Định nghĩa giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa Đây là giai đoạn Hội đồng xét xử xem xét các chứng cứ của vụ án thông qua việc hỏi những người tham gia tố tụng.. Giai đoạn xét hỏi tại phiên t
Trang 1Mở đầu
Trong hoạt động xét xử của Tòa án bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị hoạt động xét xử; giai đoạn bắt đầu phiên tòa; giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa; giai đoạn tranh luận tại phiên tòa và cuối cùng là giai đoạn nghị án và tuyên án Trong mỗi giai đoạn này thì lại có những đặc điểm tâm lý khác nhau, vì khả năng có hạn cũng như yêu cầu về độ dài của bài làm không cho phép nên em sẽ tìm hiểu đặc điểm tâm lý của một trong những giai đoạn trên Và
em xin chọn đề số 12: “đặc điểm tâm lý của giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa”
Nội dung
I Định nghĩa giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa
Đây là giai đoạn Hội đồng xét xử xem xét các chứng cứ của vụ án thông qua việc hỏi những người tham gia tố tụng Nếu ở giai đoạn hòa giải, tòa án chỉ chú trọng tập trung vào những vấn đề cơ bản, thì ở phiên tòa tòa án phải giải quyết tất
cả các vấn đề của vụ án Vì vậy ở giai đoạn hỏi tại phiên tòa, tòa án sẽ xem xét một cách toàn diện và đầy đủ tất cả các thông tin có liên quan đến vụ kiện do các bên đưa ra Giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa được hiểu: là giai đoạn Hội đồng xét xử xem xét các thông tin, chứng cứ của các bên đương sự đưa ra để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các câu hỏi được đặt ra cho họ
II Đặc điểm tâm lý của giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa ( thẩm vấn)
1 Mục đích
Mục đích của giai đoạn này là nghe các bên đương sự trình bày những nội dung
có liên quan đến việc giải quyết vụ án gồm: các yêu cầu của nguyên đơn, ý kiến của bị đơn, các tình tiết có liên quan… để thẩm tra các chứng cứ, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, đặc biệt là về các vấn đề mà giữa các đương sự còn có những ý
Trang 2kiến khác nhau Đây là một giai đoạn rất quan trọng đối với việc xét xử vụ án Để xét xử vụ án một cách đúng đắn, Hội đồng xét xử không chỉ dựa vào các tài liệu đã được thu thập mà phải xem xét, đánh giá độ chính xác của chúng, làm rõ thêm một
số tình tiết chưa rõ ràng, làm sáng tỏ các quan hệ pháp luật, từ đó có cơ sở để xét
xử vụ án và đưa ra được quyết định đúng đắn Tòa án chỉ được căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét đánh giá tại phiên tòa để giải quyết vụ
án chứ không được căn cứ vào những thông tin, tài liệu chưa được xem xét tại phiên tòa
2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là trực tiếp tri giác và nghiên cứu nguồn tất cả các thông tin, chứng cứ
Trong giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử kiểm tra, xác minh tất cả các thông tin, chứng cứ đã được cơ quan điều tra thu thập
3 Đặc điểm
Thứ nhất, hoạt động thẩm vấn là một hoạt động tư duy căng thẳng, phức tạp.
Trong giai đoạn này, hội đồng xét xử tiến hành nghiên cứu và kiểm tra tất cả chứng
cứ của vụ án đã được thu thập và hệ thống trong tài liệu điều tra, kiểm tra xác minh tất cả các nguồn thông tin và những thông tin do các nguồn này cung cấp trên cơ sở
đó khôi phục lại mô hình về vụ án đã xảy ra, về hành động, về thái độ và thuộc tính nhân cách của bị cáo Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển việc xét hỏi, nên nhiệm vụ của họ rất đa dạng: họ phải tri giác tất cả các tình tiết của vụ án được trình bày và đưa ra trong quá trình xét hỏi, phải tư duy căng thẳng để điều chỉnh và phân tích những thông tin đưa ra, tri giác và phân tích các nguồn cung cấp thông tin khác nhau, kiểm tra hoạt động nhận thức của những người tham gia xét hỏi Họ
Trang 3không chỉ tri giác thông tin mà còn phải ghi nhớ thông tin đó (để ghi nhớ tốt, họ có thể sử dụng biện pháp ghi chép, ghi âm, dụng biểu đồ, vẽ sơ đồ…)
Thứ hai, khi xét hỏi, không chỉ hội đồng xét xử thực hiện hoạt động nhận thức
mà những người tham gia xét hỏi (kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và người giám định), những người tham gia phiên tòa (bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…) cũng thực hiện hoạt động nhận thức trong khuân khổ quyền và nghĩa vụ của mình Xuất phát từ vị trí tố tụng khác nhau, lợi ích khác nhau, mỗi người sẽ truyền đạt thông tin khác nhau để trình bày các tình tiết cần thiết Chính vì vậy, chủ tọa phiên tòa phải điều khiển và điều chỉnh qua trình nhận thức của những người tham gia xét hỏi và những người tham gia tó tụng và điều khiển các mối quan hệ giữa họ Do
đó, chủ tọa phiên tòa buộc phải quan sát hành vi của bị cáo và của tất cả những người thâm gia tố tụng khác
Thứ ba, Hội đồng xét xử tại phiên tòa sẽ tạo ra mối quan hệ tâm lý phức tạp Đó
là giao tiếp tâm lý nhiều chiều diễn ra giữa Hội đồng xét xử với các bên tham gia xét xử ( luật sư, viện kiểm sát) với các bị cáo và các đương sự khác, trong đó Hội đồng xét xử giữ vai trò trọng tâm điều khiển giao tiếp Trong giai đoạn này dễ xảy
ra xung đột trong giao tiếp vì lợi ích, mục đích của họ khác nhau Một trong những nhiệm vụ của chủ tọa phiên tòa là thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa những người tham gia nhận thức, đồng thời bảo đảm không khí làm việc nghiêm túc và thoải mái giữa họ, tránh để nảy sinh và phát triển các quan hệ xung đột giữa họ vì
nó sẽ cản trở việc xác minh sự thật tại phiên tòa Có thể nói, cách đối xử lịch sự và tinh thần cộng tác có trách nhiệm của những người tham gia xét hỏi phụ thuộc rất nhiều vào hành vi xử sự của phiên tòa Chủ tọa phiên tòa cần có thái độ kiên quyết
để gạt bỏ những xung đột giữa họ Quyền của thẩm phán chủ tọa và hoạt động thiết
Trang 4kế của họ đều hướng tới tạo điều kiện cần thiết cho những người tham gia xét hỏi nhận thức sự thật của vụ án được đúng và chính xác
Thứ tư, quá trình nhận thức, đánh giá các tình tiết của vụ án tại phiên tòa bao
giờ cũng diễn ra theo hướng xác định trước, có kế hoạch và dự đoán trước Vì những người tham gia xét hỏi cũng như hội đồng xét xử đều đã biết được những tình tiết thu thập được trong giai đoạn điều tra, họ đã hiểu rõ, cân nhắc kỹ lưỡng mọi thông tin, đồng thời họ xác định trước thái độ, xử sự của mình tại phiên tòa Chính những đặc điểm này là cơ sở để hình thành các hoạt động đặc trưng của những người tham gia xét hỏi Đó là họ đều có kế hoạch nghiên cứu, theo dõi các thông tin và các nguồn cung cấp thông tin về vụ án một cách độc lập tại phiên tòa
Thứ năm, do đặc điểm của giai đoạn này là hầu hết lượng thông tin cần thiết
phải nghiên cứu tại phiên tòa là lời khai của bị cáo, người làm chứng, người bị hại… cho nên phải tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho họ trình bày đầy đủ các tình tiết quan trọng của vụ án Trong giai đoạn này họ phải tham gia vào các mối quan hệ tâm lý phức tạp và rất căng thẳng Trong các quan hệ giao tiếp này, hình thức giao tiếp ban đầu với người làm chứng có ý nghĩa rất lớn Để tạo điều kiện cho hoạt động xét xử đạt kết quả, ngay từ đầu các quan hệ giao tiếp tâm lý với họ trong phiên tòa phải thật sự thoải mái, tránh gây cho họ trạng thái tâm lý hồi hộp Mặt khác, hội đồng xét xử phải tập trung chú ý và tri giác khách quan những thông tin họ cung cấp Do giao tiếp tâm lý trong phiên tòa diễn ra với sự có mặt của nhiều người, nên sự chú ý của người làm chứng có thể bị chi phối, bị sao nhãng Ngoài ra sự có mặt của nhiều người có thể làm cho người làm chứng lúng túng, mất tự nhiên, do đó người làm chứng tiếp nhận các câu hỏi một cách căng thẳng, khó khăn Chính vì vậy, các câu hỏi đặt ra cho người làm chứng không được mang tính chất kích động, câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu tránh gây cho người làm chứng trạng thái căng thẳng hay khó hiểu, thậm chí khó giải quyết ngay cả những nhiệm
Trang 5vụ tư duy rất đơn giản Trong những trường hợp như vậy, hội đồng xét xử cần tạo điều kiện cho người làm chứng thích nghi với hoàn cảnh hiện tại và tiếp nhận các biện pháp hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của những kích thích tiêu cực Điều hết sức cần thiết là chủ tọa phiên tòa phải luôn luôn duy trì trật tự phiên tòa, không cho phép những người dự phiên tòa ồn ào, tự tiện đi lại trong phòng xử án
Xử sự của chủ tọa phiên tòa cũng có thể kích thích tính tích cực của những người tham gia xét hỏi tại phiên tòa, tạo điều kiện làm sáng tỏ sự thật của vụ án, nhưng cũng có thể cản trở hoạt động này Chủ tọa phiên tòa phải tỏ ra chú ý, quan tâm, lắng nghe người làm chứng, bị cáo trình bày để kích thích họ muốn trình bày đúng, thành khẩn những tình tiết của vụ án Song những biểu hiện tích cực này sẽ mất đi khi hội đồng xét xử, đặc biệt là chủ tọa phiên tòa có thái độ thờ ơ với những thông tin mà họ cung cấp, có thái độ coi thường, xử sự thiếu lịch sử, nóng nảy vô cơ… đối với họ Những hiện tượng tâm lý tiêu cực này gây khó khăn, cản trở quá trình xác minh sự thật của vụ án
Hội đồng xét xử phải lường trước phản ứng có thể xảy ra ở những người dự phiên tòa trước những câu hỏi đặt ra cho bị cáo, người bị hại, người làm chứng…
và trước những câu trả lời của họ Phản ứng của những người dự phiên tòa có thể làm cho người đang được hỏi lo lắng, mất khả năng nhớ lại những sự kiện đã xảy
ra, làm thay đổi hẳn trạng thái tâm lí của họ Vì vậy, hội đồng xét xử và những người tham gia phải thận trọng và suy nghĩ chín chắn khi đặt câu hỏi cho bị cáo, người làm chứng, tránh đưa ra câu hỏi gây ra sự ồn ào, thiếu nghiêm túc, tránh làm cho họ hiểu nhầm câu hỏi đó là diễu cợt họ Những người tham gia thẩm vấn phải luôn nhớ rằng không được cố ý tạo ra ở người dự phiên tòa những phản ứng có lợi cho mình, mà nhiệm vụ chủ yếu của những người tham gia thẩm vấn là làm sáng tỏ
sự thật bằng khả năng và kinh nghiệm xét xử của mình Phản ứng của những người
dự phiên tòa chính là thể hiện ý kiến của họ , song nó có thể làm cản trở việc làm
Trang 6sáng tỏ sự thật Một mặt phản ứng của họ có thể làm tăng tác dụng giáo dục của hoạt động xét hỏi tại phiên tòa, giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật Nhưng mặt khác, phản ứng của họ có thể gây ra những trạng thái xúc cảm tiêu cực
ở người đang được hỏi, đồng thời làm phức tạp thêm quá trình xác minh sự thật Phản ứng của những người dự phiên tòa trong nhiều trường hợp có thể là nguyên nhân làm cho bị cáo, người làm chứng thay đổi lời khai của mình
Khoản 2, Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Bị cáo trình bày ý
kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án Hội đồng xét xử hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn”, tức là, trước khi
xét hỏi bị cáo, hội đồng xét xử phải để bị cáo trình bày ý kiến của họ về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án, sau đó hội đồng xét xử mới hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc mâu thuẫn.Tuy nhiên theo quy định này thì trong nhiều trường hợp không phù hợp với thực tiễn xét xử, vì nếu bị cáo
cứ trình bày ý kiến của mình về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án thì có khi hết buổi cũng không xong, trong khi hội đồng xét xử lại không có quyền ngắt lời của bị cáo khi bị cáo đang khai mà hội đồng xét xử chỉ có quyền lưu ý bị cáo cần phải khai đúng sự thật những gì có liên quan đến vụ án và có ý nghĩa đối với
vụ án Vì vậy vai trò điều khiển của chủ tọa phiên tòa rất quan trọng, sao cho để bị cáo chỉ trình bày ý kiến đồng ý hay không đồng ý điểm nào của bản cáo trạng (về tội danh, về điều luật mà Viện kiểm sát truy tố và áp dụng), còn các tình tiết của vụ
án thì bị cáo sẽ trình bày trong quá trình xét hỏi Nếu trong quá trình xét hỏi, bị cáo không trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử hoặc lời khai của bị cáo tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ tại cơ quan điều tra thì hội đồng xét xử công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra Nếu lời khai mâu thuẫn thì chủ tọa phiên tòa có thể hỏi
bị cáo tại sao lại có sự mâu thuẫn đó, song không bắt buộc bị cáo phải trả lời lý do của sự mâu thuẫn đó (Điều 15; Khoản 3, Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Trang 7Việc xét hỏi bị cáo tại phiên tòa phải khách quan, vô tư, đòi hỏi hội đồng xét xử không được có thái độ định kiến làm cho bị cáo, những người tham gia phiên tòa, những người tham dự phiên tòa biết được ý định của hội đồng xét xử sẽ ra bản án như thế nào đối với bị cáo khi chưa tuyên án Hội đồng xét xử không được làm thay việc của kiểm sát viên hoặc của luật sư Sau khi hội đồng xét xử đã hỏi thì theo trình tự xét hỏi kiểm sát viên, người bào chữa,người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định được hỏi về những nội dung đã được quy định tại Khoản 2, Điều 309 Bộ luât tố tụng hình sự 2015 Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự
quy định: “Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết
của vụ án có liên quan đến họ Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.”
Khoản 2, Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: “Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày
rõ những tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng”.
Khi đặt câu hỏi, hội đồng xét xử phải chú ý tới ảnh hưởng của câu hỏi, câu hỏi đặt
ra có làm người làm chứng chán nản không, có làm cho họ cảm thấy căng thẳng không, có kích thích họ phải tích cự khai báo không,…
Thứ sáu, việc tiếp nhận thông tin từ người làm chứng tại phiên tòa không phải
hoàn toàn bị động Muốn tiếp nhận được lời khai đúng sự thật, hội đồng xét xử có thể sử dụng các phương pháp tác động tâm lý nhất định đến người làm chứng Trong giai đoạn xét hỏi, người được xét hỏi có lượng thông tin về vụ án lớn hơn rất nhiều so với ở giai đoạn điều tra Vì lý do này không thể dùng phương pháp đã
Trang 8định đối với những thông tin không đầy đủ như trong quá trình điều tra, cũng không thể sử dụng các phương pháp tác động xúc cảm mạnh mẽ vì ở đây có qua nhiều tác nhân kích thích làm người đucợ xét hỏi dễ bị quên, không nên gây bất ngờ…đối với họ.Những điều đó không có nghĩa là làm giảm đi khả năng tác động tại phiên tòa Chính không khi phiên tòa, điều kiện nghiên cứu công khai trước công chúng tất cả các tình tiết vụ án, cân nhắc phản ứng của tất của những người
dự phiên tòa đối với người được xét hỏi là yếu tố tác động đặc biệt quan trọng Trong giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa, hội đồng xét xử có thể sử dụng một số phương pháp tác động tâm lý đến người bị xét hỏi Phương pháp thuyết phục là phương pháp tác động chủ yếu trong xét hỏi Hơn nữa, phương pháp thuyết phục này phải đạt tới mục đích không chỉ tác động đến cá nhân cụ thể mà còn tác động đến tất cả những người dự phiên tòa Khi thuyết phục người được xét hỏi với sự có mặt của tất cả người dự phiên tòa có tác dụng rất mạnh, những người dự phiên tòa quan sát cử chỉ, điệu bộ, phản ứng… của họ, hiểu rõ họ, có những ý kiến và tỏ thái
