THU HOẠCH TÌM HIIỂU THỰC TẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Khoa: TÂM LÝ GIÁO DỤCĐẠI HỌC SƯ PHẠM

16 605 0
THU HOẠCH TÌM HIIỂU THỰC TẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Khoa: TÂM LÝ GIÁO DỤCĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Kế hoạch năm học 20082009 Báo cáo tổng kết năm học : 20072008 Sổ đăng bộ ( 1 quyển) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học(1quyển) sổ nghị quyết ( 1 quyển) Sổ kế hoạch công tác ( 1 quyển) Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn (1 quyển) Sổ quản lý tài sản, tài chính( 1 quyển) Số theo dõi cán bộ công chức( 1 quyển) Sổ khen thưởng, ký luật ( 1quyển) Sổ theo dõi chất lượng học sinh ( 1 quyển) Học bạ học sinh ( 20 quyển) Sổ vàng đóng góp của các nhà hảo tâm (1 quyển) Phiếu liên lạc ( 20 phiếu) Túi đựng bài kiểm tra của học sinh ( 15 túi) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ( 1 sơ đồ) 3.Điều tra thực tế: Trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn trường, Tổng phụ trách, thanh tra nhân dân, giáo viên phụ trách thư viện thiết bị, giáo viên phổ cập, khối trưởng khối 5 và 3 giáo viên chủ nhiệm. 4.Vấn đáp để thu thập thông tin.

Trường Đại học TPHCM THU HOẠCH TÌM HIIỂU THỰC TẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Họ và tên học viên thực tập: Nguyễn Thị Sở Khoa: TÂM LÝ- GIÁO DỤC-ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trường thực tập : Tiểu học Tân Tiến 2 thị xã Vị Thanh-Hậu Giang I.PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU: 1.Nghe báo cáo về: Tổng kết năm học 2007-2008 của trường tiểu học Tân Tiến 2 Người trình bày : ông Trần Văn Khỏe Chức vụ : Hiệu trưởng Số tiết nghe báo cáo: 1,5 tiết 2.Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Kế hoạch năm học 2008-2009 Báo cáo tổng kết năm học : 2007-2008 Sổ đăng bộ ( 1 quyển) Sổ phổ cập giáo dục tiểu học(1quyển) sổ nghị quyết ( 1 quyển) Sổ kế hoạch công tác ( 1 quyển) Sổ kiểm tra, đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn (1 quyển) Sổ quản lý tài sản, tài chính( 1 quyển) Số theo dõi cán bộ- công chức( 1 quyển) Sổ khen thưởng, ký luật ( 1quyển) Sổ theo dõi chất lượng học sinh ( 1 quyển) Học bạ học sinh ( 20 quyển) Sổ vàng đóng góp của các nhà hảo tâm (1 quyển) Phiếu liên lạc ( 20 phiếu) Túi đựng bài kiểm tra của học sinh ( 15 túi) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ( 1 sơ đồ) 3.Điều tra thực tế: Trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn trường, Tổng phụ trách, thanh tra nhân dân, giáo viên phụ trách thư viện thiết bị, giáo viên phổ cập, khối trưởng khối 5 và 3 giáo viên chủ nhiệm. 4.Vấn đáp để thu thập thông tin. II.KẾT QUẢ TÌM HIỂU: 1.Tình hình giáo dục tại địa phương: 1.1Công tác điều tra cơ bản trình độ văn hóa, lập các loại hồ sơ sổ sách huy động mở lớp xóa mù chữ, PCGD đúng độ tuổi. Xã Tân Tiến là xã vùng sâu của tỉnh Hậu Giang. Tổng số dân là: 7200 người. Củng cố thành tựu PCGDTH-CMC, phấn đấu đạt chuẩn về PCGD-THCS tạo tiền đề cho PCGD- THPT. Xã thành lập trung tâm học tập cộng đồng nhiệm kỳ: 2007-2012 có 33 thành viên đã đi vào hoạt động có hiệu qủa trong việc phối hợp các ngành, các cấp vận động đối tượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ra lớp. *Về công tác phổ cập: -Tổng số trẻ 6 tuổi trong địa bàn: 105 em. Đã vào học lớp 1: 105 /105 em tỉ lệ 100% -Tổng số trẻ 11 tuổi trong địa bàn: 83. Đã hoàn thành chương trình bậc tiểu học 83/ 83 tỉ lệ 100% -Tổng số trẻ 6- 14 tuổi trong địa bàn là 811 đã huy động ra lớp 100% *Về công tác xóa mù: -Tổng số dân từ: 15- 35 tuổi: 1883 Số người biết chữ : 1861/ 1883 Số người mù chữ : 22/ 1883. Đã vận động ra lớp 7 học viên. Trong xã có 3 trường tiểu học gồm 6 điểm truờng( 3 điểm chính và 3 điểm lẽ). Năm học 2007-2008 toàn xã có 41 lớp Tiểu học với số học sinh là 850 học sinh. 1.2 Hiệu quả đào tạo: Chất lượng của học sinh ngày được nâng cao. Một trong 3 trường tiểu học của xã đã được công nhận trường đạt chuẩn năm học: 2006-2007 đó là trường tiểu học Tân Tiến 1. 1.3 Công tác xã hội hóa giáo dục: Được sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy, UBND, cùng các ban ngành đoàn thể của xã Tân Tiến chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Các đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ về: đất đai, học bỗng, đồ dùng học tập,…rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học của xã nhà. 2.Tình hình, đặc điểm của trường tiểu học Tân Tiến 2: Trường tiểu học Tân Tiến 2 là trường thuộc vùng nông thôn sâu của tỉnh Hậu Giang, trường trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo thị xã Vị Thanh; Được thành lập năm 1980, lúc đó trường mang tên tiểu học Hỏa Tiến 3 và chỉ có 5 phòng tre lá, sân bãi ngập nước suốt mùa mưa lũ. Năm 1990 trường được xây dựng 5 phòng bán kiên cố, năm 1995 xây dựng thêm 6 phòng bán kiên cố ở điểm chính và 2 phòng tiền chế ở điểm lẻ. Trong từng gia đoạn trường được sự quản của các Hiệu trưởng sau: 1980- 1981 thầy Lê Thanh Thảo 1982 - 1983 thầy Nguyễn Văn Thái 1984 - 1988 thầy Phạm Minh Cường 1989 - 1996 thầy Nguyễn Văn Giao 1997- 2008 thầy Trần Văn Khỏe Năm 2007 trường được đổi tên trường tiểu học Tân Tiến 2, phòng lớp tương đối khang trang; trong nhiều năm liền trường được tặng danh hiệu: “ Tập thể lao động xuất sắc”. 2.1 Đội ngũ: cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tống số cán bộ - giáo viên - nhân viên: 22 – Nữ: 10 Trình độ chuyên môn: CHỨC DANH TỐNG SỐ NỮ THSP: 9+3 THSP: 12+2 CĐSP CNKH Ban giám hiệu 2 1 2 GV chủ nhiệm 12 5 1 5 2 4 GV bộ môn 3 2 1 2 GVTổng phụ trách 1 1 1 GV thư viên- Thiết bị 1 1 GV phổ cập 1 1 Nhân viên 2 1 Tổng cộng 22 10 3 8 2 7 Tổng số đảng viên : 14- Nữ: 4 Năm học: 2007-2008: - 3 giáo viên được tặng: “Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.” -2 giáo viên đạt danh hiệu : “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh. -1 giáo viên được tặng bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang -4 giáo viên đạt danh hiệu : “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở. -5 giáo viên được tặng giấy khen. 2.2 Cơ sở vật chất: Diện tích đất: 4734m 2 Tổng số phòng : 13 ( 11 phòng bán kiên cố, 2 phòng tiền chế) Bàn ghế giáo viên: 17 bộ Bàn ghế học sinh : 186 bộ, bảng chống lóa: 11 cái , bảng gỗ 5 cái *Sách, báo và thiết bị dạy học: Thư viện có đầy đủ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài soạn, sách tham khảo,và các loại báo, tạp chí. Đồ dùng dạy học được phòng giáo dục cấp tương đối đầy đủ gồm những bộ đồ dùng để dạy học toán, Tiếng Việt,…; tranh ảnh, bản đồ, lược đồ…( đồ dùng dạy học của khối 4, 5 nhiều hơn khối 1, 2, 3 ) Trường được cấp 4 máy vi tính, 3 máy in, 1 tivi 29 in, 1tivi 17 in, 1 màn chiếu, 1 máy thu băng. *Tình hình sử dụng ĐDDH: Số lượt mượn ĐDDH của giáo viên trong năm học : 2007-2008 là: 1560 Khối 1: 298 lượt Khối 2 :287 lượt Khối 3 :232 lượt Khối 4 :86 lựơt Khối 5 : 576 lượt Giáo viên dạy Mỹ Thuật, Thể dục, Hát nhạc: 81 lượt Thư viện- thiết bị chung 1 phòng tuy không rộng rãi nhưng được sắp xếp ngăn nắp nên việc mượn trả dễ dàng. Giáo viên thư viên rất am hiểu về lĩnh vực mình phụ trách khi được hỏi đến, việc bảo quản hồ sơ cũng như đồ dùng trong thư viện rất tốt, thái độ phục vụ niềm nở-ân cần. Ngoài những đồ dùng được cấp phát ( khối 1, 2, 3 ít hơn) nhà trường vận động GV làm thêm đồ dùng để giảng dạy.Số ĐDDH tự làm trong năm học : 2007-2008 là 260 đồ dùng bao gồm ( tranh ảnh-mô hình- bảng đính…) 2.3. Số lượng học sinh năm học: 2007-2008 Đầu năm : 255 Nữ : 115 Cuối năm : 253 Nữ : 114 Trong đó: Khối 1: 65 học sinh Nữ : 31 Khối 2 : 58 học sinh Nữ :33 Khối 3 : 43 học sinh Nữ :16 Khối 4 :33 học sinh Nữ : 15 Khối 5 :54 học sinh Nữ :19 * Tổng số : 10 lớp 2. 4 Kết quả học tập của học sinh: * Hạnh kiểm: 100% học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiếu học *Học lực: Giỏi : 80 tỉ lệ : 31,6% Tiên tiến : 94 tỉ lệ : 37,2% Trung bình : 73 tỉ lệ : 28,2% Yếu : 6 tỉ lệ: 2,4 % *phong trào: Năm học : 2007- 2008 Học sinh giỏi cấp thị xã đạt 3/5 Học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 3/3 Hội khỏe Phù Đổng: Cấp thị xã đạt giải nhất môn bóng bàn ( nam) Cấp tỉnh đạt giải nhì môn bóng bàn ( đôi nam) và có 1 học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp khu vực *Nề nếp của học sinh: -Tỉ lệ chuyên cần cao, số ngày nghỉ trên một số lớp học không quá 0,5 % - Học sinh lễ phép với người lớn tuổi. - Học sinh biết nhắc nhở bạn giữ vệ sinh trường lớp và giữ trật tự khi có khách đến 3. Cơ cấu tổ chức trong trường học: Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách, Thanh tra nhân dân, các khối trưởng đều là Đảng viên. Ban giám hiệu đều đã và đang học lớp cán bộ quản lý giáo dục và có bằng cử nhân tiểu học. Sắp xếp những giáo viên đạt chuẩn và có kinh nghiệm phụ trách một cấp lớp nhiều năm liền để tạo điều kiện cho giáo viên chuyên sâu về nội dung và phương pháp giảng dạy cho cấp lớp đó. Hiệu trưởng phối hợp với Đảng bộ xã, công đoàn, Hội cha mẹ học sinh để chăm lo cho hoạt động trong nhà trường. Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp cho Phó hiệu trưởng, hội đồng sư phạm, ban thi đua khen thưởng- kỉ luật, giáo viên phổ cập. Phó hiệu trưởng chuyên môn chỉ đạo trực tiếp đến các khối trưởng. các khối trưởng cùng giáo viên thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn của nhà trường Trường chia ra 3 khối chuyên môn ( khối 1, khối 2+3, khối4+ 5) và các đoàn thể như: Công đoàn, chi đoàn, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chữ thập đỏ, thanh tra nhân dân (mỗi đoàn thể có ít nhất là 2 thành viên) để cùng hoạt động. Ban giám hiệu kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh các tổ chức xã hội cùng chăm lo cho việc giáo dục học sinh. Công đoàn phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu chăm lo đời sống và quyền lợi chính đáng của các công đoàn viên. 4. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên phổ thông: 4.1 Giáo viên bộ môn: Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo qui định. Dạy đúng chương trình, đủ số tiết quy định bao gồm những tiết chính khóa và những tiết nâng cao dành cho những học sinh năng khiếu Thực hiện đổi mới phương pháp,tổ chức nhiều hình thức giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh. Tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường và ngành tổ chức. Nghiêm chỉnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học. 4.2-Giáo viên chủ nhiệm: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, xếp loại học sinh, tham gia các hoạt động tổ khối chuyên môn, chịu trách nhiệm về hiệu quả giảng dạy và giáo dục Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. Thực hiện tốt những qui định về đạo đức của nhà giáo.Thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” .Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. Thực hiện tốt các loại hồ sơ sổ sách, cập nhật đầy đủ các số liệu theo danh mục. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Đánh giá xếp loại học sinh đúng theo Quyết định 30/ BGD-ĐT. 5.Các loại hồ sơ học sinh: * Học bạ: xem 20 học bạ của học sinh lớp 3. Từ lí lịch trích ngang, quá trình học tập, cách đánh giá, xếp loại học lực các môn học và nhận xét cả năm học của từng năm được ghi chép rất cẩn thận những chỗ sai được sửa lại bằng mực đỏ đúng quy định. *Phiếu liên lạc: Phiếu liên lạc giữa gia đình và nhà trường được giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo kết quả học lực và hạnh kiểm của học sinh đã thực hiện được ở học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm có đủ chữ ký của Ban giám hiệu và cha mẹ học sinh. *Túi đựng bài kiểm tra: Được Ban giám hiệu cho phép tham khảo 15 túi đựng bài kiểm tra của 5 khối lớp, các bài kiểm tra được chấm chính xác, mỗi bài kiểm tra đều có chữ ký của 2 giám thị và 2 giám khảo. 6.Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và ghi học bạ của học sinh. 6.1 Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học: *Nội dung đánh giá: Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau: -Biết vâng lời thầy cô giáo, lễ phép trong giao tiếp hàng ngày, đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè -Thực hiện nội quy nhà trường, đi học đều và đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động học tập, giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh. -Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường, của lớp, giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường của lớp và nơi công cộng, bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện các quy tắc về ATGT và trật tự xã hội. *Cách đánh giá : -Học sinh thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là thực hiện đầy đủ ( Đ ) -Học sinh chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học theo quy định đánh giá bằng nhận xét được ghi là chưa thực hiện đầy đủ (CĐ) Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những thời điểm mà học sinh chưa thực hiện được vào sổ theo dõi để có kế hoạch giúp đỡ động viên học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên có thể gặp riêng cha mẹ học sinh để bàn bạc trao đổi, thống nhất các biện pháp phối hợp giáo dục HS. *Thời điểm đánh giá Học sinh được đánh giá hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm. 6.2 Ghi học bạ của học sinh: Thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ ( Đ) Chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ ghi (CĐ) 7.Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh: 7.1Đánh giá bằng điểm số: Các môn đánh giá bằng điểm số gồm: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Tiếng nước ngoài, Tiếng dân tộc, Tin học và các nội dung tự chọn. Các môn học đánh giá bằng điểm số từ 1 đến 10, không cho điểm o và điểm thập phân ở các lần kiểm tra 7.2Đánh giá bằng nhận xét: Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội , Nghệ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Mĩ thuật, Kĩ thuật. Các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá theo hai mức: -Loại hoàn thành (A)đạt được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kỳ hay cả năm học. Hoàn thành (A+) khi đạt 100% số nhận xét theo quy định. -Loại chưa hoàn thành (B): chưa đạt những yêu cầu theo quy định, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học. 7.3 Đánh giá thường xuyên: Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình kiểm tra thường xuyên gồm : kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra viết Số lần KTTX tối thiểu cho các môn học trong một tháng như sau: -Môn Tiếng Việt có 4 lần -Môn Toán có 2 lần -Môn khoa học, các môn học và nội dung tự chọn có 1 lần -Môn Lịch sử và Địa lý mỗi phân môn có 1 lần. 7.4 Đánh giá định kỳ: Việc đánh giá định kỳ được tiến hành dưới nhiều hình thức: -Kiểm tra miệng, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành đối với các môn đánh giá bằng nhận xét. -Kiểm tra viết bằng nhiều hình thức: trắc nghiệm, tự luận trong thời gian 1 tiết đối với các môn đánh giá bằng điểm số. Số lần kiểm tra định kỳ cho các môn học như sau: -Môn Tiếng Việt, môn Toán mỗi năm có 4 lần kiểm tra định kỳ ( GKI, CKI,GKII, CKII ) -Môn Khoa học, Lich sử và Địa lí, các môn học có nội dung tự chọn mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CKI và CKII 7.5 Đánh giá và xếp loại học lực từng môn: Điểm số: Loại giỏi: điểm học lực từ 9-10 Loại khá: điểm học lực từ 7 đến dưới 9 Loại TB: điểm học lực môn đạt từ 5 đến dưới 7 Loại yếu: điểm học lực môn đạt dưới 5 Các môn học được đánh giá bằng nhận xét: HLM.KI chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kỳ I. HLM.KII chính là kết quả dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học. HLMN chính là HLM.KII 7.6 Cách phân loại học sinh: Loại giỏi ; những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ và điểm HLM của các môn được đánh giá bằng điểm số đạt loại giỏi, điểm HLM.N của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại (A) Loại Tiên tiến: những học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh và điểm HLM.N của một trong các môn đánh giá bằng điểm số đạt Giỏi, các môn còn lại đạt loại khá trở lên, các môn đánh giá bằng nhận xét đạt HLM.N loại Hoàn thành (A.) 8.Các hoạt động giáo dục trong trường: 8.1 Giáo dục văn hóa: Thông qua các môn học giáo dục học sinh phát triển năng lực trí tuệ và thế giới quan khoa học, trang bị cho học sinh những tri thức sơ đẳng về tự nhiên- xã hội… Nhà trường thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức tốt các lớp học 2 buổi / ngày, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu cụ thể cho từng đối tượng học sinh. 8.2 Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thông qua giờ dạy môn Đạo đức, thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt Đội, sinh hoạt chủ điểm, các phong trào.Trường tổ chức được nhiều phong trào để giáo dục truyền thống dân tộc, giới thiệu về lịch sử địa phương… 8.3 Các hoạt động đoàn thể: *Công đoàn: Tống số công đoàn viên: 22 Công đoàn của trường thực hiện tốt cuộc vận động: “Dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm” tổ chức hùn vốn 50.000đ/ người/ tháng để cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường mượn xoay vòng khi có hoàn cảnh khó khăn không tính lãi và sẽ trả dần từng tháng.Tổng số tiền hùn vốn đến ngày tổng kết được: 24.000.000đ tổng số lượt cho mượn là 22 lượt Công đoàn hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tất cả công đoàn viên trong nhà trường. Thăm gia đình có thân nhân bị ốm đau 10 lượt với tổng số tiền là 700.000đ, hỗ trợ giáo viên nghỉ thai sản 4 lượt là 400.000đ, Chi cho các hoạt động : Hội thi, phong trào dành cho GV và học sinh là 3.400.000đ. Công đoàn kết hợp với BGH đề nghị cấp trên xét, xây dựng cho GV được 1 căn nhà tình thương trị giá 12.000.000đ. Năm năm liền không có đơn khiếu nại, khiếu tố về chế độ chính sách. *Hoạt động Đoàn- Đội : Tổng số Đội viên năm học 2007-2008 là: 130 em Trong năm học nhà trường tổ chức rất nhiều hội thi. Qua các hội thi giúp các em tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc, tạo cho các em sân chơi học tập để hình thành và phát triển nhân cách. Các Hội thi như: - Giao lưu kiến thức( trên công nghẹ thông tin) dành cho học sinh lớp 5 của trường và 4 trường bạn đến tham dự. -Chúng em kể chuyện về Bác Hồ [...]