1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN RÙA CẠN, RÙA NƯỚC NGỌT TRONG MỘT SỐ NGÔI CHÙA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RÙA NÚI VÀNG INDOTESTUDO ELONGATA (BLYTH, 1853) TẠI TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ CỦ CHI TP. HỒ CHÍ MINH

60 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN RÙA CẠN, RÙA NƯỚC NGỌT TRONG MỘT SỐ NGÔI CHÙA TẠI TP.. HỒ CHÍ MINH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN RÙA CẠN, RÙA NƯỚC NGỌT TRONG MỘT SỐ NGÔI CHÙA TẠI TP HỒ CHÍ MINH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RÙA

NÚI VÀNG INDOTESTUDO ELONGATA (BLYTH, 1853)

TẠI TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Trang 2

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN RÙA CẠN, RÙA NƯỚC NGỌT TRONG MỘT SỐ NGÔI CHÙA TẠI TP HỒ CHÍ MINH VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RÙA

NÚI VÀNG INDOTESTUDO ELONGATA (BLYTH, 1853) TẠI

TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

CỦ CHI - TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ MAI THANH TRÂM

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

Kỹ sư ngành Lâm nghiệp Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:

TS VŨ THỊ NGA

Tháng 7/2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trường ĐH Nông Lâm

TP HCM đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường Tôi

chân thành cảm ơn cô TS Vũ Thị Nga Nếu không có sự tận tình chỉ bảo và hướng dẫn

của cô, tôi đã không thể hoàn thành tốt khóa luận này

Ngay từ đầu, khóa luận này không thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ

của Th.S Tim McCormack và các anh chị trong tổ chức Asia Turtle Programme Họ đã

không ngần ngại giúp tôi tìm kiếm tài liệu có liên quan đến đề tài và góp ý cho tôi thực

hiện đề tài này

Tôi xin cảm ơn bạn Hoàng Thành Trung và bạn Dương Đình Vương lớp

DH06QR Hai bạn đã rất nhiệt tình giúp tôi đi khảo sát và phân loại rùa

Tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Vũ Khôi - Giám đốc tổ chức Wildlife At Risk, anh

Lê Xuân Lâm - Quản lý trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi và các anh nhân

viên tại trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu trong suốt thời

gian tôi thực tập tại trung tâm

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình và bạn bè của tôi đã luôn bên cạnh,

động viên tôi trong cuộc sống và trong học tập

Xin chân thành cảm ơn !

TP HCM, tháng 7 năm 2010

Lê Mai Thanh Trâm

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Điều tra thành phần rùa cạn, rùa nước ngọt tại một số chùa tại TP

HCM và nghiên cứu đặc điểm sinh học của rùa núi vàng Indotestudo elongata (Blyth,

1853) tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi - TP HCM”

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Một số chùa tại TP HCM

+ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi - TP HCM

- Thời gian thực hiện: Từ ngày 06/04/2010 đến ngày 30/07/2010

- Để đạt được các nội dung nghiên cứu cần thiết, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp phỏng vấn người dân TP HCM và các nhân viên Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi

+ Phương pháp khảo sát thực địa:

 Xác định các chùa có nuôi nhốt rùa, điều tra thành phần loài và số lượng cá

thể Tiến hành cân đo kích thước mai và trọng lượng cơ thể rùa núi vàng I elongata

 Tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi: Nghiên cứu đặc điểm sinh

học của rùa núi vàng I elongata trong môi trường nuôi nhốt

+ Định danh theo “Hướng dẫn định dạng bằng hình ảnh các loài rùa ở Thái Lan, Lào, Campuachia và Việt Nam (Bryan L.Stuart, Peter Paul, Dijk, và Douglas B.Henrdie,2002)”

- Lập được phương trình tương quan giữa kích thước mai và trọng lượng cơ thể

rùa núi vàng I elongata

+ Phương trình tương quan giữa chiều rộng mai và trọng lượng cơ thể:

Trang 5

CR = 18,83335*CN0,267936 (CR: chiều rộng; CN: trọng lượng cơ thể)

Hệ số tương quan r = 0,9786, hệ số xác định r2 = 0,9578

+ Phương trình tương quan giữa chiều dài mai và trọng lượng cơ thể rùa I.e:

CD = 15,638*CN0,364203 (CD: chiều dài; CN: trọng lượng cơ thể)

- Sinh sản: thời gian ấp trứng rùa núi vàng I elongate tại trung tâm cứu hộ Củ

Chi là khoảng 5 tháng Tỉ lệ nở của trứng thấp

Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để cứu hộ và bảo tồn loài rùa này

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các bảng vii

Danh sách các hình viii

Danh sách các chữ viết tắt ix

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Giới hạn của đề tài 2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Khảo sát và phân loại rùa cạn và rùa nước ngọt tại một số chùa trên TP HCM .3

2.1.1 Trên thế giới 3

2.1.2 Ở Việt Nam .4

2.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu 4

2.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rùa núi vàng I.elongata tại CCWRS .7

2.3.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7

2.3.2 Tổng quan về trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi - TP HCM .10

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Nội dung nghiên cứu 13

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 13

3.3 Phương pháp và vật liệu nghiên cứu 13

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu 13

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Thành phần loài rùa cạn và rùa nước ngọt tại một số chùa ở TP HCM .16

4.1.1 Danh sách một số chùa có nuôi nhốt rùa trong khuôn viên nhà chùa 16

4.1.2 Phân loại rùa trong một số chùa tại TP HCM .17

4.1.3 Đặc điểm hình thái các loài rùa .22

Trang 7

4.2 Nghiên cứu một số tập tính sinh học của rùa núi vàng I elongata 27

4.2.1 Đặc điểm nhận biết 27

4.2.2 Mối tương quan giữa kích thước mai và trọng lượng cơ thể 28

4.2.3 Thức ăn 32

4.2.4 Sinh sản 34

4.3 Sinh cảnh nuôi nhốt rùa núi vàng I elongata 35

4.4 Đề xuất và một số giải pháp cho công tác cứu hộ loài 37

4.4.1 Về thức ăn 37

4.4.2 Sinh sản 38

4.4.3 Chuồng trại 38

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Kiến Nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1: Khí hậu bình quân của TP HCM 6 Bảng 3.1: Thống kê thành phần và tỉ lệ 14 Bảng 3.2: Theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày của rùa núi vàng

(tại chùa Phước Hải - Q.1, 2010) .18

Bảng 4.3: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Quan Âm - Q.5, 2010) 18

Bảng 4.4: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Giác Huệ - Q.7, 2010) .19

Bảng 4.5: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Nam Thiên Nhất Trụ- Q.Thủ Đức, 2010) 20

Bảng 4.6: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại Khánh Vân Nam Viện - Q.11, 2010) .20

Bảng 4.7: Kết quả kiểm chứng phương trình (4.1) 29 Bảng 4.8: Kết quả kiểm chứng chiều dài mai dựa vào

trọng lượng cơ thể 31

Bảng 4.9: Khối lượng thức ăn của rùa núi vàng I elongata 33

Bảng 4.10: Sinh cảnh trong chuồng nuôi nhốt rùa núi vàng

I elongata tại trung tâm CCWRS .35

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Bảng đồ hành chánh TP HCM 5

Hình 4.1: Chuồng nuôi nhốt rùa cạn và rùa nước ngọt tại chùa Quan Âm - Q.5 17

Hình 4.2: Ao nuôi nhốt rùa ở chùa Khánh Vân Nam Viện - Q.11 .21

Hình 4.3: Rùa núi vàng Indotestudo elongate 23

Hình 4.4: Rùa ba gờ Malayensis subtrijuga 23

Hình 4.5: Rùa hộp lưng đen Cuora amboiensis 24

Hình 4.6: Rùa cổ sọc Ocadia sinensi 24

Hình 4.7: Rùa đất lớn Heosemys grandis 25

Hình 4.8: Rùa răng Heosemys annadalii 25

Hình 4.9: Rùa sê pôn Cyclemys tcheponensis 26

Hình 4.10: Ba ba nam bộ Amyda cartinaginea 26

Hình 4.11: Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans 27

Hình 4.12: Rùa ao Trung Quốc Mauremys reevesii 27

Hình 4.13: Rùa núi vàng I.elongata non tại trung tâm CCWRS 28

Hình 4.14: Rùa núi vàng I.elongata 2 năm tuổi tại trung tâm CCWRS 28

Hình 4.15: Mối tương quan giữa chiều rộng mai và trọng lượng cơ thể 29

Hình 4.16: Mối tương quan giữa chiều dài mai và trọng lượng cơ thể 31

Hình 4.17: Khu nuôi nhốt rùa núi vàng I.elongata 36

Hình 4.18: Sinh cảnh chuồng R2 36

Hình 4.19: Sinh cảnh trong chuồng H3 .37

Trang 10

VQG : Vườn quốc gia

WAR : Wildlife At Risk

Trang 11

Với dáng vẻ hiền lành, di chuyển chậm chạp, loài rùa không có khả năng tự vệ nào khác tốt hơn việc thu toàn bộ cơ thể vào trong “ngôi nhà kiên cố”- mai rùa Bằng khả năng tự vệ này, những cá thể rùa trưởng thành có thể thoát khỏi các loài thú săn mồi khác, nhưng chúng vẫn không thoát khỏi bàn tay con người Nhu cầu làm thực phẩm, làm dược liệu và làm cảnh ngày càng tăng, cùng với sự suy giảm môi trường sống, đã dẫn tới sự suy giảm trầm trọng số lượng cá thể, số lượng quần thể, thậm chí dẫn tới một số loài đã bị tuyệt chủng

Việt Nam có diện tích nhỏ nhưng với sự đa dạng về địa hình và các kiểu tiểu khí hậu nên Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (16/25 quốc gia- SoE 2005) (Dẫn theo giáo trình Quản lý đa dạng sinh học - Viên Ngọc Nam, 2008) Điều này có thể được minh chứng bằng sự phong phú của các loài rùa có phân bố ở Việt Nam: 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt cùng với 5 loài rùa biển, chiếm 1/3 tổng số loài có mặt tại châu Á, 1/10 tổng số loài trên thế giới Nhưng thực tế đáng buồn, 23/25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam đã có tên trong danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Sách Đỏ IUCN 2007

Trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều quốc gia phương Đông, rùa được coi là một trong tứ linh, đó là: Long, Lân, Quy, Phụng Rùa không những tượng trưng cho

sự trường thọ mà còn thể hiện cho sự bền vững lâu dài Do đó, nhiều dân thường mang rùa vào chùa để phóng sinh Vì thế, hiện nay trên địa bàn TP HCM có nhiều chùa đang nuôi nhốt nhiều loại rùa khác nhau, mà cho đến nay chưa có cuộc điều tra, khảo sát nào phân loại và đánh giá môi trường sống của của các loài rùa này

