và thấy được sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và bản chất của vật liệu làm dây dẫn, chế tạo và ứng dụng của biến trở trong thực tiễn.
Xây dựng công thức tính công suất của một dụng cụ điện hoặc một mạch điện, từ đó thấy được điện năng tiêu thụ của một thiết bị điện phụ thuộc vào những yếu tố nào? Xây dựng được mối quan hệ về sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng, tác hại của đoản mạch và những biện
pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng.
Nhờ vậy hoàn thiện toàn bộ kiến thức cơ bản của chương Điện học,
ĐIỆN HỌC
Hiệu điện thế U Cường độ dòng điện I
Định luật Ôm
R U I
Điện trở của dây dẫn
I U R
Đoạn mạch gồm nhiều điện trở ghép với nhau
Đoạn mạch ghép nối tiếp
I = I1 = I2 =... U = U1 + U2 +... RTĐ = R1 + R2+ ... Đoạn mạch ghép // I = I1 + I2 +... U = U1 = U2 =... ... R 1 R 1 R 1 2 1 TD
Sự phụ thuộc của điện trở
Vào chiều dài dây dẫn 2 1 R R ~ 2 1 l l
Vào tiết diện dây dẫn 2 1 R R ~ 1 2 S S Vào bản chất vật liệu làm dây dẫn Công thức điện trở S l ρ R Biến trở
Công suất điện
P = UI Định luật Jun - Lenxơ Q = RI2t Công dòng điện A= Pt = UIt
2.2. Nội dung kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học
Sau khi học xong chương “Điện học”, học sinh cần nắm vững nội dung kiến thức và kĩ năng ở mức độ như sau:
2.2.1. Nội dung kiến thức
- Phát biểu và viết được công thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.
- Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.
- Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định. Nhận biết được đơn vị đo điện trở.
- Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, với tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn. Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau.
- Nêu được biến trở là gì và các dấu hiệu nhận biết điện trở trong kỹ thuật.
- Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oát có ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.
- Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.
- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Lenxơ.
- Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
- Đo được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần.
- Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và với vật liệu làm dây dẫn.
- Vận dụng được công thức
S l ρ.
R để tính một đại lượng khi biết các
đại lượng còn lại và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. Sử dụng được biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
- Vận dụng được định luật Ôm và công thức
S l ρ.
R để giải bài toán về
mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. - Xác định được công suất điện của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. Vận dụng được các công thức P = UI, A = Pt = UIt đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng.
- Vận dụng được định luật Jun - Lenxơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng.
2.3. Các khó khăn chủ yếu và những sai lầm phổ biến của học sinh trong học tập chương "Điện học" học tập chương "Điện học"
Để phát hiện được những khó khăn chủ yếu và sai lầm phổ biến của học sinh thường mắc phải trong khi học tập và làm bài kiểm tra, chúng tôi đã
thực hiện điều tra bằng cách trao đổi với những giáo viên có nhiều kinh nghiệm đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật lí 9 ở các trường THCS, những giáo viên có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi kết hợp với việc cho học sinh ở một số trường (năm học 2007 - 2008) làm bài kiểm tra kiến thức cơ bản của chương “Điện học”. Qua đó chúng tôi nhận thấy học sinh khi làm bài thường gặp phải những khó khăn chủ yếu và những sai lầm phổ biến như sau:
- Nhầm lẫn bản chất vật lí của khái niệm điện trở: Khi vận dụng công
thức R = I U
học sinh thường quan niệm "Điện trở của vật dẫn tỷ lệ với hiệu
điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong vật dẫn" và do vậy điện trở của vật dẫn ở trạng thái vật lí nào đó có giá
trị thay đổi được.
- Nhầm lẫn khi mắc vôn kế và ampe kế trong mạch điện để đo hiệu
điện thế và cường độ dòng điện: Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo, mắc ampe kế song song với đoạn mạch cần đo, mắc các chốt của vôn kế và ampe kế chưa đúng.
- Nhầm lẫn đặc điểm về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế và điện
trở tương đương giữa đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song. (Đối với đoạn mạch nối tiếp thì cho I = I1 + I2....; U = U1 = U2... và ngược lại).
- Chưa nắm vững tính hợp pháp các đơn vị của đại lượng vật lí khi sử
dụng công thức để tính toán (Các đơn vị là bội và ước của V, A, m, m2... nên khi tính được kết quả không đúng với yêu cầu bài toán).
- Nhầm lẫn khi nghiên cứu mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với
tiết diện dây dẫn: Khi tiết diện tăng thì điện trở tăng và ngược lại (dây dẫn to thì điện trở lớn và ngược lại).
- Chưa hiểu rõ ý nghĩa các khái niệm công suất định mức, hiệu điện thế định mức, cường độ dòng điện định mức ghi trên mỗi dụng cụ điện.
- Nhầm lẫn giữa các dụng cụ đo điện năng, công suất điện.
- Khi làm bài trắc nghiệm khách quan, chưa đọc kỹ câu dẫn nên chọn phương án không đúng với yêu cầu của câu dẫn.
2.4. Soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Điện học" ở lớp 9 THCS quan nhiều lựa chọn chương "Điện học" ở lớp 9 THCS
Ở đây chúng tôi soạn thảo một hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương “Điện học” - Vật lí 9, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng. Các mồi được xây dựng trên sự phân tích những sai lầm của học sinh khi học chương này.
Trong hệ thống các câu hỏi có thể dùng để làm bài kiểm tra 15 phút,