1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam

106 1,3K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Tài liệu được soạn cho nguồn vốn vay 3764 - VIE. Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng trưởng bền vững và công bằng,

Trang 3

Lời nói đầu

Nhằm hỗ trợ cho công cuộc cải cách nền kinh tế và x∙ hội của Việt Nam, tính đến cuối năm 2001, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đ∙ cam kết tài trợ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trị giá 19,94 tỷ USD Trong tổng số vốn cam kết tài trợ này, 14,3 tỷ USD đ∙ được ký kết dưới dạng các điều ước quốc tế cụ thể thông qua các chương trình, dự án tín dụng, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật Tổng giải ngân khoảng 9,728 tỷ USD, đạt khoảng 55,5% tổng nguồn vốn ODA đ∙ cam kết Nhìn chung, tình hình thực hiện các dự án ODA tại Việt Nam được đánh giá là thành công

Tuy vậy, nhìn chung, việc thực hiện và giải ngân các dự án ODA còn chậm, tỷ lệ giải ngân chưa đạt được mức trung bình trong khu vực là 20,5%/ năm

Trong số các nhà tài trợ cung cấp ODA cho Việt Nam thì Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) là 3 nhà tài trợ lớn nhất Tổng số vốn cam kết của 3 nhà tài trợ này chiếm trên 70% tổng số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết tài trợ cho Việt Nam

Nhà nước Việt Nam thống nhất được công nhận là thành viên chính thức của ADB vào năm 1976 Từ cuối năm 1993, quan hệ tài trợ của ADB với Việt Nam mới bắt đầu được thực hiện với quy mô lớn và trên diện rộng Tính cho đến tháng 12/ 2001, ADB đ∙ phê duyệt 34 khoản vay cho khu vực công cộng với tổng vốn là 2,2 tỷ USD, 3 dự án đầu tư cho khu vực tư nhân với tổng số vốn là 72 triệu USD và 117 dự án hỗ trợ kỹ thuật với tổng số viện trợ không hoàn lại là 82 triệu USD

Các dự án của ADB tài trợ cho Việt Nam chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực như sau: (i) Nông nghiệp và nguồn lực tự nhiên (ii) Cơ sở hạ tầng; (iii) Phát triển các lĩnh vực x∙ hội; (iv) Quản trị quốc gia; (v) Phát triển khu vực tư nhân và (vi) Hợp tác vùng

Với nỗ lực của cả ADB và Việt Nam, các chương trình, dự án do ADB tài trợ đang đóng góp có hiệu quả cho nỗ lực của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trong phát triển kinh tế, cải cách hành chính và xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án do ADB tài trợ, còn nhiều vấn đề bất cập cần tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến

độ chuẩn bị và thực hiện dự án Nhằm mục đích cải thiện tiến trình chuẩn bị và thực hiện dự

án do ADB tài trợ tại Việt Nam, một hợp phần của dự án hỗ trợ kỹ thuật m∙ số TA3476 -VIE

“Nâng cao hiệu quả ODA thông qua quan hệ đối tác” đ∙ được ADB và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp thực hiện để biên soạn Tài liệu hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án

do ADB tài trợ tại Việt Nam

Tài liệu này là sách hướng dẫn, được lập dựa trên cơ sở hài hoà thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án theo chính sách của ADB và theo các văn bản pháp quy của Việt Nam Cuốn sách

bao gồm hai phần: Phần 1- Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị dự án và Phần 2- Hướng dẫn thực hiện dự án Do khuôn khổ thời gian có hạn, trong nửa cuối năm 2002 sẽ phát hành Phần 1,

Phần 2 sẽ tiếp tục được chuẩn bị và phát hành trong thời gian tới Phần 1 hướng dẫn các thủ tục chuẩn bị chương trình, dự án kể từ khi chương trình, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Danh sách các Chương trình, dự án ODA đề nghị ADB tài trợ và phía ADB đ∙

đồng ý xem xét tài trợ cho đến khi hai bên ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về Chương trình, dự

án (hiệp định vay vốn hoặc văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật)

Đối tượng phục vụ của sách hướng dẫn này bao gồm:

- Đối với phía Việt Nam là nhằm phục vụ các cơ quan theo dõi, giám sát, hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ADB tài trợ sao cho vừa bảo đảm thực hiện các qui chế của Chính phủ, mặt khác lại tôn trọng các thủ tục, chính sách của ADB, bao gồm: (i) các cơ quan tổng hợp, quản lý vĩ mô ở cấp Trung ương liên quan

Trang 4

đến các chương trình, dự án ADB tài trợ; (ii) các Ban Chuẩn bị dự án và Ban Quản lý

dự án các cấp từ Trung ương đến địa phương, và các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án ADB tài trợ

- Đối với phía ADB là các cán bộ của ADB phụ trách việc chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án vốn vay và hỗ trợ kỹ thuật do ADB tài trợ cho Việt Nam

- Một số đối tượng khác có liên quan đến dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam như tư vấn trong nước và quốc tế

Dự kiến, sách hướng dẫn này sẽ được cập nhật định kỳ khi chính sách, quy chế, thủ tục của Chính phủ Việt Nam và ADB có những thay đổi quan trọng

Trong quá trình chuẩn bị sách hướng dẫn, không thể tránh khỏi các thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến các cơ quan và cá nhân trực tiếp sử dụng ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Vụ Kinh tế đối ngoại)

Số 2 Hoàng Văn Thụ, Hà Nội

hoặc

- Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam của

Ngân hàng Phát triển châu á (VRM)

701 - 706 Toà nhà Sun Red River

Số 23 Phan Chu Trinh, Hà Nội

Xin chân thành cảm ơn

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 5

Hướng dẫn sử dụng Phần 1

Mục đích của Phần 1 nhằm giúp người đọc có thể tìm hiểu tổng quát về thủ tục chuẩn bị

dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam, các thông tin chi tiết không trình bày hết được trong cuốn sách hướng dẫn này, đề nghị người sử dụng tham khảo tại các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ Việt Nam Trong cuốn sách có dẫn chiếu đến các văn bản pháp qui của Việt nam và các tài liệu của ADB ở những chỗ cần thiết

Một quy trình chuẩn bị dự án vốn vay hài hòa giữa thủ tục của Việt Nam và ADB cũng

được thiết kế trong cuốn sách này, bắt đầu từ bước thực hiện Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho tới khi hai bên chuẩn bị đàm phán vốn vay

Ngoài ra, một số kinh nghiệm và bài học tích lũy được trong quá trình chuẩn bị dự án

do ADB tài trợ cũng được trình bày trong cuốn sách, người đọc có thể tham khảo để áp dụng cho trường hợp cụ thể của mình

Nếu người đọc :

Muốn tìm hiểu tổng quan về ADB và quan hệ hợp tác ADB - Việt Nam

Chương I

Muốn tìm hiểu về hài hoà quy trình thủ tục chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật, dự án vốn

vay giữa ADB và Việt Nam và các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị chương

trình, dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam

Ngoài ra, tại phần Phụ lục, người đọc có thể tìm hiểu các thông tin sau đây

Tóm tắt một số nội dung cơ bản liên quan đến thực hiện dự án do ADB tài trợ Các tài liệu văn bản liên quan đến chuẩn bị dự án theo quy định của ADB Các tài liệu văn bản liên quan đến chuẩn bị dự án của Chính phủ Việt Nam

Trang 6

Mục lục

Lời nói đầu 1

Hướng dẫn sử dụng Phần 1 5

Mục lục 6

Chương I NGuồn vốn của Ngân hàng phát triển Châu á và tóm lược về hoạt động tài trợ của ADB tại Việt Nam 11

1 Nguồn vốn của ADB và tóm lược về hoạt động tài trợ của ADB tại Viêt Nam 11

2 Hoạt động tài trợ của ADB tại Việt Nam 13

Chương II Hài hòa thủ tục của ADB và Việt Nam trong quá trình chuẩn bị dự án 17

1 Tổng quan 17

2 Đề xuất Hài hoà thủ tục 20

2.1 Chuẩn bị TA 21

2.2 Thực hiện PPTA và Chuẩn bị Dự án vốn vay 28

2.3 Một số trường hợp đặc biệt khác 34

3 Các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị chương trình, dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam 42

3.1 Các yêu cầu của Việt Nam và của ADB 42

3.2 Các khuyến nghị đối với các cơ quan Việt Nam khi làm việc với các đoàn công tác của ADB 48

3.3 Các khuyến nghị đối với các đoàn công tác của ADB khi làm việc với các cơ quan của Việt Nam 51

Chương iII các bước chuẩn bị chương trình, dự án do adb tài trợ theo chu trình của adb 55

1 Tóm tắt quy định và thủ tục chuẩn bị các dự án do ADB tài trợ 55

1.1 Các quy định chung 55

1.2 Các bước chuẩn bị một khoản vay/dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB 57

2 Các bước chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật do ADB tài trợ 60

3 Các bước chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư do ADB tài trợ 62

chương iV các bước chuẩn bị Chương trình, Dự án do adb tài trợ theo quy định của chính phủ việt Nam 67

A Chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA 67

1 Tóm tắt các qui định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA 67

2 Các bước chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay ADB 68

B Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật 77

1 Tóm tắt các qui định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về chuẩn bị và phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA 77

2 Các bước chuẩn bị và phê duyệt Dự án TA do ADB tài trợ 77

Các phụ lục 84

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 7

Phụ lục i một số gợi ý ban đầu trong quá trình thực hiện dự án adb tài

trợ tại việt nam 84

1 Vốn đối ứng 84

2 Thiết kế và lập dự toán 84

3 Giải phóng mặt bằng 84

4 Đấu thầu, mua sắm 84

5 Tổ chức xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán 85

6 Quản lý tài chính và giải ngân 85

7 Kiểm toán 85

8 Giám sát và đánh giá dự án 86

9 Báo cáo về hoạt động của dự án 86

10 Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình, dự án trong quá trình thực hiện 86

Phụ lục II các tài liệu văn bản liên quan đến chuẩn bị dự án theo quy định của adb 87

Phụ lục II.1 Một số nội dung và yêu cầu của phía ADB trong quá trình chuẩn bị Dự án 87

Phụ lục II.2 Tài liệu đề cương ý tưởng Dự án 89

Phụ lục II.3 Tham khảo Biên bản ghi nhớ của đoàn thẩm định dự án của ADB 92

Phụ lục II.4 Báo cáo và Khuyến nghị cho Chủ tịch (RRP) 93

Phụ lục II.5 Hiệp định vay vốn 95

Phụ lục III nội dung các tài liệu liên quan đến chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB 96

Phụ lục III.1 Nội dung Biên bản ghi nhớ của đoàn tìm hiểu thực tế của ADB về Hỗ trợ kỹ thuật 96

Phụ lục III.2 Văn kiện hỗ trợ kỹ thuật 97

Phụ lục III.3 Ký kết Hiệp định vay vốn theo quy định của ADB 98

Phụ lục III.4 Hiệu lực Hiệp định vay vốn theo quy định của ADB 98

Phụ lục III.5 Các khoản vay dựa trên lãi suất LIBOR của ADB 99

Phụ lục IV Các tài liệu văn bản liên quan đến chuẩn bị Dự án của chính phủ việt nam 100

Phụ lục IV.1 Phân loại dự án đầu tư 100

Phụ lục IV.2 Nội dung chủ yếu của Báo cáo Nghiên cứu Tiền khả thi 101

Phụ lục IV.3 Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi 101

Phụ lục IV.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 102

Phụ lục IV.5 Nội dung chủ yếu của văn kiện chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật 102

Phụ lục IV.6 Nội dung thẩm định Chương trình dự án hỗ trợ kỹ thuật 102

Trang 8

Phụ lục IV.7 Giải trình về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường 103 Phụ lục IV.8 Nội dung của phương án đền bù 103 Phụ lục IV.9 Những vấn đề khác biệt cơ bản về đền bù đất trong quy định của

Việt Nam và chính sách của ADB 104 Phụ lục IV.10 Danh mục một số văn bản pháp qui chính của Việt nam liên quan

đến ODA 105

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 9

Danh s¸ch tõ viÕt t¾t1

Bé KH&§T - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t−

CQ THDA - C¬ quan thùc hiÖn dù ¸n

§oµn THTT - §oµn t×m hiÓu thùc tÕ

GMS - Ch−¬ng tr×nh hîp t¸c kinh tÕ tiÓu vïng Mªk«ng më réng

TA PMU - Ban Qu¶n lý Dù ¸n Hç trî kü thuËt

TA PPU - Ban ChuÈn bÞ Dù ¸n Hç trî kü thuËt

Trang 10

Danh sách các bảng

Bảng 1 Các loại dự án TA và Dự án vốn vay 18

Bảng 2 Phân loại dự án đầu tư 19

Bảng 3 Hài hoà các bước chuẩn bị TA do Thủ tướng chính phủ phê duyệt 23

Bảng 4 Hài hoà các bước chuẩn bị TA thuộc thẩm quyền phê duyệt của CQCQ 27

Bảng 5 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay 30

Bảng 6 Hài hoà đối với trường hợp được bỏ qua bước lập Pre-FS, lập ngay FS 38

Bảng 7 Hài hoà đối với trường hợp được dùng Pre-FS để đàm phán vốn vay 40

Danh sách các sơ đồ Sơ đồ 1 Quy trình chung 17

Sơ đồ 2 Hài hoà các bước chuẩn bị TA do thủ tướng chính phủ phê duyệt 22

Sơ đồ 3 Hài hoà các bước chuẩn bị TA do CQCQ phê duyệt 26

Sơ đồ 4 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay 29

Sơ đồ 5 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay 37

Sơ đồ 6 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay 39

Sơ đồ 7 Chu trình Dự án vốn vay ADB 57

Sơ đồ 8 Chu trình Dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB 58

Sơ đồ 9 Các bước chuẩn bị-thực hiện dự án TA và chuẩn bị dự án vốn vay 59

Sơ đồ 10 Các bước chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư do ADB tài trợ 76

Sơ đồ 11 Các bước chuẩn bị chương trình, dự án TA do ADB tài trợ 83

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 11

Chương I NGuồn vốn của Ngân hàng phát triển

Châu á và tóm lược về hoạt động tài trợ của ADB

tại Việt Nam

Chương I cung cấp một số thông tin tổng quan về nguồn vốn của ADB và hoạt động tài trợ của ADB tại Việt Nam bao gồm chiến lược hoạt động, các thông tin cụ thể về tài trợ của ADB dành cho Việt Nam cho đến thời điểm cuối năm 2001

1 Nguồn vốn của ADB và tóm lược về hoạt động tài trợ của ADB tại Viêt Nam

Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) được thành lập năm 1966, cho đến nay có 60 nước thành viên, trong đó 43 nước thành viên thuộc khu vực Châu á-Thái Bình Dương Trụ

sở chính của ADB đặt tại Manila-thủ đô Phi-líp-pin Ngoài ra ADB còn có 22 trụ sở các cơ quan thường trú và văn phòng đại diện ở một số nước thành viên Hiện nay có khoảng 2000 cán bộ chuyên môn và cán bộ giúp việc làm việc cho ADB

Là một tổ chức tài chính hợp tác phát triển đa phương, ADB giúp đỡ việc phát triển kinh tế x∙ hội của các nước thành viên đang phát triển (DMCs), tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển và hợp tác kinh tế trong khu vực Từ năm 1999 đến nay, với chiến lược giảm nghèo đ∙ được thông qua, mục tiêu chính của ADB là giảm nghèo bằng cách thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển x∙ hội và điều hành quốc gia tốt Mọi hoạt động, sự trợ giúp, chiến lược quốc gia cũng như các chương trình, dự án của ADB đều xoay quanh mục tiêu mới này

Các nguồn vốn của ADB bao gồm:

Nguồn vốn tín dụng thông thường (OCR): Nguồn vốn tín dụng thông thường

được hình thành từ 3 nguồn (i) cổ phần đóng góp từ vốn đóng góp của các thành viên, (ii) nguồn huy động từ thị trường tài chính quốc tế và (iii) thu nhập từ các khoản cho vay tích luỹ Khoảng 80% các khoản cho vay của ADB là từ nguồn vốn này với thời hạn vay dài hạn từ 15-25 năm Đây không phải là nguồn vốn vay ưu

đ∙i và được xác định trên cơ sở l∙i suất thị trường (gồm l∙i suất LIBOR cộng thêm phần phí quản lý) Thông thường chỉ những nước thành viên có nền kinh tế mạnh hoặc phát triển kinh tế ở mức cao mới được vay từ nguồn vốn này Vào cuối năm

2000, nguồn vốn tín dụng thông thường vào khoảng hơn 45 tỷ USD

Quĩ Phát triển Châu á (ADF) được thành lập năm 1974 cung cấp vốn vay ưu đ∙i

Hiện nay, Quĩ này do 26 nước thành viên tự nguyện đóng góp theo chu kì Quĩ ADF cung cấp vốn vay cho các nước thành viên đang phát triển có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp và khả năng thanh toán nợ bị hạn chế Đây là nguồn vốn quan trọng giúp các nước nghèo giảm nghèo đói và cải thiện điều kiện sống Trong thời kỳ 4 năm tính từ đầu năm 2001, theo kế hoạch, Quỹ ADF sẽ có giá trị vào khoảng 5,65 tỷ USD, được hình thành từ đóng góp mới là 2,91 tỷ USD

và các cam kết bổ sung từ nguồn hiện có và nguồn nội bộ là 2,74 tỷ USD

Quĩ Hỗ trợ kĩ thuật đặc biệt (TASF) là nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động

hỗ trợ kĩ thuật của ADB Quĩ này hình thành do các nước thành viên đóng góp tự nguyện, các khoản thu trích từ thu nhập ròng cho vay của các nguồn vốn OCR, thu

Trang 12

nhập từ nguồn lợi đầu tư và các nguồn khác Tổng vốn của Quỹ là 899 triệu USD vào cuối năm 2000, trong đó có 784 triệu USD đ∙ được cam kết, phần chưa được cam kết vào khoảng 115 triệu USD

Quĩ đặc biệt của Nhật Bản (JSF): JSF được thành lập năm 1988 do Chính phủ

Nhật Bản viện trợ nhưng do ADB quản lí Quĩ này chủ yếu dành cho hỗ trợ kĩ thuật giúp các nước thành viên chuẩn bị các dự án phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế

và giảm nghèo Tính đến cuối năm 2000, Tổng số vốn của quỹ này là 782,6 triệu USD

Quĩ của Chính phủ Nhật Bản dành cho giảm nghèo (JFPR): Quỹ này ra đời năm

2000 nhằm hỗ trợ các hoạt động với mục đích giảm nghèo và phát triển x∙ hội Tổng số vốn của Quỹ khoảng 92 triệu USD

Quĩ đặc biệt của Viện ADB: Quĩ này hình thành do đóng góp tự nguyện của các

nước thành viên, các tổ chức phi chính phủ được dùng để trang trải các chi phí hoạt động của Viện ADB Số vốn hiện có của Quỹ vào cuối năm 2000 là 5,9 triệu USD

Chương trình học bổng của Nhật Bản chính thức hoạt động năm 1988 nhằm tài

trợ cho công dân của các nước thành viên tham gia các khoá học sau đại học Từ năm 1998 tới năm 2000, Chính phủ Nhật Bản đ∙ đóng góp hơn 40 triệu USD cho quỹ này 1.164 suất học bổng đ∙ được trao cho các sinh viên, cán bộ nghiên cứu

từ 33 nước thành viên Số lượng các suất học bổng hàng năm đều tăng, năm 1988

có 49 suất học bổng thì tới năm 2000 đ∙ tăng lên 135 suất

Đồng tài trợ : Nhiều tổ chức quốc tế và các chính phủ tham gia vào các dự án với

vai trò Đồng tài trợ Các nhà tài trợ có thể đồng tài trợ cho chương trình, dự án đầu tư hoặc chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật Đồng tài trợ có thể là từ nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn đầu tư Đồng tài trợ rất đa dạng về hình thức và quy mô vốn nhưng thông thường dưới hai hình thức:

- Đồng tài trợ song song : Là khoản đồng tài trợ cho một dự án cụ thể nhưng nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện và quản lý nguồn đồng tài trợ của mình để thực hiện các hoạt động trong dự án song song với các hoạt động tài trợ của ADB trong

dự án đó Theo phương thức tài trợ này, dự án chung được các bên cùng tham gia thiết kế nhưng bên đồng tài trợ hoạt động khá độc lập với ADB và quản lý thực hiện phần tài trợ theo các quy định riêng của mình

- Đồng tài trợ chung: Là phương thức đồng tài trợ mà nhà tài trợ ủy thác cho ADB đứng ra tài trợ vốn và quản lý thực hiện dự án sau khi dự án đ∙ được tất cả các bên cùng tham gia thiết kế

Trong năm 2000 tổng số vốn đồng tài trợ huy động từ tất cả các nguồn lên tới khoảng

3 tỷ USD cho 41 dự án, tương đương với 51% vốn cho vay từ Quĩ ADF của ADB trong năm này

Các hoạt động cho vay của ADB:

Hoạt động cho vay của ADB được chia thành 2 loại chính: Hoạt động thông thường và hoạt động đặc biệt2 Các khoản vay của ADB ưu tiên dành cho các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng giao thông vận tải, cấp thoát nước, giáo dục, y tế, tài chính và khu vực tư nhân Hỗ trợ kĩ thuật chủ yếu được sử dụng cho việc chuẩn bị các

2 Theo Điều lệ hoạt động của ADB, nguồn vốn cho các hoạt động thông thường lấy từ các quĩ thông thường,

nguồn vốn cho các hoạt động đặc biệt lấy từ các quĩ đặc biệt Tham khảo Điều 9 và 20 của Điều lệ để có

thông tin chi tiết về hoạt động thông thường và hoạt động đặc biệt

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 13

khoản vay, cho các hoạt động tư vấn trong các chương trình cải cách chính sách, nâng cao năng lực

Các nước thành viên đi vay được chia thành 3 nhóm A, B và C Các nước thuộc nhóm

A được vay vốn từ nguồn ADF Các nước thuộc nhóm B có thể vay từ cả hai nguồn ADF và OCR, các nước thuộc nhóm C không được vay từ nguồn ADF Việt Nam hiện được xếp vào nhóm B1 (được vay từ nguồn ADF và một phần từ nguồn OCR)

2 Hoạt động tài trợ của ADB tại Việt Nam

Từ năm 1966- 1975 ADB cũng đ∙ có một vài tài trợ nhỏ cho các dự án đầu tư ở miền Nam Việt Nam Năm 1976, sau khi đất nước được thống nhất, Nước Cộng hoà x∙ hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của ADB và bắt đầu nhận tài trợ của ADB Sau một thời gian tạm ngừng các hoạt động tài trợ (1979- 9/1993), tháng 10/1993, ADB nối lại quan hệ tài trợ với Việt Nam

2.1 Chiến lược hoạt động của ADB tại Việt Nam

Từ năm 1993, các hoạt động của ADB tại Việt Nam đều tuân theo các chiến lược

hoạt động cụ thể như Chiến lược hoạt động tạm thời (IOS) giai đoạn 1993-1995, Chiến lược hoạt động Quốc gia (COS) giai đoạn 1996- 2000; Chương trình và Chiến lược hoạt

động Quốc gia (CSP) giai đoạn 2002-2004

Chiến lược hoạt động tạm thời 1993-1995: Theo chiến lược hoạt động này, các hoạt động trợ giúp của ADB tập trung vào các lĩnh vực (i) Phục hồi và nâng cấp cơ sở hạ tầng; (ii) Cải cách chính sách kinh tế và chính sách ngành, đặc biệt là chính sách nông nghiệp; (iii) hỗ trợ cho việc huy động các nguồn nội lực thông qua cải tổ ngành tài chính, sắp xếp lại tổ chức; và (iv) khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường

Chiến lược hoạt động quốc gia giai đoạn 1996-2000 (COS) tập trung vào các vấn

đề về cải cách chính sách và thể chế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lí môi trường và nguồn lực tự nhiên Ngoài ra, các vấn

đề như cải thiện sự bình đẳng giữa các vùng, khuyến khích hợp tác trong khu vực

và khuyến khích đầu tư tư nhân cũng được nêu bật trong chiến lược hoạt động của ADB giai đoạn này

Chương trình và Chiến lược hoạt động Quốc gia (CSP) giai đoạn 2002-2004 đ∙

được đưa ra vào tháng 1/2002 nhằm định hướng cho các hoạt động của ADB trong 3 năm từ 2002-2004 Chương trình và chiến lược hoạt động mới nhằm vào tăng trưởng bền vững đi đôi với công bằng x∙ hội nhưng sẽ tập trung mạnh, có chọn lựa vào một số vùng và ngành nhất định Chương trình và Chiến lược hoạt

động của ADB trong giai đoạn này tới sẽ tập trung vào 4 vấn đề chính:

o Tăng trưởng bền vững gắn với phát triển nông thôn và phát triển khu vực tư nhân bằng cách củng cố các hoạt động nghiên cứu phục vụ nông nghiệp và công tác khuyến nông, đa dạng hoá nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong nông nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh

o Phát triển x∙ hội thông qua việc đầu tư có lựa chọn vào y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

o Quản trị quốc gia thông qua cải cách hành chính và nâng cao năng lực của các cơ quan thuộc Chính phủ

o Tập trung đầu tư vào miền Trung với mục tiêu xoá đói giảm nghèo thông qua (i) Phát triển sinh kế và cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ tại làng x∙, (ii) Hỗ trợ phát triển ngành cơ sở hạ tầng với qui mô lớn hơn

Trang 14

2.2 Các trọng tâm chiến lược hoạt động của ADB tại Việt Nam:

2.2.1 Nông nghiệp và nguồn lực tự nhiên

và tăng cường nghiên cứu phục vụ nông nghiệp nhằm tăng năng suất và cải thiện mức sống

ở nông thôn

Lâm nghiệp, quản lí môi trường và nguồn lực tự nhiên

ADB đ∙ trợ giúp trong lĩnh vực này ở tầm quốc gia thông qua các hoạt động hỗ trợ kĩ thuật nhằm phát triển thể chế, nâng cao năng lực và cải cách hành chính Đồng thời, ADB cũng cho Việt Nam vay vốn đầu tư cho các dự án phòng chống lũ lụt và phát triển lâm nghiệp Thời gian tới, ADB sẽ chú trọng vào việc giải quyết đồng thời các vấn đề về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển sinh kế bền vững và xoá đói giảm nghèo ở khu vực miền Trung

2.2.3 Phát triển các lĩnh vực x∙ hội

ADB tiếp tục ủng hộ mục tiêu của Chính phủ trong việc phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở vào năm 2010 Thời gian qua ADB đ∙ tập trung vào các nội dung của giáo dục trung học cơ sở như cải cách chương trình, đào tạo giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất của nhà trường và cải cách hệ thống đào tạo kĩ thuật và dạy nghề Trong thời gian tới, ADB sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học cơ sở, thu hẹp sự chênh lệch về giáo dục giữa các giới và dân tộc ít người Về lĩnh vực y tế, thay vì những trợ giúp cho cộng

đồng như trước đây, ADB sẽ tập trung vào việc đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo

2.2.4 Quản trị quốc gia

ADB cũng đ∙ dành một số hỗ trợ kĩ thuật cho chương trình cải cách hành chính công của Việt nam, đào tạo nâng cao năng lực của một số cơ quan tổng hợp của Chính phủ Thời gian tới, hoạt động hỗ trợ của ADB sẽ tập trung vào cải cách hành chính làm cho các cơ quan, thể chế mạnh hơn và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ công cộng và hỗ trợ phân cấp quản lý Bên cạnh đó, ADB cũng tiếp tục tài trợ cho việc cải cách pháp luật, cải cách tài chính mà trong đó tập trung vào hệ thống phi ngân hàng

2.2.5 Phát triển khu vực tư nhân

Thời gian tới ADB sẽ quan tâm nhiều hơn đến phát triển khu vực tư nhân mà trọng tâm là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc phát triển hệ thống tài chính, cải cách khuôn khổ pháp lí nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân

2.2.6 Hợp tác vùng

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 15

ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triểnp hợp tác trong khu vực thông qua Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) Các nước thành viên của GMS gồm: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Các sáng kiến và hoạt động của GMS tập trung vào các lĩnh vực chính là: (i) Giao thông vận tải; (ii) Năng lượng; (iii) Bưu chính viễn thông; (iv) Môi trường; (v) Thương mại

và Đầu tư; (vi) Du lịch; (vii) Phát triển nguồn nhân lực Cho đến cuối năm 2000 đ∙ xác định

được khoảng 55 dự án đầu tư và 44 dự án hỗ trợ kỹ thuật ưu tiên trong các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, xây dựng thể chế

Việt Nam tham gia GMS ngay từ khi sáng kiến này được khởi xướng vào năm 1992, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan đầu mối của quốc gia về Chương trình này ủy ban Điều phối Quốc gia hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Kông do một Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Năm 2002, Ban Thư ký quan hệ và hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng đ∙ được thành lập tại Bộ KH&ĐT Cho đến cuối năm 2000, ADB đ∙ huy động từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau để đầu tư gần 2 tỷ USD cho các dự án

đầu tư và viện trợ không hoàn lại trên 43 triệu USD cho các dự án Hỗ trợ kỹ thuật thuộc GMS

2.3 Tài trợ của ADB cho Việt Nam

lệ giải ngân có tiến bộ và tăng dần, năm 1998 là 14,2%, năm 1999 đạt 16%, năm 2000 đạt 18,7%, năm 2001 tỷ lệ giải ngân lại tụt xuống 17,3% Do vẫn còn nhiều chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, một nhóm dự án do ADB tài trợ đang thực hiện ở Việt Nam bị xếp vào nhóm “có độ rủi ro cao”

Thời kỳ 2002-2005:

Theo chính sách cho vay mới, bắt đầu từ năm 2002, ADB sẽ cho vay từ ADF dựa trên tình hình thực hiện3 Trong các năm tới, mức vay cơ bản bình quân hàng năm theo Chương trình quốc gia là 240 triệu USD/năm từ ADF và 60 triệu USD/năm từ nguồn tín dụng thông thường OCR ADB có kế hoạch tiếp tục viện trợ không hoàn lại thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật khoảng 6 triệu USD/năm Ngoài ra, chương trình GMS sẽ tăng cường các khoản vay cho Việt Nam ngoài hạn mức tài trợ cho Chương trình quốc gia

2.4 Điều kiện vay trả đối với các khoản vay ADB dành cho Việt Nam

Từ năm 1999 trở đi, ADB cho Việt Nam vay ưu đ∙i từ ADF với các điều kiện cơ bản

là : thời hạn hoàn trả 32 năm, trong đó thời gian ân hạn là 8 năm, l∙i suất trong thời gian ân hạn là 1%/ năm và trong thời gian trả nợ gốc là 1,5 %/ năm

Các khoản vay OCR có thời hạn vay và thời gian ân hạn phụ thuộc vào các đặc điểm của dự án (thông thường thời hạn vay là 15-25 năm và thời gian ân hạn là 4-6 năm) Từ tháng 7/2002, chính sách cho vay của ADB lại có thay đổi đối với các khoản vay từ OCR

Cụ thể là các khoản vay OCR từ ngày 1/7/2002 sẽ được lựa chọn trong ba đồng tiền là USD, EURO và Yên Bên vay có thể lựa chọn hình thức l∙i suất cố định hoặc l∙i suất thả nổi dựa

3

Policy on Performance-Based Allocation (PBA)

Trang 16

vào l∙i suất LIBOR Hiện nay ADB áp dụng l∙i suất LIBOR cộng biên độ l∙i suất 0,6%, chi tiết về LIBOR xin tham khảo tại Phụ lục III.5 Ưu tiên của ADB dành cho Việt Nam thể hiện trong Chương trình và Chiến lược hoạt động của ADB tại Việt Nam và được cập nhật hàng năm Về nguyên tắc, ADB không dùng vốn ADF tài trợ cho các dự án có tính chất thương mại

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 17

Chương II Hài hòa thủ tục của ADB và Việt Nam

trong quá trình chuẩn bị dự án

Chương II giới thiệu về thủ tục chuẩn bị dự án của ADB và Việt Nam đ∙ được hài hoà, một mô hình tạm được coi là "chuẩn" về các bước chuẩn bị và phối hợp của cả hai bên

được đưa ra trên cơ sở thực hiện thí điểm từ năm 2002 Các thông tin chi tiết cụ thể hơn về các bước chuẩn bị của ADB và Chính phủ Việt Nam được trình bày trong Chương III và Chương IV

1 Tổng quan

Quy trình chung của quá trình chuẩn bị dự án vay vốn do ADB tài trợ bao gồm 3 bước chủ yếu:

(i) Chuẩn bị ban đầu (chuẩn bị trước khi thiết kế dự án)

(ii) Chuẩn bị Dự án (còn gọi là thiết kế dự án)

(iii) Thẩm định và phê duyệt Dự án

Tương ứng với các bước này, ADB có 3 bước chuẩn bị là chuẩn bị PPTA4, thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay, Việt Nam phải qua các bước là tiếp nhận PPTA, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi Sau đó, hai bên chính thức đàm phán Hiệp định vay vốn

Nghiên cứu Tiền khả thi

Nghiên cứu Khả thi

Đàm phán Hiệp định vay vốn

4 ADTA và các loại hình TA khác tương tự như PPTA

Trang 18

Các bước chuẩn bị của hai bên được tiến hành chủ yếu nhằm mục đích xây dựng các văn kiện dự án, hồ sơ pháp lý thoả m∙n yêu cầu của Việt Nam và ADB, làm cơ sở cho việc

đàm phán và thực hiện dự án vốn vay sau này

Trên thực tế, các quy định và thủ tục của ADB và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, thời gian thực hiện từng bước rất khác nhau nên quá trình chuẩn bị dự án thường có nhiều chậm trễ do đó dẫn tới không thực hiện được đúng kế hoạch tài trợ đ∙ được hai bên thống nhất Hài hoà thủ tục chuẩn bị dự án được đưa ra nhằm mục đích:

Rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án

Đảm bảo chất lượng dự án theo đúng yêu cầu của cả hai bên và tăng cường tính chủ động của các cơ quan Việt Nam trong quá trình chuẩn bị dự án

Để thuận tiện cho người sử dụng tra cứu các trường hợp cụ thể của mình, Bảng 1 dưới đây nêu tóm tắt các loại dự án TA và dự án vay vốn khác nhau, tương ứng là cấp có thẩm quyền phê duyệt của phía Việt Nam, đồng thời tham chiếu đến vị trí tra cứu phù hợp trong sách hướng dẫn

Bảng 1 Các loại dự án TA và Dự án vốn vay

Loại dự án Cấp có thẩm quyền phê duyệt

theo thủ tục của Việt Nam Tham khảo tại

1 TA có mức vốn từ 1 triệu USD trở

lên hoặc TA có mục tiêu hay nội dung

liên quan đến thể chế hay chính sách

nhà nước, pháp luật, cải cách hành

chính, văn hoá thông tin, an ninh, quốc

phòng (không phụ thuộc vào mức vốn)

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Văn kiện TA trên cơ sở Tờ trình của CQCQ và Báo cáo thẩm định của

Bộ KH &ĐT

Sơ đồ 2 (trang 20) Bảng 3 (trang 23)

2 TA không thuộc loại nêu tại Mục 1

trên đây

Thủ trưởng CQCQ phê duyệt Văn kiện TA trên cơ sở kết quả thẩm

định của cơ quan chức năng (Sở, Vụ chuyên trách)

Sơ đồ 3 (trang 24) Bảng 4 (trang 27)

3 Dự án vốn vay có tổng mức vốn đầu

tư thuộc Nhóm A5

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Pre-FS và Pre-FS trên cơ sở Tờ trình của CQCQ và Báo cáo thẩm định của

Bộ KH &ĐT

Sơ đồ 4 (trang 27) Bảng 5 (trang 30)

FS hoặc uỷ quyền cho Thủ trưởng CQCQ phê duyệt FS

Sơ đồ 6 (trang 37) Bảng 7 (trang 40)

6 Dự án vốn vay có tổng mức vốn đầu

tư thuộc Nhóm B, đàm phán Hiệp định

vay vốn trên cơ sở FS 6

Thủ trưởng CQCQ phê duyệt FS trên cơ sở Báo cáo thẩm định của cơ

6 Hiện trường hợp này chưa xảy ra đối với các Dự án vốn vay do ADB tài trợ

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 19

7 Khoản vay Chương trình

(giải ngân nhanh)

CQCQ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Văn kiện Khoản vay Chương trình thay vì phê duyệt Pre-

Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh,

quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý

nghĩa chính trị - x∙ hội quan trọng, thành lập

và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới

Không kể mức vốn

Các dự án: sản xuất chất độc hại, chất nổ

không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư

Không kể mức vốn

Các dự án loại này không có nhóm B

và nhóm C

Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu

khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón,

chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu,

lắp ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác,

chế biến khoáng sản; các dự án giao thông:

cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường

sắt, đường quốc lộ

Trên 600 tỷ đồng Từ 30 đến 600 tỷ

đồng

Dưới 30 tỷ đồng

Các dự án: thuỷ lợi, giao thông (khác với 2

loại nêu trên), cấp thoát nước và công trình

hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất

thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược,

thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất

vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong

nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông

nội thị thuộc các khu đô thị đ∙ có quy hoạch

chi tiết được phê duyệt

thuỷ tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn

thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản

xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,

chế biến nông, lâm sản

Trên 300 tỷ đồng Từ 15 đến 300 tỷ

đồng

Dưới 15 tỷ đồng

Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát

thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho

tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu

khoa học và các dự án khác

Trên 200 tỷ đồng Từ 7 đến 200 tỷ

đồng

Dưới 7 tỷ đồng

Trang 20

2 Đề xuất Hài hoà thủ tục

Thủ tục chuẩn bị dự án của cả hai phía ADB và Việt Nam đều khá phức tạp, qua nhiều bước khác nhau và có những đặc thù riêng Không thể làm hài hòa hoàn toàn các thủ tục chuẩn bị dự án bởi vì ADB phải áp dụng cùng một loại thủ tục cho tất cả các nước thành viên, còn Việt Nam cũng phải áp dụng thủ tục của mình đối với các nguồn tài trợ khác nhau

từ bên ngoài Vì vậy, hài hòa chỉ có thể thực hiện trên một số phương diện nhất định về thời

gian, thời điểm hai bên phối hợp với nhau để tiến hành các bước chuẩn bị Dự án, nội dung và các tài liệu nghiên cứu theo yêu cầu của cả hai phía và cách thức tiến hành công tác chuẩn bị để đảm bảo rằng sự phối hợp, tham khảo ý kiến và đưa ra quyết định của cả hai bên được tiến hành một cách hài hoà Cho dù chỉ xét trên các phương diện này

thì quá trình nghiên cứu và đề xuất hài hòa thủ tục chuẩn bị dự án do ADB tài trợ tại Việt Nam cũng không đơn giản và cần phải dựa trên một số giả định và hạn chế để đơn giản hóa vấn đề nghiên cứu, cụ thể như sau:

(i) Giới hạn việc nghiên cứu hài hòa thủ tục từ khi bắt đầu chuẩn bị một Dự án PPTA7, thực hiện PPTA để xây dựng văn kiện chương trình, dự án đầu tư, cho tới khi văn kiện chương trình, dự án đầu tư này có hiệu lực thi hành

(ii) Đối với thủ tục của phía Việt Nam thì việc nghiên cứu hài hòa thủ tục dựa trên

dự án đầu tư thuộc Nhóm A Chuẩn bị dự án đầu tư gồm hai bước: lập Pre-FS và

và FS và FS là căn cứ để đàm phán vốn vay với ADB Các dự án khác được xem xét hài hoà bằng cách so sánh với trường hợp "chuẩn" này

(iii) Trong các quy định hiện hành của Việt Nam về quản lý và sử dụng ODA, thời gian được tính bằng “ngày làm việc”, trong khi đó phía ADB tính bằng “ tuần” Trong sách này giả định: 5 ngày làm việc bằng 1 tuần (5 ngày làm việc + 2 ngày nghỉ cuối tuần) được áp dụng để quy đổi “ngày làm việc” ra đơn vị “tuần” theo

đơn vị thời gian của ADB để tiện so sánh và đối chiếu mốc thời gian

(iv) Trong quy định hiện hành của Việt Nam về quản lý và sử dụng ODA, có một số bước chuẩn bị dự án không được quy định cụ thể về mốc thời gian hoàn thành, ví

dụ như: thời gian chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật, thời gian lập Pre-FS, FS, thời gian phê duyệt kết quả đàm phán hiệp định vay vốn Một số giả định về thời gian hoàn thành các công việc này cũng được đề xuất dựa trên kinh nghiệm thực

tế của các dự án khác nhằm tạo cơ sở cho việc hài hoà về mặt thời gian

(v) Quy định về thời gian làm việc cho mỗi bước trong quá trình chuẩn bị dự án của ADB là khá chặt chẽ và chính xác, do đó việc xác định tiến độ và chương trình làm việc cũng như các mốc chính cần phải dựa trên quy định này

(vi) Một số quy định về thời gian của Việt Nam chưa chặt chẽ và chính xác và thường có những khoảng thời gian "đệm" không xác định ở giữa, ví dụ như thời hạn thẩm định và phê duyệt thường có những điều kiện kèm theo như "kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ", "kể từ ngày nhận được báo cáo" dẫn tới khả năng

có thể một số bước bị chậm trễ so với kế hoạch ban đầu (do thời gian chuyển công văn giấy tờ có thể bị chậm, hoặc hồ sơ chưa đầy đủ)

Xuất phát từ các đánh giá trên đây, hài hoà thủ tục được đề xuất trên cơ sở phân tích các bước chuẩn bị dự án của ADB và Việt Nam nhằm tìm ra các mốc thời gian cụ thể mà hai bên cùng phải hoàn thành một công việc hoặc thời điểm nào thì ADB phải chờ phía Việt Nam hoàn thành thủ tục nội bộ của Việt Nam và ngược lại Ngoài ra quá trình hài hòa được

đề xuất cũng xác định các thời điểm đòi hỏi cả hai bên (hoặc một bên nào đó) phải gấp rút hoàn thành một số thủ tục nào đó nhằm đạt các mốc tiến độ cần thiết Quá trình hài hòa

7 Giả định dự án TA có giá trị > 1 triệu USD hoặc TA thuộc lĩnh vực đặc biệt

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 21

được trình bày dựa trên các bước chuẩn bị dự án của ADB, từ đó liên hệ với các bước chuẩn

bị dự án tương ứng của Việt Nam để đề xuất sự phối hợp giữa hai bên và các vấn đề có liên quan khác Ngoài ra, trong một số phương diện nào đó, việc đảm bảo hài hòa về mặt nội dung tài liệu, cách trình bày tài liệu cũng được đề xuất nhằm tăng hiệu quả của quá trình phối hợp giữa hai bên

Trang 22

Sơ đồ 2 Hài hoà các bước chuẩn bị TA do thủ tướng chính phủ phê duyệt

2 1-2

3 1-2

Chuẩn bị và gửi thoả

thuận TA

Ký kết thoả thuận TA

4

Lập kế hoạch

Chuẩn bị đoàn tìm hiểu thực tế Thành lập Nhóm

Dự án

VK TA sửa đổi

Thẩm định cấp chuyên viên (SRC)

Chuẩn bị Dự thảo

VK TA

Phê duyệt VK TA

Chữ đứng: Thực hiện ở Việt Nam

Chữ nghiêng: Thực hiện tại ADB Manila

Chữ xanh: Công việc do phía ADB thực hiện

TA “lần đầu”

- Đề nghị Bộ KH&ĐT thẩm định sớm TA

- Chuẩn bị làm việc với ADB

- Chuẩn bị Kế hoạch

Thành lập PPU

Chữ đỏ: Công việc do phía Việt Nam thực hiện

Báo cáo thẩm

định

ý kiến đóng góp cho Dự thảo

Kế hoạch CBDA

QĐ phê duyệt TA

Thẩm định 9 - 10 tuần

Họp thẩm

định (nếu cần)

Trang 23

Bảng 3 Hài hoà các bước chuẩn bị TA do Thủ tướng chính phủ

Đoàn THTT sang Việt Nam) Phía VN (CQCQ) thông báo cho ADB về việc đ∙

thành lập PPU, các thông tin liên quan về nhân sự,

địa chỉ liên lạc, số fax, điện thoại, email, người liên lạc

CQCQ Thành lập ban quản lý dự án HTKT (PPU)

PPU gửi cho ADB bản Dự thảo Kế hoạch chuẩn bị

dự án trước khi Đoàn vào Việt Nam

ADB gửi kế hoạch làm việc tại VN của đoàn THTT cho PPU để chuẩn bị làm việc với Đoàn Hai bên trao đổi các thông tin khác (nếu cần)

CQCQ/ PPU Lập kế hoạch chuẩn bị dự

án;

Chuẩn bị làm việc với đoàn THTT

Hai bên làm việc về nội dung của TA

Hai bên thảo luận về nội dung Điều khoản tham chiếu cho tư vấn TA, bao gồm cả các vấn đề phải phối hợp với phía Việt Nam trong quá trình CQCQ lập Pre FS và FS (nếu là PPTA để chuẩn bị dự án vay vốn) Trong các vị trí tư vấn trong nước thuộc

TA, có một nhóm tư vấn giúp PPU lập Pre-FS và

FS theo qui chế của Việt Nam (dự kiến khoảng

6-10 tháng-người) Các cơ quan liên quan đóng góp ý kiến về MOU tại cuộc Họp tổng kết của Đoàn THTT

Hai bên ký MOU

(MOU sẽ bao gồm bản MOU và Dự thảo Văn kiện TA"

lần đầu" như một phụ lục của MOU, để phía Việt Nam

đóng góp ý kiến)

Cập nhật, hoàn chỉnh và phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị dự án làm việc với đoàn

Trang 24

Chuẩn bị dự

thảo Văn kiện

(3 tuần)

Trong khi phía ADB chuẩn bị dự thảo Văn kiện

TA thì phía VN góp ý về nội dung của Dự thảo Văn kiện TA “lần đầu”

CQCQ tổng hợp các ý kiến đóng góp về nội dung của MOU và dự thảo Văn kiện TA “lần đầu” và

gửi cho ADB (1 tuần)

Trường hợp có ý kiến khác nhau, hai bên trao đổi

để đi đến thống nhất ý kiến

(Trong vòng tối đa là 3 tuần, nếu phía Việt Nam không

có ý kiến đóng góp chính thức gì thì coi như là hoàn toàn đồng ý với các nội dung của MOU đ∙ ký kết)

ADB gửi Dự thảo Văn kiện TA lần 2 cho phía Việt Nam để bắt đầu quá trình thẩm định

Các công việc sau khi đoàn THTT rời Việt Nam Các cơ quan hữu quan góp ý về nội dung của MOU và bản dự thảo Văn kiện TA “lần đầu”

CQCQ làm văn bản đề nghị Bộ KH&ĐT tiến hành thẩm định TA sớm CQCQ gửi góp ý về MOU

và dự thảo Văn kiện TA lần đầu cho ADB và Bộ KH&ĐT

Sau khoảng 4-5 tuần, Bộ KH&ĐT tổng hợp ý kiến

đóng góp của các cơ quan Việt Nam và gửi cho ADB trước khi ADB tổ chức SRC

Bộ KH&ĐT bắt đầu quá trình Thẩm

định TA ( thẩm định sớm 1-2 tuần)

SRC cho ý kiến về Văn kiện TA

Phía ADB căn cứ vào ý kiến góp ý của phía Việt Nam và nội dung của SRC để chỉnh sửa lại Văn kiện TA

Thẩm định TA (tiếp) A6

Chỉnh sửa lại

Văn kiện TA

(1-2 tuần) ADB gửi Văn kiện TA sửa đổi cho TA PPU Sau khi nhận được Văn kiện TA sửa đổi, nếu không có

gì khác biệt lớn với nội dung của MOU, đồng thời các ý kiến đóng góp của phía VN đ∙ được phản

ánh vào nội dung Văn kiện TA sửa đổi thì phía VN vẫn tiếp tục quá trình thẩm định, nếu có nhiều vấn

đề khác biệt thì hai bên phải bàn bạc thêm

CQCQ thông báo cho ADB biết về kết quả cuộc

họp thẩm định

Bộ KH&ĐT tổ chức cuộc họp thẩm

định (nếu cần)

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 25

Phê duyệt Văn

kiện TA

(1-3 tuần)

ADB làm các thủ tục nội bộ để phê duyệt Văn kiện

TA ADB chỉ phê duyệt Văn kiện TA sau khi CQCQ đ∙ gửi cho ADB bản tóm tắt kết quả thẩm

VN

Nhận được Thoả thuận

TA, Bộ KH&ĐT hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án TA

và CQCQ thành lập Ban QLDA hỗ trợ

kỹ thuật (PMU) (chuyển PPU thành PMU)

(4 tuần)

Hai bên Ký kết thoả thuận TA

Tham khảo Hộp 4 Chương III về ký kết Dự án TA

Tổng thời gian : 20- 22 tuần

Trường hợp khác:

Các TA có mức vốn dưới 1 triệu USD và có mục tiêu hoặc nội dung không liên quan

đến thể chế và chính sách nhà nước, pháp luật, cải cách hành chính, văn hoá thông tin, an ninh, quốc phòng sẽ thuộc thẩm quyền phê duyệt của CQCQ Đối với thủ tục ADB, các bước không có gì thay đổi đáng kể Các bước của phía Việt Nam từ A1- A3 không có gì

thay đổi (xem Bảng 3 trên đây), từ Bước A4 đến Bước A9 có một số thay đổi Chi tiết tham khảo tại Sơ đồ 3 và Bảng 4 dưới đây

Trang 26

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Sơ đồ 3 Hài hoà các bước chuẩn bị TA do CQCQ phê duyệt

2 1-2

3 1-2

Chuẩn bị và gửi thoả

thuận TA

Ký kết thoả thuận TA

1-2

Lập kế hoạch

Chuẩn bị đoàn tìm hiểu thực tế Thành lập Nhóm

Dự án

VK TA sửa đổi

Thẩm định cấp chuyên viên (SRC)

Chữ đứng: Thực hiện ở Việt Nam

Chữ nghiêng: Thực hiện tại ADB Manila

Chữ xanh: Công việc do phía ADB thực hiện

Các CQ Hữu quan

đóng góp ý kiến cho MOU và

- Chuẩn bị làm việc với ADB

- Chuẩn bị Kế hoạch

Thành lập PPU

Chữ đỏ: Công việc do phía Việt Nam thực hiện

Báo cáo thẩm định

ý kiến đóng góp cho Dự thảo

Kế hoạch CBDA

QĐ phê duyệt TA

Trang 27

Bảng 4 Hài hoà các bước chuẩn bị TA thuộc thẩm quyền phê

duyệt của CQCQ

Các bước của

Việt Nam 12 Tiếp nhận TA

Trường hợp có ý kiến khác nhau, hai bên trao đổi để

đi đến thống nhất ý kiến

(Trong vòng tối đa là 3 tuần, nếu phía Việt Nam không có

ý kiến đóng góp chính thức gì thì coi như là hoàn toàn

đồng ý với các nội dung của MOU đ∙ ký kết)

Các công việc sau khi đoàn THTT rời Việt Nam CQCQ gửi MOU và dự thảo Văn kiện TA "lần

đầu" cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam (Bộ KH&ĐT, NHNNVN, Bộ TC, các cơ quan khác nếu cần thiết)

Các cơ quan hữu quan góp ý về nội dung của MOU và bản dự thảo Văn kiện TA “lần đầu” Gửi góp ý về MOU và

định TA

(thẩm định sớm 1-2 tuần)

Trang 28

Chỉnh sửa lại

Văn kiện TA

(1-2 tuần)

Phía ADB căn cứ vào ý kiến góp ý của phía Việt Nam

và nội dung của SRC để chỉnh sửa lại Văn kiện TA

Thẩm định TA (tiếp theo)

ADB gửi Văn kiện TA sửa đổi cho PPU Sau khi nhận

được Văn kiện TA sửa đổi, nếu không có gì khác biệt lớn với nội dung của MOU, đồng thời các ý kiến

đóng góp của phía VN đ∙ được phản ánh vào nội dung Văn kiện TA sửa đổi thì phía VN vẫn tiếp tục quá trình thẩm định, nếu có nhiều vấn đề khác biệt thì

hai bên phải bàn bạc thêm

CQCQ thông báo cho ADB biết về kết quả cuộc họp thẩm định

CQCQ tổ chức cuộc họp thẩm

định (nếu cần thiết)

CQCQ thành lập PMU của TA (thực chất là chuyển PPU thành PMU)

Nhận được Thoả thuận

TA, Cơ quan thẩm

định hoàn chỉnh hồ sơ thẩm định và trình Thủ trưởng CQCQ phê duyệt dự án TA (1 tuần)

Thủ trưởng CQCQ Phê duyệt Văn kiện TA (1-2 tuần)

Hai bên Ký kết thoả thuận TA

Tổng thời gian : 17- 20 tuần

2.2 Thực hiện PPTA và Chuẩn bị Dự án vốn vay

(trình bày các bước dọc theo tiến trình các thủ tục của ADB và Việt Nam)

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 29

Sơ đồ 4 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay

24 - 25

Đàm phán Hiệp

định vay vốn

Chuẩn bị RRP MRM

RRP sửa đổi

Đoàn thẩm

định

SRC/

MRM lần 2

Đánh giá

Đoàn KĐ

+ Họp 3 bên

Hội thảo tổng kết

Dự thảo

KH thực hiện

Đánh giá dự thảo báo cáo cuối kỳ

Đ/g BCGK + Họp 3 bên

Báo cáo

đầu kỳ và AM

Báo cáo giữa kỳ

và AM

AM/

MOU

Dự thảo Báo cáo cuối kỳ

Kế hoạch thực hiện

Dự án

Dự thảo RRP - Dự thảo RRP sửa đổi- Dự thảo HĐ vay vốn

ADB chờ (khoảng 6 tuần)

Chữ đứng: Thực hiện ở Việt Nam

Chữ nghiêng: Thực hiện tại ADB Manila

Chữ xanh: Công việc do phía ADB thực hiện

Hoàn chỉnh Pre-FS

và trình

Phê duyệt Pre-FS Lập Pre-FS

Phê duyệt FS và chuẩn bị đàm phán vốn vay

- Bắt đầu tiếp nhận PPTA

- Pre-FS

- Tờ trình Báo cáo Thẩm định

Quyết định phê duyệt

Báo cáo Thẩm định

Quyết định phê duyệt

Chữ đỏ: Công việc do phía Việt Nam thực hiện

Trang 30

Bảng 5 Hài hoà các bước thực hiện PPTA

CQCQ và PMU tham gia thương thảo hợp

đồng với tư vấn TA tại trụ sở ADB

CQCQ (PMU) làm thủ tục tuyển chọn tư vấn trong nước lập Pre FS và

PMU và tư vấn

PRE-FS Tham gia hội nghị 3 bên và đóng góp các ý kiến

kỳ của tư vấn ADB thống nhất với nhau

CQCQ ( PMU) chỉ

đạo tư vấn Lập pre-FS

13

Chi tiết tham khảo tại Chương III

14 Chi tiết tham khảo tại Chương IV

15

Có thể việc tuyển chọn tư vấn lập Pre FS và FS phải bằng hình thức đấu thầu Chỉ nên dùng một cơ quan tư vấn

để lập cả Pre-FS và FS, trừ một số trường hợp đặc biệt nêu tại mục 2.3 Chương II dưới đây PMU nên lựa chọn cơ quan tư vấn không những đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật mà còn phải đảm bảo có đủ nguồn lực để thực hiện hợp đồng đúng thời hạn và quan trọng hơn là đ∙ có kinh nghiệm chuẩn bị các dự án do ADB (hoặc các tổ chức quốc tế khác) tài trợ

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 31

sau hội nghị 3 bên, CQCQ Hoàn chỉnh Pre-FS và trình Bộ

Bộ KH &ĐT tiến hành thẩm định

( 12 tuần)

Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Pre-FS

ADB hoặc tư vấn TA phối hợp với PMU

để bàn bạc về nội dung của Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án vốn vay

Bản dự thảo Kế hoạch được gửi cho tư vấn lập FS để phản ánh các nội dung cần thiết vào FS

Trang 32

PMU làm việc với tư vấn VN để các ý tưởng của ADB trong RRP thống nhất với FS

ADB thông báo cho PMU biết chi tiết về kế hoạch làm việc và các yêu cầu của Đoàn thẩm định tại Việt Nam

Lập FS (tiếp theo)

PMU thực hiện các công việc chuẩn bị cho

Đoàn thẩm định của ADB (lên lịch họp, làm visa )

Gửi bản Dự thảo FS (dịch tóm tắt ra tiếng Anh) cho Đoàn thẩm

định của ADB trước khi

Đoàn đến Việt Nam

C3

ĐOàn thẩm định dự

án vào Việt nam

(1 tuần)

PMU hỗ trợ cho ADB tiến hành thẩm định

dự án theo chương trình đ∙ định của Đoàn

CQCQ trình bày nội dung Dự thảo FS cho

Đoàn thẩm định của ADB để đóng góp ý kiến sửa đổi (nếu cần)

Các cơ quan của VN nghiên cứu bản dự thảo MOU của Đoàn thẩm định của ADB

Các cơ quan của VN đóng góp ý kiến về nội dung MOU tại Cuộc họp tổng kết Tư vấn

VN được mời tham gia Cuộc họp tổng kết

Hai bên thống nhất ký MOU

ADB cập nhật cho PMU biết về kết quả

chỉnh sửa nội dung RRP, đặc biệt là các vấn

đề khác biệt với nội dung của MOU (nếu có)

ADB chờ khoảng 8 tuần để nhận thông tin thẩm định của phía Việt Nam gửi trước khi

tổ chức SRC/MRM lần 2

Hoàn chỉnh nội dung của FS và trình Bộ KH &ĐT

để thẩm định

(2 tuần)

PMU chỉ đạo tư vấn

VN chỉnh sửa lại lần cuối FS và báo cáo với CQCQ để trình Bộ KH&ĐT thẩm định FS.

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 33

ADB thông báo cho PMU biết về kết quả

thẩm định lần cuối RRP, đặc biệt là các thay

Ngay sau khi FS được phê duyệt, Bộ KH&ĐT thông báo cho ADB

THủ tướng chính phủ Phê duyệt FS

( 4 tuần)

CQCQ ký ban hành Quyết định thành lập Ban QLDA cho Dự án vốn vay, bổ nhiệm Giám đốc dự án

Đồng thời phía Việt Nam chuẩn bị cho việc

đàm phán vốn vay với ADB (PMU cho dịch

dự thảo Hiệp định vay vốn, Thành lập Đoàn

đàm phán )

Thành lập Ban QLDA Dự án vốn vay và chuẩn bị

đàm phán vốn vay

(1 tuần)

hai bên đàm phán dự án vốn vay

Tổng thời gian : 61-77 tuần

Trang 34

Tham khảo Sơ đồ 5 và Bảng 6 để có các thông tin chi tiết

2.3.2 Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng Pre-FS để đàm phán vốn vay

Một số dự án thực hiện trên diện rộng, lại phân thành nhiều tiểu dự án thành phần độc lập và các tiểu dự án thành phần này được phân cho CQCQ hoặc các địa phương độc lập quản lý sẽ

được Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép dùng Pre-FS để đàm phán và ủy quyền cho các CQCQ lập và phê duyệt FS của các tiểu dự án thành phần khi các tiểu dự án này có quy mô

thuộc nhóm B Khi đó, việc lập và phê duyệt FS thông thường được thực hiện sau khi Pre-FS

được phê duyệt và trước khi ADB và Việt Nam đàm phán vốn vay Với trường hợp này thì có thể tư vấn Việt Nam lập Pre-FS sẽ không tiếp tục tham gia lập FS do các địa phương sử dụng tư vấn khác hoặc tự làm Trong trường hợp này thì bước lập Pre-FS nên được bắt đầu khi tư vấn TA đ∙ tiến hành làm Dự thảo Báo cáo cuối cùng được 5- 10 tuần (khoảng 1/ 2 thời gian lập Báo cáo cuối cùng) Như vậy tổng thời gian cho việc lập Pre-FS của phía Việt Nam sẽ khoảng 14 - 22 tuần Các bước khác tương tự như quy trình nêu trên

Đối với các Dự án của ADB, có hai trường hợp như sau:

A Các khoản vay với cơ chế thực hiện phân cấp

Trong một số trường hợp (đặc biệt đối với các dự án liên quan đến phát triển đô thị, cung cấp nước và cải tạo hệ thống vệ sinh, cơ sở hạ tầng nông thôn và các hoạt động cải thiện sinh kế), một dự án sẽ bao gồm nhiều tiểu dự án được thực hiện ở địa phương, tại cấp tỉnh, huyện, x∙ Đối với các trường hợp này, mặc dù quy mô của dự án tổng thể đủ lớn để trở thành dự án nhóm A cần có sự phê duyệt của Thủ tướng chính phủ, nhưng các tiểu dự án lại

có quy mô nhỏ và chỉ cần có sự phê duyệt của các cơ quan cấp tỉnh Những ví dụ gần đây là:

Dự án Cung cấp nước và Cải tạo hệ thống vệ sinh của các thị x∙ lần thứ 3, Dự án Giảm nghèo Miền Trung Cả hai dự án này đều được phê duyệt trong năm 2001

Đối với các trường hợp này, việc lập Pre-FS sẽ được bắt đầu như mô tả trong phần trước Khi trình Pre-FS lên Bộ KH&ĐT để thẩm định, CQCQ sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đàm phán vốn vay trên cơ sở Pre-FS đ∙ được phê chuẩn Bộ KH&ĐT sẽ xác nhận lại đề nghị này và trình báo cáo thẩm định Pre-FS lên Thủ tướng Chính phủ

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Pre-FS, FS của các tiểu dự án sẽ được lập, thẩm định và phê duyệt bởi CQCQ Khi nhận được Quyết định phê duyệt Pre-FS của Thủ tướng Chính phủ, CQCQ sẽ thông báo cho Bộ KH&ĐT và NHNNVN, đề nghị sắp xếp lịch trình đàm phán vốn vay

B Các dự án phát triển ngành

Trong một số trường hợp, ADB có thể cho vay một dự án đầu tư lớn bao gồm nhiều tiểu

dự án nhỏ, mà không xác định tất cả các nội dung chi tiết của mỗi tiểu dự án Các dự án này

được gọi là “Các khoản vay phát triển ngành” Một số ví dụ gần đây là “Dự án Hệ thống

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 35

thủy lợi Sông Hồng lần thứ hai” và “Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ”, cả hai dự án này được phê duyệt năm 2001 Nhằm tiến hành các dự án theo phương thức phát triển ngành, ADB yêu cầu như sau:

Thông thường, một dự án phát triển ngành sẽ xác định và tiến hành nghiên cứu khả thi

đối với một số tiểu dự án đại diện và sẽ xác định tiêu chuẩn cho các dự án khác được tài trợ bằng vốn vay

Đối với các trường hợp này, việc lập Pre-FS sẽ được tiến hành và Pre-FS sẽ bao gồm nội dung tổng chi phí dự án và các mục tiêu, phạm vi của dự án Pre-FS sẽ xác định các tiêu chuẩn để lựa chọn các dự án và sẽ gồm một danh sách các tỉnh tham gia dự án16 Pre-FS cũng sẽ bao gồm một số FS cho một số các tiểu dự án đại diện trọng điểm Khi trình Pre-FS lên Bộ KH&ĐT để thẩm định, Cơ quan chủ quản sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền

đàm phán vốn vay trên cơ sở Pre-FS được phê chuẩn Bộ KH&ĐT sẽ xác nhận lại đề nghị này khi trình báo cáo thẩm định Pre-FS lên Thủ tướng Chính phủ

Phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ cho Pre-FS mà bao gồm cả FS của các tiểu dự án trọng điểm sẽ là cơ sở để đàm phán vốn vay

Tham khảo Sơ đồ 6 và Bảng 7 để có các thông tin chi tiết

2.3.3 Dự án đầu tư thuộc Nhóm B, dùng FS để đàm phán vốn vay:

Hiện nay chưa có dự án vốn vay nào do ADB tài trợ mà Tổng mức vốn đầu tư lại thuộc Nhóm B (phân loại theo Quy chế QLXDCB) Theo thủ tục hiện hành của Việt Nam thì Thủ trưởng CQCQ có thẩm quyền phê duyệt FS trên cơ sở kết quả thẩm định của cơ quan chức năng trực thuộc Thủ tục tiến hành các bước giống như Mục 2.3.1 trên đây, chỉ khác là: Cấp

có thẩm quyền phê duyệt đổi thành Thủ trưởng CQCQ và Cơ quan chủ trì thẩm định đổi thành Cơ quan chức năng trực thuộc CQCQ dự án

2.3.4 Khoản vay chương trình

Một khoản vay chương trình thường được cung cấp nhằm hỗ trợ Chính phủ thực hiện các vấn đề cải cách chính sách Một khoản vay chương trình thường được giải ngân thành 2 hoặc 3 giai đoạn Văn kiện Dự án thường đưa ra một số các hoạt động đổi mới về chính sách

mà Chính phủ sẽ thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án vốn vay Một số hoạt động này được xác định là “các điều kiện giải ngân khoản vay” Khi Chính phủ đáp ứng được và

đưa ra các văn bản thoả m∙n "các điều kiện giải ngân khoản vay” thì các khoản tiền tương ứng được giải ngân

Do không có các hợp phần đầu tư xác định trong dự án, nên các khoản vay chương trình không yêu cầu phải có nghiên cứu khả thi Tuy nhiên các khoản vay này phải bao gồm một ma trận chính sách xác định những vấn đề về cải cách chính sách mà Chính phủ sẽ thực hiện và xác định các bước cụ thể cho quá trình giải ngân, và một “Thư phát triển” do cấp có thẩm quyền của Chính phủ ký tóm tắt các mục tiêu và nội dung của chương trình

Chuẩn bị khoản vay chương trình

16

Trong một số trường hợp, Chính phủ có thể yêu cầu CQCQ đệ trình danh sách các dự án (hoặc một số dự án) sẽ

được tài trợ nếu khả thi

Trang 36

Một cơ quan thuộc Chính phủ hoặc một Bộ sẽ được chỉ định là cơ quan thực hiện đối với khoản vay chương trình

Cơ quan thực hiện thường lập ra một Ban Điều phối hoặc Ban Chỉ đạo bởi vì có thể các vấn đề cải cách chính sách trong Dự án liên quan tới rất nhiều Bộ ngành và các Cơ quan Chính phủ

Nhìn chung, quy trình chuẩn bị bao gồm các bước tương tự như các bước trong quy trình của dự án vốn vay đầu tư: Thiết kế và thực hiện PPTA; Đoàn THTT (thường phối hợp với bước cuối cùng của quy trình thực hiện PPTA); Đoàn thẩm định Dự án;

Đàm phán vốn vay

Các cuộc hội thảo thường được tổ chức trong suốt quá trình chuẩn bị khoản vay chương trình nhằm thảo luận với các cơ quan chức năng về các phương án lựa chọn chính sách cũng như phân tích các ưu điểm, hạn chế của các phương án này

Phê duyệt một khoản vay chương trình không tiến hành trên cơ sở Pre-FS và FS vì trong đó không bao gồm hợp phần đầu tư Thay vào đó, các bước sau đây sẽ được triển khai

để phê duyệt các khoản vay:

Sau khi Đoàn THTT có kết luận, CQ THDA sẽ chuyển MOU, Ma trận chính sách và

Dự thảo Thư Chính sách cho các cơ quan liên quan xem xét Sau đó, CQ THDA sẽ tổng hợp những ý kiến nhận được từ các cơ quan và thông báo cho ADB Các ý kiến này sẽ được chuyển cho ADB trong vòng 4 tuần kể từ ngày CQ THDA nhận được MOU

ADB sẽ chờ ý kiến của CQ THDA trước khi triệu tập cuộc họp thẩm định cấp quản

lý MRM

Sau MRM, ADB sẽ cử một đoàn thẩm định sang Việt Nam

Sau khi Đoàn thẩm định có kết luận cuối cùng, CQ THDA sẽ chuyển MOU, Ma trận chính sách và dự thảo Thư Chính sách cho các cơ quan có liên quan để xem xét Sau

đó, Cơ quan thực hiện sẽ tổng hợp các ý kiến nhận được và thông báo cho ADB Các

ý kiến sẽ được chuyển cho ADB trong vòng 4 tuần kể từ ngày CQ THDA nhận được MOU

ADB và CQ THDA sẽ thảo luận các vấn đề còn tồn tại đ∙ được Chính phủ đưa ra

CQ THDA chuẩn bị trình đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ xin ủy quyền đàm phán khoản vay

Sau khi nhận được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, CQ THDA sẽ thông báo cho

Bộ KH&ĐT và NHNNVN NHNNVN sẽ tổ chức đàm phán khoản vay

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 37

Sơ đồ 5 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay

(Trong trường hợp được bỏ qua bước lập Pre-FS, lập ngay FS)