... động cha mẹ học sinh đóng góp quỹ xây dựng: 7.000.000đ II.NHỮNG BÀI HỌC QUẢN LÝ: Là một trường học ở vùng nông thôn sâu của tỉnh Hậu Giang Nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ- tài liệu, điều tra thực tế bản tôi rút ra được những bài học trong quản lý như sau: 1 .Quản lý nhân sự : *Quản lý Giáo viên -công nhân viên: Nhà trường đã phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ, thông qua sổ nghị quyết tìm hiểu được... Hồ sơ giáo viên được cập nhật đầy đủ trong chương trình quản lý cán bộ Hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ được Đảng ủy tặng nhiều giấy khen về việc giữ được sự đoàn kết nội bộ và phát triển Đảng viên trong nhà trường *Quản lý học sinh: Hồ sơ học sinh được quản lý cẩn thận, ngăn nắp… Giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao thông qua các môn học và các chủ điểm, Hạnh kiểm 100% học sinh đạt loại thực. .. động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đóng góp cho công tác giáo dục rất cần thiêt Nhà trường đã thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả Xem qua sổ vàng của trường sự ủng hộ của các đoàn thể, các nhà hảo tâm đóng góp rất nhiều: đất đai( 1000m 2), tiền của sách vở, quần áo… Riêng năm học 2007-2008 số tiền đóng góp và đồ dùng học tập, sách vở, quần áo trị giá là 29.000.000đ Giáo viên của... thông tin rất nhiều: tổ chức được nhiều tiết dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng mạng Internet có hiệu quả trong các hoạt động báo cáo, giảng dạy và trong kế hoạch năm học2 008-2009 của trường một trong bốn tiêu chí trọng tâm của kế hoạch là: “Ứng dụng công nghệ thông tin” 3 Quản lý chuyên môn- nâng cao chất lượng dạy và học: Ban giám hiệu lập kế hoạch và chỉ đạo về: dự giờ, thao giảng, tổ chức chuyên... tiếng hát tuổi thơ -Làm báo ảnh chủ đề Thầy, Cô giáo nhân ngày 20/ 11 Đội viên của trường tham gia viết thư quốc tế UPU được 97 bài Thực hiện kế hoạch thu gom giấy vụn do thị Đoàn tổ chức : 150 kg Ủng hộ bạn nghèo vui xuân đón tết: 105kg gạo và 20bộ quần áo mới Tặng sách vở cũ cho bạn nghèo được 37 bộ Tặng bạn ngôi nhà ước mơ được 195.000đ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp,... đóng góp rất thiết thực để giáo viên rút kinh nghiệm học tập, BGH rất trân trọng, lắng nghe những ý kiến đóng góp của giáo viên Nội dung các buổi hội họp ngắn gọn, nêu bật những vấn đề trọng tâm, không dài dòng, công tác dạy và học được bàn bạc sâu sát, vấn đề bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên được đưa vào tiêu chí thi đua Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng... động chữ thập đỏ: Giáo viên các khối lớp thực hiện soạn giảng đầy đủ 4 bài Nha theo quy định Học sinh được tổ chức chải răng và ngậm Fluor vào ngày thứ ba hằng tuần Trường có được1 tủ thu c và 1 tủ đựng dụng cụ cứu thương Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam được 235.000đ Vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế được : 127em *Hoạt động của Hội cha mẹ học sinh: Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh gồm 5... thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ Học sinh giỏi của nhà trường hằng năm đều tăng lên đây là điều kiện thu n lợi để nhà trường xây dựng thương hiệu trong tương lai 2 Quản lý về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường chưa được trang bị đầy đủ nhưng khung viên nhà trường khang trang có cây xanh bóng mát; phòng lớp sạch sẽ; thư viện ngăn nắp- công tác bảo quản đồ dùng dạy học rất tốt Là trường vùng sâu... hoạt động hiệu quả trong việc khuyên góp để hỗ trợ cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ cho các em 14 xuất học bỗng trị gía 3.400.000đ ( trong đó có 4 xuất trị giá mỗi xuất 600.000đ và 10 xuất mỗi xuất trị giá 100.000đ).Tổng số tập học sinh là 1500 quyển, 3 bộ sách giáo khoa lớp 6 để tặng cho học sinh giỏi cấp tỉnh trị giá: 360.000đ Nhà trường... tập, sách vở, quần áo trị giá là 29.000.000đ Giáo viên của trường cho biết không chỉ có Ban giám hiệu- Hội cha mẹ học sinh vận động mà có cả sự vận động của các đoàn thể và giáo viên trong nhà trường Đây cũng là một trong những bài học trong quản lý Hậu Giang, ngày 21 tháng 11 năm 2008 Học viên Nguyễn Thị Sở . năm học: 2006-2007 đó là trường tiểu học Tân Tiến 1. 1.3 Công tác xã hội hóa giáo dục: Được sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy, UBND, cùng các ban ngành đoàn thể của xã Tân Tiến chăm lo cho sự. 1982 - 1983 thầy Nguyễn Văn Thái 1984 - 1988 thầy Phạm Minh Cường 1989 - 1996 thầy Nguyễn Văn Giao 1997- 2008 thầy Trần Văn Khỏe Năm 2007 trường được đổi tên trường tiểu học Tân Tiến 2, phòng. của học sinh tiểu học được quy định cụ thể như sau: -Biết vâng lời thầy cô giáo, lễ phép trong giao tiếp hàng ngày, đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè -Thực hiện nội quy nhà trường, đi học

