9. Bố cục luận văn
1.3. Phương pháp và kỹ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.3.1. Các hình thức trắc nghiệm khách quan 1.3.1.1. Trắc nghiệm đúng - sai
Loại này được trình bày dưới dạng một phát biểu và học sinh phải trả lời bằng cách chọn đúng (Đ) hay sai (S).
- Ưu điểm: Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm về những sự kiện. Nó giúp cho việc trắc nghiệm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi ngắn, dễ biên soạn, chiếm ít chỗ trang của giấy kiểm tra.
- Nhược điểm: Xác xuất chọn được phương án đúng cao, có thể khuyến khích sự đoán mò khó dùng để thẩm định học sinh yếu, có độ tin cậy thấp.
- Phạm vi áp dụng: Thích hợp cho kiểm tra vấn đáp nhanh, thường sử dụng khi không tìm được đủ phương án cho câu nhiều lựa chọn,
1.3.1.2. Trắc nghiệm ghép đôi (xứng hợp)
Trong loại này có hai cột danh sách, những chữ, nhóm chữ hay câu. Học sinh sẽ ghép một chữ, một nhóm chữ hay câu của một cột với một phần tử tương ứng của cột thứ hai. Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau. Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng trong một lần hoặc nhiều lần để ghép với các phần tử trong cột câu hỏi.
- Ưu điểm: Có thể kiểm tra nhiều nội dung trong một thời gian ngắn, dễ viết, dễ dùng, ít tốn giấy hơn khi in.
- Nhược điểm: Dễ trả lời thông qua việc loại trừ, học sinh mất thời gian làm bài vì mỗi câu hỏi phải đọc lại toàn bộ những câu lựa chọn, trong đó có cả những câu rõ ràng là không thích hợp; khó đánh giá được mức độ tư duy ở
trình độ cao; muốn soạn câu hỏi để đo các mức kiến thức cao đòi hỏi nhiều công phu.
- Phạm vi áp dụng: Thích hợp với kiểm tra việc nhận biết kiến thức cơ bản sau khi học xong một chương, một chủ đề.
1.3.1.3. Trắc nghiệm điền khuyết
Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, hay cũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn.
- Ưu điểm: Thí sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng tạo, luyện trí nhớ, dễ biên soạn, học sinh trả lời ngắn gọn, đơn nhất, đơn trị.
- Nhược điểm: Cách chấm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan khi chấm điểm. Đặc biệt chỉ kiểm tra được khả năng nhớ, không có khả năng kiểm tra phát hiện sai lầm của học sinh.
- Phạm vi áp dụng: Thích hợp với các bộ môn ngoại ngữ, xã hội và nhân văn.
1.3.1.4. Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Dạng trắc nghiệm khách quan hay dùng nhất là loại trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Đây là loại câu hỏi mà chúng tôi soạn thảo ở chương sau Mỗi câu hỏi gồm 2 phần: Phần "gốc" và phần "lựa chọn".
+ Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn chỉnh).
Yêu cầu phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu hỏi ấy muốn đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
+ Phần lựa chọn (thường là 4 hay 5 lựa chọn) gồm có nhiều giải pháp
có thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng, hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những "mồi". Điều quan trọng là làm sao cho
những "mồi" ấy đều hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài học.
- Ưu điểm:
+ Độ tin cậy cao hơn.
+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi. + Có tính chất giá trị tốt hơn.
+ Có thể phân tích được tính chất "mồi" câu hỏi. + Có tính khách quan khi chấm.
- Nhược điểm:
+ Khó soạn câu hỏi
+ Thí sinh nào óc sáng tạo tốt có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đã cho, nên họ có thể sẽ không thoả mãn.
+ Các câu trắc nghiệm khác quan nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kĩ.
+ Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này.
- Phạm vi áp dụng: Có thể sử dụng mọi loại kiểm tra đánh giá, rất thích hợp cho việc đánh giá - phân loại.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 4 lựa chọn. Vì theo chúng tôi nếu ít lựa chọn hơn thì không bao quát được sai lầm của học sinh, nhiều lựa chọn hơn sẽ có những "mồi" thiếu căn cứ.
1.3.2. Tiến trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Cách tốt nhất để lên kế hoạch cho một bài trắc nghiệm là liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay năng lực cần đo lường (trả lời câu hỏi: Cần
khảo sát những gì ở học sinh?) hay nói cách khác là xác định rõ mục đích của bài trắc nghiệm.
Một sự phân tích về nội dung sẽ cho ta một bản tóm tắt ý đồ chương trình giảng dạy được diễn đạt theo nội dung: Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào? Những lĩnh vực nào trong các nội dung đó nên đưa vào trong bài trắc nghiệm đại diện này.
Cần phải suy nghĩ cách trình bày các câu dưới hình thức nào cho hiệu quả nhất và mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm đến đâu.
1.3.2.1. Mục đích của bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, nhưng bài trắc nghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục vụ cho mục đích chuyên biệt nào đó.
- Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì nhằm xếp hạng học sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém.
- Nếu bài trắc nghiệm là một bài kiểm tra nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh đều đạt được điểm tối đa.
- Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp, thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu chưa học kĩ.
Bên cạnh các mục đích nói trên có thể dùng trắc nghiệm với mục đích tập luyện giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với lối thi trắc nghiệm.
Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo được bài trắc nghiệm giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài.
1.3.2.2. Phân tích nội dung môn học cần kiểm tra đánh giá
- Tìm ra những khái niệm cơ bản, quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm.
- Phân loại 2 dạng thông tin được trình bày trong môn học (hay chương):
+ Những thông tin nhằm giải nghĩa hay minh hoạ.
+ Những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì học sinh cần nhớ.
- Lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
1.3.2.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm
Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dung môn học ta lập được một dàn bài trắc nghiệm.
Lập một bảng ma trận hai chiều, một chiều biểu thị nội dung và chiều kia biểu thị các quá trình tư duy (mục tiêu) mà bài trắc nghiệm muốn khảo sát. Số câu hỏi cần được đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ và ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi viết các câu hỏi trắc nghiệm.
Ở đề tài này, chúng tôi đã lập ma trận như bảng 1.1:
Bảng 1.1. Bảng ma trận hai chiều.
Mục tiêu nhận thức
Nội dung kiến thức
Biết Hiểu Vận dụng Tổng
B. Công và công suất điện 4 6 6 16
Tổng 10 15 15 40
Tổng điểm 10 15 15 40
Tỷ lệ 25% 37,5% 37,5% 100
1.3.2.4. Lựa chọn số câu hỏi và soạn các câu hỏi cụ thể
Số câu hỏi được bao gồm trong bài trắc nghiệm phải tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có.
Số câu hỏi phụ thuộc vào thời gian dành cho việc trả lời nó. Nhiều bài trắc nghiệm được giới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn. Số câu hỏi phụ thuộc vào loại câu hỏi được sử dụng (liên quan đến mức độ phức tạp của tư duy và thói quen làm việc của học sinh).
Yêu cầu chính xác các điểm số, nghĩa là làm sao mẫu nghiên cứu mang tính chất đại diện cho quần thể.
1.3.3. Một số nguyên tắc soạn thảo những câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Đối với phần gốc: Dù là một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng.
+ Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải in đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh khỏi nhầm.
+ Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa trọn vẹn, tuy nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho:
Phần lựa chọn được ngắn gọn.
Người đọc thấy nội dung cần kiểm tra. Đối với phần lựa chọn:
+ Nên tránh 2 lần phủ định liên tiếp. + Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô. + Độ dài các câu trả lời nên gần bằng nhau. + Các câu trả lời nên có dạng đồng nhất.
+ Không nên có câu trả lời không có ý nghĩa thực tế. + Không nên có câu trả lời giống hệt sách giáo khoa.
+ Tránh sự không phù hợp giữa phần gốc và phần lựa chọn. + Vị trí các câu lựa chọn nên sắp xếp một cách tự nhiên.
+ Không nên dùng các từ như “tất cả các câu trên đều không đúng” “không câu nào đúng” làm phương án trả lời.
+ Đề phòng trường hợp vì tiết lộ câu trả lời dự định cho là đúng qua lối hành văn, dùng từ, chiều dài của câu, cách sắp đặt câu lựa chọn.
1.4. Cách trình bày và cách chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.4.1. Cách trình bày bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Có 2 cách thông dụng:
- Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh
rồi chiếu lên màn ảnh từng phần hay từng câu. Mỗi câu mỗi phần ấy được chiếu lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho học sinh bình thường có thể trả lời được. Cách này có ưu điểm:
+ Kiểm soát được thời gian. + Tránh được sự thất thoát đề thi. + Tránh được phần nào gian lận.
- Cách 2: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng
với số người dự thi. Trong phương pháp này có 2 cách trả lời khác nhau: + Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi, thẳng ở phía bên phải hay ở phía bên trái.
+ Bài học sinh phải trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu như bảng 1.2: Bảng 1.2. Mẫu phiếu trả lời câu hỏi
Câu 1 A B C D E Bỏ trống Câu 2 A B C D E Bỏ trống
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
- Lưu ý khi in bài trắc nghiệm.
+ Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót. + Cần được trình bày rõ ràng, dễ đọc.
+ Cần làm nổi bật phần gốc, phần lựa chọn, cần xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc.
+ Để tránh sự gian lận của học sinh ta có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi bị đảo lộn.
1.4.2. Chuẩn bị cho học sinh
- Báo trước cho học sinh ngày giờ thi, cách thức, nội dung thi. Huấn luyện cho học sinh về cách thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, nhất là trong trường hợp dự thi lần đầu.
- Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài:
+ Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
+ Học sinh phải được biết về cách tính điểm.
+ Học sinh phải được nhắc nhở rằng họ phải đánh dấu các câu lựa chọn một cách rõ ràng, sạch sẽ. Nếu có tẩy xoá thì cũng phải tẩy xoá thật sạch.
+ Học sinh cần được khuyến khích trả lời tất cả các câu hỏi, dù không hoàn toàn chắc chắn.
+ Học sinh nên bình tĩnh khi làm bài không nên lo ngại quá.
- Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài.
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn quay cóp. - Phát đề thi xen kẽ hợp lý.
- Cấm học sinh đem tài liệu vào phòng thi.
1.4.4. Chấm bài
- Cách chấm bài thông dụng nhất của thầy giáo ở lớp học là dùng bảng đục lỗ. Bảng này có thể dùng một miếng bìa đục lỗ ở những câu trả lời đúng hiện qua lỗ.
- Dùng máy chấm bài.
- Dùng máy vi tính chấm bài.
1.4.5. Các loại điểm của bài trắc nghiệm
Có 2 loại điểm:
- Điểm thô: Tính bằng điểm số cho trên bài trắc nghiệm. Trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính 1 điểm và câu sai là 0 điểm. Như vậy điểm thô là tổng điểm tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm.
- Điểm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của học sinh trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau.
Công thức tính điểm chuẩn:
S x x
Z ; trong đó: x: điểm thô;
x : điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm; S: độ lệch chuẩn của nhóm ấy;
Bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là:
+ Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính toán. + Tất cả các điểm Z đều là số lẻ.
Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi: + T = 10.Z + 50 (trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10)
+ V = 4.Z + 10 (trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4)
+ Điểm 11 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, đó là cách biến đổi điểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là
2 nên V = 2.Z + 5.
Ví dụ: Học sinh có điểm thô là 44; điểm trung bình của nhóm học sinh làm bài trắc nghiệm là 31,82; độ lệch tiêu chuẩn là 6,68. Ta có
+ Điểm chuẩn Z: 1,82 6,68 31,82) (44 Z . + Điểm chuẩn T: T = 10.Z+50 = 10.1,82+50 = 68,2.
+ Điểm V (theo thang điểm 11 bậc): V = 2.Z+5 = 2.1,82+5 = 8,64. - Cách tính trung bình thực tế và trung bình lý tưởng:
+ Trung bình thực tế là tổng số điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất cả mọi người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người. Điểm này tuỳ thuộc vào bài làm của từng nhóm:
N x x N i i
+ Trung bình lí tưởng là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi có thể làm đúng (số câu chia số lựa chọn). Điểm này không thay đổi với một bài trắc nghiệm cố định. [18]
Ví dụ: Một bài có 64 câu hỏi, mỗi câu 4 lựa chọn, ta có:
Điểm may rủi: 16 4 64 ; Trung bình lý tưởng: 40 2 16 64
1.5. Phân tích câu hỏi
1.5.1. Mục đích của phân tích câu hỏi
- Giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công việc giảng dạy