tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH tiểu luận tìm HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO dục GIỚI TÍNH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Họ và tên sinh viên: Cù Xuân Diệu Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn cha, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con Cha mẹ luôn động viên, an
ủi tinh thần con mỗi khi con cần, cha mẹ là chỗ dựa, là nơi mà con cảm thấybình an, hạnh phúc Con hứa sẽ luôn luôn là người con tốt, không làm cha mẹbuồn lòng
Xin cảm ơn chị và em đã giúp đỡ trong quá trình tập cũng như trong cuộc sống.Xin chân thành cảm ơn bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, xin chân thànhcảm ơn cô Nguyễn Thanh Thủy – trưởng bộ môn sư phạm kỹ thuật, cô PhạmQuỳnh Trang, thầy Đinh Quang Đức, thầy Nguyễn Thanh Bình, cô Lê ThúyHằng đã dạy dỗ, giúp đỡ, bảo ban em trong suốt quá trình em học tại trường.Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã dạy dỗ, bảo ban, hướng dẫn
em nhiệt tình trong quá trình học tập cũng như trong quá trình em làm tiểu luận Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ công tác trong trường đã giúp
đỡ em trong quá trình học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH06SK cũng như các bạn sinhviên lớp Dh06SP, nhờ gặp được các bạn mình đã học được rất nhiều từ các bạn
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường Trung học phổ thôngChâu Thành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu Thảo
Sinh viên: Cù Xuân Diệu – bộ môn SPKTNN, trường Đại học Nông LâmTP.HCM
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2009 đến tháng 05/2010 Địa điểm: trườngTHPT Châu Thành
Phương pháp:
+ Tìm hiểu nội dung giáo dục giới tính mà các em được học
+ Phỏng vấn Ban giám hiệu, thầy cô về vấn đề giáo dục giới tính trong nhàtrường
+ Phát phiếu điều tra phụ huynh học sinh, học sinh ở cả 3 khối lớp 10, 11 và 12.Kết quả thu được:
+ Nội dung giáo dục giới tính mà các em được học thường được lồng ghép quamột số môn học như sinh, công dân, văn và môn học ngoại khóa giáo dục dân sốsức khỏe sinh sản vị thành niên Nội dung các em được học thường là khái niệmtuổi vị thành niên, tình bạn tình yêu, tình dục, sinh sản, bình đẳng giới, cha mẹ
và gia đình, dân số và phát triển…
+ Đã tiến hành phỏng vấn được 8 thầy cô và thu được nhiều ý kiến khác nhauxung quanh việc thực hiện giáo dục giới tính trong trường học
+ Đã khảo sát 240/1340 HS về vấn đề, suy nghĩ của các em về tình trạng quan
hệ tình dục trong thanh thiếu niên hiện nay và hậu quả của nó Đa số các em đã
có những hiểu biết về vấn đề quan hệ tình dục và nạo phá thai ở lứa tuổi thanhthiếu niên, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những em còn xem nhẹ vấn đề tìm
Trang 4hiểu giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên Số phiếu thu về được là233/240.
+ Đã tiến hành khảo sát 240 phụ huynh và thu về được 233/240 phiếu với nhiều
ý kiến trái ngược nhau trong việc có nên giáo dục giới tính cho học sinh Trunghọc phổ thông hay không Đa số phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đến concái trong khi giới trẻ có rất nhiều vấn đề tâm sinh lý cần giải đáp
+ Đa số các thầy, cô, phụ huynh cũng như các em học sinh đều đồng ý về việcđưa môn GDGT vào trường học, bên cạnh đó cũng có một số ít phụ huynh vàcác em học sinh cho rằng không nên đưa GDGT vào hệ thống các môn học vìchương trình học của các em đã quá nặng mà nên có các buổi nói chuyện chuyên
đề và ngoại khóa hoặc lồng ghép vào các môn học
Đề nghị:
+ Phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tâm sinh lý của các em nhất làvấn đề giới tính
+ Nhà trường nên tăng cường công tác giáo dục giới tính tại trường
+ Về xã hội: cần xóa bỏ văn hóa phẩm đồi trụy, những tụ điểm ăn chơi Tăngcường các địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
CHUONG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Giới hạn vấn đề: 2
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2
1.4 Mục đích nghiên cứu 2
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.6 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.7 Cấu trúc tiểu luận bao gồm: 3
1.8 Kế hoạch nghiên cứu 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu 6
2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông 8
2.3 Những vấn đề cần biết về giới và giới tính 10
2.4 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay 11
Trang 62.5 Những nguyên tắc giáo dục giới tính 11
2.6 Ý nghĩa của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999) 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 17
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi 17
3.3 Phương pháp phỏng vấn 18
3.4 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 18
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng 18
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính 19
3.5 Cách thức tiến hành 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Châu Thành 20
4.2 Kết quả nghiên cứu học sinh: 20
4.3 Kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 36
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 44
5.3 Hướng phát triển của đề tài 46
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH 1
PHỤ LỤC 2 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH 5
PHỤ LỤC 3 PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN 8 PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU, GIÁO VIÊN
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Nội dung tương ứng
PHHS: Phụ huynh học sinhGDGT: Giáo dục giới tính
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1 Kết quả khảo sát giới tính trên 233 em học sinh 21
Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát học lực của các em ở mỗi giới 22
Bảng 3 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 23
Bảng 4 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 23
Bảng 5 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 24
Bảng 6 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 25
Bảng 7 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 26
Bảng 8 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 26
Bảng 9 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 27
Bảng 10 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 28
Bảng11 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 29
Bảng 12 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 29
Bảng 13 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 30
Bảng 14 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 32
Bảng 15 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 32
Bảng 16 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 33
Bảng 17 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 34
Bảng 18 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 36
Bảng 19 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 37
Trang 10Bảng 20 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụhuynh HS nữ 38Bảng 21 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụhuynh HS nữ 39Bảng 22 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụhuynh HS nữ 40
