NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN VƯỜN GIỐNG CÂY KEO LAI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN
Acacia auriculiformis) VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Ở MỘT SỐ VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP TẠI TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI
Họ và tên sinh viên: THÁI THỊ HẢI YẾN Ngành: LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Niên khóa: 2005 - 2009
Tháng 07/2009
Trang 2THÁI THỊ HẢI YẾN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý tài nguyên rừng
Giáo viên hướng dẫn:
ThS Nguyễn Thị Bình
Tháng 07/2009
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin cảm ơn ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất trong suốt những năm qua để con có được ngày hôm nay
Em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Bình đã tận tình hướng dẫn và khuyến khích em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong Khoa đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành luận văn này
Ban lãnh đạo, các cô chú ở Chi Cục Kiểm dịch Thực vật vùng II TP Hồ Chí Minh
Chú Vinh, cô Phương, cô Năm là chủ và công nhân của một số vườn giống cây keo lai tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn này
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Cảnh – giáo viên chủ nhiệm, cùng toàn thể các thành viên lớp DH05QR đã động viên giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2009
Thái Thị Hải Yến
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu thành phần bệnh hại chính ở vườn giống cây keo lai
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và bước đầu thử nghiệm biện
pháp phòng trừ ở một số vườn ươm cây giống Lâm Nghiệp tại Trảng Bom - Đồng Nai”
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là điều tra thành phần bệnh hại
và xác định chính xác tác nhân gây hại và đánh giá được mức độ bị hại và tình hình diễn biến của bệnh trên vườn giống cây keo lai nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng trừ bệnh hại trên vườn giống keo lai theo hướng tổng hợp, IPM có hiệu quả
và bền vững
Để giải quyết các nội dung của đề tài, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp điều tra quan sát trên các ÔDB, luống gieo, mô tả, phân tích những triệu chứng quan sát được, đo đếm và tính toán tỉ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của bệnh thông qua các chỉ tiêu: TLB%, CSB% và phân cấp bệnh theo thang phân loại 5 cấp bệnh của Cục BVTV, 1996
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
Xác định được thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên vườn giống keo lai tại một số vườn ươm cây Lâm nghiệp Trảng Bom - Đồng Nai
Mô tả được triệu chứng điển hình và xác định được những tác nhân gây hại chính của một số bệnh hại điều tra được
Đánh giá được mức độ bị hại và tình hình biến động của bệnh qua các tháng điều tra từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009
Thử nghiệm được hiệu lực phòng trị nấm gây bệnh thối gốc, rễ và bệnh nấm hồng trên cây keo lai bằng một số thuốc hóa học qua đó tìm ra được những loại thuốc có khả năng diệt trừ nấm bệnh
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, ý nghĩa và giới hạn đề tài 3
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.2 Giới hạn của đề tài 4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 5
2.1.1 Vị trí địa lý 5
2.1.2 Khí tượng thủy văn 5
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 6
2.1.4 Tình hình dân sinh kinh tế 7
2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm 7
2.3 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh, sử dụng trong nghiên cứu 9
2.3.1 Antracol 70BHN 9
2.3.2 Anvil 55C (Hàm lượng: Hexacomazole 50%) 9
2.3.3 Copper BWP 9
2.3.4 Forwanil 75% BNT hay (Chlorathalonil) 10
2.3.5 Viben C 50BTN 10
Trang 62.3.7 Ridomil 72 BHN 11
2.3.8 Funguran – OH 50WP 11
2.3.9 Rovral 50WP 12
2.3.10 Validamycin 5SL 12
2.3.11 Sumi Eight 13
Chương 3 : NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Vật liệu nghiên cứu 14
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 14
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 14
3.3 Nội dung nghiên cứu 14
3.4 Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1 Điều tra thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên vườn giống cây keo lai 15
3.4.2 Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính 15
3.4.3 Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm 17
3.4.4 Phương pháp thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh 24
3.4.4.1 Thử thuốc trong phòng 24
3.4.4.2 Thử nghiệm thuốc ngoài vườn 25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 Tình hình thời tiết từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009 tại khu vực nghiên cứu 28
4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của một số loại bệnh hại chính ở vườn giống cây keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) 28
4.2.1 Bệnh cháy đầu lá (Pestalotia sp) 30
4.2.2 Bệnh đốm nâu (Curvularia sp) .33
4.2.3 Bệnh bồ hóng (Capnodium sp) 36
4.2.4 Bệnh đốm đỏ đồng (Alternaria sp) 39
4.2.5 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor Berk, et Br) 42
4.2.6 Bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Sclerotium sp) 45
Trang 74.3 Biến động của một số loại bệnh hại chính trên vườn cây giống keo lai qua các
tháng điều tra (từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009) 48
4.3.1 Bệnh chá y đầu lá ( Pesta lotia s p) trên cây keo lai ở vườ n cây mẹ t ại khu vực n gh iên cứu 48
4.3.2 Biến động của bệnh bồ hóng (Capnodium sp) trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực nghiên cứu 50
4.3.3 Biến động của bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực nghiên cứu 51
4.3.4 Biến động của bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Sclerotium sp) trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực nghiên cứu 53
4.4 Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh trên vườn giống keo lai của một số loại thuốc hóa học 54
4.4.1 Hiệu lực qua thử nghiệm thuốc trong phòng 54
4.4.2 Hiệu lực qua thử nghiệm thuốc ngoài vườn 55
4.4.2.1 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) trên vườn giống keo lai 55
4.4.2.2 Bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Slerotium sp) trên vườn giống cây keo lai .63
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.1.1 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên vườn giống cây keo lai tại khu vực khảo sát 64
5.1.2 Biến động các bệnh hại phổ biến trên vườn giống keo lai 65
5.2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC a
Trang 8PDA Môi trường thạch đường Dextrose khoai tây
PGA Môi trường thạch đường Gluco khoai tây
TLB% Tỉ lệ bệnh
TP Thành phố
WA Môi trường nước cất
XL Xử lý
Trang 9Biểu đồ 4.3: Biến động nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và mức độ bị hại của bệnh nấm
hồng trên cây keo lai ở vườn cây mẹ từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009 52
Biểu đồ 4.4: Biến động nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và mức độ bị hại của bệnh thối gốc
rễ trên cây keo lai ở vườn cây mẹ từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009 53
Biểu đồ 4.5: Biểu diễn về chỉ số bệnh qua các lần giám sát (từ 09/12/2008 29/12/2008) sử dụng biện pháp xử lý phun 58
Biểu đồ 4.6: Biểu diễn về chỉ số bệnh qua các lần giám sát từ (09/12/2008 29/12/2008) sử dụng biện pháp xử lý quét 58
Biểu đồ 4.7: Diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB%) qua các lần quan sát sử dụng biện pháp xử
lý phun 61
Biểu đồ 4.8: Diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB%) qua các lần quan sát sử dụng biện pháp xử
lý quét 61
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trong thí nghiệm 25
Bảng 3.2: Các thuốc trị bệnh nấm hồng sử dụng ngoài vườn 26
Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thủy văn tại tỉnh Đồng Nai 28
Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại ở vườn giống cây keo lai 29
Bảng 4.3: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh cháy đầu lá ( Pesta loti a s p) cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008 đến 02/2009) 48
Bảng 4.4: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh bồ hóng (Capnodium sp) cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008 đến 02/2009) 50
Bảng 4.5: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008 đến 02/2009)
51
Bảng 4.6: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thối gốc rễ (Pythium sp và Sclerotium sp.) cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai(từ 09/2008 đến 02/2009) 53
Bảng 4.7: Hiệu lực phòng trị nấm bệnh đốm nâu cây keo lai (Curvularia sp) của một số loại thuốc hóa học 56
Bảng 4.8:Diễn biến chỉ số bệnh (CSB%) qua các lần quan sát 57
Bảng 4.9: Diễn biến về TLB (P%) qua các đợt theo dõi 60
Bảng 4.10 : Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trị bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Slerotium sp) (tính bằng tỉ lệ % cây chết) của một số loại thuốc hóa học 63
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Triệu chứng cháy đầu lá trên cây keo lai ở vườn giống tại khu vực nghiên cứu 31
Hình 4.2: Vết bệnh trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X 31
Hình 4.3: Bào tử nấm Pestalotia sp gây bệnh cháy đầu lá trên cây keo lai mẹ 32
Hình 4.4: Triệu chứng bệnh đốm nâu trên lá cây keo lai ở vườn cây mẹ 34
Hình 4.5: Vết bệnh đốm nâu trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X 34
Hình 4.6: Bào tử nấm Curvularia sp gây bệnh đốm nâu trên cây keo lai ở vườn giống .35
Hình 4.7: Triệu chứng bệnh bồ hóng trên lá cây keo lai ở vườn giống tại khu vực nghiên cứu 37
Hình 4.8: Vết bệnh Bồ hóng trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X 37
Hình 4.9: Bào tử nấm Capnodium sp gây bệnh bồ hóng trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực khảo sát 38
Hình 4.10: Triệu chứng bệnh đốm đỏ đồng trên lá cây keo lai ở vườn cây mẹ 40
Hình 4.11: Vết bệnh đốm đỏ đồng trên lá keo lai chụp trênkính hiển vi soi nổi 4X 40 Hình 4.12: Bào tử nấm Alternaria sp gây bệnh đốm đỏ đồng trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực khảo sát 41
Hình 4.13: Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực khảo sát 43
Hình 4.14: Vết bệnh nấm hồng trên cây keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X 44
Hình 4.15: Bào tử nấm Corticium salmonicolor gây bệnh nấm hồng trên 44
cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại khu vực khảo sát 44
Hình 4.16: Du động bào tử Pythium được giải phóng qua bọc giả 45
Hình 4.17 Triệu chứng bệnh thối gốc rễ trên cây keo lai vườn giống cây mẹ tại khu vực khảo sát 46
Trang 12Hình 4.19: Hạch nấm và sợi nấm Sclerotium sp gây bệnh thối gốc rễ trên cây keo lai tại vườn giống cây mẹ 47
Hình 4.20 : Bào tử nấm Pythium sp gây bệnh thối gốc, rễ trên cây keo lai tại vườn giống cây mẹ tại khu vực nghiên cứu 47
Trang 13bộ hành tinh, vào thời đại Trung sinh cách đây trên 100 triệu năm, sinh giới đã có một bước tiến hóa quyết định, đó là sự ra đời của động vật có vú và thực vật hạt kín, hai nguồn tài nguyên lớn nhất cho con người được sinh ra sau này (con người chỉ xuất hiện vào cuối Đại tân sinh)
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nơi cung cấp dưỡng khí, hút các khí thải độc hại cho trái đất nói chung và nhân loại nói riêng, vì thế rừng có tác dụng duy trì sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển Chính vì vậy mà loài người đã và sẽ luôn phụ thuộc vào rừng Rừng là nơi ở, môi trường sống và nguồn cung cấp thức ăn khổng lồ, là nơi che chở và bảo vệ con người trước kẻ thù, là nguồn cung cấp gỗ xây dựng nhà cửa, đóng tàu thuyền,v.v…, là nguồn nhiên liệu và dược liệu rất quan trọng
Ngày nay, dưới áp lực gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, điều kiện khí hậu ngày càng bất lợi đã làm giảm sút rừng một cách nhanh chóng Diện tích rừng bị suy giảm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: nạn sa mạc hóa do rừng bị chặt phá và đất bị
sử dụng bừa bãi, khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, nhiều loài động vật, thực vật hoang dã rất quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng v.v…Hơn nữa, rừng là nguồn tài nguyên
có hạn, do đó việc khai thác và sử dụng rừng phải đảm bảo tái sinh rừng Trong trường hợp rừng không còn khả năng tự tái sinh thì chúng ta phải trồng lại rừng
Ở nước ta do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rừng thường xanh tốt quanh năm và có tính đa dạng cao nên dịch hại cũng phát sinh mạnh Trong hệ sinh thái rừng
Trang 14thường hay phát dịch gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây rừng khiến các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp phải vất vả trong việc kiểm soát, quản lí và phòng trừ chúng.
Để cung cấp giống cây con có chất lượng phục vụ cho công tác trồng rừng thì chúng ta cần phải áp dụng những kĩ thuật phù hợp, những tiến bộ của khoa học kịp thời và sự chăm sóc tỉ mỉ của nhà vườn Tuy nhiên, như chúng ta đã biết cây con trong vườn ươm thường bị phá hoại và ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: sâu hại, chăm sóc không đúng kĩ thuật và dịch bệnh Trong đó dịch bệnh là một trong số những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển bình thường của cây con Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta hiện nay, cộng thêm sự biến động khá mạnh về thời tiết và nhiệt độ trong những năm gần đây là điều kiện khá thuận lợi cho nấm bệnh gây hại phát triển và lây lan một cách nhanh chóng Bệnh nhẹ thì làm cây suy yếu, giảm sức đề kháng, bệnh nặng thì cây sẽ chết Từ đó, dẫn đến số lượng cũng như chất lượng cây con cung cấp trong công tác trồng rừng giảm sút nghiêm trọng kéo theo hàng loạt sự kiện xấu sẽ xảy ra ảnh hưởng đến công tác tái tạo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Các loại cây được gieo trồng phổ biến trong các vườn ươm tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai thường là: dầu rái (Dipterocarpus alatus), sao đen (Hopea
odorata Roxb), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), móng bò (Bauhinia purpurea), bằng lăng (Lagerstroemia flos-reginae), bò cạp nước(Cassia fitula), keo lai (Acacia mangium
x Acacia auriculiformis), v.v…Hiện nay hầu như tất cả các loài cây này đang bị
nấm bệnh tấn công mạnh Vì vậy việc điều tra thành phần bệnh hại, xác định chính xác tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng chống, nhằm phục hồi nhanh chóng nguồn cây giống đang có nguy cơ bị thiệt hại nặng tại khu vực nghiên cứu là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết trong công tác cải thiện giống cây lâm nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn cây giống cho các dự án trồng rừng tại tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung
Cây keo lai có nhiều đặc trưng hình thái, có tỉ trọng gỗ và các tính chất vật lý cơ học trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng Keo lai có thể tích gỗ và khối lượng gỗ nhiều hơn rõ rệt so với các loài bố mẹ,
gỗ keo lai là một vật liệu tốt để làm gỗ dán và ván dăm Ngoài ra, cây keo lai còn có tiềm năng bột giấy cao hơn các loài bố mẹ hoặc có tính chất trung gian giữa hai loài bố
Trang 15mẹ Tiềm năng bột giấy của keo lai cũng cao hơn một số loài cây khác Kết quả gây trồng thử ở nhiều nơi đều cho thấy những dòng keo lai được chọn đều có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng và có sức chống chịu với một số điều kiện bất lợi tốt hơn các loài cây bố mẹ Điều hết sức thú vị là các dòng keo lai được lựa chọn không chỉ sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với keo tai tượng và keo lá tràm mà còn có một lượng nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm cao hơn, đồng thời có khả năng cải tạo đất cao hơn rõ rệt so với các loài cây bố mẹ
Được sự đồng ý của Hội đồng khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm Sinh, dưới sự
hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành
phần bệnh hại chính trên vườn giống cây keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) và bước đầu thử nghiệm biện pháp phòng trừ ở một số vườn
ươm cây giống lâm nghiệp tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”
1.2 Mục đích, ý nghĩa và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài
Về lý luận, đề tài góp phần thêm một số tư liệu để biết rõ hơn thành phần bệnh hại chính, xác định chính xác tác nhân gây hại chủ yếu và một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh hại tại khu vực nghiên cứu
Về thực tiễn, bước đầu đề tài cung cấp những thông tin cơ bản, làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng biện pháp phòng chống bệnh kịp thời góp phần phát triển, kinh doanh rừng trồng và thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Mục tiêu của đề tài
Xác định mức độ bị hại của một số bệnh phổ biến tr ên cây keo lai mẹ để làm hom trong giai đoạn vườn ươm
Đánh giá mối quan hệ giữa quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và một số nhân tố sinh thái như: nhiệt độ, ẩm độ,…để từ đó tìm ra các biện pháp phòng trừ thích hợp dựa trên nguyên tắc: “Quản lý tổng hợp sinh vật có hại, IPM” (Intergrated Pest Management)
Trang 161.2.2 Giới hạn của đề tài
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, nên kết quả nghiên cứu chỉ dừng ở mức:
+ Đánh giá tình hình bệnh hại, xác định tác nhân gây hại chính và bước đầu có những nhận xét sơ bộ về ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường đến khả năng phát sinh bệnh hại
+ Việc thử tính kháng bệnh và sử dụng một số loại thuốc hóa học và biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh còn mang tính thử nghiệm và chỉ dừng lại trong phạm vi khu vực nghiên cứu
+ Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của tất cả các nhân
tố sinh thái đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh hại Từ đó,làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, nhằm khống chế những điều kiện hoàn cảnh có lợi cho sinh trưởng phát triển của cây, không có lợi cho sinh vật gây bệnh, qua đó nâng cao được tính kháng bệnh cho cây trồng, làm giảm sức sống của vật gây hại hạn chế khả năng gây bệnh cho cây trong giai đoạn vườn ươm
+ Chưa có điều kiện thử nghiệm phòng trừ trên tất cả các loại bệnh xuất hiện trong vườn ươm
Trang 17Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
Nguồn: http://www.dongnai.gov.vn/dongnai/tiemnang_phattrien/vi_tri_dia_hinh/view
2.1.1 Vị trí địa lý
Trảng Bom là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất
+ Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa
+ Phía Nam giáp huyện Long Thành
+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và Hồ Trị An
Tổng diện tích tự nhiên: 326,11 km2, chiếm 5,52% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Huyện có 17 đơn vị hành chính: thị trấn Trảng Bom, 16 xã: An Viễn, Bàu Hàm 1, Bắc Sơn, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa
2.1.2 Khí tượng thủy văn
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có
hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa)
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao
- Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ
Trang 18- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng với nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
- Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24 m
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12 m
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
+ Về đất nông nghiệp: 26.445 ha, chiếm 81.08% đất tự nhiên của huyện Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang phục hóa
+ Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa
+ Tài nguyên khoáng sản có puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng
20 triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng
+ Tài nguyên rừng: Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên Năm 1976, tỉ lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%
Năm 2004 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỉ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45 - 50% trong thời kỳ đến năm 2010
Trang 192.1.4 Tình hình dân sinh kinh tế
Dân số năm 2005: 192.410 người chiếm 8,67% dân số toàn tỉnh Mật độ dân số
lộ 1A là địa bàn khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp
Cơ cấu kinh tế 2006: Công nghiệp xây dựng chiếm 57.6%; Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 22,9%, dịch vụ 19,5%
2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm
Hầu hết các vườn ươm cây keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đều nằm tập trung xung quanh
Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm huyện 1 km
về phía Bắc Từ năm 1986 bắt đầu xuất hiện nghề làm vườn ươm với kĩ thuật gieo hạt các loại cây gỗ lớn, cây bản địa như: gõ đỏ, xà cừ, giáng hương, dầu rái, lim xẹt, gõ mật,… một số cây xanh đô thị như: móng bò, bằng lăng… và một số loài cây mọc nhanh như: keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai,… Về sau khoa học kĩ thuật phát triển với nhiều kĩ thuật mới và từ thực tế yêu cầu cuộc sống, con người dần dần trồng rừng với nhiều mục đích khác nhau như cần cây làm nhà, làm giấy,… với yêu cầu thời gian thu hoạch ngắn thì những loài cây mọc nhanh là một trong những chỉ tiêu được lựa chọn hàng đầu Với khả năng chống chịu tốt, dễ thực hiện, công lao động và vốn bỏ ra không cao nên người làm vườn đã bắt đầu chuyển sang làm hom keo lai Với tổng diện tích vườn trên 3 ha, với nhiệm vụ chính cung cấp cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng trong tỉnh và các vùng lân cận, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc và cung cấp nguyên liệu giấy cho nghành công nghệ bột giấy Để cung cấp được nguyên vật liệu đủ số lượng lẫn chất lượng thì nguồn giống cần phải đảm bảo chất lượng
Trang 20tích vườn khá rộng, vì vậy khâu quản lý, bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh vườn còn hạn chế Hơn nữa, xung quanh các luống gieo cỏ phủ dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích lũy nguồn bệnh và trở thành nguồn xâm nhiễm bệnh hại chính cho vườn giống cây Keo lai tại khu vực nghiên cứu
Một số hình ảnh về vườn ươm cây giống keo lai tại khu vực nghiên cứu
Trang 212.3 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh, sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1 Antracol 70BHN
Sản phẩm của hãng Bayer – CHLB Đức do Cty Khử trùng Việt Nam phân phối
Tên hóa học: Polymerie zinc propylene bis (Dithiocarbamate)
Công dụng: là thuốc trừ nấm có phổ tác dụng rộng, công hiệu đối với các bệnh thối, đốm lá, thán thư trên nhiều loại cây trồng
Liều lượng sử dụng: 30 g/ 8 - 10 lít nước, phun 7 - 10 ngày/lần
2.3.2 Anvil 55C (Hàm lượng: Hexacomazole 50%)
Sản phẩm của hãng Zeneca (Vương Quốc Anh) do công ty Khử trùng Việt Nam đóng gói và phân phối
Tên hóa học: (RS) – 2 (2, 4 – Dichlophenil) – 1 – (IH – 1, 2, 4 – tracol – 2 – yl – 2 – 0)
N N
N
Công dụng: là loại thuốc trị bệnh nội hấp có cả tác dụng phòng và trị bệnh Thuốc trị rất nhiều bệnh đốm lá, phấn trắng, gỉ sắt,… Hiệu lực trị nấm kéo dài từ 1 – 2 tuần
Liều lượng sử dụng: 1 lít/ha
2.3.3 Copper BWP
Thuốc do trường đại học Cần Thơ sản xuất
Thành phần: là thuốc trừ nấm hỗn hợp gồm 20% Zinep, 10% Benlate và 45% Bordeaux
Công dụng: Phòng trừ bệnh cháy đầu lá, héo rủ ngọn
Trang 222.3.4 Forwanil 75% BNT hay (Chlorathalonil)
Do công ty FORWARD INTERNATIONAL của Đài Loan sản xuất
Tên hóa học: Tetrchloroi – sophthalonitrile
Liều lượng sử dụng: 1,5 – 2 kg/ha, phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 14 ngày, thời gian cách ly 7 ngày
Công dụng: Phòng trừ nhiều bệnh đốm lá, gỉ sắt chết rạp cây con
Liều lượng sử dụng: 20 – 25 g/8 lít nước
CC
NHNH
COCH3COCH3
S
S
OO
Trang 23 Công dụng: là loại thuốc trừ nấm nội hấp diệt được nhiều loại nấm hại cây trồng
Liều lượng sử dụng: 6 – 8 g/lít, phun 7 – 10 ngày/lần, thời gian cách
- Công dụng: Thuốc trừ nấm công dụng nội hấp, có khả năng lưu dẫn mạnh
Phổ tác dụng rộng đặc biệt có hiệu quả với các nấm Phytophthora, Pythium
- Liều lượng sử dụng: 1,5 – 2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,3 – 0,4 %, phun ướt đều lên cây Pha 20 g/1 lít nước quét lên chỗ nứt thân xì mủ và mặt cạo cao su
2.3.8 Funguran – OH 50WP
Chế phẩm Funguran – OH- 50WP (chứa 50% đồng, tương đương 77% Hydrocide đồng), sử dụng với liều lượng 0,75 – 1,5 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều lên cây
Tên hóa học : Copperhydrocide
Công thức hóa học : Cu(OH)2
Công dụng : Phòng trừ các nấm hại gốc và rễ cây (như Fusarium, Rhizoctonia,
Sclerotinia, Pythium)
Khả năng hỗn hợp : Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
Trang 24N O
CH(CH3)2
Khả năng hỗn hợp : có dạng hỗn hợp với Carbendazim (Calidan) Thiram Khi
sử dụng thường pha chung vói Zineb Ngoài ra có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác
2.3.10 Validamycin 5SL
- Tên hóa học : 1L – (1,3,4/2,6) – 2,3 – dihydroxy – 6 – hydroxy – methyl – 4 – [(1S,4R,5S,6S) – 4,5,6 – trihydroxy – 3 – hydroxymethyl – cyclohex – 2 – enylaminolcyclohexyl - D – glucopyraocide
-Công dụng : Validamycin có tác dụng kháng sinh, chủ yếu với các nấm
Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra cáo bệnh khô vằn, lở cổ rễ, héo rũ và nấm
hồng trên nhiều cây trồng
A26
3
Trang 25- Liều lượng sử dụng : 1,0 – 1,2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun ướt đều lên cây
CH3
CH3
CH3
- Công dụng : Thuốc trừ nấm nội hấp, phổ tác dụng rộng
- Liều lượng sử dụng : 0,3 – 0,6 kg/ha, pha với nước nồng độ 0,05 – 0,1% phun ướt đều lên cây
Trang 26Chương 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm dùng để nuôi cấy, phân lập như: đĩa petri, buồng cấy, kính hiển vi, nồi hấp môi trường, tủ sấy dụng cụ và các loại hoá chất khác
để tạo ra môi trường nuôi cấy
Một số loại thuốc trừ nấm (Validamycin 5SL, Validacin 3L, Sumi Eight 12.5WP, Calixin Ready Mixed, Corticid Cobox, Corticid Sumeight, Alvin 5SC, Copper BWP, Vinben C 50 BTN, ), bình phun thuốc
Các dụng cụ ngoài thực địa như: kéo, bịch nilon, thước dây, túi nhựa để thu thâp mẫu bệnh, phiếu điều tra theo dõi bệnh
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm
Đề tài đã được thực hiện tại một số vườn giống cây keo lai tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai
Đối tượng nghiên cứu
Một số loại nấm gây bệnh trên cây keo lai mẹ tại khu vực nghiên cứu
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2008 và kết thúc vào tháng 2/2009
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
Trang 27 Thành phần và mức độ phổ biến của các loại bệnh hại trên vườn giống cây keo lai tại khu vực khảo sát
Biến động của một số bệnh hại chính tại khu vực nghiên cứu qua 6 tháng điều tra từ tháng (9/2008 đến tháng 2/2009)
Khả năng lây nhiễm của một số loại nấm gây bệnh trên cây keo lai ở vườn cây giống
Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ một số loại bệnh hại phổ biến bằng một số loại thuốc hóa học
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên vườn giống cây keo lai
Dựa theo phương pháp điều tra bệnh cây của TS Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS Hà Minh Trung ở Viện BVTV (1997) Sau khi xác định địa điểm, tiến hành điều tra thành phần bệnh hại Đến điểm điều tra, chúng tôi đi xuyên qua luống theo 2 đường chéo, lấy 5 điểm quan sát chung toàn bộ cây trong vườn để phát hiện những triệu chứng bệnh hại và mức độ phổ biến bệnh bằng cách tính tỉ lệ cây bị bệnh (P%)
và lấy mẫu
- Định kỳ điều tra: 2 lần/ tháng
- Đánh giá mức độ phổ biến bệnh hại như sau:
(-) : Không xuất hiện cây bệnh trên lô điều tra
(+) : Ít phổ biến: xuất hiện cây bệnh <10% cây điều tra
(++) : Trung bình: xuất hiện cây bệnh 10-25% cây điều tra
(+++) : Phổ biến: xuất hiện cây bệnh 25-50% cây điều tra
(++++) : Rất phổ biến: >50% cây điều tra
Thu thập đầy đủ mẫu bệnh xuất hiện trên cây bệnh, sau đó đem về nuôi cấy giám định mẫu theo các tài liệu phân loại nấm bệnh của một số tác giả
3.4.2 Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính
Dựa vào kết quả điều tra thành phần bệnh hại, chúng tôi chọn ra những bệnh xuất hiện phổ biến để theo dõi diễn biến bệnh hại qua các tháng điều tra
Trang 28Điều tra biến động về tỉ lệ bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R%) được dựa theo phương pháp của TS Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS Hà Minh Trung ở Viện BVTV (1997) và phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật (1986)
Muốn biết được mức độ phân bố của bệnh hại, tiến hành điều tra tỉ lệ bệnh và quan sát thực tế trên luống gieo, lập các ÔDB (S = 1 m2)
Điều tra tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại theo phương pháp điều tra tỉ mỉ trong
ô, số lượng cây trong ô ≥ 30 cây Để tính tỉ lệ bị bệnh ta tiến hành xác định cây bị bệnh hay không bị bệnh để tính tỉ lệ bị bệnh (P%) theo công thức:
Cấp 0 : Không bị bệnh Cấp 1 : Từ 1-25% diện tích lá bị bệnh Cấp 2 : Từ 26-50% diện tích lá bị bệnh Cấp 3 : Từ 50-75% diện tích lá bị bệnh Cấp 4 : >75% diện tích lá bị bệnh Mức độ bị hại được đánh giá dựa theo chỉ số bệnh R% được tính theo công thức sau:
R% = nv*100
NV
Trang 29Cấp 0 : Không bị bệnh Cấp 1 : Chiều dài vết bệnh trên thân 5 – 10 cm Cấp 2 : Chiều dài vết bệnh trên thân 11 – 25 cm Cấp 3 : Chiều dài vết bệnh trên thân 26 – 50 cm Cấp 4 : Chiều dài vết bệnh trên thân > 50 cm Tính mức độ bị hại R% theo công thức
3.4.3 Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm
Nguồn bệnh: Mẫu bệnh được lấy từ các ô điều tra, mỗi ô lấy 3 - 4 mẫu sau đó tiến hành nuôi cấy phân lập và định danh tác nhân gây bệnh
Trang 30 Phương pháp thu thập mẫu bệnh
Cách lấy mẫu
Lấy mẫu từ các cây điều tra, tiến hành chọn những mẫu bệnh có triệu chứng từ khi mới xuất hiện cho đến khi bệnh có triệu chứng điển hình nhưng không quá già để tránh những nấm cộng sinh hay hoại sinh, khó cho việc xác định tác nhân gây bệnh chính Lấy những mẫu bệnh có những triệu chứng khác nhau, bộ phận trực tiếp lấy là: lá cây, thân cây, gốc, rễ Đầu tiên dùng kéo cắt những lá có triệu chứng bệnh, nhổ cả cây bị thối gốc, nấm hồng Sau đó, gói vào giấy báo cho vào bịch nilon, để nơi thoáng mát Trong túi đựng mẫu có ghi đầy đủ tên người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu
và tên loài cây lấy mẫu Đánh số thứ tự của hàng, ô điều tra trong lô, nơi lấy mẫu, mô tả đặc điểm của triệu chứng bệnh, các triệu chứng khác nhau được bỏ vào túi riêng biệt
Kiểm tra mẫu bệnh trong phòng thí nghiệm
Nếu lá có các dấu hiệu bệnh, kiểm tra vết bệnh dưới một kính lúp soi nổi Nếu
có các dấu hiệu của các nấm bệnh khác (sợi nấm, bào tử hoặc các cấu trúc sinh sản), cần chuẩn bị mẫu lam kính để quan sát dưới kính hiển vi Các chi gây bệnh đốm lá
thông thường có thể xác định được bao gồm Alternaria, Cercospora, Stemphylium,
Septoria và Phomopsis Có thể kích thích sự hình thành bào tử bằng cách để ẩm lá bị
bệnh trong điều kiện có ánh sáng Kiểm tra lá bệnh hàng ngày để tìm dấu hiệu của nấm bệnh (Ghi chú : nấm và vi khuẩn hoại sinh mọc nhanh trong môi trường ẩm nên có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai.)
Sử dụng kính lúp soi nổi
Kính lúp soi nổi được dùng để kiểm tra mẫu bệnh nhằm tìm ra các cấu trúc nấm nhỏ, như quả cành, đĩa cành, khối bào tử và quả thể với độ phóng đại thấp (tới khoảng x100) Với kính lúp soi nổi, có thể dễ dàng lấy và chuyển những cấu trúc nấm trên sang lam kính để chuẩn bị cho việc quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại cao hơn (tới x400)
Sử dụng kính hiển vi
Điều quan trọng là không được để vật kính bị xước hoặc chạm vào mặt thạch, nấm hoặc các mẫu nhuộm Các miếng lamen thường rất mỏng và nếu vỡ có thể làm đứt tay
Trang 31Điều chỉnh kính hiển vi :
1 Đặt một lam kính chứa mẫu trên bàn giữ của kính hiển vi
2 Bật đèn và điều chỉnh ánh sáng đến khoảng 50% độ sáng
3 Chỉnh mẫu thật nét với vật kính x10
4 Đóng màng ngăn quang trường của kính cho nhỏ lại
5 Chỉnh độ nét màng ngăn quan trường bằng cách thay đổi độ cao của tụ kính
6 Xoay hai nút chỉnh trung tâm tụ sáng cho đến khi vừa ra khỏi tầm nhìn (nghĩa là cho đến khi vừa lớn khung nhìn một chút)
8 Chỉnh màng chỉnh độ mở để nhìn rõ mẫu Số chỉnh (số độ mở) trên màng chỉnh độ mở nên vào khoảng 75% của số độ mở vật kính đang sử dụng
Chuẩn bị mẫu lam kính
Các mẫu bào tử nấm hoặc cấu trúc tạo bào tử như túi quả cành, quả thể bầu hoặc quả thể kín có thể được cố định trên lam kính trong nước
Cố định mẫu trong nước :
1 Nhỏ một giọt nước cất nhỏ lên lam kính
2 Đặt mẫu vào vị trí giọt nước, dưới một kính lúp soi nổi
3 Đặt lamen sao cho một cạnh chạm lam kính gần mép giọt nước
4 Từ từ hạ cạnh bên kia của lamen xuống sao cho lamen trùm lên trên giọt nước – phương pháp này giúp đẩy các bọt khí ra khỏi mẫu lam
5 Dùng một miếng giấy thấm hoặc giấy lọc để thấm đi phần nước thừa phía ngoài lamen
Các bào tử từ cây bị bệnh hoặc mẫu nấm được nuôi cấy nhân tạo có thể được lấy ra dùng một que cấy và đặt vào vị trí giọt nước
Các cấu trúc tạo bào tử lớn hơn cần được kiểm tra dưới kính lúp soi nổi, sau đó được đặt vào một giọt nước và làm dẹp bằng cách dùng một dụng cụ có bề mặt phẳng
ép nhẹ lên lamen Khi kiểm tra lại bằng mẫu lam, có thể phân biệt được quả cành và quả thể: quả cành chỉ chứa bào tử phân sinh trong khi cả quả thể kín và quả thể bầu chứa cả túi bào tử và bào tử túi
Các cấu trúc với mô mềm, như quả thể đĩa của Sclerotinia sclerotiorum, cần
dùng lưỡi dao cạo ướt hoặc dao mổ cắt thành những lát mỏng rồi đặt vào vị trí giọt
Trang 32 Nuôi cấy và phân lập
Nấm được nuôi cấy trong môi trường CMA, tách đơn bào tử và được định danh theo Buriess LW (1994)
Mẫu thu thập về để nơi thoáng mát và nuôi cấy ngay Nếu không kịp nuôi cấy thì phải được bảo quản trong tủ lạnh nhưng không quá 48 giờ Quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm gồm các bước sau:
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
Có nhiều môi trường khác nhau để nuôi cấy phân lập, ở đây chúng tôi chọn môi trường CMA
Môi trường CMA gồm (Bột bắp nhuyễn – Agar – Nước cất) theo tỉ lệ sau:
Bột bắp nhuyễn : 30 gr Agar : 17 gr Nước cất : 1000 ml Trên môi trường bắp thì các khuẩn lạc phát triển yếu hơn, trong lúc đó bào tử lại hình thành nhanh hơn
Cách nấu môi trường CMA
Khử trùng đĩa petri, giấy thấm, bong không thấm được sấy khử trùng ở nhiệt độ
to = 180oC trong 20 phút, phạm vi làm việc tẩy trùng bằng cồn 90oC
Nấu bột bắp trong 200 ml nước cất trong 1 tiếng, thỉnh thoảng khuấy đều Lọc
bỏ bã, thêm nước đủ 1000 ml Cho Agar vào và đun tan, nhắc xuống, đổ môi trường ra bình tam giác đem hấp khử trùng ở to = 121oC dưới áp suất P = 1,5atm trong 20 phút Môi trường sau khi hấp xong lắc đều đổ ra đĩa petri, lắc cho môi trường phân tán đều, sau đó, để yên trên mặt phẳng Đối với đĩa petri đổ khoảng 20 – 25 ml môi trường, còn ống nghiệm để khoảng 34 ống và để nghiêng; ống nghiệm được bịt bằng bông thấm
+ Thay đổi thời gian khử trùng bề mặt mẫu bệnh
Trang 33+ Gọt bỏ lớp ngoài mẫu bệnh
+ Điều chỉnh thành phần môi trường nuôi cấy (chẳng hạn như pH, dinh dưỡng
và nồng độ agar)
+ Thêm kháng sinh vào môi trường
Cồn êtyl (70%) là chất khử trùng bề mặt chuẩn cho các dụng cụ phòng thí nghiệm và các mẫu bệnh Dung dịch Javen cũng có thể được dùng làm chất khử trùng
bề mặt nhưng thường mất tác dụng nếu để lâu và tiếp xúc với ánh sáng Luôn luôn thấm khô mô bệnh trên giấy thấm đã khử trùng trước khi phân lập
Chọn mô mới bị bệnh để phân lập Không nên sử dụng các mô đã bị bệnh lâu bởi vì trên bề mặt các mô bệnh này thường có rất nhiều nấm và vi khuẩn hoại sinh phát triển
Bề mặt của mô cây thường có nhiều nấm và vi khuẩn hoại sinh, chúng cần phải được tiêu diệt trước khi có thể phân lập tác nhân gây bệnh Nhiều loại nấm
và vi khuẩn hoại sinh mọc rất nhanh trên môi trường phân lập, vì thế rất khó để phân lập tác nhân gây bệnh
Không dùng môi trường thạch đường khoai tây (PDA) hoặc môi trường hydrat cacbon để phân lập nấm từ các mô cây bị bệnh, nhất là nếu phân lập từ rễ Nấm và vi khuẩn hoại sinh mọc rất nhanh trên các môi trường hydrat cacbon và ức chế sự phát triển của nấm bệnh mọc chậm hơn
Sự thành công trong công việc phân lập nấm từ mô cây bị bệnh phụ thuộc vào một số yếu tố:
+ Loại mô bị bệnh (lá, thân, rễ)
+ Phương pháp khử trùng bề mặt
+ Thao tác cấy
+ Môi trường phân lập
+ Các điều kiện nuôi các đĩa phân lập
Phân lập từ lá
1 Lau sạch bàn làm việc bằng cồn êtyl 70%
2 Nhúng dụng cụ (kẹp và dao hoặc dao mổ) trong cồn êtyl 70% và hơ khô trên ngọn lửa (Cồn mêtyl có thể được dùng thay cho cồn êtyl)
Trang 344 Khử trùng bề mặt mô lá bằng cách dùng giấy mềm (giấy ăn) đã nhúng cồn êtyl 70% trong 5 giây, rửa lại trong nước vô trùng và để khô trên giấy thấm vô trùng
5 Dùng dụng cụ đã khử trùng cắt những miếng cấy nhỏ (khoảng 2 x 2 mm) từ phần ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh, sau đó cấy lên môi trường nghèo dinh dưỡng (như thạch nước cất [WA]) hoặc môi trường chọn lọc, đặt những miếng cấy gần mép đĩa
6 Đặt đĩa cấy ở nhiệt độ khoảng 250C, lí tưởng là trong điều kiện ánh sáng
7 Kiểm tra đĩa cấy hàng ngày, khi các tản nấm phát triển từ những miếng cây, cấy chuyền chúng (chú ý cắt ở mép ngoài tản nấm) sang môi trường như PDA, CMA hoặc
WA có chứa các miếng mô cây đã khử trùng (Các miếng mô cây đã được khử trùng kích thích sự hình thành bào tử, giúp cho việc giám định tác nhân gây bệnh)
8 Giám định lần cuối dùng mẫu cấy đã được làm thuần từ một bào tử nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của sợi nấm
Phương pháp khác để phân lập nấm gây bệnh đốm lá:
1 Đặt cả lá hoặc một mảnh lá trên giấy ẩm trong đĩa petri ở môi trường để ẩm
2 Đặt mẫu lá ở nhiệt độ khoảng 250C dưới ánh sáng để thúc đẩy việc tạo bào tử
3 Kiểm tra sau 1 - 2 ngày dưới kính lúp soi nổi để tìm bào tử hoặc các cấu trúc tạo bào tử như quả cành, đĩa cành hoặc khối bào tử
4 Thêm vào môi trường phân lập chứa WA một giọt axit lactic (làm giảm pH và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn) hoặc kháng sinh (như trong môi trường PDA)
5 Dùng một que cấy vô trùng cấy chuyền bào tử vào đĩa
Phân lập từ rễ và thân gỗ
1 Cắt bỏ các rễ phụ
2 Rửa mẫu trong nước với một chút nước tẩy rửa để loại bỏ đất và các tạp chất khác
3 Gọt bỏ lớp ngoài của thân hoặc rễ vì đây thường là nơi chứa các vi sinh vật hoại sinh
4 Bỏ đi phần dưới của thân nơi tiếp giáp với mặt đất Việc lựa chọn mô để phân lập phụ thuộc vào mức độ bệnh hại Không cố phân lập từ các mô bệnh đã cũ Lí tưởng nhất
là dùng các mẫu mô cấy lấy từ ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh
5 Phun xịt mẫu bằng cồn 70%
6 Hơ qua lửa để đốt bớt lượng cồn thừa, hoặc nếu thân mềm thì để cho cồn tự bay hơi
7 Cắt những miếng mô thân mỏng và cấy lên môi trường nghèo dinh dưỡng hoặc môi trường chọn lọc
Trang 35 Cách nuôi nấm bệnh trong môi trường nhân tạo
Dùng kéo cắt mẫu bệnh thành từng miếng nhỏ vuông khoảng 5 mm2 ( nhớ trước khi cắt mẫu bệnh chúng ta nên khử trùng kéo dưới ngọn đèn cồn ) phần mẫu bệnh cắt chứa cả phần bệnh và tiếp giáp với mô chưa có triệu chứng bệnh
Dùng dung dịch HgCl2 1% để khử trùng phần mẫu bệnh vừa mới cắt xong.Cho hết mẫu bệnh vừa cắt xong vào cốc, sau đó đổ dung dịch HgCl2 1% vào ngập mẫu bệnh và lắc đều, khoảng 3 - 4 phút ta dùng kẹp gắp lấy mẫu bệnh ra đặt trên giấy thấm
và đổ dung dịch HgCl2 1% đi Tiếp đến, ta rửa sạch mẫu bệnh bằng nước cất, việc này được thực hiện lặp lại khoảng 3 - 4 lần.Cuối cùng, ta dùng kẹp gắp hết mẫu bệnh vừa mới rửa đặt trên giấy thấm đã khử trùng cho ráo rồi cấy ngay vào môi trường nhân tạo Cấy vào đĩa petri có chứa môi trường CMA, mỗi đĩa petri chúng ta nên cấy khoảng 4 - 5 mẫu bệnh và quan sát sự sinh trưởng của nấm bệnh hàng ngày, giữ các đĩa này ở nhiệt
độ 25oC trong bóng tối đến khi hệ sợi nấm xuất hiện Quá trình trên được thực hiện trong tủ cấy vô trùng và đặc biệt mọi dụng cụ được sử dụng trong lúc cấy đều được khử trùng ( bằng cách nhúng vào cồn êtyl 70% và hơ dưới ngọn lửa đến khi khô), kể
cả tay của người cấy cũng được rửa bằng cồn êtyl 70% trước khi bắt đầu công việc Sau khi được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo khoảng 6 - 7 ngày, khi mà nấm
đã phát triển mạnh, chúng ta thực hiện giai đoạn cấy chuyền với mục đích để có giống nấm thuần Quá trình được tiến hành tại tủ cấy vô trùng
Lấy sợi nấm từ ống nghiệm cấy ngược lại đĩa petri, nuôi dưỡng ở nhiệt độ
25oC trong tối – khi bào tử nấm phát triển đầy đủ ở đĩa thứ hai thì tiến hành làm tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi quang học để xác định vật gây bệnh thông qua đặc điểm màu sắc giá thể, hình dạng, kích thước của hệ sợi nấm và bào tử sau
đó cấy chuyền lần nữa
Trên thế giới hiện nay sử dụng hai phương pháp để xác định nấm bệnh hại: định danh trực tiếp qua kính hiển vi soi nổi và định danh gián tiếp qua kính hiển vi quang học
Làm tiêu bản
Nhỏ một giọt lactose phenol lên lam kính, dùng que khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn khều nhẹ sợi nấm trong đĩa petri Sau đó, đặt vào giọt lactose phenol vừa mới
Trang 36là được Dùng đầu ngón tay cái ghì nhẹ trên lamen với mục đích sợi nấm càng tách ra càng tốt Quá trình này được thực hiện tại tủ cấy vô trùng
nghiệm ngoài vườn
Nguồn nấm dùng để thử thuốc được phân lập từ cơ chất tự nhiên và cấy chuyền nấm ra đĩa petri, ủ ở nhiệt độ phòng một tuần trước khi tiến hành thử thuốc
Mỗi thuốc được thử nghiệm ở ba mức nồng độ (thấp nhất, trung bình và cao nhất) theo nồng độ khuyến cáo Mỗi nồng độ được xem là một công thức có ba lần lặp lại ( tương ứng với ba đĩa petri)
Môi trường sử dụng thuốc là PGA vì môi trường này trong suốt, để quan sát khuẩn lạc nấm và có chứa nhiều tinh bột, giúp nấm phát triển thể sợi mạnh hơn Các thuốc trừ nấm bệnh được pha lỏng trong môi trường PGA đã nấu chảy ở các nồng độ thí nghiệm rồi đổ vào các đĩa petri và để cho môi trường đông lại Dùng dụng cụ xắn khuẩn để lấy những miếng môi trường có chứa nấm, có kích thước đều nhau và lấy sao cho miếng nấm này có cùng độ tuổi là tốt nhất (trên những đường cách đều tâm đĩa) Dùng que cấy đưa những miếng nấm này vào môi trường có chứa thuốc Tất cả thao tác phải được tiến hành trong điều kiện vô trùng Công thức đối chứng là nấm được cấy vào môi trường dinh dưỡng PGA bình thường không có thuốc
Trang 37Bảng 3.1: Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trong thí nghiệm
Số TT Tên thuốc Nồng độ sử dụng (%)
1 Altracol 70 BHN
0,3 0,4 0,5
2 Alvin 5SC
0,2 0,3 0,4
3 Vinben C 50 BTN
0,2 0,3 0,4
4 Copper BWP
0,2 0,3 0,4
5 Forwanil 75 BTN
0,3 0,4 0,5
3.4.4.2 Thử nghiệm thuốc ngoài vườn
Chọn các cây có triệu chứng phát triển, chọn 30 cây cho 3 lần lặp lại Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên
Cách phun thuốc: Các nghiệm thức thuốc xử lý được phun theo nồng độ khuyến cáo, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày
Chỉ tiêu theo dõi: Lấy chỉ tiêu về tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh trước, sau khi phun lần1:16 ngày và 10 ngày sau khi phun lần 2
Trang 38 Thí nghiệm thử thuốc ngoài vườn đối với bệnh nấm hồng vườn giống keo lai Vật liệu: Các loại thuốc khảo sát hiệu lực phòng trừ
Bảng 3.2: Các thuốc trị bệnh nấm hồng sử dụng ngoài vườn
STT Tên thuốc Dạng thuốc Nồng độ xử lý (%
thương phẩm)
1 Validamycin 5SL Nước 3,0
2 Validacin 3L Nước 2,0
3 Sumi Eight 12.5WP Bột thấm nước 2,0
4 Calixin Ready Mixed Mỡ 2,24
Trang 39 Cây khỏi bệnh: vết bệnh tái, nấm không lan rộng
Cây chưa khỏi bệnh: nấm vẫn phát triển, vết bệnh lan dài, vỏ khô, nứt bong ra, nấm có màu hồng, xuất hiện chồi bất dục dưới vết bệnh
Trang 40Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình thời tiết từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thủy văn tại tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng sân bay Biên Hòa - Đồng Nai)
Đề tài đã được thực hiện từ đầu tháng 09/2008 đến cuối tháng 02/2009 Đây là giai đoạn của những tháng gần cuối mùa mưa và bắt đầu chuyển sang mùa khô, nhiệt
độ bình quân 27,2oC; ẩm độ không khí tương đối cao nên đó cũng là những điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tồn tại, phát triển và xâm nhiễm vào cây chủ thích hợp với nó
4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của một số loại bệnh hại chính ở vườn giống
cây keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)
Qua thời gian điều tra thu thập và phân lập mẫu bệnh trên vườn giống cây keo lai giai đoạn vườn ươm tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã phát hiện được 6 loại bệnh, do 7 loại nấm gây ra Số tác nhân gây hại nhiều hơn số bệnh là do có bệnh do 2
Tháng điều tra
Nhiệt độ bquân ( o C)
Độ ẩm bquân (%)
Tổng số giờ nắng (giờ)
09/2008 27,8 89 144 10/2008 28,6 89 216 11/2008 27,9 88 240 12/2008 26,8 83 432 01/2009 24,5 80 744 02/2009 27,8 72 552