THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
2.3.1 Những thành tựu
Trong suốt các thời kỳ biến động của nền kinh tế đất nước, khu vực, chính sách tỷ giá được duy trì ổn định nhằm đảm bảo trở thành nhân tố tích cực tiến tới và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, NHNN Việt Nam đã đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ hướng tới mục tiên: ổn định tiền tệ, trong cùng bối cảnh đó, chính sách tỷ giá của Nhà nước ta đã đạt được những thành công vô cùng to lớn:
Thứ nhất: thực hiện thành công chương trình cải cách chế độ tỷ giá từ
chủ quan, tuỳ tiện sang cơ chế thị trường. Tiếp đó là giành được quyền điều hành tỷ giá trên thị trường; từng bước nâng cao khả năng can thiệp điều hành tỷ giá cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của Nhà nước, tránh được các cú sốc từ bên ngoài.
Thứ hai, NHNN đã thiết lập được cơ sở cho sự can thiệp và cơ chế can
thiệp, điều hành tỷ giá ở nước ta. Đó là việc thành lập, duy trì hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ, sau đó là thị trường ngoại tệ liên hàng; thiết lập cơ chế điều hành tỷ giá qua tỷ giá chính thức, ban hành các quy chế quản lý ngoại hối và tăng cường khả năng kiểm soát cung - cầu ngoại tệ. Tỷ giá và quản lý ngoại hội đã thực sự trở thành công cụ vĩ mô quan trọng của Nhà nước trong quá trình quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế. Tỷ giá đã dần phản ánh đúng gía trị đồng tiền, linh hoạt với đúng chức năng chỉ số giá của nền kinh tế.
Thứ ba, cùng với hàng loạt các chính sách vĩ mô khác, chính sách tỷ giá
đã góp phần lớn vào việc ổn định kinh tế xã hội thông qua việc duy trì ổn định tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá, kích thích xuất khẩu, tăng cường lòng tin của nhân dân, thu hút đầu tư nước ngoài FPI, vốn đầu tư dân cư góp phần tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong suốt thời gian qua.