1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần của việt nam và mỹ dưới góc độ so sánh

99 370 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 798 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có một số tác giả có các công trình nghiên cứu về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp như: Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ DƯỚI GÓC ĐỘ

SO SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số : 60380101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………

HÀ NỘI – NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

Trang LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1 Khái quát về công ty cổ phần 5

1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần 5

1.1.2 Đặc điểm công ty cổ phần 6

1.1.2.1 Về vốn điều lệ của công ty cổ phần 6

1.1.2.2 Về cấu trúc vốn mở của công ty cổ phần 7

1.1.2.3 Về cổ đông và phạm vi trách nhiệm của cổ đông đối với nghĩa

vụ của công ty cổ phần 7

1.1.2.4 Về khả năng huy động vốn linh hoạt của công ty cổ phần 8

1.2 Khái quát về mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 8

1.2.1 Khái niệm mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 8

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

1.2.2.1 Chủ thể của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 19

1.2.2.2 Đối tượng của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 20

1.2.2.3 Hình thức thực hiện mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 21

1.2.2.4 Thủ tục pháp lý cần thực hiện 23

1.2.2.5 Hệ quả của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 24

1.2.3 Vai trò của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 26

1.2.4 Sự hình thành và phát triển của hoạt động mua bán, sáp nhập 28

1.3 Khái quát về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 32

1.3.1 Khái niệm tài chính trong công ty cổ phần 32

Trang 3

1.3.2 Khái niệm và đặc điểm về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 35

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM

2.1 Quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần tại Việt Nam2.1.1 Các quy định pháp luật về định giá công ty cổ phần 37

2.1.2 Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính với bên thứ ba phát sinh trước giaodịch mua bán, sáp nhập 45

2.1.3 Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính với nhà nước phát sinh sau giao

dịch mua bán, sáp nhập 47

2.1.3.1 Nghĩa vụ thuế thu nhập phát sinh từ giao dịch mua bán công ty cổ phần 47

2.1.3.2 Nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phát sinh từ giao dịch sáp nhập công ty cổ phần 562.1.4 Đánh giá các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty

cổ phần tại Việt Nam 57

2.2 Quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần tại Mỹ 592.2.1 Các quy định pháp luật về định giá công ty cổ phần 59

2.2.2 Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính với bên thứ ba phát sinh trước giaodịch mua bán, sáp nhập 61

2.2.3 Các quy định pháp luật về nghĩa vụ tài chính với nhà nước phát sinh sau giao

dịch mua bán, sáp nhập 63

2.2.3.1 Nghĩa vụ thuế thu nhập phát sinh từ giao dịch mua bán, sáp nhập 63

2.2.3.2 Nghĩa vụ thuế bán hàng phát sinh từ giao dịch mua bán, sáp nhập 67

2.2.3.3 Nghĩa vụ thuế khác phát sinh từ giao dịch mua bán, sáp nhập 69

2.2.4 Đánh giá các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty

cổ phần tại Mỹ 70

Trang 4

Chương 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG

TY CỔ PHẦN CỦA HAI NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.1 Những điểm tương đồng giữa các quy định pháp luật về tài chính trong mua

bán, sáp nhập công ty cổ phần của hai nước 71

3.1.1 Những điểm tương đồng 71

3.1.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng 75

3.2 Những điểm khác biệt giữa các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán,sáp nhập công ty cổ phần của hai nước 76

3.2.1 Những điểm khác biệt 76

3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những sự khác biệt 81

3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật

về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần 83

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập

doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế mỗi quốc gia Hoạt

động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp vào thời gian đầu được ghi nhận chủ yếu

bắt nguồn từ Mỹ và những cải tiến mới nhất của hoạt động này đều được áp

dụng tại Mỹ, sau đó mới được du nhập sang các quốc gia khác hoặc các khu vựckhác Tại Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỉ XX, gần như không có dữ

liệu về sự xuất hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Luật Công

ty 1990 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động mua bán, sáp

nhập doanh nghiệp Đến năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO,

sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005 đã góp phần tạo môi

trường đầu tư rộng mở cho tất cả các thành phần kinh tế Trong bối cảnh đó, các

nhà đầu tư trong và ngoài nước đã từng bước sử dụng hoạt động mua bán, sáp

nhập doanh nghiệp như một công cụ chiến lược đầu tư để phát triển và mở rộng

hoạt động kinh doanh Đặc biệt với loại hình công ty cổ phần – loại hình công tykhá phổ biến hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra càng mạnh mẽ hơn

Tuy nhiên, ngoài vấn đề lợi ích kinh doanh thu được, một vấn đề cũng được các

bên hết sức quan tâm khi tham gia vào các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh

nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng là quyền, nghĩa vụ của các bên

phát sinh sau khi giao dịch mua bán, sáp nhập được hoàn tất Trong đó, nghĩa vụtài chính là vấn đề được lưu tâm hơn cả bởi nó tiềm ẩn rủi ro cho các bên trong

việc nhận chuyển giao các nghĩa vụ tài chính khi kết thúc giao dịch, đặc biệt là

Trang 6

với bên mua, bên nhận sáp nhập Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Các quy định

pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần của Việt

Nam và Mỹ dưới góc độ so sánh”, qua đó tìm hiểu được các quy định pháp luật

về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần tại Mỹ và Việt Nam, tìm ranhững điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật hai nước, từ đó đưa ra nhữngbài học kinh nghiệm cho Việt Nam Việc nghiên cứu đề tài này hiện nay mang

tính cấp thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằmnâng cao hiệu quả mua bán, sáp nhập công ty cổ phần tại Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, đã có một số tác giả có các công trình nghiên cứu

về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp như: Cẩm nang mua bán và sáp

nhập tại Việt Nam của Mạng Mua bán và sáp nhập Việt Nam, M&A – Sáp nhập

và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam – Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán củahai tác giả Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức, Pháp luật về mua bán doanh

nghiệp ở Việt Nam – Luận văn tiến sỹ của tác giả Trần Thị Bảo Ánh, Pháp luật

về mua bán công ty ở Việt Nam – Luận văn thạc sĩ Vũ Phương Đông Tuy

nhiên, những công trình này chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về mua bán,sáp nhập nói chung mà chưa đề cập đến các vấn đề tài chính phát sinh trong giaodịch mua bán, sáp nhập công ty cổ phần Bên cạnh đó, cũng chưa có công trìnhnào nghiên cứu một cách có hệ thống về so sánh các quy định pháp luật về tài

chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần của Mỹ và Việt Nam trong thờigian gần đây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về

Trang 7

hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần tại Mỹ và Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Với tính chất là luận văn thạc sĩ luật học, luận

văn đặt trọng tâm nghiên cứu các vấn đề về tài chính trong mua bán, sáp

nhập công ty cổ phần dưới góc độ khoa học pháp lý Các quy định pháp

luật có liên quan đến các vấn đề pháp lý phát sinh trong giao dịch mua

bán, sáp nhập công ty cổ phần sẽ được tác giả dẫn chiếu trong nội dung

luận văn để có cái nhìn tổng thể, chính xác hơn về vấn đề này theo pháp

luật của hai nước

4 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu một cách có

hệ thống pháp luật Mỹ và Việt Nam về tài chính trong mua bán, sáp nhập công

ty cổ phần, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luậtcủa hai nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn:

Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Công ty cổ phần là gì? Mua bán, sáp nhập công ty cổ phần là gì?

- Các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ

phần tại Việt Nam như thế nào? Các vấn đề về tài chính trong mua bán,

sáp nhập công ty cổ phần tại Mỹ được pháp luật Mỹ điều chỉnh như thế

nào? Đánh giá các quy định này như thế nào?

- Những điểm tương đồng, những điểm khác biệt giữa các quy định pháp

luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần của hai nước

là gì? Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào trong việc hoàn

thiện các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công

Trang 8

ty cổ phần?

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra, tác giả sử dụng kết hợp các

phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh luật học

Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng chủ yếu tại chương một

và chương hai của của luận văn Qua việc thu thập các tài liệu thứ cấp, so sánh,tổng hợp các quan điểm, ý kiến khác nhau về mua bán, sáp nhập công ty cổphần; và qua việc thu thập để phân tích các quy định pháp luật về tài chính trongmua bán, sáp nhập công ty cổ phần của Mỹ và Việt Nam

Phương pháp so sánh luật học được sử dụng tại chương ba để đưa ra

những điểm tương đồng, khác biệt trong quy định của pháp luật hai nước về cácvấn đề tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần và rút ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu

trước đây về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời với quátrình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc, luận văn đã (i) chỉ ra được những đặctrưng pháp lý cơ bản của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần cũng nhưcủa những vấn đề tài chính phát sinh trong các giao dịch này theo pháp luật ViệtNam và trong tương quan so sánh với pháp luật Mỹ; (ii) đề xuất một số bài họckinh nghiệm mà pháp luật Việt Nam có thể học hỏi để hoàn thiện hơn từ nhữngphân tích, so sánh trong việc điều chỉnh về vấn đề này với pháp luật Mỹ

8 Kết cấu của luận văn

Trang 9

Nội dung luận văn gồm phần mở đầu; 03 chương; kết luận, danh mục

các văn bản pháp luật được dẫn chiếu và danh mục tài liệu tham khảo

- Chương 1: Khái quát về mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

- Chương 2: Các quy định pháp luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập

công ty cổ phần của Mỹ và Việt Nam

- Chương 3: Những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp

luật về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần của hai nước

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 10

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP

CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1 Khái quát về công ty cổ phần

1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần được biết đến là loại hình công ty đối vốn điển hình và

phổ biến trong nền kinh tế thị trường Trên thế giới, những ghi chép đầu tiên vềcông ty cổ phần được tìm thấy tại Trung Quốc trong thời kỳ những năm 960 –

1279 sau Công nguyên Sau đó, vào những năm 1250, tại Pháp, 96 cổ phần củacông ty Bazacle Milling đã được đem ra giao dịch trên thị trường với mức giá trịphụ thuộc vào lợi nhuận thu được của các nhà máy thuộc sở hữu xã hội.Có thểcoi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của công ty cổ phần trong lịch sử hìnhthành và phát triển của loại hình công ty này Công ty cổ phần phát triển mạnh

mẽ nhất trong thời kì nền kinh tế tư bản, khi mà đa số các hoạt động kinh doanhtrên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư mới có thểhoạt động hiệu quả Công ty cổ phần với đặc tính linh hoạt trong quá trình huyđộng vốn, đã trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn để giải quyết vấn đề về vốncho các công ty tại thời điểm đó Trong tiến trình lịch sử phát triển của công ty

cổ phần, không thể không nhắc đến sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của loạihình công ty này tại Mỹ trong khoảng thế kỉ XVII1 Năm 1989, số lượng cáccông ty cổ phần ở Mỹ chiếm 31,7% trong tổng số các xí nghiệp công nghiệp vàchiếm 92,6% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp.Hiện nay, công ty cổ phần đãchiếm vị trí thống lĩnh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng và trongcác ngành khác nhau của nền kinh tế tại nước này Tại Mỹ, công ty cổ phần đượchiểu là một dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, một pháp nhân tồn tại độc lập với

Trang 11

các chủ sở hữu công ty.2 Vốn của công ty được chia thành những phần bằngnhau gọi là cổ phần và được công ty phát hành để huy động vốn từ các nhà đầu

tư thuộc mọi thành phần kinh tế Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của mình,công ty cổ phần đã được các nhà kinh doanh vận dụng tối đa, hiệu quả, linh hoạt

và vai trò của loại hình công ty này được thừa nhận rộng rãi

Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường,

mô hình công ty cổ phần đã từng bước được hình thành, phát triển từ những nămđầu của thế kỉ XIX, khi đất nước bắt đầu hoạt động theo cơ chế kinh tế thị

trường Công ty cổ phần tại Việt Nam thường được hiểu là một loại hình doanhnghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổphần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Công ty cổphần chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam lần đầu tiêntại Luật Công ty 1990 và sau đó các quy định pháp luật về công ty cổ phần đượctiếp tục kế thừa và từng bước hoàn thiện trong các quy định của Luật doanhnghiệp 1999, Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014

1.1.2 Đặc điểm công ty cổ phần

1.1.2.1 Về vốn điều lệ của công ty cổ phần

Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các cổ đông góp vào công ty, được

ghi vào điều lệ công ty Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiềuphần bằng nhau gọi là cổ phần Đây là một điểm đặc thù của công ty cổ phần bởikhông có loại hình doanh nghiệp nào (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh…) có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau để tạo

ra tính linh hoạt trong việc huy động và chuyển nhượng vốn như trường hợp

Trang 12

công ty cổ phần Việc sở hữu cổ phần của một công ty là căn cứ pháp lý chứngminh tư cách cổ đông công ty của người sở hữu cổ phần và là cơ sở đầy đủ nhấtxác định quyền và nghĩa vụ của cổ đông đối với công ty đó.

1.1.2.2 Về cấu trúc vốn mở của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở, bởi hai lý do Một là, các cổ đông

có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ một số trường hợp bị pháp luật cấmhoặc hạn chế chuyển nhượng Mức độ tự do chuyển nhượng cổ phần phụ thuộcvào từng loại cổ phần mà công ty phát hành Với tính tự do chuyển nhượng cổphần này, cơ cấu cổ đông của công ty có thể thay đổi linh hoạt mà hầu nhưkhông ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như hình thức tổ chức của công ty, đặc biệt

ở những quốc gia pháp luật thừa nhận công ty cổ phần một cổ đông Số lượng cổđông thay đổi chỉ làm cho một công ty cổ phần trở thành công ty đại chúng hoặccông ty phi đại chúng nhưng về bản chất, công ty đó vẫn là công ty cổ phần vớinghĩa vụ công bố thông tin lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của công ty Đây

là điểm khác biệt căn bản giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

vì công ty trách nhiệm hữu hạn có thể phải đăng ký thay đổi hình thức tổ chức từcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạnhai thành viên trở lên hoặc ngược lại do thành viên công ty thực hiện quyềnchuyển nhượng phần vốn mà mình sở hữu trong công ty Hai là, khả năng huyđộng vốn của công ty cổ phần rất linh hoạt vì công ty có thể gọi vốn bằng cáchphát hành cả cổ phiếu và trái phiếu trong khi công ty trách nhiệm hữu hạn chỉđược quyền phát hành trái phiếu; còn các loại công ty khác (ví dụ ở Việt Nam:công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân) không được phép phát hành bất cứloại chứng khoán nào

Trang 13

1.1.2.3 Về cổ đông và phạm vi trách nhiệm của cổ đông đối với nghĩa vụ của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp không bị hạn chế số lượng

thành viên tối đa, vì vậy loại công ty này thường có số cổ đông lớn và dễ thayđổi Điều này xuất phát từ bản chất của công ty cổ phần là loại hình công ty đốivốn, cần có sự liên kết của nhiều thành viên Hơn nữa, do sự đa dạng hoá các

loại cổ phần với các quyền và mức độ quyền khác nhau cho phép công ty cổ

phần tạo được cấu trúc vốn mở Với cấu trúc vốn linh hoạt, việc chuyển nhượng

cổ phần cũng trở nên dễ dàng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể

tham gia vào công ty, rút khỏi công ty hay chuyển nhượng cổ phần cho cổ đôngkhác Ngoài ra, khác với chủ các doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danhcủa công ty hợp danh (phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và

nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp), cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu tráchnhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình đối với các khoản nợ và nghĩa

vụ tài sản khác của công ty

1.1.2.4 Về khả năng huy động vốn linh hoạt của công ty cổ phần

Trong quá trình hoạt động và kinh doanh, vốn là vấn đề rất quan trọng

và huy động vốn là một yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng lớn đến cơ hội

và hiệu quả kinh doanh của mỗi công ty Mỗi loại hình doanh nghiệp có thể huyđộng vốn theo những cách khác nhau phù hợp với đặc thù của từng loại doanhnghiệp, ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn có thể huy động thêm vốn từ các

thành viên hiện hữu và/hoặc từ những người không phải là thành viên của công

ty nếu các thành viên công ty chấp thuận Công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có

Trang 14

thể phát hành trái phiếu để huy động vốn nếu thỏa mãn những điều kiện luật

định; công ty hợp danh có thể huy động vốn bằng cách tiếp nhận thêm thành

viên mới … Riêng công ty cổ phần, có nhiều sự lựa chọn hơn trong huy động

vốn so với các loại hình doanh nghiệp khác thông qua một trong những hình

thức sau: (i) chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, hoặc chào bán cổ phần

riêng lẻ; (ii) phát hành trái phiếu; (iii) chào bán chứng khoán ra công chúng (nếucông ty cổ phần đáp ứng các điều kiện luật định)

1.2 Khái quát về mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

1.2.1 Khái niệm mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, thường được nhắc đến với tên gọi

“M&A” là một hiện tượng phổ biến và tất yếu trong nền kinh tế thị trường vì cácdoanh nghiệp luôn luôn mong muốn cải thiện năng lực cạnh tranh nhằm chiếm

lĩnh thị phần và chi phối thị trường Ở mỗi quốc gia, các doanh nghiệp có cách

tiếp cận về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khác nhau Không chỉ đơn thuần làmua bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, hay thỏa thuận việc sápnhập thông qua hợp đồng, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thường được tiếp cậnnhư một phương thức nhằm chi phối các quyết định trong quản lý điều hành,

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng thị phần để chiếm lĩnh thị

trường Hoạt động này cần phải được kiểm soát nhằm đảm bảo việc mua bán,

sáp nhập doanh nghiệp không gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc hạn chế tự do cạnh

tranh trên thị trường Với cách tiếp cận như vậy, hầu hết các quốc gia trên thế

giới đều quan tâm đến hệ quả của việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là khả

năng chi phối, kiểm soát doanh nghiệp và vị trí cũng như thị phần của doanh

nghiệp hậu mua bán, sáp nhập Khi đề cập đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp,

Trang 15

một số nước thường sử dụng cụm từ Mergers and Acquisitions (viết tắt là

M&A) để hàm chỉ các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Mua bán vàsáp nhập doanh nghiệp tuy đều thể hiện “sự quan tâm” của các nhà đầu tư tới

doanh nghiệp (quan tâm về yếu tố tài sản, yếu tố quản lý và quy mô hoạt độngcủa doanh nghiệp), nhưng hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cũng cónhững điểm khác nhau Cụ thể, trên thế giới, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu

là sự kết hợp của hai doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp bị sáp nhập chuyểntoàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang một doanh nghiệp khác, đồngthời chấm dứt sự tồn tại, trong khi doanh nghiệp nhận sáp nhập tiếp nhận tráchnhiệm, tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập và tiếp tục tồn tại sau khi giao dịchsáp nhập hoàn tất3 Khác với sáp nhập, mua bán doanh nghiệp lại nhấn mạnh

vào việc nhà đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động quản lý và kinh doanh củamột doanh nghiệp khác thông qua việc sở hữu lượng vốn đủ lớn của doanh

nghiệp bị mua để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp đó Nói cách khác, muabán doanh nghiệp là hoạt động với mục đích giành quyền sở hữu hoặc mục tiêukiểm soát công ty Tuy nhiên, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đều dẫn đếnmột hệ quả chung là quy mô hoạt động của bên mua và bên nhận sáp nhập sẽ

được mở rộng sau khi quá trình mua và nhận sáp nhập được hoàn thành

Tại Mỹ, thuật ngữ “mua bán, sáp nhập” được dùng để đề cập đến chiến

lược hoạt động của công ty và cách sử dụng các biện pháp giải quyết việc kết

hợp hoạt động kinh doanh của các công ty khác nhau Giao dịch mua bán, sápnhập là công cụ hỗ trợ các công ty về tài chính hoặc hỗ trợ công ty tăng trưởng

và phát triển nhanh chóng mà không cần thành lập thêm một công ty khác để

thực hiện hoạt động kinh doanh Cách hiểu về mua bán, sáp nhập của Mỹ cũng

Trang 16

tương tự như cách hiểu của nhiều nước trên thế giới.

Mua bán doanh nghiệp ở Mỹ được thực hiện dưới ba hình thức4 Một là

thông qua giao dịch “thanh lý và bán” (liquidation-and- sale) Trong giao dịchnày, người quản lý và cổ đông công ty mục tiêu thống nhất giải tán công ty vàchia tài sản công ty cho cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty.Tiếp đó, từng cổ đông sẽ bán tài sản mà họ được chia cho công ty nhận mua đểđổi lấy tiền mặt hoặc tài sản theo sự thỏa thuận của các bên Hai là thông quagiao dịch “bán và thanh lý” (sale-and- liquidation) Trong giao dịch này ngườiquản lý và cổ đông công ty mục tiêu sẽ bỏ phiếu thông qua việc bán toàn bộ tàisản của công ty lấy tiền mặt và giải tán công ty Tiền thu được sẽ chia cho cổđông theo tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong công ty Hình thức này tương tựhình thức thứ nhất, chỉ khác về trật tự các bước bán - thanh lý thay vì thanh lý -bán Ba là “bán cổ phần” (stock sale), ở đó, công ty nhận mua đứng ra mua cổphần trực tiếp từ cá nhân các cổ đông công ty mục tiêu thông qua việc chào muacông khai (để mua từ những cổ đông muốn bán) hoặc bằng cách đàm phán riêngvới từng cổ đông (giá mua có thể khác nhau giữa các cổ đông) Kết quả là công

ty nhận mua có thể mua toàn bộ cổ phần hoặc phần lớn cổ phần của công ty mụctiêu Công ty mua, nếu muốn, có thể đi tiếp bước nữa sau khi mua cổ phần củacông ty mục tiêu là giải tán công ty mục tiêu và chuyển toàn bộ tài sản đã thanh

lý của công ty mục tiêu sang công ty mua (nếu đã mua hết cổ phần của công tybán) hoặc chia tài sản thanh lý đó cho mình và cho các cổ đông còn lại của công

ty mục tiêu (nếu không mua hết cổ phần của công ty mục tiêu) Hình thức nàykhác hai hình thức đầu ở chỗ đối tượng giao dịch là cổ phần thay vì tài sản

nhưng điểm chung của cả ba hình thức là ở chỗ đều có hoạt động thanh lý tài sản

Trang 17

(trừ khi trong hình thức thứ ba, bên mua không muốn thanh lý công ty mục tiêu).Căn cứ vào ý nguyện của các bên trong giao dịch mua bán doanh

nghiệp, hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Mỹ được chia thành hai loại là giaodịch mua bán “thiện chí” (friendly acquisition) và giao dịch thôn tính (hostileacquisition)5 Giao dịch mua bán kiểu thiện chí là loại hình giao dịch mua bándoanh nghiệp, trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý của công ty mục tiêu chấp thuậngiao dịch mua bán và mong muốn đạt được kết quả cũng như lợi ích tốt đẹp từgiao dịch đó Đối với loại hình giao dịch này, (i) việc mua bán được hình thành

từ lời đề nghị mua lại công khai của bên mua và nhận được sự chấp thuận báncủa chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu, và (ii) giao dịch được thực hiện bằng mộtthỏa thuận giữa đại diện lãnh đạo của hai bên công ty Ngược lại, hoạt động muabán doanh nghiệp kiểu thôn tính là loại giao dịch không nhận được sự đồngthuận của đội ngũ cán bộ quản lý công ty mục tiêu đối với việc bán doanh

nghiệp, vì vậy, bên mua phải tiến hành nhiều biện pháp mang tính chất thôn tính

để có được doanh nghiệp mục tiêu Thôn tính được hiểu là hành động nhằm loại

bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc để nắm quyền điều hành khi ban lãnh đạo của công ty

bị thôn tính không đồng ý

Sáp nhập doanh nghiệp ở Mỹ được thực hiện dưới hai hình thức Một là

thông qua giao dịch “mua cổ phần và thanh lý” Trong giao dịch này, công tynhận mua đứng ra mua toàn bộ cổ phần của công ty mục tiêu và thanh toán bằng

cổ phần của công ty mình, sau đó có thể thanh lý công ty mục tiêu Hai là thôngqua giao dịch “mua tài sản và thanh lý” Trong giao dịch này công ty nhận muađứng ra mua toàn bộ tài sản của công ty mục tiêu và thanh toán bằng cổ phần củacông ty mình Tiếp đó, công ty nhận mua thanh lý công ty mục tiêu và trao cổ

Trang 18

phần của công ty mình cho cổ đông cũ của công ty mục tiêu.

Như vậy, sáp nhập doanh nghiệp giống với mua bán doanh nghiệp ở

chỗ thực chất cả hai đều là giao dịch mua bán hoặc tài sản, hoặc cổ phần củacông ty mục tiêu, chỉ khác là thay vì thanh toán tiền mua tài sản hoặc cổ phầncủa công ty mục tiêu bằng tiền mặt thì trong sáp nhập, bên công ty nhận mua sẽthanh toán bằng cổ phần của chính công ty mình

Trong hệ thống pháp luật Mỹ, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh

nghiệp được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như Luật Công ty (ở Mỹ mỗibang đều có luật công ty riêng), Luật Chứng khoán, Luật Chống độc quyền 6Tuy nhiên, xét về bản chất, các quy định này đều dẫn đến một cách hiểu chung

về hoạt động mua bán, sáp nhập như sau: (1) Sáp nhập là việc một công tychuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang bên nhận sáp nhập; (2)mua bán là hoạt động mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần, phần vốn góphoặc mua toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp để giành quyền kiểm soát doanhnghiệp đó Mặc dù vậy, các hoạt động này bị giới hạn bởi các quy định về chốngđộc quyền trên thị trường, ví dụ như theo quy định tại Điều 7 của Đạo luật

Clayton (1914), không người nào được tiến hành hoạt động mua lại doanh

nghiệp trực tiếp hay gián tiếp thông qua việc mua lại một phần hay toàn bộ cổphần hay tài sản của người khác nếu hoạt động mua lại đó có thể làm suy giảm

sự cạnh tranh hoặc có khả năng dẫn đến sự thống lĩnh thị trường

Tại Việt Nam, cách hiểu về thuật ngữ “mua bán, sáp nhập” còn chưa có

sự đồng thuận Đối với mua bán, do cách dịch thuật ngữ “acquisition” sang tiếngViệt khác nhau, có tác giả dịch là mua bán, có tác giả dịch là mua lại nhưng vềnội hàm của thuật ngữ “mua bán” hoặc “mua lại” doanh nghiệp dưới góc độ

Trang 19

pháp lý đều là việc bên bán doanh nghiệp chuyển một phần hoặc toàn bộ quyền

sở hữu doanh nghiệp cho bên mua thông qua các hình thức mua bán cổ phần,

phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp để kiểm soát được hoạt động doanh

nghiệp mục tiêu; hoặc mua bán tài sản doanh nghiệp Tuy nhiên, các nhà khoa

học hiện có những ý kiến khác nhau khi giải thích về thuật ngữ mua bán, mua

lại, thôn tính doanh nghiệp Có ý kiến cho rằng, pháp luật Việt Nam có lẽ nên

thay đổi thuật ngữ mua lại/mua bán doanh nghiệp bằng thuật ngữ thâu tóm

doanh nghiệp thì khái niệm sẽ được mở rộng hơn Thâu tóm doanh nghiệp rộng

hơn mua bán/mua lại doanh nghiệp vì thâu tóm doanh nghiệp có thể không sử

dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay mua nợ mà còn thông qua hình thức

lôi kéo cổ đông bất mãn hoặc hoán đổi cổ phần7 Quan điểm này có phần mâu

thuẫn với cách hiểu về các loại hình giao dịch mua bán doanh nghiệp tại một số

7 “Hoạt động sáp nhập và mua lại – Cơ sở lý luận, kinh nghiệp quốc tế và kiến nghị chínhsách cho

Việt Nam”, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2009 [tr22]

nước, bao gồm giao dịch mua bán thiện chí và giao dịch thôn tính Do đó, nếu

nói thâu tóm doanh nghiệp rộng hơn mua bán doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến sự

khác nhau trong cách hiểu về thuật ngữ thâu tóm và thôn tính doanh nghiệp,

trong khi về bản chất, đây không phải là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt Bên

cạnh đó, khái niệm mua lại và mua bán doanh nghiệp cũng đang có nhiều cách

hiểu khác nhau với các hướng tiếp cận khác nhau, cụ thể có tác giả cho rằng mua

lại doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến mua cổ phần, phần vốn góp của nhóm cổ

đông đa số để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, nhưng có ý kiến lại cho rằng

mua bán doanh nghiệp là thuật ngữ kinh tế, quản trị và tài chính dùng để chỉ

Trang 20

chung các giao dịch mua bán toàn bộ tài sản và toàn bộ doanh nghiệp8 Vềphương diện pháp lý, giao dịch mua bán doanh nghiệp đã được pháp luật ViệtNam bước đầu ghi nhận tại một số văn bản pháp luật sau:

Luật Cạnh tranh (2004) quy định tại Điều 17.3 về mua lại doanh nghiệp

như sau: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc mộtphần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc mộtngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Theo Điều 34 Nghị định

116/2005/NĐ-CP, việc kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một phần ngànhnghề của doanh nghiệp theo quy định này được hiểu là trường hợp một doanhnghiệp giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác đủ chiếm đượctrên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ởmức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát

đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động củadoanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp bị kiểm soát Như vậy, việc mua tài sản chỉ được coi làmua lại doanh nghiệp khi hoạt động này dẫn đến việc bên mua chiếm được đủ sốHướng dẫn cơ bản dành cho bên bán”, Nxb Lao động – Xã hội [tr28]

phiếu biểu quyết để nắm quyền kiểm soát, chi phối các chính sách và hoạt độngcủa doanh nghiệp bị mua lại

Điều 4.3 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi

Thông tư 36/2015/TT-NHNN) quy định về khái niệm mua lại tổ chức tín dụngnhư sau: “Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đâygọi là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi íchhợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại)” Như vậy,

Trang 21

khác với Pháp luật cạnh tranh, Thông tư 04/TT-NHNN không thừa nhận việcmua lại một phần tài sản mà chỉ thừa nhận việc mua lại toàn bộ tài sản của tổchức tín dung mục tiêu Bên cạnh đó, định nghĩa về mua lại tổ chức tín dụng củaThông tư 04/TT-NHNN cũng khác với thông lệ ở nhiều nước trong đó có Mỹ khicoi việc chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích hợp pháp của tổchức tín dụng mục tiêu sang tổ chức tín dụng mua là đương nhiên, đi kèm vớigiao dịch mua lại Ở nhiều quốc gia phát triển, các quyền và nghĩa vụ của doanhnghiệp mục tiêu có chuyển sang doanh nghiệp mua hay không là do hai bên thỏathuận trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

Khác với mua bán doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp lại được pháp

luật Việt Nam quy định khá nhất quán giữa Luật Cạnh tranh (2004) và LuậtDoanh nghiệp (2014) Theo đó, sáp nhập được hiểu là việc một hoặc một sốdoanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp củamình sang một số doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanhnghiệp bị sáp nhập Ngoài ra, căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam vềsáp nhập thì có thể hiểu rằng, luật doanh nghiệp chỉ quy định hình thức sáp nhậpdoanh nghiệp mà trong đó các bên có sự thoả thuận nhất trí về việc sáp nhập.Như vậy, hai hay nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập thì họ phải cóthoả thuận sáp nhập được chấp thuận từ cả hai phía Hiện pháp luật Việt Namchưa quy định về sáp nhập doanh nghiệp do ý chí của một bên chủ thể Quy địnhnày của pháp luật đã dẫn đến thực tế là nếu một công ty muốn sáp nhập màkhông đạt được thoả thuận nhất trí từ công ty mục tiêu thì họ sẽ phải thực hiệnphương thức mua lại công ty trước sau đó tiến hành sáp nhập Bên cạnh đó, cũnggiống như pháp luật Mỹ, Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng cấm các giao dịch

Trang 22

mua bán, sáp nhập nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia giao dịchchiếm trên 50% trên thị trường liên quan trừ một số trường hợp theo quy địnhpháp luật.

Quan niệm về hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần chưa thực

sự phổ biến và được hiểu một cách nhất quán tại hầu hết các nước trên thế giới.Xét về mặt bản chất, mua bán, sáp nhập công ty cổ phần cũng là hoạt động muabán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung, chỉ có điều các bên trong giao dịch là cácdoanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần Có thể căn cứ vàođặc trưng của hoạt động mua bán, sáp nhập cũng như của công ty cổ phần để đưa

ra khái niệm đối với hoạt động này Với cách tiếp cận đó, mua bán, sáp nhậpcông ty cổ phần có thể được hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát công ty cổphần thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phần, tài sản của công ty

đó Như vậy, nguyên tắc cơ bản của mua bán, sáp nhập công ty cổ phần là phảitạo ra những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạtđược Hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần không chỉ làm thay đổi tìnhtrạng sở hữu của cổ đông đối với cổ phần hoặc tài sản công ty mà còn làm thayđổi cả hoạt động kinh doanh, quản trị/điều hành của công ty cổ phần đó

a Mua bán công ty cổ phần

Dựa vào khái niệm mua bán doanh nghiệp và đặc trưng của công ty cổ

phần, mua bán công ty cổ phần được hiểu là hoạt động mua bán, chuyển nhượngmột phần hoặc toàn bộ cổ phần, tài sản của một công ty cổ phần để nhằm chiphối hay kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty đó Trong xu thế phát triểnmạnh mẽ của thị trường chứng khoán, hoạt động mua bán công ty cổ phần đangdần chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động mua bán công ty nói chung Tuy

Trang 23

nhiên, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ, đều không có quyđịnh riêng điều chỉnh hoạt động mua bán công ty cổ phần mà chỉ quy định điềuchỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp nói chung.

Tại Việt Nam, như đã luận bàn ở trên về khái niệm mua bán, sáp nhập

doanh nghiệp, hiện nay Luật Doanh nghiệp mới chỉ có các quy định về bándoanh nghiệp tư nhân còn hoạt động mua bán công ty cổ phần chưa được quyđịnh Tuy nhiên, (1) Điều 17.3 Luật Cạnh tranh đã quy định về khái niệm hoạtđộng mua lại doanh nghiệp là việc mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản củadoanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề củadoanh nghiệp bị mua lại Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc mua bándoanh nghiệp nói chung (chứ không chỉ mua bán doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp tư nhân) và mua bán công ty cổ phần nói riêng; (2) Điều 4.3 Thông tư số04/2010/TT-NHNN cũng đã quy định về hoạt động mua lại tổ chức tín dụng làviệc mua lại toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tíndụng khác Đây có thể được coi là một cơ sở pháp lý cho hoạt động mua lại công

ty cổ phần, bởi lẽ, tổ chức tín dụng trước tiên cũng là một loại hình doanh

nghiệp, chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp bên cạnh sự điều chỉnhcủa pháp luật về tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng có thể là doanh nghiệpđược thành lập dưới mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạnchuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Thực tế cho thấy, các tổchức tín dụng chủ yếu tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần bởi hoạt động củacác tổ chức tín dụng yêu cầu lượng vốn lớn và cần sự huy động vốn linh hoạt

Do vậy, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp và được lựa chọnnhiều hơn cả để áp dụng cho loại hình hoạt động của tổ chức tín dụng Bên cạnh

Trang 24

đó, hiện nay, tại Việt Nam, ngoài một số tổ chức tín dụng do nhà nước là chủ sởhữu (Ngân hàng NN0&PTNT Việt Nam, Ngân hàng chính sách Việt Nam…) và

tổ chức tín dụng là ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tất cả các tổ chức tín

dụng khác hầu hết đều đang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần Vì lẽ đó,hoạt động mua bán công ty cổ phần có thể được hiểu và áp dụng tương tự như

quy định về mua lại tổ chức tín dụng trong Thông tư 04/2010/TT-NHNN thay vìquy định về mua bán doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh Do đó, có thể căn cứquy định Thông tư 04/2010/TT-NHNN để khẳng định rằng, pháp luật Việt Nam

đã thừa nhận việc mua bán công ty cổ phần thông qua việc mua lại toàn bộ tài

sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty đó Trong phạm vi nghiêncứu của Luận văn, hoạt động mua bán công ty cổ phần tại Việt Nam sẽ được

nghiên cứu và phân tích trên cơ sở pháp lý này

b Sáp nhập công ty cổ phần

Cũng tương tự như với hoạt động mua bán công ty cổ phần, hầu hết các

nước không có quy định riêng đối với hoạt động sáp nhập công ty cổ phần Hiệnnay, mặc dù chưa có một cách hiểu thống nhất về hoạt động sáp nhập công ty cổphần nhưng trên cơ sở bản chất của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp cũng nhưcác điểm đặc thù của công ty cổ phần, sáp nhập công ty cổ phần có thể được hiểu

là việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty

cổ phần bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập Theo đó, công ty bị sáp nhập sẽchấm dứt tồn tại và toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập được

chuyển sang công ty nhận sáp nhập Tuy nhiên, các cổ đông của công ty bị sáp

nhập có thể tiếp tục là cổ đông của công ty nhận sáp nhập sau khi quá trình sápnhập hoàn tất theo thỏa thuận sáp nhập với quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ

Trang 25

lệ cổ phần của mình được hoán đổi Do đó, hệ quả pháp lý của sáp nhập công ty

cổ phần khác với mua bán công ty cổ phần, đó là, công ty bị mua lại vẫn tiếp tụchoạt động sau khi tiến hành giao dịch mua bán nhưng công ty bị sáp nhập sẽ bịchấm dứt sự tồn tại sau khi hoàn thành quá trình sáp nhập với bên nhận sáp nhập.Ngoài ra, bên nhận sáp nhập công ty cổ phần sẽ trở thành bên thế quyền và nghĩa

vụ đối với các quyền và nghĩa vụ của bên bị sáp nhập với bên thứ ba

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

1.2.2.1 Chủ thể của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Chủ thể của mua bán, sáp nhập công ty cổ phần gồm (i) bên bán, bên bị

sáp nhập là chủ sở hữu của công ty cổ phần (gọi chung là chủ thể có quyền báncông ty), và (ii) bên mua là tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua lại, nhận sáp nhậpcông ty cổ phần (gọi chung là chủ thể mua lại, nhận sáp nhập công ty)

- Chủ thể có quyền bán công ty

Hoạt động mua bán công ty cổ phần có thể được thực hiện thông qua

hình thức chuyển nhượng toàn bộ tài sản của công ty, hoặc mua bán toàn bộhoặc một phần cổ phần của công ty để để nắm quyền quản lý, chi phối công ty cổphần đó Theo đó, trong trường hợp mua bán tài sản của công ty thì chủ thể bánđược xác định là công ty cổ phần mục tiêu được mua lại và khi đó, việc quyếtđịnh bán công ty phụ thuộc vào quyết định hợp lệ của chủ sở hữu công ty, chính

là các cổ đông của công ty Trường hợp mua bán công ty thông qua chuyểnnhượng cổ phần, chủ thể tham gia hoạt động mua bán công ty cổ phần với tưcách là bên bán được xác định là các cổ đông của công ty, những người là chủ sởhữu hợp pháp của những cổ phần đó Do đó, có thể nhận định rằng, chủ sở hữucông ty cổ phần là chủ thể có quyền bán công ty cổ phần

Trang 26

- Chủ thể mua lại, nhận sáp nhập công ty

Bên mua, bên nhận sáp nhập trong quan hệ mua bán, sáp nhập công ty

cổ phần chủ yếu là các công ty, tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy địnhcủa pháp luật, đang hoạt động ổn định và có khả năng tài chính đủ mạnh để thựchiện việc mua lại công ty mục tiêu, và số lượng chủ thể là cá nhân thường khôngnhiều Tuy nhiên, tại một số quốc gia, pháp luật có quy định xác định chủ thểmua lại, nhận sáp nhập công ty cổ phần Đây được xem là cơ sở pháp lý giúp cácbên có nhu cầu mua, nhận sáp nhập công ty cổ phần xem xét họ có được quyềnmua lại, nhận sáp nhập công ty cổ phần hay không, nhằm hạn chế việc đầu tưkhông khả thi Ngoài ra, các quy định về chủ thể mua bán, sáp nhập công ty cổphần này cũng là một trong những căn cứ để xem xét điều kiện có hiệu lực củahợp đồng mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

1.2.2.2 Đối tượng của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Đối tượng của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần là cái mà

các chủ thể hướng tới khi thực hiện giao dịch Cụ thể trong hoạt động sáp nhập,mua bán toàn bộ công ty cổ phần, đối tượng được xác định là công ty cổ phần.Công ty cổ phần với tính chất là đối tượng của các hoạt động này được coi nhưmột bộ máy đang vận hành mà người mua công ty có thể tiếp tục sử dụng khaithác để mang lại lợi nhuận nhanh nhất Như vậy, công ty cổ phần được bán sẽbao gồm toàn bộ các tài sản hữu hình, vô hình, người lao động, khách hàng…Với hoạt động mua bán một phần công ty cổ phần, đối tượng chỉ là cổ phần,phần tài sản của công ty mà các bên hướng tới để mua lại để nắm quyền kiểmsoát, quản lý đối với công ty cổ phần mục tiêu được mua lại

1.2.2.3 Hình thức thực hiện mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Trang 27

a Đối với hoạt động mua bán công ty cổ phần

Mua bán công ty cổ phần có thể được thực hiện thông qua các hình thứcphổ biến sau:

Mua bán công ty cổ phần theo hình thức thứ nhất là mua bán toàn bộtài sản của công ty cổ phần mục tiêu Cách hiểu về thuật ngữ “tài sản” ởđây khác với cách hiểu về “tài sản” theo định nghĩa mua lại tổ chức tíndụng tại Thông tư 04/TT-NHNN của Việt Nam ở chỗ tài sản không phải

là cổ phần mà là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất đai, uy tín kinhdoanh và các tài sản vô hình khác (bí quyết kỹ thuật ) Qua hình thứcmua tài sản của công ty cổ phần mục tiêu, bên mua giành quyền sở hữucông ty cổ phần mục tiêu hay không sẽ tùy thuộc vào đối tượng đượcmua bán trong hợp đồng mua bán là một phần hoặc toàn bộ tài sản củacông ty mục tiêu Khi mua tài sản của công ty cổ phần, bên mua khôngphải đối mặt với sự phản kháng từ cổ đông nhỏ (từ chối bán lại cổ

phiếu) như trường hợp mua cổ phần Tuy nhiên, việc bán lại tài sản củacông ty cổ phần mục tiêu phải được thông qua môt cách hợp lệ tại đạihội đồng cổ đông của công ty Khác với hình thức mua bán toàn bộhoặc một phần cổ phần của cổ đông công ty cổ phần mục tiêu, với hìnhthức mua bán này, quyền và nghĩa vụ của bên bán với bên thứ ba liênquan đến tài sản không đương nhiên chuyển sang bên mua mà phụthuộc vào thỏa thuận của các bên Ngoài ra, với trường hợp mua lại toàn

bộ tài sản của công ty, thu nhập từ việc chuyển nhượng toàn bộ tài sản

sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ và khi hoàn tấtgiao dịch, bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu mới và duy nhất của công ty

Trang 28

bị mua lại.

Mua bán công ty cổ phần theo hình thức thứ hai là mua toàn bộ hoặc

một phần cổ phần của cổ đông công ty cổ phần mục tiêu nhằm sở hữu

một tỷ lệ cổ phần đủ để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của công

ty cổ phần mục tiêu Tỷ lệ cổ phần cụ thể để kiểm soát công ty cổ phần

mục tiêu do pháp luật hoặc Điều lệ của công ty cổ phần mục tiêu quy

định, gọi là cổ phần chi phối Tương tự mua bán công ty cổ phần theo

hình thức mua tài sản công ty, (1) mục tiêu của bên mua khi mua bán

công ty cổ phần theo hình thức thứ hai cũng nhằm kiểm soát công ty cổ

phần mục tiêu, và (2) hình thức mua bán công ty cổ phần thứ hai cũng

dẫn đến hệ quả là thay đổi chủ sở hữu công ty cổ phần mục tiêu: bên

mua sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu doanh nghiệp mục

tiêu với việc sở hữu tỷ lệ cổ phần chi phối Bên cạnh đó, hình thức mua

bán này được thực hiện bằng cách mua lại cổ phần của cổ đông hiện

hữu trong công ty cổ phần mục tiêu Việc mua lại cổ phần của cổ đông

hiện hữu trong công ty cổ phần mục tiêu là việc bên mua tiến hành thỏa

thuận, đàm phán với các cổ đông của công ty nhằm mua lại toàn bộ

hoặc đa số cổ phần của công ty mục tiêu nhằm nắm quyền chi phối và

kiểm soát công ty

b Đối với hoạt động sáp nhập công ty cổ phần

Sáp nhập công ty cổ phần được thực hiện thông qua các hình thức bao

gồm: (i) mua lại toàn bộ tài sản, hoặc (ii) mua lại toàn bộ cổ phần và chấm dứt

sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Xét về mặt bản chất, phương thức thực hiện

Trang 29

sáp nhập thông qua mua lại toàn bộ tài sản hoặc cổ phần cũng tương đồng vớiphương thức mua bán toàn bộ tài sản, cổ phần trong hoạt động mua bán công ty

cổ phần Tuy nhiên, khác với giao dịch mua bán công ty cổ phần được thanhtoán bằng tiền mặt, giao dịch sáp nhập công ty cổ phần được thanh toán bằng cổphần của công ty nhận sáp nhập Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi mua lạitoàn bộ cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu, bên nhận sáp nhập có đượcquyền sở hữu, chi phối công ty cổ phần mục tiêu để nắm quyền định đoạt việctiếp tục hay chấm dứt sự tồn tại của công ty đó Sau đó, bên nhận sáp nhập sẽquyết định để công ty cổ phần mục tiêu chấm dứt tồn tại và thực hiện sáp nhậpvào chính bên mua – khi này được xác định là bên nhận sáp nhập Đối với

phương thức thực hiện sáp nhập thông qua hoán đổi cổ phần của bên bị sáp nhập

và nhận sáp nhập, bên nhận sáp nhập sẽ căn cứ trên giá trị cổ phần của công ty

cổ phần bị sáp nhập để xác định một tỷ lệ hoán đổi tương ứng nhằm phát hànhthêm số lượng cổ phần tương đương với 100% giá trị cổ phần của công ty bị sápnhập Theo đó, bên nhận sáp nhập sẽ hoán đổi số cổ phần phát hành với bên bịsáp nhập để sở hữu toàn bộ số cổ phần hoặc tài sản của công ty bị sáp nhập vàtiến hành chấm dứt hoạt động của công ty sáp nhập và sáp nhập vào bên nhậnsáp nhập

1.2.2.4 Thủ tục pháp lý cần thực hiện

Mua bán, sáp nhập công ty cổ phần phải được sự cho phép hoặc thừa

nhận, kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo những thủ tục pháp lý nhất địnhtrong một số trường hợp Thủ tục mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung vàcông ty cổ phần nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động

Trang 30

mua bán, sáp nhập Đa số các quốc gia trên thế giới đều quy định đối với một sốthương vụ mua bán, sáp nhập khi đạt tới một mức doanh thu hoặc thị phần kếthợp đến “ngưỡng” thì phải kiểm soát hành vi mua bán, sáp nhập đó để tránh tìnhtrạng độc quyền trên thị trường Điều đó có nghĩa, trong một số trường hợp,trước khi thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập vượt ngưỡng như trên, cácbên chỉ được thực hiện thương vụ mua bán, sáp nhập sau khi được sự chấp thuậncủa cơ quan quản lý cạnh tranh Quy định này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ cạnhtranh trên thị trường, ngăn ngừa những vụ tập trung kinh tế (trong đó có hành vimua bán, sáp nhập doanh nghiệp) để hình thành những doanh nghiệp thống lĩnh,doanh nghiệp độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để thủtiêu cạnh tranh Đối với các thương vụ mua bán, sáp nhập chưa đạt tới “ngưỡng”pháp luật cạnh tranh cấm thì các bên tham gia giao dịch mua bán, sáp nhập được

tự do thực hiện mua bán, sáp nhập mà không phải xin phép cơ quan quản lý cạnhtranh Tuy nhiên, do có sự chuyển giao các quyền, nghĩa vụ pháp lý của công ty

cổ phần mục tiêu cho bên mua, bên nhận sáp nhập nên các bên cần phải đăng kýthay đổi chủ sở hữu công ty hoặc thông báo bằng văn về việc bán, sáp nhậpdoanh nghiệp Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thừa nhận các thương vụmua bán, sáp nhập tuân thủ đúng quy định của pháp luật

1.2.2.5 Hệ quả của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Mua bán công ty cổ phần là việc chuyển quyền sở hữu toàn bộ hoặc một

phần công ty cổ phần mục tiêu cho bên muavà sáp nhập công ty cổ phần là việcchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bịsáp nhập sang công ty nhận sáp nhập Theo đó, hệ quả pháp lý sau khi sáp nhập

và mua bán công ty cổ phần khác nhau: công ty cổ phần bị sáp nhập sẽ bị chấm

Trang 31

dứt sự tồn tại còn công ty cổ phần bị mua lại vẫn tiếp tục tồn tại.

Hệ quả của hoạt động mua bán công ty cổ phần thông qua hình thức

mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần của công ty mục tiêu là bên mua phảikiểm soát được hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mục tiêu Đây là đặcđiểm quan trọng của mua bán công ty cổ phần để phân biệt với các hình thức đầu

tư tài chính Mua bán công ty cổ phần phải đáp ứng tiêu chí là bên mua phảigiành quyền sở hữu toàn bộ hoặc phần vốn chi phối của chủ sở hữu công ty cổphần mục tiêu, đủ để tham gia vào bộ máy quản lý doanh nghiệp và kiểm soátđược hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mục tiêu Quyền kiểm soát công

ty cổ phần mục tiêu thể hiện ở quyền biểu quyết tại các cuộc họp của đại hộiđồng cổ đông, hội đồng quản trị của công ty cổ phần mục tiêu và thông qua cácvấn đề quan trọng của công ty (quyết định phương hướng kinh doanh, tổ chức lạidoanh nghiệp, thay đổi cơ cấu nhân sự, sửa đổi Điều lệ của doanh nghiệp mụctiêu…) Phần vốn chi phối để thực hiện quyền kiểm soát công ty cổ phần mụctiêu do pháp luật hoặc Điều lệ công ty cổ phần mục tiêu quy định, do đó, phầnvốn chi phối ở mỗi một công ty cổ phần có thể khác nhau Đặc điểm này phânbiệt mua bán và sáp nhập công ty cổ phần; phân biệt trường hợp chuyển nhượng

cổ phần tạo thành thương vụ mua bán công ty cổ phần và những trường hợpchuyển nhượng cổ phần khác chỉ là hình thức đầu tư tài chính Từ đặc điểm muabán công ty cổ phần là thay đổi quyền sở hữu và quản lý công ty cổ phần mụctiêu nên các hình thức chuyển nhượng cổ phần của cổ đông công ty mà bên nhậnchuyển nhượng không tham gia hoạt động quản trị, điều hành, chỉ thuần túy nhận

cổ tức hoặc kỳ vọng nhận thặng dư khi bán lại cổ phần cho nhà đầu tư khác thì

đó chỉ là quan hệ đầu tư tài chính Tương tự như vậy, các tình huống quỹ đầu tư

Trang 32

chứng khoán mua cổ phiếu của một công ty cổ phần đại chúng trên thị trườngchứng khoán và không tham gia quản trị điều hành tại công ty cũng không đượccoi là hoạt động mua lại công ty, ví dụ như: Một quỹ đầu tư mạo hiểm (venturecapital) khi đầu tư vốn với tư cách cổ đông vào các doanh nghiệp và cử đại diệnphần vốn góp tại Hội đồng quản trị nhưng vai trò của các thành viên này chỉmang tính tư vấn, hỗ trợ cho các công ty cổ phần này với kỳ vọng khi công typhát triển sẽ có thể chuyển nhượng lại phần vốn thông qua việc phát hành cổphiếu ra công chúng không được coi là mua bán công ty cổ phần vì bên nhậnchuyển nhượng cổ phần không tham gia quản lý điều hành và không kiểm soáthoạt động kinh doanh của công ty cổ phần mục tiêu Bên cạnh đó, hệ quả củahoạt động mua bán công ty cổ phần thông qua việc mua lại một phần hoặc toàn

bộ tài sản của công ty mục tiêu là bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu của số tài sảnđược mua lại của công ty mục tiêu nhưng không trở thành cổ đông – chủ sở hữucủa công ty và khi đó, các cổ đông hiện hữu của công ty mục tiêu sẽ không thayđổi

Hệ quả của hoạt động sáp nhập công ty cổ phần là bên nhận sáp nhập

tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của bên bị sáp nhập và bên bị sápnhập sẽ chấm dứt sự tồn tại Khác với mua bán công ty cổ phần, công ty cổ phần

là đối tượng trong thương vụ mua bán vẫn tồn tại trước và trong và sau quá trìnhmua bán nhưng đối tượng trong giao dịch sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại sau khiquá trình sáp nhập kết thúc

1.2.3 Vai trò của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Thực tiễn hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam và

trên thế giới cho thấy hiện tượng này đang có một sức hút mạnh mẽ Những lợi

Trang 33

ích khi tiến hành hoạt động này mang đến cho các bên trong quan hệ giao dịchvới nhau, với nền kinh tế đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động muabán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng.

Thứ nhất, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần mang lại cho

bên mua, bên nhận sáp nhập những giá trị và lợi ích to lớn Trong thời đại toàncầu hóa, quan hệ kinh tế quốc tế phát triển, các công ty luôn có tham vọng muốn

mở rộng thị phần, tiến hành hoạt động kinh doanh tại những thị trường tiềmnăng Thay vì việc phải bắt đầu thâm nhập những thị trường mới với việc vượtqua nhiều rào cản khác nhau, tốn nhiều thời gian công sức, tiền bạc đặc biệt làcác thị trường khắt khe, có sự điều tiết mạnh của Nhà nước thì bằng thực hiệnhoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần, bên mua, bên nhận sáp nhập cóthể dễ dàng tiếp cận, mở rộng thị trường để tiến hành các hoạt động sản xuất,kinh doanh Bên mua, bên nhận sáp nhập cũng nhận được nhiều giá trị khác từviệc mua lại, sáp nhập công ty cổ phần như: đa dạng hoá sản phẩm, nghành nghềkinh doanh của mình, kế thừa thị phần của công ty cổ phần bị mua lại, bị sápnhập nhằm làm tăng thị phần chính mình, tận dụng giá trị thương hiệu, hệ thốngkhách hàng sẵn có, trang thiết bị công nghệ tiên tiến, đội ngũ nhân lực lao động

mà không mất nhiều chi phí để đào tạo… Ngoài ra, mua bán, sáp nhập doanhnghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng cũng chính là công cụ giúp bênmua, bên nhận sáp nhập loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Thứ hai, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần đóng vai trò

quan trọng đối với bên bán, bên bị sáp nhập Đây là phương án hiệu quả mà bênbán, bên bị sáp nhập có thể tìm kiếm để mang lại những lợi ích nhất định chomình Riêng đối với những công ty cổ phần có hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 34

không đem lại hiệu quả, và/hoặc đang lâm vào tình trạng khó khăn thì quyết địnhbán công ty sẽ giúp bên bán thu được một khoản tiền nhất định bù đắp cho

những phí tổn mà mình đã bỏ ra để xây dựng duy trì hoạt động của doanh

nghiệp Ngoài ra, với những công ty này, khi thực hiện giao dịch mua bán, sápnhập, bên mua, bên nhận sáp nhập với tiềm lực tài chính, lợi thế của mình sẽ cóthể giúp công ty thoát khỏi khó khăn, tăng cơ hội sinh lời trong tương lai Bêncạnh đó, mua bán, sáp nhập công ty cổ phần cũng là giải pháp hợp lý giúp bênbán, bên bị sáp nhập trong trường hợp không đủ khả năng để tiếp tục gây dựngphát triển công ty cổ phần lên một quy mô tầm vóc lớn hơn hoặc bản thân công

ty cổ phần đó không thể cạnh tranh trong một môi trường khốc liệt

Thứ ba, vai trò của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty cổ phần còn

thể hiện ở tầm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là ở ViệtNam, một đất nước có nền kinh tế thị trường non trẻ Cũng như các quốc giakhác trên thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý

và môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển,

từ đó có tác động tích cực đến nền kinh tế Trong một số năm trở lại đây, sốlượng công ty tại Việt Nam tăng mạnh Tuy nhiên, một vấn đề đang đặt ra đó là

sự tăng trưởng nóng về số lượng công ty liệu có đi đôi với chất lượng Các doanhnghiệp ở Việt Nam nói chung và công ty cổ phần nói riêng đa số đều là các công

ty vừa và nhỏ, khả năng tài chính, cạnh tranh hạn chế, dễ chịu ảnh hưởng bởinhững biến động của thị trường Chính sự hạn chế của những công ty đang tồntại và hoạt động này là nguyên nhân có tác động xấu và cản trở đến sự phát triểncủa nền kinh tế Ngoài ra, các công ty yếu kém còn tiềm ẩn “rủi ro đạo đức”, sẵnsàng chạy theo lợi nhuận bất chấp đạo đức kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến

Trang 35

các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Hoạt động mua bán, sáp nhập công ty

cổ phần khi phát triển sẽ là phương thức quan trọng tập hợp các doanh nghiệpvừa và nhỏ thành những doanh nghiệp lớn hơn có đủ nguồn lực tài chính, khảnăng cạnh tranh tốt sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo môi trườngkinh doanh lành mạnh, ổn định Hiện nay, xu hướng thực hiện hoạt động muabán, sáp nhập công ty Việt Nam cũng như các công ty nước ngoài cũng có ýnghĩa rất quan trọng, nó giúp các công ty Việt Nam tiếp cận được những khoahọc kĩ thuật, công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, mở rộng được quy môhoạt động sang các quốc gia khác Từ đó, các công ty này sẽ ngày càng lớnmạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

1.2.4 Sự hình thành và phát triển của hoạt động mua bán, sáp nhập

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã xuất hiện trên thế giới từ

khoảng cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra sựchuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độcquyền Thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nước như Hoa Kì,Nhật Bản, Đức…cùng với đó là sự ra đời của các tập đoàn công nghiệp khổng

lồ Một xu thế tất yếu là các công ty nhỏ đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, dễdàng bị thâu tóm bởi những tập đoàn lớn mạnh về mọi mặt Thêm vào đó lànhững lợi ích mà hoạt động mua bán, sáp nhập công ty đem lại đã có tác độngkhông nhỏ tới sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này, thu hút sự tham gia củacác doanh nghiệp trong nhiều nghành, lĩnh vực của nền kinh tế

Lịch sử hoạt động mua bán, sáp nhập công ty được khái quát qua nhiều

mốc thời gian với những biến chuyển thăng trầm khác nhau9 Vào những năm

1897 – 1904, thế giới chứng kiến hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập

Trang 36

công ty trong ngành sản xuất công nghiệp Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các

doanh nghiệp, xu hướng phổ biến là các cuộc mua bán, sáp nhập diễn ra giữa các

doanh nghiệp cạnh tranh cùng dòng sản phẩm, cùng thị trường nhằm loại bỏ đối

thủ hình thành vị trí độc quyền Giai đoạn này được xem là làn sóng mua bán,

sáp nhập công ty đầu tiên Tuy nhiên, làn sóng này nhanh chóng kết thúc vào

năm 1904, hoạt động mua bán công ty diễn ra khá trầm lắng

Làn sóng phát triển sau này của hoạt động mua bán, sáp nhập công ty

cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử tác động Lịch sử thế giới

ghi nhận cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất vào 1914–1919 Trong những năm

diễn ra thế chiến lần thứ nhất, các quốc gia tập trung mọi nguồn lực chi viện cho

chiến tranh, kinh tế hầu như không có bước phát triển đáng kể Vì vậy, hoạt động

mua bán, sáp nhập công ty không có những điều kiện để bùng nổ Chỉ đến khi

thế chiến kết thúc, các quốc gia khôi phục kinh tế để bù đắp những mất mát

trong chiến tranh, nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ Sự ra đời của hàng

loạt các doanh nghiệp, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng…đã tạo đà cho

làn sóng mua bán, sáp nhập trỗi dậy trong những năm 1925- 1929 sau thế chiến

thứ nhất Đến năm 1929, thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng mới, tiếp sau

đó là chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945 nền kinh tế thế giới chịu ảnh

hưởng nặng nề, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty không có bước phát triển

đáng kể

Phải tới những năm 60 của thế kỷ XX, làn sóng mua bán, sáp nhập công

ty mới lại một lần nữa trỗi dậy, sôi động nhất vào những năm 1965-197010 Sự

9 Cartwright, Susan; Schoenberg, Richard (2006), “Thirty Years of Mergers andAcquisitions

Trang 37

Research: Recent Advances and Future Opportunities” British Journal of Management[Page 56]

xuất hiện của các tập đoàn, công ty đa quốc gia và cơ hội đầu tư ra nước ngoài

mạnh mẽ đã khiến thị trường mua bán, sáp nhập công ty nở rộ Làn sóng này chỉ

chấm dứt vào đầu những năm 1970 Những năm 1980-1990, sự xuất hiện của

những quốc gia mới phát triển tại Châu Á bên cạnh những cường quốc như Mỹ,

các quốc gia ở Châu Âu đã khiến hoạt động mua bán, sáp nhập công ty thực sự

phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia Và đến khoảng thời gian từ năm 1992

đến 2000, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, hoạt động mua bán, sáp

nhập diễn ra trở lại với nhiều thương vụ đình đám với giá trị quy mô lớn11

Cho tới nay, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty vẫn đang tiếp tục

phát triển không ngừng, sôi động cả trên những ngành mới nổi như truyền thông,

công nghệ thông tin, dược phẩm Các công ty tại những thị trường mới nổi như:

Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… cũng tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập

công ty nhằm mở rộng thị trường sang các quốc gia phát triển Điển hình như vụ

mua lại của Công ty ô tô Nam Kinh (Trung Quốc) với hãng MG Rover của Anh

với giá 50 triệu bảng vào năm 2004-2005 Nếu năm 2002, 2003 hoạt động mua

bán, sáp nhập công ty trên thế giới có xu hướng giảm thì các hoạt động mua bán,

sáp nhập công ty bắt đầu sôi động từ cuối năm 2004 Theo báo cáo của Công ty

Thomson Financial năm 2005 được xem là năm mà các hoạt động mua bán, sáp

nhập công ty đạt mức kỉ lục, tổng giá trị các hợp đồng giữa các tập đoàn kinh tế

lên tới 2703 tỷ USD tăng 38,4% so với năm 2004 Trong số các hợp đồng sáp

nhập và mua cổ phần lớn nhất năm 2005 có hợp đồng tập đoàn Procter and

Gamble (P&G) mua lại tập đoàn Gillette với 57,2 tỷ USD và tập đoàn tài chính

Mitsubishi Tokyo Financial Group tại Nhật mua Ngân hàng UFJ với số tiền 41,1

Trang 38

tỷ USD Năm 2007, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty trên toàn thế giới đạt

10 Stephen M Bainbridge (2003), “Merger and Acquisitions”, Foundation Press [Page 17]

11 "Mergers & Acquisitions Quick Reference Guide", McKenna Long

& Aldridge LLP, 2013 [Page

14]

một bước tăng trưởng mới vượt bậc Tổng giá trị các vụ mua bán công ty theo số

liệu thống kê của Thomson Financial đạt 7400 tỷ USD tăng 21% so với năm

200612

Năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính bắt

nguồn từ nước Mỹ Cuộc khủng hoảng kinh tế đã nhanh chóng lan rộng trên toàn

thế giới Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động rất khó khăn, không có

khả năng chống đỡ trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới Điều

này cũng tạo nên thời cơ cho các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện mưu lược thâu

tóm để bành trướng hay tái cơ cấu lại cấu trúc công ty tăng cường sức mạnh vượt

qua khủng hoảng Kể từ sau thời điểm đó đến nay, khi nền kinh tế đang dần được

phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại, hoạt động mua bán, sáp nhập công ty vẫn

tiếp tục được mở rộng và phát triển, dần khẳng định vai trò của mình trong việc

giúp các công ty mở rộng quy mô, hoạt động kinh doanh, sản xuất và chiếm lĩnh

thị trường

Riêng với Việt Nam, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chỉ

xuất hiện khi nhà nươc quyết định thay đổi cách thức phát triển kinh tế, từ một

nền kinh tế được quản lý và điều hành với các mệnh lệnh, quyết định hành chính

dần chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hoạt

động mua bán, sáp nhập được thể chế hóa đầu tiên tại Luật Công ty (1990) và

Trang 39

cũng bắt đầu từ giai đoạn này, thị trường kinh doanh mới dần biết đến khái niệm

mua bán, sáp nhập cũng như góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, chia tách,

giải thể doanh nghiệp… Qua đó, có thể nhận thấy rằng, trong những năm qua,

hoạt động mua bán, sáp nhập bắt đầu được biết đến khi Luật Công ty (1990) ra

đời và thực sự đi vào phát triển và thu hút doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập

WTO Cụ thể, tính đến thời điểm năm 2015, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh

12 "Mergers & Acquisitions Quick Reference Guide", McKenna Long

& Aldridge LLP, 2013 [Pages

16, 17]

nghiệp của Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ 20 trên bảng xếp hạng hoạt động

mua bán, sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu Xét về giá trị giao dịch mua bán, sáp

nhập doanh nghiệp, tính đến thời điểm năm 2015, Việt Nam xếp thứ 41 với hơn

2 tỷ USD và theo dự đoán của các chuyên gia phân tích kinh tế, con số này có

thể lên tới 3.8 tỷ USD trong thời gian tới13 Một trong những lý do dùng để lý

giải cho việc hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam thời gian gần đây có tốc

độ phát triển nhanh như thế là bởi chính sách và quy định pháp luật mới đã có sự

tác động và hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại

Việt Nam và đối với cả hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thông thường

tại Việt Nam Bởi vậy, các con số nói trên là thành quả của một xu hướng tất yếu

trong quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam hiện nay

1.3 Khái quát về tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

1.3.1 Khái niệm tài chính trong công ty cổ phần

Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình

thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ

tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục

Trang 40

vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đó Đặc

điểm của tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị chi phối bởi tính chất sở hữu

vốn trong mỗi doanh nghiệp;

- Hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn bị chi phổi bởi mục tiêu lợi

nhuận

13 http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1138- thuc-trang- va-giai- phat- trien-

phap-mua-ban- sap-nhap- cua-ngan- hang-thuong- mai-viet- nam.html

Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các

nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức

sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy

kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh và là công cụ giám sát, kiểm tra chặt

chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính của doanh

nghiệp bao gồm hoạt động quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, phân chia lợi

nhuận cho các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi hoàn thành

việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước, và các hoạt động thực hiện

nghĩa vụ tài chính với nhà nước cũng như bên thứ ba khác Trong các hoạt động

này, hoạt động quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp chiếm vai

trò quan trọng hơn bởi đây là hoạt động nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp Trong đó, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w