I. Phương pháp tìm hiểu 1. Nghe báo cáo về: Báo cáo về tình hình thực tế của nhà trường. Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Báo cáo về hoạt động của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Nội dung công việc của giáo viên chủ nhiệm. Tìm hiểu các loại hồ sơ sổ sách của học sinh, lớp học, cách nhận xét, đánh giá học sinh, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn cấp Tiểu học. Người trình bày: Thầy Nguyễn Trung Dân – Hiệu Trưởng. Lê Thị Mỹ Hạnh – Hiệu Phó chuyên môn. Số tiết: 8 tiết. 2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu (loại hồ sơ, số lượng hồ sơ được nghiên cứu). Giáo án. Sổ chủ nhiệm. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Sổ báo giảng. Sổ dự giờ 3. Điều tra thực tế. Tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trường tiểu học Phan Chu Trinh.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do Hạnh phúc THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN NGỌC ÁNH
Khoa: SP Tiểu học – Mầm non
Trường thực tập: Trường Tiểu học Phan Chu Trinh
Lớp chủ nhiệm: 1/9
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Hiền
I Phương pháp tìm hiểu
1 Nghe báo cáo về:
- Báo cáo về tình hình thực tế của nhà trường Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương
- Nội dung công việc của giáo viên chủ nhiệm
- Tìm hiểu các loại hồ sơ sổ sách của học sinh, lớp học, cách nhận xét, đánh giá học sinh, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn cấp Tiểu học
Người trình bày:
Số tiết: 8 tiết
2 Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu (loại hồ sơ, số lượng hồ sơ được nghiên cứu)
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục
3 Điều tra thực tế
- Tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh trường tiểu học Phan Chu Trinh
4 Thăm gia đình phụ huynh học sinh (địa chỉ, số lần)
II Kết quả tìm hiểu
1 Tình hình giáo dục tại địa phương:
diện tích đất tự nhiên là 1.684ha, ( có 835 ha là đất nông nghiệp, chủ yếu là rau xanh) Toàn phường có 11 khu phố; có 10/11 khu phố là khu phố văn hóa, có 7 sắc tộc sống trên địa bàn phường như: Khinh, Nùng, Tày, Thổ, Hoa, Thái, Khơ Me Nhân dân sống bằng các ngành nghề khác nhau như: thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và trồng rau xanh Số còn lại là công viên chức nhà nước Phường có 3 giáo xứ là Phúc Hải, Thuận Hòa, Thái Hiệp Có 3 chùa: Đức Quang, Quang Long và Quan Âm Gần 50% nhân dân
Trang 2theo đạo Thiên Chúa Có 3 trường Tiểu học là Tân Phong A, Tân Phong B và trường tiểu học Phan Chu Trinh, 1 trường Mầm Non Tân Phong và 32 nhóm trẻ dân lập
- Địa phương đã công hận hoàn thành công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học
và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập trung học cơ sở; phổ cập trung học phổ thông theo tiêu chuẩn của tỉnh Đồng Nai
- Trong năm 2014 các chỉ tiêu về kinh tế; văn hóa xã hội; an ninh quốc phòng; xây dựng các công trình đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao
2 Tình hình, đặc điểm nhà trường:
Đội ngũ giáo viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường: 81 người Trong đó:
+ BGH: 03- nữ: 02
+ GV: 69 – nữ: (đứng lớp trực tiếp 57/54 nữ; 07 giáo viên dạy Anh văn, 02 giáo viên dạy nhạc – họa; 01 giáo viên dạy thể dục; 02 GV dự khuyết)
+ Công nhân viên: 9/7 nữ ( TPT: 01/01 nữ; GV thư viện – thiết bị 02/02 nữ; Bảo vệ: 02;
kế toán 01/01 nữ; văn thư 01/0 nữ; y tế: 01/01 nữ; phục vụ: 01/01 nữ)
- Đa số giáo viên nhiệt tình, giàu lòng nhiệt huyết với công tác của mình
Cơ sở vật chất.
- Nhà trường có 2 cơ sở đối diện nhau Cơ sở 1 với diện tích là 1870,8 m2 Cơ sở 2 với diện tích
là 1013,7 m2 Trung bình: 2884.5 m2 / học sinh Cơ sở 1 có đầy đủ khu hiệu bộ gồm các phòng: 1 hội đồng trường, 1 phòng thư viện, 1 phòng thiết bị, 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng y tế, 1 phòng hội đồng, 1 phòng bộ môn, 1 phòng giáo viên
- Cơ sở 2 có 6 phòng học: 1 phòng giáo viên, khu vệ sinh giáo viên riêng biệt, khu vực vệ sinh học sinh khép kín
Số lượng học sinh: 2778 học sinh Số lớp: 57 lớp.
+ Khối 1: 537 học sinh 11 lớp: 1/1 – 1/11
+ Khối 5: 484 học sinh 10 lớp: 5/1 – 5/10
Kết quả học tập của học sinh.
- Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể Lao động Tiên tiến và tập thể Lao động xuất sắc; Công đoàn vững mạnh Liên đội mạnh cấp Tỉnh và cấp Thành phố nhiều năm liền
- Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động do Phòng Giáo dục và thành đoàn tổ chức
- Tỉ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt từ 99,5% trở lên – tỉ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học 100%
- Hạnh kiểm: 1005 học sinh được xếp loại thực hiện đầy đủ 05 nhiệm vụ học sinh
3 Cơ cấu tổ chức trường học
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường: 81 người Trong đó:
+ BGH: 03- nữ: 02
Trang 3+ GV: 69 – nữ: (đứng lớp trực tiếp 57/54 nữ; 07 giáo viên dạy Anh văn, 02 giáo viên dạy nhạc – họa; 01 giáo viên dạy thể dục; 02 GV dự khuyết)
+ Công nhân viên: 9/7 nữ ( TPT: 01/01 nữ; GV thư viện – thiết bị 02/02 nữ; Bảo vệ: 02;
kế toán 01/01 nữ; văn thư 01/0 nữ; y tế: 01/01 nữ; phục vụ: 01/01 nữ)
+ Tổ chuyên môn gồm 06 tổ: Khối 1-2-3-4-5 và tổ Anh Văn
+ Trong nhà trường có Hội đồng trường, hội đồng thi đua, khen thưởng và các hội đồng tư vấn khác do Hiệu trưởng quyết định
+ Các đoàn thể trong trường gồm: Tổ chức Đảng lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật Các tổ chức Công đoàn; Đoàn thanh niên Cộng sản HCM; Đội TNTPHCM và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà trường theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục
4 Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông:
Giáo viên bộ môn:
- Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục;
Giáo viên chủ nhiệm:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;
- Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;
- Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh
5 Các loại hồ sơ học sinh
Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:
a) Học bạ;
b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục;
c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học;
d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có);
đ) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có)
6 Cách đánh giá, xếp loại năng lực, phẩm chất và ghi học bạ của học sinh
6.1 Cách đánh giá, xếp loại năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn,
Trang 4động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học
Nội dung đánh giá
1 Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
2 Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề
3 Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước
Đánh giá thường xuyên
1 Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng
2 Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp
cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện 6.2 Cách ghi học bạ của học sinh
- GV ghi điểm vào học bạ 2 lần/ năm ( cuối HKI và cuối năm)
- Cách ghi học bạ dựa vào 5 nhiệm vụ của học sinh nhận xét theo hướng tích cực, khích
lệ học sinh
- Ở phần nhận xét của giáo viên ghi nhận xét về sự tiến bộ của học sinh về môn học cụ thể hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng từ ngữ gây tổn thương học sinh
7 Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh (Tiểu học: Đánh giá năng lực các môn học)
a) Môn học và hoạt động giáo dục ( Kiến thức, kĩ năng):
- Nhận xét những kiến thức và kĩ năng của môn học và hoạt động giáo dục mà học sinh chưa làm được; biện pháp của giáo viên giúp đỡ học sinh và kết quả của các biện pháp đó
- Nhận xét những điểm nổi bật về sự tiến bộ, hứng thú học tập đối với môn học và hoạt động giáo dục
b) Năng lực:
Trang 5- Nhận xét về một hoặc một số biểu hiện nổi bật về sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh; ví dụ:
- Tự phục vụ, tự quản: có ý thức tự phục vụ/ chuẩn bị đủ và biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập/ tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp…
- Giao tiếp, hợp tác: có sự tiến bộ khi giao tiếp/ nói to rõ rằng/ đã thắc mắc với cô giáo khi không hiểu bài/ cần tích cực giúp đỡ bạn cùng học tốt…
- Tự học và giải quyết vấn đề: biết/ bước đầu biết tự học/ tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập/ biết đặt câu hỏi và tự tìm tòi câu trả lời
c) Phẩm chất:
Nhận xét về một hoặc một số biểu hiện nổi bật về sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh; ví dụ:
- Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, lớp; Biết làm việc phù hợp ở nhà/ thích đá bóng (múa, hát, vẽ)
- Tự trong, tự tin, tự chịu trác nhiệm: Biết nhận lỗi/ sủa lỗi/ tự tin trao đổi ý kiến của mình trước tập thể/ mạnh dạn nhận và chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm…
- Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nhặt được của rơi tìm người trả lại/ chấp hành nội quy trường lớp…
- Tình cảm, thái độ: yêu quý bạn bè ( cha, mẹ, ông, bà, thầy, cô)/ Kính trọng người lớn tuổi/ biết giúp đỡ mọi người/ cởi mở, thân thiện…
8 Các hoạt động giáo dục trong nhà trường
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tại Liên đội như: chải răng, múa sân trường, phát thanh măng non, sinh hoạt sao nhi đồng…
dưới cờ, phát thanh măng non, sinh hoạt sao, nói chuyện truyền thống
- Liên đội thường xuyên tham gia đầy đủ các phong trào của Thành phố và Tỉnh phát động
- Liên đội thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn: 20/11, 26/3 thông qua các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao
bố giúp các em học sinh rèn luyện sức khỏe, tang cường tinh thần đoàn kết giữa các chi đội
- Thường xuyên tổ chức thi vẽ tranh về các chủ đề: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, qua đó giúp các em hình thành ý thức về các vấn đề của xã hội
- Thực hiện tốt và đạt chỉ tiêu phong trào “Kế hoạch nhỏ” cấp Tỉnh và Thành phố
- Thường xuyên kết hợp với Chi đoàn và Nhà trường tổ chức cho học sinh và giáo viên thực hiện phong trào “ngày thứ 7 xanh – sạch – đẹp”
- Kết hợp với nhà trường tổ chức trao học bổng vào dịp lễ khai giảng năm học, cây mùa xuân, ngày hội thắp sáng ước mơ Thiếu nhi
III Những bài học sư phạm :
Sau quá trình thực tập, được tiếp xúc với học sinh, dạy học thì bài học mà em cần khi trở thành một người giáo viên khi đứng lớp:
- Phải có tinh thần yêu nghề, say mê với công việc luôn có tinh thần tự nâng cao chuyên môn Có như vậy, khi đứng lớp chúng ta mới có thể dạy cho các em những kiến thức sâu, mở rộng được kiến thức giáo dục thực tế cho học sinh Để kiến thức các em học không chỉ là lý thuyết mà còn có thể vận dụng vào thực tế Phát huy vai trò chủ thể của
Trang 6học sinh, giúp cho học sinh trong giờ học luôn chủ động sáng tạo làm cho tiết học không bị nhàm chán
- Ngoài ra phải rèn luyện ngôn ngữ, khả năng truyền đạt cho học sinh dễ tiếp thu bài Luôn luôn thay đổi phương pháp trong bài dạy để cho lớp học sôi nổi, học sinh dễ tiếp thu bài hơn
sinh đưa ra câu hỏi
- Biết lồng ghép kĩ năng sống, bảo vệ môi trường trong các tiết dạy
- Luôn luôn theo dõi các em, đối với những học sinh cá biệt, học sinh yếu cần phải có kế hoạch để nhắc nhở, kèm cặp, giáo dục các em Phối hợp với GVBM và PHHS để giáo dục các em
- Đối với những học sinh ngoan, có tiến bộ trong học tập thì tiếp tục động viên khuyến khích các em trong học tập , tạo điều kiện để các em phát triển được năng khiếu của mình
- Phải biết điều hành Ban cán sự lớp quản lý lớp học
- Tạo sự thân mật gần gũi giữa thầy và trò
- Nắm rõ tình hình lớp, đặc biệt xây dựng ban cán sự lớp vững mạnh
- Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp (mặt mạnh, mặt yếu, quan hệ bạn bè…)
- Nắm rõ tình hình học tập, đạo đức của từng em
Với đồng nghiệp:
- Phải đoàn kết hòa đồng, nhã nhặn quan tâm giúp đỡ nhau, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
- Đối xử tốt với mọi người thực hiện đúng điều lệ của nhà trường và pháp luật
Với học sinh:
- Hết lòng yêu thương, giúp đỡ học sinh, đối xử công bằng với học sinh, tránh thiên vị
Không ngừng rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn văn hóa, xã hội
Biết sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy cho phù hợp
Ngày 18 tháng 11 năm 2016
Sinh viên ký tên