1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THU HOẠCH tìm HIỂU THỰC tế GIÁO dục

18 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Kính thưa Ban giám hiệu Trường THPT Phan Đình Phùng Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến Được sự phân công của Trường Đại Học Quảng Bình, chúng em về thực tập ở Trường THPT Phan Đình Phùng, nơi mà chúng em được sự giúp đỡ tận tình của BGH và cùng toàn thể Giáo viên nhà trường để chúng em có thể hoàn thành kì thực tập của mình thật tốt. Thật sự khi biết được sự phân công như thế chúng em có cảm giác vui buồn xen lẫn với nhau, vui vì được gặp sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy, Cô và các em học sinh mến thương mà chúng em sẽ thực hiện công tác giảng dạy của mình ở đó. Mặt khác chúng em phải chịu một áp lực không hề nhỏ, chúng em không biết mình có thể làm tốt vai trò một người giáo viên không ?

Trang 1

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC

Họ và tên giáo sinh: Nguyễn Mỹ Duyên

Lớp : ĐHSP Hóa k54

Ngành học: Sư phạm Hóa

Thực tập tại trường: THPT Phan Đình Phùng

Thời gian: từ 15/02/2016 đến 10/04/2016.

Thực tập giảng dạy lớp: 11D1

Thực tập chủ nhiệm lớp: 11D1

Họ và tên giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Hà Thị Lan Anh

Họ và tên giáo viên hướng dẫn giảng dạy: Nguyễn Thị Lê Minh

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU

Ngay từ buổi đầu về trường THPT Phan Đình Phùng, em đã nhận thức tầm quan trọng của việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục trường THPT Phan Đình Phùng, xem đây là một trong những nhiệm vụ trung tâm trong đợt thực tập sư phạm và cũng là một cơ hội quý giá để em tích lũy thêm những kiến thức thực tiễn về công tác giáo dục, cơ cấu tổ chức bộ máy trong nhà trường THPT, các nhiệm vụ của người giáo viên THPT, đây thật sự là những kiến thức và kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu, giúp bản thân em hiểu rõ ràng hơn về những công việc mà mình sẽ làm sau này Đối với em cũng như các bạn trong đoàn thực tập, trường THPT Phan Đình Phùng

là một ngôi trường đầy tình yêu thương, lòng nhiệt huyết, gắn bó, gắn kết giữa ban giám hiệu nhà trường với tập thể các thầy các cô, giữa thầy cô với học sinh Chúng

em được về thực tập tại trường đó chính là điều may mắn và hạnh phúc của chúng

em

Nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thường đến văn phòng, thư viện để tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến hồ sơ thực tập Nhờ những sự chỉ dẫn cũng như sự giúp đỡ tận tình từ phía Ban Giám Hiệu, Giáo viên hướng dẫn mà hầu hết các bạn sinh viên trong đoàn thực tập đều nhiệt tình, hăng hái tham gia và hoàn thành tốt công việc được giao

Trang 3

II ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

1 Lịch sử nhà trường

Thành lập từ ngày 09/2/1998 theo Quyết định số 90/QĐ-UB của UBND Tỉnh Quảng Bình, trường THPT Bán công Đồng Hới nay là trường THPT Phan Đình Phùng là loại hình trường ngoài công lập đầu tiên của tỉnh ở bậc học phổ thông do thầy giáo Nguyễn Văn Ty làm Hiệu trưởng, nhằm đa dạng loại hình trường lớp, thực hiện chiến lược “Nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước đồng thời đáp ứng nguyện vọng được học của con em nhân dân

a Quá trình thành lập và phát triển

Theo Quyết định của UBND Tỉnh, trường THPT Bán công Đồng Hới có nhiệm vụ: Giáo dục đào tạo bậc học phổ thông trung học theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo

Từ khi thành lập, trường THPT Bán công Đồng Hới quyết tâm nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp cho đội ngũ; trau dồi năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý trường học, phấn đấu đưa chất lượng đào tạo, giáo dục và rèn luyện của nhà trường lên bước phát triển mới, đáp ứng được những yêu cầu trong thời kỳ đổi mới của đất nước

Năm học đầu tiên, đội ngũ cán bộ giáo viên được Sở GD-ĐT chuyển về vừa thiếu lại không đồng bộ, năm học 1998-1999 trường chỉ có 13 lớp với 656 học sinh,

20 CBGVNV nên Ban giám hiệu nhà trường phải hợp đồng thỉnh giảng thêm nhiều giáo viên các bộ môn ở trường bạn (có khi số giáo viên thỉnh giảng lên đến 25 người)

5 năm sau, năm học 2002-2003 với 03 cán bộ quản lý, 72 giáo viên (kể cả giáo

viên hợp đồng dài hạn), 8 cán bộ hành chính phục vụ và bảo vệ, trường đã có đội ngũ cơ bản đủ số lượng và đảm bảo chất lượng

10 năm sau, năm học 2007-2008 với quy mô 40 lớp gần 100 CBGVNV và 1997

học sinh, nhà trường đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho không chỉ con em

Trang 4

trên địa bàn thành phố Đồng Hới mà còn đào tạo con em các huyện trong Tỉnh và bước đầu trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh và nhân dân

Năm học 2012-2013 nhà trường vừa tròn 15 tuổi 15 năm qua trường đã từng

bước xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo quy mô 36-40 lớp theo để án xây dựng trường đã được Tỉnh phê duyệt

Khó có thể nói hết những khó khăn ban đầu khi tiếp nhận mặt bằng thuộc khuôn viên của Nhà máy cơ khí 3-2 xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bao ngổn ngang nhà cửa, sắt thép bom đạn còn sót lại Năm tháng qua đi bằng sự nổ lực của nhiều thế hệ thầy trò của trường, sự quan tâm của Tỉnh và ngành GD, cùng với sự đóng góp của nhân dân, đến nay đã trở thành một ngôi trường khang trang bề thế

Từ chỗ mới 8 phòng học được sửa chữa từ các nhà xưởng của Xí nghiệp 3/2 trong

năm học 1998-1999, đến năm học 2012-2013 trường THPT Phan Đình Phùng đã

có cơ sở vật chất bề thế trên khuôn viên hơn 16.000 m2: với tường rào bao quanh, nhà học 3 tầng có 35 phòng học tiện nghi như điện sáng, nhà vệ sinh thuận tiện; có nhà văn phòng 2 tầng đủ chỗ làm việc cho ban giám hiệu và các bộ phận, có phòng họp, phòng truyền thống, thư viện, thí nghiệm, 3 phòng máy vi tính cho học sinh học, 2 phòng dạy GAĐT, Để có cơ sở vật chất như vậy, ngoài kinh phí của Nhà nước (Tỉnh và Ngành) đầu tư bước đầu là 1.130 triệu đồng, trường đã huy động được sự đóng góp của nhân dân hàng tỉ đồng và hàng ngàn ngày công lao động của giáo viên và học sinh Với cơ sở vật chất đó, quy mô của trường ngày càng tăng trưởng: đến năm 2012-2013 có 34 lớp với 1334 học sinh đang theo học và 90 CBGVNV Khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch đẹp

Trên bước đường tự khẳng định mình, trường THPT bán công Đồng Hới với phương châm “ Kỷ cương - Tình thương – Trách nhiệm” đã xây dựng đội ngũ cán

bộ giáo viên thành tập thể sư phạm đoàn kết, có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao, hiểu được đối tượng mình đang giáo dục

Là đối tượng học sinh được tuyển sau khi các trường công lập tuyển xong nên phần lớn các em còn yếu cả về văn hóa lẫn đạo đức Trước thực trạng ấy đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải dày công, kiên trì, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em

từ đó có những biện pháp giáo dục và rèn luyện thích hợp Nhiều giáo viên trẻ mới vào trường hăng say và nhiệt tình trong mọi công tác, luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao tay nghề và rất tận tâm yêu thương học sinh từ đó đã xây dựng được niềm tin trong lòng học sinh, phụ huynh

Nhà trường luôn chăm lo xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng tác

Trang 5

phong tự học, tự nghiên cứu, đẩy mạnh phong trào “ Đổi mới phương pháp

dạy học” nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp, thường xuyên tổ chức và cải tiến

phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi có hiệu quả

Xây dựng và liên kết chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, Hội phu huynh, các tổ chức xã hội nhằm tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, trật tự an ninh ngày càng ổn định theo

phương châm “trường học thân thiện học sinh tích cực.”

15 năm qua, chất lượng giáo dục và đào tạo của trường không ngừng được cũng

cố và nâng cao Học sinh của trường tiến bộ rõ rệt về mặt đạo đức, trật tự an ninh trường học được đảm bảo Chất lượng văn hóa ngày càng tiến bộ học sinh tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm trên 99%, thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước chiếm tỉ lệ 22%, nhiều học sinh đỗ cao ở trường Bách khoa, Xây dựng, Học viện Quân sự, An ninh… Năm 2000-2001 em Lại Thanh Dũng thi

đỗ cao vào 2 trường Đại học Kiến trúc và Đại học Mỹ thuật Huế và đỗ thủ khoa Đại học Mỹ thuật Huế Nhiều học sinh thi đỗ vào trường Đại học kinh tế Sài gòn, ĐHSP Huế như em Nguyễn Thị Ngọc Bé, em Trương Minh Hiếu…

Chất lượng mũi nhọn cũng được nhà trường quan tâm đúng mức nên trong nhiều năm qua đã trở thành niềm tự hào của trường trong các kỳ thi học sinh giỏi Tỉnh lớp 11 và lớp 12 Trong 15 năm, trường đạt được 35 giải đồng đội (2 giải Nhất, 6 giải Nhì, 12 giải Ba và 15 giải Khuyến khích) với hơn 224 giải cá nhân, có học sinh được chọn vào đội tuyển Tỉnh dự thi học sinh giỏi Quốc gia

Các hoạt động: Giáo dục thể chất, thể dục thể thao (TDTT), văn nghệ được quan tâm đúng mức, nên ngày càng phát triển và đạt nhiều kết quả Có thể nói đây là lĩnh vực thế mạnh của trường trong nhiều năm Qua các kỳ Hội khỏe Phù Đổng Tỉnh, Hội diễn văn nghệ của ngành, giải việt dã: đội tuyển của trường đều có giải, đã có hàng chục học sinh đạt thành tích cao: hơn 50 huy chương Vàng, Bạc, Đồng về điền kinh- cầu lông- Karatedo trong cuộc thi cấp Quốc gia Các đội bóng chuyền, bóng đá nam nữ của Cán bộ Giáo viên (CBGV) và học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng- các đợt thi đấu đều đạt giải nhất, nhì Tỉnh kể cả giáo viên và học sinh

Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự lớn mạnh Trong những năm qua Chi bộ Đảng là đơn vị trong sạch vững mạnh và vững mạnh xuất sắc nhiều năm

Trang 6

Chi bộ từ khi mới thành lập được 3 đồng chí, đến nay đã kết nạp được 60 đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam Hiện tại Chi bộ nhà trường đa số là GV trẻ có năng lực nhiệt tình, có bản lĩnh chính trị vững vàng đủ sức gánh vác trọng trách trong thời kỳ mới

Công đoàn nhà trường liên tục 15 năm được Công đoàn ngành tặng nhiều Giấy khen Liên đoàn Lao động Tỉnh tặng 3 bằng khen, Tặng cờ cho đơn vị dẫn đầu của Liên đoàn lao động Tỉnh Quảng Bình năm 2003-2004, 2004-2005

8 đồng chí được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, hàng chục đồng chí đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở, 5 đ/c đạt danh hiệu CSTĐ cấp Tỉnh

Nhà trường xứng đáng đạt danh hiệu Trường TTXS và TT cấp Tỉnh trong nhiều năm, trong đó có 4 Bằng khen và nhiều giấy khen khác

Mười lăm năm xây dựng và trưởng thành của một nhà trường là một khoảng thời gian chưa dài nhưng cũng không quá ngắn, thành công trong 15 năm qua là rất đáng ghi nhận và trân trọng bởi trường đã đào tạo một đối tượng đặc thù của cấp THPT: với 25.488 lượt học sinh và 530 lớp học, mỗi năm gần 600 học sinh ra trường Những con số trên chưa phải quá xuất sắc nhưng là con số biết nói để đến nay xã hội, phụ huynh và học sinh thực sự yên tâm khi nhắc đến nhà trường

Tháng 1 năm 2012 UBND Tỉnh Quảng Bình đã quyết định chuyển Trường

THPT bán công Đồng Hới thành loại hình trường công lập mang tên Trường THPT Phan Đình Phùng Là mô hình trường ngoài công lập đầu tiên cũng là

trường cuối cùng chuyển sang loại hình công lập trên địa bàn Tỉnh Đó là tin vui cho toàn thể ngành GD&ĐT nhưng vui nhất là cho phụ huynh học sinh và đội ngũ của nhà trường Từ nay trường hòa vào dòng chảy chung trong sự nghiệp giáo dục của Tỉnh nhà Thuận lợi nhiều, thách thức cũng lắm, nhưng được sự quan tâm giúp

đỡ của các cơ quan ban ngành trong Tỉnh, của Sở GD&ĐT Quảng Bình, nhất định tập thể sư phạm nhà trường sẽ tiếp tục phát huy tốt thành quả đã đạt được trong 15

năm qua quyết tâm phấn đấu xây dựng trường THPT Phan Đình Phùng từng

bước thành trường chuẩn quốc gia, xứng đáng là một địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của bậc THPT trên địa bàn Tỉnh, đó cũng là món quà nhỏ để nhà trường nhắc lại trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường vào tháng 2 năm 2013 này, cũng

là hành trang lớn để trường vững bước vào tương lai

2 Tình hình nhà trường

a Đặc điểm nhà trường

Trang 7

Toàn trường có 33 lớp với hơn 1000 học sinh Với 32 học sinh/lớp

+Lớp 10: 11 lớp

+Lớp 11: 11 lớp

+Lớp 12: 11 lớp

b Các tổ chức bộ máy trong nhà trường.

Về ban giám hiệu:

Thầy Mai Sơn Hà - Hiệu trưởng

Cô Nguyễn Thị Chiến - Phó Hiệu trưởng

Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Phó Hiệu trưởng

Cô Tâm - Phó Hiệu trưởng

+ Đội ngũ giáo viên, công nhân viên, các ban nghành

84 cán bộ giáo viên

Tất cả các giáo viên đều có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học khoa học có chứng chỉ Trong đó có 7 thạc sĩ chiếm 9%, đgan học thạc sĩ có 9 giáo viên.

+Bao gồm 8 tổ chuyên môn ( tổ Toán- Tin, tổ Lý- Kỹ Công nghệ, tổ Văn, tổ Hóa,

tổ Sử - Địa - GDCD, tổ Sinh, tổ Anh, tổ Thể dục) và 1 tổ Văn phòng

c Những thuận lợi và khó khăn

*Những thuận lợi, khó khăn:

+ Thuận lợi:

- Trường được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh, Thành phố, Sở giáo dục và đào tạo cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành chức năng

- Chi bộ - BGH và toàn thể CB-GV-HS nhận thức được nhiệm vụ chính trị của mình, nổ lực quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt

Trang 8

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, đủ về số lượng, cơ cấu đồng bộ, số giáo viên giỏi ngày càng tăng Nhà trường làm tốt công tác tư tưởng, động viên CB-GV-HS đoàn kết nhất trí vượt qua khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của năm học Học sinh thì chăm và ngoan hơn

-Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình và năng nổ

Cơ sở vật chất nhà trường nói chung đã được bổ sung để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh

+ Khó khăn:

- Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp cả về văn hóa và đạo đức nên phải rèn luyện nhiều Địa bàn cư trú của học sinh ở xa trường, phương tiện đi lại khó khăn nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của học sinh

- Kinh phí phục vụ cho giảng dạy học tập còn hạn chế chỉ đủ ở mức tối thiểu

- Lộ trình chuyển đổi trường THPT Bán công Đồng Hới thành trường THPT công lập kéo dài có phần ảnh hưởng đến tư tưởng của CB-GV, học sinh và phụ huynh

- Giáo viên trẻ nhiệt tình song vẫn còn thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh

- Phương tiện đi lại của các em tiềm ẩn nhiều rủi ro

d Những thành tích đạt được trong năm học 2014-2015

1 Duy trì số lượng:

- Năm học 2014-2015 trường tuyển sinh 420 em

Khối 10: 11 lớp;

Khối 11: 11 lớp;

Khối 12: 11 lớp

2 Kết quả các hoạt động giáo dục:

2.1 Kết quả tổ chức hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học”:

Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học”, nhất là đối với các lớp đầu cấp, nhằm giúp học sinh làm quen với thầy cô giáo, bạn bè, điều kiện

Trang 9

học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường, tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả của học sinh

2.2 Chỉ đạo thực hiện chương trình các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2.1 Chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa THPT:

Nhà trường thực hiện giảng dạy theo chương trình ban cơ bản, sách giáo khoa(SGK) ban cơ bản, có sử dụng Tài liệu tự chọn bám sát (TCBS) và Tài liệu tự chọn nâng cao(TCNC)

Nội dung giảng dạy: Tuân thủ nội dung đã quy định trong sách giáo khoa của chương trình chuẩn và tài liệu TCNC và TLTC bám sát

Kế hoạch giảng dạy: Thực hiện theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của của Bộ và Sở GD& ĐT theo hướng giảm tải Chương trình học 35 tuần và giảng dạy trong 37 tuần theo hướng dẫn phân phối chương trình (PPCT) của Sở GD

- ĐT thực hiện từ năm học 2011-2012 và thời khóa biểu từng tuần, tháng, kỳ và có điều chỉnh để phù hợp với đối tượng học sinh có lực học yếu, trung bình, khá, giỏi

2.2.2 Thực hiện dạy học tự chọn:

Việc học tự chọn hoàn toàn tự nguyện theo nguyện vọng của học sinh trên cơ

sở những môn học học sinh đăng ký học nâng cao hay bám sát đồng thời nhà tr-ường cũng xem xét năng lực thực sự của học sinh, điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất(CSVC) để điều chỉnh, lựa chọn cho phù hợp Trong đó:

+ Khối 12 có 07 lớp sử dụng tài liệu tự chọn nâng cao

+ Khối 11 có 06 lớp sử dụng tài liệu tự chọn nâng cao

+ Khối 10 có 07 lớp sử dụng tài liệu tự chọn nâng cao

+ Các lớp còn lại sử dụng lài liệu tự chọn bám sát

Những lớp đăng ký học nâng cao được sử dụng tài liệu SGK ban cơ bản và Tài liệu TCNC hoặc SGK nâng cao

2.2.3 Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn giảm tải:

Trang 10

Thực hiện theo yêu cầu của Bộ và Sở quy định:

+ Về SGK: Tuân thủ yêu cầu SGK của Ban cơ bản, trên cơ sở sách chuẩn kiến thức và hướng dẫn giảm tải do Bộ GD- ĐT phát hành với tất cả các môn học

+ Về chương trình: Thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định, dạy 37 tuần, không cắt xén, không dồn tiết, không bỏ tiết

2.3 Thực hiện nội dung giáo dục địa phương:

100% học sinh mua sách lịch sử địa lý địa phương Tiến hành dạy đúng số tiết

Sở GD –ĐT đã quy định

2.4 Kết quả thực hiện vận dụng, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; tăng cường quản lý đổi mới PPDH, KTĐG; xây dựng mô hình nhà trường đổi mới PPDH, KTĐG tích cực và hiệu quả; chỉ đạo dạy học phân hóa theo năng lực học sinh; kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học.

Với phương châm:“Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học Mỗi tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học” đối với GDTrH, nhà trường đã thực hiện:

+ Đạt giải 3 thi hùng biện tiếng Anh cấp thành phố

+ Đổi mới trong KTĐG còn thể hiện trong việc tổ chức cách thức coi thi, chấm thi, trong việc vào điểm, áp dụng theo quy chế 40 và thông tư 58 của Bộ GDĐT

Ngoài các yêu cầu bắt buộc về hình thức KTĐG mà Sở yêu cầu thông qua các đợt kiểm tra học kì, lâu nay Nhà trường còn chủ động chỉ đạo trong các tổ CM đổi + Kết quả Quản lý chuyên môn:

Xếp loại Hồ sơ CM: 72 người, trong đó: Tốt: 56; Khá: 14; TB: 0; Y: 02

Dự giờ thao giảng: 171 tiết, trong đó: Tốt: 112; Khá: 59; TB: 02

Xếp loại chuyên môn năm học: Tổng số : 78 giáo viên, trong đó: Giỏi: 46; Khá: 31; TB: 01

Ngày đăng: 04/04/2016, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w