1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc

21 3,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 260 KB

Nội dung

Trong môi trường đó, các bài hát, lời cađến với trẻ có thể vừa đúng hay sai và trẻ tiếp nhận chúng theo nhu cầu tâm lícủa lứa tuổi mà chưa có sự lựa chọn vì khả năng âm nhạc của trẻ còn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG

TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA MAI

-* -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN ÂM NHẠC

HỌ VÀ TÊN: Lâm Thị Loan

ĐƠN VỊ : Trường Mẫu Giáo Hoa Mai

Trang 2

Nhận xét đánh giá của HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG:

……… Tuyên Thạnh, ngày……….tháng…… năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC *

-I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

1/ Lý do chọn đề tài:……… 4

2/ Mục đích đề tài:……… …… .6

3/ Lịch sử đề tài:……… 6

4/ Phạm vi đề tài:……… ….…… 6

II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: 1/ Thực trạng đề tài:……… ………6

2/ Nội dung cần giải quyết:……… ………….7

3/ Biện pháp giải quyết:……… …… ….7

4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng:……… ….13

III/KẾT LUẬN: 1/ Tóm lược giải pháp:……… … 14

2/ Phạm vi đối tượng áp dụng:……… …14

3/ Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện:……… 14

Trang 4

lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ Trẻ có thể tiếp cận âm nhạcngay từ khi còn nằm trong nôi qua lời ru ầu ơ của bà, của mẹ Trẻ mầm non

dễ xúc cảm vốn ngây thơ trong sáng nên việc tiếp xúc với âm nhạc được cahát là một nhu cầu không thể thiếu Trẻ học hát trong môi trường sống xungquanh qua nhiều tác động khác nhau Trong môi trường đó, các bài hát, lời cađến với trẻ có thể vừa đúng hay sai và trẻ tiếp nhận chúng theo nhu cầu tâm lícủa lứa tuổi mà chưa có sự lựa chọn vì khả năng âm nhạc của trẻ còn hạn chế

Vì vậy trong quá trình dạy trẻ hát, cô giáo phải là người biết cảm nhậnnghệ thuật âm nhạc và cung cấp cho trẻ những kỹ năng về hoạt động âm nhạc

đó để trẻ hoàn thiện khả năng cảm nhận nghệ thuật âm nhạc một cách trọnvẹn

Nhưng trong thực tế giảng dạy với những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ởlứa tuổi này chưa hoàn thiện bộ máy phát âm, vốn ngôn ngữ còn hạn hẹp nênchỉ dễ tiếp thu nội dung đơn giản của các tác phẩm âm nhạc, còn kĩ năng biểucảm của trẻ rất hay mắc lỗi như: trẻ hát sai cao độ: luyến láy, lên xuống giọng;sai về trường độ: ngân, nghỉ; sai về phát âm: hát nhầm lời, hát ngọng; hát

Trang 5

chưa diễn cảm, chưa thể hiện hết sắc thái tình cảm của bài hát; chưa phối hợptốt giữa tai nghe và giọng hát; trẻ gặp các bài hát khó Khi giảng dạy, giáoviên ở các trường có sửa sai cho trẻ, nhưng đó cũng chỉ là các biện pháp đơngiản, đôi khi trẻ hát đúng cũng sửa và trẻ hát sai thì không sửa, nên việc sửasai chưa đa dạng, chưa phong phú, chưa có sự sáng tạo, chỉ là làm cho đủ các bước khi dạy trẻ, dẫn đến việc trẻ nhàm chán và sửa sai cho trẻ chưa có hiệuquả Trẻ học tập thông qua hoạt động vui chơi là chính nên điều cần làm hiệnnay là tìm ra những biện pháp mới lạ, lồng ghép vào các trò chơi, mang tínhchất nhẹ nhàng để thu hút trẻ, sửa sai cho trẻ mềm mại hơn, có hiệu quả caohơn.

