1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”

27 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

“Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm” I PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đây còn là tiền đề giúp trẻ bước vào lớp một Dạy trẻ làm quen với toán là một hoạt động cần thiết giúp trẻ hình thành những hiểu biết, biểu tượng sơ đẳng về to.

I PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đây còn là tiền đề giúp trẻ bước vào lớp một Dạy trẻ làm quen với toán là một hoạt động cần thiết giúp trẻ hình thành những hiểu biết, biểu tượng sơ đẳng về toán học và là tiền đề cho việc học tốt môn toán ở bậc tiểu học Vì vậy, trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, hoạt động làm quen với toán ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức cơ bản ở trường tiểu học Trong quá trình công tác và giảng dạy tôi luôn băn khoăn, tự đặt câu hỏi tại sao giờ học âm nhạc, văn học luôn thu hút sự chú ý, hứng thú ở trẻ Ngược lại, hoạt động làm quen với toán luôn cho là khó, khô khan, trẻ ít hứng thú Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tổ chức được hoạt động làm quen với toán thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với giáo viên mầm non Trong những năm học vừa qua, khi áp dụng các “phương pháp dạy học tích cực và xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng các phương pháp này vào hoạt động làm quen với toán cho trẻ sẽ giúp trẻ hoạt động tích cực, tăng hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau Trẻ yêu thích toán học hơn vì trẻ được “ chơi mà học, học bằng chơi” Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” 1 II NỘI DUNG 1 Thời gian thực hiện: Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 2 Đánh giá thực trạng: a Kết quả khảo sát đầu năm học Từ đầu năm học, tôi đã khảo sát thực tế trên tình hình lớp tôi chủ nhiệm kết quả như sau: Đạt Nội dung đánh giá Không đạt Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 15 46,9 % 17 53,1% 10 31,3 % 22 68,7% 14 43,8% 18 56,2% 13 40,6 % 19 59,4% - Nhận biết các chữ số, đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, gộp tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 - So sánh phát hiện ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc - Nhận biết gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối đó trong thực tế - Xác định vị trí của đồ vật (phía trước- sau, phía trên- phía dưới, phía phải- phía trái) so với một vật nào đó làm chuẩn b Những mặt còn hạn chế: - Môi trường toán học chưa phong phú, đồ dùng đồ chơi cho trẻ học toán còn hạn chế, chưa có tính mở, tính sáng tạo 2 - Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ chưa linh hoạt, còn mang tính áp đặt chưa phát huy tính tích cực của trẻ - Việc lồng ghép, tích hợp các trò chơi vào giờ học chưa linh hoạt, sáng tạo - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy còn hạn chế c Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: * Nguyên nhân đạt được: - Ban giám hiệu Nhà trường luôn chỉ đạo sâu sát về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý để giáo viên rút kinh nghiệm và nâng cao năng lực chuyên môn - Bản thân tôi được Nhà trường tạo điều kiện để tham gia các lớp tập huấn tại Phòng giáo dục cũng như tại trường - Tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, gần gũi trẻ, luôn năng động, sáng tạo và kịp thời tiếp cận phương thức giáo dục mới Tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với toán - Phần lớn các cháu đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ cũng đã có cơ hội làm quen với đếm, số lượng, chữ số, sắp xếp theo quy tắc, xác định vị trí trong không gian, hình học Nên việc giáo dục trẻ có phần thuận lợi hơn - Cha mẹ trẻ đã có nhận thức đúng hơn về bậc học mầm non và quan tâm đến nhu cầu cũng như sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con mình * Nguyên nhân hạn chế: - Bản thân là giáo viên trẻ phụ trách lớp 5- 6 tuổi được 2 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nắm bắt các phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ - Thời gian làm đồ dùng đồ chơi lại hạn chế, đồ chơi sáng tạo kích thích hứng thú cho trẻ khi học toán còn ít - Chưa tìm tòi xây dựng được các bài tập, trò chơi hấp dẫn, phù hợp để rèn các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 3 - Bài dạy chưa được thiết kế ứng dụng công nghệ thông tin, chưa khai thác triệt để ứng dụng của phần mềm kidsmart vào hoạt động làm quen với toán 4 III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 Căn cứ thực hiện: Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân căn cứ vào các nội dung sau: - Căn cứ vào Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 - Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019-2020 của trường, căn cứ vào sự hướng dẫn của Ban giám hiệu, đặc biệt là bộ phận chuyên môn - Căn cứ vào sách hướng dẫn thực hiện chương trình - Căn cứ vào chuyên đề xây dựng lấy trẻ làm trung tâm - Căn cứ vào khả năng, năng lực của bản thân, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, và tình hình thực tế của lớp 2 Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện: a Nội dung, phương pháp: * Nội dung: Nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” * Phương pháp: Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi chọn các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê toán học b Giải pháp thực hiện: Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như sau: Giải pháp 1: Tạo môi trường toán học cho trẻ, làm đồ dung đồ chơi phong phú 5  Tạo môi trường toán học cho trẻ trong lớp học Chúng ta biết rằng, trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo Chính vì vậy, để trẻ được làm quen với toán mọi lúc mọi nơi và không trở nên khô khan Ở góc học tập tôi đã xây dựng các bài tập để trẻ khắc sâu kiến thức được cung cấp thông qua hình thức trò chơi và phân chia thành từng “mảng” riêng biệt qua góc “Bé thích học toán” gồm: Số lượng, tách gộp, sắp xếp theo quy tắc… Hình 1: Trẻ chơi ở góc bé thích học toán Xung quanh lớp sắp xếp các đồ dùng đồ chơi để trẻ liên hệ thực tế từ bài học Ví dụ: trẻ học Số 8, tôi chuẩn bị nhiều đồ dùng cùng nhóm ở các kệ góc xung quanh lớp để trẻ tìm đếm số lượng 8 và gắn số tương ứng, hoặc khi học về khối cầu khối trụ các đồ chơi ở góc phân vai có dạng khối trụ như lon nước, khối cầu như trái dưa hấu cũng được trẻ tìm, phát hiện ra trong sự hứng thú Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say mê tìm tòi và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ 6  Tận dụng môi trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn tạo cho trẻ cơ hội để trải nghiệm những biểu tượng toán mà trẻ được học ở mọi lúc, mọi nơi Toán học không phải là cái gì đó thật cứng nhắc khô khan, chỉ là số, là hình mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì ở xung quanh trẻ Tôi thiết kế các kí hiệu đồ dùng cá nhân của mỗi trẻ, thẻ chọn góc chơi, kí hiệu sách là kí hiệu số trên hình chiếc lá, bông hoa, cây nấm, hình học Điều này giúp trẻ ghi nhớ kí hiệu cá nhân của mình và biểu tượng số cũng hình thành ở trẻ Trẻ dần dần nhận ra kí hiệu của mình, của bạn khác.Ví dụ: Bạn có kí hiệu là bông hoa số 1 còn mình là bông hoa số 5 7 Hình 2: Kí hiệu cá nhân của trẻ có gắn chữ số Toán học đi vào xã hội thu nhỏ của trẻ với các trò chơi ở gian hàng Khi tham gia chơi ở các gian hàng Tôi tạo cho trẻ môi trường có nhiều đồ chơi hấp dẫn mỗi trẻ sẽ chơi “mua- bán” ở tất cả các quày hàng ở đây Người mua yêu cầu người bán về số lượng mua Ví dụ “Bán cho tôi 6 quả cà” cả hai có thể đếm cùng nhau để đủ số lượng yêu cầu Hoặc 6 quả cà