Trang 12

Rùa núi vàng Indotestudo elongata (Blyth, 1853) là một loài thuộc họ rùa cạn

có phân bố tự nhiên ở các tỉnh có rừng của Việt Nam và một vài quốc gia khác Về tình trạng, trên thế giới, loài rùa núi vàng được liệt kê ở cấp độ EN (Nguy cấp, Sách

Đỏ IUCN - 2008), ở phụ lục II (Công ước CITES-2008); Ở Việt Nam, loài này được xếp vào cấp độ E (Nguy cấp, Sách Đỏ Việt Nam - 2007), có tên trong Nghị định 32/NĐ-CP/2006 ở phụ lục IIB

Hiện nay, số lượng quần thể loài rùa này ngoài tự nhiên đang bị suy giảm do những nguyên nhân đã được liệt kê ở trên Nhưng trong đó, tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép và mất môi trường sống là hai nguyên nhân quan trọng nhất (Ceballos

et al., 2004; McCord, 1998) (Dẫn: Scott Roberson, Trần Trí Trung, 2003)

Tuy nhiên, nghiên cứu đặc tính sinh học của loài rùa nói chung và loài rùa núi

vàng Indotestudo elongata nói riêng ở Việt Nam còn ít Nghiên cứu, bổ xung một số đặc điểm về sinh học của loài rùa núi vàng Indotestudo elongata trong điều kiện nuôi

nhốt là rất cần thiết và là cơ sở để đề xuất các giải pháp bảo tồn cho loài rùa này

trong thời gian tới Vì những lý do nêu trên,chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra

thành phần rùa cạn, rùa nước ngọt trong một số ngôi chùa tại TP Hồ Chí Minh

và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rùa núi vàng Indotestudo elongata

(Blyth, 1853) tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi - TP Hồ Chí Minh”

1.2 Mục tiêu

- Lập danh sách các ngôi chùa có nuôi nhốt rùa trong khuôn viên nhà chùa

- Bổ sung một số đặc điểm sinh học của rùa núi vàng

- Đề xuất giải pháp cứu hộ, chăm sóc và bảo tồn rùa

1.3 Giới hạn của đề tài

Đối tượng nghiên cứu rùa cạn, rùa nước ngọt tại TP HCM và một số đặc điểm

sinh học của rùa núi vàng I elongate tại trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khảo sát và phân loại rùa cạn và rùa nước ngọt tại một số ngôi chùa trên TP HCM

Cũng như các loài động vật khác, rùa cũng được phân loại theo môi trường sống Bao gồm: rùa cạn, rùa nước ngọt và rùa biển Trên thế giới có khoảng 300 loài rùa Việt Nam có 30 loài gồm 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt với 5 loài rùa biển (“Danh mục bò sát và ếch nhái Việt Nam” - Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc,1997)

Gần đây cuốn sách được chú ý nhất là “Turtles of the world” của tác giả Carl H Ernst và Roger W.Barbour xuất bản năm 1989 Đây là cuốn sách được trình bày rất khoa học và có tính hệ thống 288 loài rùa trên thế giới có kèm theo mô tả, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh sản và nguồn gốc xuất xứ

Ở Đông Nam Á, cuốn sách định loại rùa đầu tiên cho 3 nước Đông Dương là cuốn “Les Tortues de L’Indochine” (Rùa Đông Dương) ra đời vào 1941 của tác giả Bourret.R

Năm 2001, Bryan L.Stuart, Peter Paul, Dijk, và Douglas B.Henrdie đã cho xuất bản quyển sách “Photoghaphic Guide to the Turle of Thailand, Laos, Campodian and

Trang 14

Vietnam” (Hướng dẫn định dạng bằng hình ảnh các loài ở Thái Lan, Lào, Campuachia

và Việt Nam) Cuốn sách chủ yếu tập trung mô tả và định loại bằng hình ảnh các loài rùa có phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuachia và Việt Nam

2.1.2 Ở Việt Nam

Năm 1941, Bourret.R công bố công trình nghiên cứu rùa ở Đông Dương, trong

đó có Việt Nam Đây là một cuốn sách được giới chuyên môn đánh giá cao và rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu rùa

Năm 1977, GS Đào Văn Tiến lần đầu tiên đưa ra tài liệu “Định dạng rùa và cá sấu Việt Nam” mô tả 32 loài rùa, được đăng trên báo Sinh vật - Địa chất học số 16 (1978)

Năm 1995, Lê Diên Dực và S.Board báo cáo “Investigation of Tortoises and Freshwater turtles in Viet Nam” (Điều tra rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam)

Năm 1997, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Văn Sáng cho xuất bản cuốn sách “Danh mục bò sát và ếch nhái Việt Nam”, trong đó có liệt kê 30 loài rùa có phân bố ở Việt Nam

Hiện nay, khu hệ rùa ở Viêt Nam rất được quan tâm, tiến hành nghiên cứu và bảo tồn bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước

2.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu

Vị trí địa lý

TP HCM có tọa độ 10010’-10038’ Bắc và 106022’-106054’ Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, tây giáp tỉnh Tây Ninh, đông và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tây và tây nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng

và còn là một cửa ngõ quốc tế

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố

Trang 15

Hình 2.1: Bảng đồ hành chánh TP HCM

(Nguồn: Nhà xuất bản bản đồ)

Địa chất và thủy văn

Địa chất TP HCM bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố Trầm tích Holocen ở TP HCM có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển, nhóm đất phèn với và đất phèn mặn

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đông Nai - Sài Gòn, TP HCM

có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng

Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11,

Trang 16

còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình, TP HCM có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt

độ trung bình 25 tới 28°C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng

từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam - Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại

TP HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây - Tây Nam

và Bắc - Ðông Bắc Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5% Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%

Bảng 2.1: Khí hậu bình quân của TP HCM

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân

số 7.123.340 người Phân theo giới tính: nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và TP HCM cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer Những người Hoa ở TP

Trang 17

HCM cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại quận 5, 6, 8, 10,

11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố

2.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rùa núi vàng I.elongata tại CCWRS

2.3.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Sau đây là một số công trình nghiên cứu đã được nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đặc điểm sinh thái, sinh học như đặc điểm nhận biết, thức

ăn, sinh sản, môi trường có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của rùa trong môi trường nuôi nhốt được nghiên cứu trong đề tài

2.3.1.1 Đặc điểm hình thái

- Phân loại:

Tên VN: rùa núi vàng

Tên khoa học: Indotestudo elongata Blyth, 1853

Bộ rùa Testudinata

Họ rùa cạn Testudinidae

- Đặc điểm hình thái:

Hoàng Văn Thái (2006) đã đưa ra một số đặc điểm nhận biết rùa núi vàng I

elongata như đầu, mai, yếm, trọng lượng cơ thể và kích thước lớn nhất có thể đạt

được Ngoài ra, sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia

đã đưa ra đặt điểm nhận biết sơ bộ về hình thái của rùa núi vàng có kèm theo ảnh minh họa (Stuart, Dijk và Hendrie, 2002)

2.3.1.2 Phương trình tương quan giữa kích thước mai và cơ thể

Xây dựng được phương trình tương quan giữa chiều dài và chiều rộng mai với trọng lượng cơ thể của các cá thể trưởng thành từ đó đưa ra được nhận xét và rút ra ý nghĩa trong thực tiễn Kích thước và trọng lượng cơ thể của mỗi cá thể rùa luôn luôn tồn tại một mối quan hệ, trong quá trình chăm sóc các cá thể thường xuyên phải cân đo các chỉ tiêu về kích thước mai của từng cá thể cũng như cân nặng của chúng Các nhân

tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa kích thước mai và trọng lượng cơ thể bao gồm số lượng mẫu, sai số do cân đo, (Applegate và Lagler, 1943) (Dẫn: Hoàng Văn Thái, 2006)

Trang 18

Phương trình tương quan giữa trọng lượng cơ thể và chiều dài mai đã được xây dựng cho một số loài rùa: rùa đất lớn, rùa hộp lưng đen, tại trung tâm cứu hộ rùa Cúc Phương với hệ số tương quan từ chặt đến rất chặt (Nguyễn Thị Nhài, 2008)

Phương trình tương quan giữa chiều dài mai và trọng lượng cơ thể loài rùa

Chelydra serpentia đã được xác định ở dạng Logarit dựa trên cơ sở về việc lập tương

quan của 151 cá thể của một loài cá ở vùng bán đảo thấp của Michigan Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được phương trình tương quan giữa chiều rộng mai và trọng lượng cơ thể (Applegate và Lagler, 1943) (Dẫn: Nguyễn Thị Nhài, 2008)

2.3.1.3 Thức ăn

Khi nghiên cứu về sinh thái thức ăn của loài Rùa Chelonia mydas ở Nicaragua,

Mortimer đã đưa ra được tỷ lệ các thành phần thức ăn của loài bằng cách phân tích và cân các thành phần thức ăn này trong dạ dày của chúng (Mortimer, 1981) (Dẫn: Nguyễn Thị Trang, 2007) Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt về thành phần thức ăn giữa 2 giới tính của loài rùa này Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các thông tin về thành phần và tỷ lệ thức ăn mà chưa đưa ra được khối lượng thức ăn trong mỗi ngày rùa ăn được

Dựa trên phương pháp giải phẫu toàn bộ tuyến tiêu hoá toàn bộ tuyến tiêu hoá, Moll (1976) đã chỉ ra rằng môi trường sống khác nhau có thể ảnh hưởng đến khối

lượng và tỷ lệ thức ăn của 2 quần thể loài rùa Graptemys pseudogeographica

ouachitensis trên sông Mississippi và hồ Meredosa (Dẫn Nguyễn Thị Nhài, 2008)

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến thành phần thức ăn

trong một năm của loài rùa Chrysemys picta, Knight và Gibbons (1966) đã chỉ ra rằng

thành phần thức ăn trong thời gian khác nhau trong năm bị ảnh hưởng bởi hành vi gây

ô nhiễm của con người và nước thải công nghiệp (Knight và Gibbons, 1966) (Dẫn:

Nguyễn Thị Nhài, 2008) Loài rùa Bdellasimilis barwicki được xác định là ăn phần lớn

là các loài giun cộng sinh và côn trùng (Jennings, 1985) (Dẫn: Hoàng Thị Trang, 2007)

Spencer (2002) đã nghiên cứu về mô hình tăng trưởng của 2 loài rùa nước ngọt

có phân bố rộng ở Australian thông qua thành thành phần thức ăn ở các lứa tuổi Kết quả nghiên cứu cho rằng hầu hết các cá thể rùa đều ăn thịt trong thời kỳ bán trưởng thành tuy nhiên sự ăn thịt giảm dần ở các cá thể trưởng thành Tốc độ tăng trưởng diễn

Trang 19

ra mạnh hơn ở các cá thể bán trưởng thành ở cả hai loài rùa (Dẫn: Nguyễn Thị Nhài, 2008)

