1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra hiện trạng hệ sinh thái vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu các giải pháp bảo tồn

142 537 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 5,63 MB

Nội dung

Với sự phát triển của công nghiệp, cư dân đô thị thường bị kiệt sức vì buộc phải sống trong tình trạng ổn ào và hít thở những bụi bậm và khí độc thoát ra từ các nhà máy, xe cộ, các thẩm

Trang 1

MỤC LỤC

1.1 Tính cấp thiết của 6 tie cccccscsescsscscssssesesecsnsecstsececsensaneereeees 12

1.2 Mục tiêu của để tài -c-sc tt n9 E11 111111151115 1E110151 1 EEEsee 14

1.3 Phạm vi nghiên cứu của để tài - ch t1 EvSEtEsrrrrkrrerea 14 1.4 Đối tượng nghiên cứu của để tài óc rerrkerererrrree, 14

1.5 Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan - 52 +s+zsrsvxsrsccse 15

1.6 Nội dung nghiÊn CỨU -¿- 5+ + % + SE 123 13 3 3 SEY kg HT na rec 16

1.7 Các phương pháp nghiên Cứu . 5s 3x E2ErxE tr rkrrrerrsrke 17

1.7.1 Phương pháp so sánh . c2 cv SH HT TH He 18

1.7.2 Phương pháp khai thác, kế thừa, phân tích tổng hợp tài liệu 18 1.7.3 Phương pháp phân tích hệ thống . 2 ke ve zserxz 18

1.7.4 KY thudt GIS cccccccccecscssecscssucssssesessescssssssssscssssecesssessasessssseessse 19

CHUONG 2: CAC DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE XA HOI CUA

Trang 2

2.1.6.2 Các thẩm thực vật hiện nay .- -L SSQ ni 29

2.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội - - -+s SE g SE ThS Hy nen nhe rereceg 30 2.3.1 Dân số và mật độ dân cư - 2+2 AE rtkrrsrreees 30 2.3.1.1 Nội thành - QC n.nH.21111211161 612611 HH ng 30

2.3.1.2 Nội thành mở rộng SG S HS ng rey 31 2.3.1.3 Ngoại thành - cc cv H1 2212112 HH HH TH Tiệp 31 2.3.1.3.1 Huyện cần Giờ cac kh TH 1t re 31

2.3.1.3.2 Huyện Củ Chi - Ác ST HH ng re 32 2.3.1.3.3 Huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè 32

2.3.2 Hiện trạng sử dụng đấtt - - ST HH Hee, 33

2.3.4 Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp,

khu chế xuất trong địa bàn Thành phố 2-2 +s+s+zzzzzze2 39

2.4 Hiện trạng cảnh quan môi trường đô thị và nông thôn - 5-5- 40

2.5 KSt WAM cccccccscssssseccsecesscscssscscsvessssscscasacacacavasasasavasssacsesvevsusscesecesevevevevees 42

3.1 Khái niém va thamh phan ooo sccccccscessssecsseccssesssecsssessseecasecssseessesesssses 44 3.1.1 Kad m6 ooo eee ceseeseseeseseeseesessesesecsecsesesssescscesesossvassnanas 44

3.1.2 Thành phần cấu trúc tổng quan của các hệ sinh thái 44

3.2 Các kiểu hệ sinh thái 2+ ctEEEEEE11 7111121211 112112121xccee 45 3.3 Hiện trạng hệ sinh thái thẩm thực vật vùng ven Thành phố 46 3.3.1 Hệ sinh thái rừng - L1 n1 nHY HH HT nen re 46

3.3.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ . -cccc¿ 52

3.3.1.2 Hệ sinh thái rừng úng phèn - 5s 2225 2c cerec 64

3.3.1.3 Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới ssccccszsssrec 65

3.3.2 Hệ sinh thái nông nghiệp .-. + S4 SH vn re, 66 3.3.2.1 Hệ sinh thái đồng ruộng + ket SE E221 tre crrec 70

Trang 3

3.3.2.2 Hệ sinh thấi Vườn - - St 11 1x vn Hy vn ng cướp 71

3.3.2.3 Hệ sinh thái đồng cổ . - cc v22 74 3.4 Diễn biến của các hệ sinh thai oo eccsccccceesccssscececeseceseseessscsesescceececssees 74

3.4.1 Hệ sinh thái rừng - - Ác TH nHH HH HH TH ng HH Hye 74

3.4.1.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn . -¿- 5 ©5552 2 2e +2 2< cz c2 77 3.4.1.2 Hệ sinh thái rừng úng phèn À 5-5 22 21c E2 ve 81

3.4.1.3 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm - 255252 52c 2 rrerrea 81

3.4.2 Hệ sinh thái nông nghiỆp - Á 5À 0221 St HH no 82

3.5 Tầm quan trọng của các hệ sinh thái thẩm thực vật 86 3.5.1 Hệ sinh thái rừng L2: + 2111 2111122111 1 HH HH ngày 86 3.5.1.1 Ring cung cap 1AM Sano ecceccesescseseseeceseecsesesessscesessesees 86

3.5.1.2 Rừng là môi trường sống tự nhiên .- - 5-5-5 55554 86 3.5.1.3 Rừng là bộ máy quang hợp -+c-ccxcsxc<Sc 88

3.5.1.4 Rừng góp phần điều hòa khí hậu . - 5-55: 90 3.5.1.5 Rừng góp phần điều tiết chế độ thủy văn - 91

3.5.1.6 Ritng bao Vé néng nghiép cee ce cececesescescesscssccssssesssenenes 93

3.5.1.7 Rừng giảm thiểu ô nhiễm môi trường - c2 cscsz: 93

3.5.1.7.1 Hạn chế tiếng Ổn -. c5: S+ Sscn re crcyee 3

3.5.1.7.2 Hạn chế ô nhiêm không khí 5 +s<szs 94

3.5.1.8 Vai trò cụ thể của các HST rừng với môi trường thành phố 97

3.5.2 Hệ sinh thái nông nghiệp 2S Sa S2 2S tre cee 100

3.5.2.1 Tạo sản phẩm tự cung tự cấp s-c+cvcccreczecreo 100

3.5.2.2 Tạo mỹ QUan SG cv 3113191 E1 xnxx ng re 100

3.5.2.3 Tạo sản phẩm hàng hóa - 2-5 +52 SssEcxerxecees 100

3.5.2.4 Bảo vệ đất - HH HS 1H HT Hư nen 100 3.5.2.5 Giá trị y hỌC LH H HH HH HH nh 100

3.5.2.6 Bảo tổn gen S- ST n2 E121 21121111EEEEecrreea 101

Trang 4

4.1 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp TP Hồ Chí Minh đến

4.1.1 Định hướng sử dụng đất theo điều kiện tự nhiên 107

4.1.2 Định hướng sử dụng đất theo chương trình chuyển đổi cây trông, vật

4.2 Định hướng phát triển mắng xanh theo vùng sinh thái 115

4.2.1 Cơ sở khoa học của phân vùng sinh thái đô thị - 115

4.2.2 Phân vùng sinh thái đô thị -G 5S s1 k vn cey 116

4.2.2.1 Vùng sinh thái đô thị c ccccc St cey cay 116

4.2.2.2 Vùng sinh thái đệm ven đồô -. - 5 5c scc<xcc«2 116

4.2.2.3 Vùng sinh thái rừng, sinh thái nông nghiép 117 4.2.3 Định hướng phát triển mắng xanh -.- ¿+ 6-5 scscxx+xczsesed 118

4.2.3.1 Vùng sinh thái đô thị -¿- cà ccc ccscc Sex seeeree 118

4.2.3.2 Vùng sinh thái đệm ven đồô -c-ccccccc<cc<s2 120 4.2.3.3 Vùng sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp 120

4.2.4 Các giải pháp kinh tế, khoa học kỹ thuật - 5-5-2 122

4.2.4.2 Đối với Bình Chánh 255 +cteErkckzrzxerred 123 4.2.4.3 Đối với Củ Chi - 5s scst TH 1111121211 111 re 124 4.2.4.4 Đối với Nhà Bè 0c TH HT HH eệg 124

4.2.4.5 Phát triển nguỗn cây giống 2c cccsccrreerred 124

4.2.4.5.1 Nguồn giống ¿2-6 cscSe: " 124

Trang 5

4.2.4.5.2 Duy trì và nâng cao năng lực sản xuất vườn ươm125

4.2.4.6 Bao quan tính đa dạng sinh hoc - 5-55 5c 126

4.2.4.7 Phát triển nông nghiệp bển vữngc 5-7, 127

4.2.5 Các giải pháp về cơ chế, quản lý và chính sách : 128

4.2.5.1 Về tổ chức quản lý Nhà Nước đối với rừng và cây xanh129

4.2.5.2 Cơ chế quản lý và chính sách để phát triển mảng xanh đô thị

Thành phố + + + S222 xxx cv 1kg grệg 130 4.2.5.2.1 Về cơ chế quần lý -cscc+cscscccrxet 130

4.2.5.2.2 VE chith SAH .cecccescsssssessessessesscssesseesesseesees 131

a Vốn và tín dụng -cccscccccsececscee 131

c Dành đất để phát triển mảng xanh đô thị 132 4.2.6 Các giải pháp khác -csScs TH HH HT ng gkgerrerrred 133

“290.0 136

Trang 6

= Hệ sinh thái nông nghiệp

= Cây ăn trái

= Công nghiệp hoá

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ

Bản đồ 1: Bản đồ hiện trạng rừng TP Hồ Chí Minh năm 2003

Bản đồ 2: Bản đồ hiện trạng rừng TP Hồ Chí Minh năm 1999

Bản đồ 3: Bản đồ hiện trạng cây trồng, vật nuôi TP Hồ Chí Minh năm 2001 Bản đồ 4: Định hướng quihoạch, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi TP Hồ Chí Minh

đến năm 2010

DANH SACH CAC BANG BIEU

Bảng 1: Diện tích và dân số nội thành TP.Hồ Chí Minh

Bảng 2: Diện tích và dân số nội thành mở rộng TP Hồ Chí Minh

Bảng 3: Diện tích và dân số ngoại thành TP.Hồ Chí Minh

Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất thành phố 1995-2002

Biểu 5: Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp các quận huyện năm 2002

Bảng 6: Hiện trạng các khu chế xuất và khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Bảng 7 : Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng

Bảng 8: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo huyện xã

Bảng9: So sánh thực vật rừng ngập mặn Cân Giờ với các nước ĐôngNam Á Bảng 10: Danh mục các loài thực vật hiện có tại huyện Cần Giơ

Bảng 11: Danh mục các loài động vật cần được bảo vệ tại Cần Giờ trong sách đỏ

Việt Nam

Bảng 12: Thành phần loài và phân bố của các loài thú rừng ngập mặn Cần Giờ

Bảng 13: Danh mục thành phần lưỡng thê — bò sát ở rừng ngập mặn Cần Giờ Bảng 14: Diện tích gieo trồng một số cây hàng năm

Bảng 15: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 1999 — 2003

Bảng 16: Dự kiến sử dụng đất các quận, huyện, xã năm 2010

10

Trang 8

quá trình ĐH cũng có những tác động tiêu cực của nó Đó là làm thu giảm diện

tích đất nông nghiệp, làm thay đổi cảnh quan nông thôn, làm biến đổi các HST tự nhiên vốn có của vùng Duy trì tốc độ phát triển xã hội nhưng vẫn bảo vệ được các HST tự nhiên là một vấn để quan trọng và cần thiết

Trong suốt thời gian 3 tháng, để tài đã thực hiện điều tra hiện trạng HST

của Thành phố Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc quản lý hợp lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên Song do thời gian nghiên cứu quá ngắn và đối tượng nghiên

cứu lại phân bố trên một vùng rộng lớn nên chắc chắn nội dung để tài cũng có

nhiều thiếu sót Tôi thật sự mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của mọi người để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã được tất cả mọi người từ thầy cô, bạn bè đến gia đình tạo điều kiện giúp đỡ Đây là những động lực không nhỏ

giúp tôi đi hoàn thành tốt luận văn Do vậy, một lần nữa, xin chân thành cảm ơn

tất cả mọi người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm việc

11

Trang 9

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của để tài

Đô thị từ thuở sơ khai đã có mối quan hệ thuận hòa với các yếu tố cảnh

quan thiên nhiên và nhân tạo Các yếu tố này có một quá trình phát sinh, phát triển liên quan, tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất của Trái đất

Tham thực vật - một trong 5 yếu tố chính của cảnh quan thiên nhiên (bên cạnh

địa hình, không khí, nước và động vật) - từ lâu đã chiếm giữ vai trò rất quan

trọng trong môi trường đô thị Thời gian đầu, thực vật chỉ có tác dụng như là một

yếu tố của kiến trúc cảnh quan nhưng cho đến cuối thế kỷ 19 nhưng đến khi cuộc

cách mạng KHKT ra đời thì vai trò của các thảm thực vật càng trở nên quan

trọng Với sự phát triển của công nghiệp, cư dân đô thị thường bị kiệt sức vì buộc

phải sống trong tình trạng ổn ào và hít thở những bụi bậm và khí độc thoát ra từ các nhà máy, xe cộ, các thẩm thực vật đã giảm bớt được áp lực bằng cách điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp O¿, duy trì độ ẩm tương đối cần thiết của không khí, lọc bớt tiếng động, cần trở gió, tạo bóng mát và tạo không gian nghỉ ngơi yên tĩnh

Sự hiện diện của các thảm thực vật trong quá trình ĐTH ở Thành phố Hồ

Chí Minh như hiện nay thật sự cần thiết và quan trọng Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ

che phủ (điện tích xanh/tổng diện tích) cho toàn thành phố chỉ có 28%, trong đó

nội thành: 8%; nội thành mở rộng: 19,5% và ngoại thành 31%

Các thảm thực vật phân bố ở các huyện vùng ven đã và đang góp phần tích

cực trong việc cân bằng sinh thái cho thành phố Duy trì và phát triển những hệ

sinh thái này, khi mà áp lực đô thị hóa ngày càng tăng, là những thách thức không nhỏ đối với nhà quản lý Để có những biện pháp phù hợp, điều quan trọng trước hết là phải tiến hành điểu tra, khảo sát nhằm phần ánh được hiện trạng của các

hệ sinh thái tự nhiên và trên cơ sở đó sẽ đưa ra những giải pháp bảo tôn hợp lý

12

Trang 10

Đây cũng là lý do để hình thành để tài : “Điều tra hiện trạng hệ sinh thái vùng ven TP.Hô Chí Minh và nghiên cứu các giải pháp bảo tôn ”

1.2 Mục tiêu của dé tai:

- Phản ánh được hiện trạng các hệ sinh thái quan trong ở vùng ven thành pho

- _ Thấy được diễn biến của các HST trong thời gian qua và thời giab sắp tới -_ Để xuất các giải pháp bảo tổn nhằm kết hợp hài hòa giữa quá trình phát triển đô thị và giữ gìn các hệ sinh thái quan trọng của thành phố

- Gép phần bảo vệ môi trường, tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi

trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển bển vững hệ

thống kinh tế- sinh thái ở vùng ven TP Hồ chí Minh

- - Tạo cơ sở cho việc phối hợp quản lý và giải quyết đồng bộ các vấn để môi

trường chung của Thành phố và các khu vực lân cận

1.3 Phạm vi nghiên cứu của dé tai:

Pham vi nghiên cứu của để tài là ở vùng ven TP Hỗ Chí Minh bao gồm các

Huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ và một

số quận khác trong khu vực nội thành mở rộng như quận Thủ Đức và quận 9

1.4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Vì hệ sinh thái là một khái niệm rộng lớn, bất kỳ quần thể sinh vật nào cùng

với môi trường xung quanh chúng tổ chức thành một hệ thống, đều có thể xem là

hệ sinh thái, cho nên trong phạm vi cho phép, dé tài chỉ điều tra các HST quan trọng sau:

“ Hệ sinh thái rừng (nguyên sỉnh, thứ sinh, phục hôi): bao gồm

- _ Hệ sinh thái rừng ngập mặn (mangrove ecosystem)

- _ Hệ sinh thái rừng ting phén (Rear mangrove ecosystem) dudc Whitmore TC

gọi là rừng ngập nước ngọt trên than bin (Peat fresh water swamp forest ecosystem)

13

Trang 11

Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới: ưu thế họ Sao Dầu hỗn giao

% Hệ sinh thái thảm thực vật nông nghiệp: là HST nhân tạo bao gồm

- Hé sinh thái đồng ruộng: trồng lúc, ngô, đỗ, đậu, mía, khoai

- _ Hệ sinh thái vườn nhà: trồng cây ăn trái

- _ Hệ sinh thái đồng cỏ Ngoài ra, HST nông nghiệp còn có hệ sinh thái nông — lâm kết hợp : trồng

điều, tiêu với tràm, bạch đàn, keo; hệ sinh thái nông - lâm — ngư : trồng đước,

tràm với lúa, đồng thời nuôi thêm tôm, cá nhằm mục đích khôi phục và bảo vệ HST rừng và gia tăng thu nhập cho người tham gia trồng rừng, tạo ra phúc lợi cho

xã hội Tuy nhiên, các loại hình HST này chỉ giới thiệu mà không trình bày trong

phần nội dung nghiên cứu

1.5 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá biện trạng hệ sinh thái ở vùng ven thành phố trên các số liệu đã

được tổng hợp lại và phân tích

- _ Đánh giá diễn biến của các hệ sinh thái vùng ven trong thời gian qua

- _ Phân tích tầm quan trọng của các hệ sinh thái này, chú trọng trên phương

diện tác dụng đối với môi trường sinh thái, trong mối quan hệ với tự nhiên

và kinh tế xã hội đô thị

- Nghiên cứu và để xuất các giải pháp bảo tổn nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển đô thị và giữ gìn các hệ sinh thái vùng ven

1.6 Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan:

“+ Sinh thai hoc (ecology) 14 môn học nghiên cứu những tác động qua lại

trong các cá thể, giữa những cá thể và những yếu tố vật lý, hóa học tạo nên môi trường sống của chúng Đối tượng nghiên cứu sinh thái học chính là các hệ sinh

Trang 12

* Quần xã sinh vật (Biom): Cảnh quan Trái đất gồm các nhóm thực vật đa dạng với vẻ ngoài độc đáo Những quần hệ thực vật này (quần xã thực vật) thể

hiện càng rõ thì sinh khối càng lớn, nghĩa là tập hợp các chất được hình thành

trong quá trình quang hợp càng lớn Nếu như các nhóm thực vật này cùng được

nghiên cứu với các nhóm động vật, nấm, vi khuẩn sống trong đó nữa thì ta được

những tập hợp sinh vật phức tạp gọi là biørmn (quần xã sinh vật)

Như vậy, quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong

mội quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định

“+ Can bing sinh thai (ecological balance): Hay còn gọi là cân bằng thiên nhiên (balance of nature) tức là trạng thái các quần xã sinh vật, các hệ sinh thái ở

tình trạng cân bằng khi số lượng tương đối của các cá thể, của các quần thể sinh

vật vẫn giữ được ở thế ổn định tương đối

s* Đa dạng sinh học (Biodiversity): Là một khái niệm nói lên sự phong phú

về nguồn gen loại sinh vật trong hệ sinh thái và các hệ hệ sinh thái tự nhiên Trong một hệ sinh thái môi trường, số lượng các giống, các loài càng nhiều thì tính đa dạng sinh học càng cao Một hệ sinh thái nào đó dẫu là số lượng cá thể rất đông nhưng nguồn gen rất ít thì đa dạng sinh học thấp và nghèo nàn Vùng sinh

thái rừng ngập mặn là một ví dụ về sự phong phú của đa dạng sinh học: có thực vật trên cạn, dưới nước, nửa trên cạn, nửa dưới nước; có thực vật chịu mặn, có

thực vật nước lợ, nước ngọt ;động vật cũng vậy, tôm cá nhiều chủng loại, vi sinh

vật cũng thế

1.7 Các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa

học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Theo định nghĩa này, cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể mà

dựa theo đó, các vấn đề được giải quyết

15

Trang 13

Nguyên tắc vê tính khách quan: trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải

xem xét sự vật và đối tượng nghiên cứu đúng như nó có, không thêm bớt, không

bịa đặt Khi nghiên cứu hiện trạng các hệ sinh thái này, để tài đã dựa trên các số _ liệu có thực mà các sở, ban ngành và các cơ quan cung cấp

Nguyên tắc xem xét sự vật một cách toàn điện: là một yêu cầu rất quan trọng trong nghiên cứu Như chúng ta đã biết, các hệ sinh thái tự nhiên có đặc điểm phân bố địa lý và không tách rời nhau Vì vậy khi đánh giá hiện trạng, cần phải hiểu rõ vị trí của khu vực cần đánh giá, không những xem xét nội bộ khu vực

đang nghiên cứu mà còn phải xem xét mối liên hệ của khu vực đó với các hệ sinh

thái chung quanh Chính việc xem xét mối tương tác giữa các hệ giúp chúng ta nhìn nhận đúng nguyên nhân, nguy cơ sức ép, khả năng đáp ứng yêu cầu bên

vững Nói chung, khi phân tích những vấn đề môi trường, cần phải có cách tiếp cận toàn cục, tránh tình trạng “thấy cây không thấy rừng”

Ngoài những phương pháp chung ở trên, còn có một số phương pháp riêng

bao gồm:

1.7.1 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau Khi áp dụng phương pháp này, để tài đã thu

thập những số liệu, vấn để có liên quan đến hệ sinh thái trong nhiều thời điểm

khác nhau để so sánh, đánh giá được diễn biến của các hệ sinh thái

1.7.2 Phương pháp khai thác, kế thừa, phân tích tổng hợp tài liệu:

Đề tài thu thập, khai thác các số liệu đã được quan trắc, khảo sát và nghiên

cứu có liên quan đến các hệ sinh thái vùng ven thành phố Hồ Chí Minh bao gồm

các số liệu về hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng môi trường

thành phố để từ đó tổng hợp lại, phân tích và đánh giá hiện trạng hệ sinh thái Ngoài ra, để tài cũng đã kế thừa tài liệu từ các công trình nghiên cứu sẵn có trong

nước cũng như ngoài nước để làm phong phú cho nội dung nghiên cứu

l6

Trang 14

1.7.3 Phương pháp phân tích hệ thống :

Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống sinh thái để xem xét tất

cả ảnh hưởng phức tạp của môi trường xung quanh đến hệ thống và ngược lại

Mỗi hệ thống đều tổn tại và biến đổi theo mục đích của hệ Các hệ sinh thái trên

hành tinh đều phát triển theo hướng bén vững, hướng tới sự cân bằng của các

thành phần Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, con người khai thác

các hệ sinh thái để phục vụ cho việc tổn tại và phát triển, đã phá vỡ cân bằng

sinh thái, hướng các hệ sinh thái vào mục đích của con người Do đó, nghiên cứu

các hệ sinh thái theo phương pháp phân tích hệ thống nhằm hiểu rõ các quy luật

tự nhiên, giúp con người khai thác tài nguyên “hợp quy luật” hơn

1.7.4 Kỹ thuật G1IS:

Để xem xét được diễn biến không gian của các hệ sinh thái tự nhiên, đề tài

đã sử dụng công nghệ: Hệ thống théng tin dia ly GIS (Geography Information

Sys£em) là một hệ thống liên kết các hệ phần mềm ứng dụng, phần cứng và thiết

bị ngoại vi và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu nhập, cập nhật,

quản lý truy suất và phân tích để thể hiện nguồn dữ liệu không gian và phi không

gian

Đây là một kỹ thuật tổ hợp Sự phát triển của nó dựa vào những phát minh

được thực hiện qua nhiều phát minh khác nhau: địa lý, bản đồ học, viễn thám,

trắc địa bản đồ, thống kê, khoa học máy tính, hoạt động nghiên cứu, trí tuệ nhân

tạo và nhiều nhánh khác của khoa học Trái Đất, khoa học tự nhiên và xã hội GIS

có thể được xem như một cơ sở dữ liệu số, trong đó dữ liệu được liên kết trong

một hệ tọa độ không gian (Foote & Lynch, S.d) GIS giúp ích nhiều trong việc

quản lý các hệ sinh thái như cung cấp một cấu trúc đữ liệu cho lưu trữ và quần lý,

cho phép tập hợp và phân chia dữ liệu ở các tỷ lệ, xác định vùng nghiên cứu và/

hoặc vùng nhạy cảm môi trường

Trong đề tài, GIS được ứng dụng nhằm:

17

Trang 15

Phân tích thống kê không gian của sự phân bố sinh thái

Thấy được diễn biến của các hệ sinh thái trong thời gian qua và đánh giá

xu hướng diễn biến trong thời gian tới

Các bước công việc:

Thu thập số liệu (các số liệu quan trắc, thống kê, các bản đồ giấy )

Số hóa đữ liệu: chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang file dữ liệu dạng số

Áp dụng kỹ thuật GIS (overlay function) dé chéng xép và tổ hợp (reclassification) từng bước tự động trên máy tính các lớp ban đồ

Xem xét vùng phân bố, đánh giá hiện trạng và theo dõi diễn biến của các

hệ sinh thái

18

Trang 16

Chiều dài từ tây Bắc xuống Đông Nam là 102 km, từ Đông sang Tây là 75

km Trung tâm thành phố cách biển 50 km đường chim bay

Phía Bắc giáp Bình Dương, Tây Ninh Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía

Nam giáp biển Đông Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

2.1.2 Khi hau:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận

xích đạo mà đặc trưng cơ bản là có lượng bức xạ đổi dào, một nền nhiệt độ cao, tương đối ổn định trong năm và sự phân hóa mưa, gió theo mùa khá rõ rệt Nhìn

chung, đặc điểm khí hậu TP Hồ Chí Minh khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng nhiệt đới

Các yếu tố khí hậu cơ bản gồm có:

Nhiệt độ: Nhiệt độ ở Tp Hồ Chí Minh tương đối ôn hòa, đây là đặc trưng

của khí hậu các tỉnh Nam Bộ Nhiệt độ nóng nhất vào tháng 4 và mát nhất vào

tháng 12 Số liệu quan trắc nhiễu năm cho thấy tại Tp Hồ Chí Minh :

- Nhiệt độ trung bình năm là :25- 279C

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 25,6-29.3°C

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 40°C (tháng 4/1912)

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 13,8°C (tháng 1/1937)

- Tổng nhiệt độ cao nhất : 9.677,4°C/năm

19

Trang 17

- Chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất < 5°C

- Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm: 5 - 10°%C Điều đáng lưu ý đối với nhiệt độ là sự dao động nhiệt độ trong ngày Biên

độ nhiệt đạt đến 10°C /ngày đêm Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng: ban

đêm, vào sáng sớm vẫn có sương Đây là điểu kiện thuận lợi cho cây trồng phát

triển và xanh tốt quanh năm Nhưng sương cũng gây giá lạnh đối với những người

lao động ngoài trời vào ban đêm

Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành thành phố Hồ

Chí Minh cao hơn các nơi khác trong khu vực địa bàn kinh tế phía Nam 1 — 1,5°C

Số giờ nắng: Thành phố giàu ánh nắng Mỗi năm có 2.500 - 2.700 giờ nắng Thời gian có nắng trong ngày thay đổi tùy theo tháng và được tóm tắt như sau:

Nhật chiếu trung bình ngày 6 giờ 18 p

Độ nhật chiếu dài ngày nhất 8 giờ 6p

Độ nhật chiếu ngắn ngày nhất 5 giờ

Độ nhật chiếu trung bình ngày 12 kcal/em2

Trung bình tháng (các tháng mưa) 11 kcal/emZ

Bức xạ: tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày trong cả năm là 365,5

calo/cm” Tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần

100calo/cm”/ngày Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8 — 1 calo/cmŸ/phút, xảy ra từ 10 - 14 giờ

Bức xạ nhiệt hàng tháng được ghi tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất như sau:

Trang 18

Độ ẩm : Độ ẩm trung bình ngày trong cả năm là 70 — 80% Số liệu thống

kê từ năm 1952 đến 1988 cho thấy độ ẩm bình quân hàng tháng dao động từ 62%

đến 84% Các tháng mùa mưa, độ ẩm khá cao: 60 — 90% Các tháng mùa khô 60

— 75% Ban ngày độ ẩm không khí xuống thấp từ một đến hai giờ chiều và tăng _——

lên từ 3 - 7 giờ sáng Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối: tháng 2 có giá trị nhỏ nhất trong năm 22% Tháng 9 có giá trị cao nhất trong năm 50%

Ấp suất không khí: trung bình 1.006 — 1.012 mb, cdc thang mùa khô áp

suất khá cao, giá trị cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 12 đạt đến 1.020 mb Các tháng mùa mưa áp suất thấp chỉ ở mức xấp xỉ 1000 mb

Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình 3 —- 5 mm/ngày Mùa khô lượng

bốc hơi khá cao, từ 100 —180 mm/tháng Cán cân nước tự nhiên bị thiếu hụt

nghiêm trọng trong mùa khô

Cường độ bốc hơi nước tại Tp Hồ Chí Minh khá cao và thay đổi theo mùa,

tăng từ tháng 12 đến tháng 4, tháng 5 năm sau, phản ánh cho mùa khô trong năm

Do sự phân bố lượng mưa không đều trong năm, gây nên việc thiếu nước trong

mùa khô Độ bốc hơi tại khu vực Tp Hồ Chí Minh có thể được tóm tắt như sau :

Độ bốc hơi trung bình ngày 3,7 mm

Độ bốc hơi cao nhất ngày 13,8 mm

Độ bốc hơi thấp nhất ngày 2,3 mm

Lượng mưa: Thành phố có 2 mùa mỗi năm : mùa khô và mùa mưa Mùa

mưa thường bắt đầu từ tháng 5 hàng năm và chấm dứt vào tháng 10 Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau Ở giữa mùa khô thường có hạn ngắn kéo đài 5 đến 10 ngày.Lượng mưa vào mùa mưa chiếm 80 — 85% tổng lượng mưa

năm Mưa lớn tập trung vào tháng 6 và 9, trung bình từ 250 - 330 mm/tháng, cao

nhất lên đến 683 mm Mưa ở thành phố Hồ Chí Minh mang tính mưa rào nhiệt

đới: đến nhanh, kết thúc nhanh, thường cơn mưa trung bình kéo dài từ 1 — 3 giờ

Trang 19

Cường độ mưa khá lớn (0,8 — 1,5mm/phút) Mưa lớn gây ngập lụt đường phố và

những nơi thấp trũng với độ ngập sâu từ 20 — 80 cm

Gió: Hai hướng gió chủ đạo trong năm tại TP Hồ Chí Minh là Tây - Tây —_————

Nam và Bắc - Đông Bắc Gió Tây - Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) với vận tốc trung bình 3,6 m/s Gió Đông - Đông Bắc thổi vào các tháng

từ 11 đến tháng 2 với tốc độ trung bình 2,4 m⁄s Từ tháng 3 đến tháng 5 có gió

Nam- Đông Nam với vận tốc trung bình 2,3 m/⁄s Tốc độ gió trung bình năm tại

thành phố Hồ Ghí Minh là 2,5 m/s Gió thường thổi mạnh vào trưa sang chiều

Bão : Chu kỳ của bão bao gồm cả áp thấp nhiệt đới tại Tp Hồ Chí Minh được thống kê từ năm 1952 đến 1988 như sau:

2 cơn bão trong năm 16% thời gian kể trên

Như vậy có thể nhận thấy, tại khu vực Tp Hỗ Chí Minh hầu như không có

bão Hàng năm tại khu vực chỉ chịu ảnh hưởng của một số cơn bão xẩy ra ngoài

khơi hoặc tại một số tỉnh miền Trung Trong những ngày đó thường không có gió mạnh nhưng thường có mưa lớn

2.1.3 Nguồn nước và thủy văn:

Hệ thống sông rạch thành phố có tổng chiểu dài 7.955 km, mật độ dày và phân bố chăn chịt ở khu vực Cần Giờ, Nhà Bè Tổng diện tích nước mặt là 33.814

ha Đây là thuận lợi lớn cho việc cung cấp nước tưới, điều hòa dòng chảy trong mùa mưa, nuôi trồng và khai thác thủy sẵn nhưng cũng thường xuyên gây ngập úng trên 40.000 ha ven sông rạch

TP Hồ Chí Minh chịu tác động của các hệ thống sông rạch sau

Sông Đồng Nai: bắt nguôn từ Tây Nguyên, do song Da Nhim va Da Dung

hợp thành, lưu vực khoảng 23.000 km” Doan chảy qua TP Hồ Chí Minh để ra

22

Trang 20

biển dài khoảng 35 km (không tính đoạn hợp lưu từ Nhà Bè) Ở lưu vực Đồng

Nai, do địa hình bị phân cắt mạnh, có xu hướng cao phía Bắc và thấp dân về phía

Nam nên các hệ thống sông chính của lưu vực đều có hướng dòng cháy Bắc-Nam

và Tây Bắc- Đông Nam

Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, qua Thủ Dầu Một đến Sài

Gon đài khoảng 200 km, có nhiều chỉ lưu làm giảm hậu quả lũ lụt

Quá trình xâm nhập mặn trên các sông Đồng Nai- Sài Gòn liên tục được

cải thiện nhờ sự vận hành và khai thác các hổ chứa nước ở thượng nguồn, điều tiết dòng chẩy và tăng lượng xả trong các tháng mùa khô, đặc biệt là trong các

tháng 3, 4, 5 Trên sông Sài Gòn có công trình hỗ chứa nước Dầu Tiếng, trên sông Đồng Nai có công trình thủy điện Trị An, hai công trình này góp phần điều tiết

các dòng chảy Lưu lượng xả trong tháng mùa khô tăng làm cho vùng thấp ven

sông Đồng Nai và Sài Gòn được ngọt hóa khoảng 20.000 ha

Trên sông Đồng Nai, ranh giới xâm nhập mặn xấp xỉ cửa Thượng Tắc:

ranh mặn 4 %o ở khu vực Long Tân; thời gian xâm nhập mặn tại Cát Lái khoảng

50 ngày (25/3-15/5 hàng năm) Trên sông Sài Gòn, ranh xâm nhập mặn 4 %o

thường ở khu vực cầu Bình Triệu (thời gian cuối tháng 4, đầu tháng 5)

Sông Nhà Bè: chảy ra biển qua hai ngả: Sông Soài rạp và sông Lòng Tàu

Sông Soài rạp đổ ra cửa Soài Rạp dài 59 km tốc độ dòng chảy chậm, long sông tương đối cạn Sông Lòng tàu đổ ra Vịnh gành Rái dài 56 km, rộng trung bình,

lòng sông sâu Đây là thủy đạo chính đưa tàu bè ra bean cảng Sài Gòn

Ngoài các sông kể trên, thành phố còn có hệ thống kênh rach chin chit,

nhất là ở các huyện phía Nam như Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ Các kênh rạch

này giữ vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thoát nước, giao thông vận

tải Những kên rạch chính là: kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, Kênh Đôi, kệnh N gang, kênh tàu Hủ, kệnh Tham Lương, kênh Nhiệu Lộc, kênh Xáng, kênh An Hạ, rạch

Thị Nghè, rạch Chợ Đệm, rạch Cần Giuộc

23

Trang 21

Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triểu không đều của

biển Đông đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thủy văn, thủy lực vùng cửa sông

Đồng nai- Sài Gòn Tuy nhiên, nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển

giao thông đường thủy và phát triển thủy sản Sự hình thành và phát triển các tụ

điểm dân cư, các khu vực dịch vụ thương mai, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp thường ở những nơi giao lưu sông rạch trên những vùng đất cao, trên bờ

các sông lớn

Chế độ thủy văn hình thành 3 vùng tại thành phố Hồ Chí Minh như sau: /,,

Vùng nước ngọt quanh năm từ Bắc xã Bình Mỹ - Củ Chi trở lên tượng |

nguồn

Vùng nước lợ từ sông Rạch Tra, ranh giới phía Bắc Huyện Hóc Môn tới xã

Bình Mỹ, phía Nam Huyện Củ Chi kéo dài đến phía Bắc Huyện Cần Giờ

Vùng nước mặn quanh năm từ phía Nam xã An Thới Đông, xã Tân Thới

Hiệp đến Cần Giờ rồi ra biển

Các vùng ngập nước của thành phố Hồ Chí Minh tập trung ở phía Nam trung tâm thành phố Tại Huyện Thủ Đức, vùng Đông Nam là vùng đất thấp,

nhiều sông rạch Quận Tân Bình trong khu tứ giác dọc theo kinh Cầu An Hạ, mùa

nắng bìa bưng cạn khô, nhưng khoảng giữa sình lầy Huyện Bình Chánh trong khu

vực tứ giác xã Tân Nhật là vùng sình lầy quanh năm

2.1.4 Địa hình

Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cấu trúc miễn Đông Nam Bộ là một miễn nâng và cấu trúc miền Tây Nam Bộ là một miễn sụt Vì vậy, TP Hô Chí Minh

vừa các đặc điểm riêng vừa có những nét tương đồng với hai miễn kế cận- Địa

hình nghiêng, thấp dân từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây

Có thể chia địa hình thành phố làm 4 dạng chính:

- Ving déi gò cao lượn sóng, độ cao thay đối từ 4-32 m, phân bố phần lớn ở

các huyện Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh Điều kiện nước

24

Trang 22

tưới hạn chế Nguồn nước mặt chủ yếu trong mùa mưa Trữ lượng nước ngầm

tầng nông kém, chỉ thuận lợi cho các loại cây lâm nghiệp, cao su, điều, cây ăn

trái, đồng cỏ chăn nuôi Vùng có độ cao dưới 10m có thể trồng rau màu

- _ Vàng đất bằng thấp, độ cao xap xi 2-4 m, điều kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở Thủ Đức, Hóc Môn, Quận 12, nằm dọc theo sông Sài

Gòn và Nam Bình Chánh, chiếm khoảng 15 % diện tích Nguồn nước tưới tương

đối thuận lợi, có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi

- _ Vùng trững thấp, đâm lây phía Tây Nam, độ cao phổ biến từ I- 2 m phân bố dọc kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ, kéo dài từ các

huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực Nhà Bè, Quận 7, vùng bưng Quận 2,

Quận 9 và Bắc Cần Giờ, chiếm khoảng 34% diện tích Đất bị nhiễm mặn nhiễm

mặn theo mùa, thường bingập nước theo thủy triểu

- Ving tring thấp, độ cao phổ biến khoảng 0-Im, chịu ảnh hưởng của thủy triều hàng ngày, ước tính chiếm khoảng 12 % diện tích Nguồn nước bị nhiễm

mặn trên 8 tháng/năm Hiện đang xây dựng khu bảo tổn thiên nhiên rừng ngặp

mặn va khu dự trữ sinh quyển thế giới

Trên 60 % diện tích mặt bằng Thành phố có cao độ dưới +2m (kể cả sông

rạch) có nguy cơ bị úng ngập và khó tiêu thoát (đặc biệt trong mùa mưa lũ) do

điều tiết xả lũ của các hỗ thượng nguồng sông D(ổng Nai, sông Sài Gòn; ảnh

hưởng lũ đồng bằng sông Cửu Long (Bình Chánh, Củ Chi, giáp Long An) Hệ

thống thủy lợi phòng chống lũ và tiêu thoát nước (nhất là thủy lợi nội đồng) đầu

tư còn hạn chế, công tác duy tu, bảo dưỡng hàng năm chưa được chú trọng

2.1.5 Địa chất và thổ nhưỡng: ,

Đất đai thành phố phát triển trên 2 tướng trầm tích: Pleixtoxen và Holoxen Trầm tích Pleitoxen: Còn gọi là trầm tích phù sa cổ, chiếm toàn bộ địa hình đổi gò và triển, được tạo thành cách nay hàng chục vạn năm Nhóm đất xám

và Feralite vàng nâu đã hình thành từ vật liệu của tướng trầm tích này

25

Trang 23

Trầm tích Holoxen: còn gọi là trầm tích phù sa trẻ, tạo thành cách nay

khoảng 5.000 năm, có nguồn gốc biển, sông biển, sông, vũng, vịnh, đâm lây Các

nhóm đất phù sa, đất phèn, đất mặn, than bùn phát triển từ nay

Thành phố Hồ Chí Minh có đặc điểm của vùng đất Châu Thổ, phân nội

thành nằm trên phù sa cổ, được phủ bởi phù sa mới (Thủ Đức, Hóc Môn, Bình

Chánh) Ngoại thành chủ yếu là đất phù sa

2.1.6 Thảm thực vật

Thảm thực vật tự nó phản ánh tổng hợp các điều kiện tự nhiên vùng đó cho

nên tìm hiểu quy luật phân bố các quần xã thực vật sẽ giúp chúng ta nắm đuợc đặc điểm môi trường vùng nghiên cứu

2.1.6.1 Các thẩm thực vật nguyên thủy

Sài Gòn xưa khi con người mới đến khai phá là một vùng hoang vu, cây cối

rậm rạp, sinh cảnh phong phú, khác biệt tùy địa hình cao thấp, tính chất đất, nước

của từng khu vực đã tổn tại các HST thực vật chính sau:

2.2.6.1.1 Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới:

Hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới phân bố ở những nơi có địa hình cao, phát

triển trên đất đỏ feralite và đất xám có nguồn gốc trầm tích phù sa cổ Đây là

kiểu rừng kín rậm cây lá rộng, nửa thường xanh, trong đó ưu thế là các loại cây

họ Sao Dầu (Dipterocarpacede) là họ đặc hữu của khu vực Ấn Độ - Mã Lai, mà phần lớn là các loài cây thường xanh hỗn giao với các cây của họ Đậu

(Leguminosae) có gỗ cứng, gỗ quý (Afzelia, Dalbergia, Pterocarpus) và nhiều loại

Bang Lang (Lagerstroemia spp) rụng lá trơ cành trong mùa khô Những kiểu rừng

kín rậm này là mục tiêu của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ đã sử dụng những

chất diệt cỏ làm rụng lá, với nỗng độ cao, rải đi rải lại nhiều lần nhằm phá hủy

tán rừng

2.2.6.1.2 Hé sinh thái rừng úng phèn, nước lợ:

Thảm thực vật gồm một số quần hợp chính:

26

Trang 24

- Ring tràm phân bố trên các đầm lầy chua phèn, tang sinh phèn dày,

ngập nước thường xuyên 2.2.6.1.3 Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

Rừng Sác Gia Định là một trong các khu rừng ngập tiêu biểu của miễn Nam trước chiến tranh Hệ thực vật khá phong phú trong đó Dước Vẹt (Rhizophoraceae) là họ chiếm ưu thế có 10 loài : 3 loài Đước, 3 loài Vẹt, 2 loài

Dà, 1 loài Trang mọc thành quần hợp thuần loại ở các cãi bùn mới bồi; có 3 loại

Mấm mọc thành các quân hợp Mấm thuần loại hay mọc hỗn giao với Bân Dang; còn Bần chua là cây nước lợ ở cửa sông mọc ở ven sông rạch và càng vào sâu trong nội địa là những rừng Dừa nườc ở vùng ngập hàng ngày; cón trên những đất

rắn chắc thì có rừng Chà Là phát triển, trên những vùng trùng thấp mà nước triều

chỉ tràn ngập trong những con nước lớn thì hình thành những trắng cỏ Ráng mênh

mông, có nhiều nơi còn điểm những cây Giá, Mấm, Cóc Vẹt, Dù Loài cây chủ

yếu là Đước, Sú, Vẹt, Giá Dà, Mắm, Bần

2.2.6.2 Cac thám thực vật hiện nay:

Do sự tác động của con người đã làm cho thảm thực vật tự nhiên của vùng

này bị tàn phá nghiêm trọng Sinh cảnh phong phú của rừng nhiệt đới trước đây

không còn thấy trên địa bàn thành phố mà chỉ gặp vết tích tại một vài nơi quanh các đền chùa trong vùng đổi gò các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức Bên cạnh

đó là thẩm cây bụi thứ sinh, trắng cổ và một số loài cây phụ sinh khác Sự chặt

phá bừa bãi đã biến rừng rậm rạp thành đổi trọc làm cho đất bị xói mòn, thóai

hóa, kiệt màu Rừng tái sinh được biến thành những bãi đất trống với một số cây

27

Trang 25

chịu hạn, khẳng khiu, già cỗi Trên vùng đổi gò, thực vật tự nhiên, phổ biến hiện

nay có mua, hà thủ ô, cổ may, cỏ tranh

Ving bung trũng Tây Nam Thành phố ven sông Sài Gòn- Đồng Nai có

sông rạch chăn chịt , các lòai thực vật thích nghi với môi trường chua phèn nước

lợ tôn tại khá phong phú trên các bưng phèn, thực vật đặc trưng có năn, lác,

đưng Vùng nước lợ có dừa nuớc , chuối nước, ô rô, mái

Vùng ngập mặn Cần Giờ bị hủy diệt trong chiến tranh nay cũng đã được

phục hồi Rừng Sác Cần Giờ có một diện tích khá lớn ( trên 33.000 ha), thuộc loại

rừng đặc biệt, một khu bảo tổn sinh thái thiên nhiên quý hiếm

2.3 Hiện trạng kinh tế- xã hội:

2.3.1 Dân số và mật độ dân cư:

Dân số thành phố (năm 2003) là 5.630.192 người, trong đó nội thành 12

quận là 3.673.595 người, nội thành mở rộng 5 quận : 897.281 người, ngoại thành 5 Huyện : 1.059.316 người Mật độ dân cư toàn thành phố : 2687 người/kmƒ, nội

thành: 25.761 người/kmỶ, nội thành mở rộng: ngoại thành: 641 người/km?

Trang 26

Tổng số 12 Quận Phú Nhuận 142.16 4,88 3.673.595 184.987 37.907 25.761

Nguồn : Chỉ Cục thống kê TP Hồ Chí Minh , năm 2003

Số liệu bảng 1 cho thấy:

Quận 5 có mật độ dân cư cao nhất, gấp gần 2 lần mật độ dân cư toàn

vùng (49.601/25.761); thấp nhất là quận Tân Bình, bằng 0.68 mật độ trung bình

vùng (17.686/25.761) và mật độ dân cư lớn nhất gấp hơn 6 lần mật độ dân cư nhỏ

nhất Bốn quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, quận 8 có mật độ dân cư nằm dưới trị số trung bình toàn vùng Mật độ dân cư cao hơn rất nhiều so với các thành

STT Các quận Diện tích (km?) | Đân số (người) | Mật độ dân

cư (người/km?)

Số liệu bảng 2 cho thấy:

Ngoại trừ quận Thủ Đức, do có thị trấn Huyện ly cũ nên là điểm tập trung đông dân cư từ trước (5.186 người/km'), các quận còn lại chưa thể hiện rõ là vùng

đô thị, mật độ dân cư còn thấp, nhất là quận 9 (1.446 người/km”) và cao nhất là quận 12 (4.318 người/km?)

2.3.1.3 Ngoại thành:

2.3.1.3.1 Huyện Cần Giờ:

29

Trang 27

Nằm ở phía Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có đường bờ biển dài hơn 20km theo hướng

Tây Nam - Đông Bắc, bao gồm 7 xã: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý

Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh, được bao bọc trong vùng các

cửa sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh Tổng diện

tích của Huyện Cần Giờ là 704.22 km”, dân số 64.183 người; dân cư thưa thớt,

bình quân 91 người/km? Các điểm dân cư hiện hữu vẫn mang tính chất dân cư

nông thôn Việc phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung ở 2 xã là Cần

Thạnh và Bình Khánh

2.3.1.3.2 Huyện Củ Chỉ:

Huyện Củ Chỉ là địa bàn cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 40 km Huyện có diện tích khoảng

434,5 km” — vào loại lớn thứ 2 (Huyện Cần Giờ có diện tích lớn nhất) so với 21

quận Huyện khác, có dân số 265.857 người, mật độ trung bình 612 người/km”

Huyện Củ Chi có những nét đặc thù riêng của một Huyện ngoại thành, có tiểm

năng to lớn về đất đai, có điều kiện thuận tiện về giao thông thủy bộ, có sông Sài

Gòn ở phía Đông chạy từ Bắc đến Nam Tuy nhiên, mức độ đô thị hóa của Huyện

còn kém, hiện tại Củ Chi vẫn là một Huyện nông nghiệp, giá trị sản xuất nông

nghiệp chiếm tỷ trọng còn khá cao trong cơ cấu kinh tế

Trang 28

Từ số liệu biểu 4, 5 cho thấy, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự

nhiên là 209.502 ha Đến năm 2002, đất nông nghiệp còn 91.570 ha (số liệu mới

là 91.573ha), giảm 7.594 ha so với năm 1995; đất lâm nghiệp 33.682 ha (số liệu mới là 34.933 ha), giảm 0.976 ha so với 1995 Hiện trạng sử dụng đất có thể thấy

như s au:

Đất nông nghiệp: tổng diện tích là 91.573 ha, trong đó chiếm diện tích

nhiều nhất là Huyện Củ Chi với 33.115 ha Chỉ có 9/17 quận nội thành là còn đất

dành nông nghiệp Thấp nhất là quận Tân Bình với diện tích là 186 ha

Chiếm diện tích nhiều nhất trong đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng

năm (64.659 ha) và đất ruộng lúa, lúa màu (51.252 ha), ít nhất là đất cỏ dành cho chăn nuôi chỉ có 274 ha, chủ yếu tập trung ở Củ Chi

Đất lâm nghiệp: có diện tích là 34.933 ha Ngoài quận 9 có khoảng 25 ha

rừng trồng và rừng sản xuất, thì các quận nội thành không có rừng Chiếm diện

tích lớn nhất là Cần Giờ với 33.279 ha Còn lại phân bố ở 3 huyện ngoại thành là

Củ Chỉ (528 ha) , Bình Chánh (1.041 ha) và Hóc Môn (60 ha)

Đất khu dân cư: tập trung ở khu vực nội thành, trung tâm các xã Huyện

ngoại thành có diện tích 18.224 ha, tăng 4,83 ha so với năm 1995

Đất chuyên dùng cho xây dựng, giao thông, thủy lợi, làm muối chiếm

26.119 ha, tăng 7,114 ha so với năm 1995

Đất chưa sử dụng bao gồm cả sông suối chiếm 39.902 ha

31

Trang 29

Bảng 4: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT THÀNH PHỐ 1995-2002

Trang 31

2.3.3 Xu hướng công nghiệp hoá và đô thị hóa:

Đối với Việt Nam, tốc độ DTH cham và yếu so với thế giới và khu vực bởi chiến tranh liên miên, kinh tế kiệt quệ Sự phát triển đô thị ở Việt Nam không liên tục, tức là dường như xảy ra từng đợt (B.K Thế, 1996) Khác hẳn sự phát triển

được kế hoạch hóa theo quan điểm hình học và vũ trụ luận của một số đô thị ở

Châu Âu như Rome, Paris sự bố trí, sắp xếp đô thị ở Việt nam nói riêng và Đông

Nam Á nói chung, được định hướng dựa vào thuyết phong thủy, âm dương, ngũ hành và triết học phương Đông Điều đó cũng thể hiện sự gán ghép tùy tiện do tình trạng thiếu vật tư, sự bùng nổ của các cư dân phố phường

Không kể một thời kỳ rất dài dưới chế độ phong kiến, do điều kiện kinh tế-

xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam hầu như không phát triển thì từ những nim dau thế kỷ 20 đến nay, mặc dù cuộc cách mạng KHKT trên thế giới đã góp phần thúc nay sức sản xuất của xã hội lên rất cao, nhưng Việt nam cũng chưa hòa nhịp vào

tốc độ phát triển và ĐTH đó Nếu như năm 1920, tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 2,0%

dân số cả nước thì năm 1999 là 23,5% Số lượng đô thị lớn còn rất khiêm tốn: 20

đô thị có trên 100.000 dân; 40 đô thị nhỏ có từ 20.000-100.000 dân, còn lại 450 đô thị rất nhỏ có từ 2.000-20.000 dân Trong khi các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội,

Hải Phòng phát triển khá nhanh thì các đô thị còn lại phát triển rất chậm

Ở TP Hồ Chí Minh, ngay từ khi mới hình thành, đã có một sức hút mạnh

mẽ đối với không chỉ dân cư các vùng lận cận, mà còn có một sức hút mạnh mẽ

đối với các vùng khác trong toàn quốc Quá trình đô thị hoá ở TP.HCM đã trải qua môt thời kì lịch sử lâu dài và có nhiều biến động về kinh tế, xã hội, có ảnh

huởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố ở mức độ khác nhau

Có thể chia ĐTH ở TP.HCM thành 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Quá trình đô thị hoá tự phát, tốc độ đô thị hoá chậm từ khi mới hình thành cho đến cuối thế kỷ 19 khi Pháp xâm lược Việt Nam Thời kì này,

đô thị phát triển trên một diện tích đất đai rộng lớn có nhiều tiểm năng để phát

34

Trang 32

triển kinh tế do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống sản xuất, vị trí địa lý rất

thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông, đường bộ, đường biển tạo điều kiện

cho thương cảng Sài Gòn phát triển mạnh mẽ Những người dân di cư vào thành

phố Sài Gòn trong giai đoạn này là đi dân tự phát từ nhiều vùng khác nhau hội tụ

lại đây Đây cũng là thế mạnh cũa sự giao lưu kinh tế, văn hoá, trao đối kinh

nghiệm, kỹ thuật sản xuất tạo điều kiện cho Sài Gòn có sức tiểm ẩn về sự năng

động, sáng tạo, linh hoạt trong sản xuất

Giai đoạn 2: Đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh chóng mang nặng màu

sắc Thành Phố thuộc địa, ảnh hưởng mạnh phong cách Tây Phương Thời kì này

bắt đầu từ khi Pháp đô hộ nước ta cho đến khi đế quốc Mỹ xâm lược bị đánh đuổi

khỏi Việt Nam Đây là thời kì đô thị hoá phát triển mạnh mẽ nhưng quá mức do

chính sách giành dân của Mỹ —- Ngụy (trong những năm 1965-1975) nhằm tách

“cá ra khỏi nước”, tách rời cán bộ nằm vùng và dân quân du kích của ta ra khỏi

quần chúng nhân dân để dễ tiêu diệt Thời gian này, dân cư từ các vùng nông

thôn và các vùng thị tứ xung quanh đổ xô về Sài Gòn, nơi đô thị phồn hoa giả tạo,

chú yếu làm nghề dịch vụ phi sản xuất , và một số lượng không nhỏ vợ con ngụy

quân, ngụy quyền Sài Gòn không có công ăn việc làm, sống bằng viện trợ Mỹ,

trong khi các ngành sản xuất, đặc biệt là công nghiệp phát triển chậm

Cơ sở hạ tầng thấp kém, đường sá không được cải thiện trừ các tuyến

đường sân bay, nhà xưởng, phục vụ quân sự Đại bộ phận dân nhập cư và dân cư

thành phố cư trú trong những căn nhà tạm bợ lụp xụp, trong các xóm lao động

nghèo hoặc ven kênh rạch trong giai đoạn 1965-1975 Trong khi các khách sạn

sang trọng được xây dựng phục vụ quân đội Mỹ-Ngụy

Giai đoạn 3: Quá trình đô thị hoá tự giác có sự điều chỉnh của Nhà Nước

Sau ngày giải phóng đến năm 1986, theo sự điều động của Nhà Nước, một

số lượng lớn cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý Nhà Nước, công nhân viên miễn

Bắc chuyển vào Nam công tác, cán bộ miễn Nam tập kết trở về quê cũ tạo một

35

Trang 33

dòng di dân đến TP.HCM Bên cạnh đó, trong thời kì này cũng có một dong di

dân khỏi TP.HCM theo chính sách hồi hương và đưa dân đến các vùng kinh tế

mới để làm ăn nhằm giảm dân số do đô thị hoá quá mức trong thời kỳ Mỹ —

Nguy Tuy nhiên có khoảng 40% quay trở lại do yếu tố tâm lý hoặc nơi mới

không thuận lợi cho đời sống và sản xuất của họ

Năm 1986, nền kinh tế chuyển từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh

tế mở với nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho nên kinh tế

ở TP.HCM phát triển với tốc độ nhanh chóng, thu hút một số lượng lớn dân cư ở

cùng khác sang làm việc và sinh sống Người di dân chủ yếu trong độ tuổi lao

động nên đã làm thay đổi qui mô và cấu trúc dân số TP.HCM theo lứa tuổi Số

người trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao hơn, đó cũng là một lợi thế trong

phátô3riển kinh tế của xã hội thành phố so với các thành phố khác

Năm 1991 — 1997, cùng với cả nước, thành phố thoát ra khỏi khủng hoẳng

kinh tế xã hội và tạo ra các điều kiện để triển khai công nghiệp hóa hiện đại hóa,

trong đó đô thị hóa giữ vai trò quan trọng

Với quyết tâm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thành

phố đã có những bước phát triển nhanh chóng Công tác qui hoạch và kiến thiết

cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh; thành phố đã có thêm các quận mới, các điểm đô

thị mới và các khu công nghiệp tập trung, chỉnh trang cải tạo bộ mặt thành phố

khang trang và đẹp hơn Nhiều chương trình, nhà ở được thực hiện, mỗi năm xây

dựng mới 3 triệu m?

Cho đến hôm nay, thành phố Hỗ Chí Minh đã có diện tích là 2095,01 km?

trong đó các quận nội thành có điện tích 142.6 km’; các quận nội thành mở rộng

là 299,97 km? va cdc Huyện ngoai thanh 14 1652.88 km’ Theo thong ké, dan s6

thành phố (năm 2003) là 5.630.192 người, trong đó nội thành 12 quận là

3.673.595 người, nội thành mở rộng 5 quận : 897.281 người, ngoại thành 5 Huyện

: 1.059.316 người Tốc độ CNH-HĐH và mở rộng đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh

36

Trang 34

đã và đang tạo động lực cho thành phố phát triển vượt bực về mặt kinh tế, góp

phần tăng trưởng GDP, thúc đây đầu tư, sản xuất công nghiệp xuất khẩu

2.3.4 Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp,

khu chế xuất trong địa bàn Thành phố:

Từ những năm 80, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển rất nhanh, đủ các loại ngành nghề từ công nghiệp hoá chất,

luyện kim, dệt nhuộm, giấy và bột giấy đến các ngành thủ công như mây, tre lá,

các ngành nhựa, cao su, tái sinh, nấu đúc kim loại Đặc điểm hiện trạng công nghiệp trên địa bàn Thành phố là: quy mô vừa và nhỏ, máy móc thiết bị cũ kỹ,

lạc hậu, phân bố phần lớn, xen kẽ trong khu dân cư và đại bộ phận không có hệ

thống xử lý chất thải Trong số các nhà máy, xí nghiệp hiện có, khoảng 50 cái

trong sách đen và gần 3.000 cơ sở gây ô nhiễm nặng nề do trình độ công nghệ lạc

hậu (Nguyễn Khoa, 1999) Trong những năm gần nay, đặc biệt khoảng từ năm

1993, khi qui hoạch tổng thể TP Hỗ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt, việc phát triển đô thị một phan được định hướng Các khu dân cư, khu công

nghiệp được hình thành, các loại hình sản xuất gây ô nhiễm như cưa, xẻ gỗ, nấu

chì, nấu đúc kim loại đần dần được đưa ra khỏi các khu đông dân

Phát triển các khu công nghiệp (KCN)- khu chế xuất (KCX) là một chiến

lược lâu dài của Việt Nam Thực tế cho thấy, quá trình phát triển các KCN đã góp

phần tăng trưởng GDP, thúc đầy đâu tư, sản xuất công nghiệp xuất khẩu, phục vụ

các ngành kinh tế và tiêu dùng trong nước, góp phần hình thành các khu đô thị

mới, giảm khoảng cách giữa các vùng Tuy nhiên, các KCN - KCX vẫn là nơi có

nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với mật độ cao do tập trung nhiều khối lượng

chất thải công nghiệp phức tạp với nhiều thành phần độc hại

37

Trang 35

Bảng 6: Hiện trạng các khu chế xuất và khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh

triển đến năm gây ô

Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh (1995) [quyết định về việc phê

duyệt qui hoạch chung của các Huyện Củ Chỉ, Bình Chánh, Thủ Đúc, Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Thạnh Gò Vấp

2.4 Hiện trạng cảnh quan môi trường đô thị và nông thôn:

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đã từng là “ hòn ngọc Viễn Đông” với

hệ thống giao thông, kênh rạch không gian công cộng được qui hoạch và phát

triển khá ấn tượng tuy nhiên cho đến nay cảnh quan đã bị phá vỡ Nguyên nhân

cơ bản là do quá trình ĐTH với sự tăng trưởng hỗn loạn của mô hình nhà ống

riêng lẻ cho đân (hộ gia đình) tự xây dựng từ hơn 10 năm nay

Phần lớn nhà xây dựng tự phát cao, thấp, lôi lõm, kiến trúc cổ đan xen

với kiến trúc hiện đại, vỉa hè trước nhà được sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán tạo nên bộ mặt đô thị rất xấu, khó thay đổi Mật độ xây dựng quá cao, 60-

70% diện tích mặt bằng, cao nhất là quận 5 (78.24%) và quận 1 (77.32%) Bốn

38

Trang 36

Hệ thống đường nội thành nhìn chung là chật hẹp; chỉ có 19% có bể rộng

12m, còn lại gần phân nửa < 7m và đang xuống cấp nặng Đường hẻm được hình

thành vô trật tự, đài 513 km với chiều rộng rất khác nhau, thậm chí < 2m Kênh

rạch bị lấn chiếm cùng với nạn xả rác bừa bãi xuống lòng kênh khiến giao thông

đường thủy gần như không hoạt động

Không gian dành cho các mảng xanh đô thị phát triỂn rất ít Cây xanh thiếu

hoặc có nhưng không liên tục do không có lễ đường để trông cây hoặc đường phố

đang quá trình chỉnh trang, mở rộng Số lượng công viên có diện tích lớn hơn 10

ha rất ít, ít không gian trống Khu vực ven kênh rạch ít cây xanh nhưng nhiều nhà

ổ chuột và quá nhiễu công trình xây dựng lấn chiếm, ngoại trừ một số kênh rạch

như Nhiêu Lộc đang thời kỳ cải tạo Khu vực nội thành mở rộng, có nhiều cây

xanh ven kênh rạch hơn nhưng phần lớn là các loài mọc tự nhiên, kém giá trị

cảnh quan

Ở khu vực nội thành mở rộng, mật độ xây dựng thấp hơn, chủ yếu hình thành vài khu biệt thự ở An Phú (Quận 2), khu dân cư Tân Quy Đông, Tân Quy Tây (quận 7), khu dân cư Tân Thới Hiệp, Thạnh Lộc (Quận 12)

Hệ thống giao thông vành đai ngoại vi hiện nay của thành phố sẽ chuyển thành hệ thống giao thông nội đô và tiếp tục phát triển, kết nối, tạo hệ thống

vành đai ngoại vi mới ở các Huyện ngoại thành Và khi đường Bắc Nhà Bè- Nam Bình Chánh nối tiếp sang Cát Lái (quận 2) thì đường vành đai sẽ có tổng chiểu

dai khoảng 70-§0km Ngoài ra, hệ thống 2 sông Đồng Nai, Sài Gòn có chiều dài

khoảng 100km chảy qua địa bàn sẽ làm nội thành mở rộng có điểu kiện mở mang

39

Trang 37

giao thông đường thủy và đặc biệt làm nổi bật vị trí cảnh quan sông nước của một

vùng đô thị mới

Đối với ngoại thành, cảnh quan nông thôn trong những năm qua có nhiều

sự thay đổi Quá trình đô thị hoá đã làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên, làm phá

vỡ cảnh quan văn hoá nông thôn, mất dần thẩm cỏ xanh cây cỏ thiên nhiên, vườn

cây ăn trái Đồng thời xuất hiện nhiều đường xá, xuất hiện các kiểu nhà phố bê

tông, nhà biệt thự vườn, nhà một gian một chái; xu thế nhà bán kiên cố và kiên

cố tăng dẫn; xuất hiện nhiều chợ búa, xí nghiệp, cơ quan Nếu như trước đây, đa

phần khu vực này còn là cảnh quan văn hoá với hệ sinh thái kinh tế - xã hội nông

thôn phát triỂn thì ngày nay, con người đã làm thay đổi cấu trúc, chức năng của

hệ và đang điều khiển hệ trở thành cảnh quan văn hóa đô thị của hệ thống sinh

thái kinh tế - xã hội đô thị vùng ven

2.5 Kết luận:

Tốc độ CNH và ĐTH ở thành phố tăng rất nhanh, gây áp lực đối với hệ thống hạ tầng cơ sở và làm chất lượng môi trường suy giảm Các chất thải công

nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải y tế đã làm cho không chỉ khu vực phạm vi

đô thị bị ô nhiễm mà còn lan ra các vùng lân cận Một số ngành công nghiệp như

chế biến nông sản, khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dâu là những ngành gây ô

nhiễm tiểm tàng Môi trường nước sông cũng bi 6 nhiễm Nguồn gây ô nhiễm chủ

yếu nhất vẫn là các nguồn thải từ hàng ngàn cơ sở công nghiệp ở các KCN và

hàng chục ngàn cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài KCN trong lưu vực

Đồng Nai Chất lượng không khí suy giảm do khí thải của các nhà máy, các

phương tiện giao thông Nhiều chỉ tiêu đã vượt quá các giới hạn cho phép trong

đó nồng độ bụi ở TP Hồ Chí Minh thường xuyên cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ

1,5- 2,8 lan

ĐTH ở ngoại thành phát triển nhanh Tốc độ gia tăng dân số ở các huyện

ngoại thành cao hơn nội thành ( gần 2 lần) do việc hình thành các KCN, KCX và

40

Trang 38

sự hình thành các khu dân cư có mật độ cao như khu Tân tạo (Bình Chánh), Phú

Mỹ Hưng (Quận 7), một số nới giải trí như Suối Tiên, Sai gon Water Park, Water

World (Thủ Đức, Quận 9), sự điều phối dân cư các dự án tái định cư Sự khác biệt

giữa nông thôn và thành thị (nội thành) trên một số lãnh vực cũng như lối sống , điều kiện cư trú đã giảm dần, vì có sự giao thoa giữa cư dân nội và ngoại thành

Cư dân ngoại thành chấp nhận các giá trị và thói quen của dân nội thành, và

ngược lại, ngày càng nhiều cư dân nội thành ra mua đất, làm nhà, xây dựng một nơi ở mới để tránh phần nào ô nhiễm ngày càng nặng nề ở nội đô

Về sinh thái cảnh quan, giữa thành thị và vùng ven còn tổn tại nhiều sự

khác biệt Đó là sự khác biệt giữa một nơi từ lâu đã được đô thị hóa hoàn toàn và một nơi là nông thôn đang trong quá trình ĐTH, giữa nơi có mật độ dân cư rất cao, bình quân 26.761 người/km”- cao hơn mật độ khuyến cáo của thế giới

(10.000 người/km”) với một nơi mật độ dân cư rất thấp, chỉ 641 người/km”; giữa một nơi mà không khí, đất, nước đã bị ô nhiễm nặng nể với nơi môi trường còn trong lành Và đặc biệt là giữa một nơi thiếu đất để phát triển mảng xanh với một

nơi còn tổn tại nhiều mắng xanh có ý nghĩa môi trường đối với Thành phố

Vai trò của các HST thảm thực vật trở nên quan trọng và cần thiết khi môi

trường Thành phố ngày càng bị ô nhiễm và tốc độ ĐTH ngày càng cao Việc giữ gìn và phát triển các loại hình HST thực vật là một trong các vấn để cần phải quan tâm hàng đầu trong bối cảnh hiện nay

41

Trang 39

CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI

3.1 Khái niệm và thành phần của hệ sinh thái:

3.1.1 Khái niệm:

Hệ sinh thái (ecosystem) là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật (bom) với khu vực sống của quần xã (sinh cảnh)

Như vậy, hệ sinh thái bao gồm (theo Xucasev):

- _ Biom: các quần xã thực vật, quần xã động vật, các quân xã sinh vật, quân

xã nấm cùng với tất cả các mối quan hệ phân bố và thức ăn thống nhất với nhau

- _ Các nhân tố môi trường - sinh cảnh: cảnh khí hậu và cảnh thổ nhưỡng

Thuật ngữ “hệ sinh thái” có thể áp dụng cho sinh vật quần xã với môi

trường của chúng với các quy mô khác nhau:

- _ Hệ sinh thái nhỏ (VD gốc cây gỗ)

- _ Hệ sinh thái vừa (VD quân xã rừng)

- _ Hệ sinh thái lớn (VD quần xã đại dương)

Sự tác động qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên những mối quan hệ dinh dưỡng xác định, cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quân xã và các nhân tố vô sinh Kết quả của sự tác động đó quyết định chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn

hệ

Có thể tóm tắt một công thức về hệ sinh thái như sau:

Hệ ST = Quần xã sinh vật + môi trường xung quanh + năng lượng MT

3.1.2 Thanh phần, cấu trúc tổng quan của các hệ sinh thái:

Nếu không tính đến phạm vi hay qui mô, tùy theo quan điểm xem xét, trong đó phổ biến nhất là quan điểm sinh thái học (xét theo quan hệ dinh dưỡng)

và không xét đến thành phần conngười, thì bất kỳ hệ sinh thái nào cũng được cấu thành từ 2 nhóm thành phần chính:

42

Trang 40

‹ ve

» Nhóm các yếu tố vô sinh:

- Những chất vô cơ (C, N, P, CO;, H;O ) tham gia vào các luồng thông tin

tín hiệu, trong sinh thái học gọi là chu trình vật chất

- Những chất hữu cơ (Protein, Lipid, Glucid và các chất mùn hữu cơ ) liên

kết thành các thành phần vô sinh và hữu sinh

- _ Chế độ khí hậu (nhiệt độ và các yếu tố vật lý khác)

s%* Nhóm các yếu tố sinh vật (quần xã sinh vật)

- _ sinh vật cung cấp hay sinh vật sẵn xuất: gồm các sinh vật tự dưỡng, chủ yếu

là thực vật xanh và các thành phần hấp thu năng lượng ánh sáng, sử dụng các chất vô cơ đơn giản và tạo nên các hợp chất phức tạp Thực vật xanh thông qua

quang hợp, lợi dụng ánh nắng mặt trời để chuyển hóa khí CO; và nước thành đường giuco , rồi từ đường gluco và các chất dinh dưỡng khác làm thành chất hữu

cơ cung cấp cho bản thân nó và các sinh vật khác

-_ Sinh vật tiêu thụ (hay sinh vật tiêu dùng) Là các động vật ăn sinh vật khác,

sử dụng, sắp xếp lại và phân hủy các hợp chất phức tạp

-_ Sinh vật phân giải (hay sinh vật phân hảy) chủ yếu là các vi khuẩn, nấm phân hủy các hợp chất phức tạp của chất nguyên sinh chết, hấp thụmột số sản

phẩm phân hủy và giải phóng các chất vô cơ dinh dưỡng thích hợp cho sinh vật

sản xuất, cũng như giải phóng chất vô cơ là nguồn năng lượng, là chất ức chế

hoặc kích thích đối với thành phần khác của hệ sinh thái Vai trò của nó ngược hẳn với vai trò của sinh vật sắn xuất

3.2 Các kiểu hệ sinh thái:

Các hệ sinh thái trong sinh quyển gồm ba nhóm:

se Các hệ sinh thái trên cạn: gồm rừng nhiệt đới, truông, cây bụi - có nhiệt

đới (savan), hoang mạc nhiệt đới và ôn đới, thảo nguyên, rừng lá ôn đới,

rừng thông phương Bắc (taiga), đồng rêu đới lạnh

s_ Các hệ sinh thái nước mặn: gồm hệ sinh thái vùng ven bờ và vùng khơi

43

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w