Với lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu lĩnh vực này nhằm đưa ra: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc” Ở trường Mầm non, đặc biệtđối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuậtphát triển năng lực cảm xúc, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, sự tập trung chú ýcủa trẻ, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ Như nhà sư phạm Xu-khôm-lin-xki

đã tổng kết:

“Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò

chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo… Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là phương tiện bồi duỡng năng lực sáng tạo cuả trí tuệ mà không phương tiện nào sánh được”

Vì vậy, giáo dục âm nhạc là một hoạt động không thể thiếu ở trườngMầm non , là yếu tố quan trọng góp phần phát triển nhân cách toàn diện chotrẻ Qua âm nhạc trẻ được giáo dục thẩm mĩ, giáo dục đạo đức, góp phần pháttriển trí tuệ, phát triển sinh lí của trẻ Đến trường, trẻ được tiếp xúc với âmnhạc hàng ngày qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, hoạtđộng ngoài trời, qua các buổi tổ chức lễ hội Qua các hoạt động đó, trẻ được

Trang 6

hát, thể hiện khả năng âm nhạc, hứng thú âm nhạc, thể hiện tình cảm qua bàihát Trẻ lứa tuổi này rất thích hát và rất hay hát

Từ những trăn trở đó, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đăng ký đề tài này

để tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc”.

2 Mục đích chọn đề tài :

Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp sửa sai

về cao độ, trường độ, tiết tấu, âm tiết, sắc thái tình cảm của bài hát trong quátrình dạy hát Giúp trẻ thể hiện bài hát một cách chính xác và trọn vẹn Từ đónâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc trong trường mầm non có hiệu quả

3 Lịch sử đề tài:

Năm học 2015-2016 tôi được phân công dạy lớp lá 3, trong những tuần

lể đầu tiếp xúc, tôi thấy trẻ còn nhút nhát rụt rè, khả năng tai nghe âm nhạccòn yếu, ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn

thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc” vào trong

năm học này

4 Phạm vi đề tài :

Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ trong trường học tốt môn âm nhạc

II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :

1 Thực trạng:

Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã nắm được nhiều biện pháp sửa saitrong giờ hoạt động âm nhạc Nhìn chung đa số trẻ lớp tôi rất hiếu động thamgia các hoạt động, nhưng do mới mẻ nên trẻ nhút nhát, phụ huynh chưa quantâm và hỗ trợ nhiều.Và thấy được tầm quan trọng của việc sửa sai giúp trẻ tựtin hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, hát đúng không sai về ngôn ngữ,nên tôi đã mạnh dạn và đưa ra đề tài này để áp dụng

+ Thuận lợi:

- Đa số trẻ đến trường mẫu giáo và đã qua lớp mầm, chồi được tiếp cậnvới các hoạt động âm nhạc Trẻ tự tin hồn nhiên có khả năng giao tiếp và

Trang 7

ngôn ngữ diễn đạt khá mạch lạc, bước đầu có một số khả năng biểu diễn vàcảm thụ âm nhạc.

- Được sự quan tâm của phụ huynh, sự hỗ trợ của bạn đồng nghiệp

- Ban giám hiệu hỗ trợ các nhạc cụ, dụng cụ, đàn, băng đĩa theo chủ đề,thường xuyên dự giờ các giờ hoạt động âm nhạc để rút kinh nghiệm cho cáctiết dạy tốt hơn

+ Khó khăn

- Đa số trẻ chỉ sử dụng từ địa phương, chưa hiểu được từ ngữ của các vùngmiền khác, nên khả năng hiểu nội dung bài hát và cảm nhận giai điệu âm nhạccòn hạn chế

- Trẻ thường hát sai các lời, sai về cao độ, trường độ, tiết tấu

- Yêu cầu của giáo dục là phải truyền thụ kiến thức cho trẻ thật chính xác

- Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ: bộ máy phát âm còn non yếu, chưa hoànthiện và phát triển Vì vậy, trẻ phát âm một số âm sắc còn khó khăn và chưachuẩn lắm

2 Nôi dung giải quyết:

Làm thế nào để sửa sai cho trẻ một cách có hiệu quả, giúp trẻ học tốtmôn âm nhạc:

- Đối với những bài hát thuộc các vùng miền khác nhau, cô giải thích rõnghĩa các từ ngữ thuộc những vùng miền đó để cho cháu hiểu nội dung bàihát

- Cô giúp trẻ có khả năng cảm nhận âm nhạc

- Cô sửa sai các lỗi khi trẻ hát sai về lời bài hát, nhịp điệu, cao độ, trường

độ và tiết tấu bài hát

- Cô tìm những phương pháp, biện pháp hỗ trợ và giúp bộ máy phát âmcủa trẻ phát triển tốt hơn để trẻ có thể diễn đạt bài hát tốt hơn

