Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài skkn một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái (Trang 25 - 28)

II. PHẦN NỘI DUNG.

3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

3. Giái pháp, biện pháp

3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

cứu:

* Kết quả thu được qua khảo nghiệm.

Sau thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên, tôi thấy:

Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú làm quen chữ cái đã đạt được một số kết quả sau:

- Đối với giáo viên: Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản

thân tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.

Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao.

Từ khi sử dụng các biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi một cách sáng tạo, linh hoạt tiết học đã thu hút được trẻ hơn.

Đối với trẻ: 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương trình đổi

mới của Bộ giáo dục mầm non. Qua việc thực hiện các biện pháp mới sáng tạo tôi đã thu được kết quả sau:

- Kết quả khảo sát đầu năm học T T Khả năng Số trẻ Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 28 22 79% 6 21 %

2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 28 20 71% 8/ 29%

3 Trẻ tô đúng chữ cái 28 18 65% 10 35 %

4 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

làm quen chữ viết 28 23 79% 5 21 %

5 Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy

trình đọc 28 23 82 5 18%

Kết quả khảo sát cuối kỳ của lớp tôi như sau:

TT Khả năng Số trẻ Đạt Chưa đạt Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 28 26 93 % 2 7 %

2 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 28 28 100 % 0 0%

3 Trẻ tô đúng chữ cái 28 28 100 % 0 0 %

4 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

làm quen chữ viết 28 28 100 % 0 0 %

5 Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy

trình đọc 28 27 96 % 1 4%

Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ nhận biết và phát âm đúng tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc làm quen với chữ cái sẽ được nâng lên rõ rệt.

Những năm chưa sử dụng biện pháp phối kết hợp với phụ huynh một cách tích cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong phú. Nhưng từ khi phối hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng tuyên truyền một cách thuyết phục cho bộ môn "Làm quen chữ cái". Đặc biệt phụ huynh rất quan tâm tới việc học chữ của con em, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rèn luyện thêm tạo cho cô giáo một điểm tựa tốt hơn.

Khoảng 80% cháu trong lớp mạnh dạn, năng động, sáng tạo và tự tin trong các hoạt động, vui thích đến lớp; ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và cháu tiến bộ rõ rệt trong việc đọc không những biết đọc, viết mà còn đọc đúng, chuẩn và ngồi đúng tư thế.

Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình mẫu giáo tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực.

Đối với trẻ: 100% trẻ yêu thích bộ môn làm quen với chữ cái.

So sánh với cùng kỳ năm học trước. Sau một thời gian đổi mới phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp dạy học, lấy trẻ làm trung tâm “ Học mà chơi-chơi mà học” chất lượng học so với năm học trước đạt cao hơn, và phát âm đúng và nhớ nhanh hơn.

* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Qua đề tài nghiên cứu, bản thấn đã tích lũy được cho mình một số kinh nghiệm thực tế trên cơ sở vận dụng các biện pháp vào thực tế cửa lớp, của trường định hướng toàn diện được các hoạt động giáo dục cần tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng và hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Đặc biệt là chuẩn bị về mặt ngôn ngư cho trẻ bước vào lớp một

- Qua công tác giảng dạy giáo viên không chỉ học tập khai thác tiện ích của công nghệ thông tin, qua đó giúp giáo viên vươn xa hơn nữa trong linh vực công nghệ thông tin.

- Phát huy được tính sáng tạo của từng học sinh trong lớp, giúp trẻ tự tin, năng động hơn trong cac hoạt động. Trẻ được tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ tiếp thu bài một cách tốt hơn.

- Trên cơ sở tính hiệu quả vận dụng tại trường trong thời gian qua đề tài này có thể trao đổi, đúc kết trong đội ngũ giáo viên của trường và từng bước trao đổi với giáo viên trường bạn.

- Trong năm học lớp được chọn là lớp trọng điểm của cả trường, trong năm lớp tổ chức một số chuyên đề để cho chị em giáo viên dự giờ, rút kinh nghiệm và thống nhất phương pháp chuyên môn.

- Trao đổi rút kinh nghiệm trong hội đồng nhà trường đẻ mối giáo viên có ý thức hơn nữa trong vai trò, vị trí của từng giáo viên trong nhà trường nắn vững kiến thức giáo dục. Góp phần cho chuyên môn nhà trường ngày càng đi lên

Một phần của tài liệu Đề tài skkn một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái (Trang 25 - 28)