TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG GIÁO dục PHƯƠNG án GIẢI QUYẾT TRƯỜNG hợp học SINH đề NGHỊ đổi GIÁO VIÊN NGUYỄN h n dạy hóa ở lớp 12c, TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG p h, HUYỆN n, TỈNH c
Trang 1SỞ GD & ĐT CÀ MAU TRƯỜNG THPT PHÚ HƯNG
- -PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TRƯỜNG HỢP HỌC SINH ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIÁO VIÊN NGUYỄN H.N DẠY HÓA Ở LỚP 12C, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG P.H, HUYỆN N, TỈNH C.
- Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Quản lý giáo dục
- Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Trung Thành
- Chức vụ, nhiệm vụ đang phụ trách: Phó Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường THPT Phú Hưng
Cái Nước, tháng 4 năm 2011
Trang 2Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi hoạt động và quan hệ quản lý, xét đến cùng đều diễn ra trong cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau, mà ở đó người quản lý luôn phải ứng phó,
xử lý với những tình huống đa dạng, phong phú nảy sinh trong quá trình điều khiển các hoạt động và mối quan hệ quản lý để đưa chúng trở về trạng thái ổn định, tiếp tục phát triển hướng tới mục tiêu mong muốn Và thực chất của quản lý giáo dục là ứng xử các tình huống luôn xuất hiện trong quá trình quản lý
Đã có nhiều biện pháp tích cực được ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy
và học nhằm nâng cao chất lượng, nhưng lại chậm thực hiện nâng cao chất lượng giáo viên Hoạt động dạy học dù lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh, hay đổi mới phương pháp dạy học như thế nào đi chăng
nữa thì cái chất của người thầy vẫn bậc nhất quan trọng trong hoạt động dạy học.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học, người thầy phải kiên định mục tiêu giáo dục,
sâu về kiến thức, vững về nghiệp vụ và có phẩm chất sư phạm tốt; Học sinh là
người chủ động trong hoạt động học phải tích cực, biết phát huy và sáng tạo trên
cơ sở sự định hướng, truyền đạt, dẫn dắt của người thầy
Thực tế chất lượng dạy học, giáo dục hiện nay còn nhiều yếu kém, bởi nhiều nguyên nhân, một mặt cơ bản do chất lượng giáo viên chưa đồng bộ, không có phương pháp chuẩn dạy học, điều kiện dạy học đi sau mục tiêu; mặt khác, đối tượng học sinh không đồng nhất về mức độ, ảnh hưởng mặt trái của sự phát triển
xã hội lại nhiều Giáo viên đã dạy theo huớng tích cực nhưng hiệu quả còn rất hạn chế, đặc biệt là khâu tổ chức, củng cố, hướng dẫn học ở nhà hầu như thực hiện cho
có, còn phương pháp như thế nào, nội dung gì, mức độ cần đạt đến đâu, hầu như không chú ý tới Một số giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục thiếu nhất quán,
thiếu đồng bộ, thiếu tính sư phạm Từ đó dẫn đến trong học sinh sự nhàm chán,
thiếu hoạt động tư duy, hổng kiến thức, … đến khi nhận thấy lực học ngày càng giảm sút, công danh sự nghiệp ở tương lai mong manh, học sinh sẽ có những bức xúc và những yêu cầu cần thiết để đảm bảo quyền lợi học tập, phát triển
Việc xử lý tình huống sư phạm diễn ra trong nhà trường đòi hỏi phải hết sức linh hoạt, biết lựa chọn, sử dụng sáng tạo những tinh hoa tiêu biểu nhất của các phương pháp quản lý, giáo dục, và hơn hết phải nhạy cảm, tinh tế để có thể khéo léo xử lý thì kết quả mới đạt đến hoàn hảo
Với tinh thần đó, tôi đề xuất Phương án giải quyết trường hợp học sinh đề
nghị đổi giáo viên Nguyễn H.N dạy Hóa ở lớp 12C, trường trung học phổ thông P.H, Huyện N, Tỉnh C để trao đổi cùng đồng nghiệp.
Trang 3Phần II.
NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Cơ sở đề xuất ra đề tài:
- Nhà trường chính là nơi đang diễn ra một cách sinh động các tình huống quản lý, buộc người quản lý phải ứng xử để giải quyết, loại bỏ những mâu thuẫn xuất hiện trong tổ chức mà họ phải trực tiếp đương đầu;
- Phẩm chất và năng lực của người thầy là một yếu tố quyết định chất lượng giáo dục;
- Lấy hoạt động học của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy;
- Khen chê là quy luật của sự phát triển nhân cách nhưng cũng là một nghệ thuật
để đi vào lòng người, đi vào thế giới tâm hồn học sinh Phải rất tinh tế, mực thước, không được khô cứng, chiếu lệ, hình thức;
- Thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
2 Tiêu chí giáo dục:
- Kỳ vọng cao đối với học sinh;
- Khuyến khích học sinh tích cực làm việc độc lập;
- Tăng cường sự nỗ lực vượt khó của giáo viên và học sinh;
- Cung cấp cho học sinh kinh nghiệm học tập;
- Có tính nối tiếp và được tích hợp qua các năm học;
- Đánh giá và báo cáo được sự tiến bộ của học sinh;
- Thân thiện cùng với phụ huynh tư vấn, quan tâm quá trình học tập của học sinh
3 Xác định mục tiêu giải quyết tình huống:
- Xác minh độ chính xác, tính trung thực trong sự phản ánh, đấu tranh quyền lợi của học sinh, phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của học sinh Giáo dục học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn, có ý thức vượt khó, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp Vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh
- Xây dựng đồng nghiệp cùng tiến bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung
- Tăng cường sự phối hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và làm tốt công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường Tạo sự đồng
Trang 4thuận trong quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh trong nhà trường
- Thực hiện tốt “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật giáo dục 2005, chương 2, mục 2, điều 27)
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1 Vài nét về nhà trường:
Trường trung học phổ thông P.H được quyết định thành lập ngày 28/07/2002 trên nền tảng trường trung học cơ sở P.H đã có trước đó Chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước, có nhiều thành tích về giáo dục mũi nhọn như tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ Đại học và tỷ lệ học sinh giỏi mỗi năm đều tăng cao
Nhà trường luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua thao giảng, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi, Hội thảo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi nhóm chuyên môn,… tìm biện pháp tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra, đánh giá; Tổ chức các cuộc thi, ngoại khóa bộ môn, vui để học,…cho học sinh nhằm củng cố, nâng cao khả năng, năng
lực học tập của học sinh theo các cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng sáng
tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
2 Mô tả tình huống:
Năm học 2010 – 2011, tôi được phân công làm chủ nhiệm của lớp 12C Lớp 12C là một lớp bao gồm phần lớn học sinh ngoan và học giỏi Từ đầu năm học đến nay các em học tập tích cực, không ngừng tiến bộ về mọi mặt Nhưng gần đây, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với tôi
về việc đổi cô giáo dạy Hóa Cô giáo giảng dạy bộ môn Hóa của lớp tôi là cô Nguyễn H N, đã vào nghề được 5 năm Từ trước đến nay cô Nguyễn H N vẫn giảng dạy và công tác bình thường theo sự phân công hàng năm của nhà trường, chưa có những thành tích nổi trội
Lý do các em đưa ra là cô dạy khó hiểu, ít quan tâm việc học của các đối tượng học sinh trong lớp, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em Các
em cảm nhận giờ học môn Hóa nhiều căng thẳng và kém hiệu quả
Tôi biết là những lời phàn nàn của các em về cô giáo dạy Hóa không hoàn toàn sai sự thật Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp
Trang 5cuối cấp, tôi cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và kỳ thi Đại học sắp đến
Tôi phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh ?
3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả:
3.1 Nguyên nhân:
a, Nguyên nhân chủ quan:
Việc tiếp cận và thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục chưa tốt, tiếp cận mạch kiến thức và cách xây dựng từng nội dung còn theo lối cũ, chưa hiểu rõ mục tiêu giáo dục ghi ở các Nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục
Không thường xuyên tham gia các hoạt động thành viên, tổ chức nhóm, tập thể,
xã hội nên thiếu năng động, sáng tạo và hạn chế phương pháp trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học Việc chuẩn bị, đầu tư cho tiết dạy chưa tốt
Công tác tự học, tự bồi dưỡng chưa được bản thân chú trọng thật sự, nghiên cứu nội dung bài dạy là chủ yếu, chưa soi xét kỹ, khai thác sâu, liên hệ rộng kiến thức, kiến thức liên quan; chưa tinh tế rút ra được những mặt tốt làm vốn kinh nghiệm, nghiệp vụ cho mình từ trong trao đổi, hoạt động chuyên môn diễn ra trong nhà trường, đồng thời chế ngự những hạn chế của mình xuống mức thấp
Không tự đặt mình vào vị trí học sinh, không hiểu suy nghĩ của học sinh, không nắm hoàn cảnh của học sinh, coi học sinh còn bé, khoảng cách thầy trò còn xa Trong khi đó, học sinh là học sinh nông thôn, trí tuệ còn thấp, thiếu năng động, ít được tiếp cận những cái mới, tiến bộ của khoa học, của xã hội, chờ những gì tác động tới mới nhận biết và biến đổi, đặc biệt là kiến thức khoa học; Hạn chế được tổ chức các hoạt động học tập nhóm, tổ, ngoại khóa, thi tài, các hình thức tự học, trao đổi; Sự định hướng, hướng dẫn học chưa tích cực và hiệu quả; Việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu thông qua các bài kiểm tra thường xuyên trên lớp; Thiếu sự tận tâm của giáo viên; Bị hạn chế sự chăm chuốt của gia đình
Phong cách dạy học, giao tiếp, xử sự với học sinh chưa chú ý tính sư phạm, còn
bị tác động các yếu tố khác Nặng thực hiện bản năng giáo dục, vui buồn hay trút lên đầu học sinh, dễ gây sự chán nản và mất nghị lực trong học sinh, làm mờ đi những ấn tượng tốt đẹp trong nhu cầu đòi hỏi ở lứa tuổi học sinh
b, Nguyên nhân khách quan:
Trang 6 Trường mới thành lập được 10 năm, chưa có bề dày thành tích và kinh nghiệm.
Sản phẩm trí tuệ tạo ra chưa nhiều, lượng học sinh ra trường học tập và làm việc góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn ít, chưa tạo ra nhiều tiền lượng nhân tài Thương hiệu nhà trường chưa gây được tiếng vang, chưa tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân, chưa thu hút tốt nguồn học sinh vào học Chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ
Quá trình giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng kém chất lượng Từ phổ thông đến Đại học có những kiến thức chưa chắc, chưa sâu, đào tạo sư phạm chưa thực sự đúng nghĩa đào tạo nghề, mà ở Đại học, có thời điểm 2 năm đầu học đại cương, năm thứ 3 mới học chuyên môn, năm thứ 4 thì đi kiến tập, thực tập và tập trung viết tiểu luận tốt nghiệp, khi đi thực tập sư phạm ở các trường phổ thông thường là tập việc và được đánh giá qua loa (tốt cả), trong khi đó ở một số nước tiên tiến tuyển và đào tạo nghề giáo viên mất 2 năm, sau đó thi chọn qua nhiều khâu (đức, trí, thể, mỹ, ) mới được vào đào tạo chuyên môn và nghiên cứu sư phạm
Công tác bồi dưỡng thường xuyên của ngành cũng còn nhiều yếu kém, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các trường Đại học mở bồi dưỡng theo đợt, trao đổi một vài nội dung chuyên môn nhưng không thực tế, không mang lại nhiều tác dụng tích cực Bồi dưỡng và tự học tại chỗ có khi lại chất lượng hơn
Không có phương pháp sư phạm chuẩn Trong trường Đại học chỉ được trao đổi một phần phương pháp trên cơ sở lý thuyết, trong thực tế dạy học có người chưa hiểu rõ nội hàm từng phương pháp, áp dụng lúng túng, phát huy không được, chủ yếu thực hiện theo suy nghĩ của mình
Chưa được rèn luyện kỹ năng dạy học, diễn trình, nên giải quyết vấn đề trong dạy học theo cảm nhận, tư duy thuần túy, nặng tính hàn lâm khoa học
Những tiêu cực của xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, hoài bão, lý tưởng, chí khí, của học sinh
3.2 Hậu quả:
Giáo viên Nguyễn H.N không sai phạm nghiêm trọng nhưng có thể sẽ dẫn đến những hậu quả sau đây:
- Đối với bản thân giáo viên:
Thiếu ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, vi phạm đạo đức nhà giáo Bảo thủ, chậm tiến bộ, kém tư duy khoa học và lý luận
Giảm chất nhân văn trong tâm hồn là một nhà giáo; Mất uy tín, danh dự
Trang 7- Đối với học sinh:
Bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, tính tự trọng cá nhân
Mất niềm tin đối với thầy, cô giáo
Mất phương hướng thực hiện hoài bão ước mơ, phai nhạt lý tưởng cách mạng
- Đối với đồng nghiệp:
Thiếu sự đồng thuận, hiểu lầm, mất đoàn kết
Dè dặt trong phê bình, xây dựng cùng tiến bộ về chuyên môn, nghiệp vụ
Mỗi giáo viên bị ảnh hưởng hoài nghi sự yếu kém về trình độ, năng lực một cách thiếu khách quan
- Đối với nhà trường:
Bầu không khí trong tập thể sư phạm nhà trường bị nặng nề
Nhà trường bị nhìn nhận sai lệch về vai trò lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục
Ảnh hưởng không nhỏ đến kỷ cương, quy phạm giáo dục về đạo đức, nhân cách của học sinh, phản tác dụng trong thực hiện “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Đối với với xã hội:
Gây bất bình trong phụ huynh học sinh, họ hoang mang về thành quả học tập của con em mình
Làm trì hoãn sự đổi mới, phát triển giáo dục
Hụt hẫng đội ngũ “hiền tài” ở mai sau
II XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU:
1 Xây dựng phương án giải quyết tình huống:
1.1 Phương án 1:
Gạt bỏ đề nghị của học sinh, yêu cầu học sinh chủ động trong hoạt động học
a, Mặt tích cực của phương án:
- Kịp thời hạ thấp những định kiến, bức xúc của học sinh
- Giáo dục, răn đe học sinh có những thái độ thiếu tôn trọng, xúc phạm giáo viên
- Tăng cường tính tự lực, chủ động vượt khó, không ỷ lại, trông chờ vào giáo viên trong quá trình học tập
b, Mặt hạn chế của phương án:
- Làm cho học sinh bất bình và mất niềm tin đối với mình là người chủ nhiệm lớp
Trang 8- Tính tích cực trong giáo dục nhân cách học sinh dễ dẫn đến tác dụng ngược.
- Học sinh chán nản, buông xuôi không thèm chú tâm học môn Hóa nữa, mặc cho kết quả tới đâu thì tới
1.2 Phương án 2:
Chấp nhận theo yêu cầu đề nghị của học sinh, đề nghị với lãnh đạo trường đổi giáo viên dạy Hóa cho lớp
a, Mặt tích cực của phương án:
- Được lòng học sinh Giáo dục được sự đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng
- Học sinh được chia sẻ làm vơi đi nỗi niềm và đạt được nguyện vọng
- Học sinh thấy rằng đề xuất của mình là đúng đắn, hợp lý
b, Mặt hạn chế của phương án:
- Dễ đẫn đến tác dụng phụ, học sinh “được nước” lấn tới, dân chủ tự do, quá chớn
- Học sinh coi thường cô Nguyễn H N, sẽ coi thường cả giáo viên khác
- Học sinh dễ dẫn đến lối sống thực dụng, hưởng thụ, thiếu trách nhiệm
1.3 Phương án 3:
Tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em Nhưng dù thế nào cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên Sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với cô Nguyễn H N Hứa với học sinh sẽ có biện pháp góp ý với cô Nguyễn H N nhưng không quên nhắc nhở các
em cần chủ động học tập, không nên quá ỷ lại vào cô giáo
a, Mặt tích cực của phương án:
- Thẩm định lại được độ chính xác những phàn nàn của học sinh đối với cô Nguyễn H N
- Vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh
- Thúc đẩy giáo viên và học sinh tìm ra biện pháp dạy và học đạt hiệu quả
b, Mặt hạn chế của phương án:
- Mất một khoảng thời gian nhất định để học sinh mới cảm thông trở lại và thích ứng với phương pháp dạy học của cô Nguyễn H N
- Bắt buộc phải đắn đo, lựa chọn cơ hội để gặp gỡ, trao đổi thành công đối với cô Nguyễn H N mà không dẫn đến sự hiểu lầm, mất đoàn kết
2 Lựa chọn phương án tối ưu:
Tình huống xảy ra không nghiêm trọng, nhưng dễ động chạm đến mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong nhà trường, trong thế đối sánh với quyền lợi của học sinh
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi hiểu rằng lời phàn nàn của học sinh lớp mình không phải là vô cớ Nếu gạt bỏ đề nghị của các em! Thái độ đó là biểu hiện của sự
tự ái cá nhân, nóng vội, và rất có thể bị các em đánh giá là bao che cho đồng nghiệp Bị từ chối kiên quyết như vậy, các em chắc chắn sẽ cảm thấy bất bình và mất lòng tin vào vai trò chủ nhiệm Và biết đâu đấy, với thái độ thiếu trách nhiệm
Trang 9ấy, một ngày nào đó học sinh sẽ đến Ban giám hiệu đề nghị đổi luôn cả thầy giáo chủ nhiệm
Nhưng với trách nhiệm chủ nhiệm, tôi rất lo lắng cho kết quả học tập của học sinh, sẽ không bao giờ tôi chọn cách giải quyết ấy Sẽ tỏ ra rất thông cảm với những bức xúc của học sinh Thái độ chia sẻ là cần thiết, nhưng chưa hiểu rõ thực
hư thì có khi lại tạo ra một tác dụng phụ rất lớn Trong trường hợp này, sự cảm thông, cùng với lời hứa giúp các em đề đạt với Ban giám hiệu, sẽ khiến học sinh nghĩ rằng thầy chủ nhiệm hoàn toàn đồng tình với nguyện vọng của các em và việc làm của chúng là đúng đắn Cách xử lý này tạm thời có thể lấy lòng học sinh, nhưng có thể có trường hợp học sinh xin đổi cô Nguyễn H N vì cô rất nghiêm khắc, luôn bắt các em làm nhiều bài tập, cô dạy kiến thức quá cao, cho bài tập quá khó, học sinh không hiểu, và vì thế làm bài không được, không được điểm cao? Chắc rằng không phải lúc nào học sinh cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy Nếu tôi vội vàng đồng tình vô điều kiện như thế, học sinh đã thực sự mất đi cơ hội để học một cô giáo tốt Tôi phải đối mặt với đồng nghiệp như thế nào khi đã lở xúc phạm một cô giáo đáng kính như thế ?
Thiết nghĩ tình huống này, cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của học sinh, vì nó liên quan đến quyền lợi là kết quả học tập của các
em Lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để xác định lại độ chính xác những lời phàn nàn của các em Bằng những lời nói nhẹ nhàng, có thể hỏi các
em những bằng chứng cụ thể về việc cô giảng khó hiểu, khó tiếp thu, ít quan tâm, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp và cách xử sự của cô Nguyễn H N, thì sẽ giải thích cặn kẽ để các em hiểu, từ đó hướng dẫn các em tìm ra cách học chủ động hơn, có thái độ học tập đúng đắn hơn Đồng thời nêu ra các dẫn chứng về kết quả học tập môn Hóa ở các lớp khác cũng do chính cô N dạy Là một lớp ngoan và học giỏi, chắc chắn các em
sẽ không thể bỏ qua những lời nói có sức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo Sau đó gặp gỡ cô Nguyễn H.N để hỏi thăm, trao đổi về tình hình học tập môn Hóa của lớp, nhờ cô quan tâm các đối tượng học sinh và khuyên cô nên tổ chức các hoạt động dạy-học phù hợp, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, chuẩn bị kỹ bài dạy,… Bằng sự khéo léo của mình, tôi hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ với đồng nghiệp và với học sinh
Sau khi phân tích các phương án đã nêu, tôi chọn phương án 3 là phương án tối
ưu, vì: Phương án 3 xử lý với mức độ vừa phải so với hành vi; mang tính giáo dục
cao, không chỉ giáo dục trong học sinh, giáo viên mà chưa làm ảnh hưởng đến nhà trường Phương án này cô Nguyễn H N không phải chịu hình thức kỉ luật, nhưng ý nghĩa giáo dục sâu sắc
3 Lập kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn:
Thứ
tự
(1)
Thời gian
thực hiện
(2)
Nội dung công việc (3)
Lực lượng thực hiện (4)
Phương tiện, vật chất, địa điểm (5)
Ghi Chú (6)
Trang 101 14-02-2011
Tìm hiểu nguyên nhân, xác minh độ chính xác những phàn nàn và đề nghị của học sinh về cô Nguyễn H.N
Giáo viên chủ nhiệm
Nghe, thăm
dò ý kiến nhận xét của học sinh và của đồng nghiệp
2 19-02-2011
Họp lớp để thống nhất phương án giải quyết
Giáo viên chủ nhiệm và học sinh cả lớp
Phòng học
Giờ sinh hoạt
3 21-02-2011
Tổ chức thảo luận trước bài sẽ học trong tuần để xây dựng bài tốt trong tiết học
Cán sự bộ môn Hóa và học sinh
Phòng học buổiTrái
4 24-02-2011
Lựa chọn cơ hội để gặp gỡ tâm tình, trao đổi với cô Nguyễn H.N
Giáo viên chủ nhiệm
Xem thời khóa biểu (khi nào thì cô Nguyễn H.N trống tiết dạy)
5 26-02-2011
Tiến hành cuộc trao đổi với cô Nguyễn H.N
Giáo viên chủ nhiệm
Phòng họp Hội đồng
6 28-02-2011
Yêu cầu lớp tiếp tục chuẩn bị bài và học tốt giờ Hóa trên lớp
Cán sự bộ môn Hóa và học sinh
Ở nhà
7 05-3-2011
Xác định hiệu quả giờ dạy-học môn Hóa
Giáo viên chủ nhiệm
Thông qua học sinh; hỏi thăm
cô Nguyễn H.N về ý thức học của học sinh