Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO (2).DOC (Trang 111 - 114)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.2.7 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998, nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều găm giữ ngoại tệ trên tài khoản làm cho cung cầu ngoại tệ bị sai lệch, cầu USD tăng lên một cách giả tạo. Trong khi nhiều doanh nghiệp có một lượng lớn ngoại tệ chưa dùng tới nhưng không muốn bán thì các doanh nghiệp khác lại rất cần ngoại tệ nhưng không thể mua được. Để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, khắc phục căng thẳng giả tạo trong qua hệ cung cầu về ngoại tệ. Ngày 12/9/1998, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTG về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức với tỷ lệ kết nối bắt buộc là 80%. Kết hối ngoại tệ là biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có nguồn thu về ngoại tệ phải bán ngay một phần cho NHTM. Trong những thời điểm cụ thể biện pháp này đã có tác dụng nhất định trong việc hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là biện pháp mang nặng tính hành chính chỉ là giải pháp tình thế tạm thời để giảm bớt căng chẳng khi cầu ngoại tệ quá cao nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối trong thời gian trước mắt. Việc áp dụng biện pháp này là đi ngược với xu thế giảm thiểu các biện pháp can thiệp trực

tiếp, tăng cường các biện pháp kinh tế trong công tác điều hành quản lý ngoại hối. Với tinh thần đó, cùng với việc giảm bớt một phần bất hợp lý cho doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá khi buộc phải bán ngoại tệ với giá thấp và sau đó khi mua lại phải chịu giá cao. Ngày 30/8/1999, Chính phủ đã có quyết định số 180/1999/QĐ-TTG điều chỉnh tỷ lệ kết hối từ 80% xuống 50%, xuống 40% và hiện nay là 0%.

Như vậy, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để vừa đảm bảo được tính tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, vừa khuyến khích họ luôn sẵn sàng bán ngoại tệ cho NHTM để quay vòng sản xuất chứ không "bắt ép" bằng biện pháp kết hối? Để thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá phải được đổi mới theo hướng tự do hóa, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng sử dụng các biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỷ giá, đồng thời tạo quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và các NHTM. Chính vì vậy, biện pháp kết nối cần được xóa bỏ, chứ không chỉ giảm xuống 0% thay vào đó là sử dụng công cụ tỷ giá để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối./.

KẾT LUẬN

Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ. Sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường mở là một nhu cầu khách quan có tính quy luật và hội nhập về tỷ giá là điều không thể tránh khỏi.

Trong thời gian qua, tỷ giá VND/USD có nhiều biến động mạnh, đồng USD giảm giá mạnh, VND được định giá thấp …Có thể nói những biến động này là phần khai cuộc cho ván cờ chính sách tỷ giá trong giai đoạn hậu WTO. Do đó, NHNN cũng như các cơ quan chuyên trách phải có những chính sách phù hợp và đúng đắn như: hoàn thiện phát trển hơn nữa thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng, thị trường nội tệ liên ngân hàng, hoàn thiện phương thức công bố tỷ giá… để hoàn thiện chính sách tỷ giá, qua đó góp phần đưa Việt Nam hội nhập thành công vào khu vực và thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO (2).DOC (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w