Trên thế giới có khoảng 350 triệu người không biết tránh thai và đó cũngchính là nguyên nhân của việc dân số tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Namhttp://vietbao.vn/Suc-khoe/Tranht
Trang 1BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Họ và tên sinh viên: Cù Xuân Diệu Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2006 – 2010
MSSV: 06158055
Tháng 06/2010
Trang 2BỘ MÔN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Họ và tên sinh viên: Cù Xuân Diệu Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2006 – 2010
MSSV: 06158055
Tháng 06/2010
Trang 3TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU THÀNH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn cha, mẹ đã sinh thành và dưỡng dục con Cha mẹ luôn động viên, an ủitinh thần con mỗi khi con cần, cha mẹ là chỗ dựa, là nơi mà con cảm thấy bình an,hạnh phúc Con hứa sẽ luôn luôn là người con tốt, không làm cha mẹ buồn lòng
Xin cảm ơn chị và em đã giúp đỡ trong quá trình tập cũng như trong cuộc sống
Xin chân thành cảm ơn bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, xin chân thành cảm ơn
cô Nguyễn Thanh Thủy – trưởng bộ môn sư phạm kỹ thuật, cô Phạm Quỳnh Trang,thầy Đinh Quang Đức, thầy Nguyễn Thanh Bình, cô Lê Thúy Hằng đã dạy dỗ, giúp
đỡ, bảo ban em trong suốt quá trình em học tại trường
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã dạy dỗ, bảo ban, hướng dẫn emnhiệt tình trong quá trình học tập cũng như trong quá trình em làm tiểu luận
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ công tác trong trường đã giúp đỡ emtrong quá trình học tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH06SK cũng như các bạn sinh viên lớpDh06SP, nhờ gặp được các bạn mình đã học được rất nhiều từ các bạn
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường Trung học phổ thông ChâuThành, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”
Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu Thảo
Sinh viên: Cù Xuân Diệu – bộ môn SPKTNN, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2009 đến tháng 05/2010 Địa điểm: trường THPTChâu Thành
Phương pháp:
+ Tìm hiểu nội dung giáo dục giới tính mà các em được học
+ Phỏng vấn Ban giám hiệu, thầy cô về vấn đề giáo dục giới tính trong nhà trường.+ Phát phiếu điều tra phụ huynh học sinh, học sinh ở cả 3 khối lớp 10, 11 và 12
Kết quả thu được:
+ Nội dung giáo dục giới tính mà các em được học thường được lồng ghép qua một sốmôn học như sinh, công dân, văn và môn học ngoại khóa giáo dục dân số sức khỏesinh sản vị thành niên Nội dung các em được học thường là khái niệm tuổi vị thànhniên, tình bạn tình yêu, tình dục, sinh sản, bình đẳng giới, cha mẹ và gia đình, dân số
+ Đã tiến hành khảo sát 240 phụ huynh và thu về được 233/240 phiếu với nhiều ýkiến trái ngược nhau trong việc có nên giáo dục giới tính cho học sinh Trung học phổthông hay không Đa số phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đến con cái trong khigiới trẻ có rất nhiều vấn đề tâm sinh lý cần giải đáp
+ Đa số các thầy, cô, phụ huynh cũng như các em học sinh đều đồng ý về việc đưamôn GDGT vào trường học, bên cạnh đó cũng có một số ít phụ huynh và các em học
Trang 6sinh cho rằng không nên đưa GDGT vào hệ thống các môn học vì chương trình họccủa các em đã quá nặng mà nên có các buổi nói chuyện chuyên đề và ngoại khóa hoặclồng ghép vào các môn học.
Đề nghị:
+ Phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tâm sinh lý của các em nhất là vấn đềgiới tính
+ Nhà trường nên tăng cường công tác giáo dục giới tính tại trường
+ Về xã hội: cần xóa bỏ văn hóa phẩm đồi trụy, những tụ điểm ăn chơi Tăng cườngcác địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em
Trang 7MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
CHUONG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Giới hạn vấn đề: 2
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2
1.4 Mục đích nghiên cứu 2
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.6 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.7 Cấu trúc tiểu luận bao gồm: 3
1.8 Kế hoạch nghiên cứu 5
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu 6
2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông 8
2.3 Những vấn đề cần biết về giới và giới tính 10
2.4 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay 11
2.5 Những nguyên tắc giáo dục giới tính 11
2.6 Ý nghĩa của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999) 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 17
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi 17
3.3 Phương pháp phỏng vấn 18
3.4 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 18
Trang 83.4.1 Phương pháp phân tích định lượng 18
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính 19
3.5 Cách thức tiến hành 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Châu Thành 20
4.2 Kết quả nghiên cứu học sinh: 20
4.3 Kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 36
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Đề nghị 44
5.3 Hướng phát triển của đề tài 46
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH 1
PHỤ LỤC 2 PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH 5
PHỤ LỤC 3 PHIẾU CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN 8
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN BAN GIÁM HIỆU, GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 9
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Nội dung tương ứng
HS: Học sinhPHHS: Phụ huynh học sinhGDGT: Giáo dục giới tínhQHTD: Quan hệ tình dụcPT: Phổ thông
NPT: Nạo phá thaiGVCN: Giáo viên chủ nhiệmTHPT: Trung học phổ thôngNXBGD: Nhà xuất bản giáo dụcBMSPKTNN : Bộ môn sư phạm kỹ thuật nông nghiệpTP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
BR-VT: Bà Rịa -Vũng Tàu
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1 Kết quả khảo sát giới tính trên 233 em học sinh 21
Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát học lực của các em ở mỗi giới 22
Bảng 3 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 23
Bảng 4 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 23
Bảng 5 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 24
Bảng 6 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 25
Bảng 7 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 26
Bảng 8 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 26
Bảng 9 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 27
Bảng 10 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 28
Bảng11 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 29
Bảng 12 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 29
Bảng 13 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 30
Bảng 14 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 32
Bảng 15 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 32
Bảng 16 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 33
Bảng 17 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ 34
Bảng 18 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 36
Bảng 19 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 37
Bảng 20 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 38
Bảng 21 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 39
Bảng 22 Bảng so sánh kết quả khảo sát 104 phụ huynh HS nam và 129 phụ huynh HS nữ 40
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề
Trong 10 năm gần đây, tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên đangtăng nhanh Trong đó có một số lượng không nhỏ các em còn đang ở độ tuổi cắp sáchđến trường Đây là một hồi chuông cảnh báo với toàn xã hội về tình trạng giáo dụcgiới tính cho học sinh chưa phát huy tác dụng bên cạnh sự buông lỏng, thiếu kiểm
soát, giáo dục của gia đình và ảnh hưởng từ các tệ nạn ngoài xã hội Theo thống kê
của Hội Kế hoạch hóa và Gia đình (năm 2000), mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai (NPT), trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên (http://www.giaoducvietnam.info/nhuc-nhoi-nan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1- noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-2673.html) Riêng tại TP.HCM, nơi tập trung số lượng các bạn trẻ sinh sống và học tập đông đảo nhất hiện nay cũng là nơi có số lượng công nhân và học sinh, sinh viên NPT nhiều nhất cả nước Hằng năm có
khoảng 30.000 phụ nữ thai nghén ở độ tuổi dưới 20, trong đó có 80% có thai màkhông biết, khoảng 30% số ca ở phụ nữ chưa lập gia đình Tại bệnh viện Dũ Bác sĩDương Phương Mai, Trưởng phòng Kế hoạch Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trong 8 thángđầu năm 2009, bệnh viện đã tiến hành 18.741 ca nạo phá thai, trong đó số lượng ngườichưa lập gia đình chiếm hơn 80% (http://www.giaoducvietnam.info/nhuc-nhoi-nan-nao-pha-thai-o-gioi-tre-bai-1-noi-dau-theo-suot-cuoc-doi-2673.html)
Đất nước đang ở trong thời kì mở cửa và đổi mới cho nên việc các trào lưu sống củaphương tây tràn vào nước ta là một việc không thể tránh khỏi Để giúp các em học sinh
có thể tiếp thu những lối sống lành mạnh thì việc giáo dục trong nhà trường giữ vai tròrất quan trọng, trong đó giáo dục giới tính là một môn học giúp ích rất nhiều cho họcsinh trong việc trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, về việc tránh thai an toàn đểbảo vệ mình Trên thế giới có khoảng 350 triệu người không biết tránh thai và đó cũngchính là nguyên nhân của việc dân số tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam(http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tranhthaibangthuoctiemvacayqueduoida/55153031/70/).Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm sao xây dựng được một chương trình giáo dụcgiới tính phù hợp với các em học sinh, đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lý của các
em học sinh đồng thời nắm bắt được những thắc mắc của các em để kịp thời giúp đỡ
Trang 12Để làm được điều này cần có sự tham gia của các Bộ, ban ngành trong đó phải kể đếnvai trò của nhà trường và gia đình, đây là hai yếu tố quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách, ý thức của các em
Xuất phát từ tình hình trên, đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trườngTrung học phổ thông Châu Thành – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” được tiến hành nhằmbước đầu nắm bắt tình hình giáo dục giới tính, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả của công tác giáo dục giới tính tại trường
1.2 Giới hạn vấn đề:
Do giới hạn về thời gian và trong phạm vi nghiên cứu của một cử nhân, đề tàichỉ thực hiện trong khuôn khổ tiểu luận tốt nghiệp nên người nghiên cứu chỉ tiến hànhtìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa VũngTàu trong năm học 2009 – 2010
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: Thực trạng giáo dục giới tính tại trường THPT ChâuThành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Khách thể nghiên cứu: Giáo viên, Phụ huynh, học sinh trường THPT ChâuThành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng giáo dục giới tính tại trườngTHPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Từ đó đưa ra những đề xuất và kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính tại trường
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
Nhiệm vụ 2: Khảo sát chương trình, tình hình giáo dục giới tính tại trường THPT ChâuThành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Nhiệm vụ 3: Khảo sát, phân tích, đánh giá tác dụng của công tác giáo dục giới tính đốivới học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Cụ thể là khảo sát sựđánh giá của học sinh về tác dụng của công tác giáo dục giới tính trong nhà trường,những kiến thức mà học sinh tích lũy được thông qua chương trình giáo dục giới tính,những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của các em về giới tính
Nhiệm vụ 4: Đưa ra kết luận chung về tác dụng của công tác giáo dục giới tính đối vớicác em học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Từ đó đưa ra
Trang 13những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính tạitrường.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Những nội dung nào được đưa vào chương trình giáo dục giới tính tạitrường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 2: Những phương pháp và hình thức tổ chức nào được sử dụng để thực hiệncông tác giáo dục giới tính cho học sinh trường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa VũngTàu?
Câu hỏi 3: Học sinh học được gì qua chương trình giáo dục giới tính tại trường THPTChâu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giáo dục giới tính cho học sinhtrường THPT Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu?
Câu hỏi 5: Giáo viên và phụ huynh suy nghĩ gì về vấn đề giáo dục giới tính trong nhàtrường?
1.7 Cấu trúc tiểu luận bao gồm:
Lời cảm ơn
Mục lục
Chương 1: Giới thiệu
Chương này bao gồm các vấn đề như: đặt vấn đề, đối tượng và khách thểnghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc tiểu luận và kế hoạchnghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Giới thiệu những lý thuyết căn bản, những cơ sở mà người nghiên cứu dựa vào
đó để dự đoán, lý giải nguyên nhân, kết quả của vấn đề nghiên cứu đồng thời nêu tómlược lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Lý thuyết về những phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu đã sử dụng,cách sử dụng các phương pháp đó để thực hiện đề tài
Chương 4: Kết quả và phân tích
Người nghiên cứu phân tích kết quả, trình bày kết quả phân tích, đưa ra nhữngkết luận ban đầu về vấn đề nghiên cứu
Trang 14Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Người nghiên cứu đưa ra kết luận về vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ra một sốkiến nghị đối với việc giáo dục giới tính trong nhà trường
Tài liệu tham khảo: Những tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng trong quá trìnhnghiên cứu
Phụ lục
Trang 151.8 Kế hoạch nghiên cứu.
STT THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG NGƯỜI THỰC
HIỆN
GIÁO VIÊNHƯỚNG DẪNNHẬN XÉT
01 08/2009 Chọn đề tài
Chuẩn bị tài liệu Người nghiên cứu
02 9/2009 Viết đề cương nghiên
cứu Người nghiên cứu
03 10/2009
Sửa và nộp lại đềcương cho giáo viênhướng dẫn
Người nghiên cứu
04 11/2009
Viết cơ sở lí luận, thảoluận đề cương với giáoviên hướng dẫn
Nghiên cứu lí luận
Người nghiên cứu
05 12/2009
Soạn phiếu câu hỏikhảo sát, câu hỏiphỏng vấn
Người nghiên cứu
06 01/2010 Thảo luận với giáo
viên hướng dẫn Người nghiên cứu
07 2/2010 Bắt đầu khảo sát, thu
thập số liệu Người nghiên cứu
08 3/2010 Thống kê, xử lí số liệu Người nghiên cứu
09 4/2010
Viết phần kết quả,phân tích và kiến nghị,báo cáo kết quả nghiêncứu cho giáo viênhướng dẫn
Người nghiên cứu
10 5/2010 Hoàn thành và nộp
tiểu luận Người nghiên cứu
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu
Thời kỳ cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu mặc dù rất thô sơ
Trang 16Thời kỳ “Đêm trường trung cổ”, tôn giáo và nhà nước phong kiến tiến hành tìmhiểu vấn đề giới tính để phục vụ cho tầng lớp vua quan.
Thời kỳ phục hưng, bộ môn giải phẩu và sinh lý người bắt đầu phát triển, côngtác nghiên cứu các vấn đề tính dục mới bắt đầu thực sự được tiến hành
Đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 các đề tài nghiên cứu về giới tính bắt đầuđược mở rộng P.Anghen với tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu vàcủa nhà nước”, đó là mẫu mực kinh điển về phương pháp phân tích các mối quan hệ xãhội với kinh tế xã hội
Cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20 sự phát triển của công tác nghiên cứu về giới tính,tình dục gắn với phong trào “phấn đấu vì những cải cách tình dục” với hàng loạt yêusách tiến bộ như bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân ra khỏi quyền lực của nhàthờ
Tại Việt Nam, từ những năm 1985, các công trình nghiên cứu của các tác giả vềgiới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố
+ Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam, “Giáo dục dân số sứckhỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn đầu tiên và duy nhất của Bộ về vấn đềgiới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên được in hoàn chỉnh cho đến thời điểm này.Mặc dù được xuất bản lần đầu tuy nhiên nội dung sách đã được các tác giả biên soạnkhá công phu và tham khảo nhiều nguồn tài liệu trong cũng như ngoài nước Nội dungquyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành niên, tình bạn, tình dục, bình đẳng giới, tìnhdục và sinh sản, mang thai và các biện pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm làm cha
mẹ, dân số và phát triển, chính sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình và sứckhỏe sinh sản…Theo người nghiên cứu đây là một quyển sách hay và khá hoàn chỉnhdành cho phụ huynh, giáo viên và học sinh, nội dung của nó nói khá đầy đủ các vấn
đề Tuy nhiên theo người nghiên cứu thấy nếu tác giả đưa vào một ít nội dung về cơquan sinh sản và công tác giáo dục giới tính ở trong cũng như ngoài nước thì đây có lẽ
sẽ là một quyển sách hoàn chỉnh Qua nội dung sách tác giả đã thông suốt một số vấn
đề và quyển sách cũng là tài liệu để người nghiên cứu thực hiện đề tài này
+ Bộ giáo dục và đào tạo, “Khoa học 5”, đây là một quyển sách giáo khoa dành chohọc sinh lớp 5 Qua nội dung quyển sách người nghiên cứu thấy rằng nội dung quyểnsách đã nói lên được một số đặc điểm, vai trò của nam và nữ trong gia đình, xã hội,giới thiệu quá trình sống của con người từ lúc sinh ra đến lúc già Nội dung quyển sách
Trang 17khá mạch lạc trong việc diễn tả các giai đoạn phát triển của con người tuy nhiên khixét trên bình diện tổng quát thì nội dung còn quá sơ sài Ở độ tuổi này đã có một số embắt đầu dậy thì, nội dung sách nên nói nhiều hơn về bộ phận sinh dục, vệ sinh cơ quansinh dục cũng như là nhận biết được những hành vi lạm dụng tình dục trong khi đó nộidung sách lại nói nhiều về bà mẹ đang mang thai và các biện pháp chăm sóc sức khỏecho các bà mẹ đang mang thai, theo người nghiên cứu nghĩ nội dung này không phảikhông hay nhưng ở độ tuổi các em cũng chưa thể nhận thức được nhiều về vấn đề này.+ Bộ giáo dục và đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinh học dành cho học sinhlớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khi nói về giới tính, cơ quan sinh sản và
vệ sinh Tuy nhiên như người nghiên cứu đã nói thì học sinh đậy thì từ lứa tuổi 8 -12
(http://suckhoedoisong.vn/3863p0c6/nhung-dieu-can-biet-e-tuoi-day-thi-o-tre-em-gai.htm) hoặc sớm hơn trong khi đó quyển sinh học 8 lại dành cho học sinh độ
tuổi 14 e là hơi trễ, nội dung quyển sách cũng không thực sự phong phú
+ Sở giáo dục và đào tạo tỉnh BRVT, “Tài liệu tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS”,đây là tập tài liệu nói chủ yếu về nguy cơ và cách lây truyền cũng như cách phòngchống HIV/AIDS Nội dung tập tài liệu hay nhưng nếu nói về mảng tình dục và cácbệnh liên quan đến giới tính, tình dục thì còn sơ sài Tuy nhiên tác giả cũng đã biếtđược về một số bệnh lây qua đường tình dục thông qua tập tài liệu này
+ Huỳnh Thị Thùy Liên, “Khảo sát thực trạng giáo dục giới tính và tâm sinh lý củahọc sinh ở quận Thủ Đức – TP.HCM”, theo người nghiên cứu thì đây là một nghiêncứu mới mẻ, được tác giả thực hiện khá công phu và bài bản, đây là một tài liệu màngười nghiên cứu đã tham khảo được nhiều ý hay Tuy nhiên người nghiên cứu cũngthấy có một số điểm chưa được như sau: mặc dù đây là luận văn tốt nghiệp nhưng tácgiả đã không đào sâu nghiên cứu kỹ mà chỉ đi được những điều khá căn bản, trong quátrình thực hiện tác giả cũng đã bộc lộ tính thiếu khoa học trong nghiên cứu Ví dụ khihỏi về quan hệ tình dục thì tác giả chỉ dám hỏi dưới tên “chuyện ấy” mà không dámnói thẳng là quan hệ tình dục trong khi nếu nói “chuyện ấy” thì ai biết là chuyện gì.Trong quá trình thực hiện người nghiên cứu đã khắc phục tình trạng này
+ “Giới và phát triển” – Đại học Mở bán công TP.HCM, đây là tài liệu dành cho sinhviên chuyên ngành xã hội học Tài liệu được biên soạn khá công phu, nội dung chủyếu nói về giới tính và giới, nhu cầu giới, sự phân công lao động theo giới, tổng quan
về phụ nữ học, phụ nữ trong phát triển, công ước Quốc tế về xóa bỏ phân biệt đối xử
Trang 18đối với phụ nữ và quyền của phụ nữ Đây là một tài liệu hay đề cập nhiều đến phụ nữ
và quyền bình đẳng giới tuy nhiên đây là tài liệu dành cho giáo viên, sinh viên vàtương đối khó hiểu đối với học sinh phổ thông
+ “Xã hội về giới” – ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, đây là tài liệu biên soạndành cho sinh viên khoa xã hội học, nội dung được trình bày dưới dạng các chủ đề.Nội dung tài liệu khá hay tuy nhiên lại không nói được nhiều trong khi giới trong xãhội là một vấn đề khá phức tạp
+ “Xã hội học giới tính” – tài liệu tham khảo ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, đây
là một tập tài liệu mà theo người nghiên cứu thấy có thể học hỏi được rất nhiều trong
đó bao gồm các nội dung như các giai đoạn phát triển của giới tính, rối loạn chức năngtình dục, vấn đề đồng giới, văn hóa tình dục ở các quốc gia trên thế giới
+ J.P.Ma –sơ – lô – va, Phạm Thành Hưng dịch, “giới tính tuổi hoa”, đây là một quyểnsách do tác giả người Nga biên soạn được dịch sang tiếng Việt, nội dung tài liệu phongphú, dễ hiểu và khá đầy đủ, cách viết tự nhiên khoa học
2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học phổ thông
(J.P.Ma –sơ – lô – va, Phạm Thành Hưng dịch, 2006)
Đối với các em, đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành Sựkhác biệt cơ bản của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với các em ở lứa tuổi khác
