Tiểu luận môn luật học so sánh đề tài Hệ thống tòa án hành chính pháp và đức dưới góc độ so sánh Hệ thống tòa án hành chính trong pháp luật của Đức và Pháp So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật của các nước này
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN LUẬT SO SÁNH
HỆ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP VÀ ĐỨC DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Tên nhóm: Nhóm 2
Lớp: PLU202.1
Thành viên:
1 Nguyễn Thị Huyền Trang (TN)– Msv: 1616610105
2 Nguyễn Thùy Dương – Msv: 1616610030
3 Nguyễn Ngọc Minh Tâm – Msv: 1616610094
4 Phan Thị Ngọc Anh – Msv: 1616610019
Giảng viên hướng dẫn: Ths Đặng Thị Minh Ngọc
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……… 1
I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP VÀ ĐỨC 5
1 Lịch sử hình thành tại Pháp: 5
2 Lịch sử hình thành tại Đức: 5
II CƠ CẤU TỔ CHỨC 6
III THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN HÀNH CHÍNH TẠI PHÁP VÀ ĐỨC: 8
IV MỘT VÀI ĐIỂM KHÁI QUÁT TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH 11
V NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU MỘT VÀI QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ HỆ THỐNG TÒA ÁN HÀNH CHÍNH CỦA 2 NƯỚC 13
1 Nguyên nhân 13
2 Một vài quan điểm của nhóm 13
VI BÀI HỌC VIỆT NAM 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Dòng họ pháp luật Civil law là dòng họ pháp luật phổ biến trên thế giới, được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Ý, … Đây là dòng họ pháp luật coi trọng luật thành văn hơn là các phán quyết của tòa án, với nguồn luật chủ yếu là hệ thống các văn bản pháp luật Điển hình là 2 hệ thống pháp luật Đức và Pháp, do sức ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến hệ thống pháp luật của các quốc gia khác,
mà luôn là một đề tài nghiên cứu được quan tâm rộng rãi Một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống pháp luật là hệ thống tòa án, gồm 3 bộ phận: Tòa án Tư pháp, Tòa án Hành chính và Tòa án Hiến pháp Tìm hiểu về hệ thống pháp luật của
2 quốc gia này nói chung và hệ thống tòa án nói riêng, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng và khác biệt đáng chú ý Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên nhóm chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu và trình bày về “
hệ thống Tòa án Hành chính của Pháp và Đức dưới góc độ so sánh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”
2 Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu giúp mọi người hiểu rõ hơn về Tòa án Hành chính của 2 nước, nhận thấy các điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, sau đó giải thích được nguyên nhân cũng như trình bày các ý kiến cá nhân về ưu điểm, nhược điểm của Tòa Hành chính ở từng quốc gia
2.2 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài sẽ góp phần hoàn thiện những công trình nghiên cứu về Tòa án Hành chính của Đức và Pháp, tìm hiểu các yếu tố là nguyên nhân dẫn đến những sự giống và khác nhau giữa chúng, cũng như làm cơ sở tham khảo cho những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan trong tương lai
Trang 4Ý nghĩa thực tiễn: Dực trên những phân tích, đánh giá, đề tài sẽ góp phần rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, làm cơ sở cho việc nhận biết, khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của nước nhà
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Tòa án Hành chính của Pháp và Đức
3.2 Phạm vi không gian nghiên cứu: là Pháp và Đức
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như phân tích và tổng hợp, đánh giá, giải thích và
so sánh để nghiên cứu
Trang 5I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA TÒA ÁN HÀNH CHÍNH PHÁP VÀ ĐỨC
1 Lịch sử hình thành tại Pháp:
Tòa án hành chính của Pháp gồm 3 cấp, trong đó Tham chính viện có nguồn gốc
từ năm 1302, dù sau đó nó đã được tổ chức lại toàn diện dưới thời Napoleon và được trao nhiều quyền lực hơn vào năm 1872 Các tòa hành chính sơ thẩm được thành lập từ năm 1953 thay thế cho các “hội đồng tình trưởng” vốn là dạng tòa án được thành lập vào năm 1800 với năng lực rất hạn chế Ngoài ra, tòa án hành chính Pháp còn có những tòa án với thẩm quyền chuyên biệt: Tòa kiểm toán thành lập năm 1807; Tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính thành lập năm 1948; Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội thành lập năm 1990; Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tị nạn thành lập năm 1988
2 Lịch sử hình thành tại Đức:
Thẩm quyền hành chính của Đức với mô hình hiện đại xuất hiện từ nửa sau thế
ký thứ 19 Tòa án Hành chính độc lập đầu tiên được hình thành ở Baden vào năm
1864 Đến 1924 những tòa án hành chính được hình thành trong tất cả các bang của Đức Tuy nhiên, sự xét xử tối cao để sánh với Tòa án hành chính Liên bang như hiện nay chưa từng tồn tại
Dưới chế độ của Adolf Hitler và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa, hệ thống Liên bang chấm dứt và bang đơn nhất hình thành Thẩm quyền của một số Tòa án Hành chính cấp cao được hợp nhất với cái tên "Tòa án Hành chính của Đế chế Đức"- trên thực tế cũng không phải là tòa án độc lập Do đó, cả ban hội thẩm và tòa án đều dừng hoạt động sau khi quân Đức đầu hàng vào tháng 5 năm 1945 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống Liên bang được khôi phục, ít nhất là ở Tây Đức, và cùng với đó là hệ thống tòa án hành chính độc lập Tòa án hành chính (Bundesverwaltungsgericht) được hình thành vào 8/6/1953 và đặt trụ
sở pháp lý tại Tây Berlin
Do sự khác biệt giữa hoàn cảnh xã hội của hai nước, lịch sử ra đời và hình thành Tòa án hành chính giữa hai quốc gia Pháp và Đức cũng có sự khác nhau Tuy vậy,
Trang 6tòa án hành chính được hình thành ở cả hai nước đều vì nhu cầu tập trung quyền lực, thẩm quyền tại một hệ thống tòa án tối cao Các mô hình tòa án hành chính đầu tiên đều được hình thành vào thế kỷ XIX và đến thế kỷ XX có sự thay đổi cơ cấu, tên gọi được duy trì cho đến hiện nay
II CƠ CẤU TỔ CHỨC
Nói đến hệ thống tòa án hành chính trên thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến hai cái tên – Pháp và Đức- đây là hai quốc gia tiêu biểu cho nền tài phán hành chính phát triển và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến các hệ thống tòa án của nhân loại
Với phần này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu cơ cấu tổ chức tòa án hành chính của hai quốc gia trên để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt
Đầu tiên, có thể khẳng định rằng, hệ thông tòa án hành chính ở Đức và Pháp đều được xây dựng trên mô hình lưỡng hệ tài phán (tức là mô hình bao gồm 2 tổ chức
là tài phán tư pháp và tài phán hành chính, hoạt động riêng biệt và độc lập với nhau) Cùng với đó, tòa án hành chính Pháp và Đức cũng đều được chia ra thành 3 cấp xét xử chính với thẩm quyền phân bố hợp lý từ địa phương cho đến trung ương Điều này sẽ được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ tòa án hành chính Pháp Sơ đồ tòa án hành chính Đức
Từ sơ đồ, ta thấy được, hệ thống tòa án hành chính ở Đức, Pháp về cơ bản đều có 2
hệ thống tòa án sơ thẩm và phúc thẩm Với tòa án sơ thẩm, trên lãnh thổ của nước Pháp có khoảng 37 tòa hành chính sơ thẩm, trong khi ở Đức, con số này lên tới 52
Tham chính viện
Tòa án hành chính
phúc thẩm
Tòa án hành chính sơ
thẩm
Tòa án hành chính sơ
thẩm
Tòa án hành chính phúc thẩm của bang Tòa án hành chính tối cao liên bang
Trang 7Với tòa án phúc thẩm, Pháp có 8 tòa hành chính phúc thẩm và Đức có đến 15 tòa phúc thẩm trên cả nước
Đối với phần còn lại trong hệ thống tài phán hành chính, cả Đức và Pháp có điểm giống nhau là đều chỉ có 1 tòa án hành chính tối cao- là cơ quan xét xử cuối cùng
và có thẩm quyền cao nhất Tuy nhiên bên cạnh nét tương đồng này, giữa Thẩm chính viện của Pháp và Tòa án hành chính tối cao Liên Bang của Đức lại có những nét khác biệt rõ nét Điều này được thể hiện ở phương diện cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của hai tòa án Vấn đề về thẩm quyền sẽ được nghiên cứu ở phần sau của bài luận Với phần này chúng ta cùng đề cập đến những khác biệt về cơ cấu tổ chức giữa Thẩm chính viện và Tòa án hành chính tối cao Liên Bang
Tham chính viên có trụ sở chính ở Paris, Pháp Hiện nay có khoảng 300 thành viên nhưng chỉ 2/3 trong số đó là hoạt động thường xuyên, số còn lại giữ còn lại thường giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương Thành viên tham chính viện được chia là 3 loại: thẩm phán tập sự, thẩm phán tham vấn và thẩm phán cao cấp Tham chính viện được chia thành 6 ban, trong đó 5 ban
có chức năng hành chính ( nội vụ, tài chính, công chính, xã hội, nghiên cứu) và 1 ban có chức năng tài phán Ban tài phán lại được chia ra làm 10 tiểu ban
Tòa án hành chính tối cao Liên Bang Đức có trụ sở ở Leizig Tòa án bao gồm các ban (là các Thượng nghị sĩ) cùng với 5 vị thẩm phán chuyên nghiệp ( một thẩm phán chủ tọa chính và bốn thẩm phán hỗ trợ) Số lượng các thượng nghị sĩ sẽ không cố định hay bị giới hạn trong luật mà phụ thuộc vào khối lượng công việc của Toà án Hiện nay, Tòa án có khoảng 12 thượng nghĩ sĩ, trong đó 10 thượng nghĩ sĩ sẽ phụ trách mảng thảo luận, xem xét, sửa đổi hệ thống luật và các văn kiện liên quan, và 2 thượng nghị sĩ thì chuyên trách những vấn đề liên quan đến kỉ luật của lực lượng vũ trang (hai thượng nghị sĩ này thường là thành viên trong quân đội)
Về mặt nhân sự, để trở thành thẩm phán ở Đức, bạn phải tốt nghiệp kỳ thi quốc gia chuyên ngành luật Đại học Tổng Hợp Sau đó là thời gian thực tập kéo dài 2 năm Kết thúc thực tập phải qua một kỳ thi quốc gia thứ hai để được bổ nhiệm làm thẩm
Trang 8phán tập sự Sau 3 đến 5 năm làm thẩm phán tập sự thì có thể được bổ nhiệm thẩm phán suốt đời Trong khi đó, Thẩm phán Toà án hành chính ở Pháp chủ yếu được tuyển chọn trong số các học sinh trường Hành chính quốc gia (ENA) là trường chuyên đào tạo công chức cao cấp cho bộ máy hành chính Ngoài ra một số được tuyển chọn từ công chức các cơ quan hành chính Nhà nước đã qua một số năm công tác và có bằng đại học
Một điểm khác biệt dễ nhận thấy nữa đó là việc phân chia thẩm quyền giữa các tòa
án hành chính của Đức chủ yếu đều dựa trên mức độ quyền lực của toàn án đó và mức độ nghiêm trọng của vụ việc (vụ việc đó thuộc thẩm quyền bang hay liên bang, thuộc lĩnh vực luật công hay tư) Trong khi, Pháp khi phân chia xét xử vụ án bên cạnh các tiêu chí vừa nêu còn dựa vào tính chất đặc thù của từng vụ việc Vậy nên, ngoài hệ thống tòa án chung, ở Pháp còn có các tòa án hành chính thẩm quyền chuyên biệt- cơ quan tài phán hành chính chuyên trách chịu sự kiểm tra , giám sát của Tham chính viện thông qua cơ chế kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm :
- Tòa kiểm toán (thành lập năm 1807)
- Tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính ( thành lập năm 1948)
- Ủy ban quốc gia về giải quyết tranh chấp về dịch vụ y tế và xã hội ( thành lập năm 1990)
- Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tị nạn ( thành lập năm 1988)
Trong khi đó, Đức không có một hệ thống tòa án chuyên biệt nào, quyền lực tập trung vào 3 cấp tòa án: sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao liên bang Tuy nhiên, ngoài
ra, Đức còn có hệ thống Tòa giám đốc thẩm ở mỗi bang, có quyền lực cao chỉ sau Tòa án tối cao liên bang, sẽ phụ trách việc kiểm tra tính hợp thức của các bản án phúc thẩm và một cố bản án của Toà sơ thẩm ở từng bang
III THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN HÀNH CHÍNH TẠI PHÁP VÀ ĐỨC:
Ở phần này, chúng tôi xin được xem xét rõ về thẩm quyền của Tòa án hành chính của Pháp và Đức, đưa ra những nét tương đồng và sự khác biệt giữa chúng
Trang 9Trước hết, khi nhắc đến vấn đề thẩm quyền ở hai nước này, chúng ta đều nhận thấy Tòa án hành chính ở hai nước này đều có chung thẩm quyền xét xử các vụ kiện liên quan đến hành chính Các ví dụ điển hình về các hành động đưa ra trước tòa án hành chính là tranh chấp phát sinh từ các luật liên quan đến trật tự công cộng, an ninh, hội đồng, người nước ngoài và tị nạn, xây dựng, … Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của hệ thống tòa án của hai nước là có những điểm khác nhau, nên vấn
đề thẩm quyền cũng có những sự khác biệt
Đầu tiên, đối với Pháp, với cơ cấu tổ chức đã nêu ở phần trên, mỗi một tòa án hành chính khác nhau sẽ có những thẩm quyền khác nhau dựa trên tiêu chí tính
chất của vụ việc đó là như thế nào Một là, đối với Tòa án hành chính thẩm quyền
chung:
Tòa án hành chính sơ thẩm: là tòa án có thẩm quyền chung trong lĩnh vực hành chính, xét xử sơ thẩm mọi vụ việc hành chính, trừ một số trường hợp ngoại lệ vụ việc được giao cho tòa án khác theo quy định của pháp luật
Thẩm quyền của tòa án hành chính được xác định theo nguyên tắc lãnh thổ, điều này có nghĩa là tòa hành chính có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi có trụ sở của cơ quan hành chính đã ban hành quyết định hành chính đã bị khiếu kiện hoặc hợp đồng hành chính có tranh chấp Dựa vào nguyên tắc này, tại Pháp có 8 tòa án hành chính phúc thẩm trên toàn lãnh thổ nước
Và không thể không nhắc đến tòa án hành chính tối cao của Pháp là Tham chính viện Tham chính viện được chia thành 6 ban, 5 ban có chức năng hành chính (nội
vụ, tài chính, công chính, xã hội, nghiên cứu) và một ban có chức năng tài phán Ban tài phán chia làm 10 tiểu ban nhỏ, tùy theo tầm quan trọng và tính chất của vụ việc cần giải quyết, hội đồng xét xử của Tham chính viện sẽ khác nhau Và nó thể hiện ở 4 dạng sau đây:
- Thứ nhất, đối với vụ việc đơn giản, Hội đồng xét xử chỉ có 3 thẩm phán;
- Thứ hai, đối với những vụ việc tương đối phức tạp và khó giải quyết, Hội đồng xét xử được thành lập từ nhiều tiểu ban, gồm 9 thành viên
- Đối với những vụ việc phức tạp và khó giải quyết về mặt pháp luật hoặc có ý nghĩa quan trọng Hội đồng xét xử sẽ có 17 thành viên bao gồm: Chủ tịch Ban
Trang 10tài phán 3 Phó chủ tịch Ban tài phán, 10 Chủ tịch tiểu ban, báo cáo viên và 2 thẩm phán cấp cao;
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp và nhạy cảm về chính trị thì phải do Hội đồng thẩm phán Tham chính viện xét xử
Bên cạnh đấy, Tham chính viện của Pháp, nó còn là cơ quan duy nhất có quyền giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm đối với các quyết định xét xử chung thẩm của mọi tòa án hành chính, và có thẩm quyền đưa ra ý kiến giải quyết vụ việc theo yêu cầu của các tòa án hành chính sơ thẩm hoặc tòa án hành chính phúc thẩm
Nếu Tòa án hành chính tối cao của Pháp gọi là Tham chính viện, thì của Đức gọi
là Tòa án Hành chính Liên bang Đức, và chúng ta thấy rõ điểm khác biệt lớn nhất
về vấn đề thẩm quyền của hai tòa án này của hai nước ở Đức, hệ thống cơ quan tài phán hành chính chỉ làm nhiệm vụ xét xử hành chính, còn ở Pháp ngoài nhiệm vụ xét xử hành chính, cơ quan này còn thêm chức năng tư vấn pháp lý, nhất là ở trung ương Sở dĩ có sự khác nhau này, là do ở Đức: đã xây dựng mô hình tòa án hành chính độc lập tồn tại song song với hệ thống tòa án thường Tòa án hành chính tối cao chỉ có nhiệm vụ xét xử các vụ kiện hành chính mà không có chức năng tư vấn
và hoàn toàn độc lập với bất kỳ chi nhánh điều hành nào của chính phủ; còn ở Pháp,, xuất phát từ quan điểm tài phán hành chính gắn liền với hoạt động quản lý hành chính, mà ở cấp trung ương thành lập Hội đồng Nhà nước có thêm chức năng
tư vấn pháp lý cho Chính phủ Hội đồng nhà nước là đỉnh chóp của hệ thống tòa án hành chính, được coi là Tòa án hành chính tối cao tồn tại song song với Tòa án tư pháp tối cao - đỉnh chóp của hệ thống tòa án thường
Hai là, ở Pháp còn có các Tòa án hành chính thẩm quyền chuyên biệt Có tên
gọi như vậy bởi mỗi tòa án thuộc loại này chỉ có phạm vi thẩm quyền nhất định, mang tính chất đặc thù của công việc Chẳng hạn như, Tòa kiểm toán trung ương
có quyền xử phúc thẩm quyết định của các Tòa kiểm toán vùng……
Còn đối với Đức, với cơ cấu hệ thông là ba cấp, thì hệ thống thẩm quyền hành chính hiện tại ở Đức cũng chia thành ba cấp (Tòa án hành chính liên bang, tòa án hành chính cấp cao và tòa án hành chính sơ thẩm) Tòa án Hành chính giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính, bao gồm những tranh chấp về luật công mà không có đặc điểm liên quan đến Hiến pháp và không được đạo luật Liên bang giao cho Tòa án khác Một vụ kiện ở Đức, thường được