Mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức chương Điện học của học sinh lớp 9 THCS (Trang 25)

9. Bố cục luận văn

1.2. Mục tiêu dạy học

- Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

- Có được ý tưởng rõ ràng về cái cần kiểm tra đánh giá khi kết thúc mỗi môn học, học phần hay trong quá trình giảng dạy từng kiến thức cụ thể.

- Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học, do vậy giúp họ tự tổ chức công việc học tập của mình.

- Có được ý tưởng rõ ràng về các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có của giáo viên. [17, tr.39]

1.2.2. Yêu cầu phát biểu mục tiêu

- Phải rõ ràng, cụ thể.

- Phải đạt tới được trong khoá học hay đơn vị học tập. - Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học.

- Phải quy định rõ kết quả của việc học tập, nghĩa là các khả năng mà người học sẽ có được khi họ đã đạt đến mục tiêu.

- Phải đo lường được.

- Phải chỉ rõ những gì người học có thể làm được vào cuối giai đoạn học tập. [17, tr.40]

1.2.3. Phân biệt các mục tiêu nhận thức

Có rất nhiều cách phân loại mục tiêu nhận thức, trong đó có cách phân loại của GS.TS. Phạm Hữu Tòng [17, tr.43].

1.2.3.1.Trình độ nhận biết, tái hiện, tái tạo.

Trình độ này thể hiện ở khả năng nhận ra được, nhớ lại được, phát ngôn lại được đúng sự trình bày kiến thức đã có, thực hiện lặp lại được đúng một cách thức hoạt động cụ thể đã có, giải đáp được câu hỏi thuộc dạng: "A là gì?", "A thế nào?", "Thực hiện A như thế nào?".

1.2.3.2. Trình độ hiểu, áp dụng (giải quyết tình huống tương tự như tình huống đã biết)

Trình độ này thể hiện ở khả năng giải thích, minh hoạ được nghĩa của kiến thức, áp dụng được kiến thức đã nhớ lại được, hoặc đã được gợi ra để giải quyết được những tình huống tương tự với tình huống đã biết, theo cùng một mẫu như tình huống đã biết; giải đáp được câu hỏi thuộc dạng: “A giúp giải quyết X như thế nào?” (Kiến thức A giúp bạn giải quyết vấn đề này thế nào?)

1.2.3.3. Trình độ vận dụng linh hoạt (giải quyết được tình huống có biến đổi so với tình huống đã biết)

Trình độ này thể hiện ra ở khả năng lựa chọn, áp dụng tri thức trong tình huống có biến đổi so với tình huống đã biết, nhận ra được rằng có thể giải quyết tình huống đã cho bằng cách vận dụng phối hợp các cách giải quyết các tình huống theo các mẫu đã biết; giải đáp được câu hỏi thuộc dạng: "(Các) A nào giúp giải quyết X và giải quyết như thế nào?" (Bạn biết gì về cái sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này và giải quyết như thế nào?).

1.2.3.4. Trình độ sáng tạo (đề xuất và giải quyết vấn đề không theo mẫu có sẵn)

Trình độ này thể hiện ở khả năng phát biểu và giải quyết những vấn đề theo cách riêng của mình bằng cách lựa chọn, đề xuất và áp dụng kiến thức để giải quyết được các vấn đề không theo các mẫu (angôrit) đã có sẵn; đề ra và giải quyết được câu hỏi thuộc dạng: "Có vấn đề gì?"; "Đề xuất ý kiến riêng, cách giải quyết riêng thế nào?". (Bạn thấy vấn đề đặt ra là gì và bạn có thể đi tới kết quả thoả mãn như thế nào?).

Các câu hỏi nêu ở mỗi bậc trên có thể xem như những tiêu chí chung để phân biệt các trình độ nắm tri thức khi kiểm tra đánh giá. Dựa theo các dạng chung đó của các câu hỏi, có thể soạn thảo các câu hỏi hoặc các đề bài

kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng cụ thể phù hợp với mục tiêu dạy học đã xác định và phù hợp với mục đích kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức chương Điện học của học sinh lớp 9 THCS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)