1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO -MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

25 3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 63,36 KB

Nội dung

MỤC LỤC Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào,vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật,là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền công dân.Chính vì vậy thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống mỗi cá nhân,gia đình,cộng đồng và xã hội.Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau,nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong hiến pháp. Ở Việt Nam sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế,nên ngay trong những ngày đầu xây dựng XHCN các quy định về thừa kế đã được xây dựng và thực hiện trên thực tế tại các điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”.Điều 27 Hiến pháp 1980 “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” ,Điều 58 Hiến pháp 1992 “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân”… và đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995,sau đó Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu một bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế.Nó kế thừa và phát triển những quy định phù hợp với thực tiễn,không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế một cách có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên về thực tiễn,do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày,từng giờ của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù liệu hết những trường hợp,tình huống xảy ra trên thực tế.Còn một số quy định của pháp luật về thừa kế mang tính chung chung ,chưa chi tiết,chưa rõ ràng,lại chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể.Vì vậy,còn nhiều quan điểm trái ngược nhau,nên khi áp dụng vào thực tế xảy ra tình trạng không nhất quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết.Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế của công dân,đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình,cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh hội nhập,với thực trạng nên kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú,thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp.Hàng năm tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế.Nhiều vụ tranh chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao.Có những bản án quyết định của tòa án vẫn bị coi là chưa “thấu tình đạt lý”… Sở dĩ còn tồn tại những bất cập đó là do nhiều nguyên GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 2- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế nhân trong đó phải kể đến là do các quy định của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ,cụ thể… Chính vì điều đó,nên trong thời gian gần đây nhiều Văn kiện của Đảng như Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2011,Nghi quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới… đã xác định rõ nhiệm vụ,mục tiêu,sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới,trong đó có pháp luật và thừa kế. Xuất phát từ những lý do trên,tôi chọn vấn đề: “Pháp luật về thừa kế ” để làm đề tài tiểu luận.Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. 2.Mục đích nghiên cứu Tôi xác định chọn đề tài này cũng dựa trên cơ sở có những mục đích nghiên cứu rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế,người thừa kế,thời điểm,thời gian mở thừa kế,di sản thừa kế,người quản lý di sản… và những điểm mới trong chế định thừa kế.Sự thừa kế,tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật khách quan,nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết định.Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách quan của việc thừa kế.Vì vậy quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân,cũng cố quan hệ hôn nhân và gia đình,bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của nhà nước,lợi ích chung của toàn xã hội,góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến để lại.Tạo môi trường pháp lý thuận lợi làm cho nhân dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của xã hội,phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của mỗi thành viên và sự ổn định của từng gia đình.Mặc khác thông qua quyền thừa kế,giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình.Do đó xác định được diện những người thừa kế cũng như phương thức chia tài sản trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chức năng vai trò của xã hội. GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 3- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của thừa kế là các tài sản,quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại(trong đó một số trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi tức,phát sinh từ tài sản).Tuy nhiên ,một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế(tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định chỉ có người đó mới có quyền hưởng. 4.Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm pháp luật về thừa kế ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.Nhưng đặc biệt tập trung nghiên cứu các quy phạm pháp luật về thừa kế từ năm 1996 đến nay.Qua đó chúng ta có thể so sánh đối chiếu với những quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm nổi bật tính hiện đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụng chúng trong quá trình thực thi pháp luật. 5.Cơ cấu bài tiểu luận Bài tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1: Một số quy định chung về thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực trạng những quy định của pháp luật về thừa kế và những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế LỜI KẾT Để giải quyết vấn đề đặt ra không những phải có kiến thức, năng lực mà còn phải có kinh nghiệm thực tế.Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn. GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 4- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM I.Các Khái Niệm 1.Khái niệm thừa kế -Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho những người còn sống. 2.Khái niệm quyền thừa kế - Theo nghĩa khách quan: Là một phạm trù pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo trình tự do pháp luật quy định. - Theo nghĩa chủ quan: Là các quyền năng dân sự cụ thể của các chủ thể có liên quan đến quan hệ thừa kế. II.Một Số Quy Định Chung Về Thừa Kế 1.Người để lại di sản thừa kế: là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. 2.Di sản thừa kế: ( theo khoản 1 điều 637- Bộ luật Dân Sự) - Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng,phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế. - Tài sản riêng tức là những tài sản thuộc phần sở hữu riêng của người chết đứng tên lúc còn sống.Tài sản chung với người khác là phần tài sản do lúc còn sống người chết đã đồng tạo ra cùng chung với một người khác, thì lúc chết phần tài sản đó cũng được đưa vào di sản của người chết. 3.Người thừa kế: - Nếu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.Nếu là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 5- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế - Người thừa kế nhận di sản của người chết thì phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết để lại. 4.Thời điểm,địa điểm mở thừa kế 4.1 Thời điểm mở thừa kế: Là thời điểm người có tài sản chết.Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì tùy từng trường hợp,Tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xác định được ngày chết thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu luật pháp luật được coi là ngày người đó chết và thời điểm mở thừa kế là ngày này. 4.2 Địa điểm mở thừa kế: Là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản,nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. 5.Người quản lý di sản,nghĩa vụ và quyền của người quản lý di sản 5.1.Người quản lý di sản ( chương XXII điều 638-Bộ luật dân sự) - Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. - Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. - Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. 5.2.Nghĩa vụ của người quản lý di sản *.Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và 3 điều 638-Bộ luật dân sự có các nghĩa vụ sau: - Lập danh mục di sản,thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 6- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế - Bảo quản di sản,không được bán, trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác,nếu không được người thừa kế đồng ý bằng văn bản. - Thông báo về di sản cho những người thừa kế. - Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại - Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế *.Người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản quy định tại khoản 2 điều 638-Bộ luật dân sự có nghĩa vụ sau: - Bảo quản di sản,không được bán,trao đổi,tặng cho,cầm cố,thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác - Thông báo về di sản cho người thừa kế - Bồi thường thiệt hại,nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại - Giao lại di sản theo thoải thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế. 5.3.Quyền của người quản lý di sản *.Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và 3 điều 638-Bộ luật dân sự có các quyền sau: - Đại diện cho người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế. - Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế. *.Người đang chiếm hữu,sử dụng,quản lý di sản quy định tại khoản 2 điều 638-Bộ luật dân sự có quyền sau: - Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoải thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế. - Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế. 6.Thời hiệu khởi kiện về thừa kế ( chương XXII điều 645-Bộ luật dân sự) GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 7- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản,xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm,kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm,kể từ thời điểm mở thừa kế. 7.Các hình thức thừa kế 7.1. Thừa kế theo di chúc: ( chương XXIII điều 646 đến 673-Bộ luật dân sự) Di sản của những người đã chết được chuyển cho những người thừa kế theo di chúc người chết để lại.Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.Người đã thành niên có quyền lập di chúc,trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc,nếu được cha,mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc có các quyền: chỉ định người thừa kế,truất quyền hưởng di sản của người thừa kế,phân định phần di sản cho từng người thừa kế,dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng,thờ cúng,giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản,chỉ định người giữ di chúc,người quản lý di sản,người phân chia di sản. Di chúc phải được lập thành văn bản,nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản,thì có thể di chúc miệng.Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.Di chúc miệng được coi là hợp pháp,nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại,cùng ký tên hoặc điểm chỉ.Sau 3 tháng,kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống.minh mẫn,sáng suốt,thì di chúc miệng bị hủy bỏ. - Di chúc được coi là hợp pháp nếu:  Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc,không bị lừa dối,đe dọa hoặc cưỡng ép.  Nội dung di chúc không trái pháp luật,đạo đức xã hội,hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.Nội dung của di chúc được quy định tại điều 656 Bộ luật dân sự.Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc,thì GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 8- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế có thể nhờ người khác viết,nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng,những người làm chứng xác nhận chữ ký ,điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân xã,phường,thị trấn chứng thực bản di chúc.Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. - Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau,thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết,có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc.Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc,thì coi như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật. 7.2 Thừa kế theo pháp luật ( chương XXIV- điều 674 đến 680 Bộ luật dân sự) 7.2.1. Hình thức thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong những trường hợp: - Người chết không để lại di chúc. - Di chúc không hợp pháp. - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người lập di chúc,cơ quan được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. - Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng quyền di sản. 7.2.2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực. - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản,từ chối quyền hưởng di sản,chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 9- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế 7.2.3. Những người thừa kế theo pháp luật ( hàng thừa kế) được qui định thứ tự như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con để,con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết,bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,chú ruột,cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di chúc bằng nhau. • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,không có quyền hưởng di sản,bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Thừa kế thế vị pháp luật quy định: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống,nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. VÍ DỤ MINH HỌA: Tình huống 1: Khi còn sống bố mẹ A phân chia đất đai cho các em A đâu vào đấy và ngôi nhà bố mẹ A ở trước khi qua đời,bố mẹ A di chúc lại để cho A là trai cả để làm nơi thờ cúng và nuôi dưỡng đứa em út bị tâm thần từ bé.Nay anh em A nảy sinh mâu thuẫn,các em A đặt vấn đề đất ( phần của bố mẹ) và nhà là của chung, chỉ giao cho A quản lý không có quyền thừa kế.Tài sản trong nhà không có trong di chúc ( tivi,tủ,quạt,thóc,lúa…) là của chung.Xin hỏi những ý kến của các em A có đúng không? Việc này giải quyết như thế nào? Về pháp luật căn cứ vào những câu chữ ghi lại trong di chúc thì A là người được quản lý di sản theo di chúc và được hưởng thù lao theo thoải thuận với những người được thừa kế.Mặc khác theo điều 670 bộ luật dân sự,phần di sản theo di chúc dùng vào việc thờ GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 10- [...]... TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 12- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ I Thực trạng về những quy định của pháp luật về thừa kế 1 Nhiều quy định của pháp luật còn mâu thuẫn Hiện nay trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xảy ra tình trạng các luật quy định cùng một nội dung giống nhau nhưng... bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam Đối với di sản là động sản, pháp luật Pháp là pháp luật điều chỉnh vì quốc tịch của người để lại di sản là Pháp, cụ thể là pháp luật Pháp điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam 2.Một số giải pháp. .. qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu theo giải pháp này chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la Để hiểu thêm về giải pháp này,tôi xin lấy... giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 19- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế pháp luật. .. thừa kế là Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam - Giải pháp thứ hai là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để lại điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản Đây là giải pháp được thừa. .. kháng cáo Dư luận mong chờ phiên tòa phúc thẩm của TAND Tp Hồ Chí Minh xét xử thấu tình đạt lý,bảo vệ quy n và lợi ích hợp pháp của công dân GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 17- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế II Những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế 1.Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật có thể được sử dụng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam 1.1 Giải pháp. .. Nam Tư (cũ)… Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản v - Giải pháp thứ hai là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa. .. Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế trong thực tiễn những quy định của pháp luật. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay 2 Pháp luật còn nhiều vướng mắc Việc áp dụng chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự 2005 trong thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi như sau: - Người thừa kế: Pháp. .. dụng pháp luật, thậm chí có trường hợp áp dụng theo thực tế cuộc sống, chứ không theo quy định của luật, ví dụ vấn đề từ chối nhận di sản (Điều 645) Vì vậy khi quy định phải tính đến yếu tố tâm lý và trình độ dân trí chung của người dân 2.2 Cần quy định rõ một số loại quy n cũng thuộc di sản thừa kế ( ngoài quy n sử dụng đất đã được quy định trong Bộ luật Dân sự thì còn có các quy n khác như: quy n... chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hoàn thiện.Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này GVHD: Nguyễn Thị Thủy TrúcSVTH: Nguyễn Thị Kiều Trang - 18- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế 1.2 Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm . của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hóa những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa. tiểu luận Bài tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1: Một số quy định chung về thừa kế theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Thực trạng những quy định của pháp luật về thừa kế và những giải pháp hoàn. Trang - 4- Đề Tài: Pháp Luật Về Thừa Kế PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM I.Các Khái Niệm 1.Khái niệm thừa kế -Thừa kế là sự chuyển dịch tài

Ngày đăng: 02/06/2015, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w