24 - 25

Đàm phán Hiệp

định vay vốn

Chuẩn bị RRP MRM

RRP sửa đổi

Đoàn thẩm

Đoàn KĐ

+ Họp 3 bên

Hội thảo tổng kết

Dự thảo

KH thực hiện

Đánh giá dự thảo báo cáo cuối kỳ

Đ/g BCGK + Họp 3 bên

Báo cáo

đầu kỳ

và AM

Báo cáo giữa kỳ

và AM

AM/

MOU

Dự thảo Báo cáo cuối kỳ

Kế hoạch thực hiện

Dự án

Dự thảo RRP

- Dự thảo RRP sửa đổi

Chữ đứng: Thực hiện ở Việt Nam

Chữ nghiêng: Thực hiện tại ADB Manila

Chữ xanh: Công việc do phía ADB thực hiện

Đánh giá

RRP

ADB chờ (khoảng 6 tuần)

ADB chờ (khoảng

8 tuần)

8

Tuyển Tư vấn Việt Nam lập FS

- Phối hợp với ADB và Tư vấn TA

Phê duyệt FS và chuẩn bị đàm phán vốn vay

Hợp đồng Tư

vấn đ∙ ký kết

Báo cáo Thẩm định

Quyết định phê duyệt

Hoàn chỉnh

FS và trình thẩm định

Chữ đỏ: Công việc do phía Việt Nam thực hiện

Trang 38

Bảng 6 Hài hoà đối với trường hợp được bỏ qua bước lập Pre-FS,

lập ngay FS

ADB đấu thầu Tuyển

Tuyển chọn tư vấn việt nam lập FS B5

và quản lý của PMU

Nội dung của FS và Báo cáo cuối kỳ của tư vấn TA phải thống nhất với nhau

Bắt đầu lập FS khi tư vấn

TA đ∙ làm Báo cáo cuối

ADB hoặc tư vấn TA phối hợp với PMU

để bàn bạc về nội dung của Kế hoạch chi tiết thực hiện Dự án vốn vay

Bản dự thảo Kế hoạch được gửi cho tư

vấn lập FS để phản ánh các nội dung cần thiết vào FS

Tổng thời gian : 61-77 tuần

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Trang 39

Sơ đồ 6 Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay

(Trường hợp chỉ cần lập Pre-FS làm cơ sở đàm phán)

24 - 25

Đàm phán Hiệp

định vay vốn

Chuẩn bị RRP MRM

RRP sửa đổi

Đoàn thẩm

Đoàn KĐ

+ Họp 3 bên

Hội thảo tổng kết

Dự thảo

KH thực hiện

Đánh giá dự thảo báo cáo cuối kỳ

Đ/g BCGK + Họp 3 bên

Báo cáo

đầu kỳ

và AM

Báo cáo giữa kỳ

và AM

AM/

MOU

Dự thảo Báo cáo cuối kỳ

Kế hoạch thực hiện

Dự án

Dự thảo RRP

- Dự thảo RRP sửa đổi

Chữ đứng: Thực hiện ở Việt Nam

Chữ nghiêng: Thực hiện tại ADB Manila

Chữ xanh: Công việc do phía ADB thực hiện

Đánh giá

RRP

ADB chờ (khoảng 6 tuần)

ADB chờ (khoảng

- Tuyển dụng Tư vấn Việt Nam lập Pre-FS

- Phối hợp với ADB

Phê duyệt Pre-FS và chuẩn

bị đàm phán vốn vay

Phối hợp với ADB

Báo cáo Thẩm định

Quyết định phê duyệt

Trang 40

Bảng 7 Hài hoà đối với trường hợp được dùng Pre-FS

để đàm phán vốn vay

(Thực chất trường hợp này, về mặt thời điểm bắt đầu và kết thúc các bước của phía Việt

Nam giống như trường hợp nêu ở Bảng 6 trên đây)

ADB đấu thầu tuyển

và quản lý của PMU

Nội dung của Pre-FS và Báo cáo cuối kỳ của tư vấn TA phải thống nhất với nhau.

Bắt đầu lập Pre-FS khi tư vấn TA đ∙ làm Báo cáo cuối kỳ được khoảng 5- 10

Bản dự thảo Kế hoạch được gửi cho tư

vấn lập Pre-FS để phản ánh các nội dung cần thiết vào FS

Hướng dẫn thủ tục Chuẩn bị và Thực hiện Dự án ADB tại Việt Nam

Ngày đăng: 14/08/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4 ADTA và các loại hình TA khác t−ơng tự nh− PPTA - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
4 ADTA và các loại hình TA khác t−ơng tự nh− PPTA (Trang 17)
Sơ đồ 1. Quy trình chung - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 1. Quy trình chung (Trang 17)
Bảng 2. Phân loại dự án đầu t− - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 2. Phân loại dự án đầu t− (Trang 19)
Bảng 2. Phân loại dự án đầu t− - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 2. Phân loại dự án đầu t− (Trang 19)
Sơ đồ 2. Hài hoà các bước chuẩn bị TA do thủ tướng chính phủ phê duyệt - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 2. Hài hoà các bước chuẩn bị TA do thủ tướng chính phủ phê duyệt (Trang 22)
Bảng 3. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA do Thủ t−ớng chính phủ phê duyệt  - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 3. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA do Thủ t−ớng chính phủ phê duyệt (Trang 23)
Bảng 3. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA do Thủ t−ớng chính phủ  phê duyệt - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 3. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA do Thủ t−ớng chính phủ phê duyệt (Trang 23)
Sơ đồ 3. Hài hoà các bước chuẩn bị TA do CQCQ phê duyệt - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 3. Hài hoà các bước chuẩn bị TA do CQCQ phê duyệt (Trang 26)
Bảng 4. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA thuộc thẩm quyền phê duyệt của CQCQ  - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 4. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA thuộc thẩm quyền phê duyệt của CQCQ (Trang 27)
Bảng 4. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA thuộc thẩm quyền phê  duyệt của CQCQ - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 4. Hài hoà các b−ớc chuẩn bị TA thuộc thẩm quyền phê duyệt của CQCQ (Trang 27)
Sơ đồ 4. Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 4. Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay (Trang 29)
Bảng 5. Hài hoà các b−ớc thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay  - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 5. Hài hoà các b−ớc thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay (Trang 30)
Bảng 5. Hài hoà các b−ớc thực hiện PPTA   và chuẩn bị dự án vốn vay - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 5. Hài hoà các b−ớc thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay (Trang 30)
Sơ đồ 5. Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 5. Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay (Trang 37)
Bảng 6. Hài hoà đối với tr−ờng hợp đ−ợc bỏ qua b−ớc lập Pre-FS, lập ngay FS  - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 6. Hài hoà đối với tr−ờng hợp đ−ợc bỏ qua b−ớc lập Pre-FS, lập ngay FS (Trang 38)
Bảng 6. Hài hoà đối với trường hợp được bỏ qua bước lập Pre-FS,  lËp ngay FS - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 6. Hài hoà đối với trường hợp được bỏ qua bước lập Pre-FS, lËp ngay FS (Trang 38)
Sơ đồ 6. Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 6. Hài hoà các bước thực hiện PPTA và chuẩn bị dự án vốn vay (Trang 39)
Bảng 7. Hài hoà đối với tr−ờng hợp đ−ợc dùng Pre-FS để đàm phán vốn vay  - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 7. Hài hoà đối với tr−ờng hợp đ−ợc dùng Pre-FS để đàm phán vốn vay (Trang 40)
Bảng 7. Hài hoà đối với trường hợp được dùng Pre-FS - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng 7. Hài hoà đối với trường hợp được dùng Pre-FS (Trang 40)
- C7 Giống nh− Bảng 6 Giống nh nh−ng FS thay bằng Pre-F S− Bảng 6 - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
7 Giống nh− Bảng 6 Giống nh nh−ng FS thay bằng Pre-F S− Bảng 6 (Trang 41)
Sơ đồ 7. Chu trình Dự án vốn vay ADB - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 7. Chu trình Dự án vốn vay ADB (Trang 57)
Sơ đồ 8. Chu trình Dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 8. Chu trình Dự án hỗ trợ kỹ thuật của ADB (Trang 58)
Sơ đồ 9. Các bước chuẩn bị-thực hiện dự án TA và chuẩn bị dự án  vèn vay - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 9. Các bước chuẩn bị-thực hiện dự án TA và chuẩn bị dự án vèn vay (Trang 59)
bảng tóm tắt các b−ớc chuẩn bị ch−ơng trình, dự án đầu t− do adb tài trợ - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
bảng t óm tắt các b−ớc chuẩn bị ch−ơng trình, dự án đầu t− do adb tài trợ (Trang 74)
Bảng tóm tắt các b−ớc chuẩn bị ch−ơng trình, dự án đầu t− do adb tài trợ - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng t óm tắt các b−ớc chuẩn bị ch−ơng trình, dự án đầu t− do adb tài trợ (Trang 74)
Sơ đồ 10. Các bước chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 10. Các bước chuẩn bị chương trình, dự án đầu tư (Trang 76)
bảng tóm tắt các b−ớc chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật do adb tài trợ - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
bảng t óm tắt các b−ớc chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật do adb tài trợ (Trang 81)
Bảng tóm tắt các b−ớc chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật do adb tài trợ - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Bảng t óm tắt các b−ớc chuẩn bị dự án hỗ trợ kỹ thuật do adb tài trợ (Trang 81)
Sơ đồ 11. Các bước chuẩn bị chương trình, dự án TA do ADB tài trợ - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
Sơ đồ 11. Các bước chuẩn bị chương trình, dự án TA do ADB tài trợ (Trang 83)
II. Căn cứ hình thành Dự án TA III. Hỗ trợ kỹ thuật  - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
n cứ hình thành Dự án TA III. Hỗ trợ kỹ thuật (Trang 96)
4 Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - Hướng dẫn thủ tục chuẩn bị và thực hiện dự án do ADB tài trợ tại việt nam
4 Các dự án: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w