BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 20182019 Họ tên GV viết thu hoạch: ................................ Tổ chuyên môn: .................... Năm vào ngành giáo dục: ................ Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy bộ môn ............... PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Căn cứ thông tư số 302011TTBGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Căn cứ thông tư số 262012TTBGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Căn cứ thông tư số 272015TTBGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Kế hoạch số 1136SGDĐTGDCNđTBD ngày 25052018 của ............................. về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 20182019; Căn cứ Kế hoạch số 115KHTHPT ngày 10072018 của trường ............................ về việc thực hiện công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông năm học 20182019; Căn cứ theo Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 20182019 của tổ ..........................; Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 20182019, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau.
Trang 1TRƯỜNG THPT GIỒNG RIỀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ TIN HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2018-2019
Họ tên GV viết thu hoạch:
Tổ chuyên môn:
Năm vào ngành giáo dục:
Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy bộ môn
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN - Căn cứ thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; - Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; - Căn cứ thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên; - Căn cứ Kế hoạch số 1136/SGDĐT-GDCN&đTBD ngày 25/05/2018 của về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2018-2019; - Căn cứ Kế hoạch số 115/KH-THPT ngày 10/07/2018 của trường
về việc thực hiện công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông năm học 2018-2019; - Căn cứ theo Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018-2019 của tổ .;
Trang 2- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2018-2019, tôi xinbáo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau.
PHẦN II: KẾT QUẢ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
1) Nội dung 1: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học:
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết như: Nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy vềnhiệm vụ kinh tế xã hội, về quan điểm đường lối phát triển giáo dục và đào tạo; Chỉ thịnhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các nội dung về đáp ứng yêucầu thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ,
Sở Giáo dục và Đào tạo
Các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2019
Tự chấm điểm: 10đ
3) Nội dung 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên
- Thời lượng: 60 tiết
CÁC MODULE ĐƯỢC CHỌN ĐỂ BỒI DƯỠNG LÀ:
3.1 MODULE 6: XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT
1 Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh trung học phổ thông
2 Xây dựng bầu không khí học tập cho học sinh trung học phổ thông
3 Dạy học tích cực
Phát triển môi trường học tập là việc tạo ra các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để kíchthích các động cơ học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh thực hiện hoạt động học tập của
Trang 3bản thân nhằm hoàn thành mục tiêu học tập đã đề ra.
* Quá trình thực hiện:
Bước 1: Nghiên cứu kỹ các nội dung đã được chỉ ra trong module này
Bước 2: Tham khảo, nắm các văn bản, nội quy quy định của ngành, sở, trường và tổchuyên môn về việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh
Bước 3: Lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch cá nhân, kế hoạch chủ nhiệm.Bước 4: Thực hiện theo các kế hoạch đã đề ra
Bước 5: Bổ sung, chỉnh lý các kế hoạch trong quá trình thực hiện và khi được cấptrên nhắc nhở, góp ý
* Kết quả:
Trong năm học vừa qua, dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường,các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, bản thân tôi đã góp phần xây dựng môi trường học tậpcho học sinh trong nhà trường, đặc biệt ở những lớp tôi trực tiếp tham gia giảng dạy
Từ đầu năm học, tôi đã xây dựng được kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế hoạch cánhân Trong đó, tôi đã lựa chọn được các nội dung dạy học mà học sinh quan tâm và thấy
có lợi Hơn nữa, tôi cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể mà học sinh cần đạt trong quá trìnhtham gia học tập cũng như kết quả sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập Bên cạnh đó, tôicũng luôn có động thái tuyên dương các học sinh học tập tốt và có ý thức tốt Đặc biệt đốivới bộ môn Tin học mà tôi đang giảng dạy, tôi rất chú trọng việc tận dụng khả năng sáng tạo
và tự biểu đạt của học sinh, cũng như luôn cố gắng đảm bảo cho học sinh được chủ độngbằng cách thường xuyên thay đổi hoạt động của học sinh Ví dụ như khi giảng dạy các giờbài tập, tôi giao một bài toán định lượng và khuyến khích học sinh dùng nhiều phương phápkhác nhau để giải bài toán nhằm tính sáng tạo khả năng vận dụng kiến thức, trình bày tốthơn cho học sinh Các hoạt động đó không chỉ giúp các em tiếp nhận tri thức có hiệu quả,tồn tại lâu dài trong trí nhớ của các em mà chúng còn tạo động lực mạnh mẽ cho học sinhtiếp tục học tập
Trong quá trình công tác, bản thân tôi cũng nhận thấy rằng việc xây dựng bầu khôngkhí học tập cho học sinh là vô cùng quan trọng Do đó, tôi luôn cố gắng vươn lên trongchuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng để có trình độ vững vàng, có phương pháp giảng dạyphù hợp với đối tượng học sinh Đồng thời, bản thân tôi cũng cố gắng trau dồi các phẩmchất đạo đức và kỹ năng sống, đồng thời cũng cố gắng quan tâm và giúp đỡ học sinh khi có
Trang 4thể
Đối với các lớp tôi tham gia giảng dạy, tôi thường có quy định chung về việc giữ trật
tự đầu giờ học và trong giờ học, về việc vào lớp đúng giờ và về phương thức phát biểu xâydựng bài Bên cạnh đó, đối với mỗi lớp học hoặc với mỗi đối tượng học sinh cụ thể, tôi cóthể sẽ có những nguyên tắc khác nhau để phù hợp với từng lớp và từng cá nhân học sinh
Về vấn đề ra chỉ thị cho học sinh trong các hoạt động giáo dục và các hoạt độngkhác, tôi luôn cố gắng nêu vấn đề một cách ngắn gọn, xúc tích nhất để học sinh có thể nắmđược và thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên
Ngoài ra, với những hành vi sai phạm của học sinh, tôi cũng luôn có các biện pháp để
xử lý Hầu hết các biện pháp đều dựa trên các nguyên tắc về việc sử dụng quyền uy giáoviên, luôn nghiêm khắc nhưng hợp lý và công bằng
Quan trọng hơn cả, trong quá trình giảng dạy, dù chưa áp dụng được triệt để song tôicũng luôn chú trọng vào phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm Tôiluôn hướng học sinh tiếp cận với nhận thức rằng tri thức không khép kín, phụ thuộc vào cánhân và môi trường xã hội trong học tập Để làm được điều đó, tôi đã áp dụng phương phápdạy học theo hướng giải quyết vấn đề, định hướng hành động chiếm ưu thế Trong đó, họcsinh có vai trò tích cực và tự điều khiển, còn giáo viên có nhiệm vụ đưa ra các tình huống cóvấn đề và chỉ dẫn các “công cụ" để giải quyết vấn đề Giáo viên là người tư vấn và cùng tổchức quá trình học tập
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO
VIÊN SAU MODULE 6:
Kết quả đánh giá Điểm tiếp thu
kiến thức
Điểm vận dụng kiến thức
Tổng điểm Module 16
Kết quả xếp loại của tổ chuyên môn
3.2 MODULE 31: LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
1 Cấu trúc bản kế hoạch kế hoạch công tác chủ nhiệm
Theo nguyên tắc, cấu trúc nội dung bao giờ cũng phải tương xứng với nhiệm vụ côngtác, cho nên khó có một mẫu cấu trúc chung dành cho tất cả các lớp chủ nhiệm Tuy nhiên,trong mức độ nào đó, các nhiệm vụ công tác cơ bản của lớp chủ nhiệm trong trường THPTcũng có rất nhiều công việc trùng nhau mà chỉ khác nhau về chi tiết
Trang 5Một cấu trúc kế hoạch cần phải được các yêu cầu sau: Đơn giản, rõ ràng, có liên hệbên trong một cách lôgic, cụ thể, không bỏ sót việc, giúp cho việc quản lý và thực thi rõràng.
Cấu trúc nội dung bản kế hoạch công tác chủ nhiệm thông thường bao gồm 3 phần sau:
Phần 1: Phân tích, đánh giá tình hình của lớp chủ nhiệm, đặc điểm bên ngoài, bên trong của lớp chủ nhiệm.
Phần này yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, đặc điểm năm học của trường, của lớp
- Đặc điểm chủ quan (khó khăn – thuận lợi)
- Đặc điểm khách quan (cơ hội – thách thức)Nguồn thông tin để xây dựng: Chỉ thị thực hiện kế hoạch năm học của Bộ, nhiệm vụnăm học của Sở, kế hoạch năm học của trường, và đặc điểm riêng của lớp
Phần 2: Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu trong năm học và các biện pháp thực hiện.
Phần này yêu cầu viết mục tiêu thật cụ thể, chính xác, có thể đo được, quan sát vàđánh giá được; cụ thể hóa các mục tiêu thành các nhiệm vụ phải thực hiện
* Xác định mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: Khi xác định các mục tiêu chung cần trả lời các câu hỏi sau:
- Các mục tiêu này có phù hợp với các tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị củalớp hay không?
- Các mục tiêu này có phản ánh các vấn đề chiến lược và ưu tiên của lớp chủ nhiệm,của trường hay không?
- Các mục tiêu chung có định hướng rõ ràng cho các hoạt động hay không?
- Các mục tiêu chung có mang lại lâu dài hay không?
+ Mục tiêu cụ thể: Khi xác định mục tiêu cụ thể cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ
thể cần đạt và có thể đo được Chú ý nguyên tắc: S – M – A – R – T
S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu Chỉ tiêu phải cụ thể, dễ hiểu vì nó định hướng cho cáchoạt động trong tương lai
Trang 6M – Measurble: Đo lường được Chỉ tiêu này mà không đo lường được thì không biếttrong quá trình thực hiện có đạt được hay không.
A – Attainable: Vừa sức để có thể đạt được Chỉ tiêu phải có tính thách thức để cốgắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu cao quá mà không thể đạt nổi
R – Result – Oriented: Định hướng kết quả Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằnggiữa khả năng thực hiện so với nguồn lực của lớp
T – Time – bound: Giới hạn thời gian Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành,nếu không có sẽ bị trì hoãn Thời gian hợp lý sẽ giúp hoạt động của lớp đạt được mục tiêu
cơ bản và các mục tiêu khác
* Xác định các biện pháp thực hiện:
- Cần làm gì để đạt đến mục tiêu?
- Làm như thế nào?
- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các biện pháp là gì?
- Những điều kiện, phương tiện, địa điểm và thời gian tiến hành các hoạt động?
Phần 3: Xác định các phương pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Tiêu chí đánh giá
- Hệ thống thông tin phản hồi
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học, GVCN có thể sắp xếpcác hoạt động theo cách sau:
Kiểm tra
Nhậnxétđánhgiá
Ghichú
Tháng Tuần
Ngườiphụtrách
Ngườithamgia
Ngườithamgia
Thờigian
Thực tiễn cho thấy kế hoạch của GVCN dù được thiết kế một cách cẩn thận, có tínhđến những tiền đề và những điều kiện nhất định, song không tránh khỏi những hạn chế do
Trang 7những biến động của thực tiễn đem lại Do đó GVCN cần dựa vào các thông tin thu được,đối chiếu với mục tiêu để kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch một cách linh hoạt,sáng tạo nhằm thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục đề ra.
2 Tìm hiểu tập thể lớp, tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm và điều kiện sống của từng học sinh.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm của GVCN lớp trong việc lập kế hoạch công tác lớp chủnhiệm nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục HS lớp chủ nhiệm được nhà trườnggiao phó
Người GVCN muốn thành công trong lập kế hoạch công tác chủ nhiệm nhằm tổ chứchoạt động sư phạm của mình thì không thể giáo dục một cách chung chung, trừu tượng màphải có các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, nhân cách củatừng học sinh trong tập thể lớp
Muốn như vậy, trước hết GVCN phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm và điều kiện sốngcủa từng HS Cụ thể như:
- Nghiên cứu hồ sơ của HS
- Nghiên cứu các sản phẩm học tập và hoạt động của HS
- Quan sát những biểu hiện tích cực hay tiêu cực trong các hoạt động học tập, laođộng, thể thao, văn nghệ, vui chơi…hằng ngày
- Trao đổi, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với HS, với cán bộ lớp, cán bộ Đoàn,với giáo viên bộ môn về những nội dung cần tìm hiểu
- Thăm gia đình HS và trò chuyện với phụ huynh để hiểu hoàn cảnh và có biện phápgiáo dục thích hợp
Nhờ các biện pháp đa dạng đó, GVCN lớp có thể thu lượm được một khối lượng lớnthông tin về lớp chủ nhiệm của mình, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, phân tích, xử lýnhững thông tin đó bằng nhiều hình thức khác nhau để từ đó có những nhận xét, đánh giá vàhiểu bản chất HS của mình Cần ghi chép theo dõi tiến trình phát triển của các em dưới dạngnhật ký công tác chủ nhiệm
Để hoàn thành công tác chủ nhiệm, người GVCN phải nhiệt tình với nghề, có lòngnhân ái với HS và rất cần phải có phương pháp làm việc khoa học Tính khoa học của côngtác giáo dục HS được biểu hiện dưới nhiều góc độ, song cái bao trùm lên tất cả là công tác
kế hoạch hóa hoạt động giáo dục Công tác của người GVCN lớp hết sức đa dạng và phong
Trang 8phú Họ không chỉ là người đưa ra những định hướng nội dung giáo dục của lớp một cáchđúng đắn, phù hợp với mục đích, mục tiêu giáo dục mà còn là người tổ chức thực hiện, kiểmtra, đôn đốc đánh giá hiệu quả đạt được của tập thể học và của bản thân Với những đặcđiểm phức tạo đó, việc hoạch định một kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành các hoạt độngđược coi là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả giáo dục của GVCN lớp Việc làm này vừa là tráchnhiệm, vừa là kết quả sáng tạo của mỗi GVCN, nó phản ánh rõ nét năng lực thiết kế và dựđoán của họ trong công tác giáo dục Đây là một phẩm chất cực kỳ cần thiết đối với ngườilàm công tác giáo dục.
3 Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm ở trường THPT
Khi lập kế hoạch chủ nhiệm ứng với một giai đoạn, một nhiệm vụ nào đó của côngtác giáo dục người GVCN cần chú ý một số vần đề cơ bản sau:
- Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch năm học của trường
- Những đặc điểm nổi bật của đối tượng giáo dục
- Những đặc điểm về các mối quan hệ xã hội của HS và tập thể HS
- Những hoạt động của tổ chức Đoàn
- Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương
- Chiều hướng phát triển trong từng hoạt động của đối tượng giáo dục
- Sự biến động của những yếu tố chi phối mặt hoạt động và các biện pháp điều chỉnh
dự kiến
- Biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS
Kế hoạch tuần: Mỗi tuần có 1 tiết sinh hoạt dưới cờ và một tiết sinh hoạt lớp.
- Sinh hoạt dưới cờ: Đây là thời điểm để GVCN thông báo kế hoạch tuần hoặc nhiệm
vụ trọng tâm dành cho 1 tháng do lãnh đạo nhà trường phổ biến như:
+ Chủ đề năm học, những nhiệm vụ trọng tâm, những việc học sinh cần làm đối vớituần lễ, tháng đầu năm học
+ Những việc mà học sinh cần phải làm trong tuần như vệ sinh lớp học, cách phòngchống dịch cúm gia cầm, tuần lễ nước sạch, tuần lễ ATGT, tuần lễ ATTP…
- Kế hoạch sinh hoạt của lớp chủ nhiệm: Tiết này GVCN cần phải xây dựng giáo án.Giáo án cần phải tập trung vào một số điểm sau đây
Trang 9+ Tìm hiểu và ghi lại những nhận xét quan trọng của GV dạy lớp trong một tuần qua,
HS đã có những tiến bộ gì để biểu dương trên lớp
+ Có những biểu hiện bất thường GVCN cần cảnh báo chung Riêng đối với HS có
“vấn đề” như đánh nhau, vô lễ với GV thì phải làm việc riêng, tuyệt đối không làm cho HScảm thấy bị sỉ nhục trước lớp
+ Những vấn đề chung cần phổ biến vào tiết chào cờ tuần sau Tuy nhiên, bản kếhoạch cần phải được định hướng dựa vào mục tiêu giảng dạy và giáo dục học sinh của cảmột cấp học
+ Thu nhận những ý kiến của đồng nghiệp sau một tuần tham gia giảng dạy và giáodục HS
+ Sử dụng bản kế hoạch của tuần lễ đầu tiên để tạo ra một khung tương tự như mộtgiáo án mẫu cho những tiết chủ nhiệm sau này Vấn đề còn lại là điều chỉnh sao cho phù hợpvới nhiệm vụ của mooic tuần
Tuy nhiên trong những tiết chủ nhiệm lớp, GV cũng nên dành thời gian để cho HSthư giãn, thoải mái trong sự trật tự cho phép Không nên để HS lúc nào cũng cảm thấyGVCN chỉ biết truyền đạt mệnh lệnh chứ không biết chia sẻ với các em
Để đơn giản hóa công tác chủ nhiệm lớp, GV cần biết sắp xếp thời gian riêng củamình có chủ đích và có định hướng như:
+ Lập những mục tiêu cần phải làm sổ tay, nhớ đến đâu thì ghi đến đó như một sựnhắc nhở thường xuyên đối với bản than
+ Lập một danh sách những việc cần làm vào tiết chủ nhiệm hàng ngày trong tuần,
+ GV không nên làm những việc mà HS của lớp có thể làm tốt thay cho mình
4 Nội dung chủ yếu của bản kế hoạch công tác chủ nhiệm ở trường THPT
Lập kế hoạch đối với nhiệm vụ giáo dục của GVCN lớp thường bao gồm những nộidung cơ bản sau:
Trang 10- Thu thập và xử lý các dạng thông tin: Thu thập và xử lý các dạng thông tin có liênquan tới nội dung hoạt động giáo dục như hệ thống mục tiêu giáo dục và dạy học của ngành,của trường; các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương; những đặc điểm về các mặt đạođức, học lực, xu hướng nghề nghiệp, hứng thú, sức khỏe của HS lớp mình chủ nhiệm;những đặc điểm về hoàn cảnh gia đình HS, tập quán, phong tục và đặc điểm cộng đồng nơi
HS ở
Các dạng thông tin cần thu thập để giúp người GVCN làm tốt công tác bao gồm:
- Tình hình chung của lớp chủ nhiệm:
+ Tổng số HS+ Tổ chức cán bộ lớp+ Tổ chức Đoàn TNCS HCM+ Những thành viên tích cực trong lớp+ Những HS có năng lực, HS có khả năng về VN, TDTT+ Những HS có năng lực học tập yếu kém
+ Những HS cá biệt+ Những HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn+ Những HS là con của cán bộ công chức …
- Tình hình khái quát của từng HS: Sơ yếu lý lịch
- Về gia đình
Tất cả những thông tin như trên chỉ được coi như những thông tin mẫu mang tínhchất tham khảo Tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh những dạng thông tin cần thiết sẽ được bổsung một cách thích hợp, đồng thời sau khi thu thập cần tiến hành sàng lọc, phân loại, dựkiến trước cách xử lý tương ứng phù hợp với những điều kiện khách quan, chủ quan, nhữngthuận lợi và khó khăn cụ thể của đối tượng giáo dục
- Xác định đủ và chính xác các hoạt động giáo dục
- Thiết lập mối quan hệ giữa hoạt động và thứ bậc ưu tiên của từng loại hoạt động
- Dự kiến các tình huống có thể và hướng giải quyết tương ứng để bản kế hoạch cótính khả thi, sát với điều kiện thực tế
Trang 11Người GVCN phải đặt ra các tình huống có thể xảy ra và dự kiến các câu trả lời.Những tình huống đó có thể là:
+ Bản kế hoạch cần những yếu tố nào?
+ Những hoạt động nào cần được ưu tiên giải quyết trước?
+ Các lực lượng được sử dụng để thực thi các hoạt động?
+ Không gian và thời gian tiến hành hoạt động về mọi mặt giáo dục?
+ Sự biến thiên các yếu tố tham gia vào hoạt động và các giải pháp giải quyết tươngứng?
- Bản kế hoạch có thể được soạn thảo theo một số hình thức sau:
Kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm tháng…năm học…
Hoạt động
chính
Các hoạtđộng cụ thể Địa điểm
Biện pháp tổchức Thời gian
Tổ chức nhânsự
Thiết lập kế hoạch chủ nhiệm lớp là công việc của người GVCN trước mỗi năm học,hàng tháng, hàng tuần; thời gian của kế hoạch càng ngắn thì công việc được đặt ra càng phải
cụ thể, biện pháp giải quyết càng phải thiết thực rõ ràng Chẳng hạn kế hoạch chủ nhiệm củamột tuần cần phải đề cập tới: nội dung hoạt động và những yêu cầu đặt ra đối với mỗi nộidung, đối tượng tham gia, người điều hành hoạt động, các lực lượng hỗ trợ, thời gian, địađiểm tiến hành, đánh giá hiệu quả
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO
VIÊN SAU MODULE 31:
Kết quả đánh giá Điểm tiếp thu
kiến thức
Điểm vận dụng kiến thức
Tổng điểm Module 17
Kết quả xếp loại của tổ chuyên môn
3.3 MODULE 32: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
I Những yêu cầu cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm.
- Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ
Trang 12- Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kĩ năng sư phạm.
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng độingũ tự quản cho học sinh, có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh
- Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến học sinh Có khả năng phối hợpcác lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục
- Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và phong trào hoạtđộng của lớp
- Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ học sinh
- Gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, đặc biệt có tình yêuthương học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh
- Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc
II Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.
1 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáodục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
- Cộng tác chặt chẻ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộmôn, Đoàn, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinhcủa lớp mình chủ nhiệm;
- Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khenthưởng và kĩ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại,phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào
sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với BGH;
2 Giáo viên chủ nhiệm có những quyền sau đây.
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật khi giải quyếtnhững vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
- Được dự các lớp bồi dưỡng, Hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày;