Học thuyết tiền tệ tiếp cận tỷ giá

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO (2).DOC (Trang 27 - 35)

1.4.3.1 Mô hình giá linh hoạt

Mô hình giá linh hoạt được hình thành bởi Frenkel (1976), Mussa (1976) và Bilson (1978). Mô hình tiền lương, tỷ giá và lãi suất đều linh hoạt hoàn hảo trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

1.4.3.1.1 Mô hình giá linh hoạt dạng tuyệt đối (dạng tĩnh)

"Số dư tiền thực tế là số hàng hóa và dịch vụ có thể mua được bằng một lượng tiền danh nghĩa nhất định tại một mức giá nhất định". Nghĩa là ứng với khối lượng tiền danh nghĩa là M, mức giá là P, thì số hàng hóa và dịch vụ có thể mua được là K. Do đó, K được gọi là số dư tiền thực tế.

* Đối với thị trường tiền tệ nội địa:

Chúng ta biểu diễn số dư cung tiền thực tế như sau: = K

Trong đó: M - khối lượng tiền cung ứng (hay số dư) danh nghĩa P - mức giá cả

K - số dư cung tiền thực tế

Số dư cầu tiền thực tế được biểu diễn như sau: L (r. Y) = K

Công thức nói lên rằng cầu tiền thực tế là hàm số đồng biến với thu nhập (Y) và nghịch biến với lãi suất (r).

Điều kiện để thị trường tiền tệ nội địa cân bằng: cung tiền thực tế bằng cầu tiền thực tế, nghĩa là:

= L (r, Y)

* Đối với thị trường tiền tệ nước ngoài

Điều kiện để thị trường tiền tệ nước ngoài cân bằng: cung tiền thực tế bằng cầu tiền thực tế, nghĩa là:

= L* (r*, Y*)

Trong đó: - M*/P* là số dư tiền thực tế ở nước ngoài - L* (r*, Y*) là số dư cầu thực tế ở nước ngoài - Dấu (*) biểu thị ở nước ngoài

Theo giả thiết, giá cả hàng hóa và dịch vụ là linh hoạt hoàn hảo, nghĩa là PPP mẫu tuyệt đối được duy trì thường xuyên liên tục.Chúng ta áp dụng PPP mẫu tuyệt đối như sau:

Đẳng thức nói lên rằng tỷ giá có thể ảnh hưởng lên trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ thông qua mối quan hệ giữa tỷ giá với giá cả ở nội địa và ở nước ngoài.

E = . (13)

Từ đẳng thức (13) cho thấy, tỷ giá được xác định bởi: (i) tương quan giữa cung ứng tiền trong nước và nước ngoài M/M*, (ii) tương quan giữa cầu tiền ở nước ngoài và trong nước L*/L. Là giá cả giữa hai đồng tiền, tỷ giá phụ thuộc không chỉ cung cầu nội tệ, mà còn phụ thuộc vào cung cấp ngoại tệ trên thị trường tiền tệ; do đó sự biến động của tỷ giá phụ thuộc vào sự thay đổi của cả hai biến số nội địa và nước ngoài. Như vậy không thể xác định tỷ giá một cách độc lập chỉ bởi trạng thái kinh tế hay kiểm soát sự biến động của tỷ giá phải được các quốc gia có liên quan cùng phối hợp hành động. Điều này nói lên rằng, không một nền kinh tế mở nào có thể thoát ly hoàn toàn khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Đẳng thức (13) cho thấy rõ ràng về mối quan hệ giữa cung ứng tiền và tỷ giá, tuy nhiên nó vẫn chưa nói lên điều gì về mối quan hệ giữa các biến số của cầu tiền và tỷ giá. ở dạng giản đơn, những người theo học thuyết tiền tệ cho rằng cầu tiền là hàm số có thể biểu diễn như sau:

L = Y. f (r) và L* = Y* . f* (r*)

Trong đó: f và f* - hàm số phản ánh ảnh hưởng nghịch biến của lãi suất lên cầu tiền, nghĩa là khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm và ngược lại.

Thay các hàm cầu tiền này vào đẳng thức (13) ta có: E = . .

Chúng ta biểu diễn tỷ số giữa giá hàng hóa nước ngoài qui nội tệ và giá hàng hóa nội địa bằng công thức:

e =

Theo PPP dạng tuyệt đối thì e = 1. Một cách tổng quát , e > 1 khi giá hàng hóa trong nước P thấp hơn ở nước ngoài E.P* và e < 1 khi giá hàng hóa trong nước P cao hơn ở nước ngoài EP*.

1.4.3.1.2 . Mô hình giá linh hoạt mẫu tương đối

PPP mẫu tuyệt đối:

E =

Điều kiện PPP mẫu tương đối dạng gần đúng được viết

∆E = ∆P - ∆P*

Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ nội địa mẫu tuyệt đối L =

Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ nội địa mẫu tương đối dạng gần đúng được viết:

∆L = ∆M - ∆P

 Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ nước ngoài mẫu tuyệt đối L* =

Điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ nước ngoài mẫu tương đối dạng gần đúng được viết:

∆L* = ∆M* - ∆P* => ∆P* = ∆M* - ∆L* Mặt khác

∆E = (∆M - ∆M*) + (∆L* - ∆L) (14) Đẳng thức (14) nói lên rằng thay đổi của tỷ giá (∆E) được xác định bởi sự thay đổi trong tương quan các mức cung ứng tiền (∆M - ∆M*) và cầu tiền (∆L* - ∆L). Sự thay đổi trong các mức cung ứng tiền phản ánh chính sách tiền tệ của quốc gia. Sự thay đổi trong các mức cầu tiền phản ánh những thay đổi trong các biến số ảnh hưởng đến cầu tiền, mà chủ yếu là thu nhập và lãi suất. Mức độ ảnh hưởng của các biến số lên cầu tiền phụ thuộc vào mẫu (dạng) của hàm số cầu tiền là như thế nào và điều này lại phụ thuộc vào sự lựa chọn phù hợp với từng công trình nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu của học thuyết tiền tệ đều cho rằng:

∆L* - ∆L = η (∆Y* - ∆Y) + σ (r - r*) (15)

Trong đó: η và σ là hai tham số dương

Công thức (15) nói lên rằng, với các nhân tố khác không đổi:

- Nếu thu nhập ở nước ngoài tăng nhanh hơn thu nhập nội địa dẫn đến cầu tiến ở nước ta tăng nhanh hơn cầu tiến ở nội địa.

- Khi mức lãi suất nội địa cao hơn mức lãi suất ở nước ngoài, sẽ làm cho cầu tiến ở nước ngoài cao hơn cầu tiến ở trong nước.

Thay đẳng thức (15) vào đẳng thức (14) ta có:

∆E = (∆M - ∆M*) + η (∆Y* - ∆Y) + σ (r-r*) (16) Công thức (16) là dạng cơ bản được những người theo học thuyết tiền tệ sử dụng để nghiên cứu và xem xét sự thay đổi của tỷ giá. Mức độ thay đổi của tỷ giá (bên trái) được xác định bởi các biến số (bên phải). Từ công thức 11.16 cho phép tiên đoán những gì sẽ xảy ra với tỷ giá khi một trong các biến số thay đổi.

Với các nhân tố khác không đổi, khi cung ứng tiền trong nước tăng x%, thì tỷ giá cũng tăng x%, nghĩa là nội tệ giảm giá đúng bằng x%. Trong khi đó, nếu cung ứng tiền ở nước ngoài tăng x%, thì tỷ giá giảm x%, nghĩa là nội tệ lên giá đúng bằng x%.

* Ảnh hưởng của thu nhập lên tỷ giá:

Với các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập thực tế trong nước tăng, làm cho cầu tiền thực tế tăng nhằm đáp ứng tăng nhu cầu giao dịch: cầu tiền tăng làm cho mức giá trong nước giảm, mức giá trong nước giảm làm cho nội tệ lên giá, tức tỷ giá giảm để duy trì PPP. Tương tự, khi thu nhập thực tế ở nước ngoài tăng làm cho mức giá ở nước ngoài giảm xuống; mức giá ở nước ngoài giảm làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng để duy trì PPP.

* Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá:

Với các nhân tố khác không đổi, khi mức lãi suất danh nghĩa nội địa tăng làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng. Điều này xảy ra là vì khi mức lãi suất nội địa tăng làm cho cầu tiền giảm, cầu tiền giảm làm cho nội tệ giảm giá. Chúng ta có thể giải thích ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ giá bằng cách chia lãi suất danh nghĩa thành hai phần là lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát dự tính:

r = i + ∆Pe Trong đó: i - mức lãi suất thực của nội tệ

∆Pe - tỷ lệ lạm phát dự tính của nội tệ Tương tự, đối với ở nước ngoài ta có:

r* = i* + ∆ Pe* Đẳng thức (16) có thể được viết lại như sau:

Như trên đã trình bày, những giả thiết mà mô hình giá linh hoạt đưa ra là: giá cả linh hoạt hoàn hảo ngay cả trong ngắn hạn, các trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau và tỷ giá được xác định trong mối quan hệ giữa cầu tiên và cung ứng tiền. Với những giả thiết này, những quốc gia có tốc độ cung ứng tiền sẽ cao sẽ phải trải qua tỷ lệ lạm phát dự tính cao, làm giảm nhu cầu nắm số dư tiền thực tế và tăng chi tiêu lên hàng hóa, kích thích tăng mức giá trong nước và làm cho nội tệ giảm giá, tức tỷ giá tăng để duy trì PPP.

1.4.3.2 Mô hình chênh lệch lãi suất thực của FRANKEL

*

e= −p p

Trong đó:

e dạng log của tỷ giá cân bằng trong dài hạn (E) p -dạng log của mức giá nội địa trong dài hạn (P) P*- dạng log của mức giá nước ngoài trong dài hạn Frankel đưa ra các giả thiết là:

Hàm cầu tiên trong nước được phát biểu như sau: m - p = ηy -σr

Tương tự, hàm cầu tiến ở nước ngoài có thể biểu diễn: m* - p* = ηy* -σr*

Để đơn giản, chúng ta giả thiết các hàm số η và σ là như nhau ở hai quốc gia

Có:

Frankel cũng giả thiết là các trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau, tức:

∆Ee = r - r*

Frankel cho rằng tỷ lệ thay đổi tỷ giá dự tính được viết: ∆Ee = θ ((e e− + ∆ − ∆) ( Pe Pe*) (18) Trong đó:

∆Pe - tỷ lệ lạm phát dự tính dài hạn trong nước

∆Pe* - tỷ lệ lạm phát dự tính dài hạn nước ngoài.

Đẳng thức (18) nói lên rằng: trong ngắn hạn, tỷ giá e được kỳ vọng là có xu hướng vận động đến tỷ giá cân bằng trong dài hạn e, do đó mức thay đổi tỷ giá được kỳ vọng bằng mức chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngoài theo điều kiện PPP mẫu tương đối.

e - e = [(r -∆Pe) - (r* - ∆Pe*)]

Gọi mức lãi suất thực nội địa và nước ngoài là i và i*, tức: i = r - ∆Pe; và i* = r* - ∆Pe*

Suy ra e - e = ( i - i*)

Đẳng thứcủtên nói lên rằng: độ lệch của tỷ giá với tỷ giá cân bằng dài hạn tỷ lệ thuận với chênh lệch lãi suất thực giữa hai nước. Nếu lãi suất thực nước ngoài dự tính cao hơn trong nước, tức (i - i*) < 0, thì nội tệ sẽ kỳ vọng giảm giá vì các luồng vốn chạy khỏi trái phiếu nội địa để chảy vào trái phiếu nước ngoài cho đến khi mức lãi suất thực giữa hai nước được kỳ vọng là bằng nhau.

Trong dài hạn, các mức lãi suất thực giữa hai nước được kỳ vọng là ngang nhau, nghĩa là:

Ta có:

* * *

( ) ( ) ( e e )

e= m m− −η y y− +σ ∆ − ∆P P

Đẳng thức trên nói lên rằng tỷ giá cân bằng dài hạn được xác định bởi chênh lệch mức cầu tiền η(y y− *)+ ∆ − ∆σ( Pe Pe*).

Xác định tỷ giá trong ngắn hạn: e = (m-m*) - η (y - y*) + σ (∆Pe - ∆Pe*) - (i - i*). 1/θ (19) e = 1 * ( ) e i i θ − − (20)

Từ đẳng thức (20) của Frankel cho thấy rõ ràng: một khi tồn tại chênh lệch trong các mức lãi suất thực, thì giữa tỷ giá ngắn hạn và tỷ giá dài hạn cũng tồn tại một độ lệch nhất định. Nếu mức lãi suất thực nội địa thấp hơn nước ngoài, tức (i - i*) < 0,thì e > e, điều này hàm ý; nếu trong ngắn hạn nội tệ bị định giá thấp so với tỷ giá cân bằng trong dài hạn, thì có thể kỳ vọng nội tệ sẽ lên giá trong dài hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam hậu WTO (2).DOC (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w