Nghiên cứu về khẩu phần ăn và lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của 2 loài rùa

là: rùa đất lớn (Heosemys grandis) và rùa hộp lưng đen (Cuora amboiensis) tại Trung

tâm cứu hộ rùa Cúc Phương Tác giả đã áp dụng phương pháp cân lại trong nuôi nhốt

và kết quả cho thấy rùa đất lớn khi còn non là loài ăn tạp, khi trưởng thành là loài ăn thực vật, thức ăn gồm có củ, quả thực vật với lượng thức ăn là 83,2 g/con/ngày (con trưởng thành); rùa hộp lưng đen có thêm động vật với lượng thức ăn là 35 g/con /bữa (con trưởng thành) (Nguyễn Thị Nhài, 2008)

2.3.1.4 Sinh sản

Nghiên cứu sinh sản của một số loài rùa trên thế giới đã thu được một số kết quả:

Xác định được sinh học sinh sản của rùa Malaclemys terrapin về các mặt đặc

điểm, các mối quan hệ (chiều dài và chiều rộng trứng, kích thước và trọng lượng ổ trứng,…), mùa đẻ trứng, được nghiên cứu trong suốt mùa sinh sản năm 1973 ở 2 quần thể của loài (Burger và Montevecchi, 1975) (Dẫn Hoàng Thị Trang, 2007)

Nghiên cứu về nhiệt độ của ổ trứng trong môi trường tự nhiên của 2 loài rùa

đầm có cùng khu vực phân bố là Kinosternon subrubrum và loài Pseudemys floridana

(Bodie, Burke và Smith, 1996) (Dẫn: Hoàng Thị Trang, 2007) đã đưa ra sự khác biệt trong cách lựa chọn nơi đẻ trứng của con cái ở 2 loài chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm qua các lần sinh sản của con cái

Nghiên cứu về phạm vi hoạt động, quá trình sinh sản và nơi qua đông của loài

rùa Terrapene ornata ornata ở Nebraska bởi các nhà tự nhiên học miền trung du nước

Mỹ (2002) Nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động của các cá thể trưởng thành trong mùa đông, quá trình sinh sản từ khi đẻ trứng tới khi con non được nở ra, quỹ thời gian trong ngày dành cho nghỉ ngơi và các hoạt động tuy nhiên nghiên cứu không chỉ ra được thời gian ấp trứng và quá trình làm tổ của con cái đồng thời quỹ hoạt động mới chỉ xác định cho mùa đông (Dẫn Nguyễn Thị Nhài, 2008)

Tuổi trưởng thành về sinh sản của rùa núi vàng I elongata có thể khoảng từ 7 đến 8 năm, trọng lượng cơ thể khoảng 1 - 1.5 kg Rùa núi vàng I elongata thường

Trang 20

giao phối vào mùa hè và mùa thu khi khí hậu tương đối mát mẻ Thời gian giao phối vào buổi sáng hoặc buổi tối (Hoàng Văn Thái, 2006)

Nhiệt độ, độ ẩm, số ngày trong ấp trứng được xác định với 3 loài rùa: rùa núi

vàng (Indotestudo elongata), rùa đất pulkin (Cyclemys pulchristriata), rùa răng (Heiremys annadalii) cho kết quả nhiệt độ ấp trứng trung bình loài rùa núi vàng từ

27,330C – 29,120C, độ ẩm từ 80% - 82,79% và số ngày trong ấp trứng là 106 - 171 ngày; nhiệt độ và độ ẩm trung bình trong ấp trứng của rùa đất pulkin giống với rùa núi vàng, số ngày trong ấp trứng là từ 69 - 108 ngày; nhiệt độ trung bình trong ấp trứng loài rùa răng là 27,940C, độ ẩm trung bình trong ấp trứng là 78,45% với thời gian ấp trứng là 170 ngày (Hoàng Văn Thái, 2006)

2.3.1.5 Sinh cảnh của rùa

Trong tự nhiên, các nhà nghiên cứu đã bắt gặp rùa núi vàng I elongata trong

rừng ẩm Chúng có phân bố ở Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, Việt Nam, Malaysia và Campuchia

Trong nuôi nhốt, rùa núi vàng I elongata được nuôi trong các vườn thú, trung

tâm bảo tồn, sinh cảnh được tạo ra bao gồm phần đất khô và phần cây bụi, thảm mục

cho rùa ẩn nấp và một phần mặt nước vì rùa núi vàng I.elongata uống nước khá nhiều

và rất thích ngâm mình dưới nước (Highfield, 1996)

Nghiên cứu về sự khác biệt trong việc sử dụng môi trường sống của rùa

Emydoidea blandingii và rùa Chysemys picta ở Nebraska cho kết quả rằng nhiều cá thể

rùa ở cả 2 loài xuất hiện nhiều ở vùng cửa sông hoặc hồ hơn là ở phá nhỏ Nghiên cứu

cũng chỉ ra được trong số những cá thể xuất hiện ở phá nhỏ của loài Emydoidea

blandingii có 46% là cá thể non còn loài Chysemys picta có 31,6% cá thể non xuất

hiện ở hồ hoặc cửa sông đã chứng tỏ rằng vùng phá nhỏ là môi trường rất quan trọng

cho rùa non đặc biệt là loài Emydoidea blandingii (Bury và Germano, 2003) (Dẫn:

Trang 21

Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi có diện tích là 4000m2,nằm trong một khu vực ít bị tác động của người, tự nhiên và các loài ĐVHD khác Đảm bảo rằng các loài ĐVHD được cứu hộ cách ly hoàn toàn với các loài ĐVHD khác

Phạm vi cứu hộ của trạm ưu tiên cho khu vực TP HCM và các tỉnh lân cận, tập trung chủ yếu cho các loài bò sát như rắn, rùa và các thú nhỏ

Trạm cũng sẽ tiếp tục nhận cứu họ các con gấu đã suy yếu do nuôi dưỡng thiếu

kỹ thuật tại các cơ sơ tư nhân bị nhà nước tịch thu

CCWRS ưu tiên cứu hộ các loài sau:

Trăn đất Python molorus bivitatus

Trăn vàng Python reticulatus

Kỳ đà vân Vanarus bengalensis

Kỳ đà hoa Varanus salvator

Rắn ráo thường Ptyas kyrros

Rắn sọc dưa Elaphe radiata

Rắn ráo trâu Ptyas mucosus

Rắn cạp nong Bunganes fasciatus

Rắn hổ mang Najia

Rắn hổ mang chúa

Rắn lục xanh Bamboo pitviper

Rắn nước Checkered keelback

Tất cả các loài rùa Batagu, loài thuộc chi Cyclemys, Heosemys, Hieremys, Malayemys, Notochelys, Siencrockiella, Trachemys, Indotestudo, Amyda, Chitra, Dogania, Pelochely, Pelodiscus

2.3.2.2 Mục đích hoạt động của trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi

Thu nhận các loài ĐVHD do bị săn bắn, nuôi nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép đã bị xử lý tịch thu để chăm sóc, điều trị tại trạm

Song song đó, tạm cũng sẽ tiến hành kết hợp với các nhà khoa học có liên quan chọn lọc những cá thể có đủ điều kiện tiến hành trả về môi trường tự nhiên, nơi xác định có sự phân bố của chúng

Đồng thời cùng với các tổ chức trong và ngoài nước, trạm sẽ tiến hành nghiên cứu tập tính sinh học và đặc điểm sinh sản cũng như các vấn đề liên quan để phục vụ

Trang 22

cho công tác bảo tồn, thực hiện nuôi sinh sản và nuôi bao tồn nguồn gen một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Là nơi thực hiện các chương trình giáo dục bảo tồn (là nơi trưng bày các tiêu bản sống của ĐVHD, giáo dục cho nhiều người, từ nhiều vùng, với nhiều độ tuổi khác nhau)

2.3.2.3 Thành tựu của trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi

Kể từ năm 2007, CCWRS đã thả về tự nhiên hơn 1000 cá thể các loài đã được cứu hộ tại trạm

Trạm đã có một thành công trong việc ghép đôi và cho sinh sản tê tê trong môi trường nuôi nhốt

Bên cạnh công tác cứu hộ, trạm còn quan tâm đến vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn ĐVHD cho các cán bộ Kiểm lâm thuộc các tỉnh phía nam Cụ thể là trạm đã có hơn 20 buổi nói chuyện riêng biệt với các trường quốc tế được tổ chức tại TP.HCM, trong đó có trường British International School

Trang 23

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

1 Xác định những ngôi chùa có nuôi nhốt rùa và phân loại rùa

2 Quan sát môi trường sống của loài rùa tại các ngôi chùa

3 Một số đặc điểm sinh học của rùa núi vàng

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Một số quận huyện trên TP HCM

- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi - TP HCM

- Từ ngày 06/04/2010 đến ngày 20/06/2010

3.3 Phương pháp và vật liệu nghiên cứu

3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1 Thu thập và nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu những luận cứ mà người đi trước đã làm để kế thừa thông tin và tránh lập lại thông tin

3.3.2.2 Phương pháp phỏng vấn

- Sử dụng những câu hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn

- Đối tượng phỏng vấn:

+ Các cán bộ và chuyên gia trực tiếp chăm sóc rùa của trung tâm

+ Người dân sống xung quanh chùa

Trang 24

3.3.2.3 Khảo sát thực địa

- Điều tra và phân loại rùa cạn và rùa nước ngọt tại TP HCM

+ Xác định vị trí của những ngôi chùa có nuôi nhốt rùa được phóng sinh: Sử dụng bản đồ để biết vị trí của các ngôi chùa, sau đó dùng phương tiện là xe gắn máy để

đi tới những ngôi chùa đó Ngoài ra, nếu trên đường đi thấy ngôi chùa nào thì chúng tôi ghé vào Sau đó, quan sát trong khuôn viên nhà chùa có chuồng hoặc/và ao nuôi nhốt rùa hay không Nếu ngôi chùa nào có nuôi nhốt rùa thì chúng tôi chụp hình và ghi lại địa chỉ ngôi chùa đó

+ Quan sát và mô tả lại đặc điểm hình thái và môi trường nuôi nhốt rùa Các chỉ tiêu mô tả môi trường sống gồm: diện tích chuồng, ao; ước lượng số cá thể rùa,…

Sử dụng sách Hướng dẫn định dạng bằng hình ảnh các loài ở Thái Lan, Lào, Campuachia và Việt Nam (Bryan L.Stuart, Peter Paul, Dijk, và Douglas B.Henrdie, 2001) để nhận dạng rùa Trường hợp không xác định được loài, chúng tôi chụp hình loài đó lại rồi gửi ảnh cho tổ chức Asia Turtle Programme nhờ tổ chức này xác định loài

- Tại trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi:

Quan sát và mô tả lại tập tính sinh hoạt và kiếm ăn của rùa núi vàng I elongata

Thức ăn: chúng tôi quan sát trực tiếp bằng mắt loại thức ăn, cách chế biến thức ăn trước khi đem cho rùa ăn trong thời gian nghiên cứu và chế độ ăn hàng ngày Bên cạnh

đó, chúng tôi quan sát và tìm hiểu những loài thức ăn thêm rùa sử dụng như bèo tây, lá cây trong chuồng nuôi So sánh thức ăn mà Trung tâm cho ăn với những loại thức ăn

mà rùa sử dụng ngoài tự nhiên có những điểm giống và khác như thế nào và giải thích

sự khác nhau đó Đây sẽ là cơ sở để nêu ra những đề xuất thay đổi thức ăn theo hướng hiệu quả hơn Kết quả được ghi vào bảng biểu 3.1:

Bảng 3.1: Thống kê thành phần và tỉ lệ Ngày điều tra:

Tên thức ăn Trọng lượng Tỉ lệ

Khối lượng thức ăn rùa núi vàng I elongata ở lứa tuổi trưởng thành được cân

vào trước bữa ăn và sau khi rùa ăn xong Khối lượng thức ăn cho mỗi cá thể được tính trung bình trong một ngày Kết quả được ghi vào bảng biểu 3.2:

Trang 25

Bảng 3.2: Theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày của rùa núi vàng I elongata

Ngày điều tra:

Độ tuổi

Tổng lượng thức ăn đưa vào (g)

Tổng lượng thức ăn thừa (g)

Lượng thức ăn/cá thể

Mai: là phần mặt trên thân rùa Mai thường bao gồm năm tấm sống lưng ở giữa và có bốn đôi tấm sườn về hai phía, mười một đôi tấm riềm, một tấm gáy và từ một cho đến hai tấm trên đuôi ở viền ngoài của mai Chiều dài của mai được đo từ mút trước của tấm gáy (những tấm ở mai ngay phía trên cổ) tới mút sau của tấm trên đuôi (những tấm tận cùng ở mai, ngay phía trên đuôi) Đối với các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, chiều dài của mai được đo thẳng và bao gồm tất cả các gai và các bộ phận khác trên mai Chiều rộng mai được đo bằng khoảng cách chỗ rộng nhất trên mai Số liều ghi vào bảng biểu 3.3

Bảng 3.3: Kích thước và trọng lượng của các cá thể rùa núi vàng I elongata

Kích thước(mm) STT Loài Số hiệu Giới

tính

Trọng lượng (g) Chiều dài Chiều rộng

Trang 26

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần loài rùa cạn và rùa nước ngọt tại một số chùa trong TP HCM 4.1.1 Danh sách một số chùa có nuôi nhốt rùa trong khuôn viên nhà chùa

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sơ bộ tất cả các chùa có ghi chú trên bản đồ và một số ngôi chùa không có tên trên bản đồ TP HCM trong thời gian 3 ngày: 25, 26 và ngày 28/11/2008, cụ thể chúng tôi khảo sát 11 quận: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình Kết quả chúng tôi đã ghi nhận có 12 chùa có nuôi nhốt rùa trong khuôn viên nhà chùa

Bảng 4.1: Danh sách một số chùa có nuôi nhốt rùa

1 Phước Hải 8 Mai Thị Lựu,Q1

2 Quan Âm 12 Lão Tử,Q5

3 Một Cột 100 Đặng Văn Bi,Q.Thủ Đức

4 Giác Huệ 15/8 Huỳnh Tấn Phát, Q7

5 Tuyền Lâm 887 Hồng Bàng, Q6

6 Hội Quán Tuệ Thành 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Q.5

7 Phụng Sơn Tự 338- 340 Ngưễn Công Trứ, Q1

8 Thiện Chanh 3 Khuông Việt, Q.Tân Bình

9 Khánh Vân Nam Viên 269/2 Nguyễn Thị Nhỏ ,Q11

10 Bửu Liên 68 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q Bình Thạnh

11 Giác Tâm Tự Phan Văn Trị,Q Bình Thạnh

12 Ưu Đàm Kha Vạn Cân,Q Thủ Đức

Trang 27

Theo kết quả phỏng vấn những người dân đi lễ chùa và những người dân sống xung quanh chùa, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

- Rùa được nuôi nhốt ở đây đều do người dân đem đến phóng sinh.

Hình 4.1: Chuồng nuôi nhốt rùa cạn và rùa nước ngọt tại chùa Quan Âm - Q.5

- Rùa được cho ăn chủ yếu là rau muống Việc vệ sinh chuồng ao nuôi nhốt tùy thuộc vào cảm tính của những người được giao nhiệm vụ chăm sóc rùa Nếu tháng nào người dân phóng sinh rùa nhiều thì 1 tuần người ta thay nước và dọn vệ sinh 1 lần, nếu phóng sinh ít thì 2 tuần trở lên (chùa Phước Hải - Q.1), thậm chí là 1năm/lần (Phụng Sơn Tự - Q.1) Hầu hết các ao chuồng nuôi nhốt rùa đều có diện tích nhỏ lại nuôi nhốt một số lượng lớn rùa (khu nuôi nhốt rùa của chùa Quan Âm-Q.5 có diện tích khoảng 3m2 nhưng nuôi nhốt gần 200 cá thể rùa) Với môi trường sống như vậy không bảo đảm cho rùa sinh trưởng và phát triển bình thường

4.1.2 Phân loại rùa trong một số chùa tại TP HCM

- Kết quả phân loại rùa:

+ Chùa Phước Hải - Q.1: Rùa ở đây được người dân mang đến phóng sinh Chùa phân biệt rùa cạn và rùa nước nên nuôi nhốt riêng hai loại rùa này Chuồng nuôi nhốt rùa cạn có hình chữ nhật, diện tích 2 m2 Chuồng được đặt ở vị trí ít người qua lại Trong chuồng chỉ có một chậu nước nhỏ Chuồng nuôi nhốt rùa nước có hình bán nguyệt bán kính 2 m Trong hồ có bố trí một chỗ cho rùa phơi nắng Kết quả phỏng vấn, rùa được cho ăn 1 lần/ ngày, thức ăn là rau muống; chuồng/ao được quét dọn 1 tuần/ lần Nếu số lượng rùa nước quá nhiều, những người quản lý chuồng rùa sẽ chọn

Trang 28

con nhỏ đem thả xuống sông Thành phần loài rùa của chùa Phước Hải - Q.1 được liệt

kê ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Phước Hải - Q.1, 2010) STT Tên VN Tên khoa học Số lượng (con)

Họ rùa Cạn Testudinidae

1 Rùa núi vàng Indotestudo elongata 34

Họ rùa Đầm Bataguridae hay Emydidae

1 Rùa ba gờ Malayensis sutrijuga 2

2 Rùa hộp lưng Cuora amboiensis 1

3 Rùa đất lớn Heosemys grandis 5

4 Rùa Heosemys grandis 3

5 Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans > 175

Họ rùa Mai mềm Trionychidae

1 Ba ba Nam Bộ Amyda cartilaginea 2

Rùa ngoại nhập

1 Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans > 175

+ Chùa Quan Âm - Q.5: Rùa được người dân mang đến phóng sinh Chùa phân biệt được rùa cạn và rùa nước, nhưng do chùa không có nhiều diện tích nên cả hai loại rùa này được nuôi nhốt chung Chuồng có hình chữ nhật 0.5x2 m, được ngăn làm hai: một bên nhốt rùa nhỏ và bên còn lại để nhốt rùa lớn Thức ăn của rùa là rau muống, và thời gian quét dọn chuồng tùy thuộc vào cảm nhận của người quản lý Thành phần loài của chùa được trình bày ở bảng 4.3

Trang 29

Bảng 4.3: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Quan Âm - Q.5, 2010) STT Tên VN Tên khoa học Số lượng

Họ rùa Cạn Testudinidae

1 Rùa núi vàng Indotestudo elongate 13

Họ rùa Đầm Bataguridae hay Emydidae

1 Rùa ba gờ Malayensis sutrijuga 14

2 Rùa hộp lưng đen Cuora amboiensis 4

3 Rùa đất lớn Heosemys grandis 4

4 Rùa răng Heosemys annadalii 3

5 Rùa cổ sọc Ocadia sinensis 2

Rùa ngoại nhập

1 Rùa ao Trung Quốc Mauremys reevesii 2

2 Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans > 150

+ Chùa Giác Huệ - Q.7” Rùa do sư nuôi làm cảnh Họ không phân biết được rùa cạn và rùa nước nên nuôi chung với nhau Rùa được nuôi trong hòn nam bộ Thức

ăn của rùa là rau Thành phần loài rùa được liệt kê ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Giác Huệ - Q.7, 2010) STT Tên VN Tên khoa học Số lượng

Họ rùa Cạn Testudinidae

1 Rùa núi vàng Indotestudo elongate 1

Họ rùa Đầm Bataguridae hay Emydidae

1 Rùa hộp lưng đen Cuora amboiensis 1

2 Rùa răng Heosemys annadalii 1

3 Rùa ba gờ Malayensis sutrijuga 1

4 Rùa sê-pôn Cyclemys tcheponensis 2

Trang 30

+ Chùa Nam Thiên Nhất Trụ - Q Thủ Đức: Rùa được người dân mang đến phóng sinh Rùa được nuôi chung với cá trong một hồ lớn có diện tích khoảng 6x15

m Thức ăn chính của rùa là bành mì Ngoài ra, rùa còn được người dân cho ăn thêm thức ăn tổng hợp Do hồ có diện tích khá lớn nên khoảng 1 năm được thay nước một lần Bảng 4.5 liệt kê thành phần rùa tại chùa

Bảng 4.5: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại chùa Nam Thiên Nhất Trụ- Q.Thủ Đức, 2010) STT Tên VN Tên khoa học Số lượng

Họ rùa Đầm Bataguridae hay Emydidae

1 Rùa đất lớn Heosemys grandis 1

2 Rùa răng Heosemys annadalii 4

3 Rùa ba gờ Malayensis sutrijuga 6

4 Rùa hộp lưng đen Cuora amboiensis 10

5 Rùa sê-pôn Cyclemys tcheponensis 4

Họ rùa Mai mềm Trionychidae

1 Ba ba Nam bộ Amyda cartilaginea Không xác định (Rùa ngoại nhập)

1 Rùa tai đỏ Trachemys scripta elegans >200

+ Chùa Khánh Vân Nam Viện - Q.11: Rùa được người dân mang đến phóng sinh Chùa không phân biệt được rùa cạn và rùa nước nên nuôi nhốt chung hai loại rùa này Ao nuôi nhốt rùa nước có diện tích 2x3 m2, có thành xi măng cao 1 m và được rào lưới B40 ở xung quanh Trong ao có một tấm nhựa lớn làm nơi cho rùa lên phơi nắng Thức ăn của rùa là bánh màn thầu Khoảng 1 năm được thay nước 1 lần Thành phần rùa được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Thành phần và số lượng rùa cạn và rùa nước ngọt

(tại Khánh Vân Nam Viện - Q.11, 2010) STT Tên VN Tên khoa học Số lượng

Họ rùa Cạn Testudinidae

1 Rùa núi vàng Idotestudo elongate 1

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w