1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

BCTT tổng hợp về công ty may an nhơn

84 526 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH --- O C O THỰC TẬP TỔNG H P Cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN N HƠN Sinh viên thực hiện : TIÊU THỊ TUYẾT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

-

O C O THỰC TẬP TỔNG H P

Cơ sở thực tập:

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN N HƠN

Sinh viên thực hiện : TIÊU THỊ TUYẾT

Giáo viên hướng dẫn : TS ĐẶNG THỊ THANH LOAN

ÌNH ĐỊNH, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài báo cáo thực tập tổng hợp của Công ty Cổ phần May An Nhơn là do cá nhân tôi thực hiện Các tài liệu trong đề tài này đƣợc thu thập một cách trung thực Kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo này không sao chép

Quy Nhơn, tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Tiêu Thị Tuyết

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần May An Nhơn Cá nhân em đã

cố gắng học hỏi, tiếp thu thêm những hiểu biết mới, nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh những sai sót, lỗi sai trong bài báo cáo này Vì vậy kính mong sự góp ý của các thầy cô để giúp em hoàn thiện bài báo cáo của mình tốt hơn

Để hoàn thành bài báo cáo này em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các giảng viên khoa Tài Chính Ngân Hàng và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Quy Nhơn đặc biệt là cô TS Đặng Thị Thanh Loan, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực tập Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị trong phòng ban của Công ty Cổ Phần May An Nhơn đặc biệt là chị Phạm Thị Hồng Vân, trưởng phòng tổ chức hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ

em trong thời gian thực tập tại Công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN NHƠN 3 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần May An Nhơn 3

1.1.1.Tên và địa chỉ của công ty 3

1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.3.Quy mô hiện tại của công ty 4

1.2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần May An Nhơn 5

1.2.1.Chức năng 5

1.2.3.Quyền hạn của công ty 6

1.2.4.Ngành nghề kinh doanh 6

1.3.Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần May An Nhơn 6

1.3.1.Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý 6

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý 8

1.4.Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất 11

1.5.Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 13

1.5.1.Phân tích chỉ tiêu bảng cân đối kế toán 13

1.5.2.Phân tích bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16

1.5.3.Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 19

1.5.4.Nộp ngân sách 22

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN NHƠN 23

2.1.Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing 23

2.1.1.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ở giai đoạn 2015 – 2017 23

2.1.1.1.Tình hình tiêu thụ theo thị trường 23

2.1.1.2.Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng 24

2.1.2.Thực trạng công tác marketing 25

2.1.2.1.Chính sách sản phẩm 25

2.1.2.2.Chính sách giá 27

2.1.2.3.Chính sách phân phối 29

Trang 5

2.1.2.4.Chính sách xúc tiến 31

2.1.2.5.Một số đối thủ cạnh tranh 32

2.2.Phân tích công tác lao động và tiền lương 33

2.2.1.Cơ cấu lao động 33

2.2.2.Xây dựng định mức lao động 34

2.2.3.Tình hình sử dụng thời gian lao động 35

2.2.4.Năng suất lao động 37

2.2.5.Tuyển dụng lao động 38

2.2.5.1.Các tiêu chuẩn tuyển dụng 38

2.2.5.2.Ưu và nhược điểm của quy trình tuyển dụng 42

2.2.6.Đào tạo lao động 42

2.2.7.Tổng quỹ lương của công ty 44

2.2.8.Đơn giá tiền lương 46

2.2.9.Các hình thức trả công lao động của doanh nghiệp 46

2.2.9.1.Trả lương theo thời gian 47

2.2.9.2.Trả lương theo sản phẩm 48

2.3.Phân tích công tác quản lý sản xuất 49

2.3.1.Hình thức tổ chức sản xuất 49

2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận: sản xuất chính và phụ trợ 51

2.3.3.Phương pháp lập kế hoạch sản xuất 52

2.3.4.Nguyên vật liệu 52

2.3.5.Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 53

2.3.6.Tình hình dự trữ nguyên vật liệu của Công ty 54

2.3.7.Cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty 55

2.4.Phân tích công tác kế toán tại công ty 57

2.4.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 57

2.4.2.Phân loại chi phí 59

2.4.3.Chứng từ và sổ sách kế toán 61

2.4.4.Phương pháp tập hợp chi phí, và tính giá thành của một số sản phẩm chủ yếu 64

2.5.Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần May An Nhơn 65

2.5.1.Những thuận lợi 65

Trang 6

2.5.2.Những khó khăn 66

2.5.3.Nguyên nhân 66

2.5.3.1.Nguyên nhân chủ quan 66

2.5.3.2.Nguyên nhân khách quan 67

2.6.Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty 67

2.6.1.Đảy mạnh công tác quản lý 67

2.6.2.Đào tạo nâng cao tay nghề người lao động 67

2.6.3.Đổi mới trang thiết bị 67

2.6.4.Nâng cao tình hình tiêu thụ sản phẩm 68

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chỉ tiêu bảng cân đối kế toán của công ty ở giai đoạn 2015- 2017 13

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở giai đoạn 2015 - 2017 16

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cảu công ty giai đoạn 2015- 2017 20

Bảng 1.4: Các khoản nộp ngân sách nhà nước của công ty 22

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý giai đoạn 2015 – 2017 23

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của công ty theo cơ cấu mặt hàng 24

Bảng 2.3: Giá gia công của một số sản phẩm 29

Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ ở các kênh phân phối giai đoạn 2015 – 2017 30

Bảng 2.5: Một số đối thủ cạnh tranh của công ty 32

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của công ty năm 2015 – 2017 34

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng thời gian lao động 36

Bảng 2.8: Năng suất lao động của công ty ở giai đoạn 2015-2017 37

Bảng 2.9: Chi phí đào tạo lao động của công ty giai đoạn 2016 - 2017 43

Bảng 2.10: Hệ số cấp bậc tiền lương của bộ phận quản lý 45

Bảng 2.11: Hệ số cấp bậc tiền lương của bộ phận sản xuất 46

Bảng 2.12: Định mức tiêu hao NVL cho 1 sản phẩm áo Vest 54

Bảng 2.13: Tình hình dự trữ nguyên vật liệu của Công ty 54

Bảng 2.14: Khấu hao TSCĐ năm 2015 55

Bảng 2.15: Khấu hao TSCĐ năm 2016 55

Bảng 2.16: Khấu hao TSCĐ năm 2017 56

Bảng 2.17: Công suất, thời gian làm việc của máy móc thiết bị 56

Bảng 2.18: Bảng hệ thống Tài khoản được sử dụng tại công ty 62

Bảng 2.19: Tập hợp chi phí một số sản phẩm năm 2017 65

Bảng 2.20: Giá thành của một số sản phẩm năm 2017 65

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Logo công ty 3

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty 6

Hình 1.3: Quy trình gia công, sản xuất sản phẩm 12

Hình 1.4: Biến động cơ cấu theo nguồn vốn hình thành 15

Hình 2.1: Áo veston 25

Hình 2.2: Áo sơ mi nam dài tay 26

Hình 2.3: Sơ đồ kênh phân phối trong nước 30

Hình 2.4: Sơ đồ kênh phân phối nước ngoài 30

Hình 2.5: Quy trình tuyển dụng lao động tại công ty 39

Hình 2.6: Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” 61

Trang 10

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của thực tập tổng hợp

Thực tập tổng hợp là cách tốt nhất để sinh viên vận dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế công việc Tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các hoạt động thường ngày xảy ra ở công ty, giúp sinh viên chúng em học hỏi những kinh nghiệm ,tích lũy thêm kiến thức chuyên môn Từ đó nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và cần trang bị thêm kỹ năng để hiểu khái quát hơn về hoạt động của các công ty

Là một sinh viên quản trị kinh doanh, với mong muốn được có cơ hội tiếp cận với tình hình thực tế hiện nay; cũng như để củng cố, nâng cao kiến thức; rèn luyện

kỹ năng và trao dồi kinh nghiệm cho bản thân; tác giả đã lựa chọn thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần May An Nhơn Đây là công ty đã hình thành và phát triển hơn

10 năm, hiện nay đã có uy tín trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận về sản xuất gia công hàng may mặc

Mặt khác, trong quá trình thực tập tổng hợp sinh viên chúng em có thể thiết lập được các mối quan hệ tốt với các phòng ban của công ty, điều này rất hữu ích cho chúng em sau khi ra trường

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu làm quen cách xử lý công việc ở công ty

- Tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty

- Học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế

Đối tượng nghiên cứu

Quá trình hình thành, phát triển và các hoạt động cơ bản của Công ty Cổ phần May An Nhơn

Phạm vi nghiên cứu

Phân tích về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần May An Nhơn từ năm 2015 đến năm 2017

Phương pháp nghiên cứu

Để tiếp cận vấn đề này, em đã lựa chọn phương pháp quan sát, thống kê kết hợp với phân tích xử lý số liệu, qua đó đánh giá và so sánh để mô tả cụ thể nhất các hoạt động chủ yếu tại Công ty Cổ phần May An Nhơn

Trang 11

Cuối cùng, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Giám đốc công ty, các anh chị nhân viên có chức năng trong Công ty Cổ Phần May An Nhơn, cùng với

TS Đặng Thị Thanh Loan – giảng viên hướng dẫn của khoa TC-NH & QTKD và bạn bè đã tạo điều kiện, cũng như giúp đỡ chỉ bảo hết sức tận tình, chu đáo để tác giả hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này của mình

Quy Nhơn, ngày 18 tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực tập

Trang 12

PHẦN 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN NHƠN 1.1 QU TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PH T TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN NHƠN

1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty

Tên và địa chỉ công ty đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần May An Nhơn

- Tên quốc tế: An Nhon Garment Joint Stock Company

- Tên viết tắt: ANJ

Tiền thân của Công ty Cổ phần May An Nhơn là xí nghiệp May An Nhơn trực thuộc Công ty Dệt May xuất khẩu Bình Định, đến tháng 10/2007 chuyển sang cổ phần hóa và có tên là Công ty Cổ phần May Bình Định

Đến ngày 21/1/2008 Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần May Bình Định quyết định tổ chức lại Xí nghiệp May An Nhơn thuộc công ty Cổ phần May Bình Định thành Công ty Cổ phần May An Nhơn

Trang 13

Ngày 16/04/2008, Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Định đã đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần May An Nhơn

Sau khi có giấy phép kinh doanh, Tổng Công ty CP May Nhà Bè đã tiến hành đầu tư nhân lực và tài lực cho Công ty Cổ phần May An Nhơn với tổng vốn đầu tư của dự án giai đoạn I: 47 tỷ đồng (khách hàng hỗ trợ ứng trước gần 10 tỉ đồng) Trong quá trình xây dựng, Tổng Công ty chú trọng đến việc thiết kế thông thoáng trong phân xưởng sản xuất, hệ thống camera quan sát, hệ thống báo cháy tự động,

hệ thống chống sét, hệ thống chữa cháy toàn khuôn viên và hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt trước khi cho thoát ra hệ thống cống công cộng, điều đó cũng thể hiện rõ trách nhiệm của Tổng Công ty đối với người lao động và địa phương Cho đến nay, công trình đã hoàn thiện và đi vào hoạt động hiệu quả

Đặc biệt trong năm 2010 công ty đã ký hợp đồng với khách hàng Nhật (Tamurakuma) chuyên sản xuất lễ phục cao cấp, chất lượng cao

Trong năm 2014 công ty tiếp tục hợp tác với khách hàng Nhật (Tamurakoma) đầu tư xây dựng xí nghiệp IV và đã đưa vào sử dụng vào tháng 9/2014

Từ năm 2014 đến nay ổn định và phát triển

1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty

Công ty Cổ Phần May An Nhơn là một trong những chi nhánh của Tổng Công

ty Cổ Phần May Nhà Bè trong lĩnh vực gia công hàng may mặc tại khu vực miền Trung

Theo nguồn số liệu từ phòng kế toán Công ty, tính đến ngày 31/12/2017 tổng vốn kinh doanh của công ty là: 36.465.806.678 đồng

- Tồn tại dưới hình thức tài sản:

Trang 14

- Tổng số công nhân tại thời điểm: 31/12/2017 của Công ty Cổ phần May An Nhơn là 1.550 người, trong đó lao động trực tiếp là 1342 người, lao động gián tiếp

là 208 người

- Cơ sở sản xuất: công ty hiện có 4 xí nghiệp

 Xí nghiệp I: Chuyên gia công hàng áo Vest

 Xí nghiệp II: Chuyên gia công hàng thời trang cao cấp về Quần cao cấp

 Xí nghiệp III + IV: Gia công hàng áo Vest của công ty Tamurakoma (Nhật) Căn cứ vào số liệu trên và theo quyết định 45- CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ ta có thể kết luận rằng Công ty Cổ phần May An Nhơn có quy mô vừa tại Bình Định

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN NHƠN

1.2.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp

- Tuân thủ chính sách, và chế độ Nhà nước về quản lý quá trình sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước

- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi

- Thực hiện nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước

- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh an toàn lao động, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những

Trang 15

tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như quy định có liên quan tới hoạt động của công ty

1.2.3 Quyền hạn của công ty

- Được chủ động đàm phán và ký kết những hợp đồng sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành

- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng sản xuất như quảng cáo, triển lãm sảm phẩm…

- Hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế tự động, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng…

1.2.4 Ngành nghề kinh doanh

- May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

- Buôn bán tổng hợp: Sản xuất mua bán sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, linh kiện phục vụ ngành dệt may

- Các sản phẩm chính của công ty bao gồm các sản phẩm may mặc như: áo sơ

mi, áo thun quần tây, quần kaki, veston, đầm công sở…

- Hoạt động chính là: gia công các loại quần áo như quần tây, áo vest, jacket, váy và một số sản phẩm may mặc khác để xuất khẩu qua nhiều quốc gia trên khu vực thế giới như: Mỹ, Nhật, Châu Âu…

- Xuất nhập khẩu trực tiếp các ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty

1.3 Ộ M Y TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY AN NHƠN

1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Trang 16

Hình 1 2: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty

PHÒNG KTTC

CƠ ĐIỆN

PHÒNG

HT - ĐG

(Nguồn: Phòng Tổ Chức - Hành Chính)

Trang 17

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

 Tổng giám đốc:

- Lãnh đạo quản lý chung và toàn diện công ty

- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chức cán bộ- nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật…

 Giám đốc điều hành xí nghiệp

 Chức năng:

Chịu trách nhiệm trước Ban TGĐ về mọi hoạt động sản xuất của xí nghiệp:

- Quản lý điều hành sản xuất, tổ chức phân công nhiệm vụ của toàn xí nghiệp và

- Tổ chức đào tạo và kèm cập cho công nhân mới vào, công nhân cũ nâng cao tay nghề, công nhân giỏi có năng lực lên làm quản lý, quản lý nâng cao trình độ quản lý điều hành, nhân viên nghiệp vụ nâng cao tay nghề và có thể phát triển đi lên

 Phòng tổ chức hành chính

Chức năng:

- Thực hiện công tác tiếp nhận lao động, quản lý và điều phối lao động theo nhu cầu của công tác sản xuất Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ các phòng ban, phân xưởng may,tổ trực thuộc Nghiên cứu đề bạt sắp xếp cán bộ trong công ty

- Giải quyết các chế độ chính sách và lao động tiền lương, BHXH và các vấn đề liên quan đến người lao động kịp thời và chính xác

- Hướng dẫn tuyên truyền về chế độ chính sách như BHXH, BHYT, BHTN…

Trang 18

Nhiệm vụ:

- Tổ chức công tác tuyển dụng , tiếp nhận , quản lý và điều phối lao động theo yêu sản xuất kinh doanh của công ty Lưu trữ hồ sơ nhân sự và các tài liệu hồ sơ khác liên quan đến chế độ chính sách , pháp luật của nhà nước

- Xây dựng thang bảng lương phù hợp với đặc thù ngành may theo quy định của nhà nước

- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chức các Hội Nghị, tọa đàm, văn nghệ, thể dục thể thao,… cho CBCNV công ty

- Lập kế hoạch cho CBCNV công ty khám sức khỏe định kỳ, chăm lo sức khỏe người lao động, quản lý y tế cơ sở

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp,thanh toán, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách, chế độ…

- Lập báo cáo tài chính, lưu trữ kiểm soát chứng từ

- Vào sổ theo dõi quỹ tiền mặt, kiểm tra số tồn quỹ hằng ngày, đối chiếu với kế toán thanh toán, thực hiện kiểm kê, niêm phong theo quy định

 Phòng quản trị chất lượng

 Chức năng:

- Tham mưu cho đại diện ban lãnh đạo chất lượng thực hiện quản lý chất lượng

về các lĩnh vực Hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát tình hình chất lượng toàn công ty

 Nhiệm vụ:

Trang 19

- Theo dõi đo lường các quá trình hoạt động hệ thống quản lý chất lượng toàn công ty qua việc kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, thiết bị đo, báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có) với ban lãnh đạo theo quy chế hiện hành

- Tổ chức thẩm định chất lượng sản phẩm từ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm cắt và sản phẩm sau cùng

 Phòng kế hoạch – thị trường- xuất nhập khẩu

 Chức năng:

- Khảo sát, nghiên cứu thị trường xuất- nhập khẩu,

- Thực hiện công tác nhập kho, xuất kho nguyên phụ liệu của công ty và theo dõi tình hình xuất hàng

- Phân xưởng cắt: thực hiện nhận vải và cắt vải đảm bảo chính xác về thông số

kỹ thuật quy định trên mẫu thiết kế từ bộ phận kỹ thuật

- Phân xưởng may: nhiệm vụ sản xuất trực tiếp, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật

Trang 20

- Tổ chức sắp xếp máy móc thiết bị dây chuyền theo yêu cầu của bộ phận sản xuất Cài đặt, hiệu chỉnh máy móc-thiết bị theo yêu cầu của mã hàng

- Lập kế hoạch dự trù các vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị

- Lên kế hoạch bảo dưỡng – bảo trì máy và tổ chức thực hiện theo kế hoạch

 Nhiệm vụ:

- Bộ phận cơ điện có trách nhiệm theo theo giỏi ,quản lý tòan bộ MMTB ,hệ thống điện, hơi ủi, khí nén của công ty Hướng dẫn cho công nhân vận hành hiểu rõ nguyên tắc vận hành từng loại thiết bị

- Bộ phận cơ điện có trách nhiệm kiểm tra,thực hiện công tác an toàn thiết bị,an toàn lao động,phòng chống cháy nổ trong phạm vi công ty

để cho tiến độ công việc và tiến độ xuất hàng được diến ra nhanh chóng

1.4 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

1.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất

Mô tả từng công đoạn:

- Giác mẫu sơ đồ: từ thông số cuả mẫu, cắt mẫu giấy theo thông số kỹ thuật đó

hoặc có thể thuê gia công đưa mẫu sơ đồ bên nhận gia công

- Trải vải cắt: sau khi có mẫu sơ đồ phân xưởng cắt vải theo mẫu sơ đồ rồi tiến

hành dùng máy cắt vải theo sơ đồ

- May: sau khi cắt vải xong sẽ chuyển sang xưởng may, may theo công đoạn

,thường mỗi lao động trong chuyền chỉ được may một bộ phận, khi bộ phận này hoàn thành chuyển cho bộ phận tiếp theo cho đến khi hoàn thành sản phẩm

- Xử lý hoàn thành: kiểm tra lại sản phẩm và xử lý các bộ phận để hoàn thành sản

phẩm

Trang 21

- Kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lƣợng từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm

đến thành phẩm Nếu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu thì cho đóng gói nhập kho thành phẩm và phần còn lại thì phải tái chế lại để hoàn thành

- Đóng gói: Đây là khâu cuối cùng trong quy trình gia công sản xuất, sản phẩm

Bao bì, nhãn trang trí

Trang 22

1.5 KH I QU T KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.5.1 Phân tích chỉ tiêu bảng cân đối kế toán

ảng 1 1: Chỉ tiêu bảng cân đối kế toán của công ty ở giai đoạn 2015- 2017

B TSDH 200 9.014.612.089 9.491.784.670 10.356.026.668 477.172.581 5,29 1.341.414.579 14,13 I.TSCĐ 210 7.736.268.415 8.513.440.996 9.162.057.689 777.172.581 10,05 1.425.789.274 16,75

II Tài sản dài hạn khác 220 1.278.343.674 961.063.815 1.193.968.979 (317.279.859) (24,82) (84.374.695) (8,62)

A.Nợ phải trả 300 14.267.504.417 15.962.694.679 17.490.380.250 1.695.190.262 11,88 3.222.875.834 20,19 I.Nợ ngắn hạn 310 9.604.152.401 10.414.717.015 11.306.194.603 810.564.614 8,44 1.702.042.202 16,34 II.Nợ dài hạn 330 4.663.352.016 5.547.977.664 6.184.185.648 884.625.648 18,97 1.520.833.632 27,41 B.Vốn chủ sở hữu 400 17.987.452.089 18.515.640.105 18.975.426.427 528.188.016 2,94 987.974.338 5,34 I.Vốn chủ sở hữu 410 17.987.452.089 18.515.640.105 18.975.426.427 528.188.016 2,94 987.974.338 5,34

( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần May An Nhơn năm 2015, 2016, 2017)

Trang 23

về tài sản của công ty tăng lên

- Tài sản ngắn hạn:

Máy móc thiệt bị mới để nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu qủa hơn Qua

số liệu cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty tăng qua các năm Cụ thể, năm 2016 tăng 1.746.205.697 đồng tương ứng 7,51 % Năm 2017 tiếp tục tăng thêm 2.869.435.593 đồng tương ứng 11,48 % so với năm 2016

Tiền và các khoản tương đương tiền tăng chậm, năm 2016 tăng 759.595.324 đồng tương ứng 5,79 %, sang năm 2017 có sự tăng vượt bật, tăng lên 2.324.885.554 đồng tương ứng tăng 16,77 %

Hàng tồn kho năm 2015 đạt 2.901.297.375 đồng, năm 2016 tăng lên 3.001.442.725 đồng, nhưng đến năm 2017 lại giảm mạnh, giảm tới 659.932.550 đồng tương ứng giảm 21,99%, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn và TSNH khác vẫn tăng qua các năm Cho thấy công ty đang mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh

Tài sản dài hạn vẫn tăng qua các năm nhưng tăng không đồng đều Năm 2016 tăng 477.172.581 đồng, tương ứng 5,29 % Năm 2017 tăng 1.341.414.579 đồng, tương ứng 14,13% Nguyên nhân do công ty mở rộng thêm diện tích khu nhà ăn cho CBCNV và nâng cấp thêm một số

Nguồn vốn:

- Tổng nguồn vốn tăng đều mỗi năm Năm 2016 tăng 2.223.378.278 đồng, tương ứng tăng 6,89 % so với 2015 Năm 2017 tăng 1.987.471.894 đồng, tương ứng 5,76 % so với năm 2016 Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, tỷ trọng Nợ phải trả và VCSH có sự chênh lệch lớn, phần lớn la VCSH Đây là dấu hiệu tích cực, chứng tỏ

Trang 24

nguồn vốn của công ty được bảo toàn và phát triển tương đối tốt Công ty có thể tự chủ về mặt tài chính nhưng vẫn phụ thuộc vào các khoản vay

- Nợ phải trả vẫn tăng theo các năm nhưng không đồng đều Năm 2016 tăng lên 1.695.190.262 đồng tương ứng 11,88 % Năm 2017 tăng lên tới 3.222.875.834 đồng tương ứng mức 20,19 % Đều này chứng tỏ trong những năm gần đây công ty chiếm dụng vốn của đơn vị bạn với giá trị lớn ngày càng nhiều Tình hình nguồn vốn của công ty được thể hiện rõ hơn ở hình 1.4

Hình 1 4: iến động cơ cấu theo nguồn vốn hình thành

0255075100

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Vốn CSH

Nợ phải trả

%

Trang 25

1.5.2 Phân tích bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ảng 1 2: ảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần May An Nhơn năm 2015, 2016, 2017)

Trang 26

Nhận xét:

Công ty Cổ phần May An Nhơn trước năm 2008 là một xí nghiệp với quy mô nhỏ, hoạt động tương đối hiệu quả Sau khi chuyển sang cổ phần hóa, công ty đã đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Để hiểu rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty, ta quan sát bảng số liệu sau (bảng 1.2):

Từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy:

- Doanh thu về hoạt động BH & CCDV qua các năm đều tăng Doanh thu năm

2015 đạt được 13.806.302.812 đồng, năm 2016 là 15.784.941.660 đồng, tăng 1.978.638.848 đồng tương ứng tăng 14,33% so với năm 2015 Nhưng sang năm

2017 thì doanh thu tăng lên khá cao, đạt 19,004,326,287 đồng, tăng lên 3.219.384.627 đồng tương ứng tăng lên 20,4% so với năm 2016 Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt Để đạt được như vậy là nhờ vào sự cố gắng không ngừng của toàn thể nhân viên trong công ty, nhất

là sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đã đưa công ty vượt qua những khó khăn khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần

Ngoài ra công ty công ty luôn chủ động tìm kiếm thị trường mới cũng như luôn nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước

Giá vốn hàng bán: Luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu thuần của năm Khi xét về hiệu quả kinh doanh, thì công ty đã thực hiện tốt công tác quản

lý chi phí khi chi phí giá vốn hàng bán giảm xuống Bên cạnh đó, chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán vẫn tăng qua mỗi năm Năm 2016 tăng lên 258.948.294 đồng tương ứng tăng lên3,63% so với năm 2015 Nhưng đến năm 2017 có sự tăng vượt bậc lên đến 525.742.543 đồng tương ứng 7,12 % Đều này cho thấy trong năm công

ty chưa thực hiện tốt hiệu quả chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán Chính vì thế công ty cần phải kiểm soát chi phí liên quan đến giá vốn chặt chẽ hơn nữa như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Ta thấy năm 2016 so với năm 2015 thì chi phí bán hàng tăng lên 18.325.790 đồng tương ứng tăng lên 1,43%,và chi phí quản lý tăng lên 279.363.436 tương ứng 13,12 % Năm 2017,chi phí bán hàng tăng nhanh tới 115.368.543 đồng với mức tăng 8,86 %, chi phí quản lý

Trang 27

cũng có sự gia tăng nhưng tăng nhẹ ở mức 136.895.438 đồng tương ứng 5,68 % Chứng tỏ công ty chưa kiểm soát tốt về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí tài chính: Có sự biến động tăng lên tương đối, năm 2016 tăng lên 30.462.742 đồng so với năm 2015, năm 2017 lại tăng lên 37.221.574 đồng so với năm 2016 Nguồn chi phí này được hình thành từ nguồn lãi vay và lãi chênh lệch do

tỷ giá thực hiện Bên cạnh đó công ty hiện đang mở rộng quy mô sản xuất nên cần phải có nguồn vốn lớn công ty phải đi vay mới có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty, do đó chi phí tài chính tăng lên Vì vậy công ty cầm kiểm soát việc vay vốn và lỗ do chênh lệch tỷ giá để giảm chi phí tài chính

- Chi phí khác của công ty bao gồm những chi phí sau: Chi phí nhượng bán tài sản cố định, và một số chi phí khác bằng biền Tuy nhiên chiếm tỷ trọng không đáng kể vì đang có xu hướng giảm qua các năm

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lợi nhuận gộp trừ các khoản chi phí Trong giai đoạn 2015 – 2017 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều gia tăng nhanh chóng Năm 2015 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuât kinh doanh tăng 1.513.084.953 đồng tương ứng 38,46 % sao với năm 2015 Năm 2017 tăng lên 2.233.733.997 đồng tương ứng với mức 41,06 % so với năm 2016 Nguyên nhân là do lượng sản lượng hàng gia công của công ty liên tục tăng cao dẫn đến doanh thu lớn làm cho lợi nhuận thuần liên tục tăng trong những năm gần đây

- Cũng tương tự như hai khoảng lợi nhuận trên thì lợi nhuận khác của công ty cũng phụ thuộc vào thu nhập khác và chi phí khác Trong khi hai khoản này là những khoản phát sinh bất thường vì vậy lợi nhuận cũng mang tính chất bất thường khócó thể dự đoán được Năm 2016 thu nhập giảm 27.755.931 đồng tương ứng 23,02% trong khi chi phí tăng lên 100.334.843 đồng làm cho lợi nhuận giảm 15,34

% so với năm 2015 Nhưng đến năm 2017 thu nhập tăng 7.256.242 đồng tương ứng tăng 7,82 %, chi phí tăng 49.525 257 đồng tương ứng 9,93 % nên đã làm cho lợi nhuận khác của công ty giảm so với năm 2016

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty luôn tăng trưởng qua hằng năm, năm sau cao hơn năm trước Như năm 2015 tổng lợi nhuận trước thuế là 3.454.227.744 đồng nhưng qua năm 2016 thì đã tăng lên 5.040.891.609 đồng có nghĩa là tăng lên 1.586.633.865 đồng với mức tăng 45,93% Đến năm 2017 tăng thêm 2.191.464.982 đồng tương ứng 43,51% so với năm 2016

Trang 28

1.5.3 Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Trang 29

ảng 1 3: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cảu công ty giai đoạn 2015- 2017

( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần May An Nhơn năm 2015, 2016, 2017)

Chênh lệch 2016/2015

Chênh lệch 2017/2016

1 Doanh thu thuần Đồng 13.806.302.812 15.784.941.660 19.004.326.287 1.978.638.848 14,33 3.219.384.627 20,40

2 Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.763.382.195 4.032.713.287 5.785.885.273 1.269.331.092 45,93 1.753.171.986 43,47

Trang 30

Nhận xét:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROA):

ROS là khả năng phản ánh sinh lời của 100 đồng doanh thu tạo ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ số này càng lớn càng tốt Từ năm 2015 đến năm 2016 chỉ số này đều tăng qua các năm, năm 2015 chỉ số ROS của công ty là 20,02 %, năm 2016 tăng lên 25,55% và năm 2017 tiếp tục tăng lên đến 30,45% Như vậy qua 3 năm thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng tăng cao, điều đó chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2015 thấp nên tạo ra lợi nhuận thấp Vì vậy trong những năm tới để giúp cải thiện chỉ tiêu này lên công

ty cần có những giải pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE phản ánh 100 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Cụ thể , vào năm 2015 ROE của công ty chỉ đạt 15,36% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì tạo ra 15,36 đồng lợi nhuận sau thuế Sang năm 2016 đạt 21,78% tăng thêm 21,78% so với năm 2015 Nhưng đến năm 2017 cũng tăng lên khá mạnh đạt 30,49% Nhìn chung tỷ số ROE của công ty đạt khá cao nguyên nhân là do, vốn chủ sở hữu của công ty tăng chậm qua các năm và đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn trong vốn chủ sở hữu thì vốn chủ đầu tư vẫn giữ nguyên ở mức 15 tỷ đồng,

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

ROA là phản ánh khả năng sinh lời của 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Trong năm 2015 là 8,57 % tức là 100 đồng vốn bỏ ra trong quá trình kinh doanh sẽ thu được 8,57 đồng lợi nhuận sau thuế Đến năm 2016 tăng lên 11,7% so với 2015 Sang năm 2017 tăng 15,87% (tăng thêm 4,17% so với năm 2016) Khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản này tăng lên đáng kể, cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty này có hiệu quả

Trang 31

1.5.4 Nộp ngân sách

ảng 1 4: Các khoản nộp ngân sách nhà nước của công ty

(Đơn vị tính: đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2015, 2016, 2017)

Nhận xét: Công ty Cổ phần May An Nhơn đã thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của

mình đối với Nhà nước, đó là thuế TNDN Tổng thuế mà công ty đã nộp năm 2015 là 690.845.549 đồng, năm 2016 là 1.008.178.322 đồng, năm 2017 là 1.446.471.318 đồng

Thuế TNDN 690.845.549 1.008.178.322 1.446.471.318

Trang 32

PHẦN 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

MAY AN NHƠN 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC

đó thị trường xuất khẩu ngày càng tăng, từ năm 2015 tổng giá trị đạt được là 7.564.239 USD và đến năm 2016 tăng thêm 1.326.507 USD tương ứng tăng 17,54

Trang 33

% Tuy tốc độ tăng chậm hơn việc tiêu thụ trong nước nhưng nó là nguồn thu nhập chính của công ty Và việc tăng này do kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam tăng lên và thị trường tiêu thụ chủ yếu Nhật Bản và Châu Âu

Năm 2017, giá trị tiêu thụ cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa đều tăng Thị trường nội địa đạt giá trị 1.568.864USD tăng thêm 312.222 USD tương ứng 24,85% so với năm 2016 Thị trường xuất khẩu tăng thêm1.462.133 USD ứng với 16,45% so với năm 2016 Tuy nhiên xét về giá trị thì cả trong và ngoài nước đều tăng, nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với năm 2016 Điều này cho thấy công

ty đã và đang rất quan tâm đến việc tìm kiếm các khách hàng mới trong và ngoài nước Tạo thêm được nhiều mối quan hệ, mở rộng thêm thị trường

2.1.1.2 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

ảng 2 2: Tình hình kinh doanh của công ty theo cơ cấu mặt hàng

và đến năm 2017 tổng sản lượng tăng lên 2.417.472 sản phẩm Nguyên nhân do công ty đang mở rộng thị trường nên sản lượng gia tăng nhanh chóng, bên cạnh dó công ty đã đầu tư nhiều vào mua sắm máy móc thiết bị mới và hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả và đạt năng suất cao Điều này chứng tỏ công ty không ngừng vương lên

và tự khẳng định mình, các phòng ban lãnh đạo, CBCNV trong công ty thể hiện this năng động sáng tạo và nhạy bén trong môi trường kinh doanh và mang lại kết quả cao cho công ty

Trang 34

- Là kiểu áo khoác ngoài 2 lớp cổ 2 ve

- Thân trước có 2 túi bố (2 viền thiên) ở túi trước và túi cơi, vạt tròn

- Thân sau nhỏ đường may sống lưng, có xẻ sau

- Màu sắc: Đa dạng, phong phú, phối màu tinh tế, đẹp mắt

- Size: Đủ size (S, M, L, XL)

Công dụng: Veston đã trở thành một loại trang phục không thể thiếu trong môi trường công sở Sự sang trọng, tính lịch lãm phù hợp với các buổi ngoại giao với khách hàng, những buổi thuyết trình hay những cuộc họp và cả những cuộc đi chơi tham dự tiệc đều có thể khoác trên mình trang phục này một cách tự tin nhất Chiếc

