Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài Luật về tài sản trong BLDS pháp và BLDS đức dưới góc độ so sánh Luật về tài sản trong pháp luật của Đức và Pháp So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật của các nước này
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNH
ĐỀ TÀI:
LUẬT VỀ TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP VÀ
BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
Tên nhóm: Nhóm 11 – Đề 2 Lớp: PLU202(1-1718).1_LT
Thành viên: 1 Nguyễn Thị Tuyết Trang – STT: 69 - Msv: 1616610106
2 Nguyễn Thị Khánh Linh – STT: 43 - Msv: 1616610068
3 Lưu Thùy Linh – STT: 45 - Msv: 1616610151
4 Phạm Tùng Dương –STT: 19 - Msv: 1616610031
5 Nguyễn Thành Trung – STT: 74 - Msv: 1616610111
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Minh Ngọc
Hà Nội, 22 tháng 10 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5
1.1 Bộ luật dân sự Pháp (1804) 5
1.2 Bộ Luật dân sự Đức (1896) 5
2 ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC, GIỮA LUẬT VỀ TÀI SẢN TRONG HAI BỘ LUẬT 6
2.1 Điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hai bộ luật 6
2.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong luật về tài sản 8
3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC 12
3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng 12
3.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt 12
4 SỰ VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG BLDS VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA KHI VẬN DỤNG BLDS PHÁP VÀ BLDS ĐỨC : 13
4.1 Sự vận dụng của Việt Nam : 13
4.2 Bài học kinh nghiệm : 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài: Có thể nói khi tìm hiểu về các nước châu Âu
người ta thường nghĩ ngay tới đây là một châu lục có nền kinh tế hùng mạnh với trình độ phát triển bậc nhất trên thế giới Không chỉ có nền kinh tế phát triển châu Âu còn được cả thế giới ngưỡng mộ bởi sự phát triển của ngành lập pháp
và nhất là lập pháp của châu Âu là bước đệm cho ngành lập pháp hiện đại trên thế giới và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước trên thế giới Và nổi trội trong số đó là bộ luật dân sự Napoleon của Pháp và bộ luật dân sự của Đức (Burgerliches Gesetzbuch) Cả hai Bộ luật chính là nền móng cho việc hình thành Bộ luật ở các nước khác trên thế giới Mặt khác, giữa hai bộ luật đều mang những điểm tương đồng và khác biệt Đặc biệt, để áp dụng một phương thức xây dựng luật của một nước vào nước mình cần có sự tương hỗ từ các công trình nghiên cứu của Luật so sánh Với vấn đề mang tính cấp thiết như vậy, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân
sự Đức nhằm đưa ra nhận thức đủ đầy về 2 bộ luật, đồng thời tiến hành tìm hiểu
về sự tương đồng và khác biệt giữa 2 bộ luật này
Đối tượng nghiên cứu: Bộ luật dân sự Pháp và Đức tồn tại nhiều điểm
tương đồng và khác biệt Khi nghiên cứu và tìm hiểu cả 2 bộ luật dưới góc độ so sánh, nhóm chúng tôi đưa ra sự tương đồng và khác biệt giữa 2 Bộ luật một cách tổng quan nhất, nhưng do điều kiện thời gian và nguồn lực hạn chế, nhóm chúng tôi quyết định đi sâu so sánh về luật tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự Pháp và Đức để bài nghiên cứu được sâu sắc và tập trung hơn
Mục đích nghiên cứu: Với việc nghiên cứu sâu hơn, tìm hiểu rõ hơn các đặc
điểm của hai bộ luật dân sự pháp và đức giúp chúng ta có được những nhận thức
cơ bản của hai bộ luật, những điểm giống và khác nhau và từ đó nhận thấy được những điểm tiến bộ của hai bộ luật dân sự Pháp và Đức, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình lập pháp ở Việt Nam, đặc biệt là đối với việc lập pháp trong lĩnh vực dân sự
Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật Pháp, Đức và Việt Nam.
Trang 4Phương pháp nghiên cứu: Trong lúc tiến hành làm bài tiểu luận này, nhóm
chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, Phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp mô tả,…
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết thúc, phần nội dung của bài tiểu luận gồm
các phần sau:
1 Cơ sở lý luận chung
2 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa BLDS Pháp và BLDS Đức, giữa luật tài sản trong BLDS Pháp và BLDS Đức
3 Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt
4 Sự vận dụng của Việt Nam trong xây dựng BLDS và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc so sánh 2 BLDS Pháp và Đức
Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn khi tiến hành triển khai bài tiểu luận, nhóm chúng em không tránh khỏi những sai sót Chính vì vậy, nhóm chúng em hi vọng nhận được sự góp ý, lời nhận xét từ cô và bạn đọc để bài tiểu luận hoàn thiện hơn Chúng em cảm ơn cô Đặng Thị Minh Ngọc đã giúp chúng
em hoàn thành tốt bài tiểu luận này
Xin chân thành cảm ơn.
Trang 5NỘI DUNG
1 CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Bộ luật dân sự Pháp (1804)
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Dưới chế độ phong kiến nước pháp có quá nhiều nguồn pháp luật: tập quán,pháp luật hoàng gia, pháp luật giáo hội, pháp luật La Mã Hơn thế nữa, nước Pháp chia làm hai vùng lãnh thổ có chế độ pháp luật khác nhau Miền Bắc
là vùng pháp luật tập quán còn miền Nam là nơi áp dụng pháp luật thành văn-pháp luật La Mã Vào các thế kỉ XV, XVI, XVII, người Pháp đã có ý định văn-pháp điển hóa luật bằng việc ban hành các sắc lệnh và luật
Sau cách mạng dân chủ tư sản 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng
Bộ luật dân sựu nhưng ý định đó không thành hiện thực Mãi đến khi Napoleon Bonaparte trở thành hoàng đế nước Pháp thì ý tưởng xây dựng Bộ luật mới có điều kiện trở thành hiện thực Ngày 12 tháng 08 năm 1800, Ủy ban soạn thảo Bộ luật dân sự thược thành lập gồm 4 thành viên là 4 luật gia nổi tiếng thời bấy giờ Đến ngày 21 tháng 3 năm 1804, Bộ luật dân sự chính thức ra đời, và thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự
1.1.2 Nội dung cơ bản của bộ luật dân sự Napoleon:
Bộ luật dân sự Naponeon bao gồm 2283 điều, chia làm Thiên mở đầu và 3 quyển Các quyển chia làm các thiên; các thiên chia thành các chương; các chương chia thành các phần; các phần chia thành các điều Cụ thể Bộ luật dân sự Pháp bao gồm: Thiên mở đầu - từ Điều 1 đến Điều 6; Quyển 1 – Về người từ điều 7 đến điều 515; Quyển 2 – Về tài sản và những thay đổi về sở hữu từ điều
516 đến 710; Quyển 3 – các phương thức xác lập quyền sở hữu từ điều 711 đến 2281
1.2 Bộ Luật dân sự Đức (1896)
BLDS Đức có hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản như sau:
Bộ Luật dân sự Đức ban hành năm 1896 và có hiệu lực ngày 1/1/1900 Khác với bộ luật dân sự Naponeon do các luật gia thực tiễn xây dựng nên, bộ luật dân sự Đức năm 1896 do các nhà biên tập đều là giáo sư đại học nên còn
Trang 6được gọi là “ Professorenrecht” Bộ luật này có 2400 đoạn, sắp xếp thành 5 quyển: Quyển 1 – phần chung; Quyển 2 – luật nghĩa vụ; Quyển 3 – luật sở hữu tài sản; Quyển 4 – luật gia đình; Quyển 5 – luật thừa kế
Bộ luật dân sự Đức có cấu trúc gồm có phần chung và các phần riêng trong đó phần chung giải quyết các vấn đề lí luận cơ bản làm tiền đề cho các phần sau và tránh được sự trùng lặp không cần thiết Phần chung quy định về các nguyên tắc chung và giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong những phần còn lại của bộ luật như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, thời hạn, thời hiệu,
2 ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP VÀ BỘ LUẬT DÂN SỰ ĐỨC, GIỮA LUẬT VỀ TÀI SẢN TRONG HAI BỘ LUẬT.
2.1 Điểm tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hai bộ luật.
2.1.1 Điểm tương đồng giữa bộ luật dân sự Napoleon Pháp và bộ luật dân
sự Đức.
- Điểm tương đồng đầu tiên dễ nhận thấy nhất ở hai bộ luật này là chúng nằm trong hai hệ thống pháp luật đặc trưng cho dòng họ pháp luật Civil Law.
Dòng họ pháp luật này được xây dựng dựa trên nguồn gốc là Pháp luật La Mã
cổ đại Quá trình hình thành hai bộ luật dân sự Pháp và Đức đều có sự kết hợp giữa luật La Mã và tập quán pháp cũng như pháp luật tự nhiên
- Về tính hiệu lực bền bỉ: cả hai bộ luật dân sự Pháp (1804) và bộ luật dân sự
Đức (1896) đều có tính ổn định cao, giá trị hiệu lực lâu dài xuyên suốt mặc dù
đã được xây dựng cách đây cả mấy trăm năm Ví dụ như bộ luật dân sự Napoleon 1804 có 2283 điều nhưng hiện nay dù trải qua sửa đổi vẫn còn tới hơn
1100 điều nguyên vẹn giá trị pháp lý
- Cả hai bộ luật đều được hình thành dựa trên tư tưởng của chủ nghĩa tự do cá nhân, đặc biệt thể hiện rõ ở quyền tự do giao kết hợp đồng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân của con người Ví dụ trong bộ luật dân sự Đức Điều 903 có quy
định: “Chủ sở hữu tài sản có toàn quyền quyết định đối với tài sản của mình và
Trang 7không cho bất kỳ ai xâm phạm đến tài sản của mình nếu không trái pháp luật và không đối lập với quyền lợi của người thứ ba”
- Về sức ảnh hưởng: cả bộ luật dân sự Pháp và Đức với tính hợp lí, công bằng đã
có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới: ví dụ như Bỉ, Hà Lan, Ba Lan học hỏi BLDS Pháp; Việt Nam cũng có tham khảo nhiều từ BLDS Đức
2.1.2 Điểm khác biệt cơ bản giữa Bộ luật dân sự Pháp và bộ luật dân sự
Đức
- Về thời gian ra đời, BLDS Pháp (1804) ra đời trước BLDS Đức (1896) gần
một thế kỷ, vì vậy BLDS Đức có nhiều điểm hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn
- Về nhà soạn thảo luật: BLDS Napoleon ra đời dưới bàn tay soạn thảo của bốn
vị luật gia nổi tiếng thời đó: Tronchet, Portails, Bigot de Preameneu, Malleville Trong khi đó BLDS Đức lại được soạn thảo bởi các vị giáo sư đại học nên được gọi là “Professorenrechi” (bộ luật của các giáo sư)
- Về ngôn từ, văn phong: do khác nhau về nhà biên soạn luật nên ngôn ngữ, lối
diến đạt của hai BLDS này cũng khác biệt đáng kể: BLDS Pháp do các luật gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn làm ra nên mang ngôn ngữ giản đơn, văn phong gần
gũi, dễ hiểu đối với mọi người Ví dụ Điều 1382 BLDS Pháp: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác thì người gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại” BLDS Đức lại do các giáo sư gây dựng
nên thuật ngữ sử dụng rất chính xác, mang tính học thuật cao, nhưng lại gây khó hiểu cho những người không được đào tạo nghề luật do sự phức tạp và tính chất bác học của các thuật ngữ ấy
- Về cấu trúc: BLDS Pháp gồm 2283 điều, chia làm Thiên mở đầu và ba quyển,
Trong mỗi quyển lại có các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn lần lượt là thiên, chương, phần, điều Ra đời sau và có cấu trúc chặt chẽ hơn, BLDS Đức có 2400 đoạn được chia thành 5 quyển trong đó quyển 1 quy định về Phần chung với các nguyên tắc chung và giải thích các thuật ngữ, các quyển còn lại quy định chi tiết
về quyền và nghĩa vụ dân sự của công dân
Trang 8- Về nội dung: BLDS Đức ra đời sau BLDS Pháp gần thế kỷ nên nội dung của
bộ luật này có phần đầy đủ, quy định chi tiết hơn về nhiều lĩnh vực cụ thể như: Luật nghĩa vụ, Luật sở hữu tài sản, Luật gia đình, Luật thừa kế trước đó, BLDS Pháp lại gộp nhiều quy phạm vào thành nhóm chung chung, không có sự chuyên biệt cao Ở một số quy phạm pháp luật dân sự, BLDS Đức có điểm trái ngược đối với Pháp: chẳng hạn BLDS Đức cho phép thẩm phán sáng tạo ra những quy định mà luật Đức chưa đè cập tới nhưng điều 5 BLDS Pháp lại cấm thẩm phán tạo ra quy phạm pháp luật
2.2 Những điểm tương đồng và khác biệt trong luật về tài sản
2.2.1 Những điểm tương đồng
Về định nghĩa cụm từ tài sản, cả hai quyển trong bộ luật dân sự của Pháp
và Đức đều không đưa ra một sự định nghĩa cụ thể nào về tài sản
Về các chế định đối với tài sản, thì chế định sở hữu là một trong những
chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự Pháp và Bộ luật Dân sự Đức với các quy định về sở hữu,về sử dụng, về dịch quyền hay địa dịch và về chuyển giao Quyền sở hữu là loại vật quyền chính trong Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân
sự Đức
2.2.2 Những điểm khác biệt
- Về ngôn ngữ, nếu như BLDS Pháp dựa trên mô hình của Gaius, được
chia thành luật về người, về vật và hành vi, thì BLDS Đức với kết cấu gồm 5 quyển: Phần chung, Trái quyền, Vật quyền, Luật gia đình và Luật thừa kế có nguồn gốc trực tiếp từ trường phái Pandectist BLDS Đức, với tư cách là thành quả của quá trình tranh luận kỹ càng và lâu dài của các học giả, đã đưa ra hệ thống ngôn từ, khái niệm pháp lý rất trừu tượng, khoa học Cách tiếp cận này của BLDS Đức dẫn đến ngôn từ pháp lý khô khan và quá mang tính chuyên ngành nếu so sánh với sự giản dị, dễ hiểu và lịch lãm của BLDS Pháp Chính vì thế, có sự khác biệt rất lớn trong các khái niệm liên quan đến tài sản mặc dầu cả
2 bộ luật không có sự định nghĩa cụ thể nào Cụ thể,
Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp, tại Ðiều 518 không định nghĩa tài sản
là gì mà chỉ nói rằng tài sản bao gồm động sản và bất động sản Song ta có thể
Trang 9hiểu tài sản nói trong Bộ luật này bao gồm hai loại là bất động sản và động sản,
mà trong đó bất động sản được chia thành bất động sản do tính chất, bất động sản do mục đích sử dụng và bất động sản do có đối tượng gắn liền với nó; và động sản bao gồm động sản do tính chất và động sản do luật định Cả quyển thứ hai của Bộ luật này đã toát lên rằng, tài sản bao gồm vật, các vật quyền và các tố quyền nhằm đòi lại tài sản Tuy nhiên trong luật dân sự của Pháp có sự phân biệt giữa tài sản và sản nghiệp Nhưng khái niệm sản nghiệp không được nhắc tới ở luật thực định mà chỉ được nói tới trong các học thuyết
Cũng giống như Bộ luật dân sự Pháp, Bộ luật dân sự Đức cũng không có định nghĩa cụ thể về tài sản.Việc không đưa ra khái niệm về tài sản là vì có rất nhiều loại hình tài sản khác nhau theo sự phát triển của xã hội mà pháp luật không thể điều chỉnh kịp, dẫn đến mất tính bền vững của Bộ luật dân sự Tuy nhiên trong phần Vật quyền, Bộ luật dân sự Đức chỉ đưa ra khái niệm vật nhưng người ta có thể hiểu rằng, tài sản theo nghĩa pháp lý không chỉ là vật chất liệu,
mà chủ yếu là các quyền Cách đây 20 năm, có một vấn đề liên quan đến súc vật, có những súc vật liên quan đến tình cảm con người , gần với con người không được coi là vật Do đó, chia súc vật thành 2 loại: vật và không phải vật (vận dụng tương tự pháp luật về vật đối với súc vật không được coi là vật)
- Về cấu trúc, cũng chính từ sự khác nhau trong mô hình chung của hai Bộ
luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự Đức mà ở 2 quyển quy định về tài sản cũng
có kết cấu khác nhau Nếu Bộ luật dân sự Pháp sau khi nêu ra tài sản bao gồm
động sản và bất động sản (516 All property is moveable or immoveable) thì
những điều luật tiếp theo quy định về bất động sản (Chương I, từ Ðiều 517 đến Ðiều 526), động sản (Chương II, từ Ðiều 527 đến Ðiều 536) và tài sản trong mối quan hệ với người chiếm hữu nó (Chương III, từ Ðiều 537 đến Ðiều 543) Còn ở Bộ luật dân sự Đức 1900 bằng một kỹ thuật pháp điển hoá khác với hình mẫu của Pháp đã tách những vấn đề pháp lý chung nhất của luật dân sự để tập hợp trong Quyển I của Bộ luật này mang tên Phần chung, bao gồm 240 điều mà trong đó có một chương nói về vật Tiếp đó Bộ luật này còn chứa đựng Quyển III về luật tài sản quy định chi tiết các vật quyền
Trang 10- Về nội dung:
+ Về sở hữu: BLDS Pháp đã khẳng định quyền sở hữu là quyền được hưởng thụ
và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối , miễn là không sử dụng tài sản vào
những việc làm pháp luật cấm ( Điều 544: Property is the right of enjoying and disposing of things is the most absolute manner, provided they are not used in a way prohibited by the laws or statutes) Đồng thời, vấn đề sở hữu nhà nước
không được quy định trong BLDS Pháp vì Pháp có Bộ luật riêng về sở hữu nhà nước Pháp luật Pháp không có khái niệm sở hữu tư nhân mà có khái niệm sở hữu một chủ và sở hữu nhiều chủ Về sở hữu nhiều chủ, có sở hữu nhà chung cư
và sở hữu chung trong các trường hợp khác Sở hữu nhà chung cư bao gồm sở hữu các phần riêng (căn hộ) và sở hữu các phần chung theo một tỷ lệ nhất định BLDS chỉ quy định các nguyên tắc cơ bản về sở hữu nhà chung cư còn các vấn
đề cụ thể thì dẫn chiếu đến các luật chuyên ngành khác Ngoài ra, đối với từng nhà chung cư, còn có một Bản quy chế sử dụng, sở hữu nhà chung cư do các chủ
sở hữu thỏa thuận áp dụng Còn sở hữu chung trong các trường hợp khác ví dụ
là sở hữu chung trong trường hợp nhiều người mua một bất động sản hoặc nhiều người cùng có quyền thừa kế một bất động sản
Còn đối với BLDS Đức, các chế định về sở hữu tài sản được xây dựng trên tinh thần coi quyền sở hữu tư nhân là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, và coi nó như một trong các quyền cơ bản của công dân mà Nhà nước phải bảo về Theo đó, Điều 903 của Bộ luật này đã quy đinh: “Chủ sở hữu tài sản có toàn quyền quyết định đối với tài sản của mình và không cho bất kì ai xâm phạm đến tài sản của mình nếu không trái với pháp luật và không đối lập với quyền lợi của người thứ ba” Cùng với đó, Bộ luật cũng quy định rõ ràng về các quyền của chủ sở hữu tài sản, đó là: quyền đòi lại tài sản của mình bị người khác chiếm giữ (Điều 985); quyền chấm dứt các hành vi xâm phạm đến tài sản của mình (Điều 1004); quyền hường hoa lợi (điều 1030); quyền yêu cầu tòa áp dụng các biện pháp cấm những hành vi xâm phạm có thể xảy ra trong tương lai (Điều 1004)