SKKN Một số biện pháp giúp HS học tốt bài văn dạng bài kể ngắn lớp 2

71 663 5
SKKN Một số biện pháp giúp HS học tốt bài văn dạng bài kể ngắn lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI KỂ NGẮN LỚP 2 Ở TIỂU HỌC LIÊN KHÊ" PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI Xuất phát từ mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là “Cung cấp cho học sinh vốn tri thức Tiếng Việt và rèn cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp và công cụ để tư duy”. Môn Tập làm văn là một môn học mới đối với học sinh lớp 2 nên môn Tập làm văn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó đã tận dụng những hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp thêm. Đồng thời hoàn thiện những kỹ năng đó trong quá trình làm các bài tập làm văn, học sinh được rèn luyện, hoàn thiện, phát triển những kỹ năng nói, viết. Sau một số năm làm công tác quản lí, chỉ đạo chương trình Tiểu học mới tôi thấy cũng cần nhìn nhận lại nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 2 để thấy được những ưu điểm, nhược điểm những hạn chế để từ đó có những biện pháp, cách thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tập làm văn. Mặt khác để giúp giáo viên có biện pháp giúp học sinh nói viết đúng, có khả năng sử dụng chính xác Tiếng Việt trong giao tiếp ở cộng đồng và trong học tập các môn học khác thuận lợi hơn. Bên cạnh đó đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh và chất lượng của giáo dục. Xuất phát từ thực tế và những lí do trên thì làm thế nào để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn khối Hai tôi xin đưa ra một kinh nghiệm đó là: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở Tiểu học Liên Khê”. II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2 của trường Tiểu học Liên Khê và chỉ ra những ưu nhược điểm - Khảo sát và phân tích nội dung, phương pháp các loại văn bản dạy học của phân môn Tập làm văn. - Khảo sát chất lượng học môn Tập làm văn học sinh của nhà trường trong hai năm học 2010-2011; 2011- 2012 - Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 và đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn, đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể cho từng dạng bài văn Kể ngắn III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu: - Phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 trong trường Tiểu học 2. Đối tượng nghiên cứu: - Để đánh giá chính xác về nội dung, phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 2 cũng như những thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2, từ đó có những biện pháp dạy học phù hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn, tôi đã khảo sát: - Sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 2 trọng tâm là phân môn Tập làm văn. - Thực tiễn các giờ dạy Tập làm văn lớp 2 của trường Tiểu học Liên Khê và một số bài làm của học sinh. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Làm sáng tỏ những thực trạng của việc dạy Tập làm văn ở lớp 2. - Nhận thức của giáo về phương pháp dạy Tập làm văn khối Hai - Tìm ra những biện pháp để tháo gỡ cho việc dạy và học ở lớp 2. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp quan sát, kháo sát: Tôi đã khảo sát, quan sát tình hình dạy và học môn Tập làm văn lớp 2 tại Trường Tiểu học Liên Khê nơi tôi đã và đang công tác. - Phương pháp pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm - Đối chiếu thống kê các biểu mẫu PHẦN II: NỘI DUNG I. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 2 1. Các giai đoạn của hoạt động lời nói và các kỹ năng làm văn. Hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: Định hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra. Cấu trúc này đã được các tác giả phương pháp tập dạy học. Tập làm văn vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kĩ năng làm văn, có thể thấy mối quan hệ này trong sơ đồ sau: Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kỹ năng làm văn 1. Định hướng 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài ( kĩ năng tìm hiểu đề ) 2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết. 2. Lập chương trình và nội dung biểu đạt 3. Kĩ năng tìm ý ( thu thập tài liệu cho bài viết) 4. K năng lập dàn ý ( hệ thống hóa lựa chọn tài liệu) 3. Thực hiện hóa chương trình 5. Kĩ năng diễn đạt ( dùng từ đặt câu thể hiện chính xác, đúng đắn phong cách bài văn, tư tương bài văn). 6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phong cách khác nhau (miêu tả, kể chuyện, viết thư, .) 4.Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết ( phát hiện và sửa chữa lỗi ) Mỗi đề bài tập làm văn đều xác định một nhiệm vụ giao tiếp, việc định hướng trong một giao tiếp sẽ được thực hiện dưới dạng tìm hiểu đề bài. Việc tìm hiểu đề bài phải được trả lời câu hỏi nói ( viết ) để làm gì ( xác định mục tiêu nói năng ), nói ( viết ) về cái gì (xác định nội dung nói năng), nói ( viết ) theo thể loại nào ( hình thức nói năng), nói ( viết ) cho ai ( xác định vai nói, thái độ nói). Các đề tập làm văn phải giúp học sinh xác định được những nội dung này. 2. Các dạng lời nói và dạy học tập làm văn Lời nói trước hết được chia ra thành lời nói miệng ( khẩu ngữ ) và lời viết ( bút ngữ). Vì vậy kĩ năng tập làm văn trước hết được chia thành kĩ năng nói và viết. Kĩ năng nói được hình thành trước kĩ năng viết nhờ giao tiếp tự nhiên, kĩ năng viết chỉ có được nhờ quá trình học tập, đây là lý do khiến nhiều người cho rằng không cần dạy “ nói” trong trường học, kĩ năng “ nói” có thể phát triển một cách tự nhiên, chương trình Tiểu học mới cho rằng dù dạy học tiếng mẹ đẻ, nhà trường vẫn cần phải dạy cho học sinh nói năng một cách có văn hóa, hơn nữa trong hoạt động sản sinh ngôn bản là nói và viết thì ở mỗi người hoạt động nói được thực hiện nhiều hơn. Chính vì vậy chương trình Tiếng Việt 2000 rất chú trọng rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh, ở các lớp đầu cấp học, khẩu ngữ phát triển hơn, còn kĩ năng viết mới được hình thành nên bị ảnh hưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào viết thế nấy, mắc các lỗi được tính vào lỗi vi phạm phong cách. Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại. Vì vậy, các bài tập luyện nói trong giờ văn được chia ra: Nói trong hội thoại và độc thoại. Kĩ năng viết là sản phẩm của quá trịnh học tập là phương tiện học tập và giao tiếp coa hiệu quả, năng lực viết chứng tỏ trình độ văn hóa, văn minh của một con người. 3. Ngữ pháp văn bản và ứng dụng dạy tập làm văn 3.1. Tính thống nhất của văn bản và việc dạy tập làm văn Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết về nội dung và liên kết hình thức, sự liên kết này có được là nhờ tính hướng đích của văn bản. Bên cạnh liên kết nội dung, ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các biện pháp liên kết hình thức, nó biểu hiện ra ngoài của liên kết nội dung, để đạt được mục đích giao tiếp, văn bản còn phải có sự phát triển, chủ đề cần được triển khai, các đề bài tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng triển khai. 3.2. Hai bình diện ngữ nghĩa củavăn bản Nội dung thứ nhất của bình diện là nội dung miêu tả hay còn gọi là nội dung sự vật, là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và chính bản thân con người, nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản. Bình diện thứ hai là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao tiếp, nội dung này tạo ra nghĩa liên kết cá nhân của văn bản. 3.3. Đoạn văn và cấu trúc của đoạn văn Đoạn văn là một bộ phận của văn bản bao gồm một số câu liên kết với nhau chặt chẽ thể hiện một cách tương đối trọn vẹn về một tiểu chủ đề. Nó có một cấu trúc nhất định và được tách ra khỏi đoạn văn khác bằng dấu hiệu chấm xuống dòng, được bắt đầu bằng chữ cái hoa viết thụt đầu dòng. Cấu trúc của đạon văn gồm: + Cấu trúc diễn dịch + Cấu trúc quy nạp + Cấu trúc song song + Cấu trúc phối hợp 3.4. Một số thể loại tập làm văn được dạy ở Tiểu học 3.4.1. Miêu tả Theo từ điển Tiếng Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội; 1997 có nghĩa là: “ Thể hiện sự vật bằng lời nói hay nét vẽ” Theo Đào Duy Anh trong Hán Việt tự điển, “ miêu tả” là “ lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra”. Trong văn học, nhà văn “ miêu tả” là bằng ngôn ngữ sinh động đã khắc họa những nét đặc trưng những đặc điểm, tính chất … tạo nên bức tranh khiến người đọc, người nghe như cảm thấy mình đang đứng trước sự vật hiện tượng đó. 3.4.2. Kể chuyện Truyện là một loại thể hiện văn học lớn thuộc loại tự sự có hai phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật, thủ pháp nghệ thuật chính là kể. 4. Các quy tắc hội thoại và dạy hội thoại ở Tiểu học Quy tắc hội thoại là những quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội chấp nhận và những người tham gia hội thoại phải tuân theo khi vận động hội thoại để cho cuộc vận động như mong muốn. Các quy tắc hội thoại gồm: + Quy tắc thương lượng + Quy tắc luân phiên + Quy tắc liên kết hội thoại + Quy tắc tôn trọng thể diện người nghe + Quy tắc khiêm tốn về phía người nói + Quy tắc cộng tác. II. THỰC TRẠNG DẠY TẬP LÀM VĂN, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN SGK LỚP 2 1. Đánh giá thực trạng dạy Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học Liên Khê Sau khi nghiên cưú chương trình mới, qua các đợt kiểm tra giữa kì, cuối kì, qua các đợt dự giờ thăm lớp khối 2, tôi thấy thực trạng dạy tập làm văn lớp 2 có những ưu điểm, nhược điểm sau: 1.1. Những ưu điểm Nội dung dạy học: - Rèn luyện học sinh kĩ năng nói, viết với những đề tài, nội dung quen thuộc, gần gũi với các em. Ngữ điệu đưa vào bài dạy khá phong phú. - Dạy được cách giao tiếp, ứng xử, cách làm việc, cách tổ chức đoạn, bài và câu. - Coi trọng việc giáo dục văn hóa trong giao tiếp, ứng xử. - Hệ thống các mạch kiến thức sắp xếp đan xen, không chồng chéo phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 2. Phương pháp dạy học: Chương trình coi trọng và khuyến khích dạy trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm. 1.2. Những khó khăn, hạn chế: Về phía học sinh: - Vốn từ ở giai đoạn này còn quá non nớt, nghèo nàn, chưa phong phú nên học sinh nói, viết những câu chưa đúng ngữ pháp, chưa có ý thức nói thành câu. Ví dụ: Khi bài tập yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Mẹ của em bao nhiêu tuổi? + Học sinh 1: Ngoài 35 tuổi + Học sinh 2: Mẹ của em gần 14 tuổi + Học sinh 3: Mẹ em 60 tuổi Trong các câu trả lời của học sinh thì câu 1 học sinh trả lời thiếu bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, câu trả lời của học sinh 2, 3 sử dụng độ tuổi với mẹ chưa đúng. Tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá già do các em chưa nắm được tuổi của từng tuổi của từng lứa tuổi đối với người trưởng thành. - Do học sinh trường ở khu vực nông thôn, học sinh ít được giao tiếp trước đám đông nên khả năng nói của các em còn rụt rè, ngại trình bày ý kiến của mình trước mọi người. - Học sinh chưa xác định rõ nội dung, yêu cầu của bài yêu cầu các em làm gì? Các câu hỏi phải trả lời như thế nào? Các em chọn những từ ngữ nào để trả lời. - Một số em chưa hiểu bài nhưng chưa mạnh dạn có ý kiến với giáo viên. Về phía giáo viên Tôi đi sâu vào dự giờ thăm lớp các giáo viên trong trường với phân môn “Tập làm văn” nói chung ở các khối và đặc biệt môn Tập làm văn ở khối 2 nói riêng, tôi nhận thấy rằng: - Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết Tập làm văn. - Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn. - Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của một tiết học, chỉ quan tâm đến việc học sinh nói đúng viết đúng theo ý cô giáo sao cho nhanh để giải quyết hết các bài tập đưa ra trong tiết học. Từ đó dẫn đến học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. - Giáo viên chưa quan tâm đến sửa câu, cách dùng từ đặt câu, cách dùng từ sai của học sinh. - Chưa khắc sâu nội dung kiến thức cần đạt được sau mỗi bài tập. [...]... sâu giúp giáo viên dạy tốt dạng bài “ Kể ngắn 2. 4 Nhận xét các nội dung, bài tập dạy tập làm văn dạng Kể ngắn ở lớp 2 Qua việc nghiên cứu nội dung dạy Tập làm văn 2, dạng bài tập Kể ngắn được sắp xếp như sau: Tuần Nội dung bài 1 (Bài 3) Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 Trang câu để tạo thành câu chuyện 12 5 Trả lời câu hỏi 47 7 Kể ngắn theo tranh 62 8 Kể ngắn theo câu hỏi 69 9 ( Bài 2) ... III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI KỂ NGẮN LỚP 2 1 Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học Làm cho häc sinh hiểu vai trò quan trọng của phân môn này đổi với tất cả các môn học trong nhà trường vì vậy ngay từ lớp 2 mọi giáo viên phải chú trọng trong quá trình dạy và học, tuyệt đối không được lơ là 2 Biện pháp 2: ... (phương pháp học) phân môn Tập làm văn dạng bài Kể ngắn lớp Hai Với dạng bài “ Kể ngắn được chia thành 6 dạng bài nhỏ, tuy mỗi dạng có một yêu cầu, một nội dung riêng, mỗi dạng bài tôi đưa ra cách hướng dẫn riêng phụ thuộc từng bài nhưng về phương pháp giảng dạy đều có chung các bước như sau: Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà Bước 2: Bài mới - Giới thiệu bài - Hướng dẫn làm bài tập +... sách giáo khoa lớp 2 Từ lớp 2 đến lớp 5 có các bài tập làm văn độc lập, ở lớp 2 chỉ gồm các bài tập thực hành tập làm văn được cấu thành từ một tổ hợp bài tập Chúng bao gồm hai kiểu bài tập sau: - Bài tập làm văn mà tên gọi chỉ được ghi theo tên phân môn, còn tên bài ghi ở phần mục lục - Bài ôn tập ở giữa kì, cuối kì 2. 3 Các kiểu dạng bài tập làm văn trong sách giáo khoa lớp 2 Hệ thống các bài tập của... tốt Cũng từ hệ thống chương trình dạng bài Kể ngắn tôi giúp GVphân ra thành những dạng bài nhỏ như sau: 2. 4.1 Kể ngắn theo tranh Dạng bài này được bố trí rải rác ở học kì 1 và xuất hiện rất ít ở học kì 2, loại bài tập này là một trong những loại bài tập khá quan trọng, nó là tiền đề - là cơ sở để làm nền tảng vững chắc cho các em học kiểu bài quan sát, lập dàn ý ở các lớp trên Nội dung của loại bài. .. văn lớp 2 - Chương trình tập làm văn lớp 2 được sắp xếp mỗi tiết trong một tuần thường gồm 2, 3 bài tập; riêng các tuần ôn tập giữa học kỳ và cuối học kì nội dung thực hành về tập làm văn được rải ra trong các tiết ôn tập Cụ thể chương trình được bố trí dạy như sau: + Học kì 1: 16 tiết + Học kì 2: 15 tiết Cả năm có 31 tiết và số bài thực hành rải rác trong các tiết ôn 2. 2 Các kiểu bài tập làm văn trong... chưa biét kể tình cảm, thái độ của mình đối với con vật nuôi 2. 4.6 Kể chuyện được chứng kiến Dạng bài này cũng như dạng bài “ Kể về vật nuôi được đưa ra 1 bài tập ở tuần 33 và được trình bày như sau: Bài: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 4 câu) kể một việc tốt của em (hoặc của bạn em) Ví dụ: Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm; Cho bạn đi chung áo mưa (Tiếng Việt 2, tập 2 trang 1 32) a Mục đích cần đạt: - Học sinh... giáo viên hướng dẫn phương pháp dạy học, không có định hướng cụ thể cho mỗi bài kể ngắn theo tranh”, hầu hét các dạng bài này đưa ra cách dạy như sau: + Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài + Giáo viên giúp học sinh chữa một phần bài tập + Học sinh làm bài vào vở + Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức * Về học sinh - Khả năng nắm... Các dạng bài tập đưa ra nhiều nhưng chưa khắc sâu được nội dung kiến thức cho từng dạng bài - Hình thức các bài tập đưa ra giông nhau nên chưa kích thích sự hứng thú học tập của các em - Thời gian mỗi tiết tập làm văn học sinh giải quyết từ 2 đến 4 bài tập trong khoảng 35 đến 40 phút là hơi khó với các em 2 Khảo sát, đánh giá nội dung, phương pháp dạy tập làm văn lớp 2 2.1 Chương trình tập làm văn lớp. .. “quậy” nhất nhưng ai cũng yêu Còn tôi là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Liên Khê Em luôn tự hào về gia đình Bài 2: - Học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài - Học sinh nhớ nội dung câu trả lời để kể lại cho đúng và đủ ý - Học sinh làm bài vào vở - Học sinh đọc bài trước lớp, cả lớp và giáo viên nhận xét Từ những phương pháp giảng dạy của giáo viên chốt những điểm cần nhớ khi kể về gia đình + Xác định rõ gia đình . là: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tập làm văn dạng bài kể ngắn lớp 2 ở Tiểu học Liên Khê”. II. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 2 của trường. TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TẬP LÀM VĂN DẠNG BÀI KỂ NGẮN LỚP 2 Ở TIỂU HỌC LIÊN KHÊ" PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌ ĐỀ TÀI Xuất phát từ mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học là. năm học 20 10 -20 11; 20 11- 20 12 - Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn lớp 2 và đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn, đề xuất các biện pháp dạy học cụ thể cho từng dạng bài

Ngày đăng: 17/04/2015, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan