1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO CON ĐƯỜNG của múa dân GIAN đến SÁNG tạo múa CHUYÊN NGHIỆP

120 604 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Từ trước đến nay, giới nghiên cứu đã đưa nhiều định nghĩa về nghệ thuật múa. Mỗi định nghĩa, dù theo những quan điểm khác nhau, những góc nhìn khác nhau, nhưng đều đặt ra vấn đề xác định đặc điểm, đặc trưng của nghệ thuật múa. Trước khi trình bày quan niệm về tác phẩm múa chuyên nghiệp, chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu một số định nghĩa về nghệ thuật múa. Bởi vì định nghĩa về nghệ thuật múa sẽ xác định những tiêu chí cơ bản trong việc xây dựng khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp.

Trang 1

CON ĐƯỜNG MÚA DÂN GIAN ĐẾN SÁNG TẠO MÚA CHUYÊN NGHIỆP

Chương 1

Tổng quan về múa dân gian

và múa chuyên nghiệp

I Khái luận về múa dân gian

1 Khái niệm múa

Từ trước đến nay, giới nghiên cứu đã đưa nhiều định nghĩa về nghệ thuật múa Mỗi định nghĩa, dù theonhững quan điểm khác nhau, những góc nhìn khác nhau, nhưng đều đặt ra vấn đề xác định đặc điểm, đặc

trưng của nghệ thuật múa Trước khi trình bày quan niệm về tác phẩm múa chuyên nghiệp, chúng tôi thấy cần phải tìm hiểu một số định nghĩa về nghệ thuật múa Bởi vì định nghĩa về nghệ thuật múa sẽ xác định những tiêu chí cơ bản trong việc xây dựng khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp.

Bách khoa toàn thư của Liên Xô (cũ) có nêu một định nghĩa về múa như sau:

"Múa là một bộ môn nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình thức đặc biệt của nó Cơ sở của múa làđiệu bộ, động tác có quan hệ đến quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn tượng có được từthế giới xung quanh, những động tác được cách điệu hóa nghệ thuật"

Bách khoa toàn thư của Mỹ (xuất bản vào đầu thế kỷ XX) định nghĩa về múa như sau: "Múa - đó là

những động tác có tiết tấu của cơ thể hoặc một phần cơ thể, cái đó được thực hiện với mục đích để phản ánhnhững cảm xúc tôn giáo, như một phương tiện để truyền đạt những tư tưởng của xã hội này hay xã hộikhác"

Trên đây là những định nghĩa múa ở hai cuốn từ điển của hai quốc gia có nền nghệ thuật múa phát triểnmạnh Qua hai định nghĩa trên, có thể xác định được những thuộc tính của múa nói chung như sau:

+ Múa là điệu bộ, động tác, cử chỉ đặc biệt của con người được cách điệu hóa nghệ thuật

+ Múa là một cách, một phương thức thể hiện cảm xúc, mối quan hệ của con người đối với thế giới xungquanh

+ Múa là những động tác chuyển động trên nền tiết tấu của âm nhạc

ở Việt Nam, đội ngũ những người làm công tác lý luận về chuyên ngành múa với số lượng còn rất hạnchế Do đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật này rất ít, có thể "đếm trên đầu ngón tay".Tuy nhiên chúng tôi đã tham khảo, đối chiếu khi phân tích để làm rõ hơn nội hàm khái niệm múa

Định nghĩa thế nào là múa, GS Lâm Tô Lộc và PGS Lê Ngọc Canh đã quan tâm, về cơ bản, GS Lâm TôLộc tiếp thu gần như nguyên vẹn các tác giả Liên Xô Còn PGS Lê Ngọc Canh viết như sau:

Trang 2

"Múa, một bộ môn nghệ thuật, phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người, qua hình thức đặc biệtcủa nó là những động tác, hình dáng, điệu bộ đủ các kiểu, luôn chuyển động trên các tuyến, đội hình và tiếttấu, giai điệu của âm nhạc, chuyển động trong không gian và thời gian Những động tác, điệu bộ, hình dángmúa có được là bắt nguồn từ lao động có sáng tạo, từ sinh hoạt văn hóa (văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần),chiến đấu của con người Nghệ thuật múa còn chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường thiên nhiên, kinh tế,văn hóa xã hội và các luật tục của cộng đồng Trải qua thực tiễn lao động, có sáng tạo và tiến trình lịch sử

mà ngày một hoàn thiện loại hình nghệ thuật múa"

Trong quan điểm của PGS Lê Ngọc Canh có bổ sung thêm một ý quan trọng đó là múa "chuyển độngtrong đội hình, tiết tấu, giai điệu âm nhạc, trong không gian và thời gian" Vấn đề này cho thấy điều kiện tồntại của múa đã đáp ứng được hai yếu tố "nghe và nhìn"

Những tiêu chí mà các tác giả Lâm Tô Lộc và Lê Ngọc Canh đưa ra có phần tương đồng, thống nhất với

các định nghĩa trong các cuốn Bách khoa toàn thư của Mỹ và Liên Xô (cũ) Sự gặp nhau ấy được thể hiện

trong các tiêu chí cơ bản, đó là: điệu bộ, cử chỉ, hình dáng của con người được cách điệu hóa nghệ thuật ởđây "cách điệu hóa nghệ thuật" là phản ánh sự sáng tạo của con người theo quy luật thẩm mỹ Đó là mộttrong các yếu tố thể hiện tính đặc biệt của múa Quy luật thẩm mỹ, tìm ra cái đẹp, luôn sáng tạo ra cái đẹpphù hợp với con người, với cộng đồng, tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn cộng đồng thúc đẩy sự phát triển Mộttiêu chí cơ bản nữa mà các tác giả đều xác định đó là: "Múa thể hiện cảm xúc, mối quan hệ của con ngườiđối với thế giới xung quanh" Từ nhận thức thô sơ của thời kỳ nguyên thủy, con người đã rất "hồn nhiên" khithể hiện múa Đó chỉ là những điệu bộ, động tác đơn giản nhằm mô phỏng lại những động tác trong lao

động, trong sinh hoạt hằng ngày Trong chuyên luận Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, tác giả Đinh Gia

Khánh viết:

"Sau khi đi săn về, buổi tối xung quanh đống lửa (cần thiết cho dân vùng băng giá) người ta biểu diễn lạicuộc đi săn ban ngày Những người đi săn và gia đình của họ, có khi toàn thể bộ lạc quây quần xung quanhmột thứ sân khấu tự nhiên và bị thu hút vào cảnh biểu diễn mà họ không cần phân biệt lắm với cuộc sốnghàng ngày Một người cầm dây cung, múa nhảy với các động tác của người đi săn, múa cung và ngắm bắn.Một người hóa trang đội lốt chim, làm các động tác của con chim đang bay liệng Người đi săn bắn trúngcon chim và con chim lảo đảo ngã xuống Người đi săn chạy đến đỡ con chim và làm điệu bộ thương xót.Nhưng bỗng bộ lốt chim tuột ra và một cô gái đẹp xuất hiện Chàng trai đi săn đỡ lấy cô gái và hai ngườicùng múa hát"

Qua ví dụ trên, chúng ta có thể hình dung rõ nét con người đã nhận thức, cảm nhận và tái tạo cuộc sốngsinh hoạt hằng ngày bằng những điệu bộ, cử chỉ, nhằm thể hiện cảm xúc của mình trong mối quan hệ đối vớithế giới xung quanh Trong tiến trình phát triển nghệ thuật múa, nếu so sánh các hình ảnh được coi là nguồncội cho sự ra đời của nghệ thuật múa với một tác phẩm kịch múa hiện đại ngày nay, chúng ta sẽ thấy giữachúng là một khoảng cách rất xa Nhưng dù khoảng cách đó có lớn đến đâu chăng nữa, thì từ hình thức đơngiản xa xưa, cho đến tác phẩm múa hiện đại ngày nay, đều phản ánh được những thuộc tính cơ bản của nghệthuật múa Khi làm rõ khái niệm "Thế nào là tác phẩm múa chuyên nghiệp" cũng cần phải xây dựng nhữngtiêu chí cơ bản để làm cơ sở xem xét, thẩm định, đánh giá Như trên đã phân tích, một trong những thuộctính cơ bản của múa đó là động tác mang tính tiết tấu Khi nói đến "tiết tấu" có nghĩa là nói đến vai trò âmnhạc trong múa Và nói đến âm nhạc, cho dù ở trạng thái thô sơ nhất là nhịp gõ để tạo ra nhịp, tiết tấu làmnền cho múa thì từ thời nguyên thủy con người đã biết sử dụng phương tiện này để nhảy múa Tiếng vỗ tay,tiếng giậm chân, tiếng hú, hét, hoặc dùng những thanh tre, thanh gỗ gõ vào nhau tạo ra âm thanh, tiếng động

để giữ nhịp nhảy múa Cường độ to, nhỏ, tiết tấu nhanh chậm phụ thuộc vào cảm hứng của con người Âmnhạc chi phối rất mạnh đến động tác của múa Như vậy, khi nói đến khái niệm múa thì đồng thời có thể hiểutrong đó đã bao hàm cả âm nhạc Có thể nói âm nhạc là linh hồn của múa Biên đạo người Pháp Jean -

Trang 3

kỷ XVIII) cho đến nay vẫn được coi là ông tổ của nghệ thuật múa hiện đại, là người đã tạo dựng thành côngmột thể loại ba lê hành động Nói đến mối quan hệ giữa âm nhạc và múa, ông khẳng định: "Khi âm nhạc vàmúa cùng phối hợp với nhau, những hiệu quả mà hai loại hình nghệ thuật này tạo ra trở thành siêu việt vàsức quyến rũ thần bí của chúng chinh phục được cả trái tim và trí tuệ" Trong nền nghệ thuật múa đương đạingày nay, những nhà sáng tác múa và soạn nhạc đã luôn luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo ra những tác phẩm

âm nhạc mang bố cục và thủ pháp hiện đại Từ những tiếng gõ đơn giản của người nguyên thủy xa xưa, chođến cả một dàn nhạc giao hưởng ngày nay khi làm "nền" cho múa là một quá trình phát triển rất lớn Tất cảđều hiểu rằng vai trò của âm nhạc cực kỳ quan trọng đối với múa như thế nào Có người còn ví, múa là nghệthuật nghe nhạc bằng mắt Điều đó chứng tỏ rằng âm nhạc không thể thiếu được trong múa Đây là mối quan

hệ hết sức chặt chẽ, hữu cơ Qua một số phân tích trên, vai trò của âm nhạc (từ tiết tấu, nhịp gõ đơn giản chođến nhạc giao hưởng) là một tiêu chí quan trọng không thể thiếu được khi định nghĩa về nghệ thuật múa

2 Khái niệm múa dân gian

Là một hình thái trong múa dân tộc, múa dân gian (folk dance) là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ, đượctồn tại, lưu giữ và phát triển trong dân chúng Trải qua thời gian, múa dân gian luôn được điều chỉnh, bổsung để phù hợp với đời sống thẩm mỹ của nhân dân, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một hoặc nhiềucộng đồng Tác giả của múa dân gian chính là người dân Họ vừa là người sáng tạo, vừa là người thưởngthức

Múa dân gian được nảy sinh trong quá trình lao động, trong sinh hoạt, phong tục, tập quán, lễ hội, v.v Một nhà nghiên cứu đã viết:

"Nhảy múa dân gian thường tổ hợp các động tác bắt chước mô phỏng Nó thường hay sao chép lại cácchuyển động của loại vật hoặc các hoạt động của lao động bắt chước Các vũ điệu của nông dân thường sửdụng các động tác gieo hạt, gặt lúa và dỡ cỏ khô; trong khi đó, người thủy thủ thì giữ dây neo, còn người dân

thì tung kéo lưới Có một điệu múa Đan Mạch lại sử dụng các động tác của người phụ nữ giặt quần áo"

Dân tộc Việt có điệu múa bắn cung Đây là động tác được cách điệu từ thực tế Nếu quan sát trong quátrình chuyển động, chúng ta sẽ thấy tính chất của động tác rất mềm mại, khác hẳn so với thực tế Nhưngngười xem vẫn nhận rõ từng cung đoạn của việc bắn cung, từ đặt mũi tên vào dây cung, giương cung lên vàngắm bắn, đồng thời, còn cảm nhận được rất rõ mũi tên như vừa được bật ra khỏi dây Nếu so sánh động tácbắn cung của Trung Quốc với động tác bắn cung của dân tộc Việt, chúng ta sẽ nhận thấy sắc thái múa của haidân tộc khác nhau hoàn toàn Mặc dù đều mô phỏng động tác bắn cung trong đời thực, nhưng nếu động tácmúa của dân tộc Việt mềm mại bao nhiêu thì động tác của người Trung Quốc lại mạnh mẽ, dứt khoát bấynhiêu, thậm chí trông như sắp sửa bắn nhau thật Đó chính là bản sắc, là dấu ấn riêng của mỗi dân tộc Quanghiên cứu một số điệu múa dân gian, về các phương diện nội dung, luật động, sắc thái có thể phác họađược tính cách của cộng đồng, dân tộc Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình.Người Việt có múa rồng, múa trống, múa sư tử, múa mõ, múa chèo Người Tày có múa quạt trong hát then,

người Dao có múa chuông, múa bắt ba ba Người Ba Na có xoang với nhiều loại Người Chăm có múa quạt, múa nhảy lửa Người Khơ Me có múa lăm thôn, múa trống xayăm, múa đám cưới, múa trong sân khấu dù kê và rôbăm GS Lâm Tô Lộc đã viết như sau: "Có những điệu múa dân gian còn lại cho đến nay chỉ ở một vùng như múa xoan (Vĩnh Phú)1 Nhưng cũng có khi được phổ biến ở nhiều nơi như múa sênhtiền Quá trình địa phương hóa tạo ra những dị bản" Qua nghiên cứu, chúng tôi đồng ý với nhận xét này Có

thể lấy ví dụ sau: ở Lào có lăm vông là điệu múa phổ biến rộng rãi trong nhân dân, còn được gọi là quốc vũ.

Nó có sức lôi cuốn mọi người và trở thành nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong đời sống văn hóa

1 Hiện nay nơi có múa xoan thuộc tỉnh Phú Thọ.

Trang 4

tinh thần của dân tộc Lào Vậy, tại sao điệu múa này lại có sức hấp dẫn và phổ cập rộng rãi đến như vậy;trong khi đó, có những điệu múa chỉ khuôn định lưu truyền trong một địa phương nhỏ bé? Nhiều năm qua,

Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam mong muốn và đã từng thể nghiệm, phát động phongtrào sáng tác loại múa này, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa thể có được một điệu múa nào kiểu như múa

lăm vông Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu nguyên nhân sức sống của các điệu múa dân gian là rất cần thiết, để

từ đó, có thể góp phần định hướng cho phương pháp sáng tác thể loại múa quần chúng này Chúng ta biếtrằng, múa dân gian là sáng tác của tập thể, của dân chúng Việc sáng tạo diễn ra theo phương thức: đầu tiên

có người khởi thảo, sau đó, những người khác, qua nhiều thế hệ kế tục bổ sung thêm, sáng tạo thêm, để hoàn

chỉnh Ví dụ như ở điệu múa lăm vông của dân tộc Lào, chắc chắn giới nghiên cứu sẽ không thể tìm ra được

tác giả (biên đạo) là ai? Nhưng một điều có thể khẳng định được, đó là sức hấp dẫn của chính động tác múa

Thậm chí, điệu múa lăm vông đã vượt ra khỏi biên giới Lào đến với một số quốc gia lân cận Ví dụ như ở

Việt Nam chẳng hạn, chúng tôi đã từng chứng kiến một số cơ quan, đơn vị, khi liên hoan, tổng kết, người ta

đã cùng nhau nhảy múa lăm vông

3 Đặc điểm, tính chất của múa dân gian

a) Đặc điểm của múa dân gian

Việt Nam có 54 dân tộc Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian của riêng mình Các dân tộc ViệtNam đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng nghệ thuật múa quý giá Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thểnói di sản múa dân gian là cơ sở tiêu biểu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người Trong xã hội hiện đại,khoa học kỹ thuật phát triển, vai trò của di sản múa dân gian đối với sự phát triển của ngành múa chuyênnghiệp Việt Nam lại càng quan trọng Muốn đổi mới, cách tân thì cần phải nghiên cứu, xác định và hiểuđâu là giá trị đích thực cần phải kế thừa Nói cách khác, cần phải tìm ra hằng số giá trị của múa dân gian.Quan sát, nghiên cứu các điệu múa dân gian, chúng ta có thể nhận biết được thái độ, ý thức, thẩm mỹtrong lao động của người xưa Những hình ảnh trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong các mối quan

hệ xã hội, trong phong tục tập quán, đời sống tâm linh được thể hiện trong múa dân gian có vị trí và ýnghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa của các tộc người Múa dân gian biểu hiện tri thức văn hóa củaquần chúng nhân dân, biểu hiện bản chất múa của văn hóa dân tộc Múa dân gian phản ánh sức sáng tạo, tàinăng của nhân dân

Múa dân gian còn có tác dụng thiết thực đối với đời sống và trong việc thể hiện tình cảm của con người.Điều ấy được thể hiện qua các lễ thức (múa tín ngưỡng), qua những động tác biểu hiện thế giới tâm linh củacon người (van xin cầu mong sự che chở, phù hộ của các đấng thần linh, trời, Phật, giúp con người chốngthiên tai, thú dữ) Ngoài ra, từ thuở xa xưa, qua các điệu múa, người dân còn muốn truyền lại các kinhnghiệm lao động sản xuất, săn bắt Múa dân gian còn thể hiện những hành vi ứng xử của con người, tạomôi trường không gian để con người đến với nhau Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt văn hóa dân

gian ở làng, bản như xòe vòng của dân tộc Thái, xòe chiêng của dân tộc Tày Hoặc có thể lấy ví dụ rõ hơn như múa lăm vông của dân tộc Lào Về vấn đề này, chúng tôi rất đồng ý với ý kiến của GS Lâm Tô Lộc, khi

ông viết: "Múa thể hiện những hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với làng, bản, phum soóc như ở

xòe vòng, ròm vông Từ đó xuất hiện những giá trị đạo đức Trong múa dân gian, những giá trị đạo đức được hình thành từng bước theo lịch sử tiến hóa của từng dân tộc" Có những điệu múa dân gian cũng mang ý nghĩa đạo đức nhưng được thể hiện ở góc độ khác Ví dụ một số điệu múa dân gian như múa dô (gắn với tục thờ Tản Viên), múa dậm (gắn với tục thờ Lý Thường Kiệt), múa cờ lau tập trận (trong hội Hoa Lư), múa chèo

tàu (gắn với tục thờ các tướng của Hai Bà Trưng), hay là múa dân gian trong hội đền Hùng, hội Gióng (gắnvới tục thờ Phù Đổng Thiên Vương) Những điệu múa đó tuy mức độ đơn giản, phức tạp khác nhau, quy môkhác nhau tùy theo điều kiện của từng địa phương, từng cộng đồng người nhưng đều thể hiện tình cảm của

Trang 5

con người, đồng thời qua đó đã phản ánh những giá trị đạo đức cổ truyền của nhân dân Đó là lòng tôn kính

và biết ơn với các anh hùng dân tộc Những giá trị đó được lưu giữ và tồn tại có tính bền vững trong dânchúng Bài học đạo đức được thể hiện qua múa dân gian có ý nghĩa giáo dục đối với các thế hệ; đó là lòngyêu nước, cuộc sống tình nghĩa, tình yêu quê hương, thiên nhiên

Nếu như so sánh múa dân gian người Việt nói chung với múa dân gian của các nước khác, ví dụ như múadân gian Nga chẳng hạn, thì chỉ riêng về "cường độ"’ (độ mạnh, nhẹ), tiết tấu (nhanh, chậm) đã có sự khácnhau cơ bản Đa số các động tác bước chân của múa dân gian Việt Nam đều được thể hiện rất nhẹ nhàng Cónhà nghiên cứu cho rằng, do người Việt chủ yếu là cư dân nông nghiệp sống ở đồng bằng, địa hình bằngphẳng, có thói quen đi chân đất, thích một cuộc sống hiền lành, êm đềm Phong cách sống ấy của họ đã ảnhhưởng đến các bước đi trong múa Ngược lại, dân tộc Nga ở xứ lạnh, đương nhiên không ai đi chân khôngtrên tuyết Đôi giày đối với họ hết sức quan trọng Vào mùa đông, đi từ nơi khác về đến trước cửa nhà, mọingười đều có thói quen giẫm thật mạnh nhiều lần trên bậc cửa cho tuyết rơi xuống đất Thói quen đó đã đượcđưa vào múa dân gian Nhiều điệu múa dân gian Nga, từ đầu cho đến cuối tác phẩm, môtip chính chỉ là độngtác giậm chân Những động tác đó được thể hiện ở những cường độ, tiết tấu khác nhau, tạo nên sức hấp dẫnkhác nhau Nếu so sánh về tiết tấu, nhịp độ thì múa Nga nhanh và mạnh hơn hẳn múa Việt Tính chất nhanh

và chậm là biểu hiện sắc thái, tình cảm, thẩm mỹ, cũng như bản sắc dân tộc trong nghệ thuật múa

Qua ví dụ vừa nêu, có thể thấy rằng, một trong những đặc điểm của múa dân gian của người Việt là sựnhẹ nhàng, uyển chuyển, chậm rãi

Do luôn luôn tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, múa dân gian thường không có một cấu trúc ổn định,hay nói một cách khác, đó là cấu trúc mở Do có cấu trúc mở, múa dân gian không ngừng được bồi đắp và

bổ sung những sáng tạo mới của các thế hệ tiếp theo với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của cộngđồng, khu vực, quốc gia Những bồi đắp mới, bổ sung mới, được dân chúng chấp nhận, lưu giữ và sử dụng,

sẽ trở thành di sản của văn hóa dân tộc, đồng thời là cơ sở, nền tảng cho những sáng tạo bổ sung của các thế

hệ nối tiếp Cấu trúc mở của múa dân gian là luôn sẵn sàng đón nhận những sáng tạo, bổ sung hoặc một sựđiều chỉnh mới cho hoàn chỉnh hơn Do vậy, khác với múa chuyên nghiệp, múa dân gian không cần phải xác

dân gian chính là số đông dân chúng, là nhiều vùng, nhiều thời đại

Múa dân gian là một hình thái múa phổ biến trong nhân dân Các điệu múa đều ít nhiều mang dấu ấn củacuộc sống lao động, chiến đấu, thấm đẫm tình cảm, cách nghĩ, quan điểm thẩm mỹ của các cộng đồng vàchứa đựng những đặc trưng về điều kiện địa lý, xã hội, văn hoá của các dân tộc Sự khác nhau đó xét về mộtkhía cạnh nào đó, cũng chính là sự thể hiện bản sắc riêng của từng dân tộc

Múa dân gian được cách điệu từ cuộc sống lao động, sinh hoạt của nhân dân Trong kho tàng múa dângian Việt Nam mà cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được, chiếm số lượng lớn là các điệu múa thể hiện tronglao động nông nghiệp Do đó, có thể nói, múa người Việt thể hiện cuộc sống của các cư dân nông nghiệp Ví

dụ như, múa gặt lúa, múa chạy cày, múa xúc tép, múa soi đèn bắt cá, v.v

b) Tính chất của múa dân gian

+ Tính hiện thực

Múa dân gian do mô phỏng hiện thực, nên mặc dù đã được cách điệu hóa, vẫn mang tới cho người xemnhững thông điệp sát thực Điều này thể hiện cả hai chiều Chiều thứ nhất là tự thân điệu múa được "tác giảdân gian" ghi nhận trong thực tế, từ đó sáng tạo nên Chiều thứ hai là người thể hiện (người trình bày điệumúa) cũng hết sức cố gắng bắt chước hiện thực và cộng với yếu tố sáng tạo cá nhân trong quá trình thể hiệncũng mang lại những tín hiệu chân thực và có sức hấp dẫn

Ví dụ như khi quan sát điệu múa Dệt vải Đây là điệu múa dành cho nữ Vì thế, tính chất động tác múa

rất mềm mại, nhịp nhàng, nữ tính Hai bước chân đổi nhau, tiến lên đều đặn Nhìn động tác này, nếu ai biết

Trang 6

chút ít về nghề dệt vải sẽ hình dung thấy hai chân cô gái như đang "đạp cửi" (bộ phận chuyển sợi dọc củatấm vải) Hai tay mở ra, thu về trước bụng, đổi nhau trên dưới đều đặn, mắt nhìn gần, theo dõi hai bàn taychuyển động Người xem có thể nhận ra ngay hình ảnh cô gái đang ngồi bên khung cửi dệt vải với hai taynhịp nhàng đưa thoi Có thể xem xét một ví dụ khác, đó là múa chèo đò Mặc dù múa tay không, nhưngngười xem có thể cảm nhận được ngay không gian của vùng sông nước Với dáng người khi đổ về phíatrước, khi ngả về phía sau, người xem có thể tưởng tượng được hình ảnh của dòng sông, mái chèo và conthuyền Các tộc người ở khu vực Tây Nguyên có động tác đánh cồng cũng thể hiện rất rõ đặc điểm này.Cũng như động tác "chèo đò", không có đạo cụ, động tác "đánh cồng" chỉ dùng tay không nhưng khi múa,người xem có thể hình dung được ngay hình ảnh trong thực tế

Một số điệu múa phản ánh cuộc sống lao động, mặc dù đã được cách điệu hóa nhưng đều rất gần với đờithực Từ đó, có thể nói rằng, tính hiện thực là một trong những đặc điểm của múa dân gian

Như đã nêu ở trên, ở Đan Mạch, người ta đã sử dụng động tác giặt áo của người phụ nữ để làm thành mộtđiệu múa dân gian Nội dung, hình ảnh nhận biết trong các điệu múa dân gian đều rất gần gũi với con người,

nó đã thể hiện một cách sinh động tình yêu của họ đối với cuộc sống lao động, với thiên nhiên

Thông qua các điệu múa dân gian chúng ta có thể biết thêm những thông tin bổ ích về lịch sử, về địa lý,

về môi trường sinh thái

Việt Nam có nhiều sông nổi tiếng như sông Hồng (ở miền Bắc), sông Hương (ở miền Trung), sông CửuLong (ở miền Nam) Ngoài ra còn rất nhiều những con sông khác được phân bố rộng rãi khắp mọi nơi như:sông Đáy, sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Đà Rằng, v.v Có lẽ bắt nguồn từ đặc điểm địa lý Việt Nam

có nhiều sông ngòi mà động tác múa "chèo thuyền"’ trở nên rất phổ biến trong múa dân gian của các dân tộc

từ Bắc vào Nam Những công việc lao động trên sông nước được bộc lộ ở những thao tác và kỹ năng khácnhau Vì thế trong múa cũng biểu hiện những cường độ và tiết tấu khác nhau

ở một số nước châu Âu, mùa đông thường có băng, tuyết Người dân đi lại trên đường đều tỏ ra rất vội

vã, khẩn trương Có lẽ họ di chuyển nhanh để tránh giá lạnh ngoài trời, nếu phải đứng ở đâu chờ đợi ai,thường thì mọi người không chịu đứng im Và để cho cơ thể ấm nóng lên họ đã liên tục dậm chân xuống mặtđất Họ dậm chân để cho tuyết rơi khỏi áo khoác, đồng thời để tránh rét Đây là hình ảnh rất quen thuộc đốivới các nước xứ lạnh Có lẽ chỉ ở các nước băng giá người dân mới có những động tác như vậy Theo chúngtôi, đây là lý do khởi nguồn cho một số điệu múa dân gian châu Âu

Tác giả Lê Ngọc Canh viết: "Các ông đồng, bà đồng' làm "cái giá" là xác của thánh thần, phần thể hiện,

cử chỉ hành động là cái hồn của thánh thần Khi các ông đồng, bà đồng "nhập hồn", "nhập thần" thì ý nghĩa,biểu cảm của thánh thần càng rõ nét"

Trang 7

Nét độc đáo của múa hầu bóng đó là (theo quan niệm dân gian) phần xác (ông đồng, bà đồng) của conngười, còn phần hồn là của các thánh thần Điều này nói lên sức tưởng tượng của con người rất lớn Conngười và thần thánh có thể gần gũi, hòa quyện với nhau Đây là lý do làm cho các động tác múa trong hầubóng trở nên phóng khoáng và tự do hơn Nếu nhìn từ góc độ nghệ thuật thì đây là yếu tố rất đặc biệt củamúa hầu bóng Ông đồng, bà đồng ngoài những động tác múa mang tính quy ước cần phải thể hiện, còn cónhững động tác ngẫu nhiên xuất hiện ở thời điểm mà người ta gọi là nhập đồng (nhập hồn) Ông đồng, bàđồng thoạt đầu ngồi trong tư thế tĩnh, tập trung cao, người ngoài có cảm giác họ quên hết mọi sự vật xungquanh, chỉ còn tiếng đàn phách của cung văn và lời khấn tụng của con nhang đệ tử Dần dần ông đồng, bàđồng bắt đầu đảo vòng, xoay tròn từ thắt lưng trở lên Từ vòng nhỏ đến vòng to, từ tiết tấu chậm đến nhanh.

Âm nhạc, tiết tấu, lời ca càng dồn dập, thôi thúc, ông đồng, bà đồng càng xoay, đảo mạnh, càng ngây ngất,say sưa, họ hất khăn đội đầu ra và thời điểm đó được gọi là nhập đồng (nhập hồn) Động tác múa lúc nàykhông còn giữ được quy cách, khuôn định như ban đầu nữa Tính ngẫu hứng được biểu hiện ở mức độ rấtcao Có nghĩa là trong cùng một thời điểm, con người vừa trình diễn, vừa sáng tạo Như vậy, trong môitrường nghi lễ, trong "thời điểm mạnh" cùng với sự tác động của khách quan (âm thanh, đàn, nhạc, khóihương và những người hầu đồng) thì ông đồng, bà đồng đã ngẫu hứng, sáng tạo mạnh hay nhẹ tùy theocường độ, sắc thái, tiết tấu trong thời điểm đó Tất nhiên yếu tố chính vẫn là năng lực cảm nhận và biểu hiệncủa ông đồng, bà đồng Như vậy, trong hoàn cảnh này, múa dân gian đã được đẩy lên ở một mức độ cao hơn.Cấu trúc của múa hầu bóng thuộc loại múa đơn (solo) nhưng vẫn phải thể hiện những nhân vật, nhữnggiá đồng khác nhau Vì thế nó đòi hỏi người thể hiện cần phải có kỹ thuật, kỹ xảo nhất định Khác với múadân gian trong lao động, trong sinh hoạt , loại múa hầu bóng không phải ai cũng có thể múa được Nó đòihỏi diễn viên cần có một "năng khiếu", một sự luyện tập tương đối công phu, thậm chí, phải có "căn đồng"mới có thể múa được Ngoài lý do tín ngưỡng, múa hầu bóng phải tạo ra sức hấp dẫn, thu hút mọi người.Sức hấp dẫn là một trong những chức năng của nghệ thuật Do đó có thể nói, múa hầu bóng còn mang yếu tốbiểu diễn Múa hầu bóng có môi trường hoạt động đặc biệt như chúng tôi đã phân tích ở phần trên Nhìn từgóc độ chuyên môn thì đây là điều kiện khách quan để kích thích sự "thăng hoa" của người trình diễn Hầu đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm Trong một năm có lễ hầu xông đền (sau lễ giaothừa năm mới), lễ hầu thượng nguyên (tháng giêng), lễ hầu nhập hạ (tháng tư), lễ tán hạ (tháng bảy), lễ tấtniên (tháng chạp), lễ hạp ấn (25 tháng chạp), v.v Có hai lần được coi là quan trọng hơn cả là vào tháng bagiỗ thánh Mẫu và tháng tám là dịp giỗ Đức thánh Trần Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đạo Mẫu, thờ Mẫu làmột tục lệ đẹp của cộng đồng người Việt Không chỉ miền Bắc mà miền Trung và miền Nam cũng đều thờMẫu

Hiện nay, những hoạt động lễ hội tương đối phát triển, thu hút khá đông quần chúng nhân dân ở khắpmọi

nơi Múa hầu bóng là một trong những sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không chỉ diễn ra vào những dịp lễ hộimà

còn phát triển bên ngoài bối cảnh của lễ hội, do một số cá nhân tự tổ chức Đây là một hiện tượng múa dângian rất độc đáo

Ngoài múa hầu bóng của người Việt, còn phải kể đến múa nghi lễ của một số tộc người như: ngườiMường

có múa mỡi, múa mo, múa sắc bùa; người Tày có múa

tung còn trong hội lồng tồng (xuống đồng), múa then, múa đi săn thú, múa chèo thuyền; người Thái có múa

tín ngưỡng Kinpangthen; người Dao có múa trong tục cấp sắc, hát múa đám cưới, đám tang, múa Tết nhảy(Nhìang chằm đao); người Chăm có múa trong lễ hội Chà Và, múa trong lễ bóng, múa nhảy lửa, múa gậy,

Trang 8

múa roi; người Khơ Me có múa thầy cúng, múa trống lễ (trống xayăm) cúng trăng, múa dây bông (slatho),v.v

Như phân tích ở phần trên, múa dân gian có một cấu trúc mở, nó không bất biến và luôn sẵn sàng thunhận những yếu tố mới vào mình Trong tiến trình lịch sử, qua nhiều thế hệ, nó được bồi đắp, bổ sung chophù hợp và ngày càng hoàn chỉnh hơn

+ Tính ước lệ

Sự "có mặt" của múa dân gian trong loại hình sân khấu chèo chứng tỏ múa dân gian có một bước pháttriển mạnh Không những có thể tồn tại độc lập trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà còn tham gia phối hợpvới các loại hình nghệ thuật khác Có thể nói, nghệ thuật chèo trong quá trình hình thành, phát triển khôngthể thiếu được vai trò của nghệ thuật múa dân gian Tất nhiên, sự tham gia trong sân khấu chèo của múa dângian phải được điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của loại hình nghệ thuật này ý thức được vai trò quantrọng của nghệ thuật múa, hiện nay trong các trường văn hóa nghệ thuật, công tác đào tạo diễn viên hát chèo,người ta còn đào tạo cả phần nghệ thuật múa coi như một bộ môn chính, bắt buộc Nghiên cứu múa dângian, để thấy được sự phát triển, cần thiết phải xem xét vai trò và những chuyển động của nó trong loại hìnhnghệ thuật chèo

Thực tế cho thấy tính ước lệ không chỉ tồn tại trên sân khấu thông qua sự biểu diễn của diễn viên mà nócòn được tồn tại trong khán giả, trong quá trình cảm thụ nghệ thuật

ở sáng tác múa chuyên nghiệp hiện nay, thủ pháp ước lệ được coi như là một công cụ giúp cho các nhàbiên đạo thực hiện ý đồ sáng tác của mình

Trong múa dân gian chủ yếu là những điệu múa mô phỏng lại hiện thực, cảnh sinh hoạt, cảnh lao độngcủa con người, ví dụ như: giã gạo, gặt lúa, câu cá, soi đèn, v.v

Múa dân gian được phản ánh rất đậm nét, phong phú trong nghệ thuật sân khấu chèo Nghệ thuật chèobao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò

Như vậy nghệ thuật múa trong chèo có một vị trí quan trọng Nó là yếu tố cấu thành của nghệ thuật sânkhấu chèo Múa trong sân khấu chèo còn gọi là múa chèo Cũng như múa tuồng, múa chèo phản ánh sự pháttriển của múa dân gian

Trong sân khấu chèo, tính ước lệ được biểu hiện rất độc đáo Nó không chỉ thể hiện ở diễn xuất mà cả vềtrang trí Chẳng có phông, màn, chỉ một tấm vải nhuộm màu ngăn đôi buồng trò và sàn diễn Hai chiếc chiếutrải ở giữa, khán giả ngồi vây ba mặt, đó là sân khấu chèo sân đình Với đặc điểm đó, cùng với phương thứcbiểu diễn sân đình, đã toát lên sắc thái, tính chất dân gian của nghệ thuật chèo Hay nói một cách khác, nghệthuật sân khấu truyền thống chèo mang đậm đà bản sắc dân tộc Vì thế múa trong chèo (múa chèo) hiểnnhiên nằm trong tính chất chung đó Nghiên cứu múa trong chèo chúng tôi thấy biểu hiện một số đặc điểmnhư sau:

Có những đoạn múa minh họa cho nội dung của lời hát Thậm chí khi nội dung lời hát chưa nói đủ ýnghĩa người ta đã sử dụng múa để nhấn mạnh, làm rõ hơn Thường thấy đặc điểm này được trình bày ở dạnghát trước, múa sau hoặc vừa hát, vừa múa

Nhiều nhân vật trong các vở chèo với tính cách phức tạp, ngoài lời văn ra, múa đã tham gia thể hiện,

khắc họa rõ nét hơn tâm lý, tính cách của nhân vật Trong vở chèo Quan âm Thị Kính, nhân vật Thị Màu gây

được ấn tượng mạnh đối với khán giả ở đoạn "Thị Màu lên chùa", những động tác múa tính cách như hai tay

ve vẩy, dáng người "đánh võng" sang hai bên, bàn chân nhún ký, đặc biệt hai bàn tay guộn ngón đuổi nhau,kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt đã khắc họa một Thị Màu rất "hấp dẫn" với người xem Trong vở chèo

Kim Nham đoạn "Súy Vân giả dại" cũng thể hiện rất rõ đặc điểm này Những động tác xe chỉ, dệt cửi, vá

Trang 9

may không nhằm ý đồ diễn tả quá trình lao động của nhân vật, mà đó chỉ là cái cớ để người diễn viên thểhiện tâm lý, tính cách của mình Cái giỏi ở đây là "động tác một đằng, ý nghĩa một nẻo" mà chỉ thông quacái nhấn nhá, đưa mắt, tiết tấu diễn nhanh, chậm đột ngột đã bộc lộ được tâm trạng của Súy Vân Cùng một

số động tác múa chèo cơ bản, mà đã được biến hóa khác nhau để phù hợp với giới tính, lứa tuổi, nghềnghiệp, nhân vật Ví dụ động tác của Tiểu Kính và động tác của Thị Màu đều sử dụng guộn ngón tay (mộtđộng tác cơ bản trong múa chèo) Guộn ngón tay của Tiểu Kính rất nhẹ nhàng, tuần tự, chân phương mangtính mô phạm, ngay ngắn Còn động tác của Thị Màu cũng là guộn ngón tay nhưng lại ngoắt ngoéo, độtngột, phá cách, lúc chậm, lúc nhanh Qua phân tích hai nhân vật, dưới góc nhìn của múa thì nghệ thuật múachèo so với nghệ thuật múa dân gian đã có bước phát triển lớn Nói một cách khác đó là quá trình sân khấuhóa múa dân gian Để phù hợp với nội dung, tính cách nhân vật, các động tác múa đã được biến hóa phongphú, đa dạng

Múa chèo còn thể hiện không gian hành động sân khấu Một động tác chèo thuyền qua sự thể hiện củadiễn viên nói lên không gian là sông nước Hoặc động tác cấy lúa gợi cảm giác không gian là cánh đồng.Một đặc điểm rất độc đáo trong múa chèo đó là những động tác mang chức năng thông báo Động tácnày được sử dụng rất nhiều lần trong một bài hát Nó như "dấu chấm xuống dòng" chuyển sang ý khác.Trong chèo người ta đã quy ước với nhau gọi động tác đó là "lưu không" Cứ sau một trò hát, diễn viên chèolại làm một động tác lưu không Người diễn viên đã dùng động tác đó để chuyển đoạn, chuyển câu hát, hoặcnghỉ lấy hơi hát tiếp, hoặc thay đổi tư thế, chuyển điệu tình cảm Động tác lưu không có hai loại: lưu khôngđứng và lưu không ngồi Có nghĩa là quá trình chuyển động giống nhau nhưng hai động tác đó được kết ở tưthế khác nhau, và tất nhiên tạo ra hiệu quả sân khấu khác nhau Trong một số vở chèo, múa còn được thamgia như một chức năng trang trí Ví dụ như trước khi vào nội dung của vở diễn người ta đã dựng những mànmúa chỉ để làm nhiệm vụ tạo ra một không khí hoặc một hình ảnh nhằm đưa khán giả vào nội dung Cũng cókhi đoạn múa này nhằm thu hút sự theo dõi của khán giả, hoặc phần kết thúc của toàn vở thường có mộtđoạn múa tưng bừng, huy hoàng để đẩy kết thúc lên đến mức "hoành tráng"

Đặc điểm nổi bật của múa chèo đó là những động tác bàn tay: Guộn đuổi, guộn đều, guộn lần lượt từngngón, guộn vào, guộn ra Đây là động tác rất độc đáo của múa chèo dân gian người Việt Những thập kỷ qua,các biên đạo múa chuyên nghiệp đã sử dụng động tác guộn ngón và phát triển nó trong tác phẩm của mình.Động tác guộn ngón rất độc đáo, vì thế khi tác phẩm mới nào sử dụng nó sẽ đồng nghĩa với xác định được

tính chất dân tộc của tác phẩm, nói cách khác là xác định được địa chỉ của tác phẩm.

Trong múa chèo còn có các động tác múa với đạo cụ Ví dụ như tập hợp quạt bao gồm: xòe quạt, lật quạt,guộn quạt, đuổi quạt hai tay, vờn quạt, rung quạt, gập quạt, quay quạt, gõ quạt, vuốt quạt, v.v Những độngtác kỹ thuật quạt được sử dụng trong các hoàn cảnh, tình huống khác nhau, kết hợp với lời hát, cử chỉ, điệu

bộ sẽ tạo ra ý nghĩa khác nhau

Múa chèo phản ánh quá trình phát triển múa dân gian do đó những động tác phản ánh hiện thực xã hội,động tác trong lao động vẫn rất phong phú như: gặt lúa, vớt bèo, bắt cá, soi đèn, quay tơ, dệt cửi, may vá ,những động tác mô phỏng sinh hoạt của loài vật như: chim bay, gà rừng , hoặc những điệu múa như: múa

cờ, múa rồng, múa rắn, múa lân

Chúng tôi rất đồng ý với ý kiến của tác giả Lâm Tô Lộc:

"Sân khấu chèo nói chung đã kế thừa và phát triển truyền thống múa dân gian dân tộc Việt Chẳng những thế,chèo còn khai thác, sử dụng những múa lễ thức của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo như múa phù thủy, múachạy đàn Quá trình sân khấu hóa múa dân gian và múa tôn giáo cũng chính là quá trình phát triển múa dântộc Việt"

Trang 10

Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa dân gian là nền tảng cơ bản để xác định giá trị, bảnsắc múa của mỗi tộc người Trong một xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển, vai trò di sản múa dângian đối với ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng Dù muốn đổi mới, muốncách tân thì chúng ta vẫn không thể không nghiên cứu, xác định đâu

là giá trị đích thực cần phải kế thừa Hoặc nói một cách khác là chúng ta cần phải tìm ra hằng số giá trị của

múa dân gian

4 Tình hình nghiên cứu, sưu tầm múa dân gian

Thành quả về nghiên cứu múa dân gian được phản ánh ở hai lĩnh vực: nghiên cứu, lý luận và sưu tầm.Như phần trên đã nêu, sự phát triển của nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn từkho tàng múa dân gian các dân tộc Việt Nam Điều đó đã được khẳng định qua hàng trăm tác phẩm múasáng tác ở những thời kỳ khác nhau Từ kết quả phân tích, tổng hợp, chúng tôi nhận thấy dấu vết, diện mạo

và tính chất múa dân gian được thể hiện rất rõ trong các sáng tác múa chuyên nghiệp Nội dung của sáng tácmúa chuyên nghiệp chúng tôi giới hạn với khung thời gian từ năm 1951 Đây là thời điểm múa chuyênnghiệp Việt Nam ra đời được xác định bằng văn bản Cũng từ thời điểm đó vấn đề nghiên cứu nghệ thuậtmúa nói chung và múa dân gian nói riêng mới được nhiều người quan tâm

Trước tiên là công tác sưu tầm múa dân gian các dân tộc Việt Nam Mục đích sưu tầm múa dân giantrong thời kỳ đầu tiên là cung cấp các chất liệu múa, bao gồm động tác múa, điệu múa dân gian cho các sángtác chuyên nghiệp Một số tác phẩm múa bước đầu chỉ là phép cộng của các động tác múa đã sưu tầm Trong

đó biên đạo chỉ có công xâu chuỗi lại, đội hình hoá các tuyến múa Tuy nhiên, đây cũng là những kết quảđáng trân trọng Bởi vì cho đến nay những chất liệu, động tác được sưu tầm ở thời kỳ này đều đã để lại

những giá trị rất lớn trong hai lĩnh vực: sáng tác và đào tạo Ví dụ tác phẩm múa sạp của Đoàn Ca múa Tổng

cục Chính trị do tập thể diễn viên biên tập và sáng tác Đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất lớn Phươngthức sáng tác rất gần với nghệ thuật múa dân gian, dân tộc Trong tác phẩm này người ta không tìm thấy dấuvết của những sáng tạo cá nhân Mà ở đây đã sử dụng phương thức sáng tác tập thể Như chúng ta đều biết,sáng tác tập thể là đặc điểm cơ bản của nghệ thuật sáng tác múa dân gian Tuy nhiên, hiện tượng sáng táctheo phương thức này không phổ biến Đối với một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đó là hiện tượng rất đặcbiệt Những hiện tượng tương tự như múa sạp đã phản ánh sự chuyển nối giữa hai phương thức sáng tác, đó

là sáng tác tập thể và sáng tác cá nhân Như vậy, ngay từ thời kỳ đầu, công tác sưu tầm múa dân gian đã có

ảnh hưởng rất lớn đến các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Múa sạp, là thể hiện kết quả của công tác sưu

tầm múa dân gian Từ thực tế cho thấy, công tác nghiên cứu, sưu tầm của ngành múa biểu hiện ở hai dạng.Dạng thứ nhất, được phản ánh trong các sáng tác múa chuyên nghiệp Dạng thứ hai, được lưu giữ trong cáccông trình nghiên cứu lý luận Cả hai dạng thức trên, đều phản ánh kết quả của công tác nghiên cứu, sưu tầm

của ngành múa Qua tác phẩm múa sạp, bên cạnh một số động tác múa mang tính chất sinh hoạt, còn có thể

tìm thấy nhiều động tác múa dân gian trong trạng thái nguyên bản Từ đó có thể thấy rõ kết quả của công tácsưu tầm vốn múa dân gian các dân tộc và vai trò, ảnh hưởng của múa dân gian đối với nghệ thuật múa chuyên

nghiệp Khi nghiên cứu múa sạp, tác giả Bùi Khắc Tuế viết:

"Múa sạp bắt nguồn từ chơi nhảy khạp của trẻ con tộc người Mường Nhìn rộng ra người Thái cũng có múa sạp Múa sạp của người Thái có lẽ đã hình thành từ trước, cổ xưa Trong sách ''Ăm - ệt - luông'' (sinh ra trời lớn) của người Thái Mai Châu, Hoà Bình có ghi: Xặp xoè (múa sạp) Cả Inđônêxia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan đều có múa sạp Các điệu múa này đều rất giống nhau Các quốc gia, dân tộc, các tộc người có múa sạp đều coi múa sạp là múa của dân tộc mình Như vậy ngoài quy luật tiếp thu và phát triển thì ở một số

dân tộc ở gần nhau có sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giống nhau cùng sáng tạo ra những sản phẩm, giátrị văn hoá giống nhau là lẽ đương nhiên"

Trang 11

ý kiến trên cho thấy sự ảnh hưởng qua lại và mối quan hệ hữu cơ giữa các dân tộc sống gần nhau, thểhiện qua một số điệu múa dân gian là hiện tượng tương đối phổ biến ở Việt Nam Vì vậy, trong quá trình đisưu tầm, điền dã, khi phân loại cần có một thái độ khách quan, khoa học và coi đây cũng là một đặc điểmcủa sự hình thành múa dân gian Về vấn đề này, tác giả, NSƯT Chí Thanh cũng nêu quan điểm của mình nhưsau:

"Những sản phẩm văn hoá, những yếu tố, tác phẩm nghệ thuật được tiếp thu từ một dân tộc này đến mộtdân tộc khác là việc giao lưu tự nhiên, tự nguyện có chủ định Qua quá trình lịch sử lâu dài dân tộc hoá,những sản phẩm, yếu tố, tác phẩm nghệ thuật ''ngoại nhập'' ấy khi đã thấm đượm tâm hồn tình cảm củangười bản xứ thì đã trở thành bản sắc dân tộc độc đáo, qua các thế hệ đã được công nhận và coi như mộtphần cấu thành không thể thiếu của nền nghệ thuật dân tộc mình"

Công tác sưu tầm được biểu hiện rõ nét hơn của ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam được bắt đầu từnăm 1954 Nhìn từ góc độ lịch sử, ở Việt Nam vừa chấm dứt chiến tranh xâm lược Đất nước chuyển sanggiai đoạn hoà bình Đây là điều kiện giúp cho văn hoá, văn nghệ phát triển Với ý nghĩa đó, đội ngũ cán bộvăn nghệ đầu tiên đã tiến hành đi sưu tầm và nghiên cứu múa dân gian Nhiệm vụ đầu tiên của công tác sưutầm thời kỳ này chỉ giới hạn ở hai mục đích, đó là:

- Cung cấp động tác múa dân gian cho các biên đạo để làm chất liệu xây dựng tác phẩm

- Xây dựng hệ thống cơ bản múa dân gian, phục vụ cho công tác đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp.Đặc biệt thời kỳ đầu nhiều nhóm tác giả đi đến các địa phương sưu tầm những động tác, điệu múa dângian nhằm mục đích đưa vào các sáng tác mới của mình Họ cùng một lúc thực hiện hai vai trò, vừa là cán

bộ nghiên cứu, sưu tầm, vừa là biên đạo múa

Đặc điểm sáng tác múa chuyên nghiệp ở giai đoạn này, đó là các biên đạo hầu như đưa chất liệu múa dângian ở trạng thái nguyên dạng vào trong tác phẩm của mình Chính vì thế, không ít tác phẩm múa được mangtên tác giả nhưng vai trò sáng tạo cá nhân lại rất mờ nhạt Các biên đạo chuyên nghiệp ở thế hệ đầu tiên chưa

có ý thức phát triển chất liệu múa trong quá trình sáng tạo Họ chưa coi chất liệu múa dân gian là hạt nhân, làmôtip chủ đạo để bổ sung những sáng tạo mới của mình Điều này có thể chứng minh trong thực tế Nếu nhưlàm phép tính so sánh một số tác phẩm múa với hệ thống múa cơ bản dân gian trong các trường đào tạo diễnviên múa chuyên nghiệp, sẽ nhận ra nhiều động tác múa hoàn toàn giống nhau Đây là đặc điểm của sự vậndụng múa dân gian trong sáng tác múa chuyên nghiệp của giai đoạn đầu tiên Tình trạng này theo chúng tôi

có hai nguyên nhân: Thứ nhất là bản thân các chất liệu múa dân gian sưu tầm được đã tương đối hoàn chỉnh

về mặt nghệ thuật Thứ hai là kỹ năng sáng tác của thế hệ biên đạo múa chuyên nghiệp đầu tiên còn mangtính bản năng, đơn giản, hầu như chưa một ai trong số họ được đào tạo chính quy Nguyên nhân là do hoàncảnh lịch sử, đất nước mới kết thúc chiến tranh Tuy nhiên, công tác sưu tầm ở thời kỳ đầu đã mang lại mộtkết quả rất lớn Số lượng múa dân gian các dân tộc Việt Nam được tìm thấy rất nhiều ở các địa phương, cácvùng, miền trong cả nước Có lẽ từ nguyên nhân đó mà mãi sau này, vào những thập kỷ sáu mươi vẫn cònkhông ít biên đạo xây dựng tác phẩm theo phương pháp trên Tác phẩm múa nón của NSND Minh Tiến làmột ví dụ tiêu biểu Đây không chỉ là một tác phẩm nổi tiếng ở trong nước mà còn được nhiều nước trên thếgiới đánh giá cao Trong tác phẩm múa sạp, những người làm công tác múa đã rất dễ dàng nhận ra nhiềuđộng tác múa dân gian dân tộc Thái còn nguyên dạng như khi nó đang tồn tại trong môi trường sinh hoạtmúa dân gian Điều đó còn có nghĩa là múa dân gian dân tộc Thái nói riêng và múa dân gian các dân tộc ViệtNam nói chung, tự thân đã có giá trị thẩm mỹ rất cao

Công tác sưu tầm còn có mục đích rất quan trọng đó là xây dựng hệ thống múa cơ bản, phục vụ cho côngtác đào tạo diễn viên múa Ngoài ra các đơn vị làm công tác đào tạo còn có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn.Xây dựng hệ thống múa cơ bản trên nguyên tắc phải giữ được giá trị nguyên dạng, nguyên gốc múa của từng

Trang 12

tộc người Trong lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu, sưu tầm đã phân loại, sắp xếp, từ thấp đến cao, từ đơngiản đến phức tạp Hệ thống một cách khoa học múa dân gian các dân tộc theo tiêu chí đã được xác định.Đây là cơ sở để xây dựng giáo trình đào tạo diễn viên trong các trường múa chuyên nghiệp Trong lĩnh vựcsưu tầm múa dân gian phải kể đến nhóm nghiên cứu sưu tầm Kỳ Thanh, Nghiêm Chí; nhóm Hoàng Túc,Bích Nghĩa; nhóm Hoàng Kiều, Năm Ngũ, Dịu Hương; nhóm Lê Ngọc Canh, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn ThuýHồng Nhóm nghiên cứu sưu tầm múa chèo đầu tiên là các nghệ sĩ Hoàng Kiều, Năm Ngũ, Dịu Hươngthuộc đoàn chèo Trung ương Mục đích bổ sung cho chương trình biểu diễn của nhà hát, nhóm này chủ yếusưu tầm những điệu múa, những phiến đoạn múa trong chèo để truyền đạt cho các diễn viên Như các phiến

đoạn múa Suý Vân giả dại, Tuần Ty đào Huế, Thị Màu lên chùa và một số động tác múa chèo lưu không đã

trở thành những bài tập tiêu biểu để đào tạo diễn viên chèo trong các trường nghệ thuật

Đặc biệt là nhóm sưu tầm nghiên cứu của hai tác giả Lê Ngọc Canh, Hà Ngọc Cẩn đã hệ thống múa dângian, múa chèo của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, được đưa vào chương trình giảng dạy tại khoá múađầu tiên cho lớp giáo sinh năm 1957 - 1958 Giáo trình này là cơ sở giáo trình múa người Việt giảng dạy tạitrường múa khoá chính quy đầu tiên ở Việt Nam

Một số nhóm cán bộ chuyên ngành nghệ thuật múa đã đi sưu tầm múa dân gian, dân tộc tại một số tỉnhthuộc khu vực Tây Bắc, Việt Bắc với mục đích phục vụ cho công tác đào tạo và cung cấp chất liệu cho cácbiên đạo múa Số cán bộ đó là: Trần Lệ Cung, Vũ Toàn, Minh Tiến, Lê Kim Tiến, Phùng Hồng Quỳ, NguyễnNgọc Toàn, Bùi Chí Thanh, Đinh Chanh, Lường Tiến, Vũ Hoài, Lê Khình, Vương Thào, Thanh Hùng, PhóAnh Nghiêm, Nguyễn Minh Hiến, Phùng Thị Nhạn, Nguyễn Thuý Ly, Nguyễn Minh Hiền, Nguyễn DuyLuận,… Các nhà nghiên cứu, sưu tầm đã tiến hành theo một quy trình có tính khoa học Họ đã nghiên cứunguồn gốc lịch sử, môi trường, phong tục, tập quán, hoàn cảnh sử dụng, những đặc điểm, tính chất, hìnhthức, thể loại, trang phục, âm nhạc, đạo cụ Phương thức sưu tầm là thông qua trực tiếp các nghệ nhân múadân gian, cố gắng tập hợp các động tác múa với yêu cầu phản ánh một cách trung thực những đặc điểm, tínhchất vốn có của các dân tộc

Qua kết quả công tác sưu tầm, nghiên cứu đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồnmúa dân gian Mặt khác, đây cũng là cơ sở, điều kiện để thúc đẩy sự phát triển múa chuyên nghiệp ViệtNam, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác

Tuy nhiên, công tác sưu tầm múa dân gian cần được tiến hành thường xuyên hơn nữa Trách nhiệm nàykhông chỉ của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, mà chủ yếu còn thuộc về Bộ Văn hoá - Thông tin Do đó, nhìn từgóc độ quản lý, công tác sưu tầm múa dân gian phải được coi như một chiến lược phát triển

Thực trạng hiện nay, công tác sưu tầm cần phải được nhìn nhận lại với thái độ khoa học Đâu đó vẫncòn tồn tại sự thiếu nhất quán trong việc bảo tồn và truyền bá múa dân gian, đặc biệt đối với công tác đàotạo Hiện tượng một số điệu múa dân gian được sưu tầm vào những thập kỷ sáu mươi đã bị biến dạngtrong quá trình đào tạo Các trường múa chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước đã có nhiều biểu hiện khácnhau khi nhìn nhận và giảng dạy múa dân gian Sự khác nhau phản ánh ở hai góc độ, đó là: đường nét điệumúa và sắc thái, phong cách điệu múa

Một trong số rất ít tác giả có công trình nghiên cứu lý luận về múa dân gian là GS, TSKH Lâm Tô Lộc.Các công trình của ông rất được ngành múa quan tâm và coi đây là những đóng góp có hiệu quả trên lĩnhvực nghiên cứu, lý luận múa Những vấn đề mà tác giả đề cập đến trong công trình của mình đó là: ''Múadân gian Việt Nam - Mấy vấn đề lý luận'' và "Múa dân gian Việt Nam - Các điệu múa'' Tác giả đã giải thíchmột số nội dung khái niệm múa dân gian Bằng những dẫn chứng cụ thể, với phương pháp so sánh, tính chất

dị bản của múa dân gian được phân tích rõ

Có những điệu múa dân gian còn lại cho đến nay chỉ ở một vùng như múa xoan (Phú Thọ), nhưng cũng

có khi được phổ biến ở nhiều nơi như múa sênh tiền Quá trình địa phương hoá tạo ra những dị bản như múa

Trang 13

sắc bùa ở Hà Tĩnh khác với múa sắc bùa ở Quảng Ngãi Đó là chưa nói đến phương thức dân gian hoá các hình thức múa cung đình hoặc múa tôn giáo Múa Chư hầu lai triều, một điệu múa cung đình thời Hậu Lê

được dân gian hoá thành múa Xuân Phả, (gắn với tục thờ thành hoàng làng Xuân Phả)

Một trong những đóng góp của Lâm Tô Lộc là ông đã giới thiệu một số điệu múa dân gian các dân tộcViệt Nam Đây là nguồn tư liệu quý để sung vào hệ thống múa dân gian cho các trường đào tạo múa chuyênnghiệp PGS, TS, NSND Lê Ngọc Canh cũng là một tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về múa dân gian

ví dụ như: Nghệ thuật múa Chăm, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1982; Khái luận nghệ thuật múa, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1997; Nghệ thuật múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam (một số dân tộc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998; Văn hoá dân gian - những thành tố, Nxb Văn hoá - Thông tin, Trường Cao đẳng văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999; 100 điệu múa truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002; Nghệ thuật múa chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội, 2003, v.v Ngoài ra còn nhiều công trình do ông

-làm chủ biên hoặc là đồng tác giả Tác giả Lê Ngọc Canh đã cung cấp cho ngành múa Việt Nam nhiều tài

liệu rất phong phú, có giá trị Công trình Khái luận nghệ thuật múa đã khái quát được tiến trình phát triển múa dân gian Chương II có tiêu đề ''Các hình thái nghệ thuật múa'', tác giả đã phân tích nội hàm và đưa ra

những tiêu chí để phân biệt và xác định các hình thái múa dân gian, từ hình thái nghệ thuật múa nguyên thủyđến các hình thái múa dân gian, múa tín ngưỡng tôn giáo và múa cung đình Khi phân tích một số điệu múamang tính nghi thức, nghi lễ, tác giả đã bóc tách phần tín ngưỡng và xác định được những giá trị nghệ thuậttrong cấu tạo ngôn ngữ múa Quá trình phân tích, ông đã tìm ra yếu tố ngẫu hứng, sáng tạo tại chỗ trong múahầu bóng và coi đó là một đặc điểm nổi bật Trong quá trình thể hiện, đòi hỏi người múa cần có kỹ thuật, kỹxảo, cần tạo được cao trào, sức hấp dẫn đối với những người xung quanh đó là những đặc điểm rất độc đáo

đã được tác giả Lê Ngọc Canh phân tích kỹ trong nghiên cứu của mình Nếu so sánh sẽ thấy những đặc điểm

đó rất gần với nghệ thuật múa chuyên nghiệp hiện nay Những biểu hiện đó, theo quan điểm của chúng tôi, nếuxét từ góc độ nghệ thuật thì múa hầu bóng cũng là biểu hiện sự phát triển của múa dân gian

II Khái luận về múa chuyên nghiệp

1 Khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp

Một "tác phẩm múa chuyên nghiệp" trước tiên phải biểu hiện đầy đủ các tiêu chí của nghệ thuật múa như

đã phân tích ở phần trên Ngoài những tiêu chí cơ bản của nghệ thuật múa, tác phẩm múa chuyên nghiệp cònmang dấu ấn đậm nét của bản thân những người làm nghề Tác phẩm múa chuyên nghiệp bao gồm: nhữngtiêu chí nghệ thuật múa, vai trò tác giả và tính chuyên nghiệp của những người làm nghề chuyên nghiệp Sau

đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số yếu tố đã làm nên một tác phẩm múa chuyên nghiệp.

+ Biên đạo múa

Tác phẩm là công trình do các nhà văn hóa, nhà nghệ thuật hoặc nhà khoa học sáng tạo ra Tác phẩmmúa tất yếu là do người làm nghệ thuật múa chuyên nghiệp sáng tạo ra "Chuyên nghiệp" ở đây được hiểu làngười có chuyên môn, chuyên làm một nghề, lấy một việc, một hoạt động làm nghề chính (chuyên nghiệpkhác với nghiệp dư) ở Việt Nam, từ trước tới nay, những người sáng tác múa được gọi là "biên đạo múa" vớinghĩa là người sáng tác và đạo diễn múa Công việc của họ bao gồm từ khâu xây dựng kịch bản, sáng tác,đạo diễn múa, đồng thời là người tổ chức, định hướng cho các thành phần khác như: âm nhạc, mỹ thuật sânkhấu, diễn viên Tất cả những yếu tố đó tạo nên hiệu quả cuối cùng của tác phẩm múa Biên đạo múa làngười chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng cho chất lượng của tác phẩm múa

ở tác phẩm múa chuyên nghiệp, ngoài vai trò chính của biên đạo, còn phải kể đến sự tham gia của nhữngyếu tố khác gồm: kịch bản, âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, diễn viên thực hiện

Trang 14

Biên đạo múa là người dàn dựng và sáng tác trực tiếp ra ngôn ngữ của tác phẩm Là người tổ chức vàđịnh hướng cho các sáng tạo của các thành phần khác (như âm nhạc, mỹ thuật, diễn viên thực hiện ), biênđạo múa phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa các yếu tố với nhau trong một tổng thể thống nhất nhằm tạo ra hiệuquả nghệ thuật cuối cùng của tác phẩm Có thể nói biên đạo múa cũng giống như một "tổng đạo diễn" Nóinhư vậy, không có nghĩa là biên đạo múa được phép áp đặt hoặc hạn chế sức sáng tạo của các tác giả khác.Biên đạo múa chỉ tổ chức, định hướng cho các tác giả để tạo ra sự thống nhất cao về quy mô, phong cách,ngôn ngữ của tác phẩm Từ những định hướng của người biên đạo; nhạc sĩ, họa sĩ, người thiết kế trangphục vẫn độc lập sáng tạo trong chuyên môn riêng của mình Tập thể tác giả này dưới sự chỉ đạo chính củabiên đạo, cùng sáng tạo, cùng xây dựng ngôn ngữ chung cho tác phẩm.

+ Kịch bản múa

Kịch bản múa xuất hiện trước khi có sự tham gia của các yếu tố khác, bởi vì nó là ý tưởng đầu tiên, cơ sởnền tảng cho các sáng tạo tiếp theo, là đường dây xuyên suốt của tác phẩm ở Việt Nam, như trên đã trìnhbày, người biên đạo múa thường là đảm nhiệm cả hai vai trò: viết kịch bản múa và sáng tác ngôn ngữ, độngtác, tạo hình múa Tất nhiên, trong thực tế cũng có những tác phẩm mà kịch bản múa là một tác giả, còn sángtác múa lại là một người khác Điều đó không hề ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm Kịch bản múaquan hệ rất chặt chẽ với biên đạo và chi phối các thành phần khác như: âm nhạc, diễn viên, họa sĩ, ánh sángsân khấu Bởi vì kịch bản múa đã tạo ra nội dung, không gian, thời gian cho tác phẩm Kịch bản múa cónhiều loại, liên quan đến hình thức, thể loại, tính quy mô của tác phẩm ở đây, chúng tôi chỉ phân tích mộtkhái niệm chung đó là kịch bản viết cho sáng tác, dàn dựng tác phẩm múa Kịch bản múa đòi hỏi tính côđọng, điển hình cao Ngôn ngữ biểu đạt mang được hình ảnh, hành động của nhân vật, tuyến phát triển củanhân vật, nhóm nhân vật cũng như toàn bộ tác phẩm Múa là sự chuyển động của các động tác múa, đội hìnhmúa Vì thế, ngôn ngữ biểu hiện trong kịch bản không những làm rõ hành động mà còn giàu hình ảnh, gợicảm xúc với các tác giả (biên đạo, nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên ) trong quá trình sáng tạo, hình thành tác phẩm

Ví dụ, kịch bản văn học cho vở kịch múa Hồ thiên nga (âm nhạc của Traicôpxki) là một vở kịch múa cổ điển

lớn, nổi tiếng trên thế giới Thời lượng của toàn vở diễn ra trên sân khấu trên 2 giờ, nhưng kịch bản của tácphẩm kịch múa này chỉ gồm 3 trang sách khổ nhỏ Khi viết kịch bản múa, tác giả cần nắm vững những đặctrưng của nghệ thuật múa, những đặc trưng cần phải tuân theo những niêm luật mang tính đặc thù của nghệthuật biểu diễn, như tính hành động nhân vật, tính không gian, thời gian, tính ước lệ, các hình thức, thể loạicủa múa Kịch bản múa như một người dẫn đường cho các sáng tạo tiếp theo

+ Âm nhạc

Âm nhạc là bộ phận quan trọng trong cấu tạo một tác phẩm múa Âm nhạc như người bạn đồng hànhvới múa, tạo điều kiện gợi mở cho các sáng tạo ngôn ngữ múa của tác phẩm Trong thực tế, nhiều tác phẩmmúa ra đời, sau một thời gian, có thể khán giả đã lãng quên phần múa, nhưng phần âm nhạc (chất lượngnghệ thuật của âm nhạc) vẫn còn tồn tại trong đời sống khán giả Điều đó cho thấy âm nhạc viết cho múadựa trên nội dung, tinh thần của kịch bản múa, dựa theo định hướng của biên đạo, nhưng sự sáng tạo không

hề bị gò ép, áp đặt mà nó luôn gợi mở cho người nhạc sĩ khám phá, tìm tòi, sáng tạo Nhạc sĩ hoàn toàn chủđộng sáng tạo các nhân vật, hình tượng, trạng thái tình cảm, nội dung, ý tưởng, không gian nghệ thuật, hìnhảnh, v.v bằng ngôn ngữ mang tính đặc thù của mình

Tất cả các điệu múa dân gian, múa chuyên nghiệp tồn tại từ xưa đến nay đều được chuyển động trongkhông gian của âm nhạc, dù ở trạng thái thô sơ nhất là nhịp gõ Xét về hình thức tác phẩm giữa múa và âmnhạc cho thấy có những tên gọi giống nhau: câu nhạc, câu múa, đoạn nhạc, đoạn múa, nhạc kịch, vũ kịch,thơ giao hưởng, thơ múa Như vậy, trong khái niệm "múa" đã bao hàm "nhạc múa" chứ không phải là sự lắpghép vào nhau Đó là mối quan hệ hết sức chặt chẽ, hữu cơ, là sự đồng cảm của hai tác giả âm nhạc và múa.Đối với nghệ thuật múa thì âm nhạc là yếu tố hợp thành không thể thiếu Có người ví "âm nhạc là linh hồn

Trang 15

của múa" Khi cặp tác giả âm nhạc và múa gặp nhau, đồng cảm và thăng hoa trong nghệ thuật, thì người xemkhông còn phân biệt được ranh giới của nó nữa Các động tác như được sinh ra từ âm nhạc, và âm nhạc nhưngười dẫn đường cho múa Và ngược lại, âm nhạc đã góp phần khơi gợi những ý nghĩa ẩn sâu trong động tácmúa Hai yếu tố này khi đã thực sự gắn quyện với nhau, thì cũng là lúc khán giả có được những khoái cảmthẩm mỹ, cảm nhận được ý tưởng sâu xa của tác phẩm Người sáng tác âm nhạc sau khi đã nắm được toàn

bộ ý đồ cũng như những suy nghĩ, những cảm xúc của người sáng tác múa, sẽ bắt đ ầu thể hiện ý tưởng đóbằng âm nhạc trên cái trục chính của kịch bản múa Nhạc sĩ hoàn toàn chủ động sáng tạo thể hiện các nhân vật,trạng thái tình cảm, không gian, ý tưởng của múa bằng âm nhạc mà không hề bị gò bó

Sự phát triển của tác phẩm múa chuyên nghiệp gắn liền với sự phát triển của âm nhạc viết cho múa Để

có một tác phẩm múa chuyên nghiệp ra đời, trong thực tế các tác giả đã áp dụng những phương pháp dàndựng khác nhau Phương pháp dàn dựng được hiểu như là cách tiến hành xây dựng tác phẩm múa Thực tếsáng tác hiện nay đang tồn tại một số phương pháp khác nhau

Sáng tác nhạc trước khi sáng tác múa

Đây là phương pháp sáng tác tương đối phổ cập hiện nay, được áp dụng rộng rãi không những ở ViệtNam mà còn được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới có nền sáng tác múa chuyên nghiệp Nhạc sĩ saukhi tiếp thu được toàn bộ nội dung kịch bản, tinh thần, ý đồ của biên đạo, đã sáng tác bản nhạc làm nền tảngcho ngôn ngữ múa Biên đạo sau khi tiếp thu toàn bộ kết quả sáng tạo của nhạc sĩ, bắt đầu tiến hành côngviệc xây dựng ngôn ngữ múa Nếu như nhạc sĩ đồng cảm với biên đạo khi viết nhạc, thì kết quả của bản nhạc

sẽ là điều kiện thuận lợi đầu tiên cho biên đạo Ngôn ngữ biểu hiện mang tính đặc thù, là âm nhạc đã tácđộng mạnh đến tình cảm, giúp tác giả múa có thêm nhiều những cảm xúc mới mà trước đó chưa xuất hiện.Tuy nhiên, vấn đề này có tính hai mặt Hoặc sẽ rất hay nếu như là bản nhạc viết cho múa đáp ứng được yêucầu, hoặc tác dụng sẽ là ngược lại Một bản nhạc dở sẽ tạo cảm giác bứt rứt, khó chịu cho biên đạo, ảnhhưởng rất lớn đến sáng tạo nghệ thuật Trong thực tế, sau khi nghe nhạc lần đầu, biên đạo gặp phải tình trạngnhư vậy sẽ rất vất vả để ổn định và lấy lại cảm xúc ban đầu của mình Vì thế, nhạc sĩ khi trình bày bản nhạccho biên đạo cần chuẩn bị thật chu đáo Biên đạo ngay từ khi có ý tưởng sáng tác đã chờ đợi, đón nhận "thời

điểm" này Từ một góc độ khác cần thấy rằng kết quả bản nhạc có sự đóng góp của biên đạo múa Sau khi đã

nghe nhạc sĩ trình bày xong toàn bộ bản nhạc (có thể với hai hình thức: băng, đĩa nhạc hoặc nghe trực tiếpdàn nhạc), biên đạo chưa vội làm công việc phân tích âm nhạc, chưa cần quan tâm đến bố cục, câu, đoạn.Trước tiên cần phải nghe hiệu quả tổng thể của toàn bộ bản nhạc, thậm chí nghe nhiều lần, nghe ở nhữngthời điểm khác nhau Theo kinh nghiệm, mỗi lần nghe lại thường xuất hiện những cảm xúc mới Âm thanh,giai điệu đôi khi lại gợi ý cho biên đạo có thêm những cách diễn đạt Do đó, một bản nhạc sau khi viết xongchuyển cho biên đạo múa sẽ rất cần thiết nên nghe tổng thể nhiều lần Tất nhiên bản nhạc đó phải đáp ứngđược yêu cầu, phù hợp nội dung kịch bản văn học và tình cảm của biên đạo Cũng có khi cả bản nhạc phảiviết lại toàn bộ hoặc từng phần, hay đảo lại trật tự những trường hợp như vậy biên đạo múa cần cân nhắccẩn trọng trước khi trao đổi với nhạc sĩ Bởi vì bản nhạc là kết quả lao động của nhạc sĩ, họ cũng có nhữngquan điểm sáng tạo riêng Cho nên việc thay đổi phải thật khách quan và có sức thuyết phục, để làm sao vẫngiữ được sự đồng cảm, "tâm đầu, ý hợp" của "cặp tác giả" trong sáng tạo

Trong thực tế, sáng tác ngôn ngữ múa được bắt đầu từ nốt nhạc đầu tiên cho đến nốt nhạc cuối cùng Đây

là phương pháp thứ nhất Phương pháp này được tiến hành một cách tuần tự Biên đạo múa có thể kiểm tra

và thay đổi những chi tiết theo lôgic của kịch bản văn học và lôgic âm nhạc Cũng có trường hợp biên đạobắt đầu sáng tác từ đoạn cuối của tác phẩm, cách thức này thường ít xảy ra Tuy nhiên, đôi khi lại tạo đượchiệu quả Các tác giả muốn xác định được ngay hình ảnh cuối cùng của tác phẩm, từ đó họ sẽ điều chỉnhnhững phần đầu Nếu như hình ảnh cuối cùng của tác phẩm đã thể hiện được ý đồ sáng tác, gây được ấntượng, đạt hiệu quả nghệ thuật, sẽ giúp cho biên đạo tăng cảm hứng sáng tạo lên Sáng tác là công việc mangtính đặc thù Các tác giả luôn luôn cố gắng tìm ra cách thức biểu hiện mới Vì thế cảm hứng sáng tạo là rất

Trang 16

cần thiết Có những cảm hứng sáng tạo do các tác động của âm nhạc, kịch bản nhưng cũng có những cảmhứng phải chính từ tác giả tạo ra.

Sáng tác múa trước khi sáng tác nhạc

Đây là phương pháp ít được sử dụng Tuy nhiên vấn đề này cần được hiểu không phải biên đạo đã sángtác trọn vẹn toàn bộ ngôn ngữ múa cho tác phẩm, mà anh ta chỉ thiết kế, dàn dựng những phần chính, nhữnghình ảnh chủ đạo Đây là cách mà biên đạo tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Trên cơ sở đó nhạc sĩ hiểu được ý đồcủa biên đạo để tiến hành viết nhạc Phương pháp này cũng có ưu điểm là giúp cho biên đạo thoả mãn sứctưởng tượng của mình, anh ta sáng tạo múa trước khi có âm nhạc Trước khi đồng hành cùng âm nhạc, biênđạo đã thoát ra khỏi không gian âm nhạc, để cho cảm xúc của mình được bộc lộ một cách tự nhiên mà không

bị một tác động khách quan nào gò ép, áp đặt Cách làm này được coi như thể nghiệm ban đầu, đôi khi tạođược hiệu quả cao, bất ngờ Phương pháp này cần thông qua một thao tác nữa đó là sau khi nhạc sĩ viết xongnhạc, biên đạo phải chuyển toàn bộ phần múa đã sáng tác cho khớp với âm nhạc Đây là công việc tương đốiphức tạp, nhưng đó là phương pháp phát huy được năng lực sáng tạo của các tác giả biên đạo và nhạc sĩ Tuynhiên, đây là cách làm không được phổ cập Thông thường với các biên đạo có tay nghề cao mới sử dụngphương pháp này

Biên đạo và nhạc sĩ đồng thời sáng tác

Đây là phương pháp rất ít thấy và khó thực hiện trong thực tế Hai tác giả vừa sáng tác vừa tự điều chỉnhcho phù hợp với nhau Tuy nhiên phương pháp này sẽ hạn chế sức sáng tạo của mỗi người Trường hợpthường xảy ra do yêu cầu của đơn vị nghệ thuật cần hoàn thành gấp tác phẩm Dù thế, đôi khi trong tác phẩmcũng có những chỗ "bứt phá" Hai tác giả vừa sáng tạo, vừa "kiểm soát" lẫn nhau, vừa góp ý, bổ sung kịpthời cho nhau Theo kinh nghiệm của chúng tôi, cách làm như vậy hầu như hiệu quả nghệ thuật rất thấp.Biên đạo và nhạc sĩ đã dùng lý trí để xây dựng tác phẩm nhiều hơn là phần cảm xúc nghệ thuật

+ Diễn viên

Diễn viên khi biểu diễn tác phẩm trên sân khấu, là tín hiệu cuối cùng được chuyển tới khán giả Đến giaiđoạn này, người diễn viên (nghệ sĩ biểu diễn) chi phối sự thành bại của tác phẩm Nếu biên đạo múa là ngườilàm nghề chuyên nghiệp, thì người diễn viên cũng phải thể hiện được tính chuyên nghiệp Trong tác phẩmmúa chuyên nghiệp bên cạnh những tác giả chuyên nghiệp (biên đạo, nhạc sĩ, họa sĩ ) phải có diễn viênchuyên nghiệp Họ là người thể hiện toàn bộ ý đồ của tác giả Một diễn viên có trình độ chuyên môn cao, kỹthuật tốt thì hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm càng cao, giá trị tác phẩm càng lớn Đó là điều mà nhóm tácgiả, đặc biệt là biên đạo luôn mong muốn và cố gắng lựa chọn người thể hiện cho tác phẩm của mình Họphải căn cứ vào nội dung kịch bản và năng lực của người diễn để lựa chọn diễn viên thực hiện Có diễn viênmạnh ở chất trữ tình; diễn viên khác lại mạnh ở chất anh hùng; lại có người thường phù hợp với những vaihài hước Biên đạo múa cần biết khai thác triệt để kỹ thuật, kỹ xảo và tố chất của diễn viên, bởi vì họ lànhững người tiếp tục sáng tạo, góp phần quan trọng trong việc nâng chất lượng nghệ thuật của tác phẩm

+ Thiết kế mỹ thuật

Đây là một thành phần không thể thiếu được đối với một tác phẩm múa chuyên nghiệp Vai trò của ngườihọa sĩ thiết kế sân khấu, người chịu trách nhiệm về ánh sáng, về trang phục cũng bình đẳng và cùng tham giasáng tạo như các tác giả biên đạo, nhạc sĩ Nghệ thuật múa có tính đặc thù riêng, vì thế các tác giả cần nắm

rõ những đặc điểm của nghệ thuật múa cũng như yêu cầu của kịch bản, yêu cầu của biên đạo (người chủ trì)

để cùng sáng tạo Ví dụ, thiết kế trang phục cho diễn viên múa không giống như trang phục diễn viên củacác loại hình nghệ thuật khác Ngoài yêu cầu khắc họa rõ nhân vật, yêu cầu về tính thẩm mỹ, trang phục múacũng cần tạo điều kiện cho người diễn viên hoạt động trên sân khấu một cách dễ dàng Bởi vì phương tiệnbiểu hiện của múa chính bằng cơ thể con người với các động tác kỹ thuật: quay, nhảy, đá, lắc, xoạc, thậm chí

cả nhào lộn ở Việt Nam, ngành múa đã phát triển mạnh trong nhiều năm qua Nếu tính riêng các nhà hát,

Trang 17

đoàn nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp đã có trên một trăm đơn vị Vì thế thiết kế trang phục cho cáctác phẩm múa là một nhu cầu rất lớn Đã có một đội ngũ thợ may trang phục chuyên nghiệp cho nghề múa.Vai trò của họ rất quan trọng đối với kết quả chung của tác phẩm Thậm chí, ở nhiều tác phẩm có quy môtương đối lớn khi biểu diễn trước khán giả thì bên cạnh việc giới thiệu tên các tác giả biên đạo, nhạc sĩ,người ta còn giới thiệu cả tính danh người thợ may trang phục biểu diễn Tác giả thiết kế trang phục, bài trísân khấu cũng cần nắm được tính đặc thù của nghệ thuật múa Khác với sân khấu kịch nói, tuồng, chèo, cảilương, v.v , việc bài trí cho sân khấu múa phải tạo ra một không gian rộng, tận dụng tối đa diện tích sânkhấu cho diễn viên hoạt động Xem một điệu múa có nghĩa là xem sự chuyển động của hàng loạt các độngtác, tạo hình khác nhau với các tuyến chuyển động đa dạng từ đơn giản đến phức tạp Do đó, bài trí sânkhấu cho múa cần phải nắm được yêu cầu, tính đặc thù để phát huy được kỹ thuật, sức biểu hiện của tácphẩm Nói một cách khác là phải có "đất" cho múa Cũng như trang phục và thiết kế sân khấu, nghệ thuậtánh sáng cho múa cũng có những đặc điểm riêng ánh sáng phải thay đổi và chuyển động, bám sát kịp thờimọi di chuyển của diễn viên, thể hiện các trạng thái tình cảm của múa cũng như âm nhạc Các thành phầnthiết kế trang phục, bài trí sân khấu, ánh sáng sân khấu phải phối hợp đồng bộ và có tính chuyên môn cao,tính chuyên nghiệp cao.

Từ những trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạnđưa ra khái niệm thế nào là tác phẩm múa chuyên nghiệp như sau:

Tác phẩm múa chuyên nghiệp là tác phẩm được biên đạo và các tác giả chuyên nghiệp cùng tham giasáng tạo, lấy chất lượng nghệ thuật làm mục tiêu sáng tác Tác phẩm phải thể hiện được yêu cầu về nội dung,

bố cục hợp lý, có sáng tạo mới, được dàn dựng và biểu diễn theo yêu cầu của đơn vị nghệ thuật chuyênnghiệp

Tiêu chí tác phẩm múa chuyên nghiệp là cơ sở để đánh giá, xác định chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.Chất lượng tác phẩm được thể hiện qua hai yếu tố: Nội dung tư tưởng và hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm.Tính chuyên nghiệp biểu hiện ở chất lượng cao trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật tác phẩm,trong bố cục, cấu trúc, tạo hình, ngôn ngữ múa Dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, tác phẩm múa chuyên nghiệpcần phản ánh được vai trò sáng tạo của cá nhân biên đạo, những tìm tòi, khám phá mới, cho dù ở những mức

độ khác nhau

Việc xây dựng một khái niệm thật rõ ràng, đầy đủ và hoàn thiện rất quan trọng đối với việc tổng kết,phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển của múa chuyên nghiệp Việt Nam Khi nêu khái niệm tácphẩm múa chuyên nghiệp với những tiêu chí được xác định, chắc chắn sẽ có câu hỏi, vậy tác phẩm múacung đình có phải là múa chuyên nghiệp hay không? Chúng tôi cho rằng múa cung đình mang nhiều yếu tốchuyên nghiệp Đó là người sáng tác, người biểu diễn đều là người làm chuyên nghiệp và làm theo yêu cầu.Nhưng điều khác nhau cơ bản giữa tác phẩm múa chuyên nghiệp và múa cung đình đó là đối tượng sáng tác

và đối tượng phục vụ Nếu như múa cung đình chỉ phục vụ cho vua quan thì ở múa chuyên nghiệp, đối tượngsáng tác và đối tượng phục vụ là đông đảo quần chúng nhân dân Mặc dù múa cung đình có quy cách, kỹthuật, kết cấu chuyên nghiệp và cũng có môi trường trình diễn ổn định, có yếu tố chuyên nghiệp và tínhchuyên nghiệp, nhưng múa cung đình và tác phẩm múa chuyên nghiệp mang mục đích khác nhau, giá trị sửdụng khác nhau Múa cung đình ở Việt Nam chỉ có ở cộng đồng người Việt và người Chăm là được định

hình rõ rệt (ví dụ như Vũ nữ Trà Kiệu của người Chăm, múa tứ linh, lục cúng của người Việt, v.v )

Như vậy, múa dân gian và múa chuyên nghiệp ngoài những đặc điểm giống nhau, còn có những điểmkhác nhau, đó là:

- Múa dân gian là sáng tác tập thể, còn múa chuyên nghiệp là sản phẩm sáng tạo của một cá nhân

Trang 18

- Môi trường tồn tại và phát triển của múa dân gian là trong sinh hoạt văn hoá dân gian, còn môi trườngtồn tại và phát triển của múa chuyên nghiệp là trong các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp.

- Múa dân gian do nhân dân sáng tạo nên, họ chính là người biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật Múachuyên nghiệp lấy đối tượng quần chúng nhân dân làm đối tượng sáng tác và phục vụ

- Múa dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác, còn múa chuyên nghiệp ''tuổi đời'' dài hay ngắnphụ thuộc vào chất lượng nghệ thuật của tác phẩm

2 Ngôn ngữ tác phẩm múa

Ngôn ngữ tác phẩm bao gồm những sáng tạo của ngôn ngữ múa, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, trangphục, đạo cụ hay nói một cách khác, đó là kết quả sáng tạo của toàn bộ các thành tố nghệ thuật được thểhiện thông qua sự trình diễn của người nghệ sĩ

Trong ngôn ngữ tác phẩm, ngôn ngữ múa là dòng chủ lưu tạo ra diện mạo, chất lượng của tác phẩm Việcsáng tạo ngôn ngữ múa trong tác phẩm là công việc của biên đạo Đây là sự sáng tạo cá nhân Các thànhphần nghệ thuật tham gia ở mức độ khác nhau nhưng đều phát huy sự sáng tạo của mình Những sáng tạocủa các thành phần nghệ thuật là những sáng tạo mang tính đặc thù Do xuất phát điểm của các sáng tạo đềubắt nguồn từ nội dung, tinh thần của kịch bản múa, tuy các thành phần nghệ thuật có khác nhau về ngôn ngữbiểu hiện nhưng phải thống nhất lấy nội dung, phong cách nghệ thuật làm định hướng cho các sáng tạo.Trong quá trình sáng tạo, vai trò biên đạo là vai trò chính, là người tổ chức, định hướng và là người điềuchỉnh các sáng tạo khác trong tác phẩm múa Do đó, khi các tác giả bắt đầu thực hiện công việc sáng tạo

theo chuyên môn riêng, chính là lúc họ đã thống nhất với nhau những nguyên tắc sáng tạo

Do ngôn ngữ múa là yếu tố chính, yếu tố chủ đạo trong ngôn ngữ tác phẩm múa, có vai trò quyết định giátrị, chất lượng của tác phẩm, nên sau đây chúng tôi sẽ đi sâu phân tích yếu tố này:

Ngôn ngữ múa là sự phối hợp các chuyển động của đầu, mình, chân, tay một cách nghệ thuật mang tínhthẩm mỹ, tính tạo hình Sự chuyển động đó nằm trong nhịp điệu, tiết tấu, những động tác múa được pháttriển trên các tuyến, đội hình của sân khấu, ngôn ngữ múa trong tác phẩm múa phải thể hiện được tính chất,quy luật, đặc trưng của nghệ thuật múa Đồng thời phải phối hợp một cách hợp lý các yếu tố nghệ thuật khácnhư: âm nhạc, mỹ thuật, trang phục Ngôn ngữ múa phải phục vụ cho nội dung, tư tưởng của tác phẩm, làthành phần quan trọng nhất trong tác phẩm múa Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì nghệ thuật múa là nghệthuật tổng hợp bao gồm một số thành tố nghệ thuật khác như đã nêu ở trên Ngôn ngữ múa phải thể hiệnđược bản sắc dân tộc

Mỗi một dân tộc có ngôn ngữ khác nhau Trên nguyên tắc đó, ngôn ngữ múa cũng mang bản sắc khácnhau Nguyên nhân sự khác nhau đó do hoàn cảnh địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử của từng dântộc, từng khu vực quy định

Ngôn ngữ múa là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của biên đạo Xuất phát từ ý tưởng, nội dung tác phẩm,tính cách nhân vật, biên đạo xây dựng ngôn ngữ múa Ngôn ngữ múa có quan hệ chặt chẽ, luôn gắn liền vớituyến, đội hình múa và âm nhạc Tuyến, đội hình múa và âm nhạc là nền tảng cho ngôn ngữ múa chuyểnđộng và phát triển Bộ ba đó phải được thống nhất trong một cấu trúc hợp lý, tạo nên một ngôn ngữ chungmang tính thẩm mỹ cao nhằm thể hiện ý đồ tác phẩm Ngôn ngữ múa phải phù hợp với tính chất, ngôn ngữ

âm nhạc Đây là vấn đề mang tính chuyên môn cao Trong thực tế có không ít tác phẩm có mâu thuẫn giữamúa và âm nhạc Sự mâu thuẫn mà chúng tôi muốn nói thường xảy ra ở tính chất, tiết tấu, cường độ, sắc thái

âm nhạc Để thực hiện tốt sự phối hợp giữa các yếu tố vừa nêu, tạo nên sức biểu hiện sâu sắc, cần có tài năngcủa các tác giả

Có những trường hợp khi biên đạo xây dựng ngôn ngữ tác phẩm dựa trên cơ sở chất liệu múa dân giandân tộc Thái, nhưng bản nhạc lại mang tinh thần, tính chất âm nhạc dân gian của một dân tộc khác, như

Trang 19

người Dao chẳng hạn Kết quả đó phản ánh sự không nhất quán giữa các tác giả với nhau Điều đó thể hiệnkiến thức và trách nhiệm của tác giả đối với tác phẩm

Tác phẩm múa Trăng thề của NSƯT Minh Thông có nhiều tổ hợp động tác được thiết kế cầu kỳ, đẹp, hấp

dẫn Tác giả đã sử dụng chất liệu múa tuồng làm cơ sở để xây dựng ngôn ngữ múa Biên đạo xử lý mối quan

hệ giữa múa và âm nhạc tỏ ra rất hợp lý, đặc biệt là cường độ, trường độ và những cao trào âm nhạc tương

ứng với cao trào của múa Tuy nhiên tính chất âm nhạc lại mang màu sắc của âm nhạc dân gian Trung Quốc Đối với những khán giả không hiểu biết rộng về âm nhạc, họ có thể chấp nhận Nhưng đối với khán

giả sành nhạc, họ cảm nhận được ngay sự lẫn lộn của các tác giả trong quá trình thể hiện tác phẩm Hiệntượng này chúng tôi không đặt thành vấn đề trách nhiệm của tác giả, mà chỉ coi đó như là một "tai nạn'' nghềnghiệp Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, giữ đúng bản sắc dân tộc là một nguyên tắc mang tính bấtbiến Do đó ngay từ khi xây dựng ngôn ngữ múa, các biên đạo cần hết sức thận trọng trong quá trình phốihợp với các thành tố khác trong tác phẩm

NSND Đặng Hùng có ý kiến về ngôn ngữ múa như sau: "Sự biểu hiện của ngôn ngữ múa phản ánh tìnhcảm, tâm lý, nguyện vọng của dân tộc, cho nên mỗi dân tộc đều có cách biểu hiện trong ngôn ngữ khônggiống nhau'' ý kiến của NSND Đặng Hùng cơ bản là tương đồng với ý kiến của chúng tôi Phát hiện những

đặc điểm khác nhau giữa ngôn ngữ múa các dân tộc để xây dựng tác phẩm mới, chính là bước đầu đã xác

định được bản sắc dân tộc của tác phẩm

Từ thực trạng như vậy, có một yêu cầu đặt ra đối với tác giả múa Đó là khi xây dựng một tác phẩm mớicần phải nghiên cứu lịch sử và nghệ thuật múa các dân tộc một cách sâu sắc, có trách nhiệm Cơ sở ban đầu,chất liệu ban đầu của tác phẩm phải phản ánh trung thực, khách quan bản chất vốn có của dân tộc ấy Nếu saingay từ đầu khi xây dựng ngôn ngữ động tác múa thì ngôn ngữ của tác phẩm cũng sẽ sai lầm Vì thế cầnphải nắm vững đặc trưng ngôn ngữ múa của từng dân tộc, phân biệt được những đặc điểm khác nhau trongphong cách, ngôn ngữ động tác múa dân gian giữa các dân tộc

3 Môi trường của tác phẩm múa chuyên nghiệp

Một trong những tiêu chí hết sức quan trọng, thậm chí có vai trò quyết định sự tồn tại của tác phẩm đó làmôi trường của tác phẩm Môi trường của tác phẩm múa chuyên nghiệp trước hết là các đơn vị nghệ thuật camúa nhạc chuyên nghiệp Đây là nơi tác phẩm múa được thai nghén, được định hình và được dàn dựng.Tháng 3 năm 1951, từ Đội Tuyên văn của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, qua thực tiễnhoạt động đã được Nhà nước và quân đội quyết định thành lập Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị Đây là đơn

vị nghệ thuật chuyên nghiệp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Cũng trong năm đó, đơn vịnghệ thuật chuyên nghiệp thứ hai được thành lập là "Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương", có nghĩa là bắtđầu từ năm 1951 chúng ta đã có những con người, những tổ chức được hưởng lương cũng như các chế độkhác để làm nghề chuyên nghiệp Trải qua già nửa thế kỷ, cho đến nay hai đơn vị nghệ thuật trên vẫn là haiđơn vị lớn tiêu biểu, đại diện cho quốc gia và quân đội Từ dẫn chứng trên, quan điểm của chúng tôi chorằng "Tác phẩm múa chuyên nghiệp" phải nằm trong một "Đơn vị ca múa nhạc chuyên nghiệp" Bởi vì đó làmôi trường đầu tiên tạo cho tác phẩm ra đời, đồng thời nuôi dưỡng, phát huy tác phẩm bằng những điều kiệnmang tính chuyên nghiệp Có thể xem thêm một ví dụ nữa: Nhiều năm trở lại đây, Hội Nghệ sĩ Múa ViệtNam khi xét tài trợ cho các tác giả sáng tác múa đã đưa ra nhiều tiêu chí mà một trong số những tiêu chí đólà: đối tượng xét tài trợ phải là biên đạo chuyên nghiệp, tác phẩm được dàn dựng và biểu diễn tại một đơn vịnghệ thuật chuyên nghiệp Chúng tôi cũng cho rằng để có một tác phẩm múa chuyên nghiệp, thì tác giảchuyên nghiệp, đơn vị chuyên nghiệp phải trở thành tiêu chuẩn, nguyên tắc để xem xét

Với hơn 100 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp trên địa bàn toàn quốc, hằng năm, nếu chỉtính đơn giản sẽ có khoảng trên 100 chương trình ca múa nhạc tổng hợp được dàn dựng Mỗi chương trình

Trang 20

tối thiểu sẽ có 4 tác phẩm múa Lấy số liệu đó nhân với trên 100 đơn vị, chúng ta sẽ có hơn 400 tác phẩmmúa mới được dàn dựng trong một năm Đó là con số không nhỏ Chưa kể các trường đại học, cao đẳng,trung cấp văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa - Thông tin hoặc các tỉnh quản lý, những đơn vị này hằng nămđều có đóng góp cho ngành nhiều tác phẩm múa mới Vấn đề đặt ra là với số lượng đó thì nội dung tác phẩm

có giống nhau hay không? Qua khảo sát nghiên cứu chúng tôi thấy rằng đó không phải là điều đáng lo ngại.Bởi lẽ các đoàn nghệ thuật được phân bố đều trên địa bàn toàn quốc Hầu như các tỉnh thành đều có đoàn camúa nhạc chuyên nghiệp Dưới sự lãnh đạo của Đảng, định hướng xây dựng và phát triển nghệ thuật của cácđơn vị đều căn cứ vào đường lối văn hóa văn nghệ "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc" Đó là mục tiêu chung của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên địa bàn toàn quốc Một trongnhững nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đó là: "Kế thừa và phát huy truyền thống vănhóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong cả nước, khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc ViệtNam" Đối với tác phẩm múa chuyên nghiệp, việc tìm ra dấu vết, sự ảnh hưởng của múa dân gian trong cáctác phẩm để từ đó có những tổng kết, đánh giá, phân loại, đồng thời cố gắng xây dựng được một phươngpháp sáng tác múa dân gian, dân tộc là một nhiệm vụ trọng tâm của đề tài ở đây chúng tôi không đi sâuphân tích nội dung này Nhưng nền tảng tư tưởng tư duy sáng tạo của tác giả phải được xác định rõ trong quátrình xây dựng tác phẩm Với ý nghĩa đó, để có một tác phẩm múa chuyên nghiệp thì bản thân người biênđạo và cuối cùng là tác phẩm phải thể hiện được trách nhiệm công dân, đồng thời trả lời được câu hỏi "tácphẩm phản ánh cái gì?" và "phục vụ cho ai?" Từ đó suy ra với một tác phẩm thì đối tượng phục vụ phảiđược xác định rõ ràng Theo quan điểm của chúng tôi, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xâydựng tác phẩm múa

Đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp là môi trường phản ánh nghệ thuật múa chuyên nghiệp Chúng tôi xinnêu một ví dụ như thành phố Hà Nội có tới 15 đơn vị nghệ thuật trong đó có chuyên ngành múa như:

- Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam

- Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

- Nhà hát Thăng Long

- Nhà hát Tuổi Trẻ

- Nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương

- Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh

- Trường Cao đẳng Múa Việt Nam

- Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội)

- Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội

- Đoàn Ca múa Quân đội

- Đoàn Nghệ thuật Quân khu II

- Đoàn Nghệ thuật quân chủng Phòng không - Không quân

- Đoàn Nghệ thuật Bộ đội Biên phòng

- Đoàn Nghệ thuật Công an nhân dân

- Đoàn Nghệ thuật Binh chủng Tăng thiết giáp

Mỗi đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp đều cố gắng xây dựng cho mình một phong cách nghệthuật riêng Chính điều đó đã chi phối và định hướng cho các tác giả trong sáng tạo nghệ thuật Như vậy, liênquan đến tác phẩm múa chuyên nghiệp, đó là đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp Các đơn vịnghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp được phân bố rộng rãi trên địa bàn toàn quốc Chính từ sự phân bố đó

đã tạo ra màu sắc văn hóa vùng, miền khác nhau Trên nền tảng chính trị chung của cả nước, từng địa

Trang 21

phương có đặc điểm riêng được phản ánh trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đó là những đềtài phong phú đa dạng cho sáng tác chuyên nghiệp Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi tộc người đều cótruyền thống và bản sắc múa riêng Các lãnh đạo, chỉ đạo nghệ thuật ở đơn vị đều nắm rõ những yếu tố này

và để chỉ đạo cho các tác giả trong xây dựng tác phẩm cũng như chương trình nghệ thuật Từ đó đã nảy sinh

ra mối quan hệ giữa tác giả (biên đạo) với lãnh đạo, chỉ đạo nghệ thuật Như vậy, các đoàn nghệ thuậtchuyên nghiệp mà đại diện là lãnh đạo, chỉ đạo là "người đặt hàng" và biên đạo là người thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên, bên cạnh các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp thì môi trường của tác phẩm múachuyên nghiệp còn là và chủ yếu là những buổi biểu diễn mà ở đó khán giả đến để thoả mãn nhu cầu thẩm

mỹ, giải trí Thậm chí sẽ không quá lời khi cho rằng những buổi diễn còn quan trọng hơn cả các đoàn nghệthuật nếu xét ở phương diện môi trường của tác phẩm Bởi vì, mức độ yêu thích của khán giả, sự khen chêcủa khán giả (thể hiện qua thái độ xem biểu diễn, thể hiện qua những tràng vỗ tay và thể hiện ở số lượng vébán được) sẽ quyết định số phận của tác phẩm Một tác phẩm dù được giới chuyên môn đánh giá cao đếnđâu mà không được quần chúng đón nhận, không có chỗ đứng trong lòng khán giả thì không thể tồn tại lâudài được Do vậy, mọi nỗ lực của cả một ê kíp từ tác giả kịch bản, biên đạo, diễn viên đến dàn nhạc, ngườihoá trang nói cho cùng, đều nhằm mục đích tối thượng và cuối cùng là phục vụ người xem

4 Khái quát quá trình hình thành và phát triển múa chuyên nghiệp Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch HồChí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhưngthực dân Pháp chưa chịu từ bỏ dã tâm, chúng tiếp tục đưa quân xâm lược nước ta lần nữa Ngày 23 tháng 9năm 1945, Pháp gây chiến ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh cướp nước ta lần thứ hai Ngày 19 tháng 12năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến Trong không khí hào hùng của cách mạngvang lên những bài ca: "Là trang nam nhi quyết chiến nơi sa trường ", "Hà Nội cháy khói loang ngập trời,

Hà Nội vùng đứng lên ", v.v Đó là những sáng tác đầu tiên của các nghệ sĩ - chiến sĩ Những người vừachiến đấu vừa sáng tác, sáng tác để phục vụ kháng chiến Hoạt động của văn nghệ sĩ cũng là một hướng tiếncông, một mặt trận mà cây bút, cây đàn cũng thành vũ khí lợi hại trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng ta khi đó đã viết: "Văn hóa cũng là một mặt trận đấu tranhcủa dân tộc ta"

"Văn nghệ sĩ - chiến sĩ" đã cùng với quân dân cả nước chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tìm tòi,sáng tạo các loại hình văn học, nghệ thuật phục vụ kháng chiến như sách, báo, thông tin tuyên truyền, âmnhạc, hội họa, biểu diễn ca - múa - kịch - thơ Với hình thức tự biên, tự diễn, đặc biệt là những tiết mục múacòn hết sức mộc mạc, đơn giản Hầu như mới chỉ minh họa lại những gì mà trong cuộc sống vốn có, miễn là

cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước, giết giặc lập công ở tiền tuyến, tăng gia sản xuất ở địa phương, dốc lòng,dốc sức chi viện cho phía trước đánh thắng thực dân Pháp

Sau Chiến dịch Biên giới năm 1950, các đại đoàn chủ lực 312, 320, 316, 304 lần lượt ra đời Cuộc kháng

chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuyển sang giai đoạnmới Lúc này nhu cầu văn hóa tinh thần của bộ đội cũng đòi hỏi có bước phát triển về chất do đó các đạiđoàn đều được thành lập đội tuyên văn

Đội tuyên văn được hình thành từ những cán bộ, chiến sĩ yêu thích nghệ thuật, có khả năng và năng khiếunhất định về văn học ở các phân đội xung kích, trợ chiến và các binh chủng bảo đảm Tuyên văn Đại đoàn 308lúc đó có Lương Ngọc Trác, Đào Hồng Cẩm, Trần Chất, Vũ Hướng, Nguyễn Hoán, Phùng Đệ và một số ngườikhác; Đại đoàn 320 có Khắc Tuế, Kim Ngọc, Trần Ngọc Xương, Kim Tiến, v.v Đại đoàn 316 có PhạmTuấn, Lê Doãn Khôi ; 304 có Trọng Mai, Đoàn Thiều Đây là những nghệ sĩ đầu tiên, (nghệ sĩ - chiến sĩ)đúng nghĩa là vừa chiến đấu vừa làm công tác văn nghệ Một số tên tuổi của những người tham gia công tác

Trang 22

"văn nghệ" trong các đội tuyên văn nay đã trở thành chuyên gia đầu ngành của nghệ thuật ca múa nhạcchuyên nghiệp, những tổ chức và hoạt động trên đây chính là nền tảng, cơ sở đầu tiên cho các tổ chức vàhoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp ở các giai đoạn tiếp theo.

Nếu căn cứ vào khái niệm thế nào là "tác phẩm múa chuyên nghiệp" để đối chiếu thì mốc lịch sử của vấn

đề sẽ được bắt đầu từ năm 1951 Năm 1951 là thời điểm đơn vị nghệ thuật đầu tiên được thành lập Tiêu chítác phẩm múa chuyên nghiệp được xác định đó là tác phẩm phải được dàn dựng và được biểu diễn tại mộtđơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Nhìn lại tiến trình phát triển của nghệ thuật múa Việt Nam, và để minh họathêm cho sự ra đời của nghệ thuật múa chuyên nghiệp (đó là môi trường hình thành tác phẩm múa chuyênnghiệp), chúng tôi thấy rằng, cần phải phân tích làm rõ hoàn cảnh ra đời của nghệ thuật ca múa nhạc chuyênnghiệp Căn cứ vào tiến trình lịch sử, múa chuyên nghiệp Việt Nam đã đi qua các chặng đường sau:

1) Giai đoạn 1951 - 1954

2) Giai đoạn 1954 - 1964

3) Giai đoạn 1964 - 1975

4) Giai đoạn 1975 đến nay

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta chủ yếu dựa vào mốc lịch sử để tái dựng quá trình hình thành vàphát triển của ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam Qua nghiên cứu, phân tích, chúng ta nhận thấy: nhiệm

vụ, đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử đã liên quan không ít và có tác động không nhỏ đối với sự vận độngcủa văn hoá, văn nghệ nói chung và nghệ thuật múa - ngành múa nói riêng Mỗi giai đoạn lịch sử là mộtchặng đường phát triển của ngành múa với những đặc trưng riêng, diện mạo riêng, sắc thái riêng Các đơn vịnghệ thuật cũng như các tác giả biên đạo đã ý thức xây dựng tác phẩm với quy mô, nội dung, hình thức,nhằm đáp ứng điều kiện thực tế và yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử Suy cho cùng, sự phát triển của múachuyên nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài quỹ đạo của lịch sử

+ Giai đoạn 1951 - 1954

Sau thắng lợi to lớn của ta trong Chiến dịch Biên giới năm 1950, cục diện chiến tranh ở Đông Dươngthay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho thực dân Pháp Quân và dân ta càng thêm phấn khởi, tin tưởngvào thắng lợi cuối cùng Từ tiền tuyến đến hậu phương và vùng địch tạm chiếm, chiến tranh du kích pháttriển mạnh mẽ, rộng khắp tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực mở các chiến dịch lớn, dài ngày để tiêu diệt lựclượng cơ động, tinh nhuệ của Pháp, buộc chúng rơi vào thế bị động, lập đồn trú để giữ đất, giữ dân hoặchành quân để càn quét, giải tỏa vùng giáp ranh để đảm bảo an toàn cho hậu phương và những địa bàn chiếnlược của chúng, hy vọng từ đó có thể làm xoay chuyển tình thế, đẩy ta vào sai lầm thất bại Cuộc chiến đấugiữa ta và địch ngày càng trở nên khốc liệt hơn Thực tế đó đòi hỏi ta phải tăng cường sức mạnh về mọi mặt.Trong đó vai trò của công tác chính trị tư tưởng rất quan trọng, cần phải nâng cao cả về mặt chất lượng nộidung cũng như hình thức phương pháp hoạt động mới đáp ứng kịp yêu cầu tác chiến chiến dịch quy mô ngàycàng lớn Để phục vụ kịp thời yêu cầu đó, về mọi hoạt động văn hóa tinh thần, Tổng quân ủy giao cho Tổngcục Chính trị thành lập Tổng đội Văn công, làm nhiệm vụ xung kích trong tuyên truyền cổ vũ bộ đội, dâncông và nhân dân bằng hình thức văn nghệ hóa

"Ngày 15 tháng 3 năm 1951, Tổng đội Văn công Tổng cục Chính trị đã chính thức thành lập tại một địađiểm thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nằm trong căn cứ kháng chiến Việt Bắc" Đây là đơn vị ca múanhạc chuyên nghiệp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngay từ khi mới thành lập, đơn vị

này đã xây dựng được những tác phẩm múa đầu tiên: múa Đếm sao, Múa ba người (Tổ ta thi đua), múa Vui

lá reo, múa Bà Chu cho trứng, Bất li khai Đảng Cộng sản, Nông tác vũ (phỏng tác theo tác phẩm của Trung

Quốc), v.v

Trang 23

Cùng trong thời gian năm 1951, Đoàn Ca múa nhân dân Trung ương được thành lập và đã đóng góp cho

ngành múa Việt Nam còn non trẻ những điệu múa: Chiến thắng Tây Bắc (biên đạo Thái Ly), múa Nón đồng bằng, múa quạt, múa nậm (biên đạo Hoàng Châu), múa Trống ngũ lôi (biên đạo Năm Ngũ), múa Vui sản xuất (biên đạo Hoàng Kiên), v.v

Ngoài ra còn có một số tác phẩm khác như: múa Trồng bông dệt vải của Văn Chung, Đón trăng thu của Lâm Tô Lộc, múa Công binh của Ngọc Canh, múa Gia Rai, Ba Na của Nhật Lai, múa Lượn của Minh Hiến,

v.v

Qua những dẫn chứng và phân tích ở trên, chúng tôi muốn xác định sự ra đời của các đơn vị nghệ thuậtchuyên nghiệp; đội ngũ tác giả chuyên nghiệp; đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp Đây là những cơ sở để nóiđến những tác phẩm múa chuyên nghiệp đầu tiên

Về nội dung, các biên đạo thời kỳ này cố gắng bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tác Mục đích của tácphẩm nhằm góp phần tuyên truyền, động viên quân, dân ta đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đếnthắng lợi

Về nghệ thuật, do điều kiện kháng chiến, đội ngũ biên đạo thời kỳ đầu chưa được đào tạo cơ bản, vì thếcác tác phẩm đều trong tình trạng còn đơn giản về cấu trúc, về xây dựng ngôn ngữ múa Với số lượng tácphẩm không nhiều, căn cứ theo hình thức, thể loại của nghệ thuật múa, chúng tôi phân thành hai loại:

1) Loại múa dư hứng;

2) Loại múa sinh hoạt

Loại múa dư hứng bao gồm các tác phẩm mà trong đó các biên đạo sử dụng múa dân gian các dân tộc để

xây dựng nên tác phẩm Ví dụ như: múa Nón đồng bằng, múa nậm, múa quạt, trống ngũ lôi, múa Gia Rai,

Ba Na, múa lượn Một trong những đặc điểm đó là động tác, ngôn ngữ múa của các tác phẩm hầu như còn

ở trạng thái nguyên dạng Họ, những biên đạo đầu tiên vừa công tác, vừa biểu diễn, vừa đi sưu tầm Mặc dù

về mặt tổ chức đều là những đơn vị chuyên nghiệp, nhưng hầu như thế hệ nghệ sĩ đầu tiên phải san bánnhiều Những gì mà các biên đạo sưu tầm được đều phản ánh trong các sáng tạo của mình, có thể nói gầnnhư nguyên dạng, đầy đủ Có lẽ cũng chính từ thực tế đó mà những tác phẩm sáng tác thời kỳ đầu ngoài ýnghĩa biểu diễn phục vụ khán giả, còn có ý nghĩa nữa đó là sưu tầm và lưu giữ được di sản múa dân gian cácdân tộc Nhiều chất liệu, động tác múa trong các tác phẩm cho đến ngày nay có giá trị rất lớn, tạo được giátrị đó là nhờ phương thức biểu diễn Những chất liệu động tác đó nằm trong không gian của tác phẩm Màtác phẩm lại được gìn giữ thông qua các cuộc lưu diễn phục vụ khán giả khắp mọi nơi Hình thức đó làm chomúa dân gian các dân tộc được giới thiệu, phổ cập rộng rãi và cũng nhờ đó mà một số di sản múa của cácdân tộc được hoàn thiện lên trong quá trình biểu diễn và sáng tạo của diễn viên Trong giai đoạn này, côngtác sưu tầm chưa được đặt ra thành một nhiệm vụ đối với ngành múa Do đó, bối cảnh lịch sử của nước ta từnăm 1951 đến năm 1954 là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng Trung tâmcuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra ở vùng núi Bắc Bộ, từ khu vực Việt Bắc đến Tây Bắc Đây là khu vực

có nhiều truyền thống múa dân gian của các dân tộc ít người Như các dân tộc: H’mông, Tày, Nùng, Thái,Dao, Xá Phó, Lô Lô, Hà Nhì, Giáy, Hoa, Khơ Mú Qua công tác tuyên truyền văn hóa, văn nghệ khángchiến bằng công tác biểu diễn nghệ thuật Qua giao lưu tiếp xúc mà các nghệ sĩ múa đã ý thức được việc sửdụng những động tác múa dân gian vào tác phẩm biểu diễn Có thể nói, từ yêu cầu của thực tế cuộc sốngkháng chiến mà giai đoạn này đã xây dựng được quan điểm, đã bước đầu phát triển múa dân gian trong sửdụng quá trình sáng tạo, xây dựng các tác phẩm múa biểu diễn, tác phẩm múa chuyên nghiệp Mặc dù cáchtiến hành còn đơn giản, mộc mạc nhưng có thể nói, hoạt động sáng tác múa giai đoạn này đã góp phần quantrọng trong việc xây dựng quan điểm, phương pháp sáng tác múa dân gian, dân tộc ở các giai đoạn sau.Đồng thời công tác sưu tầm múa dân gian các dân tộc đã được xác định và được đẩy mạnh hơn nhiều trongnhững năm tiếp theo Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đã có rất nhiều đợt công tác của tập thể hoặc cá

Trang 24

nhân đi đến các địa phương, các vùng dân tộc ít người để nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cho ngành múa một

dân tộc

Loại múa thứ hai phổ biến nhất là "múa sinh hoạt" Ví dụ một số tác phẩm như sau: múa Tổ ta thi đua,

Bà Chu cho trứng, Bất ly khai cộng sản, Chiến thắng Tây Bắc, Vui sản xuất, Trồng bông dệt vải, múa Công binh của các tác giả: Hoàng Châu, Lâm Tô Lộc, Lê Ngọc Canh, Văn Chung, Thái Ly Các tác phẩm múa

sáng tác trong thời kỳ này nhằm phản ánh những hình ảnh của cuộc kháng chiến Nhân vật chính thường là

"anh bộ đội", "chị nông dân", thể hiện tình cảm giữa quân và dân, giữa hậu phương với tiền tuyến Nhân vật

và câu chuyện được phản ánh trong các tác phẩm của giai đoạn này rất gần gũi với cuộc sống đời thường vàđơn giản trong cấu trúc tác phẩm, trong phương pháp thể hiện Khi khán giả xem tác phẩm, có thể nhận biếtngay là nhân vật và hành động của nhân vật, hiểu ngay nội dung tác phẩm Ngay cả tên gọi của tác phẩm

cũng rất "thật" ví dụ như: Tổ ta thi đua, hay Trồng bông dệt vải Động tác múa gần như minh họa lại những

gì đã diễn ra trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu Có ý kiến cho rằng phương pháp sáng tác múathời kỳ này mang tính chất kịch câm Dùng động tác kể lại nội dung Hoặc chỉ cách điệu một chút về cường

độ (động tác làm mạnh hơn, rộng dài hơn) và sắc thái, đặc biệt đối với diễn viên khi thể hiện tình cảm củanhân vật cũng cố gắng đẩy lên rất gần với đời thường Mặc dù, xét về phương diện sáng tạo nghệ thuật thì tất

cả các sáng tác của giai đoạn này còn ở trình độ thấp, nhưng cũng mang lại hiệu quả xã hội tốt

Nhìn lại quá trình hoạt động từ ngày thành lập của ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam đến khi kết thúcchiến dịch Điện Biên Phủ, chuẩn bị chuyển sang thời kỳ mới, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệtnhưng các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên được thành lập từ thời kỳ 1951 đến 1954 đã có nhiều đónggóp lớn trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và sưu tầm Với những kết quả bước đầu, đội ngũ này đã tạo nềntảng đầu tiên cho nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

+ Giai đoạn 1954 - 1964

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Đất nướcchuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn này, các đoàn nghệ thuậtchuyên nghiệp tiếp tục được thành lập và từng bước đi vào hoạt động

Đây là một giai đoạn mà ngành múa Việt Nam có những bước phát triển tích cực một cách toàn diện Đặc

biệt trong lĩnh vực sáng tác, có thể nêu một số ví dụ như: múa sạp, múa lượn, múa xoè hoa của Đoàn Ca

múa Tổng cục Chính trị đạt giải thưởng huy chương vàng tại hội diễn toàn quốc chào mừng kỷ niệm lần thứ

10 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1954) Múa mỡi, múa nón, Trở lại Điện Biên của biên đạo Minh Tiến Múa Roong chiêng của Ngọc Minh, Hàn Đức Trọng và Nhật Ninh, Sắc bùa của Đoàn Văn công Liên khu 5 , múa Cướp bông (dân tộc Việt) của biên đạo Hoàng Châu, Những bông hoa đầu xuân (dân tộc H’mông) của biên đạo Minh Hiến, múa Khâu giầy tặng người yêu (dân tộc Lô Lô) của biên

đạo Danh Thân, múa Dưới trăng của biên đạo Ngọc Canh, múa Đàn bướm mừng xuân của biên đạo Danh

Thân, múa Đường về bản em của tập thể diễn viên, múa khèn (dân tộc H’mông) của biên đạo Minh Hiến,

v.v

Vào những thập kỷ sáu mươi của thế kỷ XX, thể loại múa tình tiết đã phát triển tương đối mạnh ở mọiquy mô khác nhau Từ tác phẩm múa ngắn có thời lượng từ 6 đến 10 phút, cho đến những vở kịch múa cóthời lượng tới 2 giờ Nội dung của tác phẩm chủ yếu phản ánh đời sống sinh hoạt, đề tài chiến tranh cách

mạng, thậm chí có tác phẩm dựng theo cốt truyện dân gian Việt Nam Ví dụ: múa Trở lại Điện Biên, Bán kem, Cô gái Mèo và sáu anh du kích - biên đạo Minh Tiến, Mài kiếm dưới trăng - biên đạo Hữu Cương, kịch múa ngắn Bế Văn Đàn - biên đạo Ngọc Canh, Phú Lợi căm thù - biên đạo Danh Thân, Bát cơm Phú Lợi - biên đạo Minh Hiến, Một ông hai bà - biên đạo Đoàn Long Đặc biệt là hai tác phẩm kịch múa lớn Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị và tác phẩm Tấm - Cám của Đoàn Ca múa Nhân dân

Trung ương Đây là hai tác phẩm có quy mô lớn về nội dung, thời lượng, lực lượng diễn viên Ngoài ra

Trang 25

không thể không nhắc đến vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh với nội dung đề cập đến cuộc chiến tranh cách

mạng của nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh dẫn đến thành lập chính quyền Xô Viết công nông năm

1930 NSƯT Hoàng Hà đã tham gia xây dựng vở kịch múa này cho biết:

Sau sáu tháng, vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh đã được hoàn thành với độ dài 1h45 phút gồm 3 màn 7

cảnh Số lượng diễn viên múa tham gia thể hiện gồm trên 60 người Một dàn nhạc hai quản (dàn nhạc giaohưởng) cộng với đội nhạc cổ dân tộc và một dàn hợp xướng 60 người, 320 bộ quần áo khác nhau, 116 loạiđạo cụ, 7 cảnh trang trí lớn theo nội dung vở diễn Có thể quy mô của tổ chức biểu diễn cũng là quy mô lớnnhất cho tới nay đối với sân khấu múa

Đây là một vở kịch múa dàn dựng công phu, được đầu tư lớn về phương tiện và con người Nhìn từ góc

độ văn hóa dân gian, có thể tìm thấy nhiều dấu vết của chất liệu múa dân gian dân tộc trong quá trình xâydựng ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác phẩm Các biên đạo đã tiếp thu, sử dụng và phát triển múa dân giancác dân tộc Sử dụng múa dân gian trong nhiều tình huống, trạng thái, tính cách nhân vật và được coi nhưmôtip chủ đạo, từ đó tiếp tục sáng tạo, tiếp tục phát triển, xử lý các tình huống, các mối quan hệ trong quátrình diễn biến nội dung, diễn biến tâm trạng, diễn biến hành động của nhân vật, v.v

Phần trên chúng tôi đã xác định tiêu chí của tácphẩm múa chuyên nghiệp, trong đó có các yếu tố: Kịch bản, âm nhạc, diễn viên, mỹ thuật Đó là nhữngthành phần rất quan trọng, là nhóm tác giả đồng sáng tạo, đồng thời chịu trách nhiệm trước chất lượng nghệthuật của tác phẩm Họ là những tác giả chuyên nghiệp, có nghiệp vụ chuyên môn

Tác phẩm kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh là một trong rất ít tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật múa Việt

Nam Tháng 9 năm 2000, sau 40 năm, tác phẩm đã nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh Trở lại vấn đề lịch

sử của vở kịch múa, năm 1962, tại hội diễn toàn quốc lần thứ hai, kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh được trao

tặng 6 huy chương vàng cho các bộ môn: kịch bản, đạo diễn, âm nhạc, ánh sáng, phục trang và vai chính là

nữ diễn viên Thanh Nga Với giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác phẩm và các giải thưởng huy chương vàngcho các tác giả, có thể nhận thấy sự đồng bộ về chất lượng nghệ thuật được phản ánh rất rõ trong tác phẩm.Hay nói một cách khác là, các bộ phận cấu thành của tác phẩm đều đạt hiệu quả cao và như thế tính chuyênnghiệp càng thể hiện ở mức độ cao

Tác phẩm thứ hai trong giai đoạn này cũng được giải thưởng Hồ Chí Minh đó là vở kịch múa dài Tấm Cám Nếu kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng thì kịch múa Tấm Cám đi vào đề tài dân gian Các tác giả đã căn cứ vào tính đặc thù của nghệ thuật múa, trên cơ sở truyện cổ tích dân gian Tấm Cám để xây dựng nên tác phẩm kịch múa.

Ngoài hai tác phẩm kịch múa trên còn một tác phẩm kịch múa cần được nhắc tới trong giai đoạn này đó

là kịch múa Bả Khó Kịch múa Bả Khó được chuyển thể từ truyện cổ tích của dân tộc Thái: "Chuyện kể về

một anh chàng nghèo do làm ăn chăm chỉ nên may mắn gặp được nàng tiên ốc Từ khi đổi đời cũng là lúctính tình chàng thay đổi: Lười biếng và ham làm giàu bằng việc phũ phàng đem cả chiếc khăn thổ cẩm quýgiá, mà nàng tiên ốc đã dệt nên bằng cả tính mạng của đời mình, để rồi chạy theo những tên lái buôn - tay

chân của "Gái Ma" Cuối cùng Bả Khó lại trở về kiếp nghèo khó như xưa"

Tác giả biên đạo của kịch múa Bả Khó là cố NSND Thái Ly Ông cũng là biên đạo duy nhất của ngành

múa Việt Nam được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Niên giám Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đã viết về NSNDThái Ly như sau: "Nghệ thuật múa của ông giàu chất trữ tình, có chiều sâu và mang tinh thần thời đại Cáctác phẩm của ông là sự kết hợp hài hòa giữa trình độ cao của múa nghệ thuật múa dân tộc với những thànhtựu kỹ thuật múa tiên tiến của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của truyền thống nghệ thuật múaViệt Nam"

ý kiến của GS Lâm Tô Lộc viết về tác phẩm này như sau: "Trong kịch múa nhiều màn "Bả Khó" tác giả

đã kết hợp múa cổ điển châu Âu với múa dân tộc Việt Nam để xây dựng ngôn ngữ nhân vật chính Kỹ thuật

Trang 26

múa trên giày mũi cứng được sử dụng cho các vai nữ như nàng tiên ốc, gái ma Quá trình xây dựng vở kịch

múa này đã thúc đẩy quá trình hình thành đội ngũ diễn viên ba lê dân tộc" Những ý kiến trên đều cho thấy

vai trò của biên đạo, NSND Thái Ly có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử phát triển của ngành múa Việt Nam nói

chung và phương hướng xây dựng ngôn ngữ kịch múa dân tộc (ballét national) nói riêng Lịch sử ngành múachuyên nghiệp Việt Nam không thể không nhắc đến tên tuổi và những đóng góp lớn lao của ông

Trong giai đoạn 1954 - 1964 có một hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nghệ thuậtmúa Việt Nam Đó là sự tiếp thu của các tác phẩm múa nước ngoài, được dàn dựng, biểu diễn tại Việt Nam

Về lĩnh vực này có thể dẫn chứng một số tác phẩm múa như sau:

- Múa Cađơrin, Bốn anh chàng không may, Những cô gái thêu hoa, Gặp nhau bên bờ suối, Đốt pháo

của

Liên Xô

- Múa Kỵ binh Tây Tạng, Hái chè bắt bướm, Hoa sen, Giặt áo, Được mùa của Trung Quốc.

- Múa Bướm, Anh chàng cắt cỏ và cô gái hái rau rừng của Triều Tiên.

