1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo TRONG dạy học địa lý địa PHƯƠNG lớp 12 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHUYÊN

150 699 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 11,69 MB

Nội dung

Trải nghiệm sáng tạo là hoạt độngđược coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trícác hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổn

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TỐNG NGỌC DIỄM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Trang 2

Thừa Thiên Huế, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sửdụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Huế, tháng 06 năm 2018

Học viên

Tống Ngọc Diễm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ của quý thầy, cô giáo dành cho bản thân trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm - Huế, tôi đã trưởng thành hơn trong học tập và rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng sống.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc nhiều sức khỏe đến cô hướng dẫn

TS Nguyễn Thị Kim Liên, người đã rất tận tình chỉ bảo, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài này.

Chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Huế, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.

-Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:

- Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Sư phạm - Huế.

- Trường Đại học An Giang.

- Ban Giám Hiệu, thầy, cô giáo và các học sinh thân yêu trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm

Tống Ngọc Diễm

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Lời Cảm Ơn iii

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

5 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 8

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 10

7 Cấu trúc của luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN 12

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Một số vấn đề về trải nghiệm sáng tạo 12

1.1.1.1 Khái niệm về trải nghiệm 12

1.1.1.2 Khái niệm về sáng tạo 12

1.1.1.3 Thuật ngữ trải nghiệm sáng tạo 13

1.1.1.4 Phân loại trải nghiệm sáng tạo 14

1.1.1.5 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo 14

1.1.1.6 Các phẩm chất, năng lực được hình thành qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo 17

1.1.1.7 Phân biệt hoạt động trải nghiệm sáng tạo với hoạt động ngoài giờ lên lớp 21

Trang 5

1.1.1.8 Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo 24

1.1.2 Cấu trúc, mục tiêu, nội dung, chương trình Địa lý trung học phổ thông 25

1.1.2.1 Cấu trúc 25

1.1.2.2 Mục tiêu 26

1.1.2.3 Nội dung chương trình Địa lý trung học phổ thông và trung học phổ thông chuyên 27

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông 28

1.1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của học sinh trung học phổ thông 28

1.1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh trung học phổ thông chuyên 30

1.2 Cơ sở thực tiễn 27

1.2.1 Thực trạng dạy và học Địa lý ở trường THPT chuyên 27

1.2.2 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học địa lý ở trường THPT chuyên 33

1.2.2.1 Mục đích khảo sát 34

1.2.2.2 Đối tượng khảo sát 34

1.2.2.3 Nội dung khảo sát 34

1.2.2.4 Phương pháp khảo sát 35

1.2.2.5 Kết quả khảo sát 35

1.2.3 Thuận lợi và khó khăn của trường THPT chuyên trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học địa lý 45

1.2.3.1 Thuận lợi 45

1.2.3.2 Khó khăn 45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 46

Chương 2 CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN 47

2.1 Các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy địa lý địa phương ở trường trung học phổ thông 47

2.2 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 50

Trang 6

2.3 Xây dựng một số chủ đề địa lý địa phương An Giang trong chương trình địa

lý lớp 12 trung học phổ thông để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 53

2.4 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giảng dạy địa lý địa phương 54

2.5 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học địa lý địa phương ở trường THPT chuyên 57

2.5.1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức câu lạc bộ địa lý 57

2.5.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức tổ chức cuộc thi 60

2.5.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức tham quan, học tập 66

2.5.4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức dạy học dự án 70

2.5.5 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức hoạt động tình nguyện 73

2.5.6 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng hình thức hoạt động nhân đạo 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81

3.1 Mục đích thực nghiệm 81

3.2 Nội dung thực nghiệm 81

3.3 Tiến hành thực nghiệm 82

3.4 Kết quả thực nghiệm 82

3.5 Kết luận chung về thực nghiệm 91

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 Kết luận 94

2 Kiến nghị 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Tran

Bảng 1.1 Bảng phân biệt hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động ngoài giờ lên lớp 21

Bảng 1.2 Cấu trúc nội dung sách giáo khoa Địa lý lớp 12 cơ bản và nâng cao 27

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát giáo viên về hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo 35

Bảng 1.4 Kết quả khảo sát học sinh về hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo 39

Bảng 2.1 Một số chủ đề có thể xây dựng hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo 53

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc chương trình Địa lý lớp 12 THPT 25

Trang 9

Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng chỉ rõ phương pháp để đào tạonên những người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sảnxuất, nhà trường gắn liền với xã hội” Đây cũng là nguyên lí giáo dục được qui địnhtrong Luật giáo dục hiện hành của Việt Nam nhằm để nhấn mạnh yếu tố thực hành

và vận dụng thực tế

Có thể nói, hoạt động học tập trải nhiệm sáng tạo đã và đang được triển khaitrên toàn thế giới, mà vai trò của nó là vô cùng to lớn trong việc hoàn thiện cả về kĩnăng, kiến thức và phẩm chất cho người học Hoạt động này giúp cho học sinh cónhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đóhình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân

Đó chính là mục đích của giáo dục thế giới nói chung, kể cả nền giáo dục của ViệtNam nói riêng

Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quan điểm đổi mới giáo dục: “Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ

Trang 10

thể của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi

trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học Phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và

giáo dục xã hội” [17, tr 5] Như vậy, theo quan điểm trên thì hình thức dạy học trảinghiệm sáng tạo ngày càng được chú trọng trong mục tiêu của giáo dục phổ thông.Trong những năm qua, Địa lý bị xem là một trong những môn học “phụ” ởtrường trung học phổ thông do nhiều nguyên nhân khác nhau Phụ huynh học sinhthường định hướng cho con em mình các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học tựnhiên Các ngành nghề thuộc nhóm thi môn xã hội ngày càng thu hẹp Do đó, trongcác trường phổ thông, các môn khoa học xã hội nói chung và Địa lý nói riêngthường bị xem nhẹ Và ở một số địa phương, việc dạy học Địa lý với lối dạy truyềnthống đã làm cho môn Địa lý trở nên khô khan, nhàm chán chưa tạo được nhiềuhứng thú cho học sinh, Tâm lý sợ, e ngại và không thích học các môn xã hội cũngnhư môn Địa lý của học sinh là một vấn đề rất đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả và chất lượng học tập Như vậy, đổi mới giáo dục nhằm nâng caochất lượng dạy và học môn Địa lý cũng là một vấn đề hết sức cấp bách

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, hoạt động trảinghiệm sáng tạo là môn học bước đầu giúp học sinh học được cách quan sát và tưduy về xã hội, cuộc sống, và nâng cao năng lực lý giải hiện tượng xã hội; biết cáchphân tích và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội trong không gian và thời gian;gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành Hơn thế nữa, hoạt động dạy học trảinghiệm sáng tạo còn gắn kết với dạy học tích hợp và phân hóa, là một trong nhữngđịnh hướng quan trọng trong đổi mới giáo dục hiện nay Vì vậy, việc tổ chức dạyhọc trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lý là một trong những giải pháp đổi mớigiáo dục, giúp nâng cao chất lượng dạy học Đây là hình thức học tập trực quan,sinh động, tạo nhiều hứng thú cho học sinh, từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo,hình thành các kĩ năng và năng lực cần thiết cho các em

Với những lí do trên tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: “TỔ CHỨC HOẠTĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNGLỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN” cho luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xây dựng được các cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongdạy học Địa lý địa phương lớp 12 ở trường THPT chuyên nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo cho học sinh Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học, gópphần đổi mới hiệu quả giáo dục

3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học trảinghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên

- Khảo sát điều tra hoạt động tổ chức trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên

- Xác định cách thức tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trongdạy học Địa lý địa phương ở trường THPT chuyên

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về nội dung: các hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động dạy học trảinghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học địa lý địa phương lớp 12 ở trườngTHPT chuyên

- Về phạm vi thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm tại trường THPT chuyênThoại Ngọc Hầu (địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang)

5 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Vấn đề hoạt động dạy và học qua trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn đềmới với nhiều nước trên thế giới, nhưng với Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo, tiếp cận các loại tài liệu đềcập đến những vấn đề chung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:

- Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015 của BộGiáo dục và Đào tạo đã nêu lên quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổthông, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, định hướng xây dựng các chươngtrình môn học, yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của họcsinh Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mà từng họcsinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sựhướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ

Trang 12

năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân Trải nghiệm sáng tạo là hoạt độngđược coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trícác hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợpcủa nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.

- Tài liệu tập huấn: “Kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệmsáng tạo” năm 2017 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đềcập đến một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kỹ năng thiết kế vàbiện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đánh giá kết quả hoạt động trảinghiệm sáng tạo trong trường phổ thông

- Tài liệu tập huấn “kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệmsáng tạo trong trường trung học” tỉnh Quảng Ninh năm 2015 đã đề cập đến cáchthức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học và cách đánh giátrong hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trung học

- Luận văn thạc sĩ giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Phương Linh (Trường

Đại học sư Phạm Huế), năm 2016, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong

dạy học ngoài giờ môn Địa lý lớp 11 trung học phổ thông, đã nghiên cứu được cơ

sở lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng như thực trạng tổ chức hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, từ đó đề ra cách thức tổ chức hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờ một cách hiệu quả trong môn Địa

lý lớp 11 ở trường THPT

- Luận văn thạc sĩ giáo dục học của tác giả Cao Thị Hoa (Trường Đại học Sư

phạm Huế), năm 2016, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học trên

lớp môn Địa lý lớp 10 trung học phổ thông, đã đề cập đến việc nghiên cứu cơ sở lý

luận về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học trên lớp môn Địa

lý 10 từ đó tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiêncứu nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy họctrên lớp, nội khóa môn Địa lý lớp 10 THPT

- Tài liệu tập huấn “kĩ năng xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sángtạo trong trường trung học”, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học giáo dục, báo cáoviên TS Trần Văn Tính, ThS Trần Quỳnh Trang đã đề cập đến các bước cần thiết

Trang 13

để xây dựng các hình thức trải nghiệm sáng tạo và tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo cho học sinh.

Như vậy, chưa có tài liệu nghiên cứu, tác phẩm, luận văn, luận án nào trìnhbày cụ thể, chi tiết đến tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lýđịa phương lớp 12, chỉ có luận văn nghiên cứu tổ chức hoạt động trải nghiệm sángtạo trong dạy học ngoài giờ môn Địa lý lớp 11 THPT và tổ chức hoạt động trảinghiệm sáng tạo trong dạy học trên lớp Địa lý lớp 10 THPT Phần lớn các nghiêncứu đi sâu vào hoạt động trải nghiệm mà chưa phân tích được tính sáng tạo của họcsinh thông qua các hoạt động trải nghiệm đó

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp sưu tầm tài liệu: Thu thập các nguồn tài liệu liên quan để xâydựng cơ sở lí luận của đề tài

- Phương pháp phân tích tài liệu: Tiến hành xem xét, xác định và lựa chọn tưliệu liên quan đến đề tài được biên soạn và đăng tải từ nguồn đáng tin cậy

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Phân loại, hệ thống các nguồn tài liệu liênquan đến các phần, mục của đề tài làm cơ sở khoa học sau khi đã được phân tích

6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát.

Quan sát học sinh để thu thập những thông tin định tính của quá trình tổ chứchoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lý địa phương ở trường THPTchuyên Thoại Ngọc Hầu Từ đó, rút ra nhận xét, ưu điểm, nhược điểm trong việc tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để có được điều chỉnh cần thiết phù hợp vớithực tế dạy học

6.2.2 Phương pháp khảo sát điều tra

Điều tra khảo sát việc tổ chức dạy và học địa lý theo hình thức trải nghiệmsáng tạo ở trường THPT chuyên, mức độ hứng thú của học sinh đối với hoạt độngnày bằng việc phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra

6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu nhằmđánh giá tính khả thi của đề tài

Trang 14

6.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu đã thu thậpđược từ kết quả học tập của học sinh và xử lí phiếu điều tra, nội dung góp ý kiếncủa GV và HS

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung chương 1, chương 2, chương 3 và kếtluận, trong đó:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm

sáng tạo trong dạy học Địa lý địa phương ở trường THPT chuyên

Chương 2 Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học

Địa lý địa phương lớp 12 ở trường THPT chuyên

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC

ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số vấn đề về trải nghiệm sáng tạo

1.1.1.1 Khái niệm về trải nghiệm

Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S quan niệm rằng: “Trải nghiệm làkiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng.Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác” [26]

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Trải nghiệm là tiến trình hay quátrình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, quá trình trải nghiệm phụ thuộcvào môi trường sống và cảm xúc cá nhân”

Theo David A Kolb, nhà lý luận về giáo dục nổi tiếng người Mỹ: “Học từ trảinghiệm (experiential learning) là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực đượctạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm” [16]

Như vậy, học tập qua trải nghiệm là một cách học thông qua làm, với quanniệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trênnhững đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có Học qua trảinghiệm giúp người học không những có được năng lực mà còn có những trảinghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác, học qua trải nghiệm chú

ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân [26]

1.1.1.2 Khái niệm về sáng tạo

Là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần,mới về chất Nói cho dễ hiểu thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra sản

Trang 16

phẩm và sản phẩm này phải có tính mới (mới về chất) và có giá trị so với sản phẩm

cũ (có lợi hơn, tiến bộ hơn) [26]

Theo PGS TS Phan Dũng: “sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng

thời tính mới và tính ích lợi (trong phạm vi áp dụng cụ thể)” [26]

Học tập sáng tạo là làm chủ được kiến thức, biết khái quát vấn đề và triển khaitheo ý hiểu của mình, biến kiến thức của người dạy thành kiến thức của chính mình

1.1.1.3 Thuật ngữ trải nghiệm sáng tạo

Theo TS Ngô Thị Tuyên: “Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động có động cơ, cóđối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể, được thực hiệntrong thực tế Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm thựctiễn người trải nghiệm sẽ có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định

Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, phải vận dụngkiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới,không theo chuẩn đã có Sáng tạo sẽ có được khi nhận biết được vấn đề trong cáctình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm vàphân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độclập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa

ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề”.[26]

PGS TS Đinh Thị Kim Thoa quan niệm rằng: “Hoạt động trải nghiệm sángtạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thôngmới Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụngnhững kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũngnhư phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân”

Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể tháng

4, năm 2017 cũng đã nêu rõ: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục,trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục vànhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình vàtham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáodục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng

Trang 17

lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động,năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống” [4,tr 25]

Như vậy, hoạt động TNST trong nhà trường là hoạt động giáo dục, trong đó,dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được thamgia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhàtrường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó pháttriển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cánhân mình [16]

1.1.1.4 Phân loại trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính:

- Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập )

- Hoạt động câu lạc bộ (hội thanh niên, văn hóa nghệ thuật, thể thao, )

- Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và nhữngngười xung quanh, bảo vệ môi trường)

- Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìmhiểu bản thân ) Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động saocho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện

xã hội của địa phương

Các HĐTNST có thể tiến hành trong lớp và ngoài lớp với các hình thức sau:

- Các hình thức tổ chức HĐTNST trên lớp gồm: tổ chức trò chơi, diễn đàn, sânkhấu tương tác, cuộc thi, báo cáo chuyên đề, tổ chức sự kiện, sinh hoạt tập thể,…trong tiết dạy học Địa lý

- Các hình thức tổ chức HĐTNST ngoài lớp gồm: tổ chức câu lạc bộ, thamquan, triển lãm, báo cáo chuyên đề và dự án Địa lý,…

1.1.1.5 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động HĐTNST là hoạt động được thực hiện phối hợp một cách hợp lý cả hai khâu trải nghiệm và sáng tạo.

Hoạt động TNST tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm trong thực tiễn đểchiêm nghiệm lại các kinh nghiệm vốn có và tích lũy thêm kinh nghiệm mới, từ đó cóthể khái quát thành cách hiểu riêng cho bản thân mình, đó đã được gọi là sáng tạo của

Trang 18

bản thân học sinh Hoạt động TNST đòi hỏi học sinh tích cực ở tất cả các khâu củaquá trình hoạt động: từ khâu thiết kế hoạt động đến khâu chuẩn bị, thực hiện và đánhgiá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân họcsinh Qua đó, tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm thực tiễn, được bày tỏ quanđiểm, ý tưởng sáng tạo của mình, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, đượcthể hiện năng khiếu bản thân và tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giákết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè…

- Nội dung của hoạt động TNST mang tính tích hợp và phân hóa cao.

Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp,tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dụcnhư: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông,giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chốngHIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động,… HĐTNST

đã giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tếhơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức

đã được học vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng thuận lợi hơn

Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọn một số hoạt độngchuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triểnnăng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân Chính điều này làm cho HĐTNST khôngnhững vừa mang tính tích hợp lại vừa mang tính phân hóa cao

- HĐTNST được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.

Hoạt động TNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi,hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối,tiểu phẩm, kịch tham gia…), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, cáccông trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật…Mỗi một hình thức hoạt động trên đều cónhững khả năng giáo dục nhất định Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú

mà việc giáo dục học sinh trở nên tự nhiên, sinh động hơn, nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn,không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu,nguyện vọng của học sinh Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động

Trang 19

trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo,chủ động, linh hoạt của mình Dù sáng tạo ở mức độ thấp hay cao thì cũng làm tăngthêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động TNST Sự đa dạngcủa hình thức trải nghiệm sáng tạo cũng tạo cơ hội thực hiện giáo dục phân hóatrong nhà trường phổ thông.

- Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo.

Hoạt động TNST trong giáo dục luôn phát huy tinh thần, tích cực, tự giác của

HS, từ đó giúp HS khám phá khả năng sáng tạo của bản thân mình TrongHĐTNST, HS sẽ tham gia vào tất cả quá trình của hoạt động Các em sẽ được trảinghiệm thực tiễn, qua đó các em có thể trình bày ý tưởng, quan điểm, đánh giá vàlựa chọn ý tưởng hoạt động Thông qua hoạt động nhóm, các em được thể hiện tinhthần đồng đội, khẳng định được giá trị bản thân, biết được thế mạnh và hạn chế củabản thân mình, của bạn bè và đồng đội để từ đó mà phát huy ưu thế và tiềm năngsáng tạo của từng thành viên Vì vậy, hình thành cho HS những giá trị sống và nănglực cần thiết

- HĐTNST đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần thu hút sựtham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngnhư: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhàtrường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những người lao động tiêubiểu ở địa phương,…Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng Tùy nộidung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng giáo dục có thể làtrực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp nhằm có thể hỗ trợ

về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyênmôn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần Do vậy, hoạt động trải nghiệmsáng tạo giúp cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáodục, được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách

Trang 20

tiếp cận khác nhau Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quảcủa hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- HĐTNST giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.

Mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập là lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xãhội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để pháttriển nhân cách Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trảinghiệm thực tiễn Ví dụ, để phân biệt mùi vị, hay để cảm thụ âm nhạc, hay để biếtđược niềm vui sướng hạnh phúc… thì học sinh được trải nghiệm với chúng mớicảm nhận được Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốnsống, tích lũy kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông quacác khái niệm, công thức hay định luật, định lý…

Tóm lại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương thức học tập hiệu quả,

nó giúp hình thành năng lực cho người học Phương pháp trải nghiệm có thể thựchiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào: khoa học, đạo đức, hay kinh tế xã hội…Hoạt động trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quytrình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn.Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua hoạt động trải nghiệm

1.1.1.6 Các phẩm chất, năng lực được hình thành qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

* Về phẩm chất

- Yêu nước: là sẵn sàng tham gia và vận động mọi người tham gia vào các hoạt

động giữ gìn, bảo vệ đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp Biết phát huytruyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam, biết gìn giữ các giá trị di sảnvăn hoá của quê hương, tôn trọng bản sắc dân tộc Tích cực tham gia trong công tácbảo vệ thiên nhiên và môi trường

- Nhân ái: là sống vị tha, có lòng bao dung, biết yêu thương và giúp đỡ con

người, biết khoan dung, rộng lượng và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống…Sốngchan hòa với mọi người, tích cực và vận động mọi người tham gia các hoạt động từthiện và hoạt động cộng đồng Có thái độ tôn trọng và không phân biệt đối xử giữa

Trang 21

các hoàn cảnh sống khác nhau Biết tha thứ, cảm thông với những lỗi lầm, giúpngười khác sửa sai và vươn lên trong cuộc sống.

- Chăm chỉ: là có ý thức trong học tập và tích cực rèn luyện để đạt được mục

tiêu đề ra, không sợ khó, sợ khổ, luôn phấn vươn lên, vượt qua trở ngại, khó khăn,thử thách để đạt thành tích tốt trong học tập Biết lập kế hoạch học tập để chuẩn bịcho định hướng nghề nghiệp trong tương lai

- Trung thực: là sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý, người

tốt, điều tốt Có lối sống tích cực, nhận thức và hành động đúng đắn, chống các biểuhiện tiêu cực trong học tập và trong cuộc sống

- Trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt

động cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nước,nhân loại và môi trường tự nhiên Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ cương, quyđịnh, hiến pháp và pháp luật và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội Có thái

độ tích cực trong công việc, cố gắng hoàn thành công việc được giao với tinh thầntrách nhiệm cao

* Về năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ là khả năng đánh giá được thế mạnh và

hạn chế của bản thân, biết điều chỉnh hành vi, thái độ, tình cảm của bản thân và cư

xử đúng đắn trong các tình huống, sẵn sàng đương đầu và vượt qua được khó khăn,thử thách trong cuộc sống.Tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập mộtcách tự giác, chủ động, tự đặt được mục tiêu học tập và luôn nỗ lực phấn đấu để đạt đượcmục tiêu đề ra Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp Tự họcbằng nhiều phương pháp học tập hiệu quả khác nhau, biết phát huy ưu điểm và khắcphục hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giáhoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè Khi gặp khó khăn trong học tập sẽ chủ độngtìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè hoặc thầy cô

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp là khả năng lựa chọn nội dung, cách

thức, thái độ giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn chocác bên tham gia giao tiếp Luôn lắng nghe và tôn trọng đối phương, biết góp ý tếnhị và tiếp thu sự góp ý chân thành Hợp tác là khả năng cùng làm việc giữa hai haynhiều người để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên

Trang 22

Năng lực hợp tác thể hiện trong tinh thần làm việc nhóm, đồng đội, cá nhân sẽkhông đề cao giá trị bản thân mà biết điều chỉnh cho phù hợp với đội, nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận biết được vấn đề,

thiết lập không gian vấn đề, đưa ra các giải pháp ứng xử khác nhau, từ đó lựa chọnđược cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất Trong quá trình giải quyết vấn đề, cánhân sẽ phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân mình Sự sáng tạo sẽ đề racác phương pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất

* Về năng lực chuyên môn:

- Năng lực ngôn ngữ: là khả năng hiểu và phản hồi tích cực các nội dung đã nhận

thức Biết trình bày và bảo vệ quan điểm cá nhân Có khả năng nghe, hiểu và chắt lọcnhững thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận, đối thoại, phản hồi linh hoạt và phùhợp Có khả năng sử dụng các ngôn ngữ khác ngoài ngôn ngữ chính của đất nước

- Năng lực tính toán: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lường, công cụ

toán học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống Biết suy luận vàgiải quyết vấn đề logic, hiệu quả, biết tạo sự kết nối giữa toán học với cuộc sốnghằng ngày

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Năng lực tìm hiểu tự nhiên là khả năng

tìm tòi và khám phá các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, giải thích được một sốhiện tượng khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống và sản xuất Vận dụng được cáckiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, giải thích hiện tượng và giải quyết cácvấn đề một cách khoa học Năng lực tìm hiểu xã hội là hiểu và nắm được các trithức về khoa học xã hội Trình bày và phân tích các nhân vật, sự kiện, quá trình xãhội theo những chiều hướng và khía cạnh khác nhau Nắm được xu hướng vận động

cơ bản của các nhân tố xã hội Hiểu được mối quan hệ, tác động qua lại giữa xã hộivới tự nhiên, từ đó tạo hướng phát triển bền vững

- Năng lực công nghệ: Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các thiết

kế, vận dụng được tư duy thiết kế trong tìm tòi, sáng tạo các lĩnh vực khác nhautrong đời sống xã hội Biết sử dụng một số kỹ thuật, công nghệ an toàn, hiệu quả.Biết lập luận và đánh giá xác đáng về xu hướng kĩ thuật, công nghệ Đưa ra đượcnhững lời khuyên về việc lựa chọn, sử dụng các sản phẩm kỹ thuật, công nghệ Ápdụng được các kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho việc học tập và đời sống

Trang 23

- Năng lực tin học: là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần

mềm… để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộcsống, là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trường mạng một cách

có văn hóa Biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin tin cậy phù hợp với vấn đề cần giảiquyết Thấy được tầm quan trọng của tin học đối với nhà trường và xã hội

- Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện

được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm… và biết sáng tạo ra cáiđẹp Biết được giá trị của cuộc sống và trân trọng giá trị đó Biết đề xuất ý tưởngthẩm mĩ, thể hiện ý tưởng sáng tạo, có chọn lọc phù hợp với hoàn cảnh và quan niệmthẩm mĩ tích cực Sử dụng kết quả sáng tạo, thẩm mĩ vào các hoạt động trong nhàtrường, đoàn thể và xã hội nhằm phát huy giá trị, truyền thống, văn hóa, dân tộc

- Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường, với

tự nhiên, biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần Biết điềuchỉnh chế độ sinh hoạt học tập và rèn luyện phù hợp với bản thân, thích ứng với cáchoạt động xã hội Đánh giá được thể chất và sức khỏe, lựa chọn các hình thức thểdục thể thao phù hợp để hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng vận động của cơ thể

* Ngoài các năng lực chung và năng lực chuyên môn, HĐTNST còn hình thành một số năng lực sau:

- Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động: thể hiện ở sự tích cực tham gia

hoặc thiết kế, tổ chức các hoạt động, đặc biệt các hoạt động xã hội Có thái độ làmviệc nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao Biết đóng góp vào thành công chung,luôn tuân thủ và chấp hành với quyết định của tập thể Biết quản lý thời gian, phâncông nhiệm vụ giữa các thành viên, động viên các cá nhân tham gia giải quyết vấn

đề và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn

- Năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân: là khả năng tự phục vụ và

sắp xếp cuộc sống cá nhân Biết lên kế hoạch, vạch ra mục tiêu phấn đấu và quyếttâm cao độ để đạt được mục tiêu đề ra Biết thực hiện vai trò của bản thân trong giađình, biết chia sẻ công việc, biết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và phát triển kinh tếgia đình, biết tạo bầu không khí tích cực trong gia đình

Trang 24

- Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân: là khả năng nhận thức về

giá trị của bản thân, biết phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, tìmđược động lực để tích cực hóa quá trình hoàn thiện và phát triển nhân cách Là sựxác định đúng vị trí xã hội của bản thân trong các mối quan hệ và ngữ cảnh giaotiếp hay hoạt động để ứng xử phù hợp, luôn thể hiện người sống lạc quan với suynghĩ tích cực, có lối sống lành mạnh, giản dị, và biết giúp đỡ mọi người

- Năng lực định hướng nghề nghiệp: là khả năng đánh giá được yêu cầu của

nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội Đánh giá được năng lực, phẩm chất, sở trườngcủa bản thân xem có phù hợp với nghề nghiệp và nhu cầu xã hội hay không? Biếtphát triển các phẩm chất và năng lực cần có cho nghề hoặc lĩnh vực mà bản thânđịnh hướng lựa chọn, biết tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để học tập và phát triển bảnthân, có khả năng di chuyển nghề

- Năng lực khám phá và sáng tạo: Năng lực khám phá thể hiện tính tò mò,

ham hiểu biết, luôn quan sát và khám phá thế giới xung quanh mình, thiết lập mốiliên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng Năng lực sáng tạo thể hiện ở khả năng

tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén, biết tìm ra được phương pháp độc đáo, mới,phù hợp và tạo ra sản phẩm độc đáo

1.1.1.7 Phân biệt hoạt động trải nghiệm sáng tạo với hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bảng 1.1 Bảng phân biệt hoạt động trải nghiệm sáng tạo

và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động TNST Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Vị trí, vai trò

- Là bộ phận của chương trình Cóquan hệ chặt chẽ với hoạt động dạyhọc

- Gắn lý thuyết với thực tiễn

- Phát triển phẩm chất nhân cách,năng lực chung, năng lực đặc thù

- Được tiến hành trong các giờ họcvăn hóa hoặc ngoài giờ học

- Là một bộ phận của chươngtrình Có quan hệ chặt chẽ vớihoạt động dạy học

- Gắn lý thuyết với thực tiễn

- Phát triển nhân cách toàn diệncủa học sinh

- Được tổ chức ngoài giờ họccác môn văn hóa

Trang 25

Mục tiêu

Hoạt động trải nghiệm sáng tạonhằm hình thành và phát triểnphẩm chất nhân cách, các năng lựctâm lý – xã hội , giúp bản thânhọc sinh tích lũy kinh nghiệm riêngcũng như phát huy tiềm năng sángtạo của cá nhân mình, làm tiền đềcho mỗi cá nhân tạo dựng được sựnghiệp và cuộc sống hạnh phúc saunày

- Kiến thức: củng cố, mở rộng,khắc sâu kiến thức đã học, nângcao hiểu biết về các lĩnh vực củađời sống xã hội và giá trị truyềnthống và nhân loại

- Kỹ năng: góp phần hình thànhnăng lực chủ yếu như tự hoànthiện, thích ứng, hợp tác, giaotiếp ứng xử, có lối sống phù hợpvới các giá trị xã hội

Nội dung

* Gồm 5 lĩnh vực nội dung:

- Giáo dục và phát triển cá nhân

- Quê hương đất nước và hòa bìnhthế giới

- Tình yêu, hôn nhân, hạnh phúcgia đình

- Thế giới nghề nghiệp

- Khoa học và nghệ thuật

* Được thể hiện qua các chủ đề đadạng, phong phú vừa đảm bảo yêucầu chung, vừa phù hợp với đặcđiểm từng trường, địa phương

Một chương trình chung cho tấtcả

Phương pháp

và hình thức tổ

chức

- Hình thức tổ chức phong phú, đadạng, mỗi hình thức có chức nănggiáo dục nhất định

- Phương pháp: Thiết kế nhiệm vụ

rõ ràng hướng tới mục tiêu hình

- Hình thức tổ chức đơn giản vàkhông đa dạng như hoạt độngTNST

- Phương pháp: Hướng dẫn hoạtđộng chung, phát huy vai trò

Trang 26

thành các năng lực cụ thể chủ thể của học sinh trong hoạt

động

Đánh giá

- Đánh giá năng lực cụ thể thôngqua các chỉ số hành vi và tiêu chíchất lượng

- Thực hiện thông qua các công cụđánh giá chuyên biệt cho mỗi hìnhthức Đánh giá quá trình và kết quảhoạt động trên từng cá nhân và xácđịnh được vị trí của mỗi học sinhtrên đường phát triển năng lực

- Minh chứng: bộ hồ sơ hoạt độngcủa HS, sản phẩm đạt được

- Đánh giá sự phát triển về nhậnthức, kĩ năng, thái độ

- Thực hiện bằng nhiều conđường: tự nhận xét, nhận xétcủa tập thể, của các giáo viên,qua quan sát hoạt động, tròchuyện, qua sản phẩm

- Minh chứng: sản phẩm đạtđược

Sử dụng kết

quả đánh giá

- Để báo cáo kết quả hoạt động của

HS cho các bên liên quan

Điều chỉnh các yếu tố giúp họcsinh nâng cao năng lực trên đườngphát triển

- Là điều kiện cần của đánh giá xếploại toàn diện HS để xét lên lớp,chuyển cấp và xét tuyển cho nhữnghoạt động đặc thù

- Góp phần vào đánh giá hạnhkiểm, nâng cao chất lượng giáodục toàn diện

(Nguồn: Tài liệu tập huấn kĩ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo – trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2017)

Như vậy, hai hoạt động này có vị trí, vai trò và hình thức tổ chức khá thốngnhất Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản ở chỗ là trong hoạt động TNST mục tiêu đượcdiễn đạt dưới dạng năng lực và các năng lực này được đánh giá thông qua phươngpháp và công cụ chuyên biệt Cách thức tổ chức hoạt động phải làm sao để 100%học sinh tham gia trong các hoạt động bắt buộc và được tự chọn tham gia những nộidung mình yêu thích Từng cá nhân HS phải được đánh giá và xếp loại với minh

Trang 27

chứng là hồ sơ về quá trình hoạt động (giống như kết quả học tập) và kết quả đánhgiá được sử dụng cho việc xếp loại hay xét tuyển

1.1.1.8 Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Đánh giá là một bước không thể thiếu trong hoạt động giáo dục để từ đó cónhững định hướng tốt hơn cho hoạt động giáo dục và nâng cao được chất lượng,hiệu quả giáo dục Trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng thế, thực hiện việcđánh giá học sinh và chương trình trải nghiệm sáng tạo là một bước hết sức cầnthiết và quan trọng Kết quả đánh giá học sinh sẽ giúp giáo viên biết được năng lựccủa học sinh, từ đó có thể hỗ trợ kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân họcsinh Việc đánh giá chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp nhà trường

có được kết quả thực hiện chương trình giáo dục của trường, của các khối lớp, xemxét hoạt động có mang tính thực tiễn không, nội dung hoạt động có thích hợpkhông, quá trình thực hiện có những thuận lợi, khó khăn gì, và hiệu quả thu đượctrên học sinh như thế nào? Từ đó, có những chỉ đạo thực hiện chương trình trảinghiệm sáng tạo cải tiến hơn, đổi mới được về phương pháp và hình thức nhằm đạthiệu quả giáo dục cao hơn

Đánh giá hoạt động TNST là xây dựng các tiêu chí để nhằm đánh giá năng lựccủa học sinh đạt được sau mỗi hoạt động Xét về bản chất, đánh giá năng lực đượcxem là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng Hai hoạt độngđánh giá này hoàn toàn không có sự mâu thuẫn Để đánh giá năng lực của học sinh,phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia giải quyết vấn đề trong thực tiễn Thôngqua hiệu quả giải quyết vấn đề thì ta sẽ biết được năng lực của HS được hình thành

ở mức độ nào Vì khi đó học sinh phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã đượchọc ở lớp, ở trường, đồng thời phải vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, mànhững kinh nghiệm đó không chỉ được tích lũy ở trường mà còn ở gia đình, cộngđồng và xã hội trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn Như vậy, thông qua hoạtđộng TNST học sinh hoàn thành các nhiệm vụ trong thực tiễn, được trải nghiệmthực tiễn và giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo Từ đó, GV không chỉđánh giá được kiến thức, kỹ năng thực hiện và giải quyết vấn đề mà còn đánh giáđược giá trị, thái độ và tình cảm của HS

Trang 28

1.1.2 Cấu trúc, mục tiêu, nội dung, chương trình Địa lý trung học phổ thông

1.1.2.1 Cấu trúc

Chương trình Địa lý 12 (Địa lý Việt Nam) gồm các phần sau:

Sơ đồ 1.1 Cấu trúc chương trình Địa lý lớp 12 THPT.

- Trong phần nội dung Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập: HS sẽ nắmđược bối cảnh của quá trình đổi mới, hội nhập ở nước ta và những thành tựu đạt được

- Ở phần nội dung Địa lý tự nhiên: HS được tìm hiểu về vị trí địa lý, chủquyền lãnh thổ nước ta Không những thế các em còn biết các đặc điểm về địa hình,đất, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, sinh vật, biển và tác động của các yếu tố đóđến sự phát triển kinh tế - xã hội Qua đó, có những giải pháp ứng xử với tự nhiên,

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và biết cách thích ứng và phòng chống thiên tai

- Về Địa lý dân cư: HS sẽ được tìm hiểu về đặc điểm dân số, nguồn lao động,

sự phân bố dân cư, vấn đề giải quyết việc làm và quá trình đô thị hóa ở nước ta

- Trong nội dung phần Địa lý kinh tế: HS sẽ được tìm hiểu về về sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế nước ta, điều kiện và tình hình phát triển của các ngành kinh tế,những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, nổi bật của 7 vùng kinh tế (Trung du vàmiền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long)

- Ở phần nội dung Địa lý địa phương: HS được nghiên cứu về địa lý tỉnh hoặcthành phố theo các chủ đề về:

+ Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

+ Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố

+ Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh và thành phố

Địa lý Việt Nam

Việt Nam trên đường

đổi mới và hội nhập

tự nhiên

Địa lý dân cư

Địa lý kinh tế

Địa lý các ngành kinh tế

Địa lý các vùng kinh tế

Địa lý địa phương

Trang 29

+ Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố.

+ Địa lý một số ngành kinh tế chính

Thật ra thì các vấn đề về địa lý địa phương của một tỉnh, thành phố thì cũng đãđược tích hợp 1 phần trong các nội dung trên và ở phần liên hệ thực tế địa phương

1.1.2.2 Mục tiêu

Qua cấu trúc chương trình trên, mục tiêu của chương trình Địa lý THPT lớp 12

là hình thành cho HS các kiến thức, kĩ năng và tình cảm, thái độ như sau:

* Kiến thức

Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tựnhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, những vấn đề đặt rađối với cả nước nói chung và các địa phương nơi HS đang sinh sống nói riêng

* Kĩ năng

Hình thành và phát triển ở học sinh:

- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lý: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh,đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lý, phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, vẽ và phântích biểu đồ, đồ thị, lát cắt, phân tích số liệu thống kê

- Kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lý

- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lý để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lý vàbước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng

* Thái độ, tình cảm

Góp phần bồi dưỡng cho học sinh:

- Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với

tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hoá của nhân dân Việt Nam cũngnhư của nhân loại

- Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật,hiện tượng địa lý

- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thếsẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, có ý thức trách nhiệm vàtham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường,nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng

Trang 30

1.1.2.3 Nội dung chương trình Địa lý trung học phổ thông và trung học phổ thông chuyên.

Bảng 1.2 Cấu trúc nội dung sách giáo khoa Địa lý lớp 12 cơ bản và nâng cao

Các nội dung theo

chương trình

Số bài Lý thuyết Thực hành Cơ

bản Nâng cao Cơ bản Nâng cao Cơ bản Nâng cao Việt Nam trên

đường đổi mới và

III Địa lý kinh tế 24 34 19 26 5 8

Trang 31

Riêng về nội dung Địa lý địa phương, sách giáo khoa Địa lý nâng cao giảngdạy 3 tiết, hơn 1 tiết đối với sách giáo khoa Địa lý cơ bản nên GV có thể tăng cườngkết hợp cho HS khảo sát thực tế địa phương hay tham quan thực địa trong tiết họctăng thêm để việc học địa lý địa phương trở nên hấp dẫn, hứng thú hơn vì HS đượctrải nghiệm thực tế, gắn lý thuyết với thực tiễn Mặc dù số lượng tiết chênh lệchkhông nhiều nhưng với các tiết tăng thêm là một điều kiện thuận lợi cho việc tổchức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường THPT chuyên Đó cũng làtiền đề giúp học sinh quen dần với môn học TNST trong tương lai theo Dự thảo đổimới chương trình giáo dục phổ thông tháng 7/2017 Chính vì có sự khác biệt nhưtrên đã phân tích nên sẽ thuận lợi hơn cho việc tổ chức các hoạt động TNST tronggiảng dạy địa lý địa phương đối với trường THPT chuyên.

1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh trung học phổ thông

1.1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của học sinh trung học phổ thông

Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể Sự pháttriển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối Cơ thểcủa các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triểncủa các em còn kém so với người lớn Các em có thể làm những công việc nặng củangười lớn Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao Khả nănghưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinhtạm thời phức tạp hơn Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiệnphát triển mạnh Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũnggiống như ở tuổi thiếu niên

Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêucầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em Muốn lĩnh hộiđược sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duykhái quát phát triển đủ cao Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với

sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự khôngmuốn học như nhiều người nghĩ Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắnliền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bềnvững hơn

Trang 32

Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt.Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức đượcrằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập Thái độ có ý thức đốivới việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ Học tập mang ý nghĩa sốngcòn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: vốn tri thức, kĩ năng và kĩ xảohiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổthông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xãhội Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theoquan điểm tương lai của mình Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng mônhọc Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học Do vậy, giáoviên phải làm cho HS hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáodục nghề nghiệp và đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đãtrở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn Các em thường bắt đầu có hứng thú

ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt độngnào đó Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thứctrong các lĩnh vực tương ứng Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triểnnăng lực của các em Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối vớihoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi cănbản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ

Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạođiều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ

Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn Quá trìnhquan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ Khả năng quan sát một phẩm chất cánhân cũng bắt đầu phát triển ở các em Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thườngphân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát mộtđối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không

có cơ sở thực tế

Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt Trí nhớ có chủ định giữ vaitrò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo

Trang 33

một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học Có nghĩa là khi học bàicác em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ýtrọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh Các em cũng hiểu được rất

rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào cần diễnđạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ Nhưng ởmột số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những em có thái độ coithường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài

Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Các em đã có khả năng

tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn Năng lực phântích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnhhội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng Các em thích khái quát, thích tìm hiểunhững quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những trithức phải tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm

lý mới đó là tính hoài nghi khoa học Trước một vấn đề các em thường đặt nhữngcâu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn.Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất thích nghe vàthích ghi chép những câu triết lý Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triểnmạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn Các em có khả năng phán đoán

và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn cònnhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kếtluận vội vàng theo cảm tính Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tưduy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luậncuối cùng Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên

1.1.3.2 Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh trung học phổ thông chuyên

Học sinh THPT chuyên cũng có các đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức nhưtrên, tuy nhiên ngoài những đặc điểm đó các em còn có một số nét đặc trưng riêng.Các em HS trường chuyên có đầu vào điểm tuyển khá cao nên phần lớn các

em đều học tập tốt, năng lực nhận thức cao, nhạy bén, tư duy tốt Các em có khả

Trang 34

năng làm việc nhóm, biết phân công công việc trong mọi hoạt động, có khả năngthuyết trình trước đám đông.

Phần lớn học sinh tích cực, chủ động tự giác hơn so với các trường khôngchuyên Ý thức và tinh thần thái độ học tập tốt, tinh thần trách nhiệm cao HS cónhiều năng khiếu, năng động sáng tạo nên rất thuận lợi trong việc tổ chức các hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo

HS trường chuyên thích khám phá, tìm tòi Trong học tập có nhiều thắc mắckhi không hiểu bài cần được GV giải đáp, không rụt rè, e sợ nên việc giải quyết cácvấn đề học tập đạt hiệu quả cao và các em nắm được kiến thức kĩ Các em luônthích liên hệ thực tế các vấn đề đã được học với thực tiễn nên việc học thực hành rấtquan trọng với các em và việc học đó có sự hướng dẫn và tổ chức của GV để các

em phát triển tư duy, nhận thức đúng đắn

Phần lớn HS có khả năng tự học rất tốt, tự vạch mục tiêu và đề ra phươnghướng học tập Chỉ cần được GV hướng dẫn là HS sẽ có khả năng tự học, khôngnhững thế các em còn tự sưu tầm tài liệu, sách tham khảo để bồi dưỡng kiến thứccho bản thân Khả năng tin học của các em tương đối tốt, mặc dù học môn chuyênnhưng kiến thức các môn học khác cũng không quá lệch, các em tập trung học cũngtương đối đồng đều nên việc vận dụng kiến thức liên môn cũng dễ dàng Học sinh

có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và đạt nhiều thành tích tốt Với nhữngđặc điểm trên của HS trường chuyên thì việc tổ chức các hoạt động TNST ở trườngTHPT chuyên sẽ thuận lợi hơn một số trường THPT khác

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng dạy và học Địa lý ở trường THPT chuyên

Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn Địa lí

vì các em nghĩ đây là môn học phụ và cho rằng Địa lý là môn học thuộc lòng nêndẫn đến học sinh ngại học Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong họctập, ngại trau dồi kiến thức về địa lý Việc học đối phó, miễn cưỡng học sinh chỉtiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên Kết quả là điểmkiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao

Trang 35

Một thực tế nữa khiến học sinh cấp THPT không “đeo đuổi” môn khoa học xãhội nói chung và môn Địa lý nói riêng là do việc chọn ngành nghề sau khi tốtnghiệp THPT, đa số các em sẽ chọn những ngành, nghề mà ra trường dễ tìm việclàm và đồng lương sống được Đa số phụ huynh học sinh cũng không thích con emmình học các ngành xã hội, định hướng cho con em mình thi vào các khối tự nhiên

là phần lớn

Chính vì những nguyên nhân trên làm cho vị thế của bộ môn ngày càng giảm

số lượng học sinh yêu thích bộ môn không còn được nhiều như trước nữa Và vớithái độ xem nhẹ bộ môn nên số lượng học sinh tham gia vào các khối thi môn xãhội ít, học sinh lơ là đối với môn học, nếu chọn để thi tốt nghiệp thì một số học sinhquan niệm thi trên điểm liệt là được, không cần đạt điểm cao nên học sinh khôngchuyên tâm cho việc học bộ môn Chỉ những học sinh tham gia thi đại học thì các

em mới thật sự chú tâm cho môn học nhưng số lượng đó rất ít

Một thực tế khác ở trường chuyên là tình trạng học sinh học lệch rất nhiều.Phần lớn, việc dạy bộ môn xã hội nói chung và địa lý nói riêng ở các lớp chuyên tựnhiên gặp rất nhiều khó khăn, học sinh không chuyên cần và lơ là đối với bộ môn.Hơn thế nữa, đây không phải là môn để học sinh các lớp tự nhiên thi tốt nghiệp, đạihọc nên các em còn xem nhẹ việc học bộ môn

Thực tế hiện nay, ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, trong những nămqua việc tuyển sinh vào các lớp chuyên Sử - Địa gặp rất nhiều khó khăn do thái độkhông quan tâm và xem nhẹ môn học của học sinh cũng như phụ huynh học sinh Sỉ

số các lớp học này ngày càng giảm so với các môn tự nhiên Trong năm học 2016 –

2017, lớp chuyên sử - địa 12 với sỉ số là 13 học sinh, lớp chuyên sử - địa 11 với sỉ

số là 17 học sinh, lớp chuyên sử - địa 10 với sỉ số là 21 học sinh trong khi các lớpchuyên khác thì sỉ số là 35 học sinh Không những thế, chất đầu vào của lớp chuyên

sử địa cũng thấp hơn nhiều so với các lớp chuyên tự nhiên Việc giảng dạy ở các lớpchuyên xã hội thì thuận lợi do các em đam mê bộ môn cũng như cần để thi đại học,nhưng việc giảng dạy ở các lớp tự nhiên thì vô cùng khó khăn

Một số học sinh lựa chọn môn Địa lý là điều kiện để xét tốt nghiệp nhưng thái

độ học tập cũng chưa tốt do các em có tâm lý là khi thi được sử dụng Atlat nên

Trang 36

không sợ bị điểm khống Trong năm học 2016 – 2017, toàn trường có 393 học sinhkhối 12 thì chỉ có 77 học sinh chọn môn Địa lý thi tốt nghiệp và chỉ hơn 50% trong

số đó là thi tuyển vào các ngành đại học có môn Địa lý Bên cạnh đó trong năm họcnày, các khối tuyển sinh đại học cảnh sát, an giang không còn tổ hợp truyền thốngvăn - sử - địa đã làm cho số lượng học sinh chọn và học môn địa ngày càng giảm.Việc học tự chọn của học sinh khối lớp 10, 11 đối với bộ môn chưa thật sự nghiêmtúc do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan đã làm cho hiệu quả dạy và họccũng chưa cao

1.2.2 Thực trạng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học địa lý ở trường THPT chuyên

Thuật ngữ “TNST” là một thuật ngữ mới xuất hiện trong đề án đổi mớichương trình và sách giáo khoa phổ thông Trong thực tế dạy học - giáo dục lâu nay,chúng ta đã thực hiện hoạt động này, tuy nhiên, ta vẫn chưa định hình rõ về vai trò,đặc trưng, mục đích giáo dục, của nó

Hiện nay, trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu cũng đang đẩy mạnh thựcnghiệm HĐTNST HĐTNST ở trường còn mang nhiều tính chất của hoạt độngngoại khóa, học sinh được học tập và sáng tạo qua các cuộc thi: “Tìm hiểu dân số

và môi trường”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Rung chuông vàng”, tham quan họctập Hơn thế nữa các em còn tham gia sinh hoạt ở các câu lạc bộ, hoạt động tíchcực, sôi nổi trong các phong trào tháng bộ môn (hát, kịch, thi đố vui, ) Do mangtính chất là hoạt động ngoại khóa nên cả phụ huynh lẫn học sinh chưa thấy đượctầm quan trọng của hoạt động này

Các hoạt động ngoại khóa hiện nay ở trường chủ yếu được tổ chức dựa trêncác chủ đề đã được quy định trong chương trình với các hình thức còn chưa phongphú, học sinh thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động, các emchưa được chủ động tham gia tất cả các khâu trong tiến trình hoạt động

Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng chưa xác định rõ hoạt động

đó sẽ hướng tới hình thành những năng lực gì cho các em Điều đó không phù hợpvới một chương trình định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, cần

Trang 37

phải thay đổi Phần lớn, các em tham gia hoạt động sẽ có trải nghiệm về hoạt độngnhưng chưa có tính sáng tạo trong hoạt động, nếu có thì tính sáng tạo chưa cao.

Và để nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng của việc tổ chức hoạt động TNST chohọc sinh ở trường THPT chuyên hiện nay, tôi đã tiến hành trao đổi và khảo sát giáoviên và học sinh ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

1.2.2.1 Mục đích khảo sát

Thông qua khảo sát, GV nhận thức rõ việc cần thiết tổ chức các HĐTNSTtrong quá trình dạy học môn Địa lý ở trường phổ thông, đồng thời, GV nắm rõ mụcđích, vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động TNST trong chương trình.Quá trình khảo sát còn giúp GV tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quátrình tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Từ đó, đề xuất ý kiến nhằm nângcao hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động TNST trong dạy học Địa lý THPT.Khảo sát làm cơ sở thực tiễn để đối chiếu với cơ sở lí luận, từ đó, GV xây dựngnhững hình thức tổ chức dạy học TNST phù hợp trong chương trình Địa lý THPT

1.2.2.2 Đối tượng khảo sát

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát ýkiến cho 05 GV dạy Địa lý và 396 HS ở trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

1.2.2.3 Nội dung khảo sát

* Về phía giáo viên, tôi tập trung vào các vấn đề sau:

- Quan niệm, nhận thức của giáo viên về hình thức tổ chức hoạt động dạy họcTNST trong chương trình Địa lý THPT

- Vai trò, ý nghĩa, mục đích của việc tổ chức hoạt động dạy học TNST trongchương trình môn Địa lý ở trường THPT

- Tìm hiểu các hình thức tổ chức dạy học Địa lý nói chung và hình thức tổchức hoạt động dạy học TNST thường hay sử dụng trong môn Địa lý

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chứchoạt động dạy học TNST trong môn Địa lý, đồng thời có thể đưa ra ý kiến đề xuấtnhằm thực hiện việc tổ chức hoạt động học tập TNST đạt hiệu quả tốt nhất

* Về phía học sinh, tôi tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thái độ, tinh thần học tập bộ môn Địa lý của học sinh

Trang 38

- Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệmsáng tạo trong môn Địa lý.

- Tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh với việc tổ chức hoạt động học tậpTNST trong môn Địa lý

- Những thuận lợi và khó khăn của học sinh khi học Địa lý theo hình thức tổchức hoạt động TNST

1.2.2.4 Phương pháp khảo sát

Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh ở trường THPT chuyên ThoạiNgọc Hầu và phát phiếu khảo sát cho giáo viên và học sinh

1.2.2.5 Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát giáo viên (số GV khảo sát: 5 GV)

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát giáo viên về hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo

Câu hỏi Câu trả lời

Kết quả Số GV

Tỉ lệ (%)

1 Quý Thầy/Cô đã được

trải nghiệm sáng tạo

trong dạy học Địa lý hay

không ?

3 Theo quý Thầy/Cô,

Trang 39

môn Địa lý thông qua

hoạt động trải nghiệm

5 Theo quý Thầy/Cô,

mong muốn được tổ

chức dạy học môn Địa

lý với các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo hay

dạy học trải nghiệm

sáng tạo trong môn Địa

học trải nghiệm sáng tạo

trong môn Địa lý được tốt

cần phải có điều kiện nào

nghiệm sáng tạo trong

môn Địa lý có vai trò

gì ?

Giúp GV nâng cao trình độ 5 100Tạo hứng thú trong học tập cho HS 5 100Phát huy vai trò chủ thể, tích cực, chủ

động, tự giác và sáng tạo của HS 5 100Giúp phát triển năng lực toàn diện

Hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện của HS

Trang 40

Ý kiến khác 0 0

10 Khi tổ chức dạy học

trải nghiệm cho học sinh

trong môn Địa lý quý

Thầy/Cô gặp thuận lợi,

khó khăn gì?

Thuậnlợi

Xã hội hóa giáo dục 5 100

Khókhăn

Lựa chọn các hình thức trảinghiệm sáng tạo phù hợpvới nội dung học tập

Mất nhiều thời gian chuẩn

Quản lý, tổ chức học sinh 3 60Đánh giá hoạt động học tập

Sự phối hợp nhịp nhànggiữa các lực lượng giáo dục

và xã hội

Quan niệm của GV về tổ chức hoạt động học tập TNST trong dạy học Địa lý.

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy 5 giáo viên (100%) được chọn khảo sátthống nhất cho rằng rất cần thiết phải tổ chức hoạt động học tập TNST trong dạyhọc Địa lý Điều này chứng tỏ rằng các giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng củaviệc tổ chức các hoạt động học tập TNST trong dạy học Địa lý

Tuy nhiên, đây là một hình thức dạy học mới nên chỉ có 2GV (40%) đã đượctập huấn, 3 GV (60%) còn lại mới biết được hình thức này thông qua báo cáochuyên đề của tổ chuyên môn Qua phỏng vấn trực tiếp GV, thì tôi nắm được tìnhhình thực tế là do chưa được tập huấn đồng bộ nên quan niệm của GV về HĐTNSTcòn khác nhau Có thầy, cô cho rằng là đây hình thức tổ chức cho học sinh tham gia

Ngày đăng: 16/10/2018, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w