1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài skkn một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái

32 971 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

... trình chăm sóc giáo dục Mầm non trẻ - tuổi - Ti liu v hng dn tr lm quen vi chc cỏi bc hc mm non - Ti liu bi dng hng dn tr lm quen vi ch cỏi bc hc mm non - Một số tài liệu tham khảo bồi dỡng hè... trờn cỏc tit hc khỏc nh to hỡnh v mi ni mi lỳc + Cách lên lớp giáo viên làm quen chữ cái: Mt yờu cu t i vi giỏo viờn cho tr lm quen vi ch cỏi l kin thc truyn th n tr phi ht sc ngn gn, tuyt i , hỡnh... lm rt cn thit tit hc Lm quen vi ch cỏi * Bin phỏp cho tr lm quen vi ch cỏi mi lỳc, mi ni Cỏc hot ng ngoi gi hc cng gúp phn rt ln vo vic cho tr lm quen vi ch cỏi Vic lm quen vi ch cỏi õy nhm

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN

LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI.

Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non, tất cả thế giới xung quanh trẻ đềumới lạ, bất cứ cái gì trẻ thấy cũng đều đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới mẻ lạlùng Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là phôi thaiđầu tiên nuôi trẻ lớn lên trong con đường học vấn

Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa đến cho trẻ, dù chỉ lànhững kiến thức sơ đẳng, đơn giản Song vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗiđứa trẻ sau này Vì vậy, chúng ta đều hiểu rằng muốn có ngày mai trở thành khoahọc , một bậc thiên tài nào đó cũng không bao giờ dám phủ nhận rằng, tôi khôngphải trải qua những năm tháng bập bẹ nói những câu nói đầu tiên

Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, chúng ta không thể giúp trẻ nhậnbiết và phát âm đúng 29 chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cáitheo mẫu chữ in thường và viết thường, là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảngvững chắc trong quá trình học môn Tiếng Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữathế giới xung quanh với trẻ

Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chứcnhững trò chơi đó sẽ nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm của 29 chữ cái Do đó màtiết học Làm quen với chữ cái, cần tổ chức tiết học như thế nào cho sinh động, điều

Trang 2

đó rất khó Bởi vì tiết học này rất cần thiết không thể thiếu được đối với trẻ.Vì vậycần tổ chức như thế nào để môn hộc đạt kết quả cao là một điều vô cùng cần thiết.

Đó là niềm trăn trở trong tôi mỗi ngày

Nhận thức được tầm quan trọng vào việc truyền thụ vào học cho trẻ mẫu giáo tôi để tâm nghiên cứu bộ môn này Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trường mầm non Tân việt Sau khi tiếp thu và thực hiện chuyên đề

"Làm quen với chữ cái" và tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới tại huyện

Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ , hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng Trường mầm non là môi trường đầu tiên của trẻ ở đây trẻ được giáo lưu bạn bè, cô giáo mở rộng hiểu biết kiến thức giúp trẻ tốt để bước vào lớp một phổ thông Chính vì những lý

do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ

học tốt môn làm quen chữ cái", với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của

mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái

2 Môc tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

* Mục tiêu:

Trước tình hình trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi luôn trăntrở và suy nghĩ Cần phải làm gì? Và làm thế nào? Để thu hút trẻ có hứng thú tronghọc tập Trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn, giờ học đạt kết quả cao

Và tôi đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ Ở độ tuổi nàyvui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi, chơi mà học

Do vậy tôi đã mạnh dạn suy nghĩ và cải tiến việc sử dụng đồ dùng trực quangây hứng thú cho trẻ học tập tốt môn“ Làm quen với chữ cái” Nghiên cứu để tìm

ra phương pháp tốt nhất, áp dụng vào từng bài dạy để giờ học đạt kết quả cao cóhứng thú trong học tập và tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và sâu sắc nhằmnâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 5 -6 tuổi nói chung và trường mầm non TânViệt nói riêng

Trang 3

* Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế đối với việc cho trẻ làm quen vớichữ cái tại Trường mầm non Tân Việt

Đề xuất biện pháp chỉ đạo và dạy học môn “Làm quen với chữ cái cho trẻ 5

- 6 tuổi ở trường mầm non Tân Việt

3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn “Làm quen với chữ cái” ở độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi

Lớp mẫu giáo 5 tuổi A Trường mần non Tân Việt

4 Giới hạn phạm vi nghiên vi nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài: Thực hiện trong năm 2014 – 2015

Một số phương pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn “ Làm quenvới chữ cái” ở trường mầm non Tân Việt

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp lý luận: Đọc tài liệu

- Phương pháp thực tiễn:

+ Điều tra khảo sát, quan sát thực tế,

+ Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung của môn “Làm quenvới chữ cái”

+ Tổng kết rút kinh nghiệm trong quả trình giảng dạy

+ Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm ( Soạn giáo án đó thông quacác tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

Việc dạy bộ môn “Làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 tuổi nên chú trọng vàoquá trình hơn là kết quả Trẻ cần được hành động với các đối tượng, tác động vàocác đối tượng, trải nghệm trực tiếp và tiếp tục hành động cho đến khi trẻ hài lòngvới kết quả thu được, Trên cơ sở đó giáo viên hiểu trẻ học như thế nào để là ngườigiúp đỡ trợ giúp việc học cho trẻ để trẻ tự suy nghĩ và hành động dựa trên những ýtưởng mà không phải là người giảng giải kiến thức cho trẻ

Đứng trước xu thế đó, nghành học mầm non là một mắt xích đầu tiên cực kỳquan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự hìnhthành và phát triển nhân cách con người Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoahọc ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tưduy và hoạt động thực tiễn Đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, nhữngđức tính cao quý để phát triển một con người toàn diện

Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triểntrí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học saunày Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng Đó

là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới Thông quacác hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi cầnkích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách thành thạo mở rộng vốn từ về thế giới

Trang 5

xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng,không nói ngọng, không nói lắp

Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì mộtđiều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức Trong quá trìnhcho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường hiệu quả nhất làphải theo hướng giáo dục mầm non mới Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chứcnhiều hoạt động khác nhau Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứngvới sự phát triển của trẻ Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình,

cô chỉ là người hướng dẫn gợi mở

Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, chúng ta không thể giúp tẻ nhậnbiết và phát âm đúng 29 chữ cái, nhận biết và phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cáitheo mẫu chữ in thường và viết thường, là bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảngvững chắc trong quá trình học môn Tiếng Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữathế giới xung quanh với trẻ

Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chứcnhững trò chơi đó sẽ nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm của 29 chữ cái Do đómàtiết học Làm quen với chữ cái, cần tổ chức tiết học như thế nào cho sinh động, điều

đó rất khó Bởi vì tiết học náy rất cần thiết không thể thiếu được đối với trẻ.Vì vậycần tổ chức như thế nào để môn hộc đạt kết quả cao là một điều vô cùng cần thiết

Đó là nềm trăn trở trong tôi mỗi ngày

Như vậy thông qua bộ môn làm quen với chữ cái đã giúp trẻ phát triển mộtcách toàn diện, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển đó là mục đíchhàng đầu của giáo dục mầm non Nên việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cáiđược bộ giáo dục mầm non đã được đưa vào trong chương trình dạy trẻ thànhmột hoạt động chính trong trường mầm non

Là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo5 tuổi A, tôi luôn luôn thực hiệnđúng kế hoạch, đúng chương trình giảng dạy là cho trẻ làm quen với chữ cái ởmọi lúc, mọi nơi thông qua các tiết học Đối với tiết dạy tôi luôn thực hiệnđúngchương trình, dạy đúng trình tự các bước, các phần dạy đầu tư nội dung nhưngnhưng tôi thấy giờ học đạt kết quả chưa cao, trẻ học không hứng thú, không tập

Trang 6

chung chú ý nghe giảng, trẻ mệt mỏi, không chịu suy nghĩ để trả lời các câu hỏicủa cô, trẻ không tích cực thanm gia vào các hoạt động, dẫn đến sự tiếp thu kiếnthực của trẻ chậm, trẻ nắm bắt kiến thức không chắc chắn dẫn tới kết quả giờhọc không cao.

Chính vỉ thế mà tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa một số biện pháp, hình thứcgiảng dạy sao cho trẻ tiếp cận một cách thoải mái nhẹ nhàng mà mang l¹i kÕt qu¶cao trong c¸c tiÕt häc Qua thực tế giảng dạy bộ môn này tôi gặp không ít khó khăn

Sở giáo dục, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức khuyến khích động viên chị em họctập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của cácgiáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm Bên cạnh đó còn tổ chức chochị em giáo viên chủ yếu là lớp 5 tuổi được thăm lớp dự giờ các trường trọng điểmtrong huyện về bộ môn và sưu tầm các nguồn phế liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương

để làm đồ chơi hấp dẫn và phù hợp với trẻ Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nộidung liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái Chị em đã động viên lẫn nhausáng tác thơ ca, hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do ngành học và nhàtrường tổ chức, đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, khích lệ độngviên chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục, lên kếhoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề phù hợp với từng chủ điểm, hướngdẫn làm các tranh ở góc chữ cái để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi, cơ sở vậtchất thì khang trang đầy đủ, phòng học rộng thoáng và đầy đủ điều kiện hoạt động

có đồ dùng dạy học phong phú phù hợp với lứa tuổi Trường tôi luôn coi trọng đến

Trang 7

việc tạo môi trường chữ viết phong phú , hấp dẫn để lôi cuốn trẻ, lớp học đượctrang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra,được trang bị bộ máy vi tính Kidmarts, ti vi, đầu đĩa thuận lợi cho việc dạy và học

để trẻ được tiếp cận với vệc học chữ cái thông qua các trò chơi trên máy Đa số phụhuynh quan tâm đến việc học của con cái

Luôn luôn được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp Đảng

ủy, chính quyền địa phương quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục

Hai giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ trên chuẩn, đều là giáo viên dạy giỏicấp huyện, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình năng động trong công tác

* Khó khăn:

Trong quá trình thực hiện bản thân tôi còn gặp nhiều khó khăn, một số cháumới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp,nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khókhăn Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư vềchuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của môn

"Làm quen chữ cái"

* Các nguyên nhân yếu tố gây tác động :

- Về học sinh Trình độ tiếp thu của trẻ không đồng đều, một số cháu mới đi học

năm đầu tiên nên còn chưa mạnh dạn, các cháu không đi học lớp mẫu giáo 4 – 5tuổi

Do một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp

Về cô Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vẫn còn hạn chế

-Về phụ huynh Bên cạnh những khó khăn trên đa số phụ huynh ở trường tôi nghề

nghiệp chính chủ yếu là làm nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa nhận thứcđược hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổinày Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm chocon ở nhà Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc cho con em mình học đọc,học viết nên đã dạy trước dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ

Trang 8

tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học Những thựctrạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thucủa trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.

Trước thực trạng này tôi đã chăn trở tìm ra những biện pháp thiết thực làmsao để tổ chức cho trẻ học mà chúng nghĩ mình đang chơi và tuy chơi nhưng màmang lại hiệu quả cao

Hoàn cảnh gia đình các cháu đều làm nghề nông nghiệp, trình độ còn hạnchế, công việc bận rộn ít có điều kiện quan tâm đến các cháu Nên ngay từ đầu nămhọc, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập để từ đó đánh giá và có

sự tác động đúng với từng trẻ Quá trình khảo sát qua các hoạt động chung và quacác hoạt động hàng ngày, để từ đó đánh giá từng trẻ theo các khả năng

Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau:

KS

Đạt Chưa đạt Số

lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Trang 9

Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thựchiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết đạthiệu quả cao.

* Đánh giá phân tích khảo sát thực trạng.

Qua việc khảo sát thực trạng kết quả cho thấy các cháu phát triển các mặtcòn hạn chế, đặc biệt là phátt triển nhận thức, ngôn ngữ còn thấp Chính vì thế làmột giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm cách nào? Cầnphải làm gì? Và làm như thế nào? Đó là câu hỏi luôn trăn trở tôi phải suy nghĩ tìm

ra cách dạy tốt nhất để đưa trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng, thải mái, mà giờhọc vẫn đạt kết quả cao Để phát triển nhận thức, ngôn ngữ theo đúng độ tuổi tâmsinh lý của trẻ Để trẻ được phát triển được toàn diện về cả 5 mặt giáo dục và tạotiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 Tiểu học, nên tôi đã bám sát vào 7 hoạt động giáodục trong chương trình giáo dục mầm non 5-6 tuổi.và 5 tiêu chí đánh giá trẻ Và tôithấy rằng bộ môn “ Làm quen với chữ cái” lµ m«n giúp trẻ phát triển ngôn ngữ,được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của sở giáo dục, phòng giáo dục đào tạo huyệnĐông Triều Trường chúng tôi với bề dày thành tích là một trong những trường đạttiên tiến cấp huyện và trường chuẩn quốc gia giai đọan I Trường đã khắc phụcđược những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập cácchuyên đề do Sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức khuyến khích động viên chị

em học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ chức thăm dự lớp, dự giờ giáoviên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm Bên cạnh đó còn còn tổ chức chochị em giáo viên chủ yếu là dạy 5 tuổi được thăm dự giờ các trường trọng điểmtrong huyện về các bộ môn và sưu tầm các nguồn phế liệu rẻ tiền sắn có ở địaphương hấp dẫn phù hợp với trẻ Tham khảo thên sách báo, tạp chí có nội dung liênquan đến việc cho trẻ làm quen với chữ cái Chị em động viên lẫn nhau sáng tácthơ, ca, hò vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do nghành học và nhà trương

tổ chức Dựa vào đặc điểm của trẻ là hiếu động ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi

ra những cái mới lạ và ưa những màu sắc hấp dẫn Cho nên khả năng nhận thức củatrẻ mau mất đi và mau chóng được hình thành Cho nên muốn thu hút sự chú ý của trẻ

Trang 10

vào giờ học thì trước hết đồ dùng trực quan phải mới lạ, hấp dẫn, và luôn luôn thay đổi

đồ dùng phù hợp với đặc điểm từng bài dạy, như vậy trẻ cảm thấy tò mò và chú ý hơn

Khi đã làm ra những đồ dùng trực quan hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về thể loại

và tôi lại suy nghĩ “ Cần đưa đồ dùng trực quan như thế nào?” để thu hút sự tò mo,thích khám phá, suy đoán cho trẻ? Và tôi đã tìm tòi, sáng tạo, sưu tầm ra bài thơ, câu

đố những lời nói minh họa để giới thiệu Sau đó cho trẻ suy đoán và khi trẻ đã đoán rarồi tôi kết hợp giữa đồ dùng trực quan

Qua cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học, lúcđầu tôi thấy trẻ tham gia hoạt động không hào hứng, một số trẻ thích, một số trẻkhông chích và chưa có nề nếp trong học tập Trong quá trình thực hiện tôi quansát, ghi chép đầy đủ và đánh giá chất lượng như sau:

- Trẻ cầm vở để tô, ngồi tô đúng chữ cái là: 20/28%: Đạt: 71% Chưa đạt: 8/28%Đạt: 29%

- Trẻ hứng thú tham, tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái là: 22/28đạt 79 % Chưa đạt: 21%

- Số trẻ có tham gia vào hoạt động học tập, nhận biết chữ cái đôi lúc còn nhầm,phát âm chưa chuẩn, khẳ năng nghi nhớ không bền và tham già hoạt động chưathực sự chú ý là:20/28 đạt đạt 71 %

- Trẻ biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc là: 23/28 Đạt 82% Chưađạt: 18%

Dựa trên những kế hoạch , sự chủ đạo của nhà trường là người giáo viên trựctiếp giáo dục chăm sóc trẻ, người giáo viên phải làm gì để đạt được kết quả cao hơnnữa, nắm vững nội dung, nâng cao kiến thức hoạt động cho trẻ lầm quen với chữcái một cách nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả chuẩn bị cho trẻ tâm thế vữngvàng để bước vào lớp 1 và tôi xin nêu một số giải pháp sau

3: Các giải pháp.

3.1: Mục tiêu của giải pháp:

Trang 11

Là giáo viên mầm non muốn giảng dạy tốt bộ môn làm quen với chữ cái thìtrước tiên giáo viên phải nắm vững các phương pháp và tìm ra được nhiều các hìnhthức tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái Chính vì vậy là một giáo viên tôi luôn tựhọc tập bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình bằngnhiều hình thức khác nhau như tôi luôn tìm tòi tài liệu tham khảo, học hỏi các bạnđồng nghiệp qua các buổi chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn, qua các buổi họcbồi dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức để ứng dụng vào bài dạy giúp trẻhọc tốt môn “Làm quen với chữ cái”.

3.2: Nội dung và cách thức thể hiện giải pháp, biện pháp.

* Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái"

Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từđứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiêntôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưabền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thúcho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan

có phần "kỷ luật" Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ nhưmột học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hìnhthức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tưtưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sựhứng thú cho trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồdùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duygắn liền với tình cảm Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyệnhấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quenchữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệtphải bảo đảm an toàn

Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ đượclần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái

mà chúng ta định cho trẻ làm quen

Trang 12

Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ G, Y (chủ điểm phương tiện giao thông).

Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc

thơ "Cô dạy con"

Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông và đặc biệt làđược đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga, hỏibức tranh này vẽ về cái gì ? (Nhà ga) Trong nhà ga có những dòng người qua lạiđón khách, trả khách Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấpdẫn Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà ga" bạn nào hãy lên chỉ nhữngchữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen với chữ "G"

Tiếp đến chữ "Y" cô hỏi trẻ: Ngoài tầu hoả ra thì còn có phương tiện giaothông gì nữa ? Trả lời: Máy bay Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm

gì ? Bay ở đâu ? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và hỏi: Ai cóthể lên rút cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ "Máy bay" và trẻ lên rút chữ "Y"

Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò chuyện

về trò chơi "Các phương tiện giao thông vào bến" Tôi huy động trẻ sưu tầm bìacatton, tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, đoàn tàu, ôtô, thuyềnbuồm Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó Khi vào trò chơi cô giới thiệucác bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến được làm quen tìm cắt dáncác chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùngmình làm ra

Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập, tôi thấy trẻhứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn

* Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái.

Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ Vì thế tạo môi trường chữ cái trong lớp học là rất cần thiết để làm nổi bật

bộ môn và chuyên đê Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rảnh rỗi tôi và trẻthường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật trang trí góc theo chủ điểm

Trang 13

VD: Khi cô phân tích chữ b có một nét thẳng và một nét cong bên phải, trẻ

dễ dàng nhận biết và chỉ cần học thuộc chữ b

Để cũng cố chữ cái đã học ở góc chữ cái tôi gắn các hình và kèm chữ

cái VD: Hình cái ca, có chữ “cái ca” kèm theo, hoặc mỗi bài thơ trong chủ điểm,

cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học Để nâng cao yêu cầu chữ viết, tôi gắn hình con cá trong chủ điểm động vật, bên cạnh là khoảng trống, trẻ có thể viết chữ con

cá vào … Mỗi chủ điểm tôi lại thay vào nhiều hình ảnh khác nhau để tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi nơi trẻ

Vấn đề tạo ra môi trường chữ không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn Do đó tôi không ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đổi thường xuyên ở các góc tranh chuyện, góc chữ cái Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm những bộ tranh chuyện, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to kèm theo, có chủ đề phù hợp các hoạt động theo từng chủ điểm Về chuyện, tôi sưu tầm các chuyện cổ tích, chuyện dân gian, để trẻ kể chuyện theo tranh, kể

chuyện sáng tạo, Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ cái, tranh kèm nội dung theo chủ đề

Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “ Bé cùng làm quen với chữcái Tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm Ví dụ: Như chủ điểm thế giớithực vật thì tôi cắt bìa thành cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm họa báotranh ảnh về các loại lá, hột hạt chữ cái theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thìtrẻ dán chữ l, quả mận thì dán chữ m, hạt na thì dán chữ n Hoặc cô giáo vẽ cáchình ảnh về vườn hoa cúc mùa xuân trong bài thơ “ Hoa cúc vàng” cô giáo viếtchư in thường hết cả bài thơ, nhưng những chữ cố định cho trẻ làm quen l,m,n thì

cô tô màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhìn thấy

.Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt 90%

* Biện pháp tổ chức trên tiết học:

Trang 14

Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là hìnhthức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn học Kiếnthức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc.

Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứngnhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt Hoạtđộng học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phươngpháp, hình thức khác nhau Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau mộtcách chặt chẽ Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định Vìvậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hìnhthức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứngthú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao

Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm

- Phát huy tính tích cực của trẻ

- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp

Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là cáckiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức,dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quenchữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn Nắm rõ yêucầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động, tĩnh phù hợp

Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt

ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa

trên chủ điểm) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực

tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b,d,đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới thiệu:

Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ

Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau

đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ b,d,đ)

Trang 15

* Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi

Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựatrên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm Do đó cónhiều lỗi phát âm trong tiếng việt Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơiluyện phát âm đúng các âm phù hợp

Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện phát

âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu

"vít vít" để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải quyến

cho trẽ cách khép môi, bật hơi

Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho

phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa

cánh bướm" Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làmquen với chữ B Hoa phù dung để trẻ được làm quen với chữ D và hoa đào đượclàm quen với chữ Đ

Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như

- Tìm chữ cái trong câu đố.Đi chợ tết.Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa

chữ cái vừa học Cách hướng dẫn trò chơi:

Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông Đồ thường làm gì ? Các con có muốnviết chữ giống ông Đồ không ? Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng, cô chuẩn bị 2 câu

đố có các chữ b,d,đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân những chữ cái cô vừanêu, thời gian quy định là một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong là kết thúc tròchơi Sau đó cô cho trẻ kiểm tra chữ cái đúng với yêu cầu Khi chuyển tiếp sang trò

chơi thứ hai đó là trò chơi "Đi chợ tết" (Tất cả trẻ đều được chơi) Trước ngày tết bố

mẹ các con thường làm gì ? (Trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết)

cô chuẩn bị các gói có các loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ đều gắn các chữcái B, D, Đ Cô phát cho trẻ mỗi cái giỏ nói nào chúng mình cùng đi chợ tết Tổ 1hãy mua những món hàng có chữ B, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánhchưng, bánh giầy tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ cái d, đó là những thứ gì

Trang 16

? quả dừa, quả dứa tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái d khi muahàng xong trẻ phải nói được đó là loại gì ? và có chữ cái gì ? các tổ kiểm tra lẫnnhau và đọc to chữ cái

Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ cái B, D, Đ "Mùa xuân đến cho

chúng mình được đi chơi ở những đâu ?" (Được đi xem pháo hoa, đi công viên)

trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ cô cho các con đọc bài "Rềnh rềnhràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ tranh lô tô đọc to chữcái chúng mình vừa học

Trẻ giơ lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ Đ Cứ như thế cô đọc cho trẻđoán chữ b, d, đ sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau

Hay với chủ điểm "Trường mầm non" với nhóm chữ cái O, Ô, Ơ vào bài tôi

kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi trẻ, ngàyđầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì ? Trẻ nói bảng con, vở,hộp màu tôi cho trẻ làm quen chữ O qua từ "bảng con" khi Vịt con viết trênbảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì ? (Hộp màu) và cô cho trẻ làmquen chữ Ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu "Quyểnvở" Cũng như ở phần trên tôi cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái Bạn nào

có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào ? Cô cho trẻ được tạo như cong ngón tay lại,cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cánh tay

Hoặc với trò chơi "Tìm đồ dùng học tập" trên các đồ dùng học tập có chứacác chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có hiệu lệnhcác con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó Ví dụ: Trẻ có chữ Ơ thì phải lấythước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ" sau đó cô kiểm tra số trẻlấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó

Thông qua trò chơi Kitsmart cho trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ hào hứng,hứng thú qua các trò chơi động Giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn

* Biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học khác

Ngày đăng: 29/09/2015, 18:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w