1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

mot so bien phap giup tre hoc tot mon am nhac

23 559 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Và trong trường Mầm non, đặc biệtđối với lứa tuổi mẫu giáo, Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuậtphát triển năng lực cảm xúc, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, sự tâp trung chú ý,

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỨNG

THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Ngành giáo dục luôn được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia vì giáo dụcmang đến trực tiếp cho mỗi quốc gia những nguồn nhân lực ở mọi ngànhnghề, lĩnh vực và mang tới xã hội những công dân tốt Khởi đầu của nền giáodục là giáo dục mầm non với học sinh ở độ tuổi là 1 -5 tuổi nên đây được xem

là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non đặtnền móng phát triển nhân cách xã hội cho trẻ, đáp ứng yêu cầu giúp trẻ pháttriển toàn diện ở các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng

xã hội và thẩm mỹ

Ở độ tuổi mầm non đây là giai đoạn có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc hình thành tính cách, phát triển tư duy, sáng tạo bởi ở trẻ, trẻ ở độ tuổinày có khả năng tiếp thu, học tập, khám phá tất cả mọi thứ xung quanh và bắtchước, tiếp nhận những gì người lớn hành động, truyền đạt để hình thành sựhiểu biết và giao tiếp với thế giới xung Và trong trường Mầm non, đặc biệtđối với lứa tuổi mẫu giáo, Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuậtphát triển năng lực cảm xúc, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, sự tâp trung chú

ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện

Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh,

… âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể.Âm nhạcthuộc về biểu hiện nghệ thuật bằng âm thanh có sức biểu cảm, nó tác động

Trang 2

mạnh mẽ đến đến tình cảm của con người Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng làgiai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu… diễn ra cùng với thờigian đã thu hút, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.

Theo các nhà khoa học âm nhạc có vai trò to lớn trong tăng cường nănglực trí não cho trẻ.Chuyên gia âm nhạc Meredith Levande giải thích “ Ngàycàng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mât thiết giữa kết quả họctập với việc yêu thích âm nhạc Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quanđến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người”

Âm nhạc Giúp cải thiện trí nhớ:Ông Maestro Eduardo Marturet, một nhàsoạn nhạc và cũng là giám đốc âm nhạc của Miami Symphony Orchestra dẫnchứng thêm “ Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ

Giáo viên: Lê Thị Kim Ngân 2 Trường Mầm Non Đức Hiệp

Trang 3

khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sựphát triển các vùng khác nhau trong bộ não Giúp cải thiện mối quan hệ xã hội

“Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình Những trẻtham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quantrọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người, kĩnăng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo” Âm nhạc có vai trò xâydựng sự tự tin cho bản thân mình Ngoài ra âm nhạc còn rèn luyện tính kiênnhẫn, giúp trẻ kết nối “Nhà tâm lý học chuyên về âm nhạc Michael Jolkovskicho hay “Âm nhạc có thể giúp trẻ giải tỏa được những lo lắng trong cuộcsống Không giống với những thứ giải sầu như: ăn uống, uống rượu xem TVhay lướt web, âm nhạc là một phương pháp giải sầu nhờ có sự kết nối với mọingười” Hơn thế nữa âm nhạc là hình thức giúp trẻ để thể hiện mình, thúc đẩytính sáng tạo

Trang 4

Tóm lại Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh,phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âmnhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc.Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khicòn nằm trong nôi.Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngay thơ, trong sáng nêntiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu Thế giới âm nhạc muôn màukhông ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm

lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết

Chính vì tầm quan trọng của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện củatrẻ mà việc tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non phải luôn mangtính tích cực giúp trẻ được tham một cách hứng thú và đem lại hiệu quả Trongquá trình tổ chức các hoạt động Âm nhạc cho trẻ từ 5-6 tuổi tại trường Mầmnon Đức Hiệp tôi nhận thấy còn nhiều trẻ còn rụt rè nhút nhát, chưa tự tin, tíchcực hứng thú tham gia vào hoạt động Âm nhạc Do đó là giáo viên dạy trẻ 5-6tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của âm nhạc đối với trẻ Từ đótôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú tham giavào hoạt động âm nhạc thông qua hoạt động dạy ở lớp, trường Với đề tài

“Một số biện pháp phát giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động âm

nhạc”.

2.Mục đích nghiên cứu

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc

 Trẻ biết bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm

 Trẻ biết chú ý lắng nghe, tỏ ra thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theobài hát, bản nhạc

 Trẻ nghe và nhận ra các loại nhạc khác nhau nhạc thiếu nhi, nhạc dân ca

Giáo viên: Lê Thị Kim Ngân 4 Trường Mầm Non Đức Hiệp

Trang 5

 Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời và thể hiện sắc thái của bài hát quagiọng hát, nét mặt, điệu bộ

 Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát

 Giúp trẻ tự tin mạnh dạng khi tham gia hoạt động âm nhạc, biết sáng tạo khitham gia hoạt động âm nhạc

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

1.Cơ sở lý luận của vấn đề.

“Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hòa tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính mình và phát triển bản thân”

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trongbào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minhsau này Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khicòn nằm trong nôi khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ Tiến sĩ HovardGardner, giáo sư trường Đại học Harvard nghiêng cứu lý thuyết về các tríthông minh đa diện cho rằng: “Thông minh âm nhạc là một trong bảy trí thôngminh ban đầu của con người” Khi tiếp xúc với âm nhạc đứa trẻ dần có khảnăng tổng hợp cùng với tư duy logic Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ

Trang 6

diệu đầy cảm xúc Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nêntiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ.Và đối với trẻ ở lứatuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất Thôngqua Âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo cácđộng tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theonhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻodai qua các động tác Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụnggiáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khinghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởngnhững trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm Đồng thời Âm nhạc cũng dẫn dắttrẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sựliên tưởng Nhịp điệu rắn rỏi với những âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bảnhành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi Nhịp điệu rắn rỏi vớinhững âm sắc réo rắt, tiết tấu sôi nổi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui,hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu, trầm lắng sẽ đưa trẻ đến tình cảm nhẹnhàng, sâu lắng có khi cảm giác lại buồn…

Trong tâm lý học ở tuổi mẫu giáo xúc cảm thẩm mĩ của trẻ phát triển khánhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những hiện tượng và cảnh vậtxung quanh Trẻ đến với nghệ thuật một cách tự nhiên Nghệ thuật nói chung

và Âm nhạc nói riêng có tác động mạnh mẽ đối với tuổi thơ trẻ Những nét đặttrưng trong tâm lý của lứa tuổi mẫu giáo là tiền đề cho việc tiếp thu, giáo dục

âm nhạc

Về đặc điểm lứa tuổi và khả năng âm nhạc của trẻ mầm non thì đặc điểm

về âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi là trẻ nhận biết, hiểu và thực hiện được yêu cầukhi tham gia hoạt động âm nhạc Trẻ ở độ tuổi này biết vận động nhịp nhàng

Giáo viên: Lê Thị Kim Ngân 6 Trường Mầm Non Đức Hiệp

Trang 7

theo tính chất của điệu nhạc, có thể sử dụng một số nhạc cụ đơn giản nhưtrống phách, kèn

Âm nhạc có một vai trò quan trọng đối sự hình thành phát triển nhâncách toàn diện cho trẻ Và để thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc đem lại hiệuquả trên trẻ thì giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn,nắm được đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm về cơ quan phát âm của trẻ và cóphương pháp dạy thích hợp gây hứng thú, hấp dẫn đối với trẻ

Trong quá trình dạy trẻ tôi nhận thấy ở hoạt động Âm nhạc trẻ 5-6 tuổicòn chưa mạnh dạn, tự tin, trẻ hát chưa đúng nhịp và phát âm không rõ khihát, một số kỹ năng nghe, vận động, trò chơi âm nhạc còn chưa tốt, chưa hứngthú tích cực Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú trong hoạt động âm nhạc ” để nghiên cứu giúp cho trẻ yêu thích hoạt động Âm

một cách tích cực, giúp trẻ năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện

2.Thực trang ban đầu của vấn đề

Trong quá trình dạy trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc tôi thấy đa sốtrẻ rất nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, trong giờ học còn chưa chú ý, trẻkhông hứng thú khi tham gia các hoạt động Âm nhạc và còn nhiều hạn chế ởcác kỹ năng nghe, hát, vận động minh họ, trò chơi âm nhạc Chính vì vậy tôiluôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âmnhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học tập và sáng tạo, để tìm ra những cáchthức giảng dạy, có những biện pháp dạy học tích cực và tạo ra môi trường họctập tốt nhất cho trẻ kích thích sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động Âm nhạc.Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khan sau:

2.1 Thuận lợi

Trang 8

- Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêunghề mến trẻ Có khả năng, kiến thức về âm nhạc và biết biễu diễn, ngoài ratôi có cách truyền đạt, định hướng cho trẻ và tạo được môi trường hoạt động ởlớp tương đối phong phú trong các hoạt động hát, nghe nhạc, vận động minhhọa, trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi và hấp dẫn nhất

- Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường về mọimặc Thường xuyên tổ chức thao giảng để các giáo viên học hỏi kinh nghiệmlẩn nhau

- Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng thuận tiện như: Máytinh, tivi, đầu đĩa… phù hợp với trẻ

-Phòng Giáo Dục đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,thành lập các cụm để sinh hoạt chuyên môn và các đợt lên chuyên đề, hội thi

đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm

- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh

- Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt độngvui chơi

2.2 Khó khăn:

- 60% trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi vừa mới đến trường lần đầu nên đa số cáccháu nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia phát biểu Giờ học còn chưa chú ýnhiều

-Kỹ năng thực hiện các hoạt động của cháu còn hạn chế Khả năng âmnhạc của trẻ thì không đồng đều

- Một số chủ đề khó khai thác tư liệu

Giáo viên: Lê Thị Kim Ngân 8 Trường Mầm Non Đức Hiệp

Trang 9

- Ở góc nghệ thuật dụng cụ âm nhạc cho trẻ tham gia hoạt động góc(trang phục, phách tre, mũ,….) một số đồ chơi, đồ dùng trực quan còn ít chưa

đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao

-Thời gia cho hoạt động âm nhạc còn ít

*Điều đó dẫn đến thực trạng:

- Hơn 50% trẻ chưa biết bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợicảm Ví dụ khi nghe những giai điệu âm nhạc vui tươi trẻ không biết hưởngứng vổ tay hoặc thể hiện động tác mô phỏng phù hợp, hay nghe giai điệu bàihát dân ca buồn êm diệu trẻ chưa biết im lặng thưởng thức

- Hơn 40% trẻ chưa biết chú ý lắng nghe và chưa tỏ ra thích thú (hát, vỗtay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc Khi cô cho trẻ nghe bài hát theochủ đề trẻ còn chưa chú ý không tập trung trẻ còn nói chuyện riêng

- 70% trẻ có kỹ năng nghe nhạc và nhận ra các loại nhạc khác nhaunhạc thiếu nhi, nhạc dân ca của trẻ còn yếu vì trẻ ít được nghe thể loại âmnhạc thiếu nhi và dân ca nguyên nhân do ở nhà trẻ được ít tiếp cận thể loạinày, thời gian trên lớp cho hoạt động nghe nhạc ít

- 50% trẻ chưa hát đúng giai điệu, hát không rõ lời rõ lời và chưa thểhiện sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ vì phát âm của trẻcòn ngọng, và chậm

-70% trẻ chưa vỗ tay theo tiết tấu chậm đúng vì trẻ chưa quen với việc

vổ tay theo tiết nhịp này

- 50% trẻ không tự tin mạnh dạng khi tham gia biểu diễn âm nhạc vì trẻ

ít được đứng trước đám đông thể hiện bản thân mình

Trang 10

Với những khó khăn và khảo sát trực tiếp các kỹ năng âm nhạc trên trẻtôi đã tìm ra một số biện pháp phù hợp để trẻ hứng thú tham gia hoạt động âmnhạc nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

*Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập

Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc củamình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹnăng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năngsáng tạo của trẻ Việc sắp đặt khu vực hoạt động âm nhạc có vai trò quantrọng trong việc kích thích và lôi cuốn sự hứng thú ở trẻ Tôi luôn chú ý tậndụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắpxếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải máicho trẻ Một không gian hoạt động âm nhạc của trẻ được bố trí hài hòa, nhẹnhàng mà vẫn tạo cho trẻ sự thuận lợi, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ hoạtđộng và được trải nghiệm những cảm xúc tích cực, vui tươi qua các giai điệu,lời ca, trò chơi âm nhạc cũng như giúp trẻ mạnh dạn tự tin nói năng ứng xửlưu loát hơn

Góc âm nhạc cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh nhạc cụ có thểlàm một cách đơn giản: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt,gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành Có thể để giấybáo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo

ra các kiểu áo váy theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảymúa tự do

Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi,mầm non, dân ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc Khi có điều kiện tôidùng mô hình, tranh cho trẻ quan sát

Giáo viên: Lê Thị Kim Ngân 10 Trường Mầm Non Đức

Hiệp

Trang 11

Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vậnđộng theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân, nhữngcon búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ Tất cả những

đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng.Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góckhông ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác

Tại góc âm nhạc, tôi cũng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ýtưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liênkết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật Khuyến khích trẻ tựlàm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hátnhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng Có thể cho trẻ phối hợp chơi vớinhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang Trẻ vô cùng sung sướngkhi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âmnhạc

*Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt :

Vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những

đồ dùng vật thật hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy.Vídụ:Ở chủ đề thực vật dạy bài hát “Em yêu cây xanh” cô giáo có thể dẫn trẻđược tham quan vườn cây trường em, dẫn dắt lợi ích cây xanh để trẻ hiểuthêm về nội dung bài hát

+Ở chủ đề động vật dạy vận động minh họa bài hát “Chú mèo con” côdùng các câu đố về các loại động vật, sử dụng mũ minh họa của các con vậtđược nhắc tới trong bài hát cho trẻ đội, dưới hình thức tổ chức một cuộc thi đểtrẻ được thể hiện

Ngày đăng: 06/10/2018, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w