Câu 1: Di sản thừa kế là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời.Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy thì di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố.Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới đó không là di sản. Vì theo điều 612 BLDS 2015 qui định:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, tài sản của người chết trong phần tài sản chung của người khác”. Tại thời điểm mở thừa kế thì người để lại di sản đã chết rồi, nên việc thay đổi thay đổi tài sản mới tại thời điểm đó có thể không được sự đồng ý hoặc trái với ý chí của người để lại di sản nên phần tài sản được thay đó không được coi là di sản.Câu 3: Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 2 tài sản tranh chấp có là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng không? Vì sao?Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp không là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng. Vì tại Quyết định số 100QĐKNGĐT ngày 1682011 được trích trong Quyết định 30, Viện kiểm sát nhận định: Sinh thời cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liêng có tài sản là căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám diện tích 19m2, căn nhà số 13 Đường Thiệu Trị (nay là 122 Nguyễn Hùng Sơn) toạ lạc trên diện tích đất 270,5m2, cố Thái Anh chết năm 1975, cố Liêng chết năm 1977 không để lại di chúc.Đến thời điểm cố Thái Anh và cố Liêng chết thì nhà đất chưa chuyển dịch sang tên cho ai. Như vậy căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là tài sản chung của cố Thái Anh và cố Liêng nên sau khi hai cố mất căn nhà là di sản của hai cố thoả mãn Điều 634 BLDS 2005. Đối với căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám thì Viện kiểm sát cho rằng khi cố Thái Anh và cố Liêng còn sống thì đã chọn cụ Thái Tri đứng tên là chủ sở hữu từ năm 1967 do vậy căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám không là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng.Câu 4: Suy nghĩ của anhchị về hướng xác định trên của Viện kiểm sát.Hướng xác định của VKS đối với căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám là hợp lý và có căn cứ pháp luật. Vì căn nhà này do hai cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Riêng đã cho cụ Thái Tri sử dụng riêng và cụ đã hoàn thành thủ tục đứng tên sở hữu từ 0951967. Do đó nhận định của VKS rằng căn nhà này không phải là di sản của cố Anh và cố Liêng là hợp lý.Tuy nhiên hướng xác định của VKS đối với căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là không hợp lý. Tuy rằng chúng ta phải ghi nhận về mặt pháp luật thì nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản của hai cố, nhưng cũng không thể phủ nhận mặt thực tế của vấn đề: cụ Hy là con trai trưởng, ở cùng và có công chăm sóc hai cố, chăm sóc bác ruột và em ruột là cụ Lượng bị bệnh tâm thần và còn có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên sau này. Đồng thời, khi cụ Thái Thuần Hy phá nhà cũ của hai cố, xây dựng nhà mới thì cụ Thái Tri còn sống nhưng không phản đối, giữa hai đồng thừa kế là cụ Hy và cụ Tri không hề tranh chấp về phần tài sản này chứng tỏ cụ Tri thừa nhận nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là của hai cố để lại cho cụ Thái Thuần Hy. Căn cứ những lẽ trên, ta có thể xác định mặc dù hai cố chết không để lại di chúc nhưng di sản của hai cố vẫn có thể được chia theo thỏa thuận giữa các đồng thừa kế theo quy định tại Mục A2, Điểm A, Khoản 2.4, Điều 2 của Nghị quyết 022004NQHĐTP của HĐTP TANDTC: “Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ”.
Trang 1Buổi thảo luận thứ năm: Quy định chung về thừa kế
Bài tập 1
*Di sản thừa kế
Tóm tắt Quyết định số 30/2013:
Cố Thái Anh và Cố Liêng có 5 người con, 2 người chết lúc nhỏ, 3 người còn lại là cụ Hy,
cụ Thái Tri và cụ Lượng bị bệnh tâm thần Cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liêng có 2 căn nhà là nhà số 5 Hoàng Hoa Thám 19m 2 và nhà số 13 Đường Thiệu Trị (nay là 122 Nguyễn Hùng Sơn) 270,5m 2 Hai cố chết không để lại di chúc Nhà số 5 Hoàng Hoa Thám cố Thái Anh và cố Liêng đã cho cụ Thái Tri sử dụng riêng và cụ Thái Tri đã hoàn thành thủ tục đứng tên sở hữu Nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn cụ Hy ở và có công nuôi dưỡng cha mẹ, vợ chồng cố Thái Cẩm An (anh ruột cố Thái Anh) và cụ Lượng bị tâm thần đến khi những người này chết Nay các con cụ Thái Tri kiện các con cháu cụ Hy đòi chia thừa kế di sản.
Tại bản án sơ thẩm ngày 01/11/2002, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang bác yêu cầu chia thừa kế nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn Bên nguyên đơn kháng cáo Bản án phúc thẩm ngày 21/5/2003, Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM hủy án sơ thẩm, giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử lại Tại bản án sơ thẩm ngày 21/9/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang nhận định nhà số 5 Hoàng Hoa Thám là tài sản của cụ Thái Tri, nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng, trích công bảo quản di sản cho các bị đơn, giao cho các bị đơn sử dụng nhà đất, các bị đơn thanh toán
kỷ phần cho các đồng thừa kế khác Các bị đơn kháng cáo cho rằng nhà số 122 không là
di sản, các nguyên đơn kháng cáo yêu cầu được chia hiện vật Bản án phúc thẩm ngày 02/02/2010, Tòa án nhân dân tối cao TP.HCM xác định cố Thái Anh và cố Liêng đã chia cho cụ Thái Tri nhà số 5, cụ Hy nhà số 122, nhà số 122 không còn là di sản , quyết định bác yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn Các nguyên đơn khiếu nại yêu cầu xác định nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản thừa kế Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị với nhận định nhà số 5 là của cụ Thái Tri, nhà số 122 là di sản thừa
kế, Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán xác định hai cố cho cụ Thái Tri nhà số 5, cụ Hy nhà số 122, bác yêu cầu chia thừa kế, quyết định không chấp nhân kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữ nguyện bản án phúc thẩm ngày 02/02/2010.
Trang 2Câu 1: Di sản thừa kế là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nếu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy thì di sản không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố
Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới đó không là di sản
Vì theo điều 612 BLDS 2015 qui định:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, tài sản của người chết trong phần tài sản
chung của người khác”
Tại thời điểm mở thừa kế thì người để lại di sản đã chết rồi, nên việc thay đổi thay đổi tài sản mới tại thời điểm đó có thể không được sự đồng ý hoặc trái với ý chí của người để lại
di sản nên phần tài sản được thay đó không được coi là di sản
Câu 3: Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 2 tài sản tranh chấp có là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng không? Vì sao?
Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp không là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng Vì tại Quyết định số 100/QĐ-KNGĐT ngày 16/8/2011 được trích trong Quyết định 30, Viện kiểm sát nhận định: " Sinh thời cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liêng có tài sản là căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám diện tích 19m2, căn nhà số 13 Đường Thiệu Trị (nay là 122 Nguyễn Hùng Sơn) toạ lạc trên diện tích đất 270,5m2, cố Thái Anh chết năm 1975, cố Liêng chết năm 1977 không để lại di chúc"
Đến thời điểm cố Thái Anh và cố Liêng chết thì nhà đất chưa chuyển dịch sang tên cho
ai Như vậy căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là tài sản chung của cố Thái Anh và cố Liêng nên sau khi hai cố mất căn nhà là di sản của hai cố thoả mãn Điều 634 BLDS 2005 Đối với căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám thì Viện kiểm sát cho rằng khi cố Thái Anh và cố Liêng còn sống thì đã chọn cụ Thái Tri đứng tên là chủ sở hữu từ năm 1967 do vậy căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám không là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng
Trang 3Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Viện kiểm sát.
- Hướng xác định của VKS đối với căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám là hợp lý và có căn cứ pháp luật Vì căn nhà này do hai cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Riêng đã cho cụ Thái Tri sử dụng riêng và cụ đã hoàn thành thủ tục đứng tên sở hữu từ 09/5/1967 Do đó nhận định của VKS rằng căn nhà này không phải là di sản của
cố Anh và cố Liêng là hợp lý
- Tuy nhiên hướng xác định của VKS đối với căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là không hợp lý Tuy rằng chúng ta phải ghi nhận về mặt pháp luật thì nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản của hai cố, nhưng cũng không thể phủ nhận mặt thực
tế của vấn đề: cụ Hy là con trai trưởng, ở cùng và có công chăm sóc hai cố, chăm sóc bác ruột và em ruột là cụ Lượng bị bệnh tâm thần và còn có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên sau này Đồng thời, khi cụ Thái Thuần Hy phá nhà cũ của hai cố, xây dựng nhà mới thì cụ Thái Tri còn sống nhưng không phản đối, giữa hai đồng thừa
kế là cụ Hy và cụ Tri không hề tranh chấp về phần tài sản này chứng tỏ cụ Tri thừa nhận nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là của hai cố để lại cho cụ Thái Thuần Hy Căn cứ những lẽ trên, ta có thể xác định mặc dù hai cố chết không để lại di chúc nhưng di sản của hai cố vẫn có thể được chia theo thỏa thuận giữa các đồng thừa
kế theo quy định tại Mục A2, Điểm A, Khoản 2.4, Điều 2 của Nghị quyết 02/2004/ NQHĐTP của HĐTP TANDTC: “Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa
kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ”
Câu 5: Trong Quyết định số 30 theo Hội đồng thẩm phán, 2 tài sản tranh chấp có là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng không? Vì sao?
Theo Hội đồng thẩm phán, hai tài sản tranh chấp không là di sản của cố Thái Anh và cố Liêng
Nhà số 5 Hoàng Hoa Thám cố Thái Anh và cố Liêng đã cho cụ Thái Tri nên không là di sản Nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn hai cố dành cho cụ Hy vì cụ Hy là con trai trưởng ở cùng và có công chăm sóc hai cố, chăm sóc bác ruột và em ruột là cụ Lượng bị tâm thần
và còn có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên sau này Thực tế khi cụ Thái Thuần Hy phá nhà cũ
cụ Thái Tri khi đó còn sống nhưng không phản đối chứng tỏ cụ Thái Tri tôn trọng định đoạt của cha mẹ Do đó nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn không còn là di sản
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Trang 4Hướng xác định trên là hợp lý
Nhà số 5 Hoàng Hoa Thám đã được hai cố cho cụ Thái Tri nên xác định không còn là di sản là hợp lý
Nhà số 122 Hoàng Hoa Thám chưa có bằng chứng chứng minh là hai cố cho cụ Hy nhưng cụ Hy đã được địa phương công nhận là chủ sở hữu nhà Hơn nữa cụ Hy là người
ở cùng nhà 122 và có công chăm sóc cố Thái Anh, cố Liêng, chăm sóc hai bác ruột và cụ Lượng, cho nên việc xác định của Hội đồng thẩm phán tuy chưa thật sự thuyết phục về mặt lý lẽ nhưng hợp tình và đảm bảo được quyền lợi cho các bên
Câu 7: Ở án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất phần di sản của Phùng Văn
N là bao nhiêu? Vì sao?
Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2, phần di sản của ông Phùng Văn N là 133.5m2 (loại bỏ 131m2 đất từ 398m2 đất đã bán cho ông Phùng Văn K) Vì theo nhận định của Tòa án “mảnh đất đó được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G”
Câu 8: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Phần diện tích đất đã được chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không được xem là di sản Vì “ Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích đất 131m2 trong tổng số diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích còn lại của thửa đất
là 267m2 Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con của
bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của Bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Vì vậy phần diện tích đất đã được chuyển nhượng này đã không còn là di sản.”
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên có liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết của Án lệ liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là vừa có tình vừa có lí
Thứ nhất, hướng giải quyết này có tình ở chỗ: phần đất này là của cả hai vợ chồng, sau khi ông N chết, bà G bán mục đích là để lo cho cuộc sống của bà và các con, hơn thế, các
Trang 5con bà đều biết nhưng không ai có ý kiến phản đối gì thì sau khi bà G chết, phần tài sản này xem như không còn nên không được đưa vào danh mục di sản của bà G và ông N Thứ hai, hương giải quyết này là có lí ở chỗ:
Một là, việc sở hữu của ông K đối với phần diện tích 131 m2 là hợp pháp vì lúc bán, các con bà G đều biết nhưng không ai phản đối gì Nay ông K cũng đã được cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bởi vậy, có cơ sở để xác định các con bà G
đã đồng ý cho bà chuyển nhượng phần đất này cho ông K
Hai là, phần đất chuyển nhượng cho ông K là tài sản chung của hai vợ chồng, khi ông N chết (không để lại di chúc) thì ½ phần diện tích 131 m2 đất của ông N được thừa kế lại cho bà G cùng các con Điều này phù hợp với điểm a, khoản 1, Điều 651, BLDS 2015
hay điểm a, khoản 1, Điều 676, BLDS 2005: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” Sau khi ông chết, bà
bán phần đất này (bao gồm ½ phần diện tích 131 m2 đất của bà và ½ còn lại là thuộc thừa
kế của các con ông N) để lo cho cuộc sống của bà và các con và không ai phản đối gì thì điều này có nghĩa là, các con của ông bà cũng đã được hưởng thừa kế một phần di sản của ông để lại
Bởi những lẽ trên, Tòa án không đưa phần đất 131 m2 đã chuyển nhượng vào di sản thừa
kế là hoàn toàn đúng đắn
Câu 10: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Nếu bà G bán đất trên nhưng không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền đó cho cá nhân bà thì ½ số tiền đó được xem là di sản để chia
Vì đất đem bán là tài sản chung của vợ chồng nên bà G chỉ có thể định đoạt ½, ½ còn lại
là tài sản của ông N, đó là tài sản của ông N để lại sau khi chết nên số tiền đó được coi như di sản ông N để lại
Câu 11: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đất trên là 133,5m2 (1/2 tài sản)
Vì Phần diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N
Trang 6và bà Phùng Thị G chưa chia Bà Phùng Thị G chỉ được quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà, tức là 133,5m2
Câu 12: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2
có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản bà Phùng Thị G là 43.5m2 có thuyết phục vì theo nhận định của Tòa án “Bà Phùng Thi G chỉ có quyền định đoạt ½ diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà” còn 90m2 được chia theo di chúc của bà cho con gái tên Phùng Thị H1
Đây không phải là nội dung của Án lệ 16/2017 vì Án lệ này nói về việc di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng
Câu 13: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?
Tòa quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là hợp lý Di sản của
bà G là ½ khối tài sản, bà có viết di chúc để lại cho chị H1 90m2 như vậy chị H1 sẽ được nhận 90m2 theo như di chúc, phần còn lại chia theo quy định pháp luật 5 người con còn lại của bà G thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651, phần
di sản còn lại sẽ được chia đều
Phần này không là nội dung của án lệ vì đã có quy định trong luật
Trang 7Bài tập 2
*Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản
Câu 1: Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nghĩa vụ mang tính nhân thân của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt Căn cứ vào
khoản 8 Điều 372 BLDS 2015 về Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ: “Bên có nghĩa vụ là cá
nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.”
Nghĩa vụ về tài sản của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt, “trường hợp người chết có nghĩa vụ tài sản chưa được thực hiện xong, hoặc sau khi người đó chết nghĩa vụ tài sản mới phát sinh thì người chủ nợ có quyền yêu cầu người thừa kế của người đó thanh toán các khoản nợ”.1 Căn cứ vào Điều 615 BLDS 2015 về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi
di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi
di sản do người chết để lại.
3 Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Câu 2: Theo BLDS ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 2 Điều 615 BLDS năm 2015: “Trong trường hợp di sản chưa được chia thì
nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế” Với quy định này, thực chất người phải thực hiện nghĩa
vụ vẫn là những người thừa kế và người quản lý chỉ đứng ra thực hiện thay
1 Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế, Trường Đại học Luật TP.HCM, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr.386
Trang 8Khi di sản đã được chia, khoản 3 Điều 615 BLDS 2015 quy định: “Trong trường hợp di
sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận…”.
Đối với tài sản không có người nhận di sản, BLDS chỉ quy định: “Trong trường hợp
không có thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”(Điều 622 BLDS 2015) Ở đây,
chúng ta không rõ ai thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết nhưng tài sản chỉ thuộc Nhà nước khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản
Câu 3: Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì sao?
Nghĩa vụ của bà Loan đối với Ngân hàng có là nghĩa vụ tài sản Vì nghĩa vụ của bà đối với Ngân hàng không là nghĩa vụ đối với nhân thân - là những nghĩa vụ do chính bản thân thực hiện Do vậy, nghĩa vụ đó là nghĩa vụ về tài sản
Câu 4: Nếu Ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?
Những người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ của bà Loan trong phạm vi di sản
Căn cứ vào Điều 615 BLDS 2015 về Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
1 Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi
di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2 Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi
di sản do người chết để lại.
3 Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4 Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Câu 5: Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá
cố khi họ còn sống?
Trang 9Trong Quyết định số 26, xác định ông Vân là người có công chăm sóc cha mẹ và ông Vi
là người có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ
để không phải bán nhà)
Câu 6: Trong Quyết định trên theo Tòa giám đốc thẩm công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý theo hướng: Cần xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố).
Hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm là thỏa đáng Vì trên đất tranh chấp có 2 ngôi nhà 2 tằng và 1 nhà trần làm công trình phụ, các đương sự khai không thống nhất nhà nào của ai, Tòa các cấp chưa xác minh làm rõ nhưng xác định là của cụ Phúc, cụ Thịnh là chưa đủ cơ sở Bên cạnh đó công chăm sóc cha mẹ của ông Vân, ông Vi cũng chưa được xác định rõ là bao nhiêu để đổi trừ Do đó Tòa giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm, yêu cầu xét xử sơ thẩm lại là đúng
Trang 10Bài tập 3
*Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế.
Căn cứ vào điều 623 BLDS 2015 quy định có 3 loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế, bao gồm: thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
Câu 2: Trong bản án số 258, cụ Tuyền chết năm nào? Đến khi phúc thẩm đã được bao nhiêu năm?
Trong bản án số 258, cụ Tuyền mất năm 1945, đến khi phúc thẩm đã được 72 năm (thời điểm phúc thẩm là 14/9/2017)
Câu 3: Theo cấp phúc thẩm vì sao việc chia di sản của cụ Tuyền nay vẫn còn thời hiệu?
Khi giải quyết vị án theo trình tự phúc thẩm thì Bộ luật tố tụng dân sự và BLDS 2015 có hiệu lực và theo quy định khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015 thì các đương sự có yêu cầu xác định thời hiệu từ giai đoạn sơ thẩm và theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội thì giai đoạn phúc thẩm được áp dụng BLTTDS 2015 để giải quyết và theo khoản 1 DD623 BLDS 2015 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản…”, tại điểm d khoản 1 DD688 BLDS 2015 quy định “ Thời hiệu được áp dụng theo quy định của bộ luật này.”… Cố Tuyền chết năm 1945, căn cứ vào khoản 1 Đ3 và khoản 4 Đ36 pháp lệnh thừa kế được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/8/1990 thì thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cố Tuyền được tính từ ngày 30/8/1990 Đối chiếu với các quy định của pháp luật nêu trên thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản của cố Tuyền vẫn còn
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của cấp phúc thẩm liên quan đến thời hiệu chia di sản của cụ Tuyền (nêu cơ sở pháp lý khi trả lời)
Tòa phúc thẩm xác định thời hiệu vẫn còn là phù hợp
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội thì giai đoạn phúc thẩm được áp dụng BLTTDS 2015 để giải quyết và theo khoản 1 DD623 BLDS 2015 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản…”, tại điểm d khoản 1 DD688 BLDS 2015 quy định “ Thời hiệu được áp