- Cô có sự kết hợp cùng với phụ huynh

3 Biện pháp giải quyết :

Trang 8

Âm nhạc phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng cóbiểu cảm của âm thanh, cùng các yếu tố diễn tả âm nhạc như: giai điệu, âmsắc cường độ, hòa âm hình thức Âm điệu trầm bỗng cao thấp khác nhau củatiếng nói con người và tiết tấu phong phú trong lao động sản xuất Mọi lứatuổi đều có những nhạc điệu phù hợp riêng: các em nhỏ thích những bài ca,bản nhạc vui tươi rộn rã nhí nhảnh, hồn nhiên, gắn bó cuộc sống của conngười từ ngày xưa đến nay, nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sốnghàng ngày, tiếng nói tình cảm được truyền từ đời này sang đời khác, đối vớitrẻ em thì âm nhạc là phương tiện để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, quan

hệ giao tiếp, phát triển trao đổi tình cảm Chính vì vậy, tôi đã cố gắng sưutầm, sáng tạo và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để giải quyết các vấn đềnhư sau :

* Đối với những bài hát thuộc các vùng miền khác nhau, cô giải thích

rõ nghĩa các từ ngữ thuộc những vùng miền đó để cho cháu hiểu nội dung bài hát:

Nội dung các bài hát phản ánh hiện tượng cuộc sống xung quanh trẻ,

trang bị cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm sống về tự nhiên xã hội, mặtkhác việc học thuộc lời ca giúp trẻ phát triển ngôn ngữ phát âm chính xácngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, nói biểu cảm và mở rộng vốn từ Như vậy hoạt động cahát thực hiện rất nhiều nhiệm vụ phát triển trí tuệ và phát triển ngôn ngữ chotrẻ

Ví dụ: bài hát “ Múa với bạn Tây Nguyên ”: múa hát theo nhịp đànT.rưng vang vang: giải thích cho trẻ biết đàn T.rưng là

loại nhạc cụ của người dân tộc Tây Nguyên

Ví dụ: bài hát “ Cô giáo em là hoa Epang ”: Sương long lanh rẫy nươngxanh, con suối quanh lưng đồi thanh thanh: giải thích cho trẻ “rẫy” là đấttrồng tỉa, “nương” là ruộng đất cao ở đồi núi

* Cô giúp trẻ có khả năng cảm nhận âm nhạc :

Trang 9

Cảm nhận âm nhạc là một điều hết sức khó khăn, nếu như trẻ cảm nhận tốtthì trẻ có thể biễu diễn, trình bày một bài hát rất mạnh dạn tự tin, và đúng vềgiai điệu, cao độ trường độ và thể hiện được tình cảm vào trong bài hát Chính

vì thế, cô nên gợi mở cho trẻ, tạo cảm xúc cho trẻ đối với bài hát, cô hát nhiềulần, đúng cao độ, trường độ, cô còn thể hiện sắc thái tình cảm của mình quabài hát, cô hát diễn cảm nhiều lần và làm động tác minh họa hoặc có thể chotrẻ nghe băng đĩa, xem video hình ảnh, trang phục biểu diễn để gây cảm xúc

âm nhạc cho trẻ

Ví dụ: khi dạy trẻ hát bài hát “ Chú bộ đội ” sáng tác Hoàng Hà, cho trẻquan sát những bức tranh, hình ảnh về các chú bộ đội đang hành quân, đangđứng gác và đàm thoại với trẻ Sau đó dẫn dắt trẻ đến nội dung bài hát, cô hátmẫu cho trẻ nghe và giới thiệu về giai điệu bài hát này nhanh hay chậm, thểhiện tình cảm vui hay buồn, tập cho trẻ nghe và hát theo nhiều lần

Ngoài ra, trẻ được nghe các thể loại âm nhạc khác nhau, như hát ru cótính êm dịu, biết được giai điệu chậm buồn, tình cảm của bài hát

- Bài “ Ru Con ” dân ca Nam Bộ, giọng ru ầu ơ êm dịu, gần hết bàigiọng chậm và nhỏ dần, giúp trẻ cảm nhận đựơc tình cảm của mẹ vô cùng cao

cả bao la tình yêu thương của người mẹ dành cho con

- Bài “ Lí con sáo Gò Công ” dân ca Nam Bộ, giọng chậm êm diệu

- Bài “ Lí cây bông ” dân ca Nam Bộ giọng vui tươi thể hiện tình cảm,qua đó giúp trẻ cảm nhận giai điệu vui tươi của bài hát

Thêm vào đó, ở phần vào bài, giáo viên có thể vào bài gián tiếp bằng cáchgiới thiệu gợi mở bài hát bằng lời, bằng hình ảnh, đồ dùng, đồ vật, thậm chí

có thể xây dựng bằng một tiểu phẩm nho nhỏ, ngắn để hướng trẻ vào bài hátchuẩn bị được nghe Vào bài bằng cách gián tiếp như vậy, thêm vào các câuhỏi gợi mở sẽ kích thích trẻ suy nghĩ, suy đoán, thu hút vào các hoạt động tiếptheo, giúp trẻ cảm nhận các tác phẩm âm nhạc một cách sâu sắc và có hiệuquả hơn

Trang 10

Hơn nữa, tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học hát giữ vai tròquan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ, hình tượng âm nhạc; khitrẻ tập trung chú ý thì trẻ mới có thể tưởng tượng và cảm nhận tác phẩm âmnhạc có hiệu quả Nhưng ở lứa tuổi mầm non, việc bắt trẻ ngồi ngay ngắn từđầu đến cuối để nghe là không hợp lý bởi sức tập trung chú ý có chủ đích củatrẻ có giới hạn về thời gian Do đó, toàn bộ tiết hoạt động chỉ nên lựa chọnthời điểm thích hợp để cho trẻ nghe trọn vẹn tác phẩm khoảng 2 đến 3 lần.Còn lại, sau mỗi lần nghe hoặc thậm chí sau từng đoạn (nếu như bài hát cónhiều lời hoặc bản nhạc có độ dài đáng kể), giáo viên nên dừng lại trò chuyệnvới trẻ về bài, để trẻ tham gia vào những hoạt động cụ thể nào đó Các hoạtđộng này đều phải có sự tính toán, chuẩn bị từ trước và phải có những giảthiết xử lý tình huống ngoài chuẩn bị có thể bất ngờ xảy ra trên lớp.

Ví dụ: trong những lúc giáo viên hát, xem băng hình, nghe đàn, chơi tròchơi trên lớp, trên máy tính thì trẻ có thể rất hứng thú với việc xem giáo viênvừa hát vừa biểu diễn và chạy lên cùng múa hát với giáo viên Lúc đó, giáoviên sẽ phải dành thời gian cho hoạt động đó nhiều hơn so với giáo án đề ra

và có thể giảm thời gian hay cắt bớt đi hoạt động khác, đồng thời mở rộnghình thức đó như thị phạm cho trẻ làm theo các động tác rồi cùng hát theo

* Cô sửa sai các lỗi khi trẻ hát sai về lời bài hát, nhịp điệu, cao độ, trường độ và tiết tấu bài hát :

Để cho trẻ hát đúng nhịp điệu, cao độ, trường độ và tiết tấu bài hát tôi

đã sử dụng dụng cụ trực quan hỗ trợ như: đàn, máy casset, băng đĩa khi trẻ hátsai về cao độ, trường độ, cao - thấp, luyến- láy, ngân - ngắt, dài - ngắn Cô cóthể đánh đàn hoặc mở máy cho trẻ nghe lại giai điệu của bài hát vài lần, rồisau đó cô hát lại chỗ sai để ghép lời với giai điệu Còn về tiết tấu thì cô tậpcho trẻ vỗ tay, phân tích kỹ nhịp và xướng âm bài hát cho trẻ nghe tập cho trẻ

vỗ tay theo nhịp, từng câu, từng đoạn và cả bài hát

Trang 11

Ví dụ: Bài hát “ Con mèo ra bờ sông ” một con mèo ra bờ song meo,tiếng meo phải được ngân dài thêm một nhịp.

- Bài hát “ Lá xanh ” Gió đung đưa cành: phải hát luyến giọng ở từ

“đung đưa”, hát với nhịp điệu vui tươi

- Bài hát “ Chim chích bông ” đã tạo nên hình ảnh một chú chim sâusiêng năng, nhanh nhẹn đáng yêu Lời ca gắn với giai điệu nhí nhảnh hồnnhiên đáng yêu nhắc nhở các em, chăm chỉ học hành siêng năng lao động vàbảo vệ môi trường ngày càng xinh đẹp Tôi tập cho trẻ xướng âm theo tiếngđàn để trẻ hát đúng cao độ của bài hát

- Bài hát “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” lời một: hôm nay sântrường muôn sắc tươi màu, lời hai: hôm nay tưng bừng nao nức trong lòng cáccháu thường xuyên hát lộn lời bài hát, lời một cháu hát lộn qua lời hai, lời haicháu hát lộn qua lời một Tôi thường xuyên dạy cháu để cháu hát theo và chocháu nghe lại bài hát ở các giờ hoạt động kế tiếp

Đa số các cô đều sửa lỗi cho trẻ khi trẻ đã nắm toàn bài hát, như vậy làkhông nên vì khi trẻ đã nắm được toàn bài thì việc sửa sai rất khó khăn Cônên sửa sai khi trẻ mắc lỗi ở từng câu, từng đoạn cụ thể của bài

Mỗi bài hát đều chứa đựng tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ sáng tác,xúc cảm được thông qua giai điệu, tiết tấu lời ca, những hình ảnh mang biểutrưng về cái đẹp có sức cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp Do đó cácbài hát giản dị có tính nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi của trẻ, sẽ hình thành ởtrẻ thị hiếu âm nhạc trong sáng, lành mạnh Ở trẻ mẫu giáo các hình thức tưduy trực quan hành động, trực quan hình tượng và tư duy hình tượng được thểhiện trong bất kỳ hoạt động nào trong đó có âm nhạc Tiếp xúc âm nhạc trẻdần dần có khả năng tổng hợp cùng với tư duy lôgic Chính vì vậy, để thựchiện được chức năng giáo dục thẩm mỹ trong hoạt động ca hát trước hết cầnphát triển ở trẻ khả năng âm nhạc

Trang 12

* Cô tìm những phương pháp, biện pháp hỗ trợ và giúp cho bộ máy phát âm của trẻ phát triển tốt hơn để trẻ có thể diễn đạt bài hát tốt hơn.

Ca hát có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ giúp trẻcủng cố, hoàn thiện các cơ quan và chức năng bộ phận cơ thể của trẻ, tạo sựliên hệ nhạy bén giữa các cơ quan Trước hết, ca hát được coi là phương tiệntốt nhất để phát triển tai nghe Trong quá trình học hát, khi trẻ được rèn luyện,chú ý đến âm nhạc nhận biết được sự chuyển động của âm thanh giai điệu, tiếttấu, cường độ, âm sắc, nhịp độ, luyện tập thường xuyên để phân biệt đượccác chi tiết âm nhạc, xác định được các hình thức cấu trúc âm nhạc đơn giảnnhư: tiết tấu của bài nhạc; nhận biết được câu nhạc, đoạn nhạc; nhận biết đượcthể loại âm nhạc của tác phẩm; hiểu được phong cách âm nhạc của tác giả.Giúp trẻ củng cố các cơ quan phát âm, giúp trẻ thở sâu, tránh nói lắp, đẩymạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp tim mạch, sự traođổi máu, hình thành giọng hát ở trẻ, tạo phản ứng nhanh nhạy giữa tai nghe

âm nhạc và ca hát Hoạt động ca hát ở trường mầm non là một trong nhữngcon đường phát triển và hoàn thiện đạo đức, trí tuệ , thẩm mĩ và thể lực chotrẻ Ca hát có ý nghĩa đặc biệt, tạo điều kiện tốt nhất cho việc hình thành vàphát triển toàn diện nhân cách cho trẻ

Cô hát cho trẻ nghe nhiều lần bài hát, cho trẻ hát và hát lập đi lập lại từngữ mà trẻ hát sai Sau đó cô mời một trẻ hát đúng và chuẩn về từ ngữ lên hátcho các bạn khác nghe lại hoặc là cô cho trẻ chơi trò chơi hát liên tiếp, câukhó cô hát, câu dễ trẻ hát, cô hát cô phải nhấn mạnh chổ trẻ sai để trẻ nhớ lại

cô hát như thế nào để đến khi trẻ hát thì không còn hát sai nữa, nếu cần tậpcho trẻ từng từ, từng câu

Ví dụ: Bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” ai hỏicháu, cháu học trường nào đấy, trẻ thường hay hát là: ai hỏi táu, táu họctrường nào đấy Cô hát lại cho trẻ nghe sau đó cho trẻ lập lại từ “ cháu” nhiềulần cho trẻ quen và hát lại cả câu hát

Ngày đăng: 11/08/2016, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w