BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH TRÊN ĐẬU CÔVE VÀ ĐẬU ĐŨA - HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU ĐỤ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH TRÊN ĐẬU CÔVE VÀ ĐẬU ĐŨA - HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ MỘT SỐ THUỐC TRỪ
SÂU ĐỤC TRÁI (Maruca testulalis Geyer) TRÊN
ĐẬU ĐŨA TẠI HÓC MÔN VÀ CỦ CHI
– TP HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TIẾN BƯỚC
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 – 2009
Trang 2THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÍNH TRÊN ĐẬU CÔVE VÀ ĐẬU ĐŨA - HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU ĐỤC
TRÁI (Maruca testulalis G.) TRÊN ĐẬU ĐŨA TẠI
HÓC MÔN VÀ CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH
Tác giả
NGUYỄN TIẾN BƯỚC
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu
cấp bằng kỹ sư Nông Nghiệp Ngành Nông Học
Giáo viên hướng dẫn
ThS LÊ CAO LƯỢNG
Tháng 08/ 2009
Trang 3LỜI CẢM TẠ
- Thành kính ghi ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ
- Cảm ơn các anh chị em, cùng người thân trong gia đình đã động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt cho con học tập
Chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường
- Quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tình dạy bảo những kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập
- Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tp.HCM đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
- Công ty Hoá Nông Hợp Trí đã hỗ trợ thông tin và nguồn thuốc BVTV cho thí nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài
- Gia đình chú Lê Văn Bé (Địa chỉ: 23/3C Tổ 12, Ấp 3, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, Tp.HCM) tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến:
+ Thầy Th.S Lê Cao Lượng
+ Chị Thoa, Anh Hà và Anh Lộc (Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Tp.HCM)
Đã tận tình hướng dẫn cho tôi những lời khuyên quý báu giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này
- Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị khoa Nông Học, tập thể lớp Nông Học 31A, tất cả các bạn luôn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện
đề tài
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009
Trang 4TÓM TẮT
NGUYỄN TIẾN BƯỚC, Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009
Đề tài nghiên cứu: “Thành phần sâu hại chính trên đậu côve và đậu đũa – hiệu lực
phòng trừ một số thuốc trừ sâu đục trái (Maruca testulalis G.) trên đậu đũa tại
Hóc Môn và Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh”
Đề tài được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2009 với ba nội dung sau:
Nội dung 1: Điều tra hiện trạng canh tác đậu côve Tại Thành Phố Hồ Chí Minh (ở hai huyện Hóc môn và Củ Chi là hai huyện trồng đậu côve chủ yếu tại Tp HCM) Chọn 40 hộ canh tác đậu côve ngẫu nhiên tại hai huyện Hóc môn và Củ Chi để điều tra tình hình canh tác Để nắm được khái quát tình hình canh tác đậu côve tại Tp.HCM
Nội dung 2: Điều tra thành phần sâu hại chính trên đậu côve và đậu đũa Đồng
thời tiến hành điều tra diễn biến sâu đục trái đậu (Maruca testulalis G.) trong quá trình sinh trưởng đậu côve và điều tra mức độ gây hại trên trái của sâu đục trái (Maruca
testulalis G.) trên đậu côve và đậu đũa
Nội dung 3: Xác định hiệu lực 4 thuốc trừ sâu sinh học Actimax 50 WDG
(Emamectin benzoate), Brightin 1,8 EC (Abamectin), Condor (Bacillus thurgiensis var Kurstaki) và Nimbecidine (Azadizachtin) lên sâu đục trái (Maruca testulalis G.)
trên đậu đũa Tìm ra loại thuốc có hiệu quả phòng trừ cao nhất trong một số loại thuốc trừ sâu sinh học trên
Kết quả điều tra tình hình canh tác đậu côve tại Tp.HCM năm 2009, cho thấy
đa nông dân đã sử dụng giống do công ty sản xuất, một số ít nông dân sử dụng giống địa phương và họ đã nhận diện được một số sâu hại gây hại phổ biến trên cây đậu côve Đồng thời nông dân đã biết sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc trừ sâu nhằm tránh sự kháng thuốc của sâu lên thuốc trừ sâu Tuy nhiên một số hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu quá liều so với khuyến cáo của nhà sản xuất đưa ra trên bao bì nên làm tăng khả năng tồn dư dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm sau thu hoạch
Kết quả điều tra thành phần sâu hại chính trên đậu côve và đậu đũa đã ghi nhận
có 11 loài sâu hại chính gây hại trên đậu côve và 9 loài sâu hại chính gây hại chính gây hại trên đậu đũa
Trang 5Kết quả xác định hiệu lực thuốc trừ sâu sinh học lên sâu đục trái (Maruca
testulalis G.) trên đậu đũa cho thấy hiệu lực thuốc sau xử lý cao nhất ở công thức xử lý
thuốc Brightin 1,8 EC (Abamectin)
Trang 62.1 Điều kiện tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 3
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại 6
2.3.1 Nguồn gốc và phân loại 12
Trang 72.3.2 Giá trị dinh dưỡng 13
2.4 Tìm hiểu một số sâu hại chính trên đậu côve, đậu đũa 17
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 32
3.2 Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 32
3.3.1 Điều tra hiện trạng canh tác cây đậu côve 32
Trang 83.3.3 Hiệu lực một số thuốc sinh học lên sâu đục trái (M testulalis
4.1 Hiện trạng canh tác cây đậu côce tại Thành Phố Hồ Chí Minh 394.2 Một số sâu hại chính và biến động của sâu đục trái gây hại trên
đậu côve, đậu đũa tại Tp.HCM năm 2009 464.2.1 Một số sâu hại chính trên đậu côve và đậu đũa tại Tp.HCM
4.2.2 Diễn biến mật số sâu đục trái đục trái và tỷ lệ trái bị hại trên
đậu côve, đậu đũa tại Tp.HCM năm 2009 484.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên tỷ lệ sâu chết và hiệu lực một
số thuốc sinh học lên sâu đục trái (Maruca testulalis G.) trên
ruộng đậu đũa 524.3.1 Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên tỷ lệ sâu chết trên ruộng đậu
đũa 52
4.3.2 Hiệu lực một số thuốc sinh học lên sâu đục trái (Maruca
testulalis G.) trên ruộng đậu đũa 55
Trang 9LSD : Least Significant Differences
NSP : Ngày sau phun
TBTLTBH : Trung bình tỷ lệ trái bị hại
TGĐT : Thời gian điều tra
TGST : Thời gian sinh trưởng
TLSC : Tỷ lệ sâu chết
TLTBH : Tỷ lệ trái bị hại
Tp HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh
TSTBH : Tổng số trái bị hại
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng phân bố loại phân và liều lượng bón trên đậu côve cho 1 ha 11
Bảng 2.2 Bảng phân bố loại phân và liều lượng bón trên đậu đũa cho 1 ha 16
Bảng 3.1 Nồng độ hoạt chất của 4 loại thuốc trong TN 35
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác đậu côve tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 39
Bảng 4.2 Kỹ thuật canh tác đậu côve tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 40
Bảng 4.3 Bảng chăm sóc, bảo vệ và nhận thức về sâu hại trên đậu côve của
.người dân Thành Phố Hồ Chí Minh 42Bảng 4.4 Thành phần sâu hại chính trên đậu côve và đậu đũa tại Thành Phố
Bảng 4.5 Mật số sâu và tỷ lệ trái bị hại do sâu đục trái M testulalis G gây hại
trên đậu côve tại Tp.HCM năm 2009 49
Bảng 4.6 Mật số sâu và tỷ lệ trái bị hại do sâu đục trái M testulalis G gây hại
trên đậu đũa tại Tp.HCM năm 2009 51Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc lên tỷ lệ sâu chết trên ruộng đậu đũa 54
Bảng 4.8 Hiệu lực các loại thuốc trừ sâu đục trái Maruca testulalis Geyer trên
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
TrangHình 2.1 Bản đồ hành chánh Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận 4Hình 3.1 Sơ đồ điều tra thành phần sâu hại chính trên đậu côve tại
Tp.HCM
33
Hình 3.2 Bốn loại thuốc sử dụng trong TN xác định hiệu lực thuốc 35Hình 3.3 Khu TN xác định hiệu lực thuốc trừ sâu sinh học lên sâu đục trái
(Maruca testulalis G.) trên đậu đũa 36
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí TN xác định hiệu lực thuốc trừ sâu đục trái trên đậu
đũa 37Hình 4.1 Ấu trùng sâu đục trái (Maruca testulalis G.) 44
Hình 4.2 Thành trùng sâu đục trái (Maruca testulalis G.) 44
Hình 4.3 Triệu chứng gây hại của rầy mềm (Aphis craccivora Koch.) trên
đậu đũa 44Hình 4.4 Ấu trùng của sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hb 44Hình 4.5 Đậu côve 25 ngày sau gieo trồng không phủ bạt tại xã Phước
Hình 4.6 Đậu côve 30 ngày sau gieo trồng phủ bạt tại xã Xuân Thới Sơn
Hình 4.7 Một số hình ảnh về chứng triệu gây hại của sâu đục trái (M
Hình 4.8 Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fab.) 46Hình 4.9 Một số triệu hình ảnh về chứng gây hại của sâu đục trái (M
testulalis G.) trên trái đậu đũa 50
Hình 4.10 Triệu chứng gây hại của dòi đục lá đậu (Liriomyza sativae B.) 50
Đồ thị 4.1 Mật số sâu và tỷ lệ trái bị hại do sâu đục trái M testulalis G gây
hại trên đậu côve tại Tp.HCM năm 2009 49
Đồ thị 4.2 Mật số sâu và tỷ lệ trái bị hại do sâu đục trái M testulalis G gây
hại trên đậu đũa tại Tp.HCM năm 2009 52
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rau là loại cây ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm Là loại cây có vai trò quan trọng trong luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải tạo đất làm tăng độ phì đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trong nhóm đậu thì đậu côve (Phaseolis vulgaris L ), đậu đũa (Vigna
unguiculata var sesquipedalis) là có hàm lượng protein, sắt, canxi, vitamin B cao hơn
và có hương vị ngon hơn các giống đậu khác cho nên có nhu cầu tiêu thị lớn trong thụ trường Tuy nhiên, do tiềm năng phát triển cây rau của nước ta chưa được quan tâm đầy đủ, đa số chỉ sản xuất riêng lẻ, tự phát từng hộ nông dân và thường xuyên bị sâu hại và bệnh hại tấn công Chúng là nguyên nhân làm giảm năng suất, phẩm chất của sản phẩm và dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp trong quá trình sản xuất của người nông dân Hầu hết các ruộng đậu côve, đậu đũa ở Thành Phố Hồ Chí Minh đều bị sâu đục
trái đậu (Maruca testulalis G.) gây hại
Sâu đục trái đậu (Maruca testulalis G.) là một trong những nguyên nhân làm
giảm năng suất, phẩm chất của sản phẩm đậu côve Do chúng gây hại vào thời kỳ ra hoa và đậu trái nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và đồng thời là loại sâu hại khó phòng trị
Sâu đục trái có hầu hết các loại cây trồng thuộc họ đậu, nguy cơ bùng phát thành dịch là rất nguy hiểm Vì vậy việc nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc nông dược lên sâu đục trái đậu là rất cần thiết Tuy nhiên, việc điều tra nghiên cứu về sâu hại, bệnh hại đậu côve vẫn chưa nhiều, chưa được quan tâm đầy đủ Mặc dù thực tế các vùng ruộng trồng đậu côve, đậu đũa đều bị sâu đục trái gây hại
Hơn nữa, hiện nay bà con nông dân canh tác đậu côve và đậu đũa sử dụng thuốc BVTV vượt quá liều lượng khuyến cáo trên bao bì nhưng hiệu quả xử lý thuốc mang lại không cao, điều này làm tăng khả năng tồn lưu dư lượng thuốc BVTV trên trái sau thu hoạch là rất lớn, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sức khoẻ của người tiêu dùng
Trang 13Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên và được sự phân công của khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của thầy
ThS Lê Cao Lượng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu hại chính trên đậu côve và đậu đũa – hiệu lực phòng trừ một số thuốc trừ sâu đục trái
(Maruca testulalis Geyer) trên đậu đũa tại Hóc Môn và Củ Chi – Tp Hồ Chí
Minh”
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
- Khái quát được tình hình canh tác đậu côve tại Tp.HCM năm 2009
- Xác định thành phần sâu hại chính, diễn biến mật số sâu đục trái (Maruca
testulalis G.) và mức độ gây hại của sâu đục trái trên đậu côve và đậu đũa
- Xác định hiệu lực phòng trừ sâu đục trái (Maruca testulalis G.) của một số
thuốc trừ sâu sinh học trên đậu đũa tại huyện Hóc Môn, Tp HCM
- Tiến hành xác định hiệu lực các loại thuốc Actimax 50 WDG (Emamectin
benzoate), Brightin 1,8 EC (Abamectin), Condor (Bacillus thuringiensis var Kurstaki)
và Neembecidine (Azadizachtin) để tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ sâu đục trái
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài tiến hành trong thời gian ngắn từ tháng 02 đến 06 năm 2009 tại hai huyện Hóc Môn và Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên Tp Hồ Chí Minh
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10 ’ – 10 0 38 ’ vĩ
độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang (Nguồn: Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM)
2.1.2 Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây Được chia thành 3 tiểu vùng địa hình:
- Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m
- Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn Vùng này có độ cao trung bình 5 – 10 m
- Vùng cao nằm ở phía Bắc – Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện
Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 – 25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9) (Nguồn: Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM)
2.1.3 Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết Tp.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
Trang 15Hình 2.1 Bản đồ hành chánh Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
(Nguồn: Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM)
Trang 16quan sâu sắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy những đặc trưng khí hậu Tp.HCM như sau:
- Nhiệt độ không khí trung bình 270C Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng
có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 – 280C Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao, đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị
- Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó hai tháng (tháng 6
và tháng 9) thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều,
có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam
và Tây Nam
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%, bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%, bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây –Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam – Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s Về cơ bản Tp.HCM thuộc vùng không
có gió bão Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El–Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ (Nguồn: Uỷ ban Nhân dân Tp.HCM)
Trang 172.2 Cây đậu côve
2.2.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại
2.2.1.1 Nguồn gốc
Đậu côve có nguồn gốc Trung Mỹ, theo Varilov thì Nam Mexico và vùng ấm
áp của Guatemata là trung tâm thứ nhất, còn Pêru, Ecuador, Bolivia là trung tâm thứ hai Người ta tìm thấy đậu côve ở mồ mả khai quật của người Pêru cách đây khoảng
7000 năm Đậu côve từ Nam Mêxico, Guatemata và Coxtarica được truyền bá đến hai miền Bắc Mỹ và Nam Mỹ Cho tới nay đậu côve được truyền bá khắp các Châu Lục (Trần Thị Ba, 2007)
Loài Phaseolis vulgaris có hai loài phụ:
Phaseolis vulgaris savi subsp volubilis Dekap T : đậu leo Phaseolis vulgaris savi subsp nanus Dekap T: đậu lùn hay đậu bụi
Tên khoa học: Phaseolis vulgaris L
Tên tiếng anh: freach bean, snap bean, string bean
2.2.2 Giá trị dinh dưỡng
Trái non chứa khoảng 2,5 % đạm, 0,2 % chất béo, 7 % chất đường bột và đặc biệt nhiều vitamin A và C và chất khoáng, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh Ở các nước Châu Á như Ân Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanka, Bangladesh hột đậu côve khô được sử dụng trong các bữa ăn kiêng (Trần Thị Ba, 2007)
Trong quả đậu côve leo có chứa chất Glucoquinin và nhiều axit silicic Vỏ quả đậu là thuốc lợi tiểu và có thể làm giảm lượng đường huyết của người bị bệnh đái tháo
Trang 18nước trong vài giờ chờ cho mềm rồi đun nhanh và để cho ngấm, dùng trị thủy thũng và đái đường Nước sắc vỏ quả đậu chỉ có tác dụng chống đỡ chứ không điều trị lành hẳn bệnh đái tháo đường (Nguồn: Sở Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội, 2009)
2.2.3 Đặc điểm thực vật học
+ Hệ rễ: Đậu côve bao gồm rễ chính và rễ bên (rễ phụ):
Rễ chính: Nhìn chung hệ rễ đậu côve kém phát triển, sự phân bố trong đất hạn hẹp, phân bố chủ yếu trên tầng đất 20 – 30 cm, trong bán kính 50 – 70 cm Rễ chính ngắn nhưng nếu phát triển trên đất tơi xốp thì có thể ăn sâu tới 1 m
Rễ bên (rễ phụ): Ăn nông cạn Vi khuẩn nốt sần (Rhizobium bacteria) phát triển
trên rễ phụ Hệ rễ đậu côve không chịu ngập úng
+ Thân: Là loại thân thảo hàng năm, chỉ có ít loài là cây lưu niên
Căn cứ vào chiều cao chia làm hai nhóm:
a Nhóm leo
Cây leo dạng sinh trưởng vô hạn, chiều cao có thể đạt 2 – 3 m Trên cây có nhiều đốt cho nhiều hoa, số đốt ra hoa có thể lên tới 25 hoặc nhiều hơn Vì vậy giống đậu côve leo thường cho năng suất cao hơn giống đậu côve lùn Cho nên trong kỹ thuật trồng trọt cần phải làm giàn
b Nhóm bụi (dạng lùn)
Chiều cao của cây đậu côve lùn cao không quá 65cm, dạng sinh trưởng hữu hạn, số đốt trên thân ít nên số hoa trên cành không nhiều Vì vậy năng suất thường thấp hơn đậu côve leo Trong sản xuất không cần phải làm giàn, cần tăng mật độ hợp
lý để tăng năng suất trên một đơn vị diện tích
Hiện nay sản xuất đậu côve leo chiếm ưu thế hơn đậu côve lùn
+ Lá: Lá đậu côve thuộc lá kép lông chim gồm 3 lá chét, lá mọc cách trên thân
Màu sắc lá thay đổi theo giống, mặt lá thường phẳng hơi nhám
` + Hoa: Hoa lưỡng tính có cấu tạo hoàn chỉnh, hoa gồm 10 nhị, 9 trong số này
bao quanh nhụy, còn 1 nhị nhỏ hơn riêng lẻ Hoa tự thụ phấn, một số thụ phấn chéo (nhờ ong) Màu sắc hoa thường đa dạng và phong phú
+ Quả: Hầu hết quả đậu côve có chiều dài dài hơn chiều rộng Chiều dài của
quả từ 8 – 20 cm Chiều rộng quả nhỏ hơn 1 đến vài cm, điều này phụ thuộc vào giống Đầu mút quả có thể tròn, nhọn dài hoặc hình kim Hầu hết quả đậu côve thường
Trang 19thẳng, một số quả cong Màu sắc quả khi còn non thì có màu xanh, xanh thẩm hoặc hơi vàng
+ Hạt: Số hạt trong quả là một đặc điểm khác của đậu côve, số hạt trong quả từ
3 – 8 hạt Kích thước hạt và khối lượng hạt thay đổi trong quá trình chín Chiều dài hạt
từ 5 – 20 mm, khối lượng hạt từ 0,15 – 0,8 g Hình dạng hạt thay đổi theo giống, thường có dạng tròn, hình cầu, hình thận hay hình trứng Màu sắc quả khi chín cũng rất đa dạng, có thể một màu đồng nhất hay nhiều màu tổng hợp
2.2.4 Yêu cầu điều kiện sống
Khí hậu: Cây đậu côve thích hợp khí hậu ấm áp, ôn hoà, không chịu nhiệt độ cao nhưng khả năng chống chịu rét kém
Hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ khoảng 10oC, thích hợp nhất ở 25 – 30oC Cây sinh trưởng phát triển trong phạm vi 15 – 25oC, thích hợp nhất 20 – 25oC Nhiệt độ cao trên 30oC dễ bị rụng nụ, rụng hoa Dạng đậu côve lùn mẫn cảm với nhiệt độ cao hơn dạng cây đậu côve leo, nhất là ở thời kỳ ra hoa Khi gieo gặp thời tiết giá lạnh hạt giống dễ bị thối Ở giai đoạn quả hình thành và phát triển, thích hợp nhiệt độ mát mẻ, khoảng 20 – 27oC
Hầu hết các giống đậu hiện nay có phản ứng trung bình với thời gian chiếu sáng Thiếu ánh sáng năng suất đậu thường giảm Dạng bụi có khả năng chụi che bóng hơn dạng leo
Hệ rễ đậu côve thuộc loại rễ cạn, ăn nông, thân lá lại phát triển nhiều, nên khả năng chịu hạn và chịu úng đều rất kém, ngoại trừ một số giống đậu lùn có khả năng chịu hạn khá Thiếu nước cây sinh trưởng kém, hoa rụng nhiều, quả nhỏ và nhiều xơ Ngược lại ngập úng, đất thiếu oxy làm cho bộ rễ phát triển kém, dễ bị bệnh, ảnh hưởng xấu đén sinh trưởng và phát triển của cây Độ ẩm thích hợp 70 – 80% Giai đoạn cây nhỏ 2 – 3 lá thật và khi ra hoa kết quả rất cần đủ ẩm, nếu bị khô hạn ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất cây đậu côve
Đất và dinh dưỡng: Cây đậu côve trồng được nhiều loại đất Tuy vậy trên loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu dinh chất dinh dưỡng cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao Vì vậy đậu côve thường được trồng ở vùng đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ
và đất pha cát, nhiều mùn và thoát nước tốt Trên các loại đất này, bộ rễ không những
Trang 20cộng sinh, càng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt hơn Cây đậu côve kém chịu mặn Độ pH đất thích hợp 6,0 – 6,5
Cây đậu thích hợp trên đất luân canh với lúa nước hoặc các cây rau màu khác
họ đậu Trên đất luân canh, cây đậu ít sâu bệnh hơn, còn góp phần cải tạo đất
Yêu cầu dinh dưỡng của cây đậu côve cũng khá lớn Ngoài các chất đa lượng đạm, lân, kali, cây rất mẫn cảm với các chất trung và vi lượng
Đạm (N) có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng, làm tăng khối lượng thân lá, và tăng
số lượng hoa và quả, do đó có tính quyết định đến năng suất Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, ra hoa muộn, ít hoa, chất lượng giảm, sâu bệnh nhiều
Lân (P) cần thiết cho sự phát triển của rễ, thúc đẩy hình thành nốt sần, cây sinh trưởng tốt, nâng cao chất lượng trái đậu thu hoạch Thiếu lân hệ rễ phát triển yếu, ít nốt sần, do đó ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây Biểu hiện thiếu lân là mặt trên lá có những vết đỏ tím, lá rụng sớm
Kali (K) thúc đẩy quá trình quang hợp, tăng khả năng chống chịu của cây với sâu bênh và các điều kiện bất lợi, tăng chất lượng trái (nhất là tăng lượng vitamin C) Thiếu kali bìa lá thường bị khô héo, lá non kém tươi
Cây đậu côve rất mẩn cảm thiếu hụt các nguyên tố trung và vi lượng như canxi (Ca), mangan (Mn), kẽm (Zn) và sắt (Fe) Trên các loại đất xấu, chua, bón ít phân hữu
cơ, thường bị thiếu chất vi lượng, ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu Ngoài việc bón phân hữu cơ và các phân khoáng, việc phun bổ sung phân bón lá
để cung cấp thêm chất vi lượng cho cây (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007)
2.2.5 Kỹ thuật canh tác
2.2.5.1 Thời vụ
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có thể trồng đậu côve quanh năm, nhưng vụ chính là vụ Đông xuân gieo vào tháng 11 – 12 dương lịch, lúc này thời tiết mát mẽ khô ráo nên hoa trái phát triển thuận lợi, cho năng suất cao nhất
Vụ Hè Thu nên gieo sớm vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 dương lịch, vì gieo càng trễ mưa nhiều bệnh càng phát triển nên năng suất thấp
Trang 212.2.5.3 Phân bón và liều lượng
Bón lót (tính cho 1000 m2): Phân chuồng hoai 2 – 3 tấn + 20 kg super lân + 10
kg urê + 8 kg clorua kali Rải phân theo rạch hoặc hốc trồng Nếu đất chua bón thêm
80 – 100 kg vôi bột trộn đều với đất khi cày bừa lần cuối
Bón thúc (tính cho 1000 m2):
Lần 1: 12 – 15 ngày sau gieo: 10 kg urê + 8 kg KCl
Lần 2: khi ra hoa rộ, bắt đầu có quả: 15 kg urê + 8 kg KCl
Nếu dùng phân NPK thì tính theo lượng phân đạm, lân, kali tương ứng Cách bón là hoà phân với nước rồi tưới gốc hoặc rải phân quanh gốc rồi tưới nước (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007)
Theo TS Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), lượng phân bón cho 1 ha đậu côve ở Nam Bộ thường dùng là:
Trang 22Loại phân và cách bón cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Bảng phân bố loại phân và liều lượng bón trên đậu côve cho 1 ha
Loại phân Tổng
số Bón lót
Tưới dặm (5 – 10 NSG)
Bón thúc (20 – 25 NSG)
Bón nuôi trái (45 – 55 NSG)
Theo TS Tạ Thu Cúc (2005), lượng phân bón cho 1 ha đậu côve ở các tỉnh phía
Bắc là 15 – 20 tấn phân chuồng hoai + 60 – 90 kg N + 60 – 90 kg P2O5 + 90 – 100 kg
K2O Nếu đất chua bón 1.000 – 1.500 kg vôi Phương pháp bón lót là toàn bộ phân
chuồng và phân lân cùng với 1/3 kali và 1/4 đạm Số lượng kali và đạm còn lại chia
bón thúc 3 – 4 lần vào các thời kỳ cây nhỏ (3 – 4 lá thật), ra hoa, có quả non và sau khi
hái quả đợt đầu
Theo quy trình đậu côve “Hai mũi tên đỏ” để trồng đậu côve đạt năng suất cao,
tỷ lệ giữa các loại phân bón như sau: 12,94 kg N : 17,82 kg : 20,8 kg K (1 : 1,4 : 1,6)
Loại phân và lượng phân bón cho 1000 m2:
(Theo quy trình trồng đậu côve “Hai mũi tên đỏ”, Công ty Liên Doanh Hạt
Giống Đông Tây)
Trang 232.2.5.4 Chăm sóc
a Tưới nước: Tưới bằng thùng vòi búp sen, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và
buổi chiều Tưới nhiều lúc ra hoa trái rộ Nếu điều kiện đất và nước cho phép, nên dùng phương pháp tưới thấm vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi
b Làm giàn: Khi cây bỏ vòi thì bắt đầu làm giàn Cây giàn dài 2,5 – 3 m, có
thể dùng sậy già để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3 m Một số nơi nông dân dùng sóng lá dừa để làm giàn, cắm giàn theo hình chữ X, phần chót lá cột dính nhau Giàn này có thể sử dụng được 2 – 3 mùa, số lượng cây làm giàn từ 40.000 – 50.000 cây/ha Giàn lưới đang được ưa chộng thay thế cho giàn chà le, sậy
2.2.5.5 Thu hoạch
Với giống đậu lùn thời gian sinh trưởng ngắn, sau khi gieo hạt 45 – 55 ngày là
có thể thu hoạch trái đậu dùng làm rau Với các giống đậu leo thường sau gieo 55 – 65 ngày cho thu hoạch lứa trái đầu tiên Sau đó trung bình 2 – 3 ngày thu hoạch một lần Thời gian thu hoạch kéo dài 20 – 25 ngày
Hái quả vừa phải, không già và cũng không non quá để đảm bảo năng suất và chất lượng quả Nên thu hoạch vào buổi sáng hoặc chiều mát, trời khô ráo Khi hái quả nên cẩn thận để không làm hư các hoa lứa sau
Thu hoạch xong bó thành gói nhỏ, đựng trong sọt tre lót lá, không đựng trong bao bì vì dễ làm dập nát và gãy quả Cần có kế hoạch tiêu thụ kịp thời để tránh hư hao
và đảm bảo chất lượng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007)
2.3 Cây đậu đũa
2.3.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại
2.3.1.1 Nguồn gốc
Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vigna
unquiculata) được trồng nhiều ở Trung Quốc, vùng Đông Nam Châu Á như Thái Lan,
Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và mở rộng sang Châu Phi
Trang 24Tên khoa học: Vigna unguiculata var sesquipedalis
Tên tiếng anh: Yard long bean
2.3.2 Giá trị dinh dưỡng
Theo Grubben G.J.H, 2005, thành phần trong 100g quả đậu đũa như sau: 89 g nước; 3,0g protein, 0,5g chất béo; 5,2g carbohydrat; 1,3g chất xơ; 44mg Ca; 54mg P; 1,3 mg Fe; 167 IU vitamin A; 0,07mg vitamin B1; 28 mg vitamin C có giá trị năng lượng là 125 KJ/100g Đậu đũa là loại rau rất quan trọng trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Đông Nam Á (trích dẫn theo Nguyễn Thị Kim Hồng, 2002)
2.3.3 Đặc tính thực vật học
Đậu đũa có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng ăn sâu dưới đất 0,6 – 1,0m Do
có bộ rễ khoẻ nên đậu đũa yêu cầu đối với phân và đất không quá nghiêm khắc (Tạ Thu Cúc, 2005)
Thân có góc cạnh, không lông, mắt thân thường có màu tím Dựa vào đặc điểm thân được chia thành 2 nhóm giống là nhóm giống đậu lùn và nhóm giống đậu leo
+ Đậu lùn
Cây cao 50 – 70 cm, trái ngắn 30 – 35 cm, thịt trái chắc, ăn ngon, sai trái, thu hoạch tập trung Đậu lùn thu ít lứa, thời gian sinh trưởng ngắn 70 – 75 ngày, năng suất thấp hơn đậu leo
+ Đậu leo
Có rất nhiều giống như giống đậu hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và hạt trắng đen Thân sinh trưởng vô hạn, canh tác phải làm giàn, trái dài 40 – 70 cm tùy giống, màu trái thay đổi từ xanh nhạt (giống hạt trắng) đến xanh rất đậm (giống hạt
Trang 25đen) Năng suất, phẩm chất trái, khả năng thích nghi điều hiện thời tiết của các giống rất cũng khác nhau Giống hạt trắng cho trái thịt dày, ăn ngon, năng suất cao và thường trồng trong mùa nắng Giống hạt đỏ và hạt đen cho trái thịt mỏng, ăn giòn, thích hợp canh tác trong mùa mưa Đậu leo cho năng suất từ 18 – 25 tấn/ha
Lá đậu đũa thuộc loại lá kép gồm 3 lá chét, với cuống dài, lá mọc xen kẻ, mặt lá
ít lông tơ
Phát hoa mọc ở nách lá, hoa màu vàng hay xanh lơ mọc thành chùm ở đỉnh Tràng hoa có 5 cánh rời, nhụy đực gồm 9 dính + 1 rời, bầu noản với 12 – 21 noản Hoa lưỡng tính, tỉ lệ thụ phấn chéo bởi côn trùng rất thấp trong điều kiện khí hậu khô, nhưng trong điều kiện ẩm ướt tỷ lệ nầy có thể tăng đến 40%
Trái dài 30 – 120 cm, trái non thẳng, láng, mềm, trái già co thắt lại Trái chứa
10 – 30 hạt Hạt hình quả thận, màu sắc và kích thước thay đổi Sau khi nẩy mầm cây tăng trưởng nhanh, ra hoa 35 – 45 ngày sau khi gieo và bắt đầu cho thu hoạch trái tươi
2 tuần sau khi hoa nở Tùy theo sự tăng trưởng và cường độ thu hái, cây ra hoa, kết trái kéo dài 1,5 – 2 tháng và cây tàn 3 – 4 tháng sau khi trồng
2.3.4 Yêu cầu điều kiện sống
Khí hậu: Cây đậu đũa ưa khí hậu ấm áp, thích nghi vùng khí hậu nhiệt đới ẩm và
ôn hoà
Cây sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 20 – 30oC, khi nhiệt độ lên trên 35oC hoặc thấp xuống 15oC sinh trưởng bị ức chế
Đậu đũa phản ứng trung bình với độ dài ngày hơi thiên về ngày ngắn, ưa cường
độ ánh sáng mạnh Thiếu ánh sáng cây sinh trưởng yếu, ra hoa chậm và ít Khả năng chịu hạn khá hơn đậu côve, thuận lợi cho việc mở rộng diện tích gieo trồng ở nhiều vùng Mùa mưa trồng được đậu đũa nhưng tránh ngập úng Độ ẩm đất thích hợp 70 – 80% Trồng mùa khô kết hợp với tưới nước đầy đủ cây phát triển tốt, cho năng suất cao hơn mùa mưa Thời kỳ trước và sau khi ra hoa rất cần đủ nước, nếu bị khô hạn ra hoa ít và rụng nhiều
Đất và dinh dưỡng: Đậu đũa trồng được trên nhiều loại đất, từ đất thịt nặng đến cát pha, không chua mặn và ngập úng Thích hợp nhất là đất thịt nhẹ và đất cát pha, nhiều mùn, độ pH 5,5 – 6,5
Trang 26Đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng cần thiết ở thời kỳ đầu sinh trưởng, thúc đẩy phát triển thân lá , tăng số lượng và trọng lượng trái, là yếu tố quyết định năng suất Thiếu đạm cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt Ngược lại bón nhiều đạm, nhất là ở giai đoạn cuối, làm cho cành lá phát triển rườm rà, ra hoa quả chậm, giảm năng suất và sâu bệnh nhiều Ngoài ra bón đạm nhiều hạn chế phát triển của vi khuẩn nốt sần
(Rhizobium bacteria), ảnh hưởng sinh trưởng bình thường của cây đậu đũa
Lân (P) kích thích sự phát triển của hệ rễ và hoạt động của vi khuẩn nốt sần Lân thúc đẩy cây ra hoa sớm và nhiều, tăng năng suất và cải thiện phẩm chất trái
Kali (K) tăng khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh và điều kiện bất lợi (như hạn, úng, nóng, lạnh), tăng hàm lượng vitamin C trong trái đậu Biểu hiện thiếu kali là mép lá già bị khô, ngọn cây kém tươi
Ngoài các chất đa lượng NPK, cây đậu đũa còn cần các chất trung lượng như canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg) và các chất vi lượng như kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe) Các chất trung lượng và vi lượng có sẳn trong đất, trong phân chuồng, phân hoá học, trồng trên đất tốt và bón đủ phân thường không bị thiếu Phun phân bón
lá để bổ sung chất vi lượng cho cây
2.3.5 Kỹ thuật canh tác
2.3.5.1 Thời vụ
Đậu đũa trồng quanh năm nhờ có nhiều giống Vụ Đông Xuân gieo tháng 11 –
12 dương lịch, vụ Xuân Hè gieo tháng 2 – 3 dương lịch, vụ Hè Thu gieo tháng 5 – 6 dương lịch và vụ Thu Đông gieo tháng 8 – 9 dương lịch
2.3.5.2 Cách trồng
Chọn đất cao, thoát nước tốt, làm sạch cỏ, bón 1 tấn vôi/ha, cày xới kỹ và phơi
ải 7 – 10 ngày Những nơi đất thấp phải lên luống cao 15 – 20 cm Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 1,2 x 0,40 m; mỗi lỗ để 2 cây Mùa mưa ít nắng nên gieo thưa để
dễ chăm sóc và thu hái Mùa nắng nên gieo dày để thu được năng suất cao Khử đất với Basudin và Kitazin hạt trước khi gieo Lượng giống gieo 18 – 20 kg hạt /ha (đậu leo)
2.3.5.3 Bón phân
Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng Đậu đũa cho năng suất cao hơn đậu côve nên
Trang 27thường bón lượng phân cao hơn Theo Trần Thị Ba (2007), công thức phân thường dùng cho đậu đũa là:
Sau đây là một ví dụ về thời điểm, loại phân và liều lượng bón cho 1 ha (bảng 2.2)
Bảng 2.2 Bảng phân bố loại phân và liều lượng bón trên đậu đũa cho 1 ha
Loại phân Tổng số Bón lót Tưới thúc Bón thúc
2 lần
Bón nuôi trái
Trang 28– 40 ngày với 12 – 15 lứa Khi thu dùng dao cắt hay dùng tay vặn nhẹ trái, không giật mạnh làm rụng nụ hoa các lứa sau
Năng suất các giống đậu đũa leo cải thiện từ 25 – 35 tấn/ha
2.4 Tìm hiểu một số sâu hại chính trên đậu côve, đậu đũa
2.4.1 Sâu đục trái đậu
Tên khoa học: Muruca testulalis Geyer
Họ ngài sáng: Pyralidae
Bộ cánh vẩy: Lepidoptera
2.4.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
a Nguồn gốc và sự phân bố
Năm 1832, Geyer dựa vào mẫu thu được từ Bucnos Aines, Acgentina đã kết
luận: nguồn gốc của Muruca testulalis G chưa xác định rõ nhưng chỉ biết chúng phân
bố nhiều ở vùng Đông Ấn Độ, vùng trung tâm và miền Nam nước Mỹ, vùng Châu Phi (15o vĩ tuyến nam) Ở vùng Thái Bình Dương, Anion (1975) đã xác minh là Muruca
testulalis G đến từ Đông Nam Châu Úc, Hawaii, Marianas, Marquesas, New
Caledonia, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Is, Tonga, Tubuai Is (Úc) và Vanuate (trích dẫn theo Trương Thế Việt, 2005)
b Đặc điểm hình thái, tập tính sinh vật học và khả năng gây hại của Muruca testulalis G
Đặc điểm hình thái
Thành trùng của Muruca testulalis G có sải cánh dài 16 – 27 mm, cánh trước có
màu nâu với một vệt trắng mờ hình thon, cánh sau thì hơi trắng và nửa trong suốt trừ rìa mép cánh là có màu nâu Trứng có màu trắng hơi lục, hình ovan , nhỏ, khoảng 0,6mm Ấu trùng có màu kem hay màu xanh nhạt Nhộng có chiều dài khoảng 13mm, thon dài, lúc đầu có màu xanh, sau có màu nâu và chúng bao quanh trong một kén, nhộng hình thành trong lớp kén tơ, phủ đất xung quanh, nằm dưới mặt đất (Ussa và Singh, 1975)
Trang 29 Tập tính sinh học
+ Vòng đời
Năm 1989, tại Đài Loan, Chang và Cheng đã đưa ra kết quả nghiên cứu vòng đời
của Muruca testulalis G trên cây họ đậu của 3 loài đậu côve Phaseolus vulgaris, đậu đũa Vigna unguiculata, đậu nành Glycine soja như sau:
- Giai đoạn trứng 4-5 ngày
- Giai đoạn ấu trùng 20-24 ngày
- Giai đoạn nhộng 4-7 ngày
- Giai đoạn trưởng thành 2-5 ngày
(trích dẫn theo Trương Thế Việt, 2005)
+ Tập tính sinh sống và khả năng gây hại của Muruca testulalis G
Ấu trùng bắt đầu hoạt động và lộ diện vào khoảng 18 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau, còn những giời khác thì chúng ẩn nấp trong trái và trong hoa (Hely và ctv, 1982; Singh và ctv, 1980; Tayor, 1978)
Theo Tayor (1978) cho rằng ấu trùng tuổi nhỏ thường gây hại trên nụ và trên hoa đậu, ấu trùng tuổi lớn ăn phá trái mãi đến lúc hóa nhộng
Trưởng thành đực có một vài có thể giao phối nhiều hơn một lần, nhưng trưởng thành cái gần như chỉ giao phối độc lập Theo Hely và ctv (1982), Ussa và Singh (1978), Tayor (1978), kết luận: trong điều kiện phòng thí nghiệm một con cái có thể đẻ 190 trứng Trưởng thành cái thường đẻ trứng thành từng nhóm 2 – 6 trứng/nhóm và sau 2 –
3 ngày thì nở (Singh, 1978)
2.4.1.2 Những nghiên cứu trong nước
a Đặc điểm hình thái
Thành trùng
` Theo Nguyễn Thị Ánh (1981), thành trùng sâu đục trái Muruca testulalis G là
một loài bướm nhỏ có chiều dài cơ thể 11 – 13 mm, chiều dài sải cánh 23 – 27 mm, mình bao phủ vẩy có màu đồng hun Khi đậu cánh giang thẳng sang hai bên, bụng cong về phái trước lưng Cánh trước hình tam giác phủ vẩy đồng hun, có 3 khoảng sáng nhỏ không phủ vẩy Cánh sau rộng, ở bờ trước gần móc cánh dài nhọn Bụng bướm đực thon, nhỏ, dài hơn bướm cái, mặt lưng thấy được 9 đốt, đốt thứ 9 hình tam
Trang 307 đốt Khác với Nguyễn Thị Chắt (2006) sải cánh của thành trùng là 24 – 26 mm, Phạm Thị Nhất (1993) là 25 – 26 mm
Trứng
Trứng Muruca testulalis G thì kích thước là 0,5 x 0,6 mm, khi mới đẻ thì có
màu phớt xanh, sau chuyển sang màu vàng nhạt rồi đậm, vỏ mỏng trong suốt (Nguyễn Thị Ánh, 1981; Phạm Thị Nhất, 1993; Trần Thị Thiên An, 1996; Nguyễn Thị Chắt, 2006)
Sâu non
Sâu non Muruca testulalis G có 5 tuổi với 4 lần lột xác, hình trụ khi mới nở,
chiều dài cơ thể thay đổi từ 0,9 – 16,2 mm (Nguyễn Thị Ánh, 1981) Chúng thuộc nhóm sâu chân giả, cơ thể có 12 đốt, miệng có cấu tạo nhai, kiểu miệng trước Sâu non tuổi 1 rất nhỏ, chiều dài 0,9 – 1,1 mm, toàn thân trong suốt, màu nâu rất nhạt, đầu có màu nâu đen đậm Khi mới lột xác lên tuổi 2, toàn thân màu nâu nhạt Về sau màu nâu
ở đầu đậm dần Sâu non tuổi 2 có chiều dài 2,1 – 2,6 mm Sâu tuổi 3 và 4 rất giống nhau về hình dạng và màu vàng sữa Chiều dài sâu non tuổi 3 khoảng 3,4 – 5,4 mm, tuổi 4 khoảng 6,4 – 8,5 mm Sâu non tuổi 5 có chiều dài 12,4 – 12,6 mm, co thể có màu khác nhau thường là màu xanh nhưng đôi khi tuổi 5 có cả màu hồng và màu xanh đậm Sâu non tuổi 3, 4 và 5 khi mới lột xác toàn thân có màu vàng sữa, phần miệng có màu nâu đỏ Sâu non ở tất cả các tuổi có sự khác nhau về màu sắc và chiều dài cơ thể nhưng đều có đặc điểm chung là trên mỗi đốt ở mặt lưng của cơ thể có 4 chấm điểm màu nâu xếp thành 2 hàng song song nhau Dọc hai bên cơ thể cũng có 2 hàng chấm màu nâu đen Lúc gần lột xác các chấm có thể đậm hơn bình thường (Nguyễn Thị Ánh, 1981; Trần Thị Thiên An, 1996)
Nhộng
Theo Nguyễn Thị Ánh (1981): nhộng có kích thước 10 – 12 mm, kín vỏ kitin mỏng và trong suốt có màu xanh nhạt sau chuyển sang màu nâu vàng rồi chuyển sang nâu thẩm Nhộng đực mầm chân, râu kéo dài tới đốt bụng cuối hoặc gai đuôi, còn nhộng cái thì kéo dài tới đốt bụng thứ 6, thứ 7 Theo Phạm Thị Nhất (1993) thì có khác với Nguyễn Thị Ánh (1981) là nhộng dài 12 – 15 mm, rộng 2,3 – 2,5 mm mới hóa nhộng có màu xanh nhạt sau chuyển sang nâu phía đầu nhộng hơi lớn và thon về phía sau
Trang 31b Đặc điểm sinh học và khả năng gây hại
Vòng đời
Theo Nguyễn Thị Ánh (1981), vòng đời của Muruca testulalis G trong phòng thí
nghiệm ở nhiệt độ 25 – 32o C như giai đoạn trưởng thành kéo dài 2 – 12 ngày, giai đoạn trứng kéo dài 3 – 5 ngày, giai đoạn ấu trùng kéo dài 7 – 12 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài 6 – 12 ngày Như vậy, vòng đời của sâu kéo dài từ 18 – 41 ngày
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), thời gian phát triển của sâu ở thời gian trên trong điều kiện nhiệt độ 20,7 – 28,4oC và ẩm độ từ 76,3 – 83,2 % như giai đoạn trứng kéo dài từ 4,1 – 8,9 ngày, sâu non có 5 tuổi kéo dài từ 11,9 – 17,9 ngày (tuổi 1 kéo dài từ 2,3 – 3,2 ngày, tuổi 2 kéo dài từ 1,7 – 3,0 ngày, tuổi 3 kéo dài từ 1,8 – 3,1 ngày, tuổi
4 kéo dài từ 2,1 – 3,9 ngày, tuổi 5 kéo dài từ 3,6 – 4,7 ngày) Giai đoạn nhộng kéo dài từ 6,2 – 12,7 ngày Vòng đời sâu kéo dài từ 23,4 – 42,3 ngày
Tập tính sinh sống và gây hại
Theo Nguyễn Thị Ánh (1981), nhộng vũ hóa vào ban đêm hoặc sáng sớm sau khi vũ hóa 15-30 phút sâu trưởng thành đã có thể hoạt động được, thành trùng không
ưa bã chua ngọt Trước khi giao phối chúng có hiện tượng nhảy múa Bướm đực giao phối một lần và sau vài ngày thì chết Sau khi giao phối 1-2 ngày thì bướm cái bắt đầu
đẻ trứng Giá thể đẻ trứng là đài, cuống hay cánh hoa đậu và đôi khi là dưới mặt lá đậu Trứng đẻ thành từng cụm từ 2 – 3 trứng/cụm, đôi khi rải rác thành từng trứng hoặc nhiều trứng gần nhau Mỗi con trưởng thành cái đẻ từ 100 – 300 trứng Ấu trùng phát triển qua 4 lần lột xác có 5 tuổi, thường ấu trùng lột xác vào sáng sớm hay chiều tối Sau khi lột xác thì hoạt động ngay Thức ăn chính của ấu trùng là hoa và quả đậu Sâu non tuổi 1 ăn đài, cánh hoa hoặc lớp diệp lục của lá non, sâu non tuổi 2 đục phá và thải phân ra ngoài tại chổ ăn Ấu trùng hoạt động mạnh nhất vào thời kỳ tuổi 4 và 5, ấu trùng di chuyển bằng cách nhả tơ bịt kín lổ miệng khi đẩy sức bò ra ngoài tìm chổ hóa nhộng
2.4.2 Sâu xanh da láng
Tên khoa học: Spodoptera exigua Hb
Họ ngài đêm: Noctuidae
Trang 32Triệu chứng gây hại của sâu xanh da láng biểu hiện theo tuổi Khi mới nở ấu trùng sống trên lá non và chỉ gặm phần mền của lá chừa lại lớp màng trắng Khi sâu lớn chúng có thể ăn lũng lá hay ăn khuyết lá những mảng lớn, ăn khuyết từng mảng trên trái non, và cắn rụng bông Mật số cao chúng ăn trụi lá chỉ còn trơ cuống
Thành trùng là một ngài đêm màu nâu đất, có chiều dài cơ thể 10 – 14 mm, sải cánh 25 – 28 mm (Nguyễn Thị Chắt, 2006) Theo Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2005), thì chiều dài cơ thể 17 – 20 mm, sải cánh dài 30 – 35
mm Cánh trước có màu nâu sáng, rìa mép ngoài có đường vân đôi, trên giữa cánh có vân tròn nâu đậm, xung quanh viền đường màu sáng hơn, phía ngoài vân tròn là vân hình hại đậu màu nâu đậm và viền đường màu sáng hơn Cánh sau trắng xám, rìa mép cánh dài, mép ngoài cánh nâu đen
Trứng hình bán cầu, mới đẻ có màu xám trắng, gần nở có màu vàng nâu
Ấu trùng có màu sắc thay đổi từ xanh tới màu nâu xám Trên lưng sâu bóng láng chỉ phủ một lớp lông tơ kéo dài từ đốt đầu đến đốt cuối bụng Trên lưng sâu có 5 đường sọc dọc thân, sọc giữa lưng kéo dài từ đầu đến cuối bụng có màu nâu đậm không liên tục, tiếp là 2 sọc phụ lưng nhỏ và mờ, 2 sọc bên rộng hơn và sáng hơn Gần
lổ thở của các đốt bụng có những đốm trắng nằm ở hai bên mỗi đốt Đẩy sức của sâu
có thể dài 25 – 27 mm (Nguyễn Thị Chắt, 2006) Theo Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2005), thì đẩy sức của sâu dài 30 – 35 mm Nhộng màu vàng nâu dài 10 – 12 mm, cuối bụng có 2 gai nhỏ và 2 gai nhỏ nằm phía bên lưng của đốt cuối bụng
Thành trùng hoạt động ban đêm, sau khi vũ hoá 2 – 3 ngày thành trùng giao phối và đẻ Thành trùng thường đẻ trên mặt lá thành từng nhóm nhỏ và phủ một lớp màng trong suốt Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 2 – 3 ngày Sâu non thường trải qua 5 tuổi kéo dài từ 9 – 17 ngày Nhộng phát triển từ 4 – 7 ngày Ngài vũ hoá 2 – 3 ngày đẻ trứng, đẻ trong 3 – 5 ngày Thành trùng có thể sống 8 – 10 ngày Sự phát triển của sâu xanh da láng phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn và sự phát triển của thiên địch
Biện pháp phòng trị: Làm kỹ đất, cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ tiêu diệt nguồn sâu hại trong đất, trong tàn dư cây trồng Trồng sớm, đồng loạt và
Trang 33nhanh gọn tránh kéo dài Dùng các loại thuốc cho phép thông dụng Atabron 5 EC, Pyrinex 25 EC, Diazinon 50 ND Dùng các loại thuốc luân phiên hợp lý
2.4.3 Sâu xanh
Tên khoa học : Heliothis armigera Hub
Tên khác: Helicoverpa armigera Hub
Heliothis obsoleta Fabr
Họ ngài đêm: Noctuidae
Bộ cánh vảy: Lepidoptera
Mỗi loại cây trồng sâu xanh có những biểu hiện khác nhau, từng tuổi sâu xanh
có đặc điểm khác biệt Sâu tuổi nhỏ như tuổi 1 phần lớn chỉ gặm phần mềm của lá non, sang tuổi 2 chúng có thể ăn lũng lá non, từ tuổi 3 chúng có thể đục vào bộ phận sinh sản của cây như hoa, trái non Vết đục của chúng rất nham nhở
Thành trùng là một ngài đêm có màu xám tro có chiều dài thân 14 – 17 mm, sải cánh 28 – 35 mm Cánh trước có màu xám vàng, khoảng 1/3 từ gốc có vân ngang không rõ rệt, khoảng 1/3 từ đỉnh cánh có vệt lớn màu vàng xám nâu đen, giữa xánh có một chấm đen nhỏ, đối diện mặt dưới cánh chấm đên đậm và to hơn Bên ngoài chấm đen có một vệt nâu mờ hình hạt đậu Cánh sau màu xám trắng hơn, gần mép cánh có vệt màu xám đen, gần giữa cánh có vệt hình trăng non màu xám tro
Trứng hình bán cầu, mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt
Sâu non mới nở có màu xanh nhạt có chấm đen to trên ngực, đầu đen, hoạt động mạnh, bò khắp nơi Tuổi 1 bò như đo khúc, tuổi lớn màu sắc sâu biến động rất nhiều từ màu xanh lá cây, đến màu xanh đậm, sang màu nâu, màu nâu đen Nhưng trên lưng vệt dọc thân đậm mạ trong đó có nhiều đường lượn sóng nhỏ, bên dưới lổ thở có vệt màu vàng, bụng sâu non có màu sáng lưng Cơ thể bao phủ nhiều u lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đốt bụng cuối cùng trên lưng mỗi đốt có 2 u lông lớn
Nhộng có màu hung đỏ dài 15 – 18 mm, đốt cuối bụng có 2 gai nhỏ hơi cong ra ngoài Nhộng thường vũ hoá về ban đêm, ngài hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi cỏ, sau 2 – 3 ngày ăn thêm sẽ giao phối và đẻ trứng Trứng đẻ rải rác hay từng nhóm 2 – 3 trứng trên lá, hoa Khả năng đẻ trứng của ngài phụ thuộc vào thức ăn
Trang 34cực tím Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 2 – 12 ngày Sâu non có 6 tuổi kéo dài 16 – 12 ngày Nhộng phát triển từ 10 – 26 ngày Thành trùng vũ hoá sau 2 – 3 ngày giao phối
và đẻ trứng Đẩy sức của sâu có thể dài tới 35 – 40 mm Trong điều kiện ở vùng Đông Nam Bộ khi nhiệt độ biến động từ 27 – 34oC và ẩm độ không khí 75 – 85% chu kỳ sinh trưởng của sâu xanh khoảng từ 25 – 35 ngày Với điệu kiện khí hậu trên sâu xanh nam bộ phát triển thuận lợi vào vụ Đông Xuân nhất là vụ đông xuân trễ (tháng 12 đến tháng 2)
Biện pháp phòng trị: Tiêu diệt cỏ dại là ký chủ phụ của sâu xanh ở xung quanh rộng làm giảm nguồn thức ăn của sâu xanh Không trồng gần và xen canh với cây trồng cùng ký chủ của sâu xanh Gieo trồng tập trung hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho sâu xanh Ngắt bỏ chồi và quả bị sâu tập trung tiêu huỷ diệt sâu non Phun thuốc sớm khi phát hiện có sâu Có thể dùng các loại thuốc như Diazinon 50 ND, Elsan 50
EC, Sherzol 50 EC
2.4.4 Sâu khoang
Tên khoa học : Spodoptera litura Fab
Họ ngài đêm: Noctuidae
Bộ cánh vẩy: Lepidoptera
Ấu trùng gây hại cây trồng là chủ yếu, tuy nhiên triệu chứng gây hại phụ thuộc vào độ lớn của tuổi sâu Sâu non tuổi nhỏ hầu hết sống ở mặt dưới lá, gặm phần mềm của lá và chừa lại màng trắng Sâu non càng lớn thì phá hoại càng mạnh, lúc đầu ăn thủng từng lổ sau đó ăn thành mảng lớn có khi chừa lại gân chính
Thành trùng là một loại ngài đêm có màu nâu đậm, có chiều dài thân, là 15 – 20
mm, sải cánh từ 32 – 42 mm Cánh trước có nhiều vân màu nâu sẫm phức tạp, xung quanh có viền vàng Mép ngoài cánh có hàng chấm màu nâu đen Cánh sau màu trắng xám có ánh phản quang màu tím Trứng hình bán cầu, có nhiều đường khía ngang dọc Trứng đẻ thành ổ lớn hình bầu dục dẹt, bên ngoài phủ một lớp lông màu nâu vàng Sâu non có màu xám tro hoặt nâu đen, vạch lưng màu vàng ở đốt bụng thứ nhất có một khoang đen lớn rất rõ (nên gọi là sâu khoang), sâu non đẩy sức dài 40 – 50 mm Nhộng
có màu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn Thành trùng hoạt động ban đêm, thích nhất mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bám mặt dưới lá Sâu non khi nở sống tập trung xung quanh chổ ổ trứng, gặm nhấm chất xanh của lá Sâu lớn ăn phân tán, ăn khuyết lá Sâu
Trang 35non phá hoại mạnh vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong đám lá, trong bụi cỏ hoặc trong đất Hoá nhộng ở trong đất Ở nước ta, sâu khoang phá hoại quanh năm
Vòng đời của sâu khoang trung bình 35 – 40 ngày, trong đó thời gian giai đoạn
ủ trứng 5 – 7 ngày, sâu non 20 – 25 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, thành trùng đẻ trứng 1 –
2 ngày (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh; 2005) Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), giai đoạn ủ trứng 4 – 6 ngày, sâu non trải qua 6 tuổi kéo dài từ 12 –
27 ngày, nhộng phát triển từ 8 – 10 ngày, thành trùng vũ hoá 1 ngày sau đẻ và có thể
đẻ từ 2 – 5 ngày
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng Dùng bã chua ngọt để bắt bướm Thăm ruộng thường xuyên, phát hiện sâu non và ổ trứng để dùng biện pháp xử lý phù hợp Có thể dùng các loại thuốc hoá học như Pyrinex 25EC,
Elsan 50EC, một số thuốc nguồn gốc chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis (BT)
rất có hiệu quả với sâu khoang
Thành trùng của sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fab.) là một ngài sáng có chiều dài
thân từ 7 – 11 mm, sải cánh 17 – 22 mm (Nguyễn Thị Chắt, 2006) Cánh trước hình tam giác màu vàng nhạt, trên đó có 3 đường vân sóng đen chạy ngang từ mép trước ra mép sau Cánh sau mà vàng nhạt hơn, giữa cánh sau có hai đường vân sóng đen ngang
Trứng hình bầu dục dẹt có phủ một lớp sáp trong, trứng đẻ rời rạc trên các phần của lá non và ở mặt dưới lá
Sâu non mới nở màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu xanh trong Đầu sâu non ó màu nâu nhạt, cơ thể phân đốt rõ ràng và bao phủ nhiều lông tơ Đẩy sức sâu non dài
15 – 18 mm
Nhộng màu nâu nhạt, nằm trong tổ và cuốn lá lại Cuối bụng có 4 gai nhỏ Thành trùng thường hoạt động vào chiều tối, chúng thích ánh sáng đèn Sau khi
Trang 36đến 7 ngày Giai đoạn ủ trứng kéo dài 3 – 5 ngày, sâu non trải qua 5 tuổi kéo dài từ 12 – 15 ngày, nhộng phát triển 6 - 7 ngày, thành trùng mới vũ hoá 1- 2 ngày đẻ trứng (Nguyễn Thị Chắt, 2006) Theo Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2005), thì vòng đời của sâu cuốn lá trung bình 35 – 42 ngày, trong đó thời gian trứng 7 – 8 ngày, sâu non sống và phá hoại khoảng14 – 16 ngày, nhộng 10 – 12 ngày, bướm đẻ trứng khoảng 3 – 5 ngày Sâu non phát triển tốt vụ Đông Xuân khi đậu bắt đầu xuất hiện lá chính cho đến khi lá già
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh đồng rộng, dọn sạch bờ cỏ diệt nguồn thức ăn phụ
và nơi trú ẩn của sâu Thường xuyên thăm ruộng và phát hiện sớm sâu non để dưa ra biện pháp phòng trị thích hợp
2.4.6 Dòi đục thân đậu
Tên khoa học : Ophyomyza phaseoli Tryon
Họ: Agromyzidae
Bộ hai cánh: Diptera
Dòi đục thân có giai đoạn là loài ruồi nhỏ Ruồi này đẻ trứng trên lá non, trên thân ở chổ gần gốc cây Dòi nở ra và đục vào thân cây đậu, mỗi cây đậu thường có 1 –
3 con dòi Dòi thường phá hoại cây con và đang sinh trưởng Khi cây còn nhỏ mới có
1 – 2 lá thật bị dòi đục có thể chết Đối với cây đang lớn biểu hiện bị hại là cây thấp, cằn cổi, lá nhỏ và quăn, lá dưới bị rụng, cổ rễ cây phình to và nứt nẻ
Thành trùng là một loại ruồi nhỏ màu đen bóng kích thước 2 mm Trứng nhỏ màu trắng được đẻ dưới lớp biểu mô ở dưới mặt lá, thân cây gần gốc cây Ấu trùng màu trắng đục dạng dòi, cuối bụng có 2 ống thở hình chữ T Nhộng được làm trong thân nơi sâu non sống ở dạng nhộng bọc hình trồng màu đen hay nâu đậm Thành trùng thường hoạt động vào buổi sáng sớm Vòng đời của loài ruồi này kéo dài 2 – 3 tuần
Biện pháp phòng trị: Vun gốc cao kịp thời, phân bón lót, phủ đất bằng rơm hoặc màng phủ, không gieo trồng muộn Trộn thuốc trừ sâu Diazinon, Cartap, Carbofuran, Gaucho với hạt giống gieo có thể bảo vệ cây đậu trong 2 – 3 tuần đầu không bị ruồi hại Trong khoảng 4 tuần lễ đầu phun phòng trừ 1 – 2 lần bằng các thuốc trừ sâu nhóm Dimethoate, Acephate, Cartap Chú ý phun kỹ dưới gốc cây
Trang 37đẻ màu trắng đục, sắp nở màu nâu sẫm Rầy non hình dạng giống trưởng thành, không
có cánh màu xanh nhạt hoặc xanh vàng
Rầy trưởng thành ban ngày ẩn dưới tán lá hoặc phía bên kia ánh sáng mặt trời, khi động đậy rầy bò ngang và lẫn trốn nhanh Rầy sống tập trung dưới mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá xoắn lại, lúc đầu tạo thành các đốm biến màu, lá nhỏ và khô cháy, hoa nhỏ, quả ít và nhỏ Rầy phát triển mạnh trong điều khô và nóng Vòng đời của rầy trung bình 15 – 20 ngày, trong đó thời gian trứng là 5 – 7 ngày, rầy non 7 – 10 ngày, rầy trưởng thành đẻ trứng 2 – 3 ngày và có thể sống 10 – 20 ngày (Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh; 2005)
Biện pháp phòng trị: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt Khi rầy phát sinh nhiều phun trừ bằng các loại thuốc Applaud, Bassa, Sherpa, Admire
2.4.8 Rầy mềm
Tên khoa học: Aphis craccivora Koch
Họ rệp muội: Aphisdidae
Bộ cánh đều: Homoptera
Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm, màu đen bóng, hình quả
lê, cuối bụng có phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên Đuôi nhọn có một số lồn cứng, ống bụng màu đen thẫm Rầy trưởng thành có 2 loại có cánh và không cánh, đẻ con là chủ yếu Một rầy cái đẻ 20 – 50 con Rầy có cánh thường phát sinh ở cuối vụ hoặc khi mật
độ quá cao Rầy thành trùng và rầy non sống tập trung ở ngọn và mặt dưới các lá non, hút nhựa làm cho quả nhỏ, quăn lại, biến màu, cây sinh trưởng kém, khi cây ra quả non rầy bám trên quả hút nhựa làm quả khô và quăn lại Chất thải của rầy từ ống bụng có
vị ngọt hấp dẫn kiến đến sinh sống và cũng là môi trường cho nấm bò hóng đen phát
Trang 38Vòng đời của rầy mềm rất ngắn, ở nhiệt độ 28 – 32oC chỉ từ 5 – 7 ngày Rầy mềm có nhiều loài thiên địch như bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh, nhện, kiến
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại và ký chủ phụ của rầy mềm Dùng một số thuốc hoá học cho phép khi cần thiết như DDVP, Vibasa, Pyrinex
2.4.9 Dòi đục lá
Tên khoa học : Liriomyza sativae B
Họ: Agromyzidae
Bộ hai cánh: Diptera
Ruồi đục lá gây hại ở giai đoạn ấu trùng và thành trùng Trưởng thành dùng ống
đẻ trứng chích vào mô lá sau đó quay lại dùng vòi hút dinh dưỡng chảy ra từ vết chích, đồng thời đẻ trứng vào vết chích này Vết chích để lại lỗ xám trên lá Ấu trùng nở ra đục vào giữa 2 lớp biểu bì của lá ăn diệp lục, tạo ra đường hầm ngoèo trên mặt lá Ấu trùng càng lớn độ rộng đường đục càng lớn, diện tích lá bị mất diệp lục càng nhiều, làm giảm đi khả năng quang hợp của cây
Thành trùng lá một loại ruồi nhỏ, màu đen, màu đen, khi đậu cánh xếp trên lưng dài quá bụng Đỉnh đầu ruồi màu vàng, hai mắt kép lớn màu nâu Trưởng thành cái luôn lớn hơn trưởng thành đực Con cái có chiều dài khoảng 1,63 mm, con đực khoảng 1,4 mm Trứng ruồi mới đẻ màu trắng hình oval dài, được đẻ trong mô lá, gần nở màu đục dần Kích thước trứng biến động 0,1 x 0,2 mm Ấu trùng dạng dòi, hình trụ, mới
nở màu trắng sữa, móc miệng màu đen Nhộng ruồi dạng bọc, thường làm nhộng trên mặt lá hoặc dưới đất Kích thước nhộng khoảng 0,7 x 1,7 mm Thông thường ruồi vũ hoá vào buổi sáng, cơ thể mới vũ hoá có màu vàng nhạt Thời gian phát dục của trứng khoảng 2 – 3 ngày Ấu trùng trải qua 3 tuổi, kéo dài 4 – 5 ngày Nhộng phát triển khoảng 7 – 9 ngày Thành trùng cái ăn thêm trước đẻ trứng 1 – 2 ngày Vòng đời ruồi biến động 15 – 18 ngày
Biện pháp phòng trừ: Trồng xen với cây không cùng ký chủ Trồng tập trung, tránh bị hạn Dùng các loại thuốc Trigard, Fastac, Naled, Nereistoxin
2.4.10 Bọ xít hôi
Tên khoa học : Leptocorisa sp
Họ bọ xít mép: Alydidae
Bộ nửa cánh: Hemiptera
Trang 39Ấu trùng và thành trùng bọ xít hôi có thể chích hút trên lá non và hoa Thành trùng là loại bọ xít dài màu xanh hơi pha nâu ở trên lưng và vàng nâu ở bụng có chiều dài 15 – 16 mm, cơ thể mảnh mai, chân dài, mảnh Râu đầu dài, mảnh lưng ngực trước
có mép trước nhỏ hơn mép sau và gần bằng chiều ngang của đầu Con đực nhỏ hơn con cái rất dễ phân biệt, chủ yếu dựa vào đốt bụng thứ 8 thực tế là đốt bụng thứ 7 Ở đốt bụng này con cái bị chẻ đôi, ở giữa có 1 đường dọc, trong khi đó ở con đực thì cuối đốt bụng tròn Trứng bọ xít hôi hình bầu dục hơi dẹt kích thước khoảng 1,2 – 1,4
mm màu nâu đen, bóng và được đẻ thành 2 – 3 hàng dọc theo gân lá ở mặt trên lá Ấu trùng màu xanh lá cây nhạt, hình dáng rất giống thành trùng, mới nở chỉ khoảng 2 mm chưa có cánh Trứng phát triển trong thời gian từ 5 – 8 ngày Ấu trùng có 5 tuổi kéo dài 19 – 25 ngày Thành trùng phát triển 6 - 14 ngày đẻ trứng Thành trùng sống 2 – 3 tuần Bộ xít hôi có một số thiên địch như nhện chân dài, vạch sành, ong, nấm
Biện pháp phòng trị: Dùng biện pháp canh tác loại trừ cỏ dại và các ký chủ phụ Xuống giống nhanh đồng loạt, nhanh gọn, theo dõi thường xuyên chủ động phòng trừ Dùng biện pháp hoá học như Diazinon, DDVP, Fenbis, Hostathion, Saliphos
Bọ trĩ gây hại cả giai đoạn ấu trùng và thành trùng, chúng tấn công bằng cách chích và giũa hút vào phần mô của cánh hoa, lá non để lại những vệt màu xám trắng nhỏ li ti Những vết này liên kết lại tạo thành những vết xám nâu, mật độ cao làm cho
lá vàng khô Đối với hoa bị bọ trĩ tấn công làm cho hoa bị mất màu, rụng sớm Ngoài
ra, chúng còn tấn công lên quả đậu làm cho quả nhỏ và biến dạng
Biện pháp phòng trị: Không để ruộng quá khô, chăm sóc cho cây sinh trưởng
Trang 40ruộng trước khi trồng để tiêu diệt nhộng giả Khi bọ trĩ phát triển nhiều có thể dùng các thuốc hoá học như Comet, Sherpa, Confidor, Admire
2.5 Hoạt chất của thuốc trừ sâu sinh học lên sâu đục trái đậu (Maruca testulalis
G.)
2.5.1 Abamectin
Tên thương mại (tên thương phẩm): Brightin 1,8EC
Tên hoá học: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất Avermectin B1a (80%)
và B1b (20%)
Tính chất: Thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm Streptomyces
ít tan trong nước (0,01 mg/l), tan nhiều trong dung môi hữu cơ
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800 mg/kg, dễ kích thích da
và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong Thời gian cách ly 14 ngày
Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc Phổ tác dụng tương đối hẹp
Sử dụng: Phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, rệp, bọ phấn và nhện cà chua, các loại rau, cam, quýt và cây ăn quả khác
Liều lượng sử dụng trừ sâu 20 -20g a.i/ha, trừ nhện từ 15 – 25g a.i/ha
Khả năng hỗn hợp: Có thể pha chế chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác
2.5.2 Azadirachtin
Tên thương mại: Neembecidine
Tính chất: Thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, và một hợp chất có trong cây
Neem Ấn Độ (Azadirachta indica) và cây xoan Trung Quốc (Melia azedarach) Thuốc
nguyên chất dạng rắn, tương đối bền trong tự nhiên, dễ bị phân huỷ trong môi trường kiềm, tan trong nước và nhiều trong dung môi hữu cơ
Nhóm độc III ( nhóm II qua mắt), LD50 qua miệng 3450 mg/kg, LD50 qua da
>2000mg/kg Độc với cá, ít độc với ong Thời gian cách ly 5 ngày
Tác động vị độc và tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, hiệu lực diệt sâu tương đối chậm (sau 2 – 3 ngày) nhưng kéo dài đến 7 – 10 ngày
Sử dụng: Chủ yếu phòng trừ các loại rầy, rệp và sâu ăn lá cho lúa, rau, đậu, cây
ăn quả (sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh, rầy xanh, rầy muội)