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Trong 10 năm gần đây, tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niênđang tăng nhanh Trong đó có một số lượng không nhỏ các em còn đang ở độtuổi cắp sách đến trường Đây là một hồi chuông cảnh báo với toàn xã hội vềtình trạng giáo dục giới tính cho học sinh chưa phát huy tác dụng bên cạnh sựbuông lỏng, thiếu kiểm soát, giáo dục của gia đình và ảnh hưởng từ các tệ nạn
ngoài xã hội Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa và Gia đình (năm 2000), mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai (NPT), trong
đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên nhoi-nan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-
(http://www.giaoducvietnam.info/nhuc-2673.html) Riêng tại TP.HCM, nơi tập trung số lượng các bạn trẻ sinh sống và học tập đông đảo nhất hiện nay cũng là nơi có số lượng công nhân
và học sinh, sinh viên NPT nhiều nhất cả nước Hằng năm có khoảng 30.000
phụ nữ thai nghén ở độ tuổi dưới 20, trong đó có 80% có thai mà không biết,khoảng 30% số ca ở phụ nữ chưa lập gia đình Tại bệnh viện Dũ Bác sĩ DươngPhương Mai, Trưởng phòng Kế hoạch Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trong 8 thángđầu năm 2009, bệnh viện đã tiến hành 18.741 ca nạo phá thai, trong đó số lượngngười chưa lập gia đình chiếm hơn 80% (http://www.giaoducvietnam.info/nhuc-nhoi-nan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-2673.html)Đất nước đang ở trong thời kì mở cửa và đổi mới cho nên việc các trào lưu sốngcủa phương tây tràn vào nước ta là một việc không thể tránh khỏi Để giúp các
em học sinh có thể tiếp thu những lối sống lành mạnh thì việc giáo dục trongnhà trường giữ vai trò rất quan trọng, trong đó giáo dục giới tính là một môn họcgiúp ích rất nhiều cho học sinh trong việc trang bị kiến thức về sức khỏe giớitính, về việc tránh thai an toàn để bảo vệ mình Trên thế giới có khoảng 350triệu người không biết tránh thai và đó cũng chính là nguyên nhân của việc dân
Trang 12số tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam(http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tranhthaibangthuoctiemvacayqueduoida/55153031/70/) Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm sao xây dựng được một chươngtrình giáo dục giới tính phù hợp với các em học sinh, đáp ứng được nhu cầu vềtâm sinh lý của các em học sinh đồng thời nắm bắt được những thắc mắc của các
em để kịp thời giúp đỡ Để làm được điều này cần có sự tham gia của các Bộ,ban ngành trong đó phải kể đến vai trò của nhà trường và gia đình, đây là haiyếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách, ý thức của cácem
Xuất phát từ tình hình trên, đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tạitrường Trung học phổ thông Châu Thành – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được tiếnhành nhằm bước đầu nắm bắt tình hình giáo dục giới tính, từ đó đưa ra kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính tại trường
1.2 Giới hạn vấn đề:
Do giới hạn về thời gian và trong phạm vi nghiên cứu của một cử nhân,
đề tài chỉ thực hiện trong khuôn khổ tiểu luận tốt nghiệp nên người nghiên cứuchỉ tiến hành tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường THPT ChâuThành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong năm học 2009 – 2010
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: Thực trạng giáo dục giới tính tại trường THPT ChâuThành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Khách thể nghiên cứu: Giáo viên, Phụ huynh, học sinh trường THPTChâu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng giáo dục giới tính tại trườngTHPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Từ đó đưa ra những đề xuất và kiếnnghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính tại trường
Trang 131.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
Nhiệm vụ 2: Khảo sát chương trình, tình hình giáo dục giới tính tại trườngTHPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Nhiệm vụ 3: Khảo sát, phân tích, đánh giá tác dụng của công tác giáo dục giớitính đối với học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Cụ thể
là khảo sát sự đánh giá của học sinh về tác dụng của công tác giáo dục giới tínhtrong nhà trường, những kiến thức mà học sinh tích lũy được thông qua chươngtrình giáo dục giới tính, những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của các em vềgiới tính
Nhiệm vụ 4: Đưa ra kết luận chung về tác dụng của công tác giáo dục giới tínhđối với các em học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Từ
đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáodục giới tính tại trường
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nội dung nào được đưa vào chương trình giáo dục giới tính tạitrường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 2: Những phương pháp và hình thức tổ chức nào được sử dụng để thựchiện công tác giáo dục giới tính cho học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh BàRịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 3: Học sinh học được gì qua chương trình giáo dục giới tính tại trườngTHPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giới tính cho họcsinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 5: Giáo viên và phụ huynh suy nghĩ gì về vấn đề giáo dục giới tínhtrong nhà trường?
Trang 141.7 Cấu trúc tiểu luận bao gồm:
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: Giới thiệu
Chương này bao gồm các vấn đề như: đặt vấn đề, đối tượng và khách thểnghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc tiểu luận và kếhoạch nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Giới thiệu những lý thuyết căn bản, những cơ sở mà người nghiên cứudựa vào đó để dự đoán, lý giải nguyên nhân, kết quả của vấn đề nghiên cứuđồng thời nêu tóm lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Lý thuyết về những phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu đã sửdụng, cách sử dụng các phương pháp đó để thực hiện đề tài
Chương 4: Kết quả và phân tích
Người nghiên cứu phân tích kết quả, trình bày kết quả phân tích, đưa ranhững kết luận ban đầu về vấn đề nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Người nghiên cứu đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ramột số kiến nghị đối với việc giáo dục giới tính trong nhà trường
Tài liệu tham khảo: Những tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng trong quátrình nghiên cứu
Phụ lục
Trang 151.8 Kế hoạch nghiên cứu.
STT THỜI
NGƯỜI THỰCHIỆN
GIÁO VIÊNHƯỚNG DẪNNHẬN XÉT
01 08/2009 Chọn đề tài
Chuẩn bị tài liệu
Người nghiêncứu
02 9/2009 Viết đề cương
nghiên cứu
Người nghiêncứu
03 10/2009
Sửa và nộp lại đềcương cho giáo viênhướng dẫn
Người nghiêncứu
04 11/2009
Viết cơ sở lí luận,thảo luận đề cươngvới giáo viên hướngdẫn
Nghiên cứu lí luận
Người nghiêncứu
05 12/2009
Soạn phiếu câu hỏikhảo sát, câu hỏiphỏng vấn
Người nghiêncứu
06 01/2010 Thảo luận với giáo
viên hướng dẫn
Người nghiêncứu
07 2/2010 Bắt đầu khảo sát, thu
thập số liệu
Người nghiêncứu
08 3/2010 Thống kê, xử lí số
liệu
Người nghiêncứu
09 4/2010 Viết phần kết quả,
phân tích và kiếnnghị, báo cáo kết quảnghiên cứu cho giáo
Người nghiêncứu
Trang 16viên hướng dẫn.
10 5/2010 Hoàn thành và nộp
tiểu luận
Người nghiêncứu
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Thời kỳ cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu mặc dù rất thô sơ.Thời kỳ “Đêm trường trung cổ”, tôn giáo và nhà nước phong kiến tiếnhành tìm hiểu vấn đề giới tính để phục vụ cho tầng lớp vua quan
Thời kỳ phục hưng, bộ môn giải phẩu và sinh lý người bắt đầu phát triển,công tác nghiên cứu các vấn đề tính dục mới bắt đầu thực sự được tiến hành
Đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 các đề tài nghiên cứu về giới tính bắtđầu được mở rộng P.Anghen với tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ
tư hữu và của nhà nước”, đó là mẫu mực kinh điển về phương pháp phân tíchcác mối quan hệ xã hội với kinh tế xã hội
Cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20 sự phát triển của công tác nghiên cứu về giớitính, tình dục gắn với phong trào “phấn đấu vì những cải cách tình dục” vớihàng loạt yêu sách tiến bộ như bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân ra khỏiquyền lực của nhà thờ
Tại Việt Nam, từ những năm 1985, các công trình nghiên cứu của các tácgiả về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố
+ Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam, “Giáo dục dân sốsức khỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn đầu tiên và duy nhất của Bộ
về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên được in hoàn chỉnh chođến thời điểm này Mặc dù được xuất bản lần đầu tuy nhiên nội dung sách đãđược các tác giả biên soạn khá công phu và tham khảo nhiều nguồn tài liệutrong cũng như ngoài nước Nội dung quyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành
Trang 17niên, tình bạn, tình dục, bình đẳng giới, tình dục và sinh sản, mang thai và cácbiện pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm làm cha mẹ, dân số và phát triển,chính sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản…Theo người nghiên cứu đây là một quyển sách hay và khá hoàn chỉnh dành chophụ huynh, giáo viên và học sinh, nội dung của nó nói khá đầy đủ các vấn đề.Tuy nhiên theo người nghiên cứu thấy nếu tác giả đưa vào một ít nội dung về cơquan sinh sản và công tác giáo dục giới tính ở trong cũng như ngoài nước thìđây có lẽ sẽ là một quyển sách hoàn chỉnh Qua nội dung sách tác giả đã thôngsuốt một số vấn đề và quyển sách cũng là tài liệu để người nghiên cứu thực hiện
đề tài này
+ Bộ giáo dục và đào tạo, “Khoa học 5”, đây là một quyển sách giáo khoa dànhcho học sinh lớp 5 Qua nội dung quyển sách người nghiên cứu thấy rằng nộidung quyển sách đã nói lên được một số đặc điểm, vai trò của nam và nữ tronggia đình, xã hội, giới thiệu quá trình sống của con người từ lúc sinh ra đến lúcgià Nội dung quyển sách khá mạch lạc trong việc diễn tả các giai đoạn pháttriển của con người tuy nhiên khi xét trên bình diện tổng quát thì nội dung cònquá sơ sài Ở độ tuổi này đã có một số em bắt đầu dậy thì, nội dung sách nên nóinhiều hơn về bộ phận sinh dục, vệ sinh cơ quan sinh dục cũng như là nhận biếtđược những hành vi lạm dụng tình dục trong khi đó nội dung sách lại nói nhiều
về bà mẹ đang mang thai và các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹđang mang thai, theo người nghiên cứu nghĩ nội dung này không phải không haynhưng ở độ tuổi các em cũng chưa thể nhận thức được nhiều về vấn đề này.+ Bộ giáo dục và đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinh học dành chohọc sinh lớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khi nói về giới tính, cơquan sinh sản và vệ sinh Tuy nhiên như người nghiên cứu đã nói thì học sinhđậy thì từ lứa tuổi 8 -12
tre-em-gai.htm) hoặc sớm hơn trong khi đó quyển sinh học 8 lại dành cho học
(http://suckhoedoisong.vn/3863p0c6/nhung-dieu-can-biet-e-tuoi-day-thi-o-sinh độ tuổi 14 e là hơi trễ, nội dung quyển sách cũng không thực sự phong phú
Trang 18+ Sở giáo dục và đào tạo tỉnh BRVT, “Tài liệu tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS”, đây là tập tài liệu nói chủ yếu về nguy cơ và cách lây truyền cũng nhưcách phòng chống HIV/AIDS Nội dung tập tài liệu hay nhưng nếu nói về mảngtình dục và các bệnh liên quan đến giới tính, tình dục thì còn sơ sài Tuy nhiêntác giả cũng đã biết được về một số bệnh lây qua đường tình dục thông qua tậptài liệu này.
+ Huỳnh Thị Thùy Liên, “Khảo sát thực trạng giáo dục giới tính và tâm sinh lýcủa học sinh ở quận Thủ Đức – TP.HCM”, theo người nghiên cứu thì đây là mộtnghiên cứu mới mẻ, được tác giả thực hiện khá công phu và bài bản, đây là mộttài liệu mà người nghiên cứu đã tham khảo được nhiều ý hay Tuy nhiên ngườinghiên cứu cũng thấy có một số điểm chưa được như sau: mặc dù đây là luậnvăn tốt nghiệp nhưng tác giả đã không đào sâu nghiên cứu kỹ mà chỉ đi đượcnhững điều khá căn bản, trong quá trình thực hiện tác giả cũng đã bộc lộ tínhthiếu khoa học trong nghiên cứu Ví dụ khi hỏi về quan hệ tình dục thì tác giảchỉ dám hỏi dưới tên “chuyện ấy” mà không dám nói thẳng là quan hệ tình dụctrong khi nếu nói “chuyện ấy” thì ai biết là chuyện gì Trong quá trình thực hiệnngười nghiên cứu đã khắc phục tình trạng này
+ “Giới và phát triển” – Đại học Mở bán công TP.HCM, đây là tài liệu dành chosinh viên chuyên ngành xã hội học Tài liệu được biên soạn khá công phu, nộidung chủ yếu nói về giới tính và giới, nhu cầu giới, sự phân công lao động theogiới, tổng quan về phụ nữ học, phụ nữ trong phát triển, công ước Quốc tế về xóa
bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và quyền của phụ nữ Đây là một tài liệuhay đề cập nhiều đến phụ nữ và quyền bình đẳng giới tuy nhiên đây là tài liệudành cho giáo viên, sinh viên và tương đối khó hiểu đối với học sinh phổ thông.+ “Xã hội về giới” – ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, đây là tài liệu biênsoạn dành cho sinh viên khoa xã hội học, nội dung được trình bày dưới dạng cácchủ đề Nội dung tài liệu khá hay tuy nhiên lại không nói được nhiều trong khigiới trong xã hội là một vấn đề khá phức tạp
Trang 19+ “Xã hội học giới tính” – tài liệu tham khảo ĐH Khoa Học Xã Hội và NhânVăn, đây là một tập tài liệu mà theo người nghiên cứu thấy có thể học hỏi đượcrất nhiều trong đó bao gồm các nội dung như các giai đoạn phát triển của giớitính, rối loạn chức năng tình dục, vấn đề đồng giới, văn hóa tình dục ở các quốcgia trên thế giới.
+ J.P.Ma –sơ – lô – va, Phạm Thành Hưng dịch, “giới tính tuổi hoa”, đây là mộtquyển sách do tác giả người Nga biên soạn được dịch sang tiếng Việt, nội dungtài liệu phong phú, dễ hiểu và khá đầy đủ, cách viết tự nhiên khoa học
2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông
(J.P.Ma –sơ – lô – va, Phạm Thành Hưng dịch, 2006)
Đối với các em, đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởngthành Sự khác biệt cơ bản của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với các em
ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối giữa các mặt: cơ thể, trítuệ, tâm sinh lý
+ Hệ xương phát triển hơn hệ cơ, các em có dáng vẻ cao, gầy, thiếu cânđối, các em có vẻ vụng về, không khéo léo khi làm việc Sự phát triển của hệ timmạch cũng không cân đối do đó gây ra một số rối loạn tạm thời của hệ tuầnhoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt …
+ Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh dẫn đến sự rối loạn hoạt độngthần kinh, do đó các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ, dễ xúcđộng vui buồn thất thường, dễ bực tức, hay tự khẳng định mình Đây cũng làthời kỳ các em hình thành cách sống, cách nghĩ Các em nghĩ mình đã lớn vàmong muốn người lớn tôn trọng nhân cách phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính
tự do cho các em Đặc biệt ở lứa tuổi này các em rất xem trọng tình bạn, các emthích giao tiếp kết bạn với nhau Các em tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, quan hệbình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau
Một bước ngoặt quan trọng ở lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn dậy thì,khi tuyến sinh dục trên cơ thể có những biến đổi:
Trang 20+ Ở nam: hóc môn testosteron tăng cao làm tăng kích thước bộ phận sinhdục, xuất hiện lông mu, giọng nói thay đổi, xuất tinh lần đầu tiên, mọc lôngnách, mọc râu và tăng chiều cao.
+ Ở nữ: lượng hóc môn estrogen tăng cao kích thích ngực nở, lông muxuất hiện, mọc lông nách, tăng chiều cao, tuyến sữa hình thành, xuất hiện kiểuthanh quản nữ giới với giọng cao, kỳ kinh đầu tiên xuất hiện
Sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông đãlàm các em chú ý hơn về cơ thể mình cho nên luôn làm đẹp để gây chú ý ởngười khác giới, các em đã bắt đầu thích chơi với bạn khác giới Có thể phânthời kỳ này ra làm 3 giai đoạn:
+ 12 tuổi: các em bắt đầu tìm hiểu về tình dục ở trong sách báo, các embắt đầu để ý đến bạn khác giới
+ 13 đến 15 tuổi: ở lứa tuổi này đã bắt đầu xuất hiện tình cảm yêu đươngnhưng thường là yêu đơn phương, Chúng thích nghe những chuyện tình lãngmạn hay buồn vu vơ, ở một số em trai xuất hiện hiện tượng thủ dâm Ở tuổi này,
cả hai giới đã quan tâm đến chuyện tránh thai, phá thai
+ 15 đến 18 tuổi: Đã xuất hiện những mối tình đầu và những giao tiếp tìnhdục Chúng củng cố kiến thức qua bố mẹ hoặc qua sách vở Nhu cầu hiểu biếtnhững cái mới của đời sống con người và của bản thân rất lớn, các bậc cha mẹnên tìm những cơ hội thuận lợi, chủ động trò chuyện với con mình, tạo niềm tin
và sự cảm thông với chúng để giúp chúng tránh được việc hoạt động tình dụcbừa bãi, chuẩn bị cho một cuộc sống tình dục lành mạnh khi bước vào cuộc sốnghôn nhân
+ Ở lứa tuổi này, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểntình cảm của các em
Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh phổ thông tình cảm đã được hình thành vàphát triển phong phú sâu sắc hơn học sinh tiểu học Đây là lứa tuổi đang phát
Trang 21thể, đã xuất hiện tình cảm có ý thức tuy nhiên tình yêu ở lứa tuổi này còn mangtính bồng bột, ngộ nhận và không bền chặt do tâm sinh lý phát triển chưa chínmùi.
2.3 Những vấn đề cần biết về giới và giới tính
+ Khái niệm giới
Giới là một quan niệm tương đối phức tạp, có nhiều góc độ nghiên cứu vàtheo nhiều quan điểm khác nhau:
Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểmsinh lý cơ thể đặc trưng ở con người Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường baogồm các đặc điểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hìnhquan trọng nhất là cơ quan sinh dục Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinhdục là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh dục nữ qui định hai giới lànam giới và nữ giới (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006)
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là nam giới và nữ giới, nhưng trongthực tế còn một số ít người không thuộc về hai giới trên, họ thuộc giới tính thứ
ba Giới này xuất hiện do hệ cơ quan sinh dục không được bình thường về mặtcấu tạo hoặc chức năng dẫn đến việc phát triển tâm lý, sinh lý cơ thể không bìnhthường
Theo Bùi Ngọc Oánh thì “Giới là một tập hợp người trong xã hội cónhững đặc điểm sinh học cơ bản giống nhau” (một số vấn đề về tâm lý và giớitính – ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh)
+ Khái niệm giới tính
Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái ThịNgọc Dư, giới và phát triển, 2006) Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội:
Về mặt tâm lý: Nam – nữ có tâm lý khác nhau Nữ có khả năng tư duy caotrong những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo còn nam mạnh về đường lối tư
Trang 22duy Tình cảm ở nam là sự mạch lạc, rõ ràng, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễchan hòa giữa tình cảm này và tình cảm khác.
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam và nữ như vỡ giọng,mọc râu ở nam và ngực nở, có khả năng mang thai…
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau Xã hội đòi hỏi namphải chững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo,thủy chung, đảm đang Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau Namthường làm việc nặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việcnhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặcđiểm riêng biệt tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ (theo Thái Thị Ngọc Dư,giới và phát triển, 2006)
2.4 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay
+ Khái niệm giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằmgiáo dục cho thiếu nhi, thanh thiếu niên có một thái độ đúng đắn với các vấn đềgiới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999)
+ Nhiệm vụ của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục
Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong quan hệ giới tính
Trang 23Truyền thụ tri thức về mối quan hệ nam nữ và các mối quan hệ khác, giáodục chính sách dân số của nhà nước.
2.5 Những nguyên tắc giáo dục giới tính.
- Theo Nguyễn Hữu Dũng (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999)thì có 12 nguyên tắc giáo dục giới tính như sau:
+ Nguyên tắc tính khoa học: giáo dục giới tính phải dựa trên cơ sở khoa học+ Nguyên tắc tính mục đích và tính tư tưởng: giáo dục giới tính phải đảm bảomối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thụ kiến thức và hình thành thái độ Nguyêntắc này cũng đòi hỏi hình thành và phát huy hứng thú cá nhân, kết hợp với yêucầu của xã hội
+ Nguyên tắc hiện thực: giáo dục giới tính phải được tiến hành trên cơ sở nhữnghiểu biết thực tiễn phân hóa giới tính và những khác biệt giới tính, tình dục củacon người
+ Nguyên tắc thống nhất ý thức và hành động của học sinh trong giáo dục giớitính: coi trọng việc xây dựng ý thức trên cơ sở trang bị hiểu biết, trau dồi thái độđúng dắn về giới tính
+ Nguyên tắc có địa chỉ: nguyên tắc này yêu cầu việc giáo dục giới tính phải phùhợp với từng lứa tuổi học sinh
+ Nguyên tắc liên tục: giáo dục giới tính cần phải tiến hành ở tất cả các bậc học,
cụ thể cần được tiến hành ngay từ tuổi ấu thơ
+ Nguyên tắc chân thật: nguyên tắc này không cho phép nói sai sự thật hoặclảng tránh thắc mắc của trẻ
+ Nguyên tắc tin cậy: có thái độ nghiêm túc đối với những rung động của các
em, loại trừ sự ngờ vực qua một số biểu hiện của trẻ
+ Nguyên tắc thuần khiết: loại bỏ mọi thái độ tầm thường, vô liêm sỉ hoặc khêugợi tính dục khi trình bày các tài liệu về giới tính và các mối quan hệ giữa haigiới
Trang 24+ Nguyên tắc thành thục: tiến hành giáo dục giới tính một cách tự nhiên, thoảimái, không xấu hổ, không tạo ra những tình huống căng thẳng đối với trẻ.
+ Nguyên tắc tích cực: chủ động nêu những vấn đề, những tình huống có vấn đềqua đó tiến hành giáo dục giới tính một cách sinh động
+ Nguyên tắc lặp lại: giáo dục nhiều chủ đề khác nhau và lặp đi lặp lạo nhiều lần
để củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã nhận thức được cũng như nhữngthái độ đã hình thành
- Những nguyên tắc giáo dục theo J.P.Ma –sơ – lô – va (giới tính tuổi hoa, PhạmThành Hưng dịch 2006)
Để tiến hành giáo dục có hiệu quả, chỉ có thiện chí không chưa đủ Điều quantrọng là phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính khách quan Sau đây là một sốnguyên tắc cơ bản:
+ Tự giác: Giáo dục về mặt tình dục chỉ đạt kết quả khi bản thân người giáo dụcthực sự tin rằng công việc của mình rất đúng đắn, cần thiết, và tiến hành côngviệc đó một cách tự giác Với ý thức như vậy, người giáo dục sẽ không gặp khókhăn khi tìm tòi những hình thức, biện pháp và lựa chọn những thời điểm thíchhợp
+ Phù hợp: Cũng giống như mọi chuyện khác của đời sống con người, chúng tanên giải thích các vấn đề tình dục cho đứa trẻ lên 5 theo một kiểu, lên 10 mộtkiểu và đang yêu một kiểu Trước nhiều câu hỏi của con cái, ta hay lúng túng,đôi khi lại có ý cho con cái mình mãi mãi là trẻ con Khi ta tìm được câu trả lờiđúng thì thường là hơi muộn Khi ta muốn nói điều gì đó cho đứa con 14 tuổibiết, thì đó thường lại là những điều mà chúng thường quan tâm và cần đượcbiết ngay từ tuổi lên 10 Cha mẹ hay phải nghe một câu trả lời chán nản của concái: “Thôi mẹ ạ, chuyện ấy con đã biết lâu rồi” Lúc ấy, cha mẹ mới giật mìnhnhận ra rằng, lâu nay, mình đã bỏ lỡ bao nhiêu dịp để thông tin cho con nhữngđiều hệ trọng của cuộc sống con người
Trang 25Có người nghĩ, chỉ nên nói chuyện tình cảm giữa đàn ông và đàn bà với con khinào chúng hỏi tới Điều đó chỉ đúng đối với những trẻ chưa cắp sách đi học.Ngoài lứa tuổi đó, bạn đừng đợi con mình hỏi, vì hết năm này qua năm khác,chúng sẽ không hỏi đâu Hãy cứ tìm dịp thuận tiện mà nói Bạn đừng lo là mìnhnói cho con biết quá sớm Thà nói với chúng sớm một năm còn hơn nói chậmmột giờ.
+ Chủ động đề kháng: Cũng giống như nhiều lĩnh vực giáo dục khác, giáo dụctình dục không đơn thuần chỉ là truyền đạt thông tin, kinh nghiệm sống mà còn
là vấn đề bồi dưỡng nhân cách và xây dựng quan niệm sống con người Bởi vìđời sống tình dục của con người khác với bản năng tình dục của các động vật;khác ở sự nếm trải những tình cảm mang tính xã hội phong phú, tinh tế và ởtrách nhiệm của cá nhân trước một cá nhân Ít người làm cha mẹ nghĩ rằng, đếnmột lúc nào đó, cậu học trò lớp ba, lớp bốn của mình sẽ chủ động nói ra nhữngbăn khoăn về lĩnh vực tình dục Nhiều chuyện tày trời của cậu, cậu có thể canđảm thổ lộ, còn riêng chuyện đó thì lại không Vì vậy, chúng ta cần vận dụngđúng quy luật thẩm thấu, “tiêm nhiễm” Những câu giải thích đầu tiên của chúng
ta cho con cái sẽ găm sâu trong ký ức của chúng đến tận cuối đời Việc con cáinghe chúng ta nói cũng giống như chúng được nhận vào cơ thể một lượng khángsinh Từ đó, chúng có khả năng chống lại những tiêu cực về sau Nếu chúng tatrả lời qua quýt, giả dối, những ảnh hưởng tiêu cực sau này của xã hội sẽ tiêuhủy toàn bộ lời nói của chúng ta, ngay cả khi trong đó có cả phần sự thật Trínhớ của con người không giống như dải băng, dễ ghi và dễ xóa Nó là tờ giấytrắng, chữ nào được viết đầu tiên thì sẽ lưu dấu mãi với thời gian
+ Tin cậy: Nhiều cha mẹ thường hay hiểu nguyên tắc này một cách phiến diện.Trẻ em tin người giáo dục mình, đồng thời người giáo dục cũng phải tin tưởngtrẻ em Chỉ có sự cảm thông, tin cậy lẫn nhau mới tạo ra được sự gần gũi Nếu tathường xuyên nhớ lại thời thơ ấu của mình, ta sẽ nhận ra là những thắc mắc, nhucầu của con ta hôm nay chính là những thắc mắc, nhu cầu của ta năm xưa Trong
Trang 26sự liên tưởng ấy, ta sẽ dễ tìm ra những giải pháp thích hợp và đứa con sẽ cảmthấy mình được tôn trọng.
Đừng có gán cho con những ý đồ phi đạo đức, ngay cả khi nó đang say sưatrong mối tình đầu Đừng nghĩ rằng con mình sẽ có những cuộc trác táng khi nóchào mình để đi với bạn trong bóng hoàng hôn Cũng không nên đọc những láthư tình và những trang nhật ký niên thiếu của con Bạn có thể giải thích là mìnhlàm thế để hiểu con hơn, nhưng thật ra điều ấy chỉ đem lại cho con bạn cảm giác
bị xúc phạm Mặc dù không thể tin trẻ một cách mù quáng và kiểm tra là cầnthiết, nhưng bạn có thể kiểm tra một cách lịch sự, tinh tế và dễ chấp nhận hơn.+ Chân thực: Ngay cả với trẻ mẫu giáo, chúng ta cũng cần trả lời chúng mộtcách đúng đắn, chân thực Sự im lặng hoặc giấu giếm thường làm cho câuchuyện tình dục mang một màu sắc bí hiểm, giật gân, kích động sự tò mò khôngcần thiết Chúng ta nói dối trẻ em tức là cho chúng vay một món tiền giả, sớmmuộn chúng cũng vứt đi và không bao giờ tin và hỏi chúng ta nữa
+ Hệ thống: Trong mọi phương diện của giáo dục, chúng ta phát triển tri thứccủa trẻ em một cách tuần tự như đặt viên gạch nền tới viên gạch mái Trong tìnhdục cũng vậy, trẻ em cần biết tuần tự từ chuyện chửa, chuyện mang thai tới sựsinh đẻ, từ tình cảm giới tính cho đến sự giao hợp Tất cả những chuyện đó đềucần được biết đến như những hoạt động tự nhiên, tích cực của con người Chúng
ta cần dẫn dắt những vấn đề ấy tuần tự theo lứa tuổi và có thể cho chúng nghelại một cách thản nhiên và thoải mái khi có dịp
+ Cởi mở: Một số người nghĩ rằng, những chuyện tâm tình của con người chỉnên nói giữa những người gần gũi, thân thiết thôi, không nên trao đổi rộng rãi.Chúng tôi cho rằng cần kết hợp cả hai hình thức Khi thảo luận ở một tập thểnào đó, những người trẻ tuổi thường có được nhiều kinh nghiệm hơn Vấn đềtình dục vẫn có thể được trao đổi một cách cởi mở, tự nhiên Và chính trongphạm vi một tập thể nào đó, con cái chúng ta sẽ tìm được nhiều lời khuyên bổích hơn những lời khuyên vụng về của chúng ta
Trang 272.6 Ý nghĩa của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính,
1999)
Mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo con người phát triển toàndiện Giáo dục giới tính góp phần quan trọng vào việc phát triển một nhân cáchtoàn diện, làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp lành mạnh Giáodục giới tính có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách conngười:
+ Giáo dục giới tính đáp ứng những qui luật, phát triển về tâm lý, sinh lý
cơ thể, đặc biệt là sự trưởng thành của nhân cách trong xã hội
+ Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đối với giáo dục dân số và sự pháttriển chung của toàn xã hội
+ Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển tâm sinh lý củacác em và đời sống xã hội hiện nay
+ Giáo dục giới tính có tác dụng phòng ngừa và giảm tác hại của việcquan hệ tình dục trước hôn nhân:
+ Giáo dục giới tính có tác dụng phòng ngừa:
Chương trình GDGT ở trường phổ thông nếu được giảng dạy một cách thíchhợp sẽ có tác dụng phòng ngừa quan trọng Nó trang bị kiến thức cho học sinhbiết đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc sống, những hành vi tình dụclành mạnh đảm báo sức khỏe lâu dài và là công cụ hữu hiệu nhất, kinh tế nhất đểgiảm bớt số ca nạo phá thai, những đứa con không cha và nhất là ngăn chặnnguy cơ bị lây nhiễm HIV của nữ sinh khi họ quan hệ tình dục trước hôn nhân.GDGT góp phần ngăn chặn và đẩy lùi HIV/AIDS thông qua chậm kết hôn, kếhoạch hóa và sử dụng biện pháp tránh thai đúng cách Giáo dục phòng ngừa làkhuyến khích lối sống lành mạnh và các hành vi có trách nhiệm để phòng ngừabệnh tật
Trang 28Muốn vậy công tác GDGT phải được tiến hành sớm, phải tiến hành trước khicác em có hành vi quan hệ tình dục hay bỏ học Cung cấp kiến thức, xác địnhthái độ, huấn luyện kỹ năng và khuyến khích thực hiện các hành vi an toàn đểgiảm bớt nguy cơ bị lây nhiễm Chương trình phải mang tính toàn diện, đa dạngcởi mở và linh hoạt kết hợp với các hoạt động vui chơi lành mạnh Cán bộ giáodục phải được trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng truyền thông, biết lắngnghe và xử lí các vấn đề nhạy cảm Học tập mô hình của các quốc gia và lồngghép thêm vào các môn xã hội.
+ GDGT có tác dụng giảm tác hại: Giảm tác hại không có nghĩa là ủng hộviệc quan hệ tình dục bừa bãi tuy nhiên trong một số trường hợp sử dụng cácbiện pháp an toàn như dùng bao cao su thì vẫn hơn là không làm gì cả Vị thànhniên và thanh niên là nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm các bệnh lây qua đườngtình dục vì họ có các hành vi tình dục không an toàn Như đã nói ở trên GDGT
sẽ giảm gánh nặng cho xã hội do giảm được số vụ nạo phá thai, các bệnh lâynhiễm qua đường tình dục, những đứa con ngoài giá thú
Trang 29CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu sẽ được người nghiên cứu sử dụng trong đềtài là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn,phương pháp thống kê và xử lý số liệu, cụ thể là:
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các nội dungtrên sách, báo, tạp chí, phim ảnh, đề tài đã nghiên cứu để tìm hiểu lịch sử vấn đềnghiên cứu, bản chất của vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin phục vụ cho việcnghiên cứu (Vũ Cao Đàm, 82)
Người nghiên cứu chọn, nghiên cứu một số sách, bài báo, bài viết nói vềcông tác giáo dục giới tính ở trường học
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi là phương pháp sử dụng bảngcâu hỏi đặt ra cho một nhóm người nhằm thu thập những thông tin, ý kiến thực
tế từ những đối tượng được khảo sát (Vũ Cao Đàm, 88, 89, 90)
Người nghiên cứu chọn sáu lớp ở ba khối 10, 11, 12, mỗi khối chọn ngẫu nhiênhai lớp để phát phiếu điều tra để khảo sát học sinh, tham khảo ý kiến phụ huynhhọc sinh Số học sinh được chọn khảo sát là 240/1.340 HS và tham khảo ý kiếncủa 240 phụ huynh học sinh
Mỗi phiếu điều tra sẽ được thiết kế theo nội dung như sau:
Đối với học sinh:
+ Nhóm câu hỏi về quan điểm của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục giớitính
+ Nhóm câu hỏi về những nguồn thông tin hiện nay mà các em có thể tiếp cận
Trang 30+ Nhóm câu hỏi về hiểu biết, quan điểm của các em về giới tính.
+ Nhóm câu hỏi về những phương pháp mà các thầy cô truyền đạt kiến thức chocác em
Đối với phụ huynh học sinh:
+ Nhóm câu hỏi thông tin chung
+ Nhóm câu hỏi về suy nghĩ của phụ huynh về công tác giáo dục giới tính nóichung và giáo dục giới tính tại trường nói riêng
+ Nhóm câu hỏi khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh về công tác giáo dụcgiới tính
Đối với giáo viên:
+ Nhóm câu hỏi về nội dung môn giáo dục giới tính
+ Nhóm câu hỏi về những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giới tính cho các
Những đối tượng phỏng vấn được chọn một cách ngẫu nhiên
Việc phỏng vấn được người nghiên cứu trực tiếp thực hiện (Vũ Cao Đàm, 87).Người nghiên cứu phỏng vấn Ban giám hiệu, giáo viên giảng dạy tại trườngnhằm tìm hiểu tình hình giảng dạy giáo dục giới tính tại trường Người nghiên
đã phỏng vấn 3 thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, phỏng vấn 6 giáo viên chủ
Trang 313.4 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Thống kê, xử lí số liệu là thống kê kết quả thu được từ phiếu điều tra,khảo sát, phỏng vấn sau đó xử lí số liệu giúp cho việc mô tả một cách chính xác,tóm tắt các kết quả giúp việc đánh giá được dễ dàng (Vũ Cao Đàm, 93)
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng
Người nghiên cứu đã phân tích kết quả khảo sát bằng phương pháp tính %
và sử dụng phần mềm Microsoft Excell để thống kê kết quả đạt được Khi có kếtquả thống kê người nghiên cứu đã tiến hành đánh giá số liệu của từng câu, có sự
so sánh, liên hệ giữa các câu với nhau để đưa ra kết quả chính xác nhất (Vũ CaoĐàm, 105, 106, 107)
Phương pháp này được người nghiên cứu ứng dụng vào việc phân tích bảng câuhỏi điều tra, khảo sát mức độ nhận thức của học sinh, sự quan tâm, chú ý củaphụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp định lượng giúp ta xử lý kết quả của những câu hỏi đóng,còn đối với những câu hỏi mở thì ta phải dùng phương pháp phân tích định tính
Sử dụng phương pháp định tính người nghiên cứu phải:
Khái quát tài liệu giúp người nghiên cứu hiểu rõ bản chất của công tácgiáo dục giới tính, nhận thức sâu sắc hiện thực khách quan
Có thái độ khách quan đối với khoa học, có quan điểm toàn diện, sâu sắc
về vấn đề nghiên cứu
Nắm vững lý thuyết trên cơ sở đối chiếu tài liệu với tất cả tri thức củamình
(Vũ Cao Đàm, 105)
Trang 323.5 Cách thức tiến hành
+ Chọn đề tài : từ thực tiễn về tình trạng GDGT và NPT của HSPT hiệnnay dẫn đến bất ổn trong tâm lý học sinh, bất ổn trong xã hội, người nghiên cứuchọn đề tài nghiên cứu về GDGT cho HSPT
+ Công tác nghiên cứu bao gồm:
Chuẩn bị đề cương
Lập kế hoạch nghiên cứu
Lập dàn ý nghiên cứu bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chuong 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Thu thập tài liệu: tham khảo tài liệu, phân tích tài liệu
Phát phiếu điều tra để khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh, học sinh
Phỏng vấn Ban giám hiệu và thầy cô trong trường THPT Châu Thành
Tổng hợp và phân tích dữ kiện thu được, viết và hoàn thành tiểu luận
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trang 334.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Châu Thành
Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành tọa lạc ở số 174 đường 27/4 –Phường Phước Hiệp - Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với diện tích gầnhai hécta Gồm khu hành chính và 3 khu học đường
Các mốc lịch sử:
Thời kì sơ khai, năm 1956, trường được mở ra với tên gọi là trường trunghọc bán công CHÂU VĂN TIẾP Châu Văn Tiếp là một vị tướng của TriềuNguyễn - Gia Long, có nhiều duyên nợ với vùng đất Bà Rịa Vũng Tàu
Năm 1957, với nghị định số 385-GD/NĐ ngày 27-3-1957, trường trường trunghọc CHÂU VĂN TIẾP chính thức được thành lập Trường được xây dựng trên
khuôn viên sân vận động cũ của tỉnh.
Năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng Trường được đổi tên thànhtrường cấp II-III NGUYỄN TRÃI
Năm học 1976-1977: Cấp III và cấp II được tách ra Trường trở thànhtrường cấp III CHÂU THÀNH và nay là trương THPT Châu Thành ChâuThành là một huyện của tỉnh Đồng Nai Huyện được thành lập từ ngày 1-1-1976(trên cơ sở hợp nhất huyện Châu Đức và Thị xã Bà Rịa), phía Bắc giáp huyệnXuân Lộc; nam giáp Thành phố Vũng Tàu và huyện Duyên Hải; đông giáphuyện Long Đất, Xuyên Mộc; tây giáp huyện Long Thành; gồm 12 đơn vị hànhchính Diện tích tự nhiên : 821,36 km.
Năm học 2009 – 2010, cô Nguyễn Ngọc Sương về hưu, hiệu trưởng kế nhiệm làthầy Võ Đình Thuần
(http://www.thpt-chauthanh-brvt.edu.vn/ - truy cập ngày 20/02/2010)
4.2 Kết quả nghiên cứu học sinh:
Qua khảo sát người nghiên cứu thấy nội dung về giáo dục giới tính màcác em HS được tìm hiểu chủ yếu về những nội dung như: Tuổi vị thành niên,tình bạn, tình dục, bình đẳng giới, tình dục và sinh sản, mang thai và các biện
Trang 34pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm làm cha mẹ, dân số và phát triển, chínhsách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản…
Người nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu khảo sát 240/1340 HS ở cả 3 khốilớp, số phiếu thu được là 233 phiếu đạt 97.08% Kết quả nghiên cứu cho thấyrằng kiến thức về giới tính các em học chủ yếu được lấy từ quyển “Giáo dục dân
số sức khỏe sinh sản vị thành niên” của Bộ giáo dục và đào tạo và được dạythông qua lồng ghép vào các môn sinh, văn, công dân, sử, địa…
Kết quả tổng hợp trên 233 em học sinh
- Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi của các em học tại trường là từ 15 đến 18 làphù hợp
Bảng 1 Kết quả khảo sát giới tính trên 233 em học sinh
so với HS nam Liên hệ với đề tài nghiên cứu người nghiên cứu thấy rằng khi
mà việc GDGT ở trường phổ thông vẫn được giảng dạy chung thì số lượng họcsinh nữ trong một lớp chiếm tỷ lệ cao hơn so học sinh nam thì kết quả giảng dạyGDGT sẽ bị ảnh hưởng lớn, để hạn chế sự ảnh hưởng của giới trong GDGT chocác em HS thì nên dạy riêng cho mỗi giới những khi cần thiết và có thể
(Giới tính khác biệt trong giáo dục và khả năng trí tuệ
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http:// www.livescience.com/common/forums/viewtopic.php%3Ft%3D2345, truy
Trang 35Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát học lực của các em ở mỗi giới
là các em HS nam lúc mới vào trường còn siêng học và có thành tích vượt trội
so với HS nữ, HS nữ mới vào đầu cấp còn bỡ ngỡ với cách học, làm quentrường lớp…, đúng với tính cách của nữ giới mà người nghiên cứu đã nói vềgiới Qua những năm sau học sinh nam đã quen nhiều bạn và có lẽ một số em đãham chơi mà không theo kịp một số bạn trong khi chương trình thì ngày càng
Trang 36khó trong khi đó các em HS nữ thì sau thời gian quen trường lớp cộng với đứctính siêng năng nên học lực đã tiến bộ vượt bậc so với HS nam dẫn đến tỷ lệ HSgiỏi trong 6 khối lớp thì nữ chiếm ưu thế hơn, khi học lực của các em HS nữ caohơn thì có thể khi được giảng về GDGT thì các em sẽ nhận thức nhanh hơn cũngnhư hiểu đúng vấn đề hơn, đây chỉ là nhận định ban đầu của người nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ vấn đề cần có nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này Liên hệvới đề tài nghiên cứu người nghiên cứu thấy rằng trình độ học vấn sẽ ảnh hưởngđến nhận thức về giới ở các em HS Ở những em HS khá, giỏi thì các em có ưuthế về trí nhớ cũng như khả năng suy nghĩ tuy nhiên các em HS trung bình thìlại có những hiểu biết về bên ngoài nhiều hơn nên cũng có một sự nhạy bén nhấtđịnh trong việc nhận thức về giới
(Tham khảo phụ lục 1 và trang web
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http:// www.livescience.com/common/forums/viewtopic.php%3Ft%3D2345, truy
cập ngày 20.04.2010)
Bảng 3 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Sốlượng %
Sốlượng %
nữ sinh chơi thể thao (46.51%) và 19.23% số nam sinh không chơi thể thao
Trang 37Liên hệ với đề tài nghiên cứu người nghiên cứu cho rằng khi các đối với các em
HS ngoài thời gian học tập thì việc chơi thể thao sẽ hạn chế các em suy nghĩ vàchơi những trò chơi không lành mạnh
Bảng 4 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Sốlượng %
Sốlượng %Tổng hợp kiến
thức xã hội
Qua điều tra người nghiên cứu nhận thấy rằng đa số HS đều đọc sách báo
để tổng hợp kiến thức ngoài xã hội tuy nhiên tỷ lệ này ở nữ là cao hơn với68.99%/66.42% Điều này theo người nghiên cứu nguyên nhân có thể là do họcsinh nữ ham thích đọc sách, tìm hiểu kiến thức xã hội hơn học sinh nam trongkhi đó HS nam lại ham thích các hoạt động bên ngoài hơn là ngồi đọc sách Liên
hệ với đề tài nghiên cứu người nghiên cứu cho rằng đối với các em HS thì việctổng hợp kiến thức ngoài xã hội sẽ làm cho kiến thức thực tế của các em phongphú hơn, qua đó các em có những hiểu biết và có thể tránh những cám dỗ,những lợi dụng, xâm hại về tình dục…
Bảng 5 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Sốlượng %
Sốlượng %
Trang 38Khi được hỏi là học sinh có cần thiết phải biết kiến thức về GDGT haykhông thì đa số các em HS đều cho rằng là cần thiết trong đó tỷ lệ HS nam thấycần thiết nhiều hơn HS nữ Lý giải cho điều này theo người nghiên cứu có thể là
do học sinh nam mạnh dạn hơn trong vấn đề tế nhị này còn học sinh nữ thì cònxấu hổ, dè dặt khi nói về vấn đề giới tính và điều này cũng phù hợp với lễ nghivăn hóa phương Đông Khi nhận được kết quả khảo sát như thế này thì ngườinghiên cứu cảm thấy rằng thế hệ trẻ hôm nay đã khác thế hệ cha anh xưa kia,mạnh dạn hơn trong vấn đề giới tính và cũng đã có nhận thức ban đầu về vấn đềgiới tính, các em đã thấy được tầm quan trọng của việc GDGT Tuy nhiên bêncạnh đó cũng có một số lượng học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng củaviệc GDGT và còn sa vào chuyện tình cảm không lo tập trung hết sức cho việchọc cũng như chưa nghĩ hết đến hậu quả của việc quan hệ tình dục Liên hệ với
đề tài nghiên cứu người nghiên cứu cho rằng khi học sinh nhận thức được tầmquan trọng của việc GDGT thì các em se nghiêm túc hơn trong việc học các nộidung về giới tính và dành thời gian để tìm hiểu về giới
Trang 39Bảng 6 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Sốlượng %
Sốlượng %
Tìm hiểu thông tin
ở HS nam chỉ là 1.81% số HS nam
Liên hệ với đề tài nghiên cứu người nghiên cứu có một số nhận định nhưsau: đa số các em học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của việc GDGT tuynhiên các em vẫn dè dặt trong việc tìm hiểu thông tin Các em vẫn chưa có niềmtin cao đối với thầy cô, cha mẹ cũng như còn xấu hổ, e ngại khi hỏi về vấn đềnày Chính vì thế tỷ lệ HS tìm hiểu kiến thức về giới tính ở trên mạng internetvẫn chiếm ưu thế trong khi đó kiến thức trên mạng thì thường ở nhiều nguồn và
ở độ tuổi các em thì chưa thể nhận biết đâu là đúng đâu là sai Tuy nhiên cũng
có một tỷ lệ em HS nữ tìm hiểu kiến thức giới tính ở cha mẹ trong khi tỷ lệ này
ở HS nam thấp hơn Điều này cho thấy rằng các bậc phụ huynh vẫn chưa chiếmđược tình cảm cũng như sự tin tưởng lớn ở các em nhất là các em nam
Trang 40Bảng 7 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Sốlượng %
Sốlượng %GDGT cung cấp
HS nữ có thể còn e ngại trong việc học GDGT nên không đồng tình rằng GDGT
sẽ cung cấp kiến thức căn bản về giới tính Người nghiên cứu cho rằng nhàtrường và gia đình nên có biện pháp để các em này có thể hiểu được mục đích, ýnghĩa của việc học GDGT thì khi đó ý nghĩa dạy học GDGT mới phát huy
Bảng 8 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Sốlượng %
Sốlượng %Nên đưa GDGT