là 6 đồng, người mua phải trả thẻ tiền có số 6 8 Hình 3: Trẻ tham gia mua bán trong hoạt động chơi ở gian hàng Môi trường xung quanh trẻ rất phong phú, nếu chúng ta biết tận dụng vào toán học thì sẽ có hiệu quả, trẻ vừa học, vừa chơi  Làm đồ dùng đồ chơi phong phú kích thích trẻ tư duy Đối với trẻ việc học bằng đồ dùng trực quan giúp trẻ hoạt động tích cực, tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của bài học Hiểu rõ được điều này, tôi luôn tìm tòi làm bổ sung các đồ dùng đồ chơi ở góc học tập thật phong phú, đa dạng, hấp dẫn trẻ Đồ dùng để ở nơi trẻ dễ lấy, dễ sử dụng và phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ Qua đó, trẻ yêu thích học toán Mỗi chủ đề tôi luôn bổ sung đồ chơi phù hợp Ví dụ: Tôi làm các thẻ con vật, phương tiện giao thông, hoa, quả Với những thẻ đồ chơi này trẻ được làm quen với số lượng, tách gộp, sắp xếp theo quy tắc Các khối hộp chữ nhật, khối vuông được trẻ chắp ghép từ các mảnh ghép do cô làm sẵn Tôi làm những cuốn sách bằng vải nỉ, có các trò chơi về đếm số lượng, tách gộp, sắp xếp theo quy tắc giúp trẻ hứng thú học mà chơi chơi bằng học 9 Hình 4: Trẻ học toán qua sách làm từ vải nỉ Bên cạnh đó, tôi cùng trẻ làm đồ chơi để trẻ thấy hứng thú hơn với việc học toán Ví dụ: Tôi hướng dẫn trẻ làm “Cuộn phim bằng giấy” * Mục đích: - Trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy - Trẻ vẽ được các cuộn phim theo ý thích - Giúp trẻ củng cố kiến thức đã học như đếm số lượng, xác định vị trí trong không gian Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ * Vật liệu: Hộp giấy, 5 tờ giấy A4, hai ống giấy dài 35 cm * Cách thực hiện: Cô hướng dẫn trẻ vẽ các hình ảnh nhằm xác định vị trí trong không gian, đếm số lượng trên các tờ giấy A4 sau đó dán chúng lại theo một dải dài - Cô giúp trẻ cắt mặt trước của hộp giấy chữ nhật và bấm 4 lỗ ở hai mặt bên của hộp giấy song song với nhau vừa với ống giấy 10 - Sau khi dạy trẻ đếm số lượng và nhận biết chữ số tôi cho trẻ gộp hai nhóm nhỏ thành nhóm lớn hơn và đếm, sau đó tách thành hai nhóm nhỏ từ nhóm lớn ban đầu bằng nhiều hình thức trò chơi, bài tập hấp dẫn Ví dụ tách nhóm con vật có số lượng 9 thành hai nhóm nhỏ đếm số con vật ở mỗi nhóm và ghi số lượng từng nhóm, hoặc vẽ thêm con vật còn thiếu để có nhóm số lượng là 9 con vật - Sử dụng mô hình hóa, sơ đồ để dạy các biểu tượng toán cho trẻ: Ví dụ sau khi dạy cho trẻ biết cách tách số lượng trong phạm vi 6 Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ để cùng nhau thực hiện bài tập về mô hình hóa Bước 1: Đưa ra tranh có nhóm đồ vật số lượng là 6 gồm * 5 con mèo 1 con chó * 2 con ong 4 con bướm * 3 con cá 3 con cua Bước 2: Tôi hướng dẫn trẻ xây dựng mô hình 13 Bước 3: Trẻ tự xây dựng mô hình 6 1 5 2 4 3 3 Qua cách lập mô hình này trẻ được vận dụng kinh nghiệm khái quát của mình Ví dụ: nhóm động vật dưới nước có 6 con gồm: 3 con cua 3 con cá, nhóm động vật nuôi trong nhà có 6 con, gồm: 1 con chó 5 con mèo Tùy vào nhóm đối tượng mà trẻ học cách xây dựng và sử dụng mô hình đó trong các tình huống cụ thể * Đưa ra tình huống dẫn dắt vào bài học hấp dẫn, kích thích sự tò mò của trẻ Các tình huống dẫn dắt luôn là điều hấp dẫn khiến trẻ tò mò hứng thú khám phá Đặc biệt, với kiến thức toán khô khan thì việc kích thích sự tò mò của trẻ sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn Ví dụ: Khi dạy về khối cầu, khối trụ Tôi đưa ra tình huống mời cả lớp đi siêu thị để mua hàng hóa Trẻ hào hứng đi đến siêu thị cùng cô và trò chuyện về những hàng hóa bán ở siêu thị, chọn mua những đồ chơi cho mình ở đó (Cô chuẩn bị các đồ chơi khối cầu: quả bóng nhựa, bóng cao su; khối trụ: Lon sữa, khối đồ chơi bằng gỗ, trống đồ chơi là khối trụ làm từ lon sữa ) Mỗi trẻ sẽ chọn đồ chơi cho mình và mang về lớp cùng khám phá đồ chơi đó Trẻ vừa được chơi và trải nghiệm một cách tự nhiên với những đồ dùng mình chọn Từ đó, cô sẽ hướng trẻ đến nội dung cần cung cấp: quả bóng lăn được, không chồng lên nhau, được bao quanh là đường cong tròn, lăn được nhiều hướng nên gọi là khối cầu; 14 lon sữa có 2 mặt phẳng ở hai đầu bằng nhau nên chồng lên nhau được và lăn được về hai hướng nên gọi là khối trụ Ví dụ: Khi dạy về số lượng 8 tôi dẫn dắt bằng một bài hát: “Chú vịt đi bơi” “Một ngày đẹp trời các chú vịt đi bơi Bơi đi chơi, đi rất xa Mẹ vịt gọi về quát quát, quạt quạt Chỉ thấy năm chú vịt ở đây đang bơi” Tương tự lời bài hát đến “tám chú vịt” Cô và trẻ cùng hát và làm động tác bằng các ngón tay, sau đó dẫn dắt vào bài học Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với toán qua trò chơi theo nhóm, cá nhân, tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ Trò chơi toán học là một trong những phương tiện trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán, trẻ được “Học bằng chơi – chơi mà học” Là một đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi được nâng cao Trong một mức độ nào đó, trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ Sử dụng trò chơi học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức cho trẻ Tuy nhiên, các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một hoạt động, trẻ sẽ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia Yêu cầu của trò chơi phải được nâng dần lên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích cực của trẻ Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò chơi cho phù hợp, tùy từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá nhân và tập thể Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà trong nhóm trẻ có thể trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau cùng giải quyết nhiệm vụ Khi làm việc theo 15 nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng trẻ và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu Khi hoạt động nhóm sẽ làm cho trẻ quen dần với sự hợp tác, hiệu quả hoạt động sẽ được tăng lên, nhất là lúc phải giải quyết vấn đề khó khăn Ví dụ: Tôi tổ chức trò chơi “Đi tìm kho báu” trẻ phải tư duy phối hợp các kiến thức đã học để tìm đường đến kho báu Trẻ giải được các bài tập trong lá thư theo yêu cầu: Nhiệm vụ đầu tiên là trẻ tìm 9 khối trụ màu xanh trẻ tìm đủ 9 khối trụ sẽ được đi tiếp Đến lá thư có nhiệm vụ thứ 2 trẻ tìm và ghép được 7 ngôi nhà Đi đến nhiệm vụ thứ 3 trẻ điền số lượng các con côn trùng và tách nhóm tương ứng Sau khi giải quyết các bài tập trẻ sẽ tìm được kho báu Tùy vào khả năng mà chúng ta có thể nâng dần độ khó của các bài tập và đường đi khó hơn để trẻ trong nhóm cùng thảo luận và thực hiện được trò chơi 7   9 Hình 7: Sơ đồ trò chơi đi tìm kho báu  Ở hoạt động chơi theo ý thích: Giúp trẻ củng cố kiến thức đã học thông qua thực hành sách, trò chơi với đomino, ghép tranh tương phản, xâu chuỗi hạt theo quy tắc… 16 Hì nh 8: Trẻ chơi domino, xâu chuỗi hạt Ngoài ra vào giờ hoạt động chơi theo ý thích và hoạt động ở các góc, tôi tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán các hình ảnh liên quan đến việc học đếm và gắn số, hoặc trẻ nặn các khối đã học, cùng làm đồng hồ thời gian… Ở hoạt động chơi ngoài trời: Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian cùng là hình thức giúp trẻ trải nghiệm đếm số lượng như: chơi Ô ăn quan, chơi chuyền nẻ… Bên cạnh đó, việc tích hợp toán vào các hoạt động học như: văn học, thể dục, hay âm nhạc, tạo hình cũng giúp trẻ luyện tập các kỹ năng đếm số lượng, định hướng trong không gian… Ví dụ: Trong hoạt động làm quen văn học tôi cho trẻ chơi trò chơi chuyền quả: Yêu cầu chuyền quả qua đầu Kết thúc cho trẻ cùng đếm số lượng quả đã chuyền được Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy Chương trình bé vui học Kidsmart là một chương trình rất bổ ích dành cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Qua các trò chơi trên chương trình này sẽ giúp trẻ ôn luyện về tập hợp số lượng, đếm số lượng, chữ số; định hướng trong không gian, hình học… Vì thế, tôi thường xuyên tổ chức hoạt động kidsmart cho trẻ trên máy tính 17 Ví dụ: Với ứng dụng "Ngôi nhà toán học của Milie" có các trò chơi hấp dẫn như " Bing và Boong, Ngôi nhà chuột, Máy số, Tạo ra một con côn trùng, Xưởng làm bánh, Con số của tôi" trẻ sẽ được trải nghiệm những kiến thức toán đã được học ở các trò chơi này:hình học, số lượng, chữ số, sắp xếp theo quy tắc Hoặc với ứng dụng “Ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy” trẻ được tìm hiểu khái niệm, biểu tượng về không gian thời gian qua “Anh em nhà đồng hồ; Đồng hồ lịch, truy tìm hạt đậu mức; Hộp cát biểu tượng” Hình ảnh 9: Trò chơi xưởng làm bánh của bò Mile trong hoạt động kidsmart Bên cạnh việc cho trẻ thực hiện các trò chơi trên máy tính, tôi còn thiết kế trò chơi ở góc ứng dụng phù hợp đem lại sự hứng thú cho trẻ khi tham gia chơi Ví dụ: Khi trẻ chơi trò xưởng làm bánh của bò Mile trên máy tính, ở góc ứng dụng tôi cho nhóm trẻ vẽ, nặn những chiếc bánh và những hạt đậu lên bánh theo yêu cầu Trẻ được luân phiên chơi ở các góc ứng dụng và trên máy tính nên việc học toán không trở nên nhàm chán 18 Hình 10: Góc ứng dụng trong hoạt động kisdmard nặn bánh có hạt đậu mứt Ngoài ra tôi còn thiết kế các slide trên máy tính để dạy cho trẻ làm quen với toán.Ví dụ: Khi dạy tiết số 7 trong chủ đề “Thực vật”, thay vì sắp xếp các đối tượng trên kệ dạy toán, tôi sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu, tạo hiệu ứng xuất hiện 2 nhóm đối tượng là cây hoa hồng và chậu hoa có số lượng không bằng nhau để trẻ so sánh, thêm bớt bằng cách nhấp chuột Phân tích cấu tạo số 7, tôi cho xuất hiện lần lượt từng nét số 7, như vậy trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn IV KẾT LUẬN 1 Kết quả đạt được: 19 Trong quá trình triển khai thực hiện: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”, đã tạo cho bản thân tôi sự tự tin, mạnh dạn và khơi dậy sự sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy, hình thức tổ chức môi trường hoạt động làm quen với toán cho trẻ Đặc biệt hơn, tôi nhận thấy các biện pháp đã phát huy tốt tính tích cực của trẻ trong hoạt động làm quen với toán theo hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Những thay đổi trong giờ hoạt động làm quen với toán đã mang lại hiệu quả rất cao Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, đạt được mục đích yêu cầu đề ra Trẻ có khả năng phản ứng nhanh, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, tư duy logic Trẻ có thể đếm nhẩm nhanh trong đầu chính xác số lượng đồ vật cô đưa ra, nhận biết chữ số, khái quát được số lượng nhóm đối tượng, trẻ biết tách gộp nhóm đối tượng dựa trên sơ đồ hóa, sắp xếp theo quy tắc trẻ tự tạo ra một cách thành thạo Không những thế, khả năng định hướng trong không gian và thời gian ở trẻ dần dần có độ chính xác cao, đặc biệc là định hướng trong không gian như xác định vị trí độ vật ở phía trên- phía dưới, phía trước- phía sau so với bản thân trẻ hoặc so với bạn Ngoài ra, trẻ còn nhận biết các hình khối trong cuộc sống, có thể áp dụng vào trò chơi xây nhà, xây tháp Trẻ biết dựa trên đặc điểm của các khối đã được cung cấp khi chồng, ghép các khối với nhau Qua các trò chơi, bài tập theo nhóm giúp trẻ phát huy được sự sáng tạo, tư duy tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau trong nhóm bạn bè, trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin hơn Và hơn hết hoạt động làm quen với toán không còn là một hoạt động khô khan mà trở thành hoạt động trẻ yêu thích Từ đó, hình thành cho trẻ tư duy về toán học, có các kỹ năng đếm, tách gộp, so sánh, khái quát, sơ đồ hóa là tiền đề cho việc học tốt môn toán ở bậc tiểu học Điều này chứng minh rằng các biện pháp trên có tính khả thi và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ 20 *Về phía trẻ: Bảng kết quả khảo sát: Đạt Nội dung đánh giá Không đạt Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 28/32 87,5% 4/32 12,5% 30/32 93,7% 2/32 6,3% 27/32 84,4% 5/32 15,6% 29/32 90,7% 3/32 9,3% - Nhận biết các chữ số, đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, gộp tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 - So sánh phát hiện ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc - Nhận biết gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối đó trong thực tế - Xác định vị trí của đồ vật (phía trước- sau, phía trên- phía dưới, phía phải- phía trái) so với một vật nào đó làm chuẩn *Về phía giáo viên: Có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán Thiết kế những trò chơi, đồ dùng đồ chơi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, đồng thời kích thích trẻ sự tò mò ham hiểu biết, muốn khám phá tìm hiểu về các biểu tượng toán, thích được trải nghiệm chúng qua các trò chơi cô đã tạo ra Kết quả và chất lượng giờ dạy được nâng cao *Về phía phụ huynh: Nhiệt tình hưởng ứng tham gia ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho lớp 21 Quan tâm đến việc học của trẻ, phối hợp với giáo viên tìm hiểu cách trẻ làm quen với toán ở trường mầm non Cùng trẻ thực hiện bài tập, trò chơi ở nhà giúp trẻ yêu thích hoạt động làm quen với toán 1 Phạm vi áp dụng Sau 2 năm thực hiện các giải pháp trên đã đạt kết quả cao nên được nhân rộng và áp dụng cho các lớp mẫu giáo lớn trong trường Trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau: - Hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán đối với trẻ 5-6 tuổi Từ đó, xây dựng thiết kế các bài học trò chơi giúp trẻ làm quen với toán phù hợp với chủ đề và độ tuổi đang giảng dạy - Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực và ứng dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào tổ chức hoạt động làm quen với toán để đem lại hiệu quả cao - Sáng tạo, làm đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn tạo môi trường làm quen với toán thu hút đối với trẻ - Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Cung cấp đúng kiến thức về toán, thông qua bài tập củng cố rèn luyện để giúp trẻ hình thành biểu tượng sơ đẳng về toán; động viên khích lệ kịp thời - Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ hỗ trợ các nguyên vật liệu mở, cũng như khuyến khích học cùng con - Luôn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thay đổi kịp thời nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm của giáo viên là biện pháp thúc đẩy, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 2 Kiến nghị: - Đối với nhà trường : 22 Quan tâm đầu tư hơn nữa về xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp một số nguyên vật liệu cần thiết như bitit, vải nỉ…để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên Thường xuyên tổ chức các hội thi về làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để giáo viên có cơ hội thi đua và học hỏi lẫn nhau về cách thức làm đồ dùng đồ chơi, trang trí góc đẹp sinh động thu hút trẻ Trên đây là một số biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động làm quen với toán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của bản thân tôi Kính mong nhận được sự góp ý xây dựng của các cấp lãnh đạo giúp tôi có thêm kinh nghiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình XÁC NHẬN CỦA Đức Hiệp, ngày 18 tháng 5 năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đay là đề tài sáng kiến bản thân thực hiện, không sao chép nội dung của người khác, nếu vi phạm chịu sử ý theo qui định./ Lê Thị Kim Ngân TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 1 Chương trình giáo dục Mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số 28/2017/TT – BGDĐT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo) Nhà Xuất Bản giáo dục Việt Nam 2 Hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm non” 3 Modun MN1-D “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 4 Tài liệu ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc tổ chức hoạt động học đối với mẫu giáo và hoạt động chơi tập có chủ đích đối với nhà trẻ năm 2018 5 Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non 24 DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁC CẤP 25 ... trường hoạt động làm quen với toán cho trẻ Đặc biệt hơn, nhận thấy biện pháp phát huy tốt tính tích cực trẻ hoạt động làm quen với toán theo hướng xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm... nhóm phương pháp phân loại theo xu hướng đại trình cho trẻ làm quen với toán Đối với trẻ 5- 6 tuổi tư trực quan hình ảnh chiếm ưu Chính thế, cho trẻ làm quen với biểu tượng toán cần phát huy đặc điểm... số biện pháp phát huy tính tích cực hoạt động làm quen với toán trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi? ??, tạo cho thân tự tin, mạnh dạn khơi dậy sáng tạo nội dung, phương pháp dạy, hình thức tổ chức mơi trường hoạt

Ngày đăng: 19/04/2022, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ đầu năm học, tôi đã khảo sát thực tế trên tình hình lớp tôi chủ nhiệm kết quả như sau: - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
u năm học, tôi đã khảo sát thực tế trên tình hình lớp tôi chủ nhiệm kết quả như sau: (Trang 2)
Hình 1: Trẻ chơi ở góc bé thích học toán - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 1 Trẻ chơi ở góc bé thích học toán (Trang 6)
Hình 2: Kí hiệu cá nhân của trẻ có gắn chữ số - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 2 Kí hiệu cá nhân của trẻ có gắn chữ số (Trang 8)
Hình 3: Trẻ tham gia mua bán trong hoạt động chơi ở gian hàng - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 3 Trẻ tham gia mua bán trong hoạt động chơi ở gian hàng (Trang 9)
Hình 4: Trẻ học toán qua sách làm từ vải nỉ - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 4 Trẻ học toán qua sách làm từ vải nỉ (Trang 10)
Hình 5: Trẻ đang chơi cuộn phim bằng giấy - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 5 Trẻ đang chơi cuộn phim bằng giấy (Trang 11)
Giải pháp 2: Sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ theo hướng tích cực  - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
i ải pháp 2: Sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ theo hướng tích cực (Trang 12)
- Sử dụng mô hình hóa, sơ đồ để dạy các biểu tượng toán cho trẻ: Ví dụ sau khi dạy cho trẻ biết cách tách số lượng trong phạm vi 6 - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
d ụng mô hình hóa, sơ đồ để dạy các biểu tượng toán cho trẻ: Ví dụ sau khi dạy cho trẻ biết cách tách số lượng trong phạm vi 6 (Trang 13)
Bước 3: Trẻ tự xây dựng mô hình - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
c 3: Trẻ tự xây dựng mô hình (Trang 14)
Hình 7: Sơ đồ trò chơi đi tìm kho báu - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 7 Sơ đồ trò chơi đi tìm kho báu (Trang 16)
Hình ảnh 9: Trò chơi xưởng làm bánh của bò Mile trong hoạt động kidsmart - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
nh ảnh 9: Trò chơi xưởng làm bánh của bò Mile trong hoạt động kidsmart (Trang 18)
Hình 10: Góc ứng dụng trong hoạt động kisdmard nặn bánh có hạt đậu mứt - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Hình 10 Góc ứng dụng trong hoạt động kisdmard nặn bánh có hạt đậu mứt (Trang 19)
Bảng kết quả khảo sát: - “Một số biện pháp phát huy tính tích cực cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”
Bảng k ết quả khảo sát: (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w