là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối giữa các mặt: cơ thể, trí tuệ, tâm sinh lý
+ Hệ xương phát triển hơn hệ cơ, các em có dáng vẻ cao, gầy, thiếu cân đối, các
em có vẻ vụng về, không khéo léo khi làm việc Sự phát triển của hệ tim mạch cũngkhông cân đối do đó gây ra một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp,tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt …
+ Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh dẫn đến sự rối loạn hoạt động thầnkinh, do đó các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ, dễ xúc động vuibuồn thất thường, dễ bực tức, hay tự khẳng định mình Đây cũng là thời kỳ các emhình thành cách sống, cách nghĩ Các em nghĩ mình đã lớn và mong muốn người lớntôn trọng nhân cách phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính tự do cho các em Đặc biệt ởlứa tuổi này các em rất xem trọng tình bạn, các em thích giao tiếp kết bạn với nhau.Các em tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng, quan hệ bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau
Một bước ngoặt quan trọng ở lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn dậy thì, khituyến sinh dục trên cơ thể có những biến đổi:
Trang 19+ Ở nam: hóc môn testosteron tăng cao làm tăng kích thước bộ phận sinh dục,xuất hiện lông mu, giọng nói thay đổi, xuất tinh lần đầu tiên, mọc lông nách, mọc râu
và tăng chiều cao
+ Ở nữ: lượng hóc môn estrogen tăng cao kích thích ngực nở, lông mu xuấthiện, mọc lông nách, tăng chiều cao, tuyến sữa hình thành, xuất hiện kiểu thanh quản
nữ giới với giọng cao, kỳ kinh đầu tiên xuất hiện
Sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông đã làmcác em chú ý hơn về cơ thể mình cho nên luôn làm đẹp để gây chú ý ở người khácgiới, các em đã bắt đầu thích chơi với bạn khác giới Có thể phân thời kỳ này ra làm 3giai đoạn:
+ 12 tuổi: các em bắt đầu tìm hiểu về tình dục ở trong sách báo, các em bắt đầu
+ Ở lứa tuổi này, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tìnhcảm của các em
Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh phổ thông tình cảm đã được hình thành và pháttriển phong phú sâu sắc hơn học sinh tiểu học Đây là lứa tuổi đang phát triển mạnh
mẽ về tình cảm, đạo đức, tình cảm bạn bè, tình đồng chí và tính tập thể, đã xuất hiệntình cảm có ý thức tuy nhiên tình yêu ở lứa tuổi này còn mang tính bồng bột, ngộ nhận
và không bền chặt do tâm sinh lý phát triển chưa chín mùi
2.3 Những vấn đề cần biết về giới và giới tính
+ Khái niệm giới
Trang 20Giới là một quan niệm tương đối phức tạp, có nhiều góc độ nghiên cứu và theonhiều quan điểm khác nhau:
Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp những đặc điểm sinh lý
cơ thể đặc trưng ở con người Những đặc điểm sinh lý cơ thể thường bao gồm các đặcđiểm về di truyền, những hệ cơ quan sinh lý cơ thể mà điển hình quan trọng nhất là cơquan sinh dục Ở con người có hai loại hệ cơ quan sinh dục là hệ cơ quan sinh dục nam
và hệ cơ quan sinh dục nữ qui định hai giới là nam giới và nữ giới (theo Thái Thị Ngọc
Dư, giới và phát triển, 2006)
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là nam giới và nữ giới, nhưng trong thực tếcòn một số ít người không thuộc về hai giới trên, họ thuộc giới tính thứ ba Giới nàyxuất hiện do hệ cơ quan sinh dục không được bình thường về mặt cấu tạo hoặc chứcnăng dẫn đến việc phát triển tâm lý, sinh lý cơ thể không bình thường
Theo Bùi Ngọc Oánh thì “Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặcđiểm sinh học cơ bản giống nhau” (một số vấn đề về tâm lý và giới tính – ĐH SưPhạm TP.Hồ Chí Minh)
+ Khái niệm giới tính
Giới tính trước hết là những đặc tính hay đặc điểm của giới (theo Thái ThịNgọc Dư, giới và phát triển, 2006) Bao gồm các mặt tâm lý, sinh lý, mặt xã hội:
Về mặt tâm lý: Nam – nữ có tâm lý khác nhau Nữ có khả năng tư duy caotrong những lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo còn nam mạnh về đường lối tư duy.Tình cảm ở nam là sự mạch lạc, rõ ràng, ở nữ thì thường không rõ ràng, dễ chan hòagiữa tình cảm này và tình cảm khác
Về mặt sinh lý: Có những biến đổi trong cơ thể nam và nữ như vỡ giọng, mọcrâu ở nam và ngực nở, có khả năng mang thai…
Về mặt xã hội: Xã hội đánh giá nam nữ khác nhau Xã hội đòi hỏi nam phảichững chạc, dũng cảm, cao thượng còn nữ giới thì phải nhu mì kín đáo, thủy chung,đảm đang Xã hội phân công lao động nam – nữ khác nhau Nam thường làm việcnặng, đi xa, nguy hiểm còn nữ thì thường được ưu tiên làm việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sựkhéo léo Như vậy có thể hiểu giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sựkhác biệt giữa nam và nữ (theo Thái Thị Ngọc Dư, giới và phát triển, 2006)
2.4 Giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông hiện nay
+ Khái niệm giáo dục giới tính
Trang 21Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dụccho thiếu nhi, thanh thiếu niên có một thái độ đúng đắn với các vấn đề giới tính (theoNguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999).
+ Nhiệm vụ của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới
Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong quan hệ giới tính
Truyền thụ tri thức về mối quan hệ nam nữ và các mối quan hệ khác, giáo dụcchính sách dân số của nhà nước
2.5 Những nguyên tắc giáo dục giới tính.
- Theo Nguyễn Hữu Dũng (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999) thì có 12nguyên tắc giáo dục giới tính như sau:
+ Nguyên tắc tính khoa học: giáo dục giới tính phải dựa trên cơ sở khoa học
+ Nguyên tắc tính mục đích và tính tư tưởng: giáo dục giới tính phải đảm bảo mốiquan hệ chặt chẽ giữa truyền thụ kiến thức và hình thành thái độ Nguyên tắc này cũngđòi hỏi hình thành và phát huy hứng thú cá nhân, kết hợp với yêu cầu của xã hội
+ Nguyên tắc hiện thực: giáo dục giới tính phải được tiến hành trên cơ sở những hiểubiết thực tiễn phân hóa giới tính và những khác biệt giới tính, tình dục của con người+ Nguyên tắc thống nhất ý thức và hành động của học sinh trong giáo dục giới tính:coi trọng việc xây dựng ý thức trên cơ sở trang bị hiểu biết, trau dồi thái độ đúng dắn
Trang 22+ Nguyên tắc chân thật: nguyên tắc này không cho phép nói sai sự thật hoặc lảng tránhthắc mắc của trẻ.
+ Nguyên tắc tin cậy: có thái độ nghiêm túc đối với những rung động của các em, loạitrừ sự ngờ vực qua một số biểu hiện của trẻ
+ Nguyên tắc thuần khiết: loại bỏ mọi thái độ tầm thường, vô liêm sỉ hoặc khêu gợitính dục khi trình bày các tài liệu về giới tính và các mối quan hệ giữa hai giới
+ Nguyên tắc thành thục: tiến hành giáo dục giới tính một cách tự nhiên, thoải mái,không xấu hổ, không tạo ra những tình huống căng thẳng đối với trẻ
+ Nguyên tắc tích cực: chủ động nêu những vấn đề, những tình huống có vấn đề qua
đó tiến hành giáo dục giới tính một cách sinh động
+ Nguyên tắc lặp lại: giáo dục nhiều chủ đề khác nhau và lặp đi lặp lạo nhiều lần đểcủng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã nhận thức được cũng như những thái độ đãhình thành
- Những nguyên tắc giáo dục theo J.P.Ma –sơ – lô – va (giới tính tuổi hoa, PhạmThành Hưng dịch 2006)
Để tiến hành giáo dục có hiệu quả, chỉ có thiện chí không chưa đủ Điều quan trọng làphải tuân thủ một số nguyên tắc có tính khách quan Sau đây là một số nguyên tắc cơbản:
+ Tự giác: Giáo dục về mặt tình dục chỉ đạt kết quả khi bản thân người giáo dục thực
sự tin rằng công việc của mình rất đúng đắn, cần thiết, và tiến hành công việc đó mộtcách tự giác Với ý thức như vậy, người giáo dục sẽ không gặp khó khăn khi tìm tòinhững hình thức, biện pháp và lựa chọn những thời điểm thích hợp
+ Phù hợp: Cũng giống như mọi chuyện khác của đời sống con người, chúng ta nêngiải thích các vấn đề tình dục cho đứa trẻ lên 5 theo một kiểu, lên 10 một kiểu và đangyêu một kiểu Trước nhiều câu hỏi của con cái, ta hay lúng túng, đôi khi lại có ý chocon cái mình mãi mãi là trẻ con Khi ta tìm được câu trả lời đúng thì thường là hơimuộn Khi ta muốn nói điều gì đó cho đứa con 14 tuổi biết, thì đó thường lại là nhữngđiều mà chúng thường quan tâm và cần được biết ngay từ tuổi lên 10 Cha mẹ hay phảinghe một câu trả lời chán nản của con cái: “Thôi mẹ ạ, chuyện ấy con đã biết lâu rồi”.Lúc ấy, cha mẹ mới giật mình nhận ra rằng, lâu nay, mình đã bỏ lỡ bao nhiêu dịp đểthông tin cho con những điều hệ trọng của cuộc sống con người
Trang 23Có người nghĩ, chỉ nên nói chuyện tình cảm giữa đàn ông và đàn bà với con khi nàochúng hỏi tới Điều đó chỉ đúng đối với những trẻ chưa cắp sách đi học Ngoài lứa tuổi
đó, bạn đừng đợi con mình hỏi, vì hết năm này qua năm khác, chúng sẽ không hỏi đâu.Hãy cứ tìm dịp thuận tiện mà nói Bạn đừng lo là mình nói cho con biết quá sớm Thànói với chúng sớm một năm còn hơn nói chậm một giờ
+ Chủ động đề kháng: Cũng giống như nhiều lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục tình dụckhông đơn thuần chỉ là truyền đạt thông tin, kinh nghiệm sống mà còn là vấn đề bồidưỡng nhân cách và xây dựng quan niệm sống con người Bởi vì đời sống tình dục củacon người khác với bản năng tình dục của các động vật; khác ở sự nếm trải những tìnhcảm mang tính xã hội phong phú, tinh tế và ở trách nhiệm của cá nhân trước một cánhân Ít người làm cha mẹ nghĩ rằng, đến một lúc nào đó, cậu học trò lớp ba, lớp bốncủa mình sẽ chủ động nói ra những băn khoăn về lĩnh vực tình dục Nhiều chuyện tàytrời của cậu, cậu có thể can đảm thổ lộ, còn riêng chuyện đó thì lại không Vì vậy,chúng ta cần vận dụng đúng quy luật thẩm thấu, “tiêm nhiễm” Những câu giải thíchđầu tiên của chúng ta cho con cái sẽ găm sâu trong ký ức của chúng đến tận cuối đời.Việc con cái nghe chúng ta nói cũng giống như chúng được nhận vào cơ thể một lượngkháng sinh Từ đó, chúng có khả năng chống lại những tiêu cực về sau Nếu chúng tatrả lời qua quýt, giả dối, những ảnh hưởng tiêu cực sau này của xã hội sẽ tiêu hủy toàn
bộ lời nói của chúng ta, ngay cả khi trong đó có cả phần sự thật Trí nhớ của con ngườikhông giống như dải băng, dễ ghi và dễ xóa Nó là tờ giấy trắng, chữ nào được viếtđầu tiên thì sẽ lưu dấu mãi với thời gian
+ Tin cậy: Nhiều cha mẹ thường hay hiểu nguyên tắc này một cách phiến diện Trẻ emtin người giáo dục mình, đồng thời người giáo dục cũng phải tin tưởng trẻ em Chỉ có
sự cảm thông, tin cậy lẫn nhau mới tạo ra được sự gần gũi Nếu ta thường xuyên nhớlại thời thơ ấu của mình, ta sẽ nhận ra là những thắc mắc, nhu cầu của con ta hôm naychính là những thắc mắc, nhu cầu của ta năm xưa Trong sự liên tưởng ấy, ta sẽ dễ tìm
ra những giải pháp thích hợp và đứa con sẽ cảm thấy mình được tôn trọng
Đừng có gán cho con những ý đồ phi đạo đức, ngay cả khi nó đang say sưa trong mốitình đầu Đừng nghĩ rằng con mình sẽ có những cuộc trác táng khi nó chào mình để đivới bạn trong bóng hoàng hôn Cũng không nên đọc những lá thư tình và những trangnhật ký niên thiếu của con Bạn có thể giải thích là mình làm thế để hiểu con hơn,nhưng thật ra điều ấy chỉ đem lại cho con bạn cảm giác bị xúc phạm Mặc dù không
Trang 24thể tin trẻ một cách mù quáng và kiểm tra là cần thiết, nhưng bạn có thể kiểm tra mộtcách lịch sự, tinh tế và dễ chấp nhận hơn.
+ Chân thực: Ngay cả với trẻ mẫu giáo, chúng ta cũng cần trả lời chúng một cách đúngđắn, chân thực Sự im lặng hoặc giấu giếm thường làm cho câu chuyện tình dục mangmột màu sắc bí hiểm, giật gân, kích động sự tò mò không cần thiết Chúng ta nói dốitrẻ em tức là cho chúng vay một món tiền giả, sớm muộn chúng cũng vứt đi và khôngbao giờ tin và hỏi chúng ta nữa
+ Hệ thống: Trong mọi phương diện của giáo dục, chúng ta phát triển tri thức của trẻ
em một cách tuần tự như đặt viên gạch nền tới viên gạch mái Trong tình dục cũngvậy, trẻ em cần biết tuần tự từ chuyện chửa, chuyện mang thai tới sự sinh đẻ, từ tìnhcảm giới tính cho đến sự giao hợp Tất cả những chuyện đó đều cần được biết đến nhưnhững hoạt động tự nhiên, tích cực của con người Chúng ta cần dẫn dắt những vấn đề
ấy tuần tự theo lứa tuổi và có thể cho chúng nghe lại một cách thản nhiên và thoải máikhi có dịp
+ Cởi mở: Một số người nghĩ rằng, những chuyện tâm tình của con người chỉ nên nóigiữa những người gần gũi, thân thiết thôi, không nên trao đổi rộng rãi Chúng tôi chorằng cần kết hợp cả hai hình thức Khi thảo luận ở một tập thể nào đó, những người trẻtuổi thường có được nhiều kinh nghiệm hơn Vấn đề tình dục vẫn có thể được trao đổimột cách cởi mở, tự nhiên Và chính trong phạm vi một tập thể nào đó, con cái chúng
ta sẽ tìm được nhiều lời khuyên bổ ích hơn những lời khuyên vụng về của chúng ta
2.6 Ý nghĩa của giáo dục giới tính (theo Nguyễn Hữu Dũng, giáo dục giới tính, 1999)
Mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện.Giáo dục giới tính góp phần quan trọng vào việc phát triển một nhân cách toàn diện,làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp lành mạnh Giáo dục giới tính có ýnghĩa to lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách con người:
+ Giáo dục giới tính đáp ứng những qui luật, phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể,đặc biệt là sự trưởng thành của nhân cách trong xã hội
+ Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đối với giáo dục dân số và sự phát triểnchung của toàn xã hội
+ Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của các em
và đời sống xã hội hiện nay
Trang 25+ Giáo dục giới tính có tác dụng phòng ngừa và giảm tác hại của việc quan hệtình dục trước hôn nhân:
+ Giáo dục giới tính có tác dụng phòng ngừa:
Chương trình GDGT ở trường phổ thông nếu được giảng dạy một cách thích hợp sẽ cótác dụng phòng ngừa quan trọng Nó trang bị kiến thức cho học sinh biết đưa ra nhữngquyết định đúng đắn cho cuộc sống, những hành vi tình dục lành mạnh đảm báo sứckhỏe lâu dài và là công cụ hữu hiệu nhất, kinh tế nhất để giảm bớt số ca nạo phá thai,những đứa con không cha và nhất là ngăn chặn nguy cơ bị lây nhiễm HIV của nữ sinhkhi họ quan hệ tình dục trước hôn nhân GDGT góp phần ngăn chặn và đẩy lùiHIV/AIDS thông qua chậm kết hôn, kế hoạch hóa và sử dụng biện pháp tránh thaiđúng cách Giáo dục phòng ngừa là khuyến khích lối sống lành mạnh và các hành vi
có trách nhiệm để phòng ngừa bệnh tật
Muốn vậy công tác GDGT phải được tiến hành sớm, phải tiến hành trước khi các em
có hành vi quan hệ tình dục hay bỏ học Cung cấp kiến thức, xác định thái độ, huấnluyện kỹ năng và khuyến khích thực hiện các hành vi an toàn để giảm bớt nguy cơ bịlây nhiễm Chương trình phải mang tính toàn diện, đa dạng cởi mở và linh hoạt kếthợp với các hoạt động vui chơi lành mạnh Cán bộ giáo dục phải được trang bị kiếnthức và huấn luyện kỹ năng truyền thông, biết lắng nghe và xử lí các vấn đề nhạy cảm.Học tập mô hình của các quốc gia và lồng ghép thêm vào các môn xã hội
+ GDGT có tác dụng giảm tác hại: Giảm tác hại không có nghĩa là ủng hộ việcquan hệ tình dục bừa bãi tuy nhiên trong một số trường hợp sử dụng các biện pháp antoàn như dùng bao cao su thì vẫn hơn là không làm gì cả Vị thành niên và thanh niên
là nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục vì họ có cáchành vi tình dục không an toàn Như đã nói ở trên GDGT sẽ giảm gánh nặng cho xãhội do giảm được số vụ nạo phá thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhữngđứa con ngoài giá thú
Trang 26CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu sẽ được người nghiên cứu sử dụng trong đề tài là:phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp thống
kê và xử lý số liệu, cụ thể là:
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp sử dụng các nội dung trênsách, báo, tạp chí, phim ảnh, đề tài đã nghiên cứu để tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiêncứu, bản chất của vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.(Vũ Cao Đàm, 82)
Người nghiên cứu chọn, nghiên cứu một số sách, bài báo, bài viết nói về côngtác giáo dục giới tính ở trường học
3.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi là phương pháp sử dụng bảng câu hỏiđặt ra cho một nhóm người nhằm thu thập những thông tin, ý kiến thực tế từ những đốitượng được khảo sát (Vũ Cao Đàm, 88, 89, 90)
Người nghiên cứu chọn sáu lớp ở ba khối 10, 11, 12, mỗi khối chọn ngẫu nhiên hai lớp
để phát phiếu điều tra để khảo sát học sinh, tham khảo ý kiến phụ huynh học sinh Sốhọc sinh được chọn khảo sát là 240/1.340 HS và tham khảo ý kiến của 240 phụ huynhhọc sinh
Mỗi phiếu điều tra sẽ được thiết kế theo nội dung như sau:
Đối với học sinh:
+ Nhóm câu hỏi về quan điểm của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính.+ Nhóm câu hỏi về những nguồn thông tin hiện nay mà các em có thể tiếp cận
+ Nhóm câu hỏi về hiểu biết, quan điểm của các em về giới tính
+ Nhóm câu hỏi về những phương pháp mà các thầy cô truyền đạt kiến thức cho cácem
Đối với phụ huynh học sinh:
+ Nhóm câu hỏi thông tin chung
Trang 27+ Nhóm câu hỏi về suy nghĩ của phụ huynh về công tác giáo dục giới tính nói chung
và giáo dục giới tính tại trường nói riêng
+ Nhóm câu hỏi khảo sát mức độ quan tâm của phụ huynh về công tác giáo dục giớitính
Đối với giáo viên:
+ Nhóm câu hỏi về nội dung môn giáo dục giới tính
+ Nhóm câu hỏi về những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục giới tính cho các emhọc sinh
+ Nhóm câu hỏi về suy nghĩ của giáo viên về nội dung cũng như về công tác giáo dụcgiới tính ở trường THPT
+ Nhóm câu hỏi về phương pháp và hình thức giáo dục giới tính tại trường
3.3 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi kết hợp với tròchuyện gợi mở đặt ra cho một số ít người nhằm thu thập ý kiến, những thông tin thực
tế từ những đối tượng được phỏng vấn
Những đối tượng phỏng vấn được chọn một cách ngẫu nhiên
Việc phỏng vấn được người nghiên cứu trực tiếp thực hiện (Vũ Cao Đàm, 87)
Người nghiên cứu phỏng vấn Ban giám hiệu, giáo viên giảng dạy tại trường nhằm tìmhiểu tình hình giảng dạy giáo dục giới tính tại trường Người nghiên đã phỏng vấn 3thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, phỏng vấn 6 giáo viên chủ nhiệm, 3 giáo viên dạygiáo dục công dân, phỏng vấn 3 giáo viên dạy sinh học
3.4 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Thống kê, xử lí số liệu là thống kê kết quả thu được từ phiếu điều tra, khảo sát,phỏng vấn sau đó xử lí số liệu giúp cho việc mô tả một cách chính xác, tóm tắt các kếtquả giúp việc đánh giá được dễ dàng (Vũ Cao Đàm, 93)
3.4.1 Phương pháp phân tích định lượng
Người nghiên cứu đã phân tích kết quả khảo sát bằng phương pháp tính % và sửdụng phần mềm Microsoft Excell để thống kê kết quả đạt được Khi có kết quả thống
kê người nghiên cứu đã tiến hành đánh giá số liệu của từng câu, có sự so sánh, liên hệgiữa các câu với nhau để đưa ra kết quả chính xác nhất (Vũ Cao Đàm, 105, 106, 107)
Trang 28Phương pháp này được người nghiên cứu ứng dụng vào việc phân tích bảng câu hỏiđiều tra, khảo sát mức độ nhận thức của học sinh, sự quan tâm, chú ý của phụ huynh
về vấn đề giáo dục giới tính
3.4.2 Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp định lượng giúp ta xử lý kết quả của những câu hỏi đóng, còn đốivới những câu hỏi mở thì ta phải dùng phương pháp phân tích định tính Sử dụngphương pháp định tính người nghiên cứu phải:
Khái quát tài liệu giúp người nghiên cứu hiểu rõ bản chất của công tác giáo dụcgiới tính, nhận thức sâu sắc hiện thực khách quan
Có thái độ khách quan đối với khoa học, có quan điểm toàn diện, sâu sắc vềvấn đề nghiên cứu
Nắm vững lý thuyết trên cơ sở đối chiếu tài liệu với tất cả tri thức của mình.(Vũ Cao Đàm, 105)
3.5 Cách thức tiến hành
+ Chọn đề tài : từ thực tiễn về tình trạng GDGT và NPT của HSPT hiện nay dẫn đếnbất ổn trong tâm lý học sinh, bất ổn trong xã hội, người nghiên cứu chọn đề tài nghiêncứu về GDGT cho HSPT
+ Công tác nghiên cứu bao gồm:
Chuẩn bị đề cương
Lập kế hoạch nghiên cứu
Lập dàn ý nghiên cứu bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chuong 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Thu thập tài liệu: tham khảo tài liệu, phân tích tài liệu
Phát phiếu điều tra để khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh, học sinh
Phỏng vấn Ban giám hiệu và thầy cô trong trường THPT Châu Thành
Tổng hợp và phân tích dữ kiện thu được, viết và hoàn thành tiểu luận
Trang 29CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Vài nét về trường trung học phổ thông Châu Thành
Trường Trung Học Phổ Thông Châu Thành tọa lạc ở số 174 đường 27/4 –Phường Phước Hiệp - Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với diện tích gần haihécta Gồm khu hành chính và 3 khu học đường
Các mốc lịch sử:
Thời kì sơ khai, năm 1956, trường được mở ra với tên gọi là trường trung họcbán công CHÂU VĂN TIẾP Châu Văn Tiếp là một vị tướng của Triều Nguyễn - GiaLong, có nhiều duyên nợ với vùng đất Bà Rịa Vũng Tàu
Năm 1957, với nghị định số 385-GD/NĐ ngày 27-3-1957, trường trường trung họcCHÂU VĂN TIẾP chính thức được thành lập Trường được xây dựng trên khuôn viên
Năm học 2009 – 2010, cô Nguyễn Ngọc Sương về hưu, hiệu trưởng kế nhiệm là thầy
Võ Đình Thuần
(http://www.thpt-chauthanh-brvt.edu.vn/ - truy cập ngày 20/02/2010)
4.2 Kết quả nghiên cứu học sinh:
Qua khảo sát người nghiên cứu thấy nội dung về giáo dục giới tính mà các em
HS được tìm hiểu chủ yếu về những nội dung như: Tuổi vị thành niên, tình bạn, tìnhdục, bình đẳng giới, tình dục và sinh sản, mang thai và các biện pháp tránh thai, cha
mẹ và trách nhiệm làm cha mẹ, dân số và phát triển, chính sách dân số ở Việt Nam, kếhoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản…
Trang 30Người nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu khảo sát 240/1340 HS ở cả 3 khối lớp, sốphiếu thu được là 233 phiếu đạt 97.08% Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kiến thức
về giới tính các em học chủ yếu được lấy từ quyển “Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản
vị thành niên” của Bộ giáo dục và đào tạo và được dạy thông qua lồng ghép vào cácmôn sinh, văn, công dân, sử, địa…
Kết quả tổng hợp trên 233 em học sinh
- Kết quả điều tra cho thấy độ tuổi của các em học tại trường là từ 15 đến 18 là phùhợp
Bảng 1 Kết quả khảo sát giới tính trên 233 em học sinh
để hạn chế sự ảnh hưởng của giới trong GDGT cho các em HS thì nên dạy riêng chomỗi giới những khi cần thiết và có thể
(Giới tính khác biệt trong giáo dục và khả năng trí tuệ
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://
www.livescience.com/common/forums/viewtopic.php%3Ft%3D2345, truy cập
ngày 20.04.2010)
Trang 31Bảng 2 Bảng kết quả khảo sát học lực của các em ở mỗi giới
Lớp
Học sinh Giỏi % Khá %
Trungbình %
Yếu,kém %
Tổng
%Nam 10 4 12.12 20 60.60 9 27.28 0 0 100%
Nữ 10 2 5.40 21 56.75 13 35.15 1 2.70 100%Nam 11 3 8.57 20 57.14 12 34.29 0 0 100%
Nữ 11 6 14.29 28 66.67 8 19.05 0 0 100%Nam 12 2 5.56 30 83.33 4 11.11 0 0 100%
Nữ 12 4 8.00 36 72.00 10 20.0 0 0 100%
HS (6 lớp) Giỏi % Khá % Trung
bình %
Yếu,kém %Nam 9 8.65 70 67.31 25 24.04 0 0 100%
Nữ 12 9.30 85 65.98 31 24.03 1 0.08 100%
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát học lực ở HS nam và HS nữ ở mỗi khối lớpngười nghiên cứu thấy rằng trong khối 10 tỷ lệ học sinh giỏi và khá của HS nam caohơn HS nữ và tỷ lệ học sinh trung bình, yếu kém của HS nữ cao hơn HS nam Tuynhiên ở khối lớp 11 và 12 thì tỷ lệ học sinh giỏi của HS nữ lại sao hơn HS nam, tỷ lệhọc sinh khá ở HS nữ và HS nam là gần tương đương nhau, tỷ lệ HS trung bình, yếu ởhọc sinh nam có xu hướng tăng Kết quả tổng hợp qua 6 lớp khảo sát ở 3 khối cho thấyrằng tỷ lệ HS giỏi ở HS nữ cao hơn HS nam và tỷ lệ HS khá thì ngược lại, tỷ lệ HStrung bình ở 6 lớp ở cả 2 giới là tương đương nhau Lý giải cho điều này theo ngườinghiên cứu thì lý do có thể là các em HS nam lúc mới vào trường còn siêng học và cóthành tích vượt trội so với HS nữ, HS nữ mới vào đầu cấp còn bỡ ngỡ với cách học,làm quen trường lớp…, đúng với tính cách của nữ giới mà người nghiên cứu đã nói vềgiới Qua những năm sau học sinh nam đã quen nhiều bạn và có lẽ một số em đã hamchơi mà không theo kịp một số bạn trong khi chương trình thì ngày càng khó trong khi
đó các em HS nữ thì sau thời gian quen trường lớp cộng với đức tính siêng năng nênhọc lực đã tiến bộ vượt bậc so với HS nam dẫn đến tỷ lệ HS giỏi trong 6 khối lớp thì
nữ chiếm ưu thế hơn, khi học lực của các em HS nữ cao hơn thì có thể khi được giảng
về GDGT thì các em sẽ nhận thức nhanh hơn cũng như hiểu đúng vấn đề hơn, đây chỉ
là nhận định ban đầu của người nghiên cứu Để làm sáng tỏ vấn đề cần có nghiên cứusâu hơn nữa về vấn đề này Liên hệ với đề tài nghiên cứu người nghiên cứu thấy rằngtrình độ học vấn sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về giới ở các em HS Ở những em HS
Trang 32khá, giỏi thì các em có ưu thế về trí nhớ cũng như khả năng suy nghĩ tuy nhiên các em
HS trung bình thì lại có những hiểu biết về bên ngoài nhiều hơn nên cũng có một sựnhạy bén nhất định trong việc nhận thức về giới
(Tham khảo phụ lục 1 và trang web
http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://
www.livescience.com/common/forums/viewtopic.php%3Ft%3D2345, truy cập
ngày 20.04.2010)
Bảng 3 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Chơi thể thao Có 84 80.77 60 46.51
Không 20 19.23 69 53.49
Qua bảng so sánh người nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ HS nam chơi thể thao caohơn tỷ lệ HS nữ chơi thể thao Lý giải cho điều này theo người nghiên cứu là do HSnam với tính cách mạnh mẽ vốn có, ham thích thể thao còn nữ sinh thì bản tính thíchdịu dàng và ít biết các môn thể thao hoặc quá ham học nên ít chơi thể thao hơn namsinh Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một tỷ lệ không nhỏ em nữ sinh chơi thể thao(46.51%) và 19.23% số nam sinh không chơi thể thao Liên hệ với đề tài nghiên cứungười nghiên cứu cho rằng khi các đối với các em HS ngoài thời gian học tập thì việcchơi thể thao sẽ hạn chế các em suy nghĩ và chơi những trò chơi không lành mạnh
Bảng 4 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Tổng hợp kiến thức
nữ ham thích đọc sách, tìm hiểu kiến thức xã hội hơn học sinh nam trong khi đó HSnam lại ham thích các hoạt động bên ngoài hơn là ngồi đọc sách Liên hệ với đề tàinghiên cứu người nghiên cứu cho rằng đối với các em HS thì việc tổng hợp kiến thức
Trang 33ngoài xã hội sẽ làm cho kiến thức thực tế của các em phong phú hơn, qua đó các em cónhững hiểu biết và có thể tránh những cám dỗ, những lợi dụng, xâm hại về tình dục…
Bảng 5 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Trang 34Bảng 6 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %
Tìm hiểu thông tin
giới tính ở đâu?
Cha, mẹ 8 7.69 25 19.38Thầy, cô 5 4.81 21 16.28Bạn bè 14 13.46 21 16.28Sách báo, internet 64 64.54 37 28.68
Ý kiến khác 1 1.81 27 19.38Khi người nghiên cứu tìm hiểu về nguồn thông tin về giới tính mà các em họcsinh tìm hiểu, tham khảo thì đa số các em học sinh nam cũng như học sinh nữ đều tìmhiểu thông tin qua internet với tỷ lệ 64.54% và 28.68% nguồn thông tin mà các em tìmđến sau đó chính là bạn bè ở học sinh nam 13.46% và cha mẹ ở học sinh nữ 19.38%
Tỷ lệ HS tìm hiểu kiến thức giới tính ở thầy cô giáo có phần khiêm tốn khi mà chỉ có4.81% HS nam và 16.28% HS nữ tìm đến nguồn kiến thức này Tuy vậy cũng có đến19.38% số HS nữ tìm đến nhiều nguồn thông tin như cha me, thầy cô, bạn bè cũng như
là internet trong khi đó tỷ lệ này ở HS nam chỉ là 1.81% số HS nam
Liên hệ với đề tài nghiên cứu người nghiên cứu có một số nhận định như sau:
đa số các em học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của việc GDGT tuy nhiên các
em vẫn dè dặt trong việc tìm hiểu thông tin Các em vẫn chưa có niềm tin cao đối vớithầy cô, cha mẹ cũng như còn xấu hổ, e ngại khi hỏi về vấn đề này Chính vì thế tỷ lệ
HS tìm hiểu kiến thức về giới tính ở trên mạng internet vẫn chiếm ưu thế trong khi đókiến thức trên mạng thì thường ở nhiều nguồn và ở độ tuổi các em thì chưa thể nhậnbiết đâu là đúng đâu là sai Tuy nhiên cũng có một tỷ lệ em HS nữ tìm hiểu kiến thứcgiới tính ở cha mẹ trong khi tỷ lệ này ở HS nam thấp hơn Điều này cho thấy rằng cácbậc phụ huynh vẫn chưa chiếm được tình cảm cũng như sự tin tưởng lớn ở các em nhất
là các em nam
Trang 35Bảng 7 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %GDGT cung cấp
về giới tính Người nghiên cứu cho rằng nhà trường và gia đình nên có biện pháp đểcác em này có thể hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc học GDGT thì khi đó ý nghĩadạy học GDGT mới phát huy
Bảng 8 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Nên đưa GDGT
thành một môn học
không?
Nên 57 54.81 69 53.49Không nên 47 45.19 60 46.51
Qua bảng so sánh người nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù đa số các em đều đồng ý lànên đưa GDGT thành một môn học chính thức với 54.81% số HS nam và 53.49% số
HS nữ Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số lượng không ít các em cho rằng khôngnên đưa GDGT thành một môn học chính thức với 45.19% số HS nam và 46.51% số
HS nữ và lý do mà các em đưa ra chủ yếu là chương trình học chính khóa đã quá nặng
và các em còn phải dành thời gian để đi học thêm và học bài ở nhà Người nghiên cứucũng cảm nhận được sức ép học tập của các em HS và thấy rằng chương trình học hiệntại còn nhiều bất cập, nặng nề và còn nhiều điều phải bàn Theo các em HS thì chỉ nênđưa GDGT vào nhà trường dưới dạng ngoại khóa hoặc các buổi tư vấn tâm lý hoặclồng ghép vào các môn học, bên cạnh đó các em cũng cho rằng các thầy cô dạy về giớitính không thu hút và còn khó gần để tâm sự Người nghiên cứu nghĩ rằng đã đến lúc
Trang 36phải xem lại vấn đề giáo dục trong nhà trường khi mà thời gian gần đây bạo lực họcđường liên tục tăng, việc giảm tải chương trình học cũng như đưa GDGT và tâm sinh
lý vào trường sẽ phần nào làm các em bớt căng thẳng sau những giờ học cũng như giảitỏa tâm lý cho các em
Bảng 9 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Thích nghe giảng
Trang 37Bảng 10 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Ảnh hưởng đếnsức khỏe, học tập 68 65.38 108 83.72Không quan tâm 8 7.70 5 3.87
Ảnh hưởng lâu dài
về tâm lý 31 29.81 30 23.26Không ảnh hưởng 0 0 0 0
Ý kiến khác 7 6.73 5 3.88
Khi được hỏi về ảnh hưởng của việc quan hệ tình dục khi còn đi học thì đa số các em
HS đều cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, bên cạnh đó cũng có một sốlượng nhỏ các em cho rằng đó là điều bình thường hoặc không quan tâm, điều nàychứng tỏ rằng đa số các em đã nhận thức được ý nghĩa của công tác GDGT và qua đócho ta thấy công tác GDGT trong nhà trường phổ thông đã bắt đầu phát huy tác dụng.Người nghiên cứu cho rằng đa số các em HS thế hệ sau này đều nhận thức được hậuquả cũng như ảnh hưởng của việc quan hệ tình dục khi còn đi học nói riêng và trướchôn nhân nói chung
Trang 38Bảng 11 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Nên yêu khi còn đi
học không?
Không 83 79.81 112 86.82Tình yêu tuổi học
trò có bền chặt?
Không 81 77.88 118 91.47
Qua khảo sát về tình yêu tuổi học trò người nghiên cứu nhận thấy rằng đa số các em
HS đều cho rằng không nên yêu ở lứa tuổi học trò và các em cũng biết rằng tình yêutuổi học trò không bền chặt Tuy nhiên cũng còn có khoảng 15% số em HS cho rằngtình yêu tuổi học trò là bình thường, một cảm xúc đầu đời khó cưỡng lại được và nếu
đó là tình yêu thực sự thì sẽ bền chặt Người nghiên cứu đồng ý rằng đây là những cảmxúc đầu đời và cũng không phủ nhận rằng nếu đó là một tình yêu thực sự thì sẽ bềnchặt tuy nhiên như các em HS đã nói thì đây là cảm xúc đầu đời làm sao các em HS cóthể phân biệt được đâu là thật và đâu là giả trong những cái cảm xúc ấy Người nghiêncứu thiết nghĩ nhà trường, gia đình nên có quan tâm đến các em nhiều hơn nữa đểtránh những hậu quả thương tâm không đáng có Việc một số em HS suy nghĩ như vậycũng là một điều bình thường tuy nhiên cần phải tìm ra và đưa các em về đúng quỹđạo có nghĩa là phải lo học tập và phát triển một tình bạn trong sáng
Bảng 12 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Thích chơi với bạn
cùng phái hay khác
phái
Cùng phái 6 5.77 2 1.55Khác phái 17 16.35 29 22.48
Trang 39thứ 3 Theo người nghiên cứu với 5.775% số em HS nam và 1.55% số em HS nữ thíchchơi với bạn cùng phái thì không phải là một con số đáng báo động tuy nhiên số HSnày nếu không có liệu pháp tâm lý để đưa các em đi theo quỹ đạo bình thường thì các
em sẽ có nguy cơ mắc các triệu chứng hoặc trào lưu về giới không lành mạnh, mặc dùcác em không chơi với giới thứ 3 nhưng không có nghĩa là các em HS ghét giới thứ 3
và người nghiên cứu thiết nghĩ trong một xã hội phát triển, văn minh thì chúng ta nên
có một cái nhìn công bằng về giới thứ 3, không phải chúng ta là số đông mà ta cho họ
là bệnh hoạn Người nghiên cứu không nói sâu vào vấn đề này
Bảng 13 Bảng kết quả so sánh giữa 104 HS nam và 129 HS nữ.
Nội dung câu hỏi Câu trả lời HS nam HS nữ
Số lượng % Số lượng %Bạn biết về tình
trạng nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên
Có 76 73.08 119 92.25Không 38 36.54 10 7.75
18 17.31 10 7.75
Là vấn đề gia đình,nhà trường và xãhội phải chung taygiải quyết