áo vest giúp thêm phần tự tin trong giao tiếp cũng như gây ấn tượng đẹp với đối tác của mình Sự xuất hiện của chiếc áo vest làm tôn vinh thêm sự long trọng của buổi

dạ tiệc cũng như đẳng cấp của người sử dụng nó

Trang 35

- Áo sơ mi:

Hình 2 2: o sơ mi nam dài tay

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Đặc điểm:

- Là kiểu áo sơ mi nam dài tay, có một túi hay hai túi tùy theo sở thích, cổ đứng phần bẻ gập và phần chân cổ cắt rời Áo có thể mặc rộng hoặc ôm phụ thuộc vào sở thích của mỗi người

- Thân sau có cầu vai, xếp ly thân sau

- Tay măng sét tròn, thép tay chữ I

- Màu sắc: đa dạng và phong phú

- Size: Có size S, M, L, XL

 Chất lượng, kiểu dáng, bao bì sản phẩm

Việc bảo vệ sản phẩm bên trong thì việc bao bì cần tạo ra sự gọn gàng, dễ

sử dụng… Sản phẩm của công ty đa dạng với nhiều mẫu mã khác nhau như áo Vest (nam, nữ), quần tây âu, quần short, áo sơ mi ngắn tay (dài tay), váy công sở, đầm thời trang Vì vậy công ty thực hiện chiến lược đẩy mạnh sản phẩm trên Công ty thưc hiện chiến lượng dùng các mặt hàng chất lượng cao về chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu tối đa của khách hàng để thu hút thêm lượng khách hàng mới như Thái Lan, Đài Loan, Jakarta…

Bên cạnh đó hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty phụ thuộc vào rất nhiều nguồn nguyên liệu mua từ trong và ngoài nước nên rấy khó để có thể chủ động được các hoạt động phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường mới

Trang 36

Đối với thị trường xuất khẩu, công ty Cổ phần May An Nhơn vẫn tiếp tục cung cấp các mặt hàng truyền thống như quần áo các loại Bên cạnh đó công ty còn chú trọng đến việc cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường như chất liệu, thiết kế hợp thời trang

2.1.2.2 Chính sách giá

 Mục tiêu định giá:

- Theo đuổi mục tiêu phát triển kinh doanh

- Đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

- Đạt được thị phần mục tiêu

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh

 Phương pháp định giá

Để xác định mức giá cơ bản của sản phẩm, Công ty đã áp dụng 3 phương pháp

định giá theo chi phí, theo thị trường và theo đối thủ cạnh tranh một cách linh hoạt

Để lập kế hoạch tính giá thành cho một đơn vị sản phẩm thì bộ phận kế hoạch vật tư phải tiến hành phân tích và tập hợp các chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm

CPNVL = Định mức

nguyên vật liệu ×

Giá mua nguyên vật liệu

Giá mua nguyên vật liệu = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)

2

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các yếu tố chi phí liên quan đến việc sản

xuất trong phân xưởng như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài khác

Giá thành

phân xưởng =

Giá trị sản phẩm dở dang +

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ -

Trang 37

Thực tế, công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp hạch toán tổng hợp thành phẩm Để dễ dàng nhận biết giá thành sản phẩm theo từng khoản chi phí khác nhau, công ty phân chia giá thành thực tế thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ

Giá thành sản xuất: Theo phương pháp hạch toán thành phẩm, giá thành sản xuất được tập hợp từ 3 loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Giá thành sản xuất = CP NVL + CP NCTT + CP SXC

Giá thành tiêu thụ sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được tính theo công thức:

Giá thành tiêu thụ = Giá thành sản xuất + CP H +CP QLDN

Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp định giá dựa vào sự kết hợp chi phí sản xuất để sản xuất sản phẩm, nhu cầu thị trường và thương lượng với khách hàng, đồng thời mong muốn một lợi nhuận nhất định

Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận tạm tính * (1 + Hệ số trượt giá)

Trong đó:

- Hàng xuất khẩu được miễn thuế VAT

- Lợi nhuận tạm tính: Lợi nhuận mong muốn theo kế hoạch

- Hệ số trượt giá thường là 0,5 Hệ số trượt giá nhằm bù đắp những rủi ro có thể xảy ra như: Lạm phát, bảo hiểm hàng hóa trên đường đi…

Còn khi định giá cho các sản phẩm xuất khẩu thì việc định giá trở nên phức tạp hơn, và có giá trị cao hơn nhiều so cới các sản phẩm nội địa Giá xuất khẩu thường được định giá cao hơn 20% – 25% so với giá nội địa

 p dụng chính sách giá

- Căn cứ vào tình hình thị trường và tình hình sản xuất cộng với việc thỏa mãn các mục tiêu lợi nhuận mà công ty đề ra để hình thành mức giá cho từng loại sản phẩm từng nhóm khách hàng

- Đối với những loại sản phẩm có chất lượng kém, tồn kho hoặc đã giao cho khách hàng nhưng kém chất lượng không đạt yêu cầu thì giá bán sẽ giảm không vượt quá 10 – 15% so với giá ban đầu

- Đối với từng nhóm khách hàng thì mức giá sẽ dao động từ 10-15% so với mức giá niêm yết Áp dụng từng mức giá ưu đãi cho khách hàng tiềm năng, khách hàng thường xuyên và khách hàng mua với số lượng lớn

Trang 38

ảng 2 3: Giá gia công của một số sản phẩm

và Mỹ Đây là nơi tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng, vì nó chiếm sản lượng lớn của công ty

- Kênh gián tiếp: Công ty Cổ phần May An Nhơn thông qua các trung gian phân phối trong nước để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước Đây là thị trường chiếm tỷ trọng cũng tương đối của công ty và công ty có những chính sách thị trường nhằm mục đích mở rộng thì trường trong nước Cụ thể như sản phẩm của công ty được bán gián tiếp đến các nhà sử dụng công nghiệp Nhật Bản thông qua công ty đại diện Tamurakoma (Nhật Bản)

