GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.2 Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu
3.2.2.1 Chế độ tỷ giá và vấn đề định giá cao, thấp nội tệ:
Những quốc gia độc lập thường thiết lập một khung pháp lý bao gồm những quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ đối với các thể nhân và pháp nhân là người cư trú và người không cư trú. Yếu tố then chốt của khung pháp lý này là chế độ tỷ giá hối đoái. Cho đến nay, có 3 loại chế độ tỷ giá cơ bản mà chúng ta đã biết là:
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn - Chế độ tỷ giá cố định
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
93
Tỷ giá
VND/USD
n
* Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá
được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, và tỷ giá luôn đạt được ở mức cân bằng cung cầu; do đó, nền kinh tế có xu hướng đạt tới trạng thái cân bằng bên ngoài một cách tự động, chính vì vậy NHTW không nhất thiết phải duy trì dự trữ ngoại hối. Từ phân tích cho thấy, trong chế độ tỷ giá cân bằng cung cầu do đó nội tệ không bị định giá cao hay bị định giá thấp so với tỷ giá cân bằng.
* Chế độ tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW buộc phải
can thiệp trên thị trường để duy trì tỷ giá biến động xung quanh tỷ giá do NHTW ấn định trong một biên độ hẹp. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định. Cũng giống như trên các thị trường hàng hóa khác, khi chính phủ cố định giá cả thì luôn tồn tại một độ lệch nhất định giữa cung và cầu. Trong trường hợp tỷ giá, để cho tỷ giá đạt được cân bằng, NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ mức chênh lệch giữa cung và cầu ngoại tệ bằng cách mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối, làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi. Điều này là khác với chế độ tỷ giá thả nổi khi mà cung cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá thay đổi chứ không phải dự trữ ngoại hối của NHTW.
Nếu NHTW ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng cung cầu trên thị trường thì nội tệ được coi là "Định giá quá cao" so với tỷ giá cân bằng; ngược lại, nếu NHTM ấn định tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng thì nội tệ được coi là "Định giá quá thấp" so với tỷ giá cân bằng.
* Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Trong thực tế NHTW tiến hành can
thiệp trên thị trường ngoại hối ngay cả trong trường hợp NHTW không ấn định tỷ giá, chế độ tỷ giá như vậy gọi là chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Từ đó cho thấy, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn ở chỗ NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm
94 Tỷ giá VND/USD n Thời gian M2 S M E1
ảnh hưởng lên tỷ giá ; đồng thời khác với chế độ tỷ giá cố định ở chỗ NHTW không ấn định tỷ giá và không buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định. Chính vì vậy, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
Qua phân tích khái quát ở trên cho thấy, so với tỷ giá cân bằng nội tệ chỉ có thể bị định giá cao hay thấp trong chế độ tỷ giá cố định, khi mà NHTW ấn định tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại hối là thấp hơn hay cao hơn tỷ giá cân bằng.
3.2.2.2 Những mặt trái khi nội tệ được định giá cao
Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả. Cũng như các thị trường khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả với doanh số giao dịch cực đại, có độ thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu: hay nói cách khác, tỷ giá áp dụng trong các giao dịch ngoại hối phải là tỷ giá thị trường, tức tại đó cung cầu là cân bằng. Nếu tỷ giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá cân bằng, đều trở thành nhân tố kìm hãm doanh số giao dịch, kích thích đầu cơ, là nguyên nhân hình thành và phát triển thị trường ngầm và làm cho các nguồn lực xã hội phân bố kém hiệu quả…
Chúng ta xét trường hợp thường xảy ra đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) khi tỷ giá giao dịch được NHTW ấn định là quá thấp so với tỷ giá cân bằng như mô tả bằng đồ thị dưới đây.
Định giá nội tệ quá cao so với giá trị cân bằng:
95 Tỷ giá VND/USD n Thời gian M2 S M D t1 EO E1
Trong đó:
- Trục tung biểu thị tỷ giá (giá) 1 USD tính bằng VND - Trục hoành biểu thị khối lượng USD
- S là đường cung USD ứng với các mức tỷ giá khác nhau - D là đường cầu USD ứng với các mức tỷ giá khác nhau. - E0 là tỷ giá cân bằng
- E1 là tỷ giá giao dịch do NHNN ấn định thấp hơn E0.
Từ đồ thị cho thấy: Nếu không có sự can thiệp của NHNN, thì tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu tại mức tỷ giá cân bằng E0. Tại mức tỷ giá cân bằng, cung cầu ngoại tệ bằng nhau, khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối là cực đại và Q0. Nếu NHNN quy định tỷ giá giao dịch ở mức E1 thấp hơn tỷ giá cân bằng E0 (nghĩa là VND được định giá quá cao) làm cho thị trường ngoại hối trở nên mất cân đối, cụ thể là: cung ngoại tệ ở mức QS và cầu ngoại tệ ở mức QD, tức cung nhỏ hơn cầu hay QS< QD. Do cung nhỏ hơn cầu, nên tỷ giá chịu áp lực tăng: để duy trì tỷ giá ổn định buộc NHNN phải can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra và mua nội tệ vào, do đó dự trữ ngoại hối sẽ giảm. Nếu dự trữ ngoại hối mỏng thì sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Một khi dự trữ ngoại hối đã cạn kiệt hoặc NHTW không muốn tiếp tục giảm dự trữ ngoại hối, thì áp lực phá giá nội tệ sẽ trở nên hiện thực. Phá giá nội tệ không phải là biện pháp để được NHTW chấp nhận bởi vì kèm theo phá giá là áp lực lạm phát, làm xói mòn sức mua đối nội và đối ngoại cua đồng tiền quốc gia làm cho phá giá nội tệ và duy trì được tỷ giá ổn định, buộc NHTW phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối. Kiểm soát ngoại hối bao gồm những biện pháp của NHTW như: các quy định về cấp phép mua ngoại tệ đối với các thể nhân và pháp nhân, biện pháp kết nối, quy định việc chuyển tiền ra và vào trong nước, áp dụng đế độ đa tỷ
giá… ngoài ra,chính phủ còn có thể áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ thông qua hệ thống thuế XNK, hạn ngạch, danh sách mặt hàng hạn chế nhập khẩu. Tất cả các biện pháp can thiệp nêu trên nhằm tưng cung và giảm của để duy trì tỷ giá giao dịch ổn định ở mức thấp hơn tỷ giá cân bằng.
Từ đồ thị và qua phân tích cho thấy, khi NHTW ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh những hậu quả như sau:
- Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tức tỷ giá thị trường) nên kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
- Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị trường khan hiếm hàng hóa, tạo ra cảnh 'mua tranh bán ép’ hay 'bán thì cưỡng bách còn mua thì phân phối".
- Làm giảm tính thanh khoản và khiến cho thị trường ngoại hối hoạt động trở nên kém hiệu quả. Điều này được thể hiện ở chỗ, doanh số mua bán trên thị trường có tổ chức giảm từ Q0 xuống QS.
- Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát triển ngoại thương và khiến cho các nguồn lực của xã hội phân bố kém hiệu quả.
- Tại tỷ giá E1, do thị trường chính thức chỉ đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ ở mức là QS do đó cầu ngoại tệ phụ trội không được thị trường chính thức đáp ứng là khoảng cách QSQD. Để thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ, buộc những người chưa được thị trường chính thức đáp ứng phải tìm đến thị trường ngầm với giá ngoại tệ cao hơn là E0. Điều này nói lên rằng nguyên nhân chính hình thành và phát triển thị trường ngầm là việc quy định tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng của thị trường: hay nói cách khác, một khi thị trường ngầm tồn tại và tỷ giá trên thị trường này cao hơn tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức thì có thể tin rằng đồng nội tệ đang bị định giá quá cao. Ở Việt Nam vào năm 1999, khi trên thị trường ngoại hối chính thức chịu ức ép cầu lớn hơn cung các NHTM không đủ ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập
khẩu. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/1999/TTG ngày 30/12/1999 trong đó quy định doanh nghiệp nhập hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ. Mục đích của Quyết định này nhằm giảm cầu ngoại tệ trên thị trường chính thức thông qua hai hiệu ứng.
- Thứ nhất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng
- Thứ hai, phần nhu cầu ngoại tệ phụ trội để nhập hàng tiêu dùng sẽ do thị trường ngầm đáp ứng.
Như vậy, xét một cách tổng thể, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng tiêu dùng không rơi vào thị trường chính thức, tất sẽ quay sang thị trường ngầm, càng khiến cho thị trường ngầm có điều kiện phát triển. Điều này còn hàm ý, chúng ta thừa nhận sự tồn tại thị trường ngoại tệ ngầm như là một bộ phận của thị trường ngoại hối Việt Nam.
- Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều, điều này khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc, một mặt họ giữ ngoại tệ, mặt khác họ tích cực mua vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời: thậm chí những người không hề có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cũng ra sức mua bằng được ngoại tệ để làm phương tiện cất trữ giá trị. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối lại càng trở nên căng thẳng và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ.
- Như vậy, mô hình chung trên thị trường ngoại hối đã tạo ra cơ chế "hai giá". Đương nhiên người có nhu cầu ngoại tệ đều muốn mua được "giá phân phối hay giá trong" nhưng vì ngoại tệ khan hiếm nên buộc họ phải "xếp hàng' chờ phân phối và cấp phép. Đây chính là môi trường thuận lợi để các hành vi như hách dịch, cửa quyền, nhận hối lộ, làm việc cửa sau… phát triển.
- Do tồn tại cơ chế "hai giá" nên khiến cho môi trường kinh doanh trở nên không bình đẳng. Ví dụ, đều là nhà nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu A mua được ngoại tệ tại tỷ giá E1 còn nhà nhập khẩu B phải mua ngoại tệ tại tỷ giá E0, do đó nhà nhập khẩu A sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Hơn nữa, để có thể thanh toán chuyển khoản cho nước ngoài thì nhà nhập khẩu B phải mua ngoại tệ tiền mặt tại tỷ giá bán ở thị trường ngầm, sau đó nộp (bán) cho
ngân hàng theo tỷ giá mua tiền mặt của ngân hàng, trên cơ sở đó ngân hàng mới bán ngoại tệ theo tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng. Nếu điều này là phổ biến thì vai trò hướng dẫn và chủ đạo của thị trường ngoại hối chính thức sẽ trở nên mờ nhạt.
- Do bán ngoại tệ ở thị trường ngầm với tỷ giá cao hơn so với thị trường chính thức, điều này càng khuyến khích những người có ngoại tệ tìm cách chỉ bán ra trên thị trường ngầm: ngoài ra, có thể tạo động cơ cho một số cán bộ làm việc ở bàn đổi tiền lợi dụng ăn chênh lệch giá.
- Do ngoại tệ không được tập trung hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng, do đó thị trường ngầm còn là nơi tiếp tay cho những kẻ buôn lậu trốn thuế, làm ăn phi pháp và gây khó khăn cho NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ.
3.2.2.3 Giải pháp
Từ phân tích trên, cho thấy giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế và tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ ngầm, cũng như hạn chế các mặt trái của việc định giá cao nội tệ là hướng tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu ứng "sốc" khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế - xã hội.
Với vai trò là NHTW, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ giá % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết nhưng cần phải nới lỏng từng bước vì các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, đôi khi lại trở thành lực cản cho sự phát triển thị trường ngoại hối.
Do có tính nhạy cảm cao, cho nên việc điều hành chính sách tỷ giá phải được diễn ra theo từng giai đoạn, có thể là:
- Trước mắt, có thể nói ngay biên độ dao động từ mức ± 0,5% lên ±
0,75%. Điều này có hai tác dụng là: Thứ nhất tạo điều kiện để các NHTM yết tỷ giá cạnh tranh. Thứ hai, như là biện pháp thăm dò mức độ khách quan của tỷ giá.
Sau khi nới rộng biên độ tỷ giá, nếu:
- Thị trường không sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đã phản ánh tương đối khách quan quan hệ cung cầu ngoại lệ trên thị trường ngoại hối; và đây được xem như thời điểm tốt để NHNN có thể tiếp tục nới rộng biên độ dao động lên mức cao hơn (ví dụ ± 1,0%).
- Thị trường ngay lập tức sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đang là quá thấp so với tỷ giá cân bằng: để rút ngắn khoảng cách NHNN tiến hành điều chỉnh tăng dần tỷ giá giao dịch một cách hợp lý mà không gây ra xáo trộn lớn.
- Trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở mức lớn hơn E0, thì lúc đó ta mới có được chính sách tỷ giá thực sự khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động và không trực tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế; đồng thời chuyển hướng từ từ sang sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ.