1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)

109 640 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM THAM GIA

CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

BÙI THỊ TUYẾT NHUNG

Hà Nội - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-o0o -

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM THAM GIA

CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: Bùi Thị Tuyết Nhung

Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Sĩ Lâm

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY

TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn này là trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, tháng 06 năm 2018 Người thực hiện

Bùi Thị Tuyết Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Người viết xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trong Khoa Sau đại học, trường Đại học Ngoại Thương và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn khoa học PGS, TS Trần Sĩ Lâm đã cung cấp kiến thức, giúp đỡ và góp ý để người viết hoàn thành Luận văn này

Trong thời gian qua, mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, tuy nhiên do thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, nên Luận văn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy, người viết kính mong Quý Thầy Cô góp ý và sửa chữa để Luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn

Hà Nội, tháng 06 năm 2018 Người thực hiện

Bùi Thị Tuyết Nhung

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG 6

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 6

1.1.1 Khái niệm của chuỗi cung ứng 6

1.1.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng 8

1.1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng 11

1.2 Các hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng 12

1.2.1 Về quản lý mua sắm 12

1.2.2 Về quản lý hàng tồn kho 13

1.2.3 Về hoạt động phân phối 15

1.2.4 Về hoạt động hỗ trợ 16

1.3 Điều kiện tham gia chuỗi cung ứng 19

1.3.1 Từ góc độ doanh nghiệp 19

1.3.2 Từ góc độ nhà nước 23

1.4 Tiêu chí đánh giá lợi ích tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp 24

1.4.1 Về doanh thu và lợi nhuận 24

1.4.2 Về chuyển giao công nghệ 25

1.4.3 Về tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 27

Trang 6

2.1 Thực trạng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 27

2.1.1 Tổng quan về các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 27 2.2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 32

2.2 Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 43

2.2.1 Tổng quan việc tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 43 2.2.2 Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 44

2.3 Đánh giá lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 55

2.3.1 Đánh giá lợi ích tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 55 2.3.2 Điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 623.1 Tổng quan về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ngành dệt may Việt Nam 62

3.1.1 Khái niệm 62 3.1.2 Đặc điểm 63 3.1.3 Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may thế giới 65 3.1.4 Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam 66

Trang 7

3.2 Định hướng việc tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp

dệt may Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 67

3.2.1 Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 67

3.2.2 Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 71

3.2.3 Phân tích SWOT giải pháp tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 74

3.3 Một số đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 82

3.3.1 Đề xuất cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 82

3.3.2 Đề xuất cho nhà nước 88

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPFR Collaborative planning,

forecasting, and replenishment

Hoạch định, dự báo, bổ sung và cộng tác

ERP Enterprise resource planning Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

GIL

Binh Thanh Import - Export Production & Trade Joint Stock Company

Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh

OBM Original Brand Manufacturer Sản xuất theo thương hiệu riêng

ODM Original Design Manufacturing Sản xuất theo thiết kế riêng

TCM

Thanh Cong Textile Garment Investment Trading Joint Stock Company

Công ty cổ phần Dệt may – Thương mại – Đầu tư Thành Công

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

VITAS Vietnam Textile and Apparel

Association

Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu của ngành dệt may và cả nước năm 2016 30

Bảng 3.1 Ma trận SWOT giải pháp tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 81

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng 9

Hình 2.1: Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 1986 - 2017 31

Hình 2.2: Cơ cấu nhập khẩu máy móc ngành dệt sợi Việt Nam năm 2015 38

Hình 2.3: Nhập khẩu máy nhuộm tại Việt Nam năm 2015 39

Hình 3.1: Dự báo giá trị thị trường dệt may toàn cầu giai đoạn 2018-2020 68

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Luận văn “Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0” với mục tiêu giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gia tăng lợi ích khi

tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công

nghiệp 4.0

Luận văn bao gồm các nội dung chính sau:

Chương 1: Luận giải cơ sở khoa học cho việc tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp như khái niệm, đặc điểm và vai trò của chuỗi cung ứng, các hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng, điều kiện tham gia chuỗi cung ứng cũng như tiêu chí đánh giá lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may; từ đó kết luận những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng

Chương 3: Đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của ngành dệt may thế giới nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, từ đó đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm gia tăng lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuỗi cung ứng tuy chỉ là một khái niệm mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những khái niệm có tầm ảnh hưởng nhất trong nền kinh

tế hiện đại Nhờ có chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau, tạo điều kiện cho quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất và dịch vụ Sự thành công của chuỗi cung ứng được minh chứng bằng việc các công ty có quy mô lớn và tầm

cỡ trên thế giới không ngừng mở rộng chuỗi cung ứng của mình ở tất cả các thị trường chi nhánh trên toàn thế giới Điều này đã tạo cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ muốn tham gia vào chuỗi cung ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam

Về mặt khoa học, cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực sang thế giới số Cuộc cách mạng này với mục tiêu là nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF),

đã chia sẻ rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ bùng nổ, có tác động sâu, rộng và mạnh mẽ, toàn diện lên mọi mặt của đời sống con người, từ hoạt động sản xuất đến lối sống, sinh hoạt ở tất cả các cấp độ, từ phạm vi toàn cầu đến khu vực, quốc gia và từng tổ chức, cá nhân Do đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói riêng, đặc biệt là ngành dệt may Việt Nam

Xuất phát từ thực tiễn, dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm khi Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây, công nghiệp dệt may đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, thuận lợi

Trang 12

mà cuộc cách mạng này đem lại cũng không hề khiêm tốn Chính vì vậy, nghiên cứu để hiểu rõ và làm chủ được cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may

Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, người viết đã lựa chọn đề tài “Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0” cho Luận văn tốt nghiệp của

mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm thông qua việc đánh giá các hoạt động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may, để từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong

bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, người viết đưa ra một số nhiệm

vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận giải cơ sở khoa học cho việc tham gia chuỗi cung ứng của

doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm và vai trò của chuỗi cung ứng, các hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng, điều kiện tham gia chuỗi cung ứng cũng như tiêu chí đánh giá lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Thứ hai, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham

gia chuỗi cung ứng ngành dệt may; từ đó kết luận những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình tham gia chuỗi cung ứng

Thứ ba, đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của ngành dệt may thế

giới nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, từ đó đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp dệt

Trang 13

may Việt Nam và các kiến nghị với cơ quan nhà nước nhằm gia tăng lợi ích khi tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may

3 Tình hình nghiên cứu

3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học có những nghiên cứu về chuỗi cung ứng và sự tương tác của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng Một số nghiên cứu có thể kể tới như:

 Báo cáo “Nâng cao sản xuất hàng dệt may dựa trên Công nghệ 4.0” của

Zhen Chen, Mingjie Xing (Đại học Thanh Đảo, Trung Quốc): là báo cáo tại Hội nghị quốc tế về thiết kế và chế tạo máy móc tiên tiến lần thứ 5 (ICADME 2015): trình bày các nguyên tắc trong mạng lưới hợp tác ngành dệt may, chỉ ra các thách thức của việc áp dụng Công nghiệp 4.0 và đề xuất các chính sách thực hiện

 Nghiên cứu “ Chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm mới

trong quần áo thời trang” của David Tyler, Jo Heeley, Tracy Bhamra đăng trên tạp

chí quốc tế Marketing và Quản lý thời trang năm 2006: đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, từ đó rút ra kết luận về định hướng chiến lược của chuỗi cung ứng thời trang và cho thấy sự cần thiết phải phát triển các mối quan hệ cá nhân và tổ chức

 Nghiên cứu “Thực hành quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động của các doanh

nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm của ngành may mặc Việt Nam” của Trương Quang

Huy, Maria Do Sameiro Carvalho, Paulo Sampaio, Ana Cristina Fernandes, Dương Thị Bình An, Dương Hoàng Hiệp đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế về Quản lý Chất lượng và Quản lý, năm 2014: đánh giá mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động của các doanh nghiệp dệt may trên 04 khía cạnh là khách hàng, quản lý nhà cung cấp, kiểm soát và cải tiến quy trình, hỗ trợ quản lý, từ đó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của ngành dệt may và đưa ra các giải pháp

3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở phạm vi Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào đối tượng ngành dệt may, có thể đề cập ở đây các công trình có đóng góp đáng kể như:

Trang 14

 Nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp CFMAE để xây dựng hệ thống đánh

giá năng lực chuỗi cung ứng ngành dệt may khu vực thành phố Hồ Chí Minh” của

Võ Văn Thanh, Phạm Quốc Trung (Đại học Bách khoa, Đại học quốc gia – Hồ Chí Minh) đăng trên tạp chí Phát Triển Khoa học và Công nghệ, năm 2014: đánh giá các thuộc tính mở (CFMAE) để giải quyết bài toán xây dựng hệ thống đánh giá năng

lực chuỗi cung ứng ngành dệt may khu vực thành phố Hồ Chí Minh

 Nghiên cứu “Phát triển công nghiệp phụ trợ ở các ngành công nghiệp chủ

lực Việt Nam” của Võ Thanh Thu & Nguyễn Đông Phong (Đại học Kinh tế TP Hồ

Chí Minh) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Trao đổi năm 2014: đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ trong một số ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam, làm rõ những tồn tại trong phát triển công nghiệp phụ trợ, từ đó đưa ra các gợi

ý về chính sách và các giải pháp vĩ mô nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững, giảm lệ thuộc vào nước ngoài của kinh tế Việt Nam

 Báo cáo “Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận” của Viện Chính sách Công

và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thuộc Dự án “Thúc đẩy triển khai

hiệu quả chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh trong vùng”: đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may TP.HCM, Bình

Dương, và Đồng Nai trong mối quan hệ so sánh với một số cụm ngành cạnh tranh trong khu vực Châu Á, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách cụ thể để nâng cấp và nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may thành phố Hồ Chí Minh, Bình

Dương, và Đồng Nai

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về sự tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Do đó, người viết hy vọng Luận văn này sẽ đóng góp được cái nhìn cụ thể hơn về sự tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng ngành dệt may và đặc biệt là dưới sự tác động của

cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu sự tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn được xác định trên ba khía cạnh:

- Về mặt nội dung: Luận văn chọn tiếp cận theo góc độ vi mô, nghiên cứu lợi ích và các hoạt động của doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may

- Về mặt thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian chính từ năm 2013 đến năm 2017 Riêng chương 3 sẽ mở rộng thời gian đến năm

2025 nhằm phục vụ cho công tác dự báo và định hướng giải pháp

- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn cả nước, tập trung lớn vào Tập đoàn Dệt may Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong Luận văn này, người viết sử dụng các phương pháp thống kê, thu thập

dữ liệu thứ cấp về thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, từ các dữ liệu đó tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng để đưa ra nhận xét tổng quát và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về tham gia chuỗi cung ứng

- Chương 2: Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp nhằm hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.1.1 Khái niệm của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là khái niệm đang được sử dụng rộng rãi trong thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều chiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau

về thuật ngữ “chuỗi cung ứng” Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa thống nhất cho chuỗi cung ứng trên toàn thế giới

Theo báo cáo của Beamon B (1998), một chuỗi cung ứng là một quá trình sản xuất có cấu trúc, trong đó nguyên liệu được chuyển thành thành phẩm, sau đó giao cho khách hàng cuối cùng”

Theo Lambert, Stock và Ellarm (1988), chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường

Theo Micheal Porter (1990), chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng

Theo Ganesham, Ram và Terry P Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng đến khách hàng

Theo Little, A (1999), chuỗi cung ứng là luồng kết hợp và điều phối của hàng hoá từ gốc đến đích cuối cùng, cũng như các luồng thông tin được liên kết với nó

Theo Chopra, Sunil và Peter Meindl (2001), chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn có

cả vận chuyển, kho, người bán lé và bản thân khách hàng

Trang 17

Theo Ayers, J B (2001), chuỗi cung ứng là các quá trình liên quan đến hàng hoá vật chất, thông tin và các luồng tài chính mà mục tiêu của nó là đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng cuối cùng với hàng hoá và dịch vụ từ các nhà cung cấp khác nhau

Theo Bridgefield Group (2006), chuỗi cung ứng là một tập hợp các tài nguyên và quy trình kết nối bắt đầu bằng việc tìm nguồn nguyên liệu thô và mở rộng thông qua việc phân phối hàng hoá thành phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng

Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên cho đến khách hàng cuối cùng

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy ba quan điểm khác nhau về chuỗi cung ứng Quan điểm thứ nhất cho rằng chuỗi cung ứng là luồng nghiên liệu, thông tin, tài chính, dịch vụ từ những nhà cung cấp nguyên liệu thô đến các nhà máy, kho hàng và khách hàng Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình để tạo ra

và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến khách hàng cuối cùng Thuật ngữ chuỗi cung ứng được hình thành từ khái niệm liên kết các tổ chức với nhau để hoạt động có hiệu quả nhất Quan điểm thứ hai cho rằng chuỗi cung ứng là một một mạng lưới các tổ chức cùng tham gia hợp tác với nhau, thông qua các liên kết giữa kênh nguồn với kênh tiếp theo, trong các quy trình khác nhau cũng như các hoạt động tạo ra giá trị bằng hình thức là một sản phẩm hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng Quan điểm thứ ba cho rằng chuỗi cung ứng là một chuỗi linh hoạt các sự kiện bằng cách nào đó quản lý để đưa sản phẩm ra ngoài Nó thường liên quan đến vấn đề dự báo hàng tồn kho, kế hoạch sản xuất khắt khe và lịch trình vận chuyển theo giả thiết

Như vậy, các quan điểm trên đều quan niệm chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty từ giai đoạn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến chế biến và cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng Sự tham gia của các công ty vào chuỗi cung ứng không chỉ đơn thuần là các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối có liên quan một cách trực tiếp, mà còn là các công ty liên quan gián tiếp cung cấp các dịch

Trang 18

vụ như công ty vận tải, công ty cung cấp mạng lưới thông tin, công ty tư vấn Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là tạo mối liên kết với nhà cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống

Một cách tổng quát hơn nữa, chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động được kết nối với nhau (bao gồm cả hoạt động vật chất và hoạt động ra quyết định) bởi dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin cũng như dòng chảy tài chính

1.1.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng

1.1.2.1 Sự cân bằng giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả

Tính đáp ứng nhanh của một chuỗi cung ứng được thể hiện ở khả năng đáp ứng thực hiện các hoạt động đảm bảo thời gian giao hàng ngắn, thiết kế sản phẩm

có tính đổi mới cao, chất lượng dịch vụ cao… Thông thường, tính đáp ứng nhanh đi kèm với chi phí cao Tính hiệu quả của một chuỗi cung ứng được thể hiện ở chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng

Việc tăng chi phí sẽ làm giảm tính hiệu quả của chuỗi cung ứng hay nói cách khác, mọi lựa chọn mang tính đáp ứng nhanh sẽ dẫn đến làm giảm tính hiệu quả của chuỗi cung ứng Do đó, việc lựa chọn cân bằng giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng, hay cần giảm thiểu chi phí tối đa

1.1.2.2 Thành viên quyền lực nhất sẽ áp đặt chiến lược lên toàn chuỗi cung ứng

Bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng luôn có sự kết hợp của các công ty thực hiện các chức năng khác nhau: nhà sản xuất, phân phối hay bán sỉ, bán lẻ và các công ty, các cá nhân là những khách hàng cuối cùng của sản phẩm Bên cạnh đó còn

có các công ty cung cấp dịch vụ khác Vấn đề là các công ty này phải xác định rõ vai trò của mình trong chuỗi cung ứng

Trang 19

Công ty, thành viên nắm quyền lực cao nhất trong chuỗi cung ứng sẽ dễ dàng dẫn dắt về chiến lược cho toàn bộ chuỗi Ví dụ, trong ngành dệt may, các công ty dệt may ở Anh thường đặt điều kiện với các nhà cung cấp, các công ty gia công… hay các công ty dệt may châu Âu thường lấn át các nhà cung cấp sản phẩm trung gian của họ

1.1.2.3 Ba dòng chảy chính trong chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi

là dòng hàng hóa, dòng thông tin và dòng tiền (dòng tài chính)

Hình 1.1: Dòng chảy trong chuỗi cung ứng

(Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012)

Dòng hàng hóa (dòng chảy vật lý) là dòng chảy không thể thiếu được trong chuỗi, xuất phát từ các nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng (end to end) Các nhà quản lý tập trung vào kiểm soát dòng nguyên liệu bằng cách sử dụng dòng thông tin sao cho dòng tiền đổ vào chuỗi là lớn nhất Dòng nguyên liệu đi từ nhà cung cấp đầu tiên được xử lý qua các trung gian, được chuyển đến doanh nghiệp trung tâm để sản xuất ra thành phẩm và chuyển đến tay khách hàng thông qua các kênh phân phối Dòng nguyên vật liệu chảy trong chuỗi bị ảnh hưởng rất lớn bởi cấu trúc vật lý của các thành viên trong chuỗi (máy móc, thiết bị ) Khi dòng hàng hóa vận chuyển trong chuỗi liên tục, không bị gián đoạn (tức là hàng dự trữ của doanh nghiệp thấp) thì doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí tồn kho Tùy đặc điểm của mỗi mặt hàng, mỗi thị trường, doanh nghiệp sẽ để mức tồn kho phù hợp sao cho

Trang 20

luồng hàng hóa vận chuyển một cách liên tục nhất có thể, cắt giảm được chi phí và tăng lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi

Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng, là nền tảng để đưa ra quyết định liên quan đến kế hoạch sản xuất, kết nối tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng Dòng thông tin là sự trao đổi giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng, những phản hồi từ khách hàng và các đơn vị trong chuỗi cung ứng Khi thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ thì các mắt xích trong chuỗi sẽ có các quyết định chuẩn xác Chính vì vậy, thông tin từ cung cầu sản phẩm, phản hồi từ khách hàng, dự báo thị trường và kế hoạch sản xuất được các thành phần trong chuỗi chia

sẻ với nhau càng nhiều thì chuỗi cung ứng sẽ đáp ứng càng nhanh và càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn Mức độ chia sẻ thông tin phụ thuộc đối tác được chọn lựa để chia sẻ, dạng thông tin và chất lượng của thông tin Có nhiều dạng thông tin trong chuỗi cung ứng: dạng thông tin chiến lược, chiến thuật, vận hành Những thông tin được chia sẻ thường mang lại lợi ích cho các thành viên trong chuỗi, cụ thể theo Gavirneni, chia sẻ thông tin về vận chuyển hàng hoá sẽ giúp các

tổ chức hậu cần cải thiện mức độ phục vụ khách hàng, chia sẻ thông tin sản xuất và bán hàng làm giảm mức tồn kho Giá trị của thông tin là kịp thời và chính xác, phụ thuộc vào lợi ích mà các doanh nghiệp có thể nhận được từ thông tin đó, giá trị không còn nếu cơ hội đã trôi qua Việc xử lý chậm hoặc trì hoãn chuyển giao thông tin theo dòng ngược càng làm ảnh hưởng trầm trọng đến tốc độ đáp ứng của dòng sản phẩm dịch vụ theo chiều xuôi tới khách hàng, do vậy ảnh hưởng đến cả dòng tiền phía sau Trong chuỗi cung ứng, dòng thông tin là dòng đi trước về mặt thời gian, xuyên suốt mọi quá trình, ngay sau khi cả dòng sản phẩm và dòng tiền đã thực hiện hoàn tất Thông tin chỉ mang lại giá trị nếu doanh nghiệp có những đối ứng phù hợp, có những thông tin sẽ gây bất lợi nếu đối thủ có được Nhà quản lý nên phân loại thông tin nào nên chia sẻ, thông tin nào cần bị giới hạn, kiểm duyệt hay bảo mật Để có thể chia và nhận thông tin có giá trị, các nhà quản lý cần vượt qua một

số rào cản nhất định về tâm lý

Dòng tài chính (dòng tiền), ngược lại với dòng hàng hóa, là luồng tài chính

từ người mua tới người bán hoặc dòng tài chính mà các thành phần trong chuỗi

Trang 21

cung ứng hỗ trợ, chia sẻ cho nhau vay… Dòng tài chính lưu thông càng nhanh thì hiệu quả của chuỗi cung ứng càng tăng, giảm thiểu chi phí do bị gián đoạn dòng lưu chuyển tiền tệ Chuỗi cung ứng tạo nên chuỗi giá trị trong đó các thành viên có cơ hội chia sẻ dòng tiền ở mức độ khác nhau tuỳ vào vai trò và vị thế của mỗi doanh nghiệp Phần thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp thực hiện các công đoạn sơ chế

vì những công đoạn này tạo ra rất ít giá trị gia tăng cho sản phẩm Như vậy, muốn tăng dòng tiền, phải nắm giữ các công đoạn chiếm hàm lượng kỹ thuật hoặc chất xám cao chứ không chỉ là việc bán rẻ sức lao động và nguồn tài nguyên sẵn có

1.1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế

Chuỗi cung ứng rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các quốc gia trên thế giới Ngày nay, với nhu cầu mở rộng thị trường, các doanh nghiệp ở những nước phát triển bắt đầu tìm kiếm thị trường mới ở những nước đang phát triển hoặc kém phát triển hơn, nơi họ có thể tiếp cận nguồn nguyên vật liệu dồi dào và nhân công giá rẻ

Do đó, tạo điều kiện cho các quốc gia này tham gia vào chuỗi cung ứng bằng việc chuyên môn hóa thành phần sản xuất và lắp ráp thành phẩm Khi quá trình công nghiệp hóa xảy ra, họ bắt đầu tập trung vào sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn mà

đã được nhập khẩu trước đó từ các nền kinh tế tiên tiến Sau đó, có thể mở rộng sang thiết kế và phân phối hàng hóa để tăng giá trị thặng dư Việc chuyển giao công nghệ và các bí quyết sản xuất trong chuỗi cung ứng đã tạo điều kiện cho các nước đang và kém phát triển đa dạng hóa thành phần sản xuất của mình, từ đó rút ngắn khoảng cách thu nhập so với các nước phát triển

Chuỗi cung ứng phân phối thu nhập, việc làm và phúc lợi xã hội trong một nền kinh tế Ở các nền kinh tế phát triển, lao động trình độ cao tương đối dồi dào còn lao động phổ thông lại khá khan hiếm Ngược lại, ở các nền kinh tế đang và kém phát triển, lao động phổ thông và trình độ thấp lại khá dư thừa Do vậy, chuỗi cung ứng tạo điều kiện cân bằng giữa lao động phổ thông và trình độ thấp ở các nước đang và kém phát triển với lao động có tay nghề cao ở các nước phát triển, giải

Trang 22

quyết vấn đề công ăn việc làm cũng như rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các

thành phần này, từ đó nâng cao phúc lợi xã hội

1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi có thể chia

sẻ thông tin được với nhau về các vấn đề như dự báo cầu các kế hoạch sản xuất, những thay đổi trong các kế hoạch sản xuất hay các chiến lược Marketing mới Chuỗi cung ứng đảm bảo cho các doanh nghiệp bên ngoài có thể tự do quyết định tham gia vào chuỗi hay không, đồng thời cũng đảm bảo cho các doanh nghiệp trong chuỗi tự do quyết định rời bỏ nếu như chuỗi cung ứng đó không đem lại lợi ích cho họ

Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật

Chuỗi cung ứng trang bị cho đội ngũ nhân lực trong chuỗi, đặc biệt là các đơn

vị phụ trách thu mua, sản xuất hậu cần, vận tải những kiến thức quan trọng, cần thiết về các chức năng của chuỗi cung ứng để họ có thể đánh giá, am hiểu về mức

độ tương tác cũng như ảnh hưởng của các chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng đảm bảo cho dòng lưu chuyển của các nguyên vật liệu và sản phẩm giữa các thành viên được suôn sẻ và không gặp trở ngại

1.2 Các hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng

Trang 23

để đảm bảo an toàn được thực hiện theo cách phù hợp với các quy định của Chính phủ và các giá trị và mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn

Mục tiêu chính cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào là họ thực sự chi tiêu bao nhiêu Các doanh nghiệp phức tạp hoặc đa quốc gia sẽ hoạt động từ các địa điểm với các nhà cung cấp khác nhau làm việc tại địa phương với các bộ phận khác nhau của cùng một ngành Mua sắm kinh doanh dựa vào các mối quan hệ với các doanh nghiệp trên thị trường Đây là một vấn đề cơ bản về cung và cầu và cách doanh nghiệp đóng góp tài sản và các nguồn lực với các điều kiện thuận lợi trên thị trường Nhiều mặt hàng phụ thuộc theo thị trường hàng hóa, do đó mức giá có thể

bị ảnh hưởng ở những thị trường đó Tuy nhiên, nhiều mặt hàng không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa mà phụ thuộc vào các chi phí khác như ví dụ như nội dung sở hữu trí tuệ cung cấp cơ sở khác nhau để xác định giá hoặc giá trị Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải cân nhắc chiến lược tìm nguồn cung ứng nào phù hợp nhất cho loại chiến lược tìm nguồn cung ứng đó

Nguyên tắc mua sắm cơ bản nhất cần xem xét là quản lý nhà cung cấp, đó là nhận ra tính kinh tế của phạm vi hoặc quy mô khi mà chi tiêu có thể được tổng hợp thành các hợp đồng lớn hơn có thể được mua sắm trọn vẹn với giá tại địa phương Quy trình yêu cầu phải đúng hoặc phù hợp với thời hạn quy định pháp luật, chính sách và thủ tục nội bộ Khi mức chi tiêu được tổng hợp, mức độ rủi ro cũng tăng khi mức độ của nhà cung cấp cụ thể hoặc nhóm nhà cung cấp tăng lên Do đó, việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp khi chuẩn bị đặt hàng hoặc khi đánh giá định kỳ

là rất quan trọng Việc đánh giá năng lực của nhà cung cấp có thể do doanh nghiệp thiết kế và thực hiện hoặc thực hiện theo chương trình tiêu chuẩn quốc tế (chuỗi các tiêu chuẩn ISO 9000)

1.2.2 Về quản lý hàng tồn kho

Sự phát triển của các hệ thống quản lý kho được sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp kiểm soát việc vận chuyển và lưu kho các vật liệu trong kho Các hệ thống này đang được sử dụng cho các chức năng quản lý kho hàng đa dạng như quản lý hàng tồn kho, bao gồm các giao dịch như nhận hàng, đóng gói và vận chuyển, giám

Trang 24

sát thời gian thực các cổ phiếu, tiến triển sản phẩm thông qua kho và đảm bảo loại

bỏ sự lỗi thời (Intermec Technologies Corporation, 2007) Hơn nữa, quản lý hàng

tồn kho là một nhiệm vụ quan trọng khi tham gia chuỗi cung ứng và giảm việc giữ hàng tồn kho là một mục tiêu chính trong quản lý chuỗi cung ứng Tuy nhiên, sự suy giảm này cần phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược Bốn nguyên tắc dưới đây sẽ giúp việc quản lý hàng tồn kho đạt hiệu quả cao

Thứ nhất, hàng tồn kho tổng hợp Bất cứ nơi nào nhu cầu tồn kho có thể

được kết hợp, cổ phiếu an toàn có thể được hạ xuống trong khi vẫn cung cấp cùng một mức dịch vụ Đây là trường hợp trong tập trung tồn kho (nơi có nhu cầu từ các địa điểm khác nhau được kết hợp), hoặc sự khác biệt sản phẩm bị trì hoãn (nơi mà nhu cầu cho các sản phẩm khác nhau được kết hợp) hoặc bằng cách sử dụng hợp chất thông thường (nơi các nhu cầu cho các thành phần khác nhau được kết hợp) Hàng tồn kho tổng hợp có giúp giảm gánh nặng trong quản lý hàng tồn kho

Thứ hai, giảm sự thay đổi Sự thay đổi về thời gian giao hàng, sự thay đổi về

cung cầu, sự thay đổi về chất lượng sẽ ảnh hưởng đến số lượng hàng tồn kho Một hiệu ứng tương tự có thể được nhìn thấy nếu chất lượng được cải thiện Với sự thay đổi về chất lượng, hàng tồn kho có thể sẽ nhiều hơn là cần thiết trong trường hợp hàng hóa có khiếm khuyết

Thứ ba, giảm thời gian giao hàng Thời gian giao hàng trực tiếp ảnh hưởng

đến hàng tồn kho Ví dụ, điểm tái đặt hàng có thể được giảm nếu thời gian dẫn có thể được giảm Tương tự như vậy, chi phí tồn kho quá cảnh có thể giảm bằng cách giảm thời gian giao hàng Khi thời gian giao hàng dài, chúng ta cần phải dự báo nhiều hơn trong tương lai do đó độ chính xác của dự báo sẽ tăng lên, tăng sự biến thiên của nhu cầu và đòi hỏi phải có số lượng hàng tồn kho an toàn cao hơn

Cuối cùng, hệ thống quản lý hàng tồn kho JIT (Just-in-time) Nó có nhiều

yếu tố và nguyên tắc, nhưng cốt lõi của JIT là ý tưởng tạo ra với mức tồn kho tối thiểu Các khái niệm cơ bản về giảm tồn kho trong JIT:

Trang 25

- Các vấn đề về tồn kho ẩn: Sự khiếm khuyết của thiết bị và chất lượng sản xuất gây ra sự thay đổi trong sản xuất, và hàng tồn kho là cần thiết để giải quyết những vấn đề này trực tiếp và các vấn đề sau đó được chủ động sửa chữa

- Sản xuất nhỏ: Những lợi thế của đặt hàng với số lượng nhỏ, mà lần lượt giữ mức tồn kho trung bình nhỏ, đã được nhìn thấy ở trên Điều khó khăn trong việc đạt được vấn đề này là quá nhiều đơn đặt hàng và chi phí xử lý đơn hàng liên quan JIT

cố gắng giảm chi phí xử lý đơn đặt hàng để có thể hoàn thành lý tưởng của việc đặt hàng số lượng nhỏ.Ví dụ, các nhà cung cấp được đặt gần nhau và phương thức đặt hàng là đơn giản hóa Trong chế tạo, xử lý đơn đặt hàng liên quan đến việc thiết lập hoặc điều chỉnh lại các công cụ và máy móc sản xuất Khi mỗi đơn đặt hàng đến các máy móc phải được thiết lập theo thứ tự Thời gian và nỗ lực trong các thiết lập là tương đương với sản xuất của chi phí xử lý đơn đặt hàng Do đó sản xuất với số lượng nhỏ bị cản trở quá nhiều thiết lập và thời gian dành cho thiết lập JIT cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng loạt nhỏ bằng cách tích cực cải tiến quá trình thiết lập để thời gian và nỗ lực trong việc thiết lập giảm đáng kể

1.2.3 Về hoạt động phân phối

Hoạt động phân phối hàng hóa giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa sản phẩm gì ra thị trường và với giá cả như thế nào mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng hoá phải được tiêu chuẩn hoá thì vấn đề chất lượng hàng hoá đưa ra thị trường phải được đảm bảo là điều tất nhiên Việc phân phối của doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện được các chiến lược, kế hoạch phân phối đó

Khi sản xuất với công nghệ hiện đại và thách thức tổ chức quản lý khoa hoc, doanh nghiệp sẽ thành công trong khâu này, số lượng và chất lượng sản phẩm được đảm bảo nhưng rất có thể doanh nghiệp chỉ thành công nếu khâu tiếp theo là phân phối không được thực hiện tốt Phân phối hàng hoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 26

Ngược lại, phân phối hàng hoá không hiệu quả sẽ dẫn tới những ách tắc trong kinh doanh và có thể doanh nghiệp không chi trả được chi phí dẫn tới phá sản Phân phối trực tiếp tác động đến chi phí và sự trải nghiệm khách hàng và vì thế ảnh hưởng đến lợi nhuận Do đó, lựa chọn mạng lưới phân phối có thể đạt được mục tiêu chuỗi cung ứng từ chi phí thấp đến đáp ứng cao

Bên cạnh đó, quá trình phân phối sản phẩm vẫn đang được thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ hơn của Internet và thương mại điện tử dẫn đến sự cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các kênh phân phối và thành viên của chuỗi cung ứng

1.2.4 Về hoạt động hỗ trợ

1.2.4.1 Về ứng dụng công nghệ

Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả tham gia chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp Công nghệ ở đây được chia làm hai lĩnh vực chính là ứng dụng phần mềm và ứng dụng phần cứng Ứng dụng phần mềm đã được đề cập đến ở phần 1.2.1 và 1.2.3 và sẽ tiếp tục được đề cập đến ở phần 1.2.5 Do đó, trong phần này, tác giả sẽ tập trung vào ứng dụng phần cứng

Đầu tiên, tự động hóa trong logistics Lợi ích của quá trình tự động hoá trong

logistics là rất nhiều và bao gồm giảm chi phí, giảm lỗi và cải thiện thời gian chu

kỳ Một số ứng dụng tự động hóa quy trình trong logistics như hệ thống may công nghiệp, xử lý vật liệu, phát hiện an ninh và máy bay không người lái Một số ví dụ khác bao gồm: Cơ sở bốc xếp container tự động tại cảng (cũng như có lợi ích về thời gian và chi phí cũng có thể an toàn hơn mà không gây thương tích cho người lao động); Các phương tiện tự lái; các trung đội vận tải; Kiểm tra điều kiện và tự điều chỉnh vận chuyển hàng hóa quá cảnh (ví dụ như thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm của hàng hoá được giữ trong một thùng chứa)

Tiếp theo, những cải tiến chủ động, tiên phong trong việc sử dụng những

công nghệ/dịch vụ và mức độ hợp tác nhằm cải tiến công nghệ Những cải tiến này tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp và góp phần giữ vững vị trí của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

Trang 27

Cuối cùng, công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange –

EDI) Công nghệ này tạo thuận tiện cho việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa các công

ty Các hình thức truyền tải dữ liệu chủ yếu thông qua đơn đặt hàng từ nhà cung cấp, hóa đơn thanh toán từ nhà cung cấp đến khách hàng, và các hướng dẫn thanh toán có thể liên quan đến việc chuyển tiền điện tử - ứng dụng cho phép thanh toán

Dữ liệu truyền qua EDI thường được tự động Khi kết hợp với các ứng dụng công nghệ thông tin khác trong chuỗi cung ứng, EDI sẽ trở thành một công cụ mạnh hơn Một trọng những công nghệ nhận dạng tự động hay được sử dụng hiện nay là nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID) Chip RFID được đặt trên mỗi sản phẩm và cung cấp một cách để chủ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khoảng không quảng cáo của họ Do tăng khả năng hiển thị mà các chip RFID cung cấp, chúng sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả của chuỗi cung ứng của bạn bằng cách phát hiện bất kỳ dị thường lệnh nào khi chúng xảy ra, cho phép nhân viên kịp thời sửa lỗi Ngoài ra, nó cho phép theo dõi dễ dàng hơn và phù hợp hơn, cho phép chủ doanh nghiệp có quyền kiểm soát và hiển thị tối đa sản phẩm của mình mọi lúc Vì các chip RFID cung cấp quản lý sản phẩm bằng máy tính, chúng có thể loại bỏ khả năng xảy ra lỗi, đơn giản hóa chuỗi cung ứng và giảm chi phí hoạt động

1.2.4.2 Về quản lý dòng thông tin và dòng tài chính

Thông tin là chìa khóa mở ra khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng theo yêu cầu Cung cấp phù hợp với nhu cầu là điều cần thiết để vận chuyển hàng hóa đúng thời gian, đúng số lượng và đúng yêu cầu của khách hàng Về mặt nhu cầu, người tiêu dùng luôn thay đổi (nhiều người luôn luôn sử dụng công nghệ truyền thông và công nghệ truyền thông) mong đợi sự tồn tại của các chủng loại hàng hoá cao của các lô hàng cụ thể trong việc rút ngắn khung thời gian Điều này tạo ra nhu cầu thông tin thị trường chính xác và tốc độ cao Vì vậy, sự phức tạp, mức độ phổ biến, tốc độ và độ chính xác của thông tin là những động lực chủ chốt trong việc phát triển thông tin chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp Khả năng hiển thị thông tin hiệu quả được tạo điều kiện không chỉ bởi công nghệ thông tin mà còn bởi các mối quan

hệ hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng Nếu không có thông tin được tích hợp, thông tin sẽ không được chia sẻ hiệu quả và các bên rất khó để đưa ra quyết

Trang 28

định Các rào cản trong việc tăng cường khả năng hiển thị và minh bạch thông tin

có thể được phân loại là văn hoá, tài chính, kỹ thuật hoặc tổ chức, tất cả đều phải được giải quyết để thu được lợi ích kinh doanh từ việc trao đổi thông tin giữa các đối tác

Bên cạnh đó là dòng tài chính Các đặc điểm quan trọng của dòng tài chính là chi phí logistics, độ tin cậy của phương thức thanh toán, khả năng dự đoán các khoản chi và khoản chi trả từ việc thanh toán; cải thiện dòng tiền và quản lý thông tin (dữ liệu cấp hoá đơn với dữ liệu tài chính) Thông thường chi phí logistics bao gồm chi phí vận chuyển (44%), chi phí hàng tồn kho (25%), chi phí thuê nhà kho (24%), chi phí dịch vụ khách hàng (4%) và chi phí quản trị (3%)

Một số ứng dụng phần mềm đã được phát triển để lên kế hoạch và kiểm soát dòng thông tin và dòng tài chính trong chuỗi cung ứng Nổi bất nhất là hoạch định,

dự báo, bổ sung và cộng tác (Collaborative planning, forecasting, and replenishment – CPFR) và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) Nhờ các ứng dụng này, các nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn về việc tìm nguồn nguyên liệu, chứ không phải chỉ với chi phí sản phẩm thấp nhất có thể và các doanh nghiệp có thể so sánh tác động tài chính tổng thể từ việc sử dụng các sản phẩm phụ khác nhau ở các thị trường khác nhau

CPFR là một quá trình hợp tác mà các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể cùng nhau lập kế hoạch cho các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng từ giai đoạn giao nguyên vật liệu thô phục vụ sản xuất, sản xuất, giao thành phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Theo Hiệp hội sản xuất và kiểm soát hàng dự trữ Mỹ, hợp tác bao gồm lập kế hoạch kinh doanh, dự báo doanh số bán hàng và tất cả hoạt động cần thiết để bổ sung nguyên vật liệu thô và hàng thành phẩm Lợi ích là ứng dụng này đem lại là củng cố quan hệ đối tác, cung cấp các phân tích về bán hàng và dự báo đặt hàng, sử dung thông tin về POS, hoạt động mùa vụ, khuyến mại và phát triển sản phẩm mới, quản lý chuỗi cầu và hạn chế/xóa bỏ các vấn đề phát sinh và cho phép hợp tác trong tương lai và dự báo

Trang 29

ERP là một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào vào quản lý hoạt động kinh doanh, thu thập dữ liệu, lưu trữ, phân tích diễn giải ERP tạo ra quy trình làm việc tự động của một công ty cho phép thành lập hệ thống công ty phức tạp với các chuỗi các văn phòng khác nhau có đầy đủ chức năng như kế toán, bán hàng, hàng tồn kho, nguồn nhân lực, lập kế hoạch và sản xuất Tất cả kết nối trong một cơ

sở dữ liệu duy nhất đồng bộ toàn diện cho doanh nghiệp ERP có khả năng hợp lý hóa các quy trình hoạt động bán hàng, sản xuất, kế toán và thông tin liên lạc nội bộ

Sử dụng ERP có thể rút ngắn đáng kể thủ tục, tăng năng suất và tiêu chuẩn hóa các quy trình Sử dụng một chương trình phần mềm ERP để lưu trữ và đối chiếu dữ liệu theo hệ thống yêu cầu cuối cùng sẽ làm tăng doanh thu và giảm sự chậm trễ, dẫn đến lợi nhuận tăng lên

1.3 Điều kiện tham gia chuỗi cung ứng

1.3.1 Từ góc độ doanh nghiệp

1.3.1.1 Về công nghệ

Công nghệ có thể được coi là điều kiện cốt lõi, quyết định đến việc tham gia chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp Trong đó, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng Một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và vững chắc sẽ là bàn đạp vững chắc cho các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi cung ứng Không chỉ mạng lưới giao thông đường sá, cầu cống, kho cảng, bến bãi được xây dựng đầy đủ và thuận lợi, các hạ tầng cung cấp điện nước, mạng lưới viễn thông cũng cần bao quát rộng lớn

và ổn định để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra trôi chảy

Bên cạnh đó, Ghorban (2011) cho rằng công nghệ đã bước vào chuỗi cung ứng một cách dần dần và tiến bộ, bắt đầu bằng các hành động như lập hoá đơn điện

tử, theo dõi và vận chuyển bằng máy vi tính và thông báo tự động và chuyển sang các ứng dụng khác và đa dạng Việc kết hợp các công nghệ mới như trên đang được thúc đẩy bởi các nguồn lực đa dạng, như sự mong đợi của khách hàng ngày càng tăng, tăng cường cạnh tranh, tăng chi phí nhiên liệu và nhu cầu kiểm soát hàng tồn

kho cao hơn và quản lý hệ thống sản xuất đúng lúc (Just in Time - JIT) (Faze,

1997)

Trang 30

Điều quan trọng là công nghệ hiện đại có nhiều khả năng, liên quan đến việc đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với lịch trình, dự đoán và sửa chữa sai

sót và việc sửa đổi để bảo đảm các sản phẩm có chất lượng hàng đầu (Intermec

Technologies Corporation, 2007) Mỗi một liên kết trong một chuỗi cung ứng có

thể đồng thời được theo dõi và các hệ thống thông báo tự động có thể được sử dụng

để gửi tin nhắn tới những doanh nghiệp khác thông qua các kênh khác nhau

(Intermec Technologies Corporation, 2007) Một số xu hướng và công nghệ hàng

đầu ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm sản xuất, phân phối, bán lẻ và dịch vụ từ xa bao gồm (1) kết nối toàn diện, (2) truyền thông bằng giọng nói và GPS tích hợp với máy tính gồ ghề, (3) nhận dạng giọng nói, (4) hình ảnh kỹ thuật số, (5) in di động, (6) mã vạch, (7) quản lý từ xa và (8) bảo mật không dây

(Cohen & Roussel, 2013) Việc giới thiệu công nghệ không dây và tính di động đã

dẫn đến sự phát triển của một loạt các sản phẩm mới để nâng cao năng suất tổ chức

và lợi nhuận (Carter & Rogers, 2008)

Các yêu cầu về kỹ năng không khác biệt đáng kể theo quy mô hoặc khu vực của công ty, điều này cho thấy rằng nhân viên chuỗi cung ứng có thể di chuyển giữa các vùng với một mức độ dễ dàng Các nhà tuyển dụng chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp

và phân tích là một yêu cầu đối với tất cả các loại nghề nghiệp trên tất cả các chức năng phụ Các yêu cầu kỹ năng phổ biến khác bao gồm kỹ năng công nghệ, giao tiếp và dịch vụ khách hàng Những kỹ năng và kiến thức này bao gồm: Kế hoạch tài

Trang 31

chính, dự báo, phân tích chi phí, kiến thức về thực tiễn kinh doanh quốc tế, kiến thức về pháp luật và các quy định, kiến thức về các chức năng hậu cần và chuỗi cung ứng, tối ưu hóa luồng công việc, kiến thức về giao thông vận tải, quản lý chung và kinh doanh, ngôn ngữ, chiến thuật hoạt động, quản lý hợp đồng, kiến thức

về quy định và kỹ năng đàm phán, quan hệ với người bán hàng, quản lý chất lượng, kiến thức về thị trường tiền tệ và ý nghĩa kinh doanh, kỹ năng quản lý thay đổi và

cam kết của nhân viên (Marinko Jurčević, Morana Ivaković, Darko Babić, 2009)

Các nhà tuyển dụng chỉ ra rằng các khóa học phát triển kỹ thuật rất cần thiết cho nhân viên chuỗi cung ứng để thích ứng với điều kiện hiện tại Các phương tiện phát triển nhân viên phổ biến nhất là đào tạo tại chỗ và các khóa học bên ngoài Phần lớn, nhân viên chỉ ra rằng họ hài lòng với việc đào tạo họ đã nhận được và nó

đã đáp ứng được nhu cầu của họ Nói chung, các khoản đầu tư đào tạo hiệu quả, lớn hơn mức trung bình của Canada, được thực hiện trong toàn ngành; tuy nhiên, đầu tư vào các tổ chức nhỏ hơn thì ít hơn mức tối ưu Các hình thức hỗ trợ phổ biến nhất cung cấp cho nhân viên là học phí hoàn trả, thời gian nghỉ cho các khóa học bên ngoài và cung cấp đào tạo tại chỗ Chương trình làm việc/học tập cho nhân viên chuỗi cung ứng không được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên, tất cả các loại được sử dụng ở một mức độ nào đó Đào tạo nội bộ có xu hướng tập trung vào chuỗi cung ứng kỹ thuật và phát triển hậu cần, kỹ năng quản lý nhân sự và nhân sự (ví dụ như

kỹ năng giám sát, xây dựng đội ngũ, đàm phán, lãnh đạo và huấn luyện) và sức

khoẻ và an toàn (Marinko Jurčević, Morana Ivaković, Darko Babić, 2009)

1.3.1.3 Về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp luôn luôn là một vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng Tài chính doanh nghiệp ở đây đề cập đến tiền và tín dụng trong kinh doanh Nó bao gồm việc mua sắm và sử dụng các quỹ để các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động của họ một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất Những đặc điểm sau của tài chính doanh nghiệp sẽ làm cho ý nghĩa của nó rõ ràng hơn:

Trang 32

(i) Tài chính doanh nghiệp bao gồm tất cả các loại quỹ được sử dụng trong kinh doanh

(ii) Tài chính doanh nghiệp là cần thiết trong tất cả các loại hình tổ chức lớn hay nhỏ, sản xuất hoặc kinh doanh

(iii) Tài chính doanh nghiệp khác nhau là khác nhau tùy theo tính chất và quy

mô của doanh nghiệp Nó cũng thay đổi theo thời gian

(iv) Tài chính doanh nghiệp bao gồm việc ước lượng các quỹ Nó liên quan đến việc gây quỹ từ các nguồn khác nhau cũng như đầu tư của các quỹ cho các mục đích khác nhau

Tài chính doanh nghiệp là cần thiết để tham gia chuỗi cung ứng Với sự tăng trưởng trong các hoạt động, nhu cầu tài chính cũng tăng lên Các khoản tiền được yêu cầu để mua đất và xây dựng, máy móc và các tài sản cố định khác Ngoài ra, tiền cũng cần để đáp ứng các khoản chi tiêu ban ngày, ví dụ như mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương, hóa đơn điện, hóa đơn điện thoại… Sản xuất vẫn tiếp tục đáp ứng nhu cầu Chi phí tiếp tục phát sinh cho đến khi hàng hoá được bán và tiền được thu hồi Do đó, cần phải có tiền để thu hẹp khoảng cách thời gian giữa sản xuất và bán hàng Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể cần thiết để thay đổi văn phòng thiết lập để cài đặt máy tính Đổi mới cơ sở vật chất chỉ có thể được thực hiện khi

có đủ vốn

Hơn nữa, tài chính doanh nghiệp luôn phải đáp ứng những thăng trầm của kinh doanh và các vấn đề không lường trước được Giả sử, một số nhà sản xuất dự đoán tình trạng thiếu nguyên liệu thô sau một thời gian Rõ ràng là muốn dự trữ nguyên liệu nhưng họ chỉ có thể làm như vậy khi có tiền Thêm vào đó, trong thời đại cạnh tranh này, cần có nhiều tiền để chi tiêu cho các hoạt động quảng bá doanh

số bán hàng như quảng cáo, bán hàng cá nhân, giao hàng tận nhà hàng hóa

Tài chính doanh nghiệp cũng phải tính đến việc tận dụng được các cơ hội kinh doanh Giả sử một công ty muốn nộp hồ sơ dự thầu nhưng cần phải gửi một số

Trang 33

tiền tối thiểu cùng với đơn Trong trường hợp của công ty này không có khả năng tài chính mạnh thì sẽ rất khó để hoàn thành hồ sơ

1.3.2 Từ góc độ nhà nước

1.3.2.1 Về chính sách hỗ trợ công nghệ

Có thể tham gia vào chuỗi cung ứng có thể là một dấu hiệu cho khả năng sản xuất của một quốc gia đang phát triển Hơn nữa, liên kết quan hệ chặt chẽ với các công ty dẫn đầu trong chuỗi cung ứng có thể tăng cường chuyển giao kiến thức, công nghệ và thậm chí cả vốn tài chính vào nước của nhà cung cấp Bằng cách này, tham gia vào một chuỗi cung ứng có thể đóng vai trò xúc tác trong tăng trưởng kinh

tế của một nước đang phát triển thông qua nâng cao năng lực sản xuất Tuy nhiên, mức độ tham gia của chuỗi cung ứng dường như chỉ có thể cho các quốc gia đã có một số năng lực tiên quyết, chủ yếu là các nước có thu nhập trung bình và trung bình cao

Các công ty ở quốc gia có thu nhập trung bình và thấp thường phải đối mặt với những trở ngại lớn hơn trong việc nâng cấp cả quy trình và sản phẩm Sự hỗ trợ của Chính phủ có thể đóng một vai trò đặc biệt liên quan đến chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút nhiều người mua hơn (các công ty hàng đầu); giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan đối với đầu vào sản xuất nhập khẩu; và nâng cao hiệu quả cung cấp bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh, vận tải, hậu cần, giáo dục và đào tạo; đảm bảo cam kết lâu dài về chính sách (đặc biệt là chính sách thương mại và tài chính) nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp nước ngoài

và các mối quan hệ kinh doanh

1.3.2.2 Về chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực

Đối với các nước có thu nhập trung bình và thấp, là một phần của chuỗi cung ứng có thể được coi là một cách nhanh hơn để hội nhập vào thương mại toàn cầu trong sản xuất và dịch vụ Tuy nhiên, trong các phân đoạn trong một chuỗi cung ứng, các nước có thu nhập thấp tham gia chủ yếu chỉ được giới hạn ở dưới cùng của thang giá trị gia tăng với rào cản gia nhập ngành thấp - đó là các sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động với yêu cầu về công nghệ thấp và chi phí sản xuất thấp , chẳng hạn

Trang 34

như gia công trong may mặc và ngành công nghiệp sản xuất nhẹ Rào cản gia nhập ngành thấp thường tạo ra sự cạnh tranh về giảm giá giữa các nước cung cấp Các liên kết quan hệ giữa công ty dẫn đầu và nhà cung cấp trong các ngành này thường rất lỏng lẻo và không ổn định Các công ty đứng đầu được lợi từ sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp rất nhiều và họ thường chọn những nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu ngắn hạn của họ Những tác động tiêu cực tiềm tàng của các hợp đồng không ổn định như vậy, đặc biệt đối với thị trường lao động địa phương, đã được nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận

1.3.2.3 Về chính sách pháp luật

Thách thức đối với các nhà cung cấp và các Chính phủ của các nước có thu nhập trung bình và thấp là chuyển đổi các điều khoản thương mại đang giảm dần sang tăng thu nhập thương mại thông qua khối lượng xuất khẩu lớn hơn (tức là giành chiến thắng đối thủ cạnh tranh) hoặc thông qua việc đồng thời đạt được sự tăng trưởng về các thương mại, nghĩa là tăng năng suất

Một nghiên cứu gần đây của UNCTAD cho thấy xuất khẩu của các nước kém phát triển ở các nước đang phát triển khác, chủ yếu là các nước láng giềng, có

tỷ trọng cao hơn Có nghĩa là thương mại đặc biệt là trong một khu vực có thể cung cấp một số cơ hội cho các nước có thu nhập trung bình và thấp Các Chính phủ trong một khu vực cũng có thể cộng tác với nhau trong các lĩnh vực cải thiện luồng thông tin thị trường của một ngành (ví dụ như ngành dệt may) hoặc thiết lập một phòng thí nghiệm khu vực để đánh giá chất lượng sản phẩm Sự hợp tác khu vực có thể hữu ích như nhau đối với nghiên cứu thị trường cho các sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng trong khu vực (với thu nhập thấp hơn nhiều so với người tiêu dùng OECD) với một yếu tố công nghệ mới bổ sung (Alessandro Nicita, Victor Ognivtsev, Miho Shirotori, 2013)

1.4 Tiêu chí đánh giá lợi ích tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp

1.4.1 Về doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng nhất của tất cả các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng Sự chuyên môn hóa diễn ra trong chuỗi sẽ làm

Trang 35

tăng hiệu quả sản xuất của các thành viên và từ đó gia tăng thu nhâp cho doanh nghiệp Tuy nhiên, thu nhập của doanh nghiệp phụ thuộc vào công đoạn mà doanh nghiệp đó tham gia Ở những công đoạn đơn giản, mức gia tăng thu nhập sẽ thấp hơn ở những công đoạn phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hơn Trong chuỗi cung ứng của một ngành, các doanh nghiệp, các khu vực hay quốc gia đều có khả năng liên kết và hoạt động như một mạng lưới toàn cầu Nhìn ở phạm vi toàn cầu thì sự liên kết giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức thu nhập của toàn bộ hệ thống và là cơ sở của những nỗ lực gia tăng giá trị của các chủ thể tham gia Việc phân phối thu nhập trong chuỗi cung ứng có thể được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau như vốn đầu tư mạo hiểm, vốn công nghệ, vốn lao động, nguồn tài nguyên và các nguồn cung cấp nguyên liệu

đầu vào cho quá trình hoạt động sản xuất (Nguyễn Hoàng Ánh và cộng sự, 2008,

tr.16-21)

1.4.2 Về chuyển giao công nghệ

Chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động như một kênh chuyển giao kiến thức hiệu quả từ các công ty đa quốc gia, công tuy xuyên quốc gia sang các công ty nhỏ

ở địa phương Hoạt động chuyển giao kiến thức từ các công ty lớn sang các công ty địa phương có thể phân thành hai cấp độ: cấp độ thứ nhất, các công ty lớn chuyển giao các kiến thức về tiếp cận quản lý và kỹ thuật cho các công ty địa phương để giúp họ đáp ứng các tiêu chuẩn của các công ty lớn; cấp độ thứ hai, khi các công ty địa phương nâng cấp thành công năng lực của mình trong mạng lưới thì sẽ tạo ra một động cơ cho công ty lớn chuyển giao những kiến thức phức tạp hơn, bao gồm

cả phát triển quy trình và sản phẩm Những quốc gia đang phát triển là những quốc gia đi sau, có trình độ công nghệ, trình độ quản lý còn thấp Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sản phẩm ngành công nghiệp điện tử giúp cho các quốc gia này có cơ hội tiếp cận và nhận được những công nghệ cao từ các công ty đứng đầu trong chuỗi

Trang 36

1.4.3 Về tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với các nước đang phát triển, tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ thu hút được các nguồn vốn đầu tư của các công ty nước ngoài Tận dụng những lợi thế về chi phí lao động thấp ở các nước đang phát triển, các công ty nước ngoài sẽ tiến hành đầu tư xây dựng các cơ sở nhà máy Những nhà máy này sẽ tạo ra việc làm cho người dân địa phương Đây chính là việc tạo ra việc làm trực tiếp thông qua quá trình xây dựng nhà máy của các công ty nước ngoài Bên cạnh đó, các doanh nghiệp địa phương khi tham gia vào chuỗi, sau một thời gian hoạt động thành công sẽ mở rộng phạm vi hoạt động Sự mở rộng này cũng tạo thêm việc làm cho lao động ở chính quốc gia đó

Bên cạnh quá trình tạo thêm việc làm, trình độ lao động, chất lượng đội ngũ lao động cũng được nâng cao Điều này xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp

là cần những đội ngũ lao động chất lượng, có trình độ cao để làm việc trong môi trường có công nghệ cao Các doanh nghiệp cũng sẽ tự tổ chức quá trình đào tạo đội ngũ lao động của riêng họ để đáp ứng nhu cầu của chính danh nghiệp Những quy trình đào tạo bài bản sẽ giúp cho đội ngũ lao động nâng cao kiến thức, chuyên môn

Tiểu kết Chương 1

Thông qua Chương 1, người viết đã đem đến cái nhìn tổng quan về tham gia chuỗi cung ứng, thông qua đó có thể thấy sự cần thiết và vai trò quan trọng của việc tham gia chuỗi cung ứng Người viết cũng đã trình bày các hoạt động khi tham gia chuỗi cung ứng, các điều kiện tham gia chuỗi cung ứng cũng như các tiêu chí đánh giá hiệu quả tham gia chuối cung ứng từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng tham gia chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được trình bày ở Chương 2

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG

NGÀNH DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 2.1 Thực trạng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

a Giai đoạn trước năm 1986

Năm 1954, sau khi hoà bình được lập lại, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và có điều kiện phát triển kinh tế chi viện Miền Nam đấu tranh chống đế quốc, thống nhất đất nước Thời kỳ này, ngành dệt may Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ quan tâm tạo điều kiện đầu tư phát triển Với sự giúp đỡ của các nước anh em, bè bạn, chúng ta đã cải tạo và xây mới một loạt nhà máy có công suất lớn như: Dệt 8-3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Nam Định, May 10, May Thăng Long… Đồng thời, hàng loạt các hợp tác xã, tổ sản xuất thủ công được thành lập nhằm cung cấp thêm sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành dệt may lại có thêm cơ hội phát triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề của các làng nghề trải dài từ miền Trung vào miền Nam Hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Hữu Nghị…

Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế do cơ chế chung của

cả nền kinh tế Các doanh nghiệp chỉ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao,

mà không có sự linh động sáng tạo trong sản xuất, cũng như cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng Sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu

b Giai đoạn từ 1986 đến 1997

Trước năm 1990, do Việt Nam chỉ quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa nên phần lớn sản phẩm dệt may được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu Khi thị trường xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ, cũng như việc Việt Nam chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đã khiến cho các doanh nghiệp (phần lớn là doanh nghiệp

Trang 38

nhà nước) gặp không ít khó khăn Quen với cơ chế làm ăn thời bao cấp, doanh nghiệp được cấp vốn, đầu vào có sẵn, sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đầu

ra được bao tiêu toàn bộ Các doanh nghiệp bắt đầu lộ ra những nhược điểm: quy

mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, kỹ năng tổ chức sản xuất thiếu khoa học Thời kỳ này, nhiều doanh nghiệp do không thích ứng được với tình hình mới, nên kinh doanh bị thua lỗ liên tục, đứng trên bờ vực phá sản Trong giai đoạn này, còn có những điểm đáng chú ý khác nữa là chính sách vĩ mô của Nhà nước và Chính phủ đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng:

Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài được ban hành là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã khiến cho ngành dệt may thu hút được một lượng vốn lớn Hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI), theo mô hình liên doanh Yếu tố trên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh mới Ngành dệt may được đổi mới về cả chất và lượng

Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng, ngành dệt may đã mở rộng thị trường xuất khẩu Với chủ trương chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, không chỉ quan

hệ với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Âu, mà còn từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với nhiều nước khác trên thế giới Từ đó mở ra những thị trường mới như EU, Nhật Bản, ASEAN… thông qua việc nộp đơn gia nhập WTO (1994), ASEAN (1995), ASEM (1996) Đây là nguồn gốc tạo nên sự phát triển vượt bậc trong ngành dệt may Việt Nam

c Giai đoạn từ năm 1998 đến nay

Nếu như giai đoạn trước 1998 là quá trình hình thành và định hình ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thì giai đoạn này chính là giai đoạn phát triển Việt Nam mở rộng phát triển ra các thị trường trên thế giới Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC, Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001 và gia nhập Hiệp định thành lập WTO (2006) đánh dấu mốc tăng

Trang 39

trưởng vượt bậc của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy (5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%)

Tính theo giá hiện thời, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%) Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9.066 triệu USD Theo UNCTAD, sự sụt giảm này có thể do các nhà sản xuất giảm giá hàng bán để khuyến khích người mua trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và do người mua chuyển sang sử dụng các sản phẩm rẻ tiền hơn để cắt giảm chi tiêu trong tình hình kinh tế khó khăn Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN

Đến năm 2016, tình hình dệt may thế giới không khả quan, nổi bật là sự kiện Brexit ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ngành dệt may Năm

2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với năm 2016 Đặc biệt, năm 2017 cũng đánh một dấu mốc quan trọng của ngành dệt may Việt Nam khi lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Trung Quốc

2.1.1.2 Vị thế của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam

Trong khoảng 5 năm gần đây, ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP

Trang 40

Trong 9 tháng đầu năm 2017, ngành sợi đã xuất khẩu 990 ngàn tấn với tổng giá trị 2,62 tỷ USD tăng 23,7% về giá trị so với năm 2016, ngành may xuất khẩu 19,2 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2016 Tính riêng trong tháng 9, xuất khẩu xơ, sợi Việt Nam ước đạt 122 ngàn tấn trị giá 320 triệu USD, tuy giảm 1,1% về sản lượng nhưng lại tăng 3,5% giá trị so với cùng kỳ tháng trước Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt 26,7 tỷ USD, tuy nhiên, nguyên phụ liệu dệt may đã lên tới 16 tỷ USD, chỉ có 10,7 tỷ USD ở trong nước Trong 10,7 tỷ

đó, khoảng 2/3 là chi phí lương cho lao động , còn lại khoảng 3 tỷ USD là giá trị tăng thêm khác Điều này đã lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm

2016 đạt giá trị lớn thứ 2 chỉ sau ngành điện thoại và linh phụ kiện nhưng giá trị gia tăng không cao và vì một nửa số đó chúng ta đã phải chi cho nhập khẩu nguyên liệu vải

Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu của ngành dệt may và cả nước năm 2016

Toàn ngành dệt may

Cả nước

Tổng sản lượng 2.050 tấn sợi và

2.8 tỷ m2 vải

3.903 triệu sản phẩm

Số lượng doanh nghiệp

(doanh nghiệp)

Số lượng lao động (lao động) 243.428 1.337.132 1.580.560 12.856.856

Tổng doanh thu thuần (tỷ) 204.996 227.779 432.775 13.516.042

Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ) 5.700 4.696 10.396 556.695

Vốn sản xuất kinh doanh (tỷ) 194.195 149.028 343.223 19.677.247

(Nguồn: Lê Hồng Thuận, 2017)

Ngành dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tính đến giữa năm 2012 có gần 1.390 dự án FDI đầu tư với số vốn đăng ký 6,12 tỷ USD vào lĩnh vực dệt may Cao điểm trong thu hút FDI vào dệt may là giai đoạn 2014 - 2015 Chỉ tính riêng năm 2014, làn sóng dịch chuyển đầu tư dệt may để đón đầu các hiệp định thương mại lớn mà Việt Nam tham gia đã khiến 83 dự án FDI mới đổ vào Việt Nam

Ngày đăng: 08/10/2018, 18:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Công thương, 2017, Báo cáo logistics Việt Nam 2017, truy cập ngày 23 tháng 03 năm 2018, < http://www.moit.gov.vn/documents/25911/0/Bao+cao+Logistics+Viet+Nam+2017-final+%25281%2529.pdf/333ebf36-2192-4223-8bda-c8916de2cee9&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo logistics Việt Nam 2017
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017, Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ, truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2018,<http://egov.hufi.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/nhung-co-hoi-thach-thuc-cua-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-doi-voi-viet-nam-va-nhung-kien-nghi-de-xuat-tu-goc-do-khoa-hoc-va-cong-nghe-435.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ
3. Bùi Văn Tốt, 2014, Báo cáo ngành dệt may, truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017, <http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DetMay_180414_FPTS.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành dệt may
4. Cẩm Hà, 2018, Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2017, truy cập ngày 24 tháng 03 năm 2018, <http://www.vinatex.com/Portal/Detail.aspx?Organization=vinatex&MenuID=84&ContentID=14749&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2017
5. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2015, Báo cáo phân tích doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam, truy cập ngày 17 tháng 03 năm 2018, <https://www.bsc.com.vn/Report/ReportFile/715034&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam
6. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014, Quy hoạch ngành dệt may đến 2020, tầm nhìn 2030, truy cập ngày 12 tháng 03 năm 2018,<http://business.gov.vn/tabid/98/catid/10/item/13167/quy-ho%E1%BA%A1ch-ng%C3%A0nh-d%E1%BB%87t-may-%C4%91%E1%BA%BFn-2020- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch ngành dệt may đến 2020, tầm nhìn 2030
8. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2017, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, truy cập ngày 07 tháng 03 năm 2018, <http://www.dostquangtri.gov.vn/Upload/Thongtinchuyende/20170808-10083629.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”
9. Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương, 2017, Thị trường dệt may và may mặc thế giới: Tầm nhìn đến năm 2020, truy cập ngày 11 tháng 03 năm 2018,<http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-det-may-va-may-mac-the-gioi-tam-nhin-den-nam-2020&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường dệt may và may mặc thế giới: Tầm nhìn đến năm 2020
11. Lê Hồng Thuận, 2017, Báo cáo ngành dệt may, truy cập ngày 18 tháng 03 năm 2018, <http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Nganhdetmay_1217_FPTS.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo ngành dệt may
12. Lê Tiến Trường, 2017, Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành Dệt May Việt Nam, truy cập ngày 28 tháng 02 năm 2018<http://www.vietnamtextile.org.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-se-tao-ra-mot-dien-mao-moi-cho-nganh-de_p1_1-1_2-1_3-597_4-2107.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành Dệt May Việt Nam
13. Minh Hữu, 2017, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Hàng tồn kho to hơn... lợi nhuận, truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2018, <http://baophapluat.vn/chuyen-llam-an/tap-doan-det-may-viet-nam-vinatex-hang-ton-kho-to-hon-loi-nhuan- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Hàng tồn kho to hơn... "lợi nhuận
14. Nguyễn Hoàng Ánh và cộng sự, 2008, Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (Global Valua Chain – GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu (Global Valua Chain – GVC) và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam
15. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 2016, Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, truy cập ngày 03 tháng 03 năm 2018, <http://khcn.vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/files/cac_giai_phap_nham_thuc_day_su_tham_gia_chuoi_gia_tri_det_may_toan_cau_cua_cac_doanh_nghiep_det_may_viet_nam.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
16. Nguyễn Thành, 2012, Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may, truy cập ngày 24 tháng 03 năm 2018, <http://enternews.vn/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-cho-nganh-det-may-46900.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may
17. Nguyễn Thị Thu Sương, 2012, Nghiên cứu các nhân tốc ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tốc ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ
18. Nguyễn Văn Cảnh, 2017, Hơn 130 nghìn lao động làm việc trong ngành dệt may, truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2018, <http://bnews.vn/hon-130-nghin-lao-dong-lam-viec-trong-nganh-det-may/34522.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hơn 130 nghìn lao động làm việc trong ngành dệt may
19. Ninh Lan, 2017, Ngành dệt may xoay chuyển thế nào trong vòng xoáy cách mạng công nghiệp 4.0?, truy cập ngày 18 tháng 03 năm 2018, <https://baomoi.com/nganh-det-may-xoay-chuyen-the-nao-trong-vong-xoay-cach-mang-cong-nghiep-4-0/c/22931854.epi&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành dệt may xoay chuyển thế nào trong vòng xoáy cách mạng công nghiệp 4.0
20. Thanh Hiền, 2014, Ngành dệt may: Quy hoạch lại hệ thống phân phối nội địa, truy cập ngày 24 tháng 03 năm 2018, <http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/664386/nganh-det-may-quy-hoach-lai-he-thong-phan-phoi-noi-dia&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành dệt may: Quy hoạch lại hệ thống phân phối nội địa
21. Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương, 2017, Báo cáo: Logistics trong ngành dệt may- Điểm nút cần tháo gỡ, truy cập ngày 22 tháng 03 năm 2018, <http://www.logistics.gov.vn/nghien-cuudao-tao/bao-cao-logistics-trong-nganh-det-may-diem-nut-can-thao-go&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo: "Logistics trong ngành dệt may- Điểm nút cần tháo gỡ
23. Xuân Anh, 2017, 'Điểm nghẽn' của ngành dệt may Việt Nam - Bài 1: Nút thắt cổ chai về nguyên vật liệu, truy cập ngày 5 tháng 03 năm 2018,<https://baomoi.com/diem-nghen-cua-nganh-det-may-viet-nam-bai-1-nut-that-co-chai-ve-nguyen-vat-lieu/c/22854862.epi&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: 'Điểm nghẽn' của ngành dệt may Việt Nam - Bài 1: Nút thắt cổ chai về nguyên vật liệu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w