Ngày đăng: 05/06/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THU HOẠCH TÌM HIIỂU THỰC TẾ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

    • 1.Nghe báo cáo về: Tổng kết năm học 2007-2008 của trường tiểu học Tân Tiến 2

    • Người trình bày : ông Trần Văn Khỏe

    • 2.Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu:

    • 3.Điều tra thực tế:

      • 2.Tình hình, đặc điểm của trường tiểu học Tân Tiến 2:

        • 2.1 Đội ngũ: cán bộ, giáo viên, nhân viên:

          • Tống số cán bộ - giáo viên - nhân viên: 22 – Nữ: 10

            • Tổng số đảng viên : 14- Nữ: 4

            • 2.2 Cơ sở vật chất:

            • *Tình hình sử dụng ĐDDH:

            • Số lượt mượn ĐDDH của giáo viên trong năm học : 2007-2008 là: 1560

            • 4.2-Giáo viên chủ nhiệm:

              • 6.1 Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh tiểu học:

                • *Thời điểm đánh giá

                  • 6.2 Ghi học bạ của học sinh:

                  • -Môn Tiếng Việt có 4 lần

                    • 7.5 Đánh giá và xếp loại học lực từng môn:

                    • 8.Các hoạt động giáo dục trong trường:

                      • 8.1 Giáo dục văn hóa:

                      • 8.2 Giáo dục đạo đức:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan