Bài tập 1: Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thứcCâu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và suy nghĩ của anhchị về những điểm mới này.Điều 122 BLDS 2005: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.Điều 117 BLDS 2015:Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Điểm mới:So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thay từ “người tham gia giao dịch” bằng từ “chủ thể”. Sự thay đổi này chỉ mang tính kỹ thuật, không kéo theo sự thay đổi về nội dung. BLDS 2005 chỉ yêu cầu chủ thể tham gia giao dịch “có năng lực hành vi dân sự”, BLDS 2015 yêu cầu thêm là phải “phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Việc bổ sung này là hợp lý vì không phải tất cả các giao dịch dân sự đều có mục đích và nội dung giống nhau và yêu cầu về mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào từng giao dịch cụ thể. BLDS 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật. Quy định này thể hiện sự tiến bộ nhưng sẽ kéo theo những khó khăn trong quá trình áp dụng BLDS 2015. Bởi lẽ BLDS 2015 đưa ra yêu cầu này và khẳng định khi điều kiện này không được áp dụng thì giao dịch vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015). Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết ai được yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và yêu cầu này được tiến hành trong thời hiệu bao lâu. Điều 117 BLDS 2015 đưa điều kiện tự nguyện lên trước điều kiện không vi phạm điều cấm. Điều này có nghĩa là BLDS 2015 đề cao yếu tố tự nguyện trong giao dịch dân sự hơn yếu tố không vi phạm điều cấm. Đây là một điểm tiến bộ bởi lẽ chúng ta thấy pháp luật dân sự không quyết định việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ của các chủ thể mà việc này do chính ý chí của các chủ thể quyết định, yếu tố tự nguyện là yếu tố vô cùng quan trong trọng quan hệ dân sự. Sự thay đổi thứ tự này là hoàn toàn phù hợp.Câu 2: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?Thực chất từ năm 2007 ông Hội đã bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được. Nhưng đến ngày 1082010 ông Hội mới bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.Câu 3: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, vì giao dịch được xác lập vào 09022010 còn ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự vào 1082010.Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội là vô hiệu. Vì thời điểm giao dịch được xác lập tuy ông Hội chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực chất ông Hội đã bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được. Như vậy ông Hội không có khả năng để xác lập giao dịch một cách hoàn toàn tự nguyện, giao dịch đã vi phạm điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể tham gia xác lập giao dịch cho nên giao dịch vô hiệu. Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2015: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.Câu 5: Trong thực tiễn xét xử có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anhchị biết.Trong thực tiễn có vụ việc của ông Diện tại Quyết định số 1022015DSGĐT ngày 1042015 giống hoàn cảnh của ông Hội.Cụ thể: Ngày 16011993, ông Diện viết “Giấy nhượng tài sản” để chuyển nhượng cho ông Sơn ba gian nhà tranh. Tại quyết định số 072009QĐSTDS ngày 15122009 Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diện mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, tại Giấy chứng nhận số 744KHTH ngày 0782007, bệnh viện tâm thần Hà Nội chứng nhận ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt đã được điều trị 07 lần từ ngày 1432983 đến ngày 24102003. Tại biên bản giám định pháp y tâm thần số 41PYTT ngày 25112009, Trung tâm giám định pháp y tâm thần Sở Y tế Hà Nội, ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế, cần có người giám hộ. Như vậy, ông Diện xác lập giao dịch ở thời điểm chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực tế ở thời điểm này đã “bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi hạn chế”. Hướng giải quyết của Tòa án: Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng “có cơ cở để xác định tại thời điểm lập giấy chuyển nhượng tài sản ông Diện đã mất năng lực hành vi dân sự. Lẽ ra, trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm phải làm rõ có hay không sự gian dối khi hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tại thời diểm giao kết hợp đồng ông Diện đã bị tâm thần thì việc chuyển nhượng có hợp pháp không và có bị áp dụng về thời hiệu khởi kiện không?”
Trang 1Buổi thảo luận thứ hai: Giao dịch dân sự
Bài tập 1:
*Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này
Điều 122 BLDS 2005:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định
Điều 117 BLDS 2015:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
* Điểm mới:
- So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thay từ “người tham gia giao dịch” bằng từ
“chủ thể” Sự thay đổi này chỉ mang tính kỹ thuật, không kéo theo sự thay đổi về nội dung 1
- BLDS 2005 chỉ yêu cầu chủ thể tham gia giao dịch “có năng lực hành vi dân sự”, BLDS 2015 yêu cầu thêm là phải “phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”
1 Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam 2017, tr.299
Trang 2Việc bổ sung này là hợp lý vì không phải tất cả các giao dịch dân sự đều có mục đích và nội dung giống nhau và yêu cầu về mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào từng giao dịch cụ thể.2
- BLDS 2015 không chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập đến năng lực pháp luật Quy định này thể hiện sự tiến bộ nhưng sẽ kéo theo những khó khăn trong quá trình áp dụng BLDS 2015 Bởi lẽ BLDS 2015 đưa ra yêu cầu này
và khẳng định khi điều kiện này không được áp dụng thì giao dịch vô hiệu (Điều
122 BLDS 2015) Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết ai được yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và yêu cầu này được tiến hành trong thời hiệu bao lâu.3
- Điều 117 BLDS 2015 đưa điều kiện tự nguyện lên trước điều kiện không vi phạm điều cấm Điều này có nghĩa là BLDS 2015 đề cao yếu tố tự nguyện trong giao dịch dân sự hơn yếu tố không vi phạm điều cấm Đây là một điểm tiến bộ bởi lẽ chúng ta thấy pháp luật dân sự không quyết định việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ của các chủ thể mà việc này do chính ý chí của các chủ thể quyết định, yếu tố tự nguyện là yếu tố vô cùng quan trong trọng quan hệ dân sự Sự thay đổi thứ tự này là hoàn toàn phù hợp
Câu 2: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Thực chất từ năm 2007 ông Hội đã bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được Nhưng đến ngày 10/8/2010 ông Hội mới bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
Câu 3: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông
Hội bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, vì giao dịch được xác lập vào 09/02/2010 còn ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự vào 10/8/2010
Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không? Vì
sao? Trên cơ sở quy định nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội là vô hiệu Vì thời điểm giao dịch được xác lập tuy ông Hội chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực chất ông Hội đã bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được Như vậy ông Hội không có khả năng để xác lập giao dịch một cách hoàn toàn tự nguyện, giao dịch đã vi
2 Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam 2017, tr.300
3 Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam 2017, tr.300
Trang 3phạm điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể tham gia xác lập giao dịch cho nên giao dịch
vô hiệu Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2015: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
Câu 5: Trong thực tiễn xét xử có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa
án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết
Trong thực tiễn có vụ việc của ông Diện tại Quyết định số 102/2015/DS-GĐT ngày 10/4/2015 giống hoàn cảnh của ông Hội
Cụ thể: Ngày 16/01/1993, ông Diện viết “Giấy nhượng tài sản” để chuyển nhượng cho ông Sơn ba gian nhà tranh Tại quyết định số 07/2009/QĐST-DS ngày 15/12/2009 Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diện mất năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, tại Giấy chứng nhận số 744/KHTH ngày 07/8/2007, bệnh viện tâm thần Hà Nội chứng nhận ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt đã được điều trị 07 lần từ ngày 14/3/2983 đến ngày 24/10/2003 Tại biên bản giám định pháp y tâm thần số 41/PYTT ngày 25/11/2009, Trung tâm giám định pháp y tâm thần Sở Y tế Hà Nội, ông Diện bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi bị hạn chế, cần có người giám hộ Như vậy, ông Diện xác lập giao dịch ở thời điểm chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực tế ở thời điểm này đã “bị bệnh tâm thần phân liệt thể Paranoid từng giai đoạn với thiếu sót ổn định, khả năng nhận thức và làm chủ hành vi hạn chế” 4
Hướng giải quyết của Tòa án: Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng “có cơ cở để xác định tại thời điểm lập giấy chuyển nhượng tài sản ông Diện đã mất năng lực hành vi dân sự
Lẽ ra, trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm phải làm rõ có hay không sự gian dối khi hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tại thời diểm giao kết hợp đồng ông Diện đã bị tâm thần thì việc chuyển
nhượng có hợp pháp không và có bị áp dụng về thời hiệu khởi kiện không?”5
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ
việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nếu cơ cở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý
Giao dịch mua bán giữa bà Hương (vợ ông Hội) và vợ chồng ông Hùng, bà Trinh diễn ra ngày 8/02/2010 nhưng năm 2007 ông Hội đã mất năng lực hành vi dân sự, đến 10/8/2010 Tòa án nhân dân Thành phố Tuy Hòa mới tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự
4 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017 (xuất
bản lần thứ sáu), Bản án số 56, tr.426-427
5 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017 (xuất
bản lần thứ sáu), Bản án số 56, tr.427
Trang 4cho nên giao dịch mua bán bà Hương và vợ chồng ông Hùng là hợp lí theo Khoản 1, Điều 22, BLDS 2005
Không hợp lí ở chỗ vì trước khi diễn ra giao dịch mua bán ông Hội đã mất năng lực hành
vi dân sự, bên cạnh đó bà Hương không phải là người đại diện theo pháp luật của ông Hội mà là chị Ánh nên chị Ánh khởi kiện là hợp pháp Đồng thời theo Điều 130, BLDS
2005 thì giao dịch phải do chị Ánh xác lập thực hiện cho nên giao dịch này vô hiệu
Về việc 43.7m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hợp đồng mua bán giữa bà Hương và vợ chồng ông Hùng là vô hiệu
Câu 7: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị
vô hiệu không? Vì sao?
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó không bị vô hiệu Vì theo khoản 2 Điều 125 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây: a)… b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người có năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ” Giao dịch tặng cho ông Hội chỉ làm phát sinh quyền cho ông nên giao dịch này không bị vô hiệu
Trang 5Bài tập 2:
*Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn
Câu 1: So với BLDS 2005, BLDS 2015 có gì khác về giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn?
Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên
Thanh Viên
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy Tòa án đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm
lẫn?
“sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập ghi không rõ ràng, gây nhằm lẫn cho người sử đụng đất và cho người nhận chuyển nhượng sử dụng đất Bà Mai không biết thông tin và đường nhựa rộng 18m trước nhà là của Quân đội, Quân đội sẽ xây tường chắn ngang vào đầu năm 2016; do đó có căn cứ xác định bà Mai bị nhầm lẫn về vị thế của nhà đất khi thực hiện giao dịch.”
“Với những chứng cứ nêu trên thì cũng chưa đủ căn cứ xác định bà Anh lừa dối bà Mai
về việc “biết thông tin về đường nhựa rộng 18m trước nhà là của quân đội, quân đội sẽ xây tường chắn ngang vào đầu năm 2016” nhưng không thông báo cho bà Mai biết.”
Câu 3: Theo anh/chị, nhầm lẫn là gì và trong vụ việc trên có nhầm lẫn không? Vì sao?
Nhầm lẫn được hiểu như một quan niệm chưa đúng về những hoàn cảnh thực tế, điều đã làm cho người ký hợp đồng bị nhầm lẫn khi thể hiện ý chí, hay nói cách khác nhầm lẫn là
sự xác định sai sự việc
Trong vụ việc trên có sự nhầm lẫn vì sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập (khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Anh vào năm 2010) ghi không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người sử dụng đất và cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất Bà Mai không biết thông tin về đường nhựa rộng 18m trước nhà là của Quân đội, Quân đội sẽ xây tường chắn ngang vào đầu năm 2016; do đó có căn cứ xác định bà Mai bị nhầm lẫn về vị thế của nhà đất khi thực hiện giao dịch
Câu 4: Giả sử có nhầm lẫn, việc Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn có
thuyết phục không? Vì sao?
Giả sử có nhầm lẫn thì việc Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn là có thuyết phục
Trang 6Khoản 1 Điều 126 BLDS quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” Trong trường hợp này “có căn cứ xác định bà Mai bị nhầm lẫn về vị thế của nhà đất khi thực hiện giao dịch” làm cho bà Mai không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch, đồng thời đây cũng là nhầm lẫn không thể khắc phục ngay để mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự được thực hiện, cho nên việc tuyên bố giao dịch vô hiệu là có căn cứ và hoàn toàn thuyết phục
Trang 7Bài tập 3:
*Giao dịch xác lập do có lừa dối
Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo BLDS 2005
và BLDS 2015
Điều 132 BLDS 2005 và Điều 127 BLDS 2015 đều quy định:
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân
sự nên đã xác lập giao dịch đó
Câu 5: Trong quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
Thanh Viên
Câu 6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
Trong quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối đó không còn Vì theo khoản 1 điều 142 BLDS 2005 qui định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là 1 năm Khoản 1 điều 136 BLDS 2005 qui định thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu 2 năm kể từ ngày giao dịch được xác lập, còn điều 159 BLTTDS qui định trong trường hợp pháp luật không có qui định về thời hiệu khởi kiện
vụ án dân sự là 2 năm , kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dương giả chữ kí của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện Cho nên
đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối
Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa
dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
Thời điểm bà Nhất khởi kiện là 13/12/2010, như vậy áp dụng theo BLDS 2005 thì
“BLDS 2005 chỉ đề cập đến việc còn hay mất quyền khởi kiện mà không quy định rõ số
Trang 8phận pháp lý của giao dịch khi đã hết thời hiệu khởi kiện Đối với trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án hay Trọng tài tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa, nhầm lẫn thì Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn theo hướng giao dịch dân sự có hiệu lực”6 tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Như vậy căn cứ vào hướng dẫn của Tòa tối cao thì trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng
Câu 8: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?
(Thanh Viên bổ sung: câu 5 sẽ ntn nếu áp dụng luật 2005)
Về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp động vô hiệu do lừa dối có còn không, theo khoản 1 Điều 132 BLDS 2015 thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với các giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là hai năm,
kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dương giả chữ kí của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện Từ thời điểm biết giao dịch xác lập do lừa dối là 2007 đến thời điểm khởi kiện 10/12/2010 đã quá 2 năm cho nên theo BLDS 2015 thì đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối
Về vấn đề hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu Tòa án có công nhận hợp đồng không, khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 đã quy định: “Trong trường hợp nếu hết thời hiệu hai năm nói trên mà các bên chủ thể không có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực” Như vậy áp dụng BLDS 2015 thì Tòa án công nhận hợp đồng
Câu 9: Quay trở lại vụ việc trong phần nhầm lẫn, vì sao Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu
do nhầm lẫn mà không tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối?
Tòa tuyên bố án vô hiệu do nhầm lẫn chứ không phải do lừa dối vì :
Trong sơ đồ bản vẽ thửa đất do cơ quan có thẩm quyền lập (khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Anh) ghi không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người sử dụng đất
và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất Bà Anh cũng không biết về việc xây tường rào của Quân đội nên không đủ căn cứ xác định bà Anh lừa dối bà Mai về việc
“biết thông tin về đường nhựa rộng 18m trước nhà là của quân đội, quân đội sẽ xây tường
6 Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt
Nam 2017, tr.353
Trang 9chắn ngang vào đầu năm 2016” Vì vậy bà Anh không cố tình khiến cho bà Mai bị nhầm lẫn về vị thế của nhà đất khi thực hiện giao dịch
Theo Điều 127 BLDS 2015 thì “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó” Bà Anh không có tình khiến cho bà Mai bị nhầm lẫn về vị thế nhà đất khi thực hiện giao dịch nên không thể tuyên bố án vô hiệu do lừa dối được mà chỉ có thể hủy hợp đồng theo yêu cầu của bà Mai căn cứ vào khoản 1 Điều 126 BLDS 2015 : “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng tuyên nêu trên của Tòa án.
Hướng tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn mà không phải vô hiệu do lừa dối là hoàn toàn thuyết phục Vì tuy bà Mai không đạt được mục đích của giao dịch do bà Anh không cung cấp đầy đủ thông tin về vị thế nhà đất, nhưng qua điều tra thì thấy chính bà Anh cũng không biết được thông tin đường nhựa rộng 18m trước nhà là của quân đội, quân đội sẽ xây tường chắn ngang vào đầu năm 2016 Hành vi của bà Anh không phải là
“hành vi cố ý (…) nhằm làm cho bên kia hiểu sau lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”7, không có căn cứ xác định bà Anh lừa dối bà Mai cho nên tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn là đúng
7 Điều 127 BLDS 2015
Trang 10Bài tập 4:
*Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
Câu 1: Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không”
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữ các bên
Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 131 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu không thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập”
Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có
phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
Theo BLDS thì khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải nhanh chóng thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng
Theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.”
Câu 3: Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào?
Thanh Viên
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thầm phán liên quan
tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu Viên
Do câu 4 là nối tiếp của câu 3, có câu 3 mới làm câu 4 nên nếu được thì bà làm câu 4 luôn còn không thì cứ bỏ nha.
Câu 5: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung
xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?