độ với họ Khả năng thuyết phục được tăng lên cùng với dư luận, chính vì dư luận tạo ra hoàn cảnh đặc biệt để quan sát họ
Phương pháp tác động tiếp theo là phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển việc xét hỏi tại tòa, người được xét hỏi tham gia vào nhiều giao tiếp tâm lý, đó là giao tiếp giữa họ với những người có liên quan đến vụ án, với những người đặt câu hỏi cho họ và những người có ảnh hưởng tới họ Những giao tiếp này không chỉ diễn ra bằng ngôn ngữ nói, mà còn kéo theo
sự biểu cảm bằng nét mặt và thái độ Trong mọi trường hợp tác động bắt đầu có kết quả kh người được xét hỏi bắt đầu tham gia vào giao tiếp tại tòa
Phương pháp tiếp theo là phương pháp truyền đạt thông tin Trong đa số các trường hợp người được xét hỏi đã biết về những thông tin này Chính vì vậy tác động ở đây chủ yếu là những người tham gia thẩm vấn trình bày ý kiến về thông
Trang 9tin này, về sự đánh giá thông tin, vạch ra sự lôgic giữa chúng với những chứng cứ,
sự kiện, hành động khác Song trong mọi trường hợp thông tin vẫn giữ được tính chất vốn có của nó Truyền đạt thông tin tại phiên tòa đặc biệt quan trọng và cần thiết vì khoảng thời gian dài đáng kể từ khi hỏi cung, lấy lời khai, trong giai đoạn điều tra đến khi xét hỏi tại phiên tòa nhiều khi làm họ quên đi những chứng cứ Khi sử dụng các phương pháp tác động trong xét hỏi, cần phải chú ý đến giai đoạn hình thành lời khai ở người được xét hỏi, đó là giai đoạn nhớ lại mô hình vụ
án, nó giúp họ khôi phục lại trong tư duy điều mà họ đã khai ở giai đoạn điều tra Điều kiện đặc biệt của phiên tòa dẫn đến hình thức thẩm vấn đặc biệt đó là thẩm vấn chéo, thẩm vấn bàn cờ Trong trường hợp thứ nhất, những người tham gia thẩm vấn sẽ thẩm vấn một người, họ sử dụng phương pháp tác động tâm lý trong xét hỏi đó là phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy Trong trường hợp thứ hai, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển được biểu thị dưới hình thức độc đáo Trong giai đoạn này, chức năng giáo dục của tòa án cũng được thể hiện một cách tích cực Chính quá trình xét hỏi, tìm kiếm, nghiên cứu tất cả các chứng cứ và quá trình xác định sự thật của vụ án có tác dụng giáo dục đến tất cả những người
dự phiên tòa Quá trình xét hỏi phải giúp cho những người dự phiên tòa phát hiện được bản chất thật của vụ án một cách dần dần, rõ ràng thông qua các câu hỏi khác nhau về những điểm có mâu thuẫn, có như vậy thì xét hỏi mới có ý nghĩa giáo dục Hội đồng xét xử phải vô tư khi nghiên cứu tất cả các chứng cứ trong quá trình xét hỏi, nếu họ có định kiến xấu thì sẽ không thể đạt được mục đích giáo dục, cũng như không thể xác minh được sự thật Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy phạm pháp luật tố tụng tại phiên tòa có ý nghĩa tác dụng giáo dục đến những người dự phiên tòa Cách xử sự, thái độ của thẩm phán – chủ tọa phiên tòa có tác dụng giáo dục đối với những người tham gia tố tụng Chính vì vậy thẩm phán phải hết sức chú ý đặc điểm này khi tiến hành xét hỏi
Trang 10Kết bài
Qua trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn phần nào về đặc điểm tâm lý của giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa (thẩm vấn) Đây là giai đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình xét xử vụ án, để có thể xác minh được sự thật khách quan của vụ án, để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn thì đòi hỏi những người tham gia xét xử phải hiểu rõ và thực hiện tốt giai đoạn xét hỏi nói riêng cũng như các giai đoạn khác của quá trình xét xử vụ án Bài làm của em vẫn còn nhiều thiếu sót mong thầy
cô chiếu cố cho em Em xin chân thành cảm ơn!