- Các kênh trung gian phân phối bao gồm: Các công ty thương mại, các nhà bán buôn, bán lẽ… kênh tiêu thụ này dùng để phân phối các sản phẩm đến với người tiêu dùng

- Hơn 70% sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, trong đó qua thị trường Nhật Bản và Mỹ là chính

- Bên cạnh đó công ty còn có những chính sách thị trường nhằm mục đích

mở rộng thị trường trong nước

Trang 39

- Ưu điểm: có thể làm đơn giản hóa quan hệ giao dịch trong kinh doanh, công

ty có thể dễ dàng mở rộng thị trường rộng khắp

- Nhược điểm: Do qua nhiều khâu trung gian nên việc nắm bắt thị trường sẽ chậm, đôi khi bị chênh lệch

 Sơ đồ kênh phân phối

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Thị Trường- Xuất Nhập Khẩu)

Hình 2 3: Sơ đồ kênh phân phối trong nước

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Thị Trường- Xuất Nhập )

Hình 2 4: Sơ đồ kênh phân phối nước ngoài ảng 2 4: Sản lượng tiêu thụ ở các kênh phân phối giai đoạn 2015 – 2017

(Đơn vị tính: sản phẩm)

Trong

nước

Tây Sơn 132.674 7,81 168.595 8,57 239.398 9,90 Scavi Huế 175.882 10,36 135.743 6,90 311.747 12,90 Nhà Bè 278.533 16,40 278.615 14,16 397.621 16,45 Nước

ngoài

Nhật Bản 364.853 21,48 408.635 20,77 465.844 19,27

Mỹ 447.774 26,37 591.507 30,06 571.717 23,65 Châu Âu 298.516 17,58 384.338 19,53 431.145 17,83

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Cổ phần May An Nhơn năm 2015, 2016, 2017)

Qua bảng trên sau khi phân tích ta thấy Mỹ là thị trường lớn nhất của công ty, hằng năm thị trường này chiếm gần một phần tư sản lượng gia công của công ty Thị trường lớn và đứng thứ 2 của công ty là thị trường Nhật, cũng như thị trường

Công ty CP

May An Nhơn

Các trung gian phân phối

Người tiêu dùng

Công ty Cổ phần May An Nhơn

Thị trường Nhật

Thị trường Châu Âu

Trang 40

Châu Âu thì Nhật là thị trường có sản lượng gia công rất lớn và luôn ổn định qua các năm Trong những năm gần đây công ty đang thâm nhập sâu vào thị trường Nhật và thị trường Châu Âu, đây là thị trường có tiềm năng lớn nhất và sẽ là thị trường chủ đạo sau này

Cụ thể thị trường nước ngoài chiếm khoản 70% tổng sản lượng cảu công ty Tuy nhiên, sản lượng gia công của công ty vẫn tăng qua các năm, năm 2015 sản lượng gia công ở nước ngoài là 1.108.188 sản phẩm và đến năm 2017 là 1.468.706 sản phẩm

Thị trường trong nước cũng chiếm tỷ trọng tương đối chiếm khoản gần 30% tổng sản lượng gia công của công ty, năm 2015 sản lượng gia công trong nước là 590.004 sản phẩm, năm 2016 là 582.953 sản phẩm có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, và đến năm là 948.766 sản phẩm, có sự gia tăng mạnh so với năm 2016 Nguyên nhân là do công ty đang mở rộng quy mô đầu tư trong những năm gần đây

và có xu hướng chiếm thị phần lớn trong nước

2.1.2.4 Chính sách xúc tiến

Chính sách xúc tiến bán ở đây là các chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh hơn Tuy nhiên các chính sách của công ty chưa mang lại hiệu quả Công tác truyền thông kém chủ yếu dựa vào mối quan hệ lâu năm và uy tín của công ty Chi phí tuyền thông không đáng kể Ít áp dụng hình thức khuyến mãi Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến để thúc đẩy tiến trình tiêu thụ sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn

Bên cạnh đó công ty chủ yếu dựa vào các hoạt động tìm kiếm hợp đồng là chính thông qua:

- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam:

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, đại diện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các hiệp hội kinh doanh

ở Việt Nam nhằm mục đích và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Hoạt động bao gồm: chắp cánh và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường, hội thảo và các hoạt động khác

Công ty Cổ phần May An Nhơn thông qua phòng thương mại và công nghệ Việt Nam giới thiệu cho bạn hàng khách nước ngoài, giúp và nắm bắt các mối giao dịch để họ xem xét và ký kết các hợp đồng

Ngày đăng: 18/09/2018, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Hà Thanh Việt,(2014). Bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp tập 1. Khoa TC-NH & QTKD, trường Đại học Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp tập 1
Tác giả: PGS.TS. Hà Thanh Việt
Năm: 2014
2. Tập thể giảng viên Khoa TC-NH & QTKD, (2014).Bài giảng Quản trị doanh nghiệp. Khoa TC-NH & QTKD, trường Đại học Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Tập thể giảng viên Khoa TC-NH & QTKD
Năm: 2014
3. Th.S Lê Dzu Nhật, (2014). Quản trị marketing. Khoa TC-NH & QTKD, trường Đại học Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Th.S Lê Dzu Nhật
Năm: 2014
4. Th.S Nguyễn Thị Kim Ánh, (2013). Bài giảng Quản trị nhân lực. Khoa TC-NH & QTKD, trường Đại học Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Quản trị nhân lực
Tác giả: Th.S Nguyễn Thị Kim Ánh
Năm: 2013
5. Ths. Ngô Kim Phƣợng, TS. Lê Thị Thanh Hà, ThS. Lê Mạnh Hƣng, ThS. Lê Hoàng Vinh, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w