Một số tác phẩm vừa nêu trên đã dược dàn dựng và biểu diễn trên các sân khấu ca múa nhạc Việt Nam.Hình thức này đã có tác động và ảnh hưởng tích cực đến các biên đạo và diễn viên ở hai lĩnh vực sáng tác vàbiểu diễn

Ngành múa Việt Nam đã tiếp thu các điệu múa quốc tế bằng hai phương thức Giao lưu với các đoànnghệ thuật nước ngoài sang biểu diễn tại Việt Nam Ví dụ như: Đoàn ca múa quân đội Triều Tiên, đoànUkren, đoàn ca múa Đông phương Trung Quốc, đoàn Baskia Diễn viên của các đoàn nước ngoài đã gặp gỡ,giao lưu với diễn viên các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp của ta Qua các cuộc gặp gỡ, họ đãtrao đổi kinh nghiệm và dựng lại một số tiết mục múa cho diễn viên các đơn vị, tiêu biểu là hai đơn vị nghệthuật chuyên nghiệp: Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương và Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị Khôngnhững đối với diễn viên, mà khán giả Việt Nam cũng đã được thưởng thức các điệu múa nước ngoài Đây làmột hoạt động có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam

Một số chuyên gia múa nước ngoài đã tới Việt Nam công tác Họ giúp đỡ ngành múa trong hai lĩnh vựcsáng tác và huấn luyện Ví dụ các chuyên gia Mao Vĩnh Nhật, Triệu Đại Nguyên (Trung Quốc) đã làm việctại Trường Nghệ thuật Quân đội từ 1956 đến 1960 Cũng trong thời gian này, biên đạo múa Kim Thế Hoàng(Triều Tiên) đến giảng dạy lớp biên đạo múa tại Việt Nam Ngành múa Việt Nam đã ghi nhận công lao đónggóp rất lớn của chuyên gia Kim Thế Hoàng Đặc biệt vai trò của ông trong hai tác phẩm được Giải thưởng

Hồ Chí Minh: kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh và kịch múa Tấm - Cám.

Hai tác phẩm kịch múa lớn là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo trong xây dựng chính quy hóa vàchuyên nghiệp hóa của ngành múa Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1964

Một số cuộc lưu diễn của các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp tại các nước:

- Festival Vacxôvi Ba Lan 1955 (Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương)

- Đại hội sinh viên và thanh niên thế giới tháng 6 năm 1957 tại Mátxcơva (dưới danh nghĩa là Đoàn Văncông của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) Trong đại hội này về múa có hai tiết mục đạt được huy chương

vàng đó là: Múa Nón và Roong chiêng (Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị).

- Festival tại Viên năm 1959 (Đoàn Ca múa Nhân dân Trung ương)

- Tháng 10 năm 1960, Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị sang thăm và biểu diễn tại Inđônêsia

Qua các lần đi biểu diễn tại nước ngoài, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam đã học tậpđược rất nhiều, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật múa chuyên nghiệp

Trang 27

Giai đoạn 1954 - 1964 là giai đoạn trước và sau hai cuộc chiến tranh (chống Pháp, chống Mỹ) Đất nước

bị chia cắt làm hai miền Miền Nam vẫn còn chiến tranh, miền Bắc đã được hòa bình Đây là giai đoạn khátkhao phát triển Những người lãnh đạo ngành nghệ thuật múa chuyên nghiệp có điều kiện, thời cơ để xemxét, xác định và điều chỉnh phương hướng hoạt động của mình, từng bước đã nâng cao chất lượng hiệu quảnghệ thuật Đây cũng là thời kỳ nở rộ các tác phẩm đậm màu sắc dân tộc, với nhiều nội dung, hình thức độcđáo, phong phú Nhiều tác phẩm có giá trị còn tồn tại đến ngày nay, trong đó có tác phẩm giữ vai trò mở đầucho một thể loại múa Việt Nam (kịch múa), có tác phẩm trở thành tiêu chí cho một dòng múa, lại có tácphẩm mang dấu ấn lịch sử, tạo bước ngoặt cho sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp Ngoài ra, một sốtác phẩm tiêu biểu khác đã được đưa vào từ điển Việt Nam và thế giới

Đề tài, nội dung của các tác phẩm múa đã trở nên phong phú, đa dạng hơn Rất nhiều tác phẩm múa dângian các dân tộc không chỉ tồn tại trong môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian, mà đã được cách điệu hoá vàđưa lên sân khấu chuyên nghiệp Đó là các tác phẩm của các dân tộc Việt, Thái, Mường, H’mông, Lô Lô,Cao Lan, Dao, Tày, các dân tộc khu vực Tây Nguyên, v.v

Các hình thức múa được các biên đạo sử dụng để thể hiện nội dung tác phẩm rất phong phú: múa đơn(solo), múa đôi (duo), múa ba (trio), múa tập thể nam, tập thể nữ, tập thể nam nữ, thơ múa, kịch múa ngắn,kịch múa dài, ca múa cảnh

Nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam đã bước đầu giao lưu, trao đổi với nghệ thuật múa thế giới.Nội dung, đề tài tương đối mở rộng Bên cạnh các tác phẩm múa dân gian, dân tộc còn có tác phẩm múaphản ánh đề tài lịch sử, dân gian, đời sống xã hội, chiến tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Có tác phẩm

mang tính thời sự, đã bám sát hiện thực, phản ánh kịp thời dấu ấn của lịch sử như tác phẩm múa: Bát cơm Phú Lợi, Phú Lợi căm thù, Đôi bờ, v.v

Nhìn chung bố cục, cấu trúc tác phẩm có nhiều thay đổi tích cực Nội dung được thể hiện trong một cấutrúc hợp lý, lôgic, khoa học, có ý đồ, có thủ pháp sân khấu, có tính chuyên nghiệp cao Vai trò tác giả trongsáng tạo được thể hiện khá rõ ràng, nhiều tác giả đã xây dựng được một phong cách riêng

+ Giai đoạn 1964 - 1975

Đến cuối năm 1964, quốc sách "ấp chiến lược" cùng kế hoạch Giônxơn - Mac Namara đã thất bại về cơbản Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ cho Hạm đội 7 ra quấy phá, khiêu khích, gây nên sự kiện "Vịnh BắcBộ" để kiếm cớ vu cáo và dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa nhằm hạn chế sựchi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn, làm giảm sức tiến công của quân và dân miềnNam hòng xoay chuyển tình thế có lợi cho Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn

Cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mỹ đã làm cho tình hình một nửa nước

có chiến tranh, một nửa nước có hòa bình với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền Để tiến hành cuộcchiến đấu chống chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã chuyển mọi hoạt động cho phù hợp với hoàn cảnh mới,thực hiện "quân sự hóa" toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, tiến hành triệt để sơ tán,phân tán người và của khỏi những vùng trọng điểm, những nơi đông dân, để tránh thiệt hại lớn, đảm bảo đời

sống ổn định cho nhân dân Trước tình hình đó, các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp đã điều

chỉnh, thay đổi phương thức hoạt động để phù hợp với tình hình thời chiến Về mặt tổ chức, mô hình các độivăn nghệ xung kích phát triển Đó là từng tốp nhỏ, trên dưới 10 người, có đầy đủ các thành phần diễn viên camúa nhạc, trang bị gọn nhẹ, cơ động Các tốp văn nghệ xung kích đã đi biểu diễn khắp nơi, đặc biệt các đơn

vị quân đội Biểu diễn phục vụ trực tiếp, kịp thời nhằm động viên bộ đội, nhân dân Sân khấu để biểu diễnrất cơ động, chỉ cần một khoảnh đất nhỏ, bất kể sân khấu đất, xi măng, trên bãi cỏ , các diễn viên đều có thểtriển khai đạo cụ biểu diễn được ngay Giống như các đơn vị bộ đội chiến đấu, các đơn vị nghệ thuật chuyênnghiệp đã tổ chức các đội xung kích đi vào các chiến trường để phục vụ Một số các đơn vị nghệ thuật tiếptục được thành lập Ví dụ như các đoàn văn công: Quân khu 5, Quân khu 6, Quân khu 7, Quân khu 9 và một số

Trang 28

các đoàn văn công giải phóng, đoàn văn công miền Nam, đoàn văn công Tây Nguyên, v.v Các đoàn văncông đó đều được thành lập từ hậu phương miền Bắc Lực lượng diễn viên lấy từ các đoàn nghệ thuậtchuyên nghiệp làm nòng cốt Họ đã biểu diễn trên các chiến trường gian khổ ác liệt Khi nói về đoàn văncông Quân khu 6 (số diễn viên đều nguyên là diễn viên của Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị được điềuđộng sang), cuốn Lịch sử Đoàn Ca múa Quân đội có đoạn viết:

"Đoàn hoạt động ở hầu hết các địa bàn của Quân khu Do hoàn cảnh của chiến tranh nên chỗ ở của đoànluôn thay đổi, nhưng đi đến đâu đoàn cũng dựng lán trại, sàn tập, phát nương rẫy trồng ngô, khoai, sắn, rauxanh, chăn nuôi gia cầm để đảm bảo đời sống và rèn luyện nghệ thuật Song không nơi nào có thể ở đượclâu và được thu hoạch trọn vẹn vì chiến tranh ác liệt "

Những năm tháng đó có phong trào "Giỏi một nghề, biết nhiều nghề" Có nghĩa là diễn viên thời chiếntranh (đặc biệt các đội xung kích) vừa có thể hát và múa thậm chí biết cả đánh đàn Tất cả đặc điểm, tìnhhình của một đất nước có chiến tranh đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác nghệ thuật nói chung và sáng tác múanói riêng

Trước tiên về đề tài, chủ yếu các tác phẩm múa đều lấy đề tài chiến tranh để sáng tác Nội dung phản ánhcuộc sống, chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu Tất cả những sinh hoạt đều bắt nguồn từ hiệnthực cuộc sống thời chiến Sáng tác trực tiếp, phục vụ trực tiếp Nhân vật trong các tác phẩm múa đều là

những con người đang trực tiếp hàng ngày sống, chiến đấu Ví dụ một tác phẩm múa như sau: Theo cờ giải phóng, Lựu đạn gỗ, Đường trời không thoát, Dũng sĩ Tây Nguyên, Em bé câu cá, Đường ra mặt trận, Tổ ta trốn nhà đi đánh Mỹ, Gặp nhau ở chiến trường, Gặp nhau bên mâm pháo, Chung một kẻ thù, Chiến lũy thép, Giữa vòng vây quân thù, Ong bò vẽ, v.v

Mảng đề tài múa dân gian dân tộc chúng tôi xin

nêu một số ví dụ gồm các tác phẩm múa: Cây tre Việt Nam, Đi hội mùa xuân, Đi săn, Chàm rông, Hội mùa, Cánh chim và ánh sáng mặt trời, Quê hương, Phá máng, Múa guốc, Xòe hoa, Sắc bùa, Những cô gái Pa Kô trên đường tiếp vận, v.v

Mặc dù trong điều kiện chiến tranh, phương thức biểu diễn cơ bản được thay đổi, nhưng các biên đạo đã

rất cố gắng dàn dựng được một số kịch múa ngắn như: Trừ Văn Thố, Giữa vòng vây quân thù, Thạch Sanh,

Bà mẹ miền Nam, Chiến lũy trên đường phố, thơ múa: Bão lửa Thăng Long, Bầu trời quê hương, Người mẹ

thành đồng, v.v Tính quy mô không thể bằng hai vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh và Tấm Cám, nhưng

sự xuất hiện của những vở kịch múa ngắn trong thời kỳ chiến tranh là một nỗ lực cố gắng rất lớn của các

biên đạo, đồng thời thể hiện một sức sống của ngành múa chuyên nghiệp non trẻ Việt Nam

Tóm lại, mặc dù trong điều kiện chiến tranh nhưng sáng tác múa chuyên nghiệp Việt Nam vẫn khôngngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Nội dung được phản ánh trong các tác phẩm rất đa dạng,phong phú Đặc biệt là đề tài chiến tranh Các nhà biên đạo sử dụng hầu hết hình thức, thể loại để thể hiệnnội dung kịch bản của mình như: solo, duo, trio, múa tình tiết, múa dư hứng, tổ khúc múa, thơ múa, kịchmúa Trong bố cục cấu trúc tác phẩm thể hiện tính chuyên nghiệp cao, ví dụ như: A - B - A’; A - B - C; A - B

- C - A’; A - B (a, b, c) - A’, v.v được các biên đạo sử dụng hợp lý, lôgic, khoa học Rất nhiều tác phẩm đã

sử dụng các chất liệu múa dân gian dân tộc thành môtip chủ đạo trong tác phẩm của mình Ví dụ tác phẩm

múa Ka tu, biên đạo múa Thái Ly và Ngân Quý đã đưa một số môtip của múa dân gian và phát triển, biến

đổi hợp lý, lôgic, tính nghệ thuật cao Từ môtip chủ đạo được phát triển, kết hợp với thủ pháp nghệ thuật đãtrở thành ngôn ngữ, hình tượng tác phẩm Phương thức biểu diễn cơ bản là thay đổi để phù hợp với thờichiến do đó quy mô các tác phẩm đều có xu hướng gọn, ngắn, thuận lợi, cơ động trong biểu diễn Giai đoạn

1964 đến 1975 là giai đoạn chiến tranh ác liệt, nhưng ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam vẫn phát triển.Nhiều tác phẩm sáng tác trong thời kỳ này cho đến nay vẫn có giá trị cao về nghệ thuật

+ Giai đoạn 1975 đến nay

Trang 29

Mùa Xuân năm 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam được kết thúc bằngChiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ củanhân dân ta đã toàn thắng, Tổ quốc thống nhất.

Đây là một hiện thực mới đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Phạm vi biểudiễn đối với các ngành nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp được mở rộng trên địa bàn toàn quốc Với ýnghĩa đó đã thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nói chung và ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam nóiriêng Nhìn từ góc độ sáng tác múa chuyên nghiệp, có thể dẫn chứng một số tác phẩm sau:

- Thể loại múa dư hứng: múa Kaom, Mùa ban nở, Những cô gái làng, Trống Bồng, múa Khơ Me, Katê, Hội xuân, Mùa xuân trên bản H’mông, Mùa về, Tình yêu trên bản Châuro, Vui xuân, múa gáo dừa, múa đèn, Mặt nạ, múa vật, múa hội làng, Vũ nữ Chàm, Tuổi trẻ núi rừng, Đàn xuân, Khát vọng

- Thể loại múa tình tiết (múa ngắn): Ví dụ: múa Vào lò, Làm theo di chúc, Câu chuyện bên dòng sông, Hứng dừa, Giấc mơ than, Những cô gái Đồng Lộc, Đánh ghen, Đất nước, Con đường tới chiến dịch, Khoảnh khắc chiến tranh, Dũng sĩ núi Thành, Cho dòng thép sáng, Một ngày nghỉ phép, Câu cá, Hai kiểu

áo, Mẹ mặt trời, Trở về đất mẹ, Địa đạo, Muối mặn tình đời

- Thể loại kịch múa, thơ múa: Kịch múa Huyền thoại mẹ, Huyền tích Trường Sơn, Chàng Y Đăm, Núi đôi, Bài ca người cộng sản, Hồng hoang, Bông lau trắng, Ngọn lửa, Tiếng trống Bắc Sơn, Sự tích Ngũ Hành Sơn, Ngọc trai đỏ, ánh sáng và con đường, Bài ca ra trận, Nhân sinh, Quan Âm Thị Kính

Trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay, hoạt động của ngành múa chuyên nghiệp Việt Nam đã trải quanhiều diễn biến Đất nước thống nhất, phạm vi hoạt động của các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp được mởrộng trên địa bàn toàn quốc Giao lưu văn hóa mở rộng, các khán giả được tiếp xúc và thưởng thức nhiều vềnghệ thuật (trong đó bao gồm cả các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, truyền hình, v.v ) nênnhững yêu cầu của họ đối với các tác phẩm múa ngày càng cao hơn Một số biên đạo được đi tu nghiệp, đàotạo ở nước ngoài, trong khi đó một số biên đạo ở nước ngoài đã đến Việt Nam dàn dựng, các đoàn nghệ thuật

Việt Nam biểu diễn Đây là dịp tốt để đội ngũ biên đạo Việt Nam có thể học hỏi và điều chỉnh định hướngsáng tác của mình Do chính sách xã hội hóa hoạt động nghệ thuật, nên bên cạnh các đoàn ca múa nhạcchuyên nghiệp được nhà nước quản lý, còn có một số "tốp", "Nhóm", "Vũ đoàn" của tư nhân ra đời Những

tổ chức đó đã hoạt động rất tích cực Tính cạnh tranh trong các hoạt động nghệ thuật bắt đầu xuất hiện.Trong xu thế phát triển chung, một vấn đề được đặt ra là cần đổi mới trong sáng tác Nghệ thuật múa chuyênnghiệp cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung đó, đây là nhu cầu bức thiết trong giai đoạn này.Một số đơn vị nghệ thuật đã dần dần xóa bỏ bao cấp, tự hạch toán kinh tế, v.v

Những yếu tố vừa nêu thực sự đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của múa chuyên nghiệp ViệtNam Giai đoạn từ 1975 đến nay là giai đoạn phát triển cả về số lượng và chất lượng các tác phẩm Đặc biệtthể loại kịch múa, từ Nhà nước đến các đơn vị đều rất quan tâm Chính vì thế, năm 2001, Cục Nghệ thuậtbiểu diễn, Bộ Văn hóa phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam đã tổ chức thành công liên hoan kịch múalần thứ nhất

Bằng nhiều con đường, múa hiện đại thế giới đã đến Việt Nam Các nhà biên đạo đã tiếp thu và bước đầuứng dụng múa hiện đại trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ tác phẩm múa của mình và coi nó như một phươngtiện mới hỗ trợ thêm trong quá trình diễn tả nội dung, xây dựng hình tượng tác phẩm Có nhiều tác giả đãthành công trong sự tiếp thu ngôn ngữ của thể loại múa này, nhưng cũng không ít tác giả do năng lực tiếp thu

và tái tạo kém đã tạo nên một số tác phẩm "lai căng", đánh mất bản sắc của tác phẩm nói riêng và bản sắcmúa Việt Nam nói chung

ở phần này, khi trình bày nội dung "Tác phẩm múa chuyên nghiệp và quá trình phát triển", tác giả đã đưa

ra khái niệm "Thế nào là tác phẩm múa chuyên nghiệp" Để có một khái niệm đủ và đúng, được đồng nghiệp

chấp nhận là một việc làm khó, nhưng trong quá trình phát triển múa chuyên nghiệp Việt Nam, việc có một

Trang 30

khái niệm khoa học, đầy đủ, phù hợp sẽ là việc làm rất cần thiết Điều đó góp phần cho việc phân định đượctác phẩm múa chuyên nghiệp với tác phẩm múa quần chúng Đồng thời đây là yêu cầu, là tiêu chí đánh giáthẩm định chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.

Nội dung thứ hai cần trình bày là "Quá trình phát triển sáng tác múa chuyên nghiệp Việt Nam" Tuy rằng

mới chỉ là lược thuật, nhưng chúng tôi đã cố gắng hệ thống hoá quá trình phát triển múa chuyên nghiệp ViệtNam, đồng thời có một cách nhìn tổng quan về lịch sử

Quá trình phát triển ngành múa chuyên nghiệp luôn gắn liền với chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.Nhưng việc đánh giá chất lượng tác phẩm hiện còn nhiều bất cập Tác phẩm này đặt vấn đề nghiên cứu vai

trò múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp, vì thế, việc xây dựng một tiêu chí cho tác phẩm múa chuyên nghiệp là điều cần thiết Để thấy rõ được vai trò của múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên

nghiệp, trước tiên cần phải xác định rõ tiêu chí tác phẩm múa chuyên nghiệp Trong quá trình nghiên cứu,khi đã xác định được khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp, có nghĩa là đã giới hạn được vấn đề nghiêncứu Tác phẩm đã đưa ra những tiêu chí tương đối cụ thể để xác định tác phẩm múa chuyên nghiệp Như vậy,vai trò múa dân gian sẽ được giới hạn trong không gian tác phẩm Khi nghiên cứu và xác định được đặcđiểm, giá trị nghệ thuật của múa dân gian, có nghĩa là đã tìm thấy bản sắc dân tộc trong cấu tạo ngôn ngữmúa Kết quả đó là nguồn bổ sung cho lý luận sáng tác múa, là điều kiện, phương tiện cho tác giả múa tiếnhành xây dựng tác phẩm của mình Bản sắc dân tộc của tác phẩm múa chuyên nghiệp phải được coi như vấn

đề sống còn của tác phẩm Xây dựng được khái niệm tác phẩm múa chuyên nghiệp là một đóng góp cho sựphát triển của ngành múa chuyên nghiệp hiện nay

Phần trên, tác giả đã cố gắng hệ thống hoá quá trình hình thành, phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệpViệt Nam Để có một cách nhìn tổng quan về sự phát triển nghệ thuật múa, chúng tôi đã nghiên cứu từ góc

độ lịch sử, yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của từng giai đoạn để phân tích Đồng thời có những đánh giá, xácđịnh được thành tựu của sáng tác múa chuyên nghiệp Đặc biệt qua phân tích, tác giả đã làm rõ vai trò củamúa dân gian trong sáng tác múa chuyên nghiệp ở các giai đoạn khác nhau Với những nội dung đã trình bày

ở chương một, tác giả mong muốn góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển múa chuyên nghiệpViệt Nam Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lịch sử, vấn đề tác giả đặt ra chỉ là những khái quát với mục đích nhằmphục vụ cho việc nghiên cứu Từ thực trạng nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay, tác giả thấy,ngành múa cần nhanh chóng tập trung xây dựng cuốn lịch sử múa Việt Nam Đây là công trình cần có sự đầu

tư nghiêm túc, công phu Bởi vì kết quả của công trình chắc chắn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với công tácnghiên cứu Đặc biệt giúp cho ngành múa xác định rõ hơn những bước đi tiếp theo trong sự phát triển chung

Trang 31

1 Khuynh hướng sử dụng gần như nguyên dạng chất liệu múa dân gian

Đây là khuynh hướng xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên, khi ngành múa mới ra đời Trước nhu cầu của cuộcsống, nhiều tác phẩm múa được sáng tác nhanh để kịp thời phục vụ cho quần chúng ở khuynh hướng sángtác này, động tác múa dân gian được biên đạo sử dụng trong tác phẩm múa chuyên nghiệp với trạng tháinguyên dạng Điều đó có nghĩa là sưu tầm như thế nào thì đưa nguyên như thế vào trong sáng tác của mình.Biên đạo chỉ làm công việc chắp nối các động tác vào với nhau trên đội hình, tuyến múa một cách hợp lýtheo cảm nhận riêng của mình Khuynh hướng này được hình thành, phát triển vào những năm năm mươicủa thế kỷ trước Các biên đạo sáng tạo gần như theo ''bản năng tự nhiên'' vì họ chưa hề được trang bị những

kỹ năng sáng tác như các biên đạo thời hiện đại Đây là thời kỳ mà các tác giả đã sử dụng múa dân gian, chấtliệu múa dân gian như là ''tài sản riêng'' trong sáng tạo của mình Có thể nói, nhiều tác phẩm chỉ là phépcộng của những chất liệu múa dân gian lại với nhau Biên đạo chỉ quan tâm và tiến hành hai thao tác, đó là:đội hình và tiết tấu của các động tác múa, đoạn múa

Đội hình múa, tuyến múa là thành phần cơ bản trong quá trình diễn biến tác phẩm Do đó, nghiên cứu độihình, tuyến múa trong các tác phẩm cùng một thời kỳ, có thể đánh giá được sự phát triển nghệ thuật biên đạo củathời kỳ đó Qua nghiên cứu, phân tích, những đội hình cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn này là đội

hình hàng dọc, hàng ngang và vòng tròn Còn tiết tấu phụ thuộc vào cấu trúc của tác phẩm đó là thể hai đoạn đơn

và ba đoạn đơn Cấu trúc này được thể hiện theo ký hiệu như sau:

A.19) Thực chất đây là đặc điểm của cấu trúc múa dân gian Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng cấu trúc đó

phù hợp với tâm lý và trình độ thưởng thức nghệ thuật của khán giả thời bấy giờ Thậm chí, đến nay vẫn còntác phẩm được sáng tác theo phương pháp trên, nhưng nội hàm của mỗi đoạn được các tác giả quan tâm hơn,tính chuyên nghiệp cao hơn Mặc dù vậy, đây vẫn là cách diễn đạt mộc mạc, rõ ràng, gần gũi với cấu trúc

Trang 32

múa dân gian Hiện nay, trong giới chuyên môn đã có nhiều ý kiến, bài viết về cấu trúc tác phẩm Trong hoạtđộng nghề nghiệp, người ta đã có ý thức muốn đổi mới cấu trúc Đây là biểu hiện tích cực của sự phát triểnnghệ thuật múa Khuynh hướng đưa nguyên dạng động tác múa dân gian vào trong sáng tác, thực tế đã để lạinhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao Mặc dù, dấu ấn sáng tạo của tác giả biên đạo trong tác phẩm khôngđược thể hiện rõ, nhưng nguyên nhân dẫn đến thành công đó là tự bản thân động tác múa dân gian nguyêndạng đã có tính thẩm mỹ cao, chứa đựng những yếu tố nghệ thuật độc đáo Như vậy, một câu hỏi sẽ được đặt

ra đó là, khi không còn sưu tầm được thì sẽ không có tác phẩm nữa hay sao? Trước câu hỏi đó, thực tế đãxuất hiện những phương pháp sáng tác mới mà tác giả sẽ tiếp tục trình bày ở phần sau

Những tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác đầu tiên đó là: múa roong chiêng, múa quạt, múa chàm rông, múa sắc bùa, múa trống bồng, múa sạp, múa nón (A.1, A.2, A.3, A.6, A.25) Trong số đó phải

kể đến múa sạp của dân tộc Mường, tác phẩm đã sử dụng những động tác múa dân gian dân tộc Mường làm

cơ sở để xây dựng Giá trị của tác phẩm là đã phản ánh được bản chất, phong cách, ngôn ngữ, sắc thái của

múa dân gian Không khí, tính chất tác phẩm rất gần gũi với sinh hoạt cộng đồng Tác phẩm múa sạp tồn tại

cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ Đặc biệt, đối với các khán giả nước ngoài, múa sạp đã trở thành điệu múacủa dân tộc Việt Nam Năm 1973, Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ X tổ chức tạiBerlin, Thủ đô nước Cộng hoà dân chủ Đức Để giới thiệu về các quốc gia tham dự Đại hội, nước chủ nhà đã

tổ chức một màn múa lớn tại sân vận động Trong phần giới thiệu về Việt Nam, người Đức đã dàn dựng một

đoạn múa sạp khoảng một nghìn người Như vậy, trong con mắt của người nước ngoài, múa sạp đã trở thành

điệu múa tiêu biểu cho múa dân gian Việt Nam

Bên cạnh múa sạp, múa nón của NSND Minh Tiến cũng tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này Chúng tôi xin nêu ý kiến của tác giả Lê Ngọc Canh khi nhận định về múa nón: ''Múa nón Thái những động

tác hay, đẹp, cốt lõi nhất của điệu múa nón Phong Thổ, Mường Lay đã được chọn lọc đưa vào tác phẩm'' Tác giả Xuân Định cũng có những nhận xét về khuynh hướng sáng tác ở thời kỳ đầu tiên như sau:

"Chúng ta đánh giá cao sự đóng góp của các tác phẩm này vào sự hình thành và phát triển nghệ thuậtmúa chuyên nghiệp Nhưng cũng nhận thấy một nhược điểm lớn của chúng là nói chung tất cả động tác sưutầm được của một dân tộc, tác giả sắp xếp hết chúng vào một điệu múa Tác giả trình bày lần lượt từng độngtác một nối tiếp với nhau, mỗi động tác là một đội hình và một khổ nhạc nhất định Sự gia công chủ yếu vềtạo hình là ở đoạn mở đầu và kết thúc Mặc dù vậy chúng tôi vẫn nhắc lại, đây là những tác phẩm thànhcông''

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng tồn tại khuynh hướng sáng tác như chúng ta Có lẽ đây cũng là một đặcđiểm phản ánh quy luật phát triển của nghệ thuật múa nói chung Những năm gần đây, trong các chươngtrình của một số đoàn nghệ thuật nước ngoài lưu diễn tại Việt Nam như đoàn nghệ thuật ca múa nhạc TriềuTiên, đoàn nghệ thuật dân gian Nhật Bản, đoàn nghệ thuật Inđônêsia, khán giả Việt Nam đã được thưởngthức các tiết mục múa, nhạc cụ đệm cho múa, trang phục cho múa mang đậm sắc thái múa dân gian Nhữngkhán giả không có kiến thức về múa khi thưởng thức đều có thể phân biệt rõ ràng đặc điểm phong cách, bảnsắc múa của từng dân tộc, từng quốc gia, trong quá trình xây dựng, những tác phẩm múa này đã bám rất chắcvào chất liệu múa dân gian dân tộc Đoàn nghệ thuật Triều Tiên có tiết mục Samulnori, diễn viên biểu diễnvừa múa, vừa đánh trống, thanh la, thổi kèn Đặc biệt trong tiết mục có động tác lắc đầu rất độc đáo, đây làtiết mục mang nét đặc trưng của múa dân gian dân tộc Triều Tiên

Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc của đoàn Nhật Bản có tiết mục múa nón và múa đánh cá thuần chấtdân gian rất đặc sắc Âm nhạc đệm cho múa gồm một trống, một sáo (tiêu), một đàn gẩy Trang phục cho cácnhân vật sử dụng chất liệu vải thô, màu sắc đen, trắng, đỏ theo màu sắc đặc trưng dân tộc Nhật Bản Nhìnchung, qua một số tiết mục vừa nêu, các yếu tố ngôn ngữ múa, âm nhạc, trang phục, màu sắc được phối hợptrong bố cục hài hoà, hợp lý, phong cách biểu hiện của các thành tố nghệ thuật tương đối thống nhất Hiệu

Trang 33

quả chung đã thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc trong văn hoá múa của các quốc gia Chúng ta không tìm thấy

sự pha trộn, lai căng, hoặc sử dụng những động tác quay, nhảy, đá chân trước sau, bắt chiếc một số động táctrong múa cổ điển châu Âu hay múa hiện đại phương Tây Trong khi đó ở Việt Nam, xuất hiện không ít cáctác phẩm múa chuyên nghiệp đã lạm dụng quá nhiều ngôn ngữ múa nước ngoài để xây dựng ngôn ngữ tácphẩm cho mình

Khuynh hướng giữ nguyên dạng những động tác múa dân gian trong sáng tác đã tồn tại một thời gian khálâu Mặc dù nghệ thuật xây dựng tác phẩm còn đơn giản, nhưng khuynh hướng này đã để lại những giá trịnghệ thuật, những bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo Những giá trị đó được khẳng định ở một

số điểm như: Có nhiều tác phẩm múa có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh chân thực bản sắc múa dân gian,dân tộc; các biên đạo đã có công trong việc sưu tầm múa dân gian; do chất lượng nghệ thuật tốt, cho nên một

số tác phẩm đã có sức sống lâu bền, vì thế trong một chừng mực nào đó, nó còn mang ý nghĩa như một đóng

Việt Nam

2 Khuynh hướng sử dụng chất liệu múa dân gian làm cơ sở để xây dựng tác phẩm

Đây là khuynh hướng sáng tác được coi là mới, có kỹ năng cao hơn so với khuynh hướng sáng tác ở giaiđoạn đầu tiên Khuynh hướng này phản ánh bước phát triển của nghệ thuật biên đạo Đồng thời đòi hỏi biênđạo cần có một kiến thức tổng hợp hơn, kỹ thuật và năng lực sáng tạo cao hơn

Trước khi xây dựng tác phẩm, biên đạo cần có sự chọn lọc động tác, chất liệu trong hệ thống múa dângian một cách tinh tế, tiêu biểu, điển hình Chất liệu được lựa chọn phải có điều kiện để phát triển, mở rộngngôn ngữ múa, phù hợp với nội dung, yêu cầu của tác phẩm

Tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này trước tiên phải kể đến kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh Đây là

một vở kịch múa lớn, trong đó khá nhiều nhân vật có tính cách, tâm trạng phức tạp như các vai chính: Quý,Nga, bé Lan, lão công nhân, lão nông dân, công sứ Pháp, đốc công Pháp, tổng đốc, tri huyện, địa chủ, lýtrưởng, v.v Đó là những nhân vật được xây dựng trên chất liệu, kinh nghiệm xây dựng tính cách của nghệ

thuật múa dân gian Trong ngôn ngữ các nhân vật của kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh, có thể nhận thấy một

số chất liệu múa dân gian dân tộc Việt Các biên đạo đã sử dụng chất liệu múa như một phương tiện để thểhiện nội dung, tính cách, hành động của nhân vật Đặc biệt qua các nhân vật như tri huyện, địa chủ, lýtrưởng, người xem ở đâu đó đã liên tưởng tới những nhân vật hề gậy, hề mồi trong nghệ thuật múa chèo

Trong màn 1, cảnh 1 của kịch múa Ngọn lửa Nghệ - Tĩnh có đoạn trio (múa 3 người), gồm các nhân vật:

bà mẹ, hai con gái là Nga và Lan Đây là đoạn múa mang đậm phong cách, tính chất dân gian dân tộc Việt.Trong đoạn múa này tác giả đã chọn ba chất liệu cơ bản để xây dựng nhân vật đó là: động tác guộn ngón tay,bước đi nhanh nhỏ và động tác quay ngang di động Ba chất liệu được sử dụng, phát triển ở các tình huốngkhác nhau, tạo được ngôn ngữ nhân vật và hành động kịch Một trong những đặc điểm của múa dân gian đó

là ngoài múa tay không còn có múa với đạo cụ, ví dụ múa với quạt, kiếm, gậy, lụa các nghệ nhân dân gian

đã sử dụng rất điêu luyện và sinh động khi có đạo cụ trong tay Đạo cụ múa là một thành phần tham gia tíchcực đối với nghệ thuật biểu hiện, góp phần tăng thêm thẩm mỹ tạo hình và hình ảnh, tính cách nhân vật.Đoạn trio có hai nhân vật mà chúng tôi vừa nêu đã sử dụng hai đạo cụ để múa là nhân vật Nga (chị gái) vớiđôi quang gánh và Lan (em gái) với chiếc giỏ cua Hai đạo cụ này được sử dụng, phát triển phong phú, sinhđộng Tiếp đến là điệu múa tập thể nữ với chiếc nón trong tay mỗi người Chiếc nón là một trong những hìnhảnh điển hình gắn liền với trang phục thiếu nữ Việt Nam Trong trường hợp cụ thể của kịch múa, đạo cụ nónđược khai thác rất hiệu quả Khi hai tay ôm nón trước ngực, các diễn viên đã sử dụng những ngón tay quaychiếc nón từ hai đến ba vòng Động tác được nhắc lại nhiều lần trong đoạn múa, sự nhắc lại khi múa với đạo

cụ đã tạo ấn tượng, ghi nhớ cho người xem Các tác giả đã ứng dụng thủ pháp nghệ thuật biểu hiện múa dângian trong sáng tạo mới một cách hợp lý Thực tế nhiều tác phẩm múa chuyên nghiệp khi ứng dụng thủ pháp

Trang 34

này đã mang lại hiệu quả cao Có thể nói ngôn ngữ các nhân vật trong toàn bộ vở diễn từ vai chính đến vaiphụ đều sử dụng các động tác về bàn tay như: guộn cổ tay, guộn ngón tay, guộn một tay, guộn hai tay, guộnđuổi hai bàn tay với nhau (hai bàn tay đổi nhau theo vòng tròn ngược kim đồng hồ), guộn ở các tư thế khácnhau, ở tốc độ âm nhạc nhanh chậm khác nhau Nếu như màn 1, cảnh 1 của tác phẩm, chiếc nón chủ yếuthể hiện chất trữ tình, thì phần quần chúng đi biểu tình, đấu tranh với địch, chiếc nón lại mang ý nghĩa khác.Trong trường hợp này, chiếc nón trở thành vũ khí đấu tranh Tình cảm, sắc thái khi múa thay đổi hoàn toàn.Các biên đạo đã thiết kế động tác nhanh, dứt khoát hơn Lúc này, những chiếc nón lại như chiếc lá chắn chechở, bảo vệ đồng đội trước sự tấn công của kẻ địch.

Phân tích trên cho thấy chất liệu động tác múa dân gian đã được sử dụng trong xây dựng ngôn ngữ múa,xây dựng tính cách nhân vật, hoặc đã đưa đạo cụ và phát triển làm phong phú thêm, góp phần quan trọngtrong quá trình thể hiện nội dung, nâng cao tính thẩm mỹ tạo hình nghệ thuật tác phẩm múa chuyên nghiệp

Tác phẩm múa Tuổi trẻ núi rừng của tác giả ứng Duy Thịnh là một ví dụ phản ánh khuynh hướng sáng

tác mà chúng tôi vừa nêu Nếu so với khuynh hướng đầu tiên, thì đây là bước tiến quan trọng đối với nghệthuật biên đạo Trong tác phẩm, người ta không còn thấy động tác múa dân gian ở thể nguyên dạng, mà đãđược tác giả ''biến hoá'' một cách khéo léo nhưng không làm mất đi tính chất, sắc thái, phong cách dân giancủa dân tộc đó Trong khi có những biên đạo sử dụng quá nhiều động tác múa dân gian đưa vào trong một

tác phẩm, thì trường hợp tác phẩm múa Tuổi trẻ núi rừng lại có cách xử lý hoàn toàn khác Thực chất quá

trình diễn biến của ngôn ngữ múa từ đầu đến cuối tác phẩm chỉ sử dụng có hai động tác và một tạo hình cơbản Mặc dù vậy, người xem không hề có cảm giác ngôn ngữ múa của tác phẩm nghèo nàn Những động tácchủ đạo khi đưa vào tác phẩm không còn ở trạng thái nguyên dạng mà nó đã được biến hoá, phát triển từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Biên đạo đã không sắp xếp cố định động tác vào đội hình, hay sửdụng âm nhạc một cách máy móc, mà ở đây chất liệu dân gian sau khi đã được tác giả lựa chọn sẽ giữ vai tròchủ đạo để xây dựng ngôn ngữ múa, ngôn ngữ tác phẩm Sự phát triển, sáng tạo đó phụ thuộc vào sắc thái,tinh thần âm nhạc, đồng thời biểu hiện trong quá trình diễn biến nội dung tác phẩm Động tác và tạo hìnhđược phối hợp ở nhiều góc độ, bố cục khác nhau do sự thay đổi của các tuyến, đội hình múa Cách phát triểnngôn ngữ múa theo nguyên tắc tương phản hoặc đồng điệu, cùng những đoạn lặp lại hợp lý, tạo nên một cảmxúc thống nhất Đó là một số đặc điểm của phương pháp sáng tác thứ hai mà chúng tôi vừa nêu Cho đến nayvẫn là một trong những phương pháp được các biên đạo sử dụng tương đối nhiều

Khuynh hướng sử dụng chất liệu múa dân gian để làm cơ sở phát triển ngôn ngữ tác phẩm đã góp phầnlàm giàu cho múa dân gian các dân tộc Việt Nam Trong quá trình sáng tạo, các tác giả đã cố gắng mỹ lệ hoángôn ngữ, động tác múa dân gian Sự cố gắng của tác giả trong tác phẩm là quá trình tiếp thu và phát triểnmúa dân gian dân tộc Có thể nói, dẫu cùng tồn tại với các khuynh hướng sáng tác khác, khuynh hướng nàyvẫn là khuynh hướng phổ biến nhất trong sáng tác múa hiện nay Cũng có tác phẩm chỉ sử dụng một độngtác chủ đạo, hoặc có tác phẩm sử dụng từ hai đến ba động tác Nhưng vấn đề quan trọng đó là động tác chủđạo luôn luôn là động tác cốt lõi trong toàn bộ tác phẩm Cho nên, dù phát triển đến đâu chăng nữa thì nhữngđộng tác ấy vẫn không thoát ly khỏi tính chất, phong cách tác phẩm, cũng như đặc điểm, sắc thái động tácchủ đạo Đây là khuynh hướng sáng tác, mà trong đó năng lực, sức sáng tạo của người biên đạo được pháthuy triệt để Thông qua tác phẩm, người ta có thể đánh giá được năng lực sáng tạo của tác giả dưới nhiều góc

độ khác nhau

Từ phương pháp sáng tác trên đã xuất hiện một số lượng lớn tác phẩm như: múa Những cô gái Lô Lô biên đạo Kim Tiến, Hương sen - biên đạo Phi Long, Những chàng trai Khơ Mú - biên đạo Lò Minh Khùm, múa Rìu - biên đạo Loong Ta, múa Chuông - biên đạo Vũ Hoài, Thiếu nữ Chàm - biên đạo Nguyễn Thị Hiển,

-Cô gái Ê Đê - biên đạo Y B'Rơm, Duyên quê - biên đạo Đặng Cường, Cây trúc xinh - biên đạo Quốc Toản,

âm vang trống đồng - biên đạo Xuân Ngọc, Hồn cồng - biên đạo Xuân La, Dệt đẹp tình quê - biên đạo Lữ Kiều Lê, Gặp gỡ mùa xuân - biên đạo ứng Duy Thịnh, Thoáng Chăm - biên đạo Ngọc

Bích Qua tổng hợp, chúng ta thấy rất nhiều tác phẩm đã thành công khi thực hiện khuynh hướng sáng tác

Trang 35

này Sự thành công của tác phẩm phụ thuộc rất lớn vào năng lực sáng tạo của tác giả cộng với tri thức vănhoá dân gian Biên đạo phải hiểu biết và nắm kỹ múa dân gian Trên cơ sở cái cốt cách, bản sắc dân tộc đãthấm đượm sâu vào tình cảm, tâm hồn tác giả Và chỉ có bám chắc vào cội rễ dân tộc, thì khi ấy những sángtạo mới tự tin và bay bổng.

Cũng tương tự như cách làm trên, có một số biên đạo đã sử dụng những môtip tạo hình điêu khắc để

sáng tạo ra ngôn ngữ múa Tiêu biểu trong số đó là các tác phẩm: Thiếu nữ Chàm - biên đạo Ngọc Canh, Khát vọng - biên đạo Đặng Hùng, Khúc biến tấu từ pho tượng cổ - biên đạo ứng Duy Thịnh Cả ba tác

phẩm vừa nêu, đều sử dụng ngôn ngữ tạo hình của tượng cổ ở trạng thái tĩnh để xác định động tác chủ đạo.Căn cứ vào đặc điểm của tạo hình, các tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra quy luật của những động tác nối

tiếp Họ quan niệm rằng, để có một tạo hình tĩnh trên đá, trên các phù điêu, các thế hệ nghệ sĩ ngày xưa đã

phải tưởng tượng ra quá trình chuyển động của các cơ, khớp Và khi tác giả đã lựa chọn được một tạo hìnhtiêu biểu, cũng là lúc chuyển động đó được dừng lại, đọng lại trong tạo hình tĩnh của pho tượng Từ quanniệm trên, các biên đạo hoàn toàn có thể tiếp tục sáng tạo trên cơ sở, môtip các tạo hình tĩnh, những bứctượng tĩnh của người xưa Đây là phương pháp sáng tác và tư duy đúng, nó mở rộng tưởng tượng và khônglàm hạn chế sức sáng tạo của nghệ sĩ Ba tác phẩm trên, đều nhận được giải thưởng huy chương vàng

trong các hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, đặc biệt tác phẩm Khúc biến tấu từ pho tượng cổ

còn nhận được giải huy chương vàng trong liên hoan nghệ thuật múa thế giới, tổ chức tại Bình Nhưỡng(Triều Tiên) năm 1989 Ba tác phẩm được khán giả trong nước đánh giá cao, điều đó chứng tỏ sự đúng đắncủa khuynh hướng sáng tác này Từ kết quả nghệ thuật của những tác phẩm trên, chúng ta càng thấy rõmức độ đậm đặc của bản sắc dân tộc luôn luôn tỷ lệ thuận với công phu nghiên cứu, trình độ hiểu biết vềdân tộc của tác giả

Cũng có tác giả lại chia nhỏ động tác chủ đạo đặc trưng thành nhiều môtip Mỗi môtip lại giữ vị trí chủđạo cho mỗi đoạn, các môtip xuất hiện dần dần rồi đến thời điểm cần thiết mới tổng hợp chúng lại Xen vàođấy là các động tác mà tác giả sáng tạo thêm nhưng gắn bó với động tác chủ đạo đặc trưng Thực chất đâycũng là cách làm như chúng tôi đã phân tích, nhưng được tiến hành chi tiết và tỉ mỉ hơn Hai tác phẩm múa

Cô gái và hai chàng trai vui tính của biên đạo Xuân Định và Tuổi trẻ núi rừng của biên đạo ứng Duy Thịnh

đã thực hiện theo phương pháp này

Một dạng thức khác trong sáng tác đó là các biên đạo cũng sử dụng chất liệu múa dân gian để xây dựngtác phẩm mới trong việc miêu tả phong tục, tập quán hoặc một sinh hoạt đặc biệt nào đấy của một dân tộc

như Phiên chợ vùng cao của Công Nhạc, Đám cưới người Dao của Vương Thào, Mừng nhà mới của Xuân Ngọc, Lễ mừng nhập họ của Chu Mai Vinh, Cảm xúc chợ phiên của Văn Quang Những tác phẩm ở dạng

này được các tác giả quan tâm đến bố cục, quy trình diễn biến của nội dung Vì thế hiệu quả chung tác phẩmtương đối gần gũi với sinh hoạt văn hoá dân gian

Tác giả Lê Ngọc Canh đã phát biểu về khuynh hướng sáng tác này như sau:

"Dạng kiểu này đã và đang được các nhà biên đạo quan tâm phát triển, đã có kết quả và đáp ứng nhu cầuthẩm mỹ múa dân tộc của thời đại Với cuộc sống mới, thẩm mỹ mới, các nhà biên đạo đã đưa vào tác phẩmnhững nhịp điệu, tiết tấu, cấu trúc mới, tạo ra hiệu quả tác phẩm Những tác phẩm này chất liệu cơ bản cấuthành tác phẩm vẫn là chất liệu múa dân gian, vẫn còn dấu ấn hay bóng dáng múa dân gian dân tộc đậm nét.Loại dạng kiểu này có đối tượng rộng và trong thực tế đã được chấp nhận, cần được phát triển''

3 Khuynh hướng sử dụng chất liệu múa dân gian kết hợp với động tác luật động của múa cổ điển châu Âu

Trang 36

Từ lâu hệ thống các động tác múa cổ điển châu Âu (còn được gọi là múa ba lê) đã được coi là chất liệuphương tiện biểu đạt trong quá trình xây dựng ngôn ngữ tác phẩm Nó tồn tại như là một phương pháp biểuhiện được nhiều quốc gia sử dụng nhằm làm giàu thêm ngôn ngữ múa dân tộc của đất nước mình Vấn đềquan trọng đó là phương pháp tiếp thu và ứng dụng như thế nào Múa cổ điển châu Âu còn được coi là ngônngữ mang ý nghĩa quốc tế Về mặt lý thuyết, hệ thống múa cổ điển châu Âu đã được xác định là thành tựumúa thế giới Do đó, nó đã có mặt ở rất nhiều quốc gia khác nhau Khán giả các nước chấp nhận một cách tựnhiên hệ thống múa cổ điển châu Âu (ba lê) Chính vì thế đó cũng là lý do xuất hiện ba lê Pháp, Nga, Cu Ba,

úc, Trung Quốc, Việt Nam Có nghĩa là, sự xâm nhập của múa ba lê tới quốc gia nào thì nó sẽ mang bản sắcdân tộc của quốc gia đó Tất nhiên, đây là nhiệm vụ của các nhà chuyên môn ở khuynh hướng này, các tácgiả đã nhào trộn hai yếu tố một cách nhuần nhuyễn, hợp lý Đó là sự kết hợp giữa múa dân gian với múa cổđiển châu Âu để tìm ra ngôn ngữ tác phẩm (A.28, A.31, A.42) Có nghĩa là khuynh hướng này xuất hiện ởViệt Nam cùng với sự ra đời của nhiều tác giả, tác phẩm Tác giả Lâm Tô Lộc có viết: ''Trong xây dựng nềnnghệ thuật múa mới, các biên đạo đã dùng múa cổ điển châu Âu làm phương tiện biểu hiện chính để nói lênmột vấn đề Việt Nam''

Vậy một câu hỏi được đặt ra, các biên đạo phải ứng xử như thế nào khi hệ thống múa cổ điển châu Âuđến Việt Nam Múa dân gian Việt Nam sẽ được ''nhào trộn'' như thế nào với múa ba lê để tạo ra ngôn ngữ tácphẩm múa mang ''đậm đà'' bản sắc dân tộc Việt Nam Thực tế khuynh hướng sáng tác này xuất hiện ở nước

ta vào những năm sáu mươi, cho đến nay đã có nhiều tác phẩm thành công Tuy nhiên quá trình phát triểnsáng tác múa chuyên nghiệp có không ít những tranh luận khi một số biên đạo sử dụng động tác múa cổ điểnchâu Âu trong các tác phẩm của mình Tiêu biểu trong số đó là các tác phẩm của cố NSND Thái Ly mà

Cánh chim và ánh sáng mặt trời là một ví dụ Ông đã sử dụng chất liệu động tác múa dân gian Khơ Me làm

chủ đạo, đặc biệt ở phần ngón tay, cổ tay, cổ chân và bàn chân Đây là những động tác mang tính đặc trưngrất độc đáo của múa dân gian Khơ Me, đồng thời kết hợp với một số động tác mang tính kỹ thuật thuần tuýcủa múa ba lê ví dụ như: arebesque, attiude, grandjete en tuortnant Những động tác này chỉ dừng lại ở mức

độ hỗ trợ thêm cho sức biểu hiện của nhân vật, không làm mất đi phong cách Khơ Me, phong cách dân giancủa tác phẩm Nó tồn tại trong cấu trúc ngôn ngữ múa như một phương tiện kỹ thuật làm tăng thêm sự phongphú, hấp dẫn của ngôn ngữ múa Khơ Me, đồng thời tác phẩm cũng mang tới một ''hơi thở'' mới Tất nhiênđây là sự biểu hiện tài tình của nghệ thuật biên đạo mà NSND Thái Ly đã đạt được Ông là một biên đạo tiêu

biểu, đồng thời là người tiên phong cho khuynh hướng sáng tác này ở Việt Nam Ngoài tác phẩm Cánh chim

và ánh sáng mặt trời, NSND Thái Ly còn có một số tác phẩm rất thành công khác, ví dụ như: kịch múa Bả Khó, Bà mẹ miền Nam, Đôi bờ Ông là người đầu tiên trong ngành múa được nhận giải thưởng Hồ Chí

Minh Thành công của NSND Thái Ly đã chứng minh một khuynh hướng sáng tác tiến bộ, có hiệu quả.Phương pháp sáng tác đó đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua Hiện nay nhiều tác giả, tác phẩm đi theophương pháp sáng tác này

Chúng tôi xin trích ý kiến của nhà thơ Cù Huy Cận khi nói về NSND Thái Ly:

"Anh Thái Ly không nệ cổ Anh Thái Ly đã thành công trong nghệ thuật Kịch múa Bả Khó, Katu làthành công, rõ nét tính dân tộc hiện đại Ta không thể không dân tộc, cũng không thể không theo kịp thờiđại Thành tựu của Thái Ly là giải quyết được vấn đề dân tộc hiện đại Phải tự hào dân tộc, phải lấy dân tộclàm gốc Thái Ly là con chim đầu đàn"

Biên đạo múa Thái Ly đã kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong một tác phẩm rất nhuầnnhuyễn, hợp lý Rất nhiều tổ hợp, động tác múa do tác giả sáng tạo nên đã trở thành mẫu mực nhìn từ cácgóc độ: tạo hình, tiết tấu, cấu trúc, kỹ thuật, sức biểu hiện, mối quan hệ giữa âm nhạc và múa…

Nhiều tác giả đã có những tác phẩm theo khuynh hướng sáng tác này, chúng tôi xin nêu một số ví dụ

như: múa Sông Lô, Tứ bình, kịch múa Huyền thoại mẹ của biên đạo Công Nhạc; Kịch múa Ngọc trai đỏ, ánh

Trang 37

sáng và con đường, Lục Vân Tiên của Việt Cường; Kịch múa Bông lau trắng, Mùa xuân tình yêu của NSND ứng Duy Thịnh, kịch múa Huyền tích Trường Sơn, Hồng hoang của Bằng Thịnh

Trên đây, tác giả đã trình bày ba khuynh hướng sáng tác múa đó là: Khuynh hướng sử dụng chất liệu múadân gian nguyên dạng trong tác phẩm; khuynh hướng sử dụng chất liệu múa dân gian làm cơ sở để xây dựngtác phẩm; khuynh hướng kết hợp chất liệu múa dân gian với động tác, luật động của múa cổ điển châu Âu.Đây là ba khuynh hướng sáng tác cơ bản đã và đang tồn tại Qua tổng hợp phân tích, chúng ta có một số kếtluận như sau:

- Cả ba khuynh hướng sáng tác được ứng dụng như là một phương tiện kỹ thuật, nhằm làm phong phúthêm ngôn ngữ biểu hiện của tác phẩm

- Cho dù biên đạo sử dụng một phương pháp sáng tác nào, nhưng chất liệu múa dân gian vẫn là chủ đạotrong quá trình xây dựng ngôn ngữ tác phẩm

- Trên nguyên tắc, dù có thể phối hợp múa dân gian Việt Nam với động tác luật động múa cổ điển châu

Âu, hoặc múa hiện đại nhưng ngôn ngữ tác phẩm phải "đậm đà bản sắc dân tộc" Tiếp thu thủ pháp nghệthuật của nước ngoài nhưng không phá vỡ hoặc làm mờ đi tính dân gian, dân tộc của tác phẩm

Quá trình phát triển sáng tác múa chuyên nghiệp Việt Nam luôn đón nhận và tiếp thu những kinh nghiệm,khuynh hướng sáng tạo mới không những ở trong nước mà còn đối với cả thế giới Trên tinh thần tiếp thu đểlàm giàu cho ngôn ngữ múa dân tộc Việt Nam

Trên đây đã tổng hợp và hệ thống hoá ba khuynh hướng sáng tác múa chuyên nghiệp, trong đó đã sửdụng chất liệu múa dân gian Đó là những khuynh hướng tiêu biểu cho từng giai đoạn khác nhau Mỗi giaiđoạn đều có thành tựu riêng và đã chứng minh được sự phát triển trong sáng tác múa chuyên nghiệp ViệtNam

II Khai thác các yếu tố múa dân gian trong xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp

Trong mục này, các yếu tố của múa dân gian được trình bày với ý nghĩa là những giá trị nghệ thuật,những bài học kinh nghiệm đã được ứng dụng trong quá trình sáng tác múa Giá trị múa dân gian cần đượctiếp tục nghiên cứu, xác định dưới nhiều góc độ khác nhau Thực tiễn cho thấy, giá trị nghệ thuật truyềnthống có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu và cải biến Quá trình sáng tác múa chuyên nghiệp nếukhông xác định rõ những giá trị nghệ thuật của múa dân gian sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch trong ứng dụng,làm mờ nhạt, đánh mất bản sắc dân tộc của tác phẩm

1 Sử dụng chất liệu múa dân gian trong xây dựng ngôn ngữ tác phẩm

Tác phẩm múa chuyên nghiệp phụ thuộc vào vai trò biên đạo Ngoài năng lực sáng tạo của tác giả, cầnphải kể đến những chất liệu để xây dựng nên tác phẩm Vậy chất liệu là gì? Chất liệu múa dân gian là thếnào? Khi chất liệu được đưa vào trong tác phẩm phải qua quá trình lựa chọn, phân loại, căn cứ theo yêu cầucủa tác phẩm múa chuyên nghiệp để xác định mức độ sử dụng Bởi vì đó là những thành phần cơ bản để cấutrúc, xây dựng ngôn ngữ múa, ngôn ngữ tác phẩm Chất liệu là gì? Chất liệu là những cái mà con người sửdụng nó làm vật liệu, tư liệu để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật Vậy chất liệu múa dân gian trong tácphẩm múa chuyên nghiệp là gì? Đó là những động tác múa hoặc một bộ phận động tác múa dân gian ở trạngthái nguyên dạng thông qua tư duy sáng tạo của biên đạo đã hình thành nên tác phẩm, mang dáng vẻ mới,nhưng vẫn giữ được những đặc điểm cơ bản của múa dân gian

Trang 38

Trong quá trình xây dựng ngôn ngữ múa, điều mà các tác giả quan tâm đến là làm thế nào để sáng tạonhững động tác múa, tổ hợp múa thể hiện được nội dung tác phẩm Chúng ta đều biết ngôn ngữ biểu hiệncủa văn học là tiếng nói, chữ viết Đó là thứ ngôn ngữ thông tin trực tiếp, dễ hiểu nhất so với các loại ngônngữ khác Trong khi đó nghệ thuật múa với phương tiện là cơ thể con người phải rất khó khăn để làm chokhán giả hiểu nội dung tác phẩm muốn truyền đạt Chính vì thế, biên đạo sẽ sử dụng chất liệu múa dân giannhư thế nào để giúp cho ngôn ngữ tác phẩm thuận lợi trong việc phản ánh nội dung là vấn đề cần được quantâm.

Một trong những đặc điểm cơ bản của múa dân gian đó là tính hiện thực của động tác múa Do đó cácđộng tác múa dân gian đều căn cứ vào hình ảnh, sự vật cụ thể trong cuộc sống hiện thực để cách điệu hoánghệ thuật Vì thế, các động tác múa tự thân đã phản ánh được nội dung hiện tượng Chúng ta có thể rõ ngaytên gọi từng động tác Ví dụ như các động tác múa: Cấy lúa, chèo đò, bắn cung, dệt vải, câu cá, đấu kiếm,đấu vật, ném lao, đâm trâu, múa cờ, xâu chỉ, vá áo, giặt áo, kéo thuyền, hái đào, hái chè, bắt bướm, múa lân,múa sư tử, múa rồng, múa dâng hương, múa tra hạt, xay lúa, giã gạo, v.v Có tới hàng trăm điệu múa dângian đã chỉ rõ hành động của sự vật Đây là giá trị, cơ sở nghệ thuật mà múa dân gian đã có được Những giátrị đó là điều kiện thuận lợi giúp cho tác giả có thể lựa chọn để đưa vào tác phẩm của mình một cách hợp lý.Đồng thời định hướng ban đầu cho tác giả khi sáng tạo ngôn ngữ mới, ngôn ngữ tác phẩm Có thể nói rằngnhững động tác múa dân gian ở dạng thức trên là chất liệu vô cùng quý báu đối với sáng tạo múa chuyênnghiệp Đặc biệt trong việc thể hiện nội dung tác phẩm Chúng tôi coi đây là giá trị mà múa dân gian cóđược Vì thế trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp hiện nay các biên đạo cần hết sức quan tâm đến vấn

đề này Những điệu múa, động tác, tạo hình múa dân gian hàm chứa nội dung, hình ảnh sẽ là phương tiện,chất liệu quan trọng tham gia vào quá trình phản ánh nội dung tác phẩm Tuy nhiên, vấn đề này còn phụthuộc vào khả năng của biên đạo Một tác phẩm mới không làm cho khán giả hiểu được nhân vật, hình ảnh,nội dung, đương nhiên khi đó tác phẩm sẽ đánh mất giá trị nghệ thuật của mình Qua tổng hợp, phân tíchmột số lượng khá lớn tác phẩm múa chuyên nghiệp, chúng tôi thấy chất liệu múa dân gian đưa vào tác phẩmthường tồn tại dưới hai dạng Một là, hình thù, đường nét động tác múa dân gian vẫn được giữ với vai tròchủ đạo trong tác phẩm, hoặc tồn tại dưới dạng môtip chính Mức độ sử dụng này đã được biểu hiện trongkhá nhiều tác phẩm múa chuyên nghiệp như múa: Sạp, Nón, Ô, Sênh tiền, Câu cá, Roong chiêng, Được mùa,

Mõ, v.v Hai là, bao gồm các tác phẩm mà người xem không phát hiện thấy trong đó những động tác tồn tại

ở trạng thái nguyên dạng, cho dù chỉ là thành phần nhỏ Trong trường hợp này, chất liệu múa dân gian đượctác giả ''nhào trộn'' một cách khéo léo, nó đã tan biến và trở thành ngôn ngữ tác phẩm Hiện tượng này tronglĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp hiện nay chưa phải là phổ biến, nhưng chúng tôi cho rằng đây là cách

sử dụng chất liệu múa dân gian mang yếu tố tiến bộ và hiện đại cần được khích lệ Đây cũng là thực tiễnphản ánh quy luật sáng tạo nghệ thuật Bản thân các tác giả, qua quá trình nghiên cứu, sưu tầm, đã chịu ảnhhưởng sâu đậm bởi tâm hồn, tình cảm, bản sắc dân tộc, họ đã hoà nhập sâu sắc vào văn hoá múa dân gian,phong tục, tập quán, thói quen, nếp sống của con người Khi ấy cảm xúc, sáng tạo cá nhân đã hoà tan cùngvới các chất liệu múa dân gian tạo nên ngôn ngữ tác phẩm mang bản sắc dân tộc Nhưng kể cả khi đó, chấtliệu múa dân gian, chất liệu ban đầu vẫn là nền tảng, là điểm xuất phát cho các thao tác tiếp theo của tácphẩm

Chất liệu múa dân gian khi đưa vào tác phẩm múa chuyên nghiệp còn được nhìn nhận dưới góc độ tínhchất sắc thái của động tác Trong hệ thống múa dân gian các dân tộc Việt Nam, vấn đề tính chất, sắc thái đượcbiểu hiện rất phong phú, đa dạng Nếu như hệ thống lại các động tác, điệu múa theo từng tính chất như: trữtình, tươi vui, thượng võ, kịch tính, tâm trạng, các loại tính cách, v.v sẽ được một số lượng rất lớn các độngtác múa dân gian thể hiện rõ những đặc điểm, tính chất mà chúng tôi vừa nêu Có thể nói rằng đây là hình mẫu

mà nghệ thuật biểu hiện múa dân gian để lại cho nghệ thuật múa chuyên nghiệp Các biên đạo hiện nay đã học

Trang 39

tập và khai thác những kinh nghiệm truyền thống khá nhiều trong các sáng tạo của mình Qua nghiên cứu chothấy, đặc điểm nổi bật của múa dân gian dân tộc Việt đó là chất trữ tình Rất nhiều chất liệu động tác múa thể

hiện tính chất đó Múa Bầu trời và lời ru của biên đạo, NSND ứng Duy Thịnh được nhận giải thưởng huy

chương vàng trong Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1999 Tiết mục đã biểu diễn tại nhiềunước trên thế giới Nhìn từ góc độ sáng tác, tác giả đã tiếp thu và sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Việt

Ví dụ như ở động tác đu tiên, tác giả không chỉ khai thác hình ảnh, đường nét, luật động bên ngoài của động

tác, mà còn khai thác và phát triển phần tình cảm tính chất, sắc thái của động tác Toàn bộ tác phẩm đậm đặcchất trữ tình Thông thường điểm nhấn còn được gọi là cao trào tác phẩm được thể hiện ở cường độ mạnh,

hoặc tốc độ nhanh rồi đột ngột dừng lại để gây ấn tượng đối với người xem Nhưng trong tác phẩm Bầu trời và lời ru, tác giả lại sử dụng chất trữ tình để giải quyết cao trào Tính chất trữ tình, mềm mại là đặc điểm cơ bản

của chất liệu múa dân gian dân tộc Việt mà trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp các biên đạo vận dụngrất nhiều và có hiệu quả

Chất liệu múa dân gian còn được phản ánh rất rõ nét trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Nhiềuchất liệu động tác thể hiện tài tình tính cách của người anh hùng, kẻ độc ác, xu nịnh, nham hiểm, thủ đoạn,tham lam Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu của nghệ thuật xây dựng tính cách múa dân gian

Những trích đoạn đã đạt được giá trị nghệ thuật cao như Thị Màu lên chùa; Tuần Ty Đào Huế; Súy Vân giả dại; Tuần đuốc có ý nghĩa quan trọng đối với nghệ thuật xây dựng tác phẩm múa chuyên nghiệp.

Một số dáng múa, tư thế, luật động trong múa tính cách Việt Nam được các biên đạo vận dụng khéo léo đểxây dựng những tính cách riêng, những tình huống cụ thể trong giới hạn không gian, nội dung vở diễn Điều đócho thấy chất liệu múa dân gian hoàn toàn có khả năng khắc hoạ tính cách nhân vật trong các vở diễn có nội dungkhác nhau

Thành tựu trong lĩnh vực sáng tác múa chuyên nghiệp Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua cho thấy vai trò củamúa dân gian có vị trí rất quan trọng Hầu hết các tác phẩm múa chuyên nghiệp đều sử dụng chất liệu múadân gian làm chủ đạo để xây dựng ngôn ngữ tác phẩm Mặc dù trong thực tế, múa dân gian đã được khaithác nhiều, mỗi tác giả có cách tiếp cận và nhìn nhận khác nhau Từ đó tạo ra sự phong phú, đa dạng giữacác tác phẩm múa chuyên nghiệp Thực tiễn lịch sử cho thấy, cho dù hiện đại, cách tân ở mức độ cao thấpkhác nhau, nhưng không thể không sử dụng chất liệu múa dân gian trong quá trình xây dựng tác phẩm Tuynhiên mức độ sử dụng chất liệu còn phụ thuộc vào tài năng sáng tạo của từng tác giả Đây là nền tảng giúpcho các tác giả đi tìm ngôn ngữ biểu hiện tác phẩm Chúng tôi có thể kể đến hàng trăm tác phẩm múa chuyênnghiệp có chất lượng nghệ thuật cao đã sử dụng chất liệu múa dân gian các dân tộc Việt Nam Cần tiếp tụckhai thác những giá trị nghệ thuật của chất liệu múa dân gian, tìm đến cái hay, cái đẹp vẫn còn tiềm ẩn ở cấutạo bên trong chất liệu Chất liệu múa dân gian và thái độ của biên đạo khi lựa chọn đưa vào tác phẩm củamình là một việc làm không đơn giản Để phục vụ cho nội dung của tác phẩm sẽ được sáng tác, biên đạophải cân nhắc kỹ trước nhiều chất liệu múa dân gian khác nhau, tìm ra trong số đó chất liệu điển hình nhất,tiêu biểu nhất, có điều kiện phát triển, đồng thời khắc hoạ rõ nét ý đồ nghệ thuật của tác phẩm Chất liệu múadân gian khi đã được đưa vào trong tác phẩm, tất yếu sẽ được mỹ lệ hoá bằng các thủ pháp nghệ thuật cộngvới tài năng sáng tạo của tác giả

2 Nghệ thuật cấu trúc múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp.

Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều có múa dân gian của riêng mình dù với số lượng ít, nhiều khácnhau, tùy theo nguồn gốc, đặc điểm tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa và nơi cư trú, v.v Nhưng có mộtđặc điểm chung, đó là các điệu múa dân gian các dân tộc đều có thời lượng ngắn Nếu lấy âm nhạc làm tiêuchí để so sánh thì một điệu múa dân gian thông thường kéo dài từ 4 nhịp 2/4 đến 8 nhịp 2/4

Trang 40

Tại sao các điệu múa dân gian lại có một thời lượng ngắn như vậy? Như chúng tôi đã nêu, múa dân gianchủ yếu là của cư dân nông nghiệp, những động tác đều bắt nguồn và gắn liền với lao động, sản xuất Vìthế, các "tín hiệu'' của họ thể hiện qua điệu múa rất mộc mạc, đơn giản, cụ thể, ngắn, gọn và không phức tạp.Cách nói ngắn, cách diễn đạt ngắn, dễ hiểu là một trong những đặc điểm của múa dân gian Việt Nam Có lẽđặc điểm này phần nào nhắc nhở và gợi ý cho các biên đạo hiện nay trong quá trình sáng tạo tác phẩm củamình.

Múa dân gian có một cấu trúc cân đối, lặp đi lặp lại được thể hiện rất rõ qua từng động tác Có nghĩa là ởmỗi đội hình đều bố trí "có bên phải, có bên trái", "có đằng trước, có đằng sau", "có tiến, có lùi" Khi thamgia nhảy múa tập thể, mọi người lặp đi lặp lại một vài động tác nhiều lần, trong một thời gian dài Nếu nhưđiệu múa dân gian hấp dẫn, ấn tượng thì sự "lặp đi lặp lại" sẽ đẩy mạnh quá trình lưu giữ trong cảm thụnghệ thuật của những người nhảy múa và kể cả những người đứng xem Tính chất "ngắn" và "lặp đi lặp lại"còn tạo cho người chưa biết múa, chưa tham gia múa bao giờ cũng có thể dễ dàng thực hiện được Chính yếu

tố đó là nền tảng tạo nên tính phổ cập của nghệ thuật múa dân gian Tất nhiên, sự "lặp đi lặp lại" ở một điệumúa không độc đáo, hấp dẫn thì tác dụng của nó sẽ ngược lại Qua khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi thấy cácđiệu múa dân gian tồn tại cho đến ngày nay đã được thời gian và lịch sử chọn lọc rất kỹ, chất lượng của nóđược phản ánh bằng sự tồn tại, lưu giữ và được phát huy, phát triển lâu dài trong dân gian

Khi nói đến quy luật cân đối và tính lặp lại của những động tác trong múa dân gian, người xưa đã quyước bằng những nguyên tắc được gọi là luật ngũ tương:

1 Nội ngoại tương quan (trong, ngoài cân đối);

2 Tả hữu tương ứng (phải, trái cân đối);

3 Thượng hạ tương phù (trên, dưới cân đối);

4 Phì sấu tương chế (rộng, hẹp cân đối);

5 Tiền hậu tương quan (trước, sau cân đối)

Trong nghệ thuật sáng tác cũng như biểu diễn múa dân gian cho dù người nghệ sĩ có cách điệu, khoatrương mạnh mẽ đến đâu, nhưng vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc: Thứ nhất, mọi sự khoa trương, cách

điệu đều phải căn cứ và xuất phát từ hiện thực Ví dụ, điệu múa Gà rừng phải căn cứ vào hình ảnh con gà

khi bước đi như thế nào? Khi vươn cổ lên gáy thì dáng của nó ra sao? v.v Nếu người diễn thể hiện quá phôtrương, cách điệu, không dựa vào hình ảnh hiện thực, sẽ làm mất đi nội dung, ý nghĩa thực của đối tượng cầnphản ánh trong múa Tất yếu điệu múa sẽ trở thành tối nghĩa, khó hiểu, làm ảnh hưởng không tốt đến cảmxúc thưởng thức nghệ thuật của nhân dân Đặc điểm mang tính phổ cập trong cấu trúc múa dân gian đó làluật đối xứng Ngay cả số lượng người tham gia trong các điệu múa dân gian thông thường là số chẵn: haingười, bốn người, sáu người, tám người, mười người, v.v Đặc điểm này, cho đến nay vẫn mang tính phổcập Các biên đạo xây dựng tác phẩm mới đa phần sử dụng số diễn viên chẵn Đặc biệt, trong các điệu múa

Dư hứng, là hình thức múa khắc họa một hình ảnh, một hình tượng (như múa nón, múa ô, múa xòe hoa, múa Roong chiêng, ngay cả điệu múa sạp đông người) nhưng số lượng diễn viên cần phải chẵn, vì nếu lẻ thì

không đủ người sử dụng đạo cụ (hai cây tre nhỏ), điệu múa sẽ không thể tiến hành được Ngay cả trong cáccấu trúc múa ít người như múa đơn (solo), múa đôi (duo), múa ba (trio), người ta cũng sáng tác nhiều hơn,v.v

Tính cặp đôi là một trong những đặc điểm nổi bật của múa dân gian Nguyên nhân để dẫn đến hiện tượngnày có liên quan đến lối tư duy cặp đôi theo triết lý âm dương đối đãi của người Việt Đặc điểm này còn cóthể tìm thấy rất nhiều trong thành ngữ Việt Nam như: Sướng lắm - khổ nhiều; Yêu nhau lắm - cắn nhau đau;Nhân nào - quả ấy; Trèo cao - ngã đau; Tham thì thâm Ngay cả trong quá trình truyền đạt những kinhnghiệm sống của nhân dân cũng có nhiều câu nói thể hiện tính chất nguyên tắc của cấu trúc cặp đôi như "Ăncơm đi trước, lội nước đi sau'' Trong đời sống tinh thần, những vấn đề đạo đức cũng được đặt trong cấu trúc

Ngày đăng: 15/09/2018, 18:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 100 kịch bản kịch múa, Nxb Âm nhạc Mátxcơva, bản tiếng Nga (1966) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 kịch bản kịch múa
Nhà XB: Nxb Âm nhạc Mátxcơva
2. 50 năm Đoàn ca múa QĐND Việt Nam (1951 - 2001), Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm Đoàn ca múa QĐND Việt Nam
Nhà XB: Nxb QĐND
3. Iu.a.bakhuin, Lịch sử kịch múa Nga, (Người dịch: Trương Lê Giáp), Hà Nội (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kịch múa Nga
4. Hoàng Bích, "Múa dân gian truyền thống người Việt", Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, (13), Hà Nội (1976) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa dân gian truyền thống người Việt
5. Vũ Thế Bình, Non nước ở Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
6. Bôgatririep, Sáng tác thi ca dân gian Nga, Nxb Văn học Mátxcơva (1957) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác thi ca dân gian Nga
Nhà XB: Nxb Văn học Mátxcơva (1957)
7. Lê Ngọc Canh, Đại cương nghệ thuật múa, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương nghệ thuật múa
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
8. Lê Ngọc Canh, "Truyền thống và phát triển nghệ thuật múa", Tạp chí Nhịp điệu, (3), Hà Nội (1995) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống và phát triển nghệ thuật múa
9. Lê Ngọc Canh, Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội (1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb KHXH
10. Lê Ngọc Canh, 100 điệu múa truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội (2001). 11. Lê Ngọc Canh, Khái luận nghệ thuật múa Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 điệu múa truyền thống Việt Nam", Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội (2001). 11. Lê Ngọc Canh
Tác giả: Lê Ngọc Canh, 100 điệu múa truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2001
12. Lê Ngọc Canh, Nghệ thuật múa chèo, Nxb Sân khấu, Viện Sân khấu, Hà Nội, (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật múa chèo
Nhà XB: Nxb Sân khấu
13. Cù Huy Cận, Nghệ sĩ nhân dân Thái Ly, Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, Hà Nội, (1994) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ sĩ nhân dân Thái Ly
14. Hà Văn Cầu, "Múa chèo", Tuần báo Văn nghệ, (4), Hà Nội (1961) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Múa chèo
15. Hà Văn Cầu, Hề chèo chọn lọc, Nxb Văn hoá, Hà Nội (1979) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hề chèo chọn lọc
Nhà XB: Nxb Văn hoá
16. Đinh Chanh, "Điệu múa công của người Thái đen", Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, (2), Hà Nội (1976) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điệu múa công của người Thái đen
17. Phạm Ngọc Chi sưu tầm và biên dịch, Âm nhạc và múa trên thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội (2002) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và múa trên thế giới
Nhà XB: Nxb Thế giới
18. Trường Chinh, Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự thật, Hà Nội (1948) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi
Nhà XB: Nxb Sự thật
19. Lệ Cung, "Suy nghĩ về nâng cao chất lượng tác phẩm múa", Tác phẩm múa và thời đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Hà Nội (1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về nâng cao chất lượng tác phẩm múa
20. Lê Ngọc Cường, "Một vài suy nghĩ về chất lượng tác phẩm múa", Tác phẩm múa và thời đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Hà Nội (1998) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về chất lượng tác phẩm múa
21. Chu Xuân Diên, Văn hoá dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại , Nxb Giáo dục, Hà Nội (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian - mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại
Nhà XB: Nxb Giáodục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w