Tham khảo 10 bài thực hành cấu trúc máy tính tốt nhất 

Cấu trúc máy tính và bảo trì thiết bị 

Sinh viên thường băn khoăn rất nhiều khi viết báo cáo bài thực hành cấu trúc máy tính. Vậy, cần phải viết những gì, bài thực hành này học tập những gì?

Ngay dưới đây là những tài liệu liên quan đến thực hành cấu trúc máy tính hay và đầy đủ nhất. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và hoàn thành bài của mình. 

I. 10 đề tài về thực hành cấu trúc máy tính đáng tham khảo 

1. Bài thực hành cấu trúc máy tính – Giáo viên Phạm Hùng Kim Khánh 

Đây là tài liệu bao gồm các nội dung liên quan đến bài thực hành cấu trúc máy tính. Mỗi bài thực hành đều có các cơ sở lý thuyết (giải thích chi tiết các khái niệm, có hình ảnh minh họa rõ ràng… ), nội dung thực hành, cách thực hiện… Các sinh viên có thể tham khảo để chuẩn bị nội dung thực hành chi tiết nhất. 

Tài liệu về thực hành cấu trúc máy tính 
Tài liệu về thực hành cấu trúc máy tính

Download tài liệu

2. Bài báo cáo thực hành cấu trúc máy tính 

Sau khi thực hành xong, các sinh viên sẽ phải tiến hành viết các báo cáo thực hành. Nội dung bài báo cáo trình bày những nội dung liên quan đến lý thuyết, những nội dung đã thực hiện cũng như đưa ra các bài học rút ra sau bài học. 

Đây là một bài báo cáo mẫu để sinh viên tham khảo, từ đó dễ dàng hoàn thành được bài báo cáo của mình. 

Bài báo cáo thực hành cấu trúc máy tính 
Bài báo cáo thực hành cấu trúc máy tính

Download tài liệu

3. Đồ án cấu trúc lab3 design a mips 3 2 bit single cycle CPU

Đối với đồ án này, nhóm sinh viên thực hiện thiết kế bộ xử lý trung tâm MIPS chu kỳ đơn 32 bit thực hiện các lệnh khác nhau. Bài báo cáo này được đánh giá tốt vì sản phẩm đầy đủ, vận dụng lý thuyết để làm bài tập tốt. Các công thức đưa ra rõ ràng, phân tích chi tiết. Bạn có thể tham khảo bài báo cáo này để hoàn thành bài dễ dàng hơn. 

Đồ án cấu trúc lab3 design a mips 3 2 bit single cycle CPU
Đồ án cấu trúc lab3 design a mips 3 2 bit single cycle CPU

Download tài liệu

4. Báo cáo thực hành cấu trúc máy tính 

Sau quá trình học tập và tìm hiểu, 2 sinh viên tiến hành làm nghiệm thu, báo cáo về những điều đã thực hành. Để đảm bảo mang lại cấu trúc rõ ràng, các mục báo cáo đều đi theo hệ thống học tập. 

Tham khảo bài báo cáo thực hành về cấu trúc máy tính 
Tham khảo bài báo cáo thực hành về cấu trúc máy tính

Download tài liệu

5. Báo cáo thực hành cấu trúc máy tính – Đại học Bách khoa Đà Nẵng 

Bài báo cáo này được thực hiện khá chi tiết, nội dung rõ ràng, thể hiện được hết các task đã làm trong quá trình học. Ngoài ra, ở mỗi mục đều có chi tiết cách thực hành  và lưu ý. 

Bài báo cáo thực hành của sinh viên đại học Bách khoa Đà Nẵng 
Bài báo cáo thực hành của sinh viên đại học Bách khoa Đà Nẵng

Download tài liệu

6. Tham khảo tài liệu Thực hành cấu trúc máy tính được đánh giá cao 

Bài báo cáo này được thực hiện với các nội dung chính sau: 

  • Sơ đồ khối tổng quát của MainBoard
  • Sơ đồ, chức năng và các thành phần liên quan 

Bài báo cáo thể hiện được cơ sở lý luận cũng như những nội dung thực hành, kinh nghiệm rút ra. 

Tham khảo mẫu tài liệu về thực hành cấu trúc máy tính 
Tham khảo mẫu tài liệu về thực hành cấu trúc máy tính

Download tài liệu

7. Bản báo cáo thực hành CT máy tính 

Outline của bài báo cáo được trình bày rõ ràng, đảm bảo được các nội dung và các công việc mình đã thực hiện. 

  • Chương mở đầu: các thành phần cơ bản của máy tính 
  • Mainboard và các thiết bị, linh kiện gắn trên mainboard 
  • Bộ nguồn – Các loại dây, đầu ra 
  • Chẩn đoán bệnh qua tiếng bíp của Loa Bios
Tham khảo bài báo cáo với nội dung, outline rõ ràng và đầy đủ 
Tham khảo bài báo cáo với nội dung, outline rõ ràng và đầy đủ

Download tài liệu

8. Sử dụng sơ đồ cấu trúc máy tính để nâng cao hiệu quả giảng dạy 

Các nội dung liên quan đến cấu trúc  máy tình thường rất khó để học sinh có thể hiểu rõ và nắm bắt. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy cần phải phù hợp, tạo được niềm hứng thú cho học sinh. Trong sáng kiến kinh nghiệm này nêu rõ lý do tại sao lựa chọn đề tài và mục đích thực hiện là gì? Từ những thực trạng vấn đề để tìm phương án giải quyết phù hợp và hướng dẫn áp dụng mang lại hiệu quả cao nhất. 

Sử dụng sơ đồ cấu trúc máy tính để nâng cao hiệu quả giảng dạy 
Sử dụng sơ đồ cấu trúc máy tính để nâng cao hiệu quả giảng dạy

Download tài liệu

9. Cấu trúc máy tính và bảo trì thiết bị 

Đây là luận văn báo cáo giới thiệu về công nghệ thông tin và các ứng dụng của CNTT. Để hoàn thành được bài luận văn này, sinh viên hoàn thành 3 phần bao gồm: 

  • Giới thiệu về tin học văn phòng 
  • Giới  thiệu về cấu trúc máy tính cũng như bảo trì thiết bị
  • Đưa ra các giới thiệu về mạng máy tính và Internet 
Cấu trúc máy tính và bảo trì thiết bị 
Cấu trúc máy tính và bảo trì thiết bị

Download tài liệu

10. Bài tập lớn môn vi xử lý và cấu trúc máy tính 

Môn vi xử lý và cấu trúc máy tính là một trong các môn học có trong chương trình khoa công nghệ thông tin. Bài tập lớn quyết định khá nhiều đến điểm số. Chính vì vậy cần phải hoàn thiện chỉn chu. Nếu bạn còn đang băn khoăn về cách làm thì hãy tham khảo tài liệu dưới đây của chúng tôi. 

Bài tập lớn môn vi xử lý và cấu trúc máy tính 
Bài tập lớn môn vi xử lý và cấu trúc máy tính

Download tài liệu

100+ Bài thực hành cấu trúc máy tính hay nhất

II. Những lưu ý khi làm bài thực hành cấu trúc máy tính 

1. Nắm chắc kiến thức trước khi thực hiện thực hành 

Đối với bất kỳ bài thực hành hay làm đồ án, khóa luận nào đó, việc nắm chắc kiến thức trước khi tiến hành vào thực hiện là hết sức quan trọng. Và nó sẽ quyết định hoàn toàn đến việc bạn có thực hiện được các công việc khi làm thực hành hay không? 

Trước khi làm bài thực hành, bạn cần phải xem trước những nội dung thực hành, liệt kê những kiến thức liên quan đến bài thực hành đó. Phần kiến thức nào có trong bài thực hành mà mình chưa nắm vững thì phải nghiên cứu và xem lại. Điều này đảm bảo khi thực hành sẽ không bị bỡ ngỡ. 

Bạn thử hình dung rằng nếu không nắm vững lý thuyết thì bạn sẽ phải tự mò mẫm, suy nghĩ về cách thực hiện, các bước, các tiêu chuẩn… 

2. Thực hiện theo đúng yêu cầu đề bài và của giáo viên 

Cần phải thực hiện và làm theo đúng những yêu cầu mà đề bài đưa ra hoặc những vấn đề mà giáo viên hướng dẫn yêu cầu. Theo đó, bạn phải bám sát vào các yêu cầu đó để triển khai như vậy, tránh trường hợp làm sai yêu cầu, phải làm lại hoặc không được ghi nhận kết quả. 

Trong trường hợp bạn không hiểu rõ về đề bài hay bất kỳ vấn đề nào đó, hãy hỏi ngay giáo viên hoặc có thể hỏi những người đã thực hiện, đọc sách báo tìm hiểu thêm. 

3. Những lưu ý khi làm báo cáo bài thực hành 

Việc làm báo cáo bài thực hành, bài tập là rất quan trọng. Nó sẽ thể hiện những phần nội dung mà bạn đã làm. Mặc dù bạn làm rất tốt, nhưng bạn không báo cáo không trình bày mình đã làm phần nào thì giáo viên sẽ không biết được điều đó. Chính vì vậy, báo cáo của bạn cần phải có: 

  • Những cơ sở lý thuyết mà bạn đã áp dụng vào để thực hiện bài thực hành đó 
  • Quy trình thực hiện diễn ra như thế nào? 
  • Thực hành mang lại kết quả ra sao? Kết quả đạt được đã đúng với mục đích ban đầu đã đặt ra hay không? 

Ngoài ra, báo cáo bài thực hành cấu trúc máy tính cũng phải được trình bày chỉn chu, cẩn thận để thể hiện sự chuyên tâm của mình. 

Đọc thêm:

Top 10 luận án tiến sĩ luật đúng chuẩn nhất

Top 10 slide bảo vệ luận văn thạc sĩ đúng chuẩn nhất

III. Cấu trúc của máy tính 

1. Cấu trúc máy tính 

Để làm bài thực hành cấu trúc máy tính tốt nhất, bạn cần nắm rõ những thành phần của máy tính. 

  • Khối xử lý trung tâm (CPU – Central Processing Unit): Nhận và thực thi các lệnh. Bên trong CPU gồm các mạch điều khiển logic, mạch tính toán số học…
  • Bộ nhớ (Memory): lưu trữ các lệnh và dữ liệu. Nó bao gồm 2 loại:  bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ thường được chia thành các ô nhớ nhỏ. Mỗi ô nhớ được gán một địa chỉ để CPU có thể định vị khi cần đọc hay ghi dữ liệu.
  • Thiết bị ngoại vi (Input/Output):  dùng để nhập hay xuất dữ liệu. Bàn phím, chuột, scanner… thuộc thiết bị nhập; màn hình, máy in… thuộc thiết bị xuất. Các ổ đĩa thuộc bộ nhớ ngoài cũng có thể coi vừa là thiết bị xuất vừa là thiết bị nhập. Các thiết bị ngoại vi liên hệ với CPU qua các mạch giao tiếp I/O (I/O interface).
  • Bus hệ thống:  tập hợp các đường dây để CPU có thể liên kết với các bộ phận khác.

2. Nguyên tắc hoạt động của máy tính

CPU được nối với các thành phần khác bằng bus hệ thống nghĩa là sẽ có nhiều thiết bị cùng dùng chung một hệ thống dây dẫn để trao đổi dữ liệu. Do đó, để hệ thống không bị xung đột, CPU phải xử lý sao cho trong một thời điểm, chỉ có một thiết bị hay ô nhớ đã chỉ định mới có thể chiếm dụng bus hệ thống. Do mục đích này, bus hệ thống bao gồm 3 loại:  

  • Bus dữ liệu (data bus): Truyền tải dữ liệu
  • Bus địa chỉ (address bus): Chọn ô nhớ hay thiết bị ngoại vi
  • Bus điều khiển (control bus): Hỗ trợ trao đổi thông tin trạng thái như phân biệt CPU phải truy xuất bộ nhớ hay ngoại vị, thao tác xử lý là đọc/ghi… CPU phát tín hiệu địa chỉ của thiết bị lên bus địa chỉ. Tín hiệu này được đưa vào mạch giải mã địa chỉ chọn thiết bị. Bộ giải mã sẽ phát ra chỉ một tín hiệu chọn chip đúng sẽ cho phép mở bộ đệm của thiết bị cần thiết, dữ liệu lúc này sẽ được trao đổi giữa CPU và thiết bị. Trong quá trình này, các tín hiệu điều khiển cũng được phát trên control bus để xác định mục đích của quá trình truy xuất.

Đọc thêm:

Top 10 bài viết hay nhất hướng dẫn soạn thảo văn bản

Top 10 bài viết hay nhất về bài soạn văn học

Khi làm báo cáo bài thực hành cấu trúc máy tính, nhiều sinh viên mắc các lỗi cơ bản khiến cho nội dung không đầy đủ, sai lệch. Trên đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ cùng những tài liệu